1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)

110 459 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 696,82 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (2 MB)

Nội dung

Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

0

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG HỮU NGHĨA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

0

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực, các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào

Tác giả

Đặng Hữu Nghĩa

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế và

Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong

quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Trần Thị Minh Ngọc

đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn, và gia

đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những

ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Đặng Hữu Nghĩa

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3

4 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 5

1.1 Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh 5

1.1.1 Ngân sách nhà nước 5

1.1.2 Chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 8

1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 11

1.2.1 Khái niệm nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 11

1.2.2 Nội dung, yêu cầu quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh 14

1.2.3 Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN 27

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh 29

1.3 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh của một số địa phương 31

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 31

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh

Vĩnh Phúc 35

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.2.2 Phương pháp phân tích 38

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 41

Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC 42

3.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc 42

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 43

3.1.3 Khuôn khổ pháp lý thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 47

3.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 49

3.2.1 Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 49

3.2.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 54

3.3 Phân tích hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 69

3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 71

3.5 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 72

3.5.1 Những kết quả đạt được 72

3.5.2 Những hạn chế 73

3.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 75

Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC 78

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

4.1 Quan điểm, phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên

NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 78

78

4.1.2 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 82

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 84

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh 84

4.2.2 Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh 86

4.2.3 Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập 88

4.2.4 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi thường xuyên NSNN 89

4.2.5 Một số giải pháp khác 90

4.3 Một số kiến nghị 94

4.3.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ 94

4.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính 95

4.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh 96

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KT-XH : Kinh tế - xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước QLNN : Quản lý nhà nước TABMIS : Hệ thống thông tin quản lý

ngân sách và Kho bạc

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình thu NSNN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 46 Bảng 3.2: Tình hình chi NSNN cấp tỉnh tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 46 Bảng 3.3: Tình hình chi thường xuyên từ nguồn NS tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2009 - 2013 50 Bảng 3.4: Tổng hợp dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại

Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 51 Bảng 3.5: Tổng hợp quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại

Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 52 Bảng 3.6: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Vĩnh Phúc

giai đoạn 2009 - 2013 65 Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2009-2013 69

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng tiêu cực của hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả lạm phát tăng cao, thu ngân sách bị hạn chế, bội chi ngân sách lớn trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN) cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước đặt ra ngày càng nhiều Chính vì thế, việc quản lý chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là hết sức quan trọng

Nhiệm vụ chủ yếu của chi thường xuyên NSNN là duy trì hoạt động của

cơ quan Đảng, Nhà nước, an ninh, quốc phòng, các hoạt động sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, thông tin thể thao, khoa học công nghệ, kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Với nhiệm vụ quan trọng đó, trong năm qua các Bộ, ngành và địa phương đã chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội Tích cực xây dựng khuôn khổ hành lang pháp lý, phân định trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước về quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng Cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch các quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách trong việc phân bổ và giám sát quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên Tuy nhiên, trong quá trình lập, chấp hành, quyết toán chi thường xuyên còn nhiều vấn đề bất cập Dự toán chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ của đơn vị, phân bổ ngân sách chưa được chú trọng đúng mức, thiếu hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ ngân sách Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên lạc hậu Công tác quản lý còn chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm, tiêu cực, lãng phí vẫn còn khá phổ biến

Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập từ ngày 01/01/1997, với nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ Kinh tế Vĩnh

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

Phúc có những bước phát triển đáng kể, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối ngân sách và có đóng góp cho NSTW Vì vậy, chi thường xuyên hàng năm của tỉnh Vĩnh Phúc là tương đối lớn; việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi thường xuyên nhằm đảm bảo sự phát triển các lĩnh vực xã hội, phục vụ nhu cầu hoạt động của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đồng thời khắc phục các tồn tại hạn chế trong quản lý chi thường xuyên là yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan quản lý

và sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả Quản lý chi

thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu

luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Thông qua phân tích cơ sở lý luận về chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

và hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

4 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh và hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh và rút ra bài học cho Vĩnh Phúc

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cần khắc phục trong quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh và vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan chuyên môn và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và tăng cường hội nhập quốc tế của địa phương

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chính quyền cấp tỉnh, các đơn vị thuộc ngành Tài chính và các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp tỉnh

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý chi thường

xuyên NSNN cấp tỉnh

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh

Vĩnh Phúc

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên

NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN

LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 1.1 Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh

1.1.1 Ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm

Khái niệm về ngân sách Nhà nước (NSNN) có nhiều quan điểm khác nhau: một số tác giả cho rằng NSNN là một bản dự toán thu - chi trong năm của Nhà nước Cách quan niệm này đúng về hình thức, nhưng đó chỉ là một giai đoạn của quá trình ngân sách và cũng chưa thể hiện được vị trí của NSNN

Một nhóm tác giả khác cho rằng, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Cách quan niệm này đúng ở chỗ, người ta đã thực thể hóa được NSNN và cũng nêu được vị trí của NSNN so với các quỹ tiền tệ khác Vì thực

tế cũng thường thấy thu của Nhà nước đưa vào một quỹ tiền tệ và chi của Nhà nước cũng xuất từ quỹ tiền tệ ấy, nhưng các quan điểm này chưa phản ánh được vị trí cân đối vĩ mô của NSNN trong nền kinh tế quốc dân

Theo quan điểm của nhóm thứ ba thì NSNN là hệ thống các quan hệ kinh

tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và phân phối các nguồn tài chính Quan niệm này đúng ở chỗ đã nói lên được NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, nhưng nó lại không nói lên được thực thể NSNN

là gì và quan hệ kinh tế đó có là quan hệ tài chính - ngân sách không?

Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khóa XI,

kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân

sách 2004, đã nêu: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của

Nhà nước, đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Đây có thể coi là khái niệm cơ bản được thống nhất khi nghiên

cứu về NSNN

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6

Nội dung khoa học của NSNN: là phạm trù kinh tế - lịch sử; là phạm trù kinh tế, NSNN gắn với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa; là phạm trù lịch sử, nó gắn với sự ra đời và phát triển của nhà nước và là công cụ kinh

tế của nhà nước Nhà nước sử dụng ngân sách để thực hiện các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị các nguồn lực tài chính, bằng việc huy động một bộ phận thu nhập của xã hội dưới hình thức thuế và các hình thức động viên khác

để đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của nhà nước

Các quan điểm trên không có sự khác nhau nhiều, chúng đều thể hiện nội hàm của khái niệm NSNN trên các góc độ khác nhau nhưng chưa đầy đủ

do chỉ mô tả hình thức biểu hiện bên ngoài mà chưa phản ánh được nội dung kinh tế bên trong của NSNN Do vậy, cần xem xét NSNN một cách tổng thể trên các phương diện:

Xét về mặt hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội và giao cho Chính phủ thực hiện

Xét về mặt thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng

Xét trong tổng thể một hệ thống tài chính thống nhất: NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia

Xét về các nội dung kinh tế chứa đựng trong hoạt động của NSNN: các khoản thu - luồng nhập quỹ NSNN, các khoản chi- nguồn xuất quỹ NSNN là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước Trong quá trình đó xuất hiện hàng loạt các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể phân phối trong quá trình phân phối nguồn lực tài chính của một quốc gia

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm NSNN như sau: NSNN

là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh tế- xã hội của Nhà nước trong thời kỳ nhất định

Trang 16

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full

Ngày đăng: 15/05/2018, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w