1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp góp phần nâng cao việc xây dựng nề nếp lớp học ở lớp 3

16 725 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 865 KB

Nội dung

Song song với những lẽ trên, qua thời gian giảng dạy ở các lớp, bản thân nhận thấy việc xây dựng nề nếp lớp là một việc vô cùng quan trọng.Muốn làm được điều này mỗi giáo viên cần phải c

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT CHÂU PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC A ĐÀO HỮU CẢNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đào Hữu Cảnh, ngày 2 tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến một số giải pháp góp phần nâng cao việc

xây dựng nề nếp lớp học ở lớp 3B

I Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Trần Thị Mỹ Duyên Nam, nữ: Nữ

- Ngày tháng năm sinh: 16/05/1989

- Nơi thường trú: ấp Hưng Thạnh , xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm

- Lĩnh vực công tác: Dạy lớp 3B

II Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:

- Đặc điểm tình hình:

Thuận lợi:

-Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Công đoàn trường, Hội Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học xã, tổ chuyên môn tạo điều kiện học tập nhiều chuyên đề cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm.

-Hầu hết giáo viên trong tổ nhiệt tình trong công tác cũng như chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau vượt khó.

Trang 2

-Cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng phục vụ dạy và học ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

-Đa số học sinh đều ham học hỏi, chiếm lĩnh kiến thức và hầu hết các em đều thuộc địa bàn xã Đào Hữu Cảnh, thuận lợi cho công tác chủ nhiệm.

Khó khăn:

-Phần lớn học sinh là con gia đình lao động nghèo, học sinh nhỏ nên thường theo cha

mẹ đi làm ăn xa.

-Trình độ học sinh không đều gây trở ngại cho giáo viên khi giảng dạy trên lớp.

-Một số học sinh chưa có ý thức học tập và gia đình chưa thường xuyên quan tâm đến việc học của con em.

-Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Một số giải pháp góp phần nâng cao việc xây dựng

nề nếp lớp học ở lớp 3B

-Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

III Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

Ở lớp 3, việc xây dựng nề nếp lớp là một điều vô cùng quan trọng và có vai trò

quyết định ảnh hưởng đến chất lượng học tập, quá trình phát triển phẩm chất và hoàn thiện nhân cách học sinh Một khi nền tảng đã vững thì các em sẽ tự tin khẳng định mình

ra sức học tập và rèn luyện để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước

Song song với những lẽ trên, qua thời gian giảng dạy ở các lớp, bản thân nhận thấy việc xây dựng nề nếp lớp là một việc vô cùng quan trọng.Muốn làm được điều này mỗi giáo viên cần phải có sự đầu tư về phương pháp giảng dạy và có hình thức tổ chức tốt ,xây dựng được một lớp học nghiêm túc có nề nếp Đó cũng là lí do để tôi thực hiện

đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao việc xây dựng nề nếp lớp học ở lớp 3B”

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Qua thực tế giảng dạy lớp 3, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:

- Đầu năm nhìn chung khả năng viết chữ của các em chưa đều, thậm chí còn có

em viết chậm ,đọc chậm, các em còn làm toán chậm,chưa đúng

Trang 3

- Học sinh còn chưa theo một nề nếp nhất định.

-Nhận thức của các em về mặt đạo đức chưa cao

- Khả nâng giao tiếp của học sinh còn yếu kém,cách xưng hô của các em còn lộn xộn

* Nguyên nhân của thực trạng:

- Học sinh lớp 3 còn mê chơi chưa tập trung

- Ban cán sự lớp chưa được chỉ dẫn cụ thể để phát huy hết nâng lực của mình

- Một số học sinh chưa được sắp chỗ ngồi phù hợp

- Sự đồng đều trong lớp học chưa ổn định, giáo viên chưa có nhiều biện pháp tốt nhất để quản lí học sinh

- Giáo viên chưa thật sự hết lòng vì học sinh, vẫn còn qua loa trong việc quản lí lớp và công tác xây dựng nề nếp lớp

- Giáo viên chưa thật sự tận tâm với học sinh,chưa có nhiều thời gian để gần gũi ,chia sẻ và nhắc nhỡ học sinh

- Vì một số học sinh chưa được gia đình quan tâm ,phó mặc cho nhà trường Một

số phụ huynh đi làm ăn xa để mặc con em ở nhà

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

- Lớp học có nề nếp ổn định, học sinh học tập tốt hơn

- Lớp học có nề nếp tốt sẽ tạo được lòng tin với Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp Tạo được hứng thú trong học tập đối với học sinh, các em không còn chán học và góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.Tạo lòng tin với các em học sinh và phụ huynh

- Tăng cường tình đoàn kết giữa các em với nhau Còn nhằm rèn luyện đạo đức học sinh tốt hơn và giúp các em trở thành người có ích cho xã hội Có được một nề nếp ổn định thì sẽ tạo điều kiện để các em học tốt tất cả các môn học và rèn luyện đạo đức Đồng thời hình thành nhân cách người học sinh

Trang 4

Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng nâng lực học tập của các em chưa tốt ,đạo đức của các em chưa hoàn thiện ,khả nâng giao tiếp còn hạn chế

Trước một thực trạng như vậy ,tôi xin đưa ra ý kiến của mình về: “Một số giải pháp góp

phần nâng cao việc xây dựng nề nếp lớp học ở lớp 3B” mà tôi đã thực hiện và cảm

thấy có hiệu quả

3 Nội dung sáng kiến:

3.1 Tiến trình thực hiện và biện pháp thực hiện:

a.Tổ chức cán sự lớp

Cán sự lớp là người thay giáo viên điều hành hoạt động của lớp và luôn theo sát tất cả các thành viên trong lớp Cán sự lớp thường xuyên gần gũi với bạn mình sẽ dễ dàng có điều kiện giúp bạn và nhắc nhở bạn, khuyên bạn khi bạn phạm lỗi Ngoài ra việc xây dựng cán sự lớp tốt sẽ là cánh tay đắc lực của giáo viên trong việc quản lí lớp Một khi cán sự lớp phát huy có hiệu quả vai trò của mình thì các mặt hoạt động của lớp sẽ hoàn thiện và chất lượng học tập của lớp được nâng cao hơn Vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán sự lớp là yếu tố vô cùng quan trọng

Đội ngũ cán sự lớp là những người trợ giúp đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng của mình, nhưng các em không phải là công cụ hay cánh tay nối dài của giáo viên chủ nhiệm Đội ngũ cán sự lớp là những người được giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng năng lực tổ chức và quản lí tập thể lớp để đảm bảo sự thống nhất giữa quản lí của giáo viên chủ nhiệm và tự quản của học sinh

Cách thức bồi dưỡng:

+ Trực tiếp bồi dưỡng: giáo viên có thể tập cho các em tư thế, cách nói trước tập thể lớp, hướng dẫn các em cách nói với bạn bè , cách nhắc nhở bạn bè, cách thuyết phục các bạn, cách ghi chép sau cho ngắn gọn, dễ hiểu mà không mất thời gian Khi các em mới bắt đầu làm cán sự lớp, giáo viên nên chú ý hướng dẫn các em để các em quen các thao tác

và công việc Với học sinh lớp 3, giáo viên nên bồi dưỡng với hình thức huấn luyện sẽ phù hợp hơn

+ Gián tiếp bồi dưỡng: Giáo viên chủ nhiệm có thể phối hợp với Tổng phụ trách Đội bồi dưỡng cho học sinh tác phong, tư thế, cách hô, điều khiển lớp qua việc tập nghi thức Đội Giáo viên nhạc, mĩ thuật cũng có thể trợ giúp giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng lớp

Trang 5

phó văn nghệ Giáo viên thể dục cũng hỗ trợ việc giúp học sinh tự nhiên, tự tin đứng trước tập thể

+ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC LỚP:

Lớp trưởng

Tổ trưởng tổ 1

Tổ trưởng tổ 2

Tổ trưởng tổ 3

Tổ phó

Với đội hình như thế sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc nắm bắt tình hình học sinh

Lớp phó học tập

Trang 6

-Ví dụ: “Học sinh xếp hàng ra vào lớp”: Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh và thật ngay ngắn. Khi nghe trống tụ, trống vào lớp, trống ra về lớp trưởng nhanh nhẹn điều khiển các bạn xếp hàng, không la cà, đùa giỡn mất trật tự rồi cho các bạn lần lượt vào lớp ra về thẳng hàng đến cổng, cho lớp trưởng, tổ trưởng tiếp tay rồi báo cáo với giáo viên những bạn vi phạm.

Lớp trưởng hướng dẫn bạn xếp hàng ra vào lớp

-Ví dụ: Kiểm tra bài đầu buổi: Tổ trưởng từng tổ tiến hành kiểm tra bài đầu buổi học để nắm vững tình hình trong tổ, kịp thời báo cáo với giáo viên để có biện pháp giúp bạn 15 phút đầu giờ vào mỗi buổi chiều, thời gian đầu giáo viên vào sớm cùng tham gia truy bài với các em Cần luôn thay đổi hình thức truy bài để học sinh không nhàm chán Khi thì cả lớp đọc đồng thanh, có lúc tổ trưởng kiểm tra cá nhân trong tổ, bài tập về nhà, có khi thì thi hái hoa, chơi trò chơi đấu trường, quay ô chữ may mắn

b Xếp chỗ ngồi trong học sinh

Một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nề nếp lớp đó là xếp chỗ ngồi trong học sinh Khi được ngồi đúng vị trí và ngồi thích hợp thì các em sẽ hoạt

Trang 7

động học tập một cách có hiệu quả Vị trí ngồi còn tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện đôi bạn học tập

Cách tiến hành: Xếp chỗ ngồi theo chiều cao, theo năng lực học tập và theo khả năng

hợp tác nhóm

+ Xếp theo chiều cao

Tôi tiến hành chọn những em có chiều cao thấp hơn xếp ở vị trí phía trên và xếp dần đến các em có chiều cao cao hơn Sao cho đảm bảo những bạn ngồi phía sau có thể quan sát bảng lớp và quan sát được các bạn phía trước

+ Xếp theo năng lực học tập

Tôi tiến hành tìm hiểu và đánh giá năng lực học tập của các em để xếp chỗ ngồi sao cho một em có năng lực cao ngồi bên em có năng lực thấp hơn Từ đó phát huy việc thực hiện đôi bạn học tập cùng tiến bộ Em học sinh có năng lực cao hơn sẽ kìm cặp em có năng lực thấp hơn

+ Xếp theo khả năng hợp tác nhóm

Căn cứ vào năng lực và trình độ của các em tôi tiến hành xếp các em ngồi đúng vị trí để phát huy khả năng hoạt động nhóm Tôi lựa chọn và bố trí các em ngồi gần nhau để dễ dàng trao đổi thông tin thảo luận theo mục đích hoạt động Khi làm được những điều trên thì lớp học sẽ dần ổn định, các em sẽ học tập tốt hơn

c Tổ chức thi đua ở tổ

Việc tổ chức thi đua trong học sinh cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng nề nếp lớp học Giáo viên đưa ra tiêu chuẩn thi đua cụ thể, xác với quy định của nhà trường

để có thể đánh giá một cách chính xác Đồng thời qua việc thi đua giáo viên cũng

khuyến khích và nhắc nhở học sinh trong học tập và sinh hoạt Từ đó nâng cao được nề nếp lớp học

Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi tổ trưởng một quyển sổ theo dõi ở tổ và hướng

dẫn chi tiết cách ghi nhận mọi hoạt động của các thành viên trong tổ Cuối tuần học sinh báo cáo kết quả ghi nhận trước lớp vào tiết sinh hoạt lớp

Trang 8

Kết quả: Học sinh hứng thú học tập, ham thích thi đua Học sinh thực hiện tốt nội quy

học sinh Nề nếp lớp ngày một vững vàng hơn

d Tổ chức tiết Sinh hoạt lớp

Giờ sinh hoạt lớp là thời gian để các em nhìn lại hoạt động diễn ra trong tuần Đánh giá lại những mặt làm được và những mặt còn hạn chế Từ đó có những cách khắc phục các khuyết điểm và biết được những việc cần thực hiện trong tuần sau Đồng thời giờ sinh hoạt lớp còn là thời gian để các em thể hiện vai trò của mình, các em còn có điều kiện để rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước tập thể lớp Phát huy vai trò của cán sự lớp

và tăng tình đoàn kết giữa các em với nhau Giờ sinh hoạt lớp còn là thời gian để các em nghe những nhận xét đánh giá trong tuần và rút ra được kinh nghiệm cho tuần hoạt động tiếp theo Không những thế các em còn được chơi những trò chơi học tập, thư giãn sau một tuần học

Cách tiến hành: Giáo viên giao việc Sinh hoạt lớp cho cán sự lớp ( Lớp trưởng ) điều

khiển Lớp trưởng lần lượt mời từng tổ đứng dậy và nhận xét về các mặt hoạt động trong tuần như: vắng, đi trễ, trật tự, xếp hàng, đồng phục, vệ sinh , học tập … Sau đó tổng hợp các ý kiến trong tổ, các bạn trong lớp và đi đến nhận xét, kết luận chung

Kết quả: Các em được đánh giá một cách cụ thể Từ đó biết suy ngẫm lại bản thân về

những việc chưa tốt và phát huy những mặt làm được

e Rèn cho học sinh nề nếp tự quản

Việc tự quản trong học sinh cũng là một yếu tố quan trọng không kém Học sinh có khả năng quản lí lớp tốt khi vắng giáo viên Trên cơ sở đó giáo viên yên tâm quản lí học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.Tổ chức lớp tự quản là việc giáo viên sắp xếp, bố trí cán

sự lớp để tiến hành công việc theo cách thức trình tự không có sự can thiệp của giáo viên

-Giáo viên có thể tổ chức lớp tự quản trong một số hoạt động sau:

+ Tự quản trong sinh hoạt đầu giờ học

Ví dụ: Vào đầu mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại bài đã

học

Trang 9

+ Cách học trên lớp, cách học ở nhà: Ở trên lớp khi cô giảng bài các em phải ngồi học ngay

ngắn, chú ý nghe giảng, không nói chuyện riêng, không đùa giỡn, không nhìn ra ngoài,… khi

cô hỏi biết thì giơ tay phát biểu Khi cô giảng có chỗ nào không hiểu thì giơ tay đứng lên và hỏi lại Khi về nhà, đối với 2 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt và Toán khi học đến bài nào thì học sinh kẹp một thước kẻ vào ngay bài đó để phụ huynh có thể theo dõi và dạy thêm cho các em ở nhà Còn học sinh sẽ học bài của ngày hôm nay và xem trước bài của ngày mai sẽ học.

+ Tự quản tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần: Học sinh tự thực hiện các công việc sơ kết thi đua, rút kinh nghiệm một tuần học tập, các hình thức khen thưởng, phê bình, tổ chức trò chơi…

+ Tự quản trong các hoạt động lao động, vui chơi, thể thao và một vài hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đơn giản

+ Tư thế đứng chào cờ: Đứng nghiêm, mắt hướng nhìn về Quốc kì, không nói chuyện, đùa

giỡn, phải chú ý nghe thầy cô sinh hoạt.

+ Tư thế ngồi ngậm Flour: Tập trung nhanh theo 4 tiếng trống:(Tiếng thứ nhất: nam và nữ xếp

thành 2 hàng thẳng đều và quay lưng lại nhau (quay mặt lại nhau để khi các em nhả nước và flour không trúng bạn đối diện) cán sự lớp rót nước vào ca cho bạn chải răng; Tiếng thứ hai: cán sự lớp rót flour; Tiếng thứ ba: ngậm flour; Tiếng thứ tư: nhẹ nhàng nhả flour và đứng tại chỗ theo hàng rồi lần lượt về lớp).

-Cách thức thực hiện tổ chức lớp tự quản:

+ Huấn luyện ban cán sự lớp thành thạo kĩ năng làm việc và bồi dưỡng để đội ngũ này nắm vững nhiệm vụ được giao

+ Tập cho lớp tự quản: Giáo viên theo dõi cách làm việc của cán sự lớp và có thể nhắc nhở khi cần thiết

+Quan sát tổ chức lớp tự quản: Giáo viên cần có giai đoạn quan sát lớp để kịp thời điều chỉnh những vị trí còn chưa chủ động là việc hoặc kĩ năng còn yếu

+ Giám sát và điều chỉnh: Khi lớp tự quản ở mức độ cao, giáo viên vẫn cần có cách thức giám sát và thực hiện điều chỉnh uốn nắn kịp thời để hỗ trợ lớp tự quản tốt hơn

-Các tổ trưởng có thể kiểm tra bài của các bạn đầu mỗi buổi học Sau đó báo cáo lại với giáo viên về tình hình của các bạn Từ đó động viên, khuyến khích các bạn học tốt

Trang 10

Khi nề nếp tự quản được tốt thì các em sẽ học tốt hơn và phát huy nhiều khả năng tự học hơn của bản thân, không dựa vào bạn khá hơn hay vào thầy cô

f Những quy định về đầu tóc, trang phục, ngôn ngữ và hành vi giao tiếp khi đến lớp

Giáo viên đưa ra những quy định về đầu tóc, trang phục, ngôn ngữ và hành vi giao tiếp sát với quy định của nhà trường để học sinh soi vào đấy mà thực hiện

Ở lớp 3, việc giáo dục các em theo những quy định chung là hết sức cần thiết Học sinh phải thực hiện ngay từ đầu, từ hành vi giao tiếp, thói quen giao tiếp, và cả đến những phát ngôn hằng ngày với thầy cô và bạn bè Có thực hiện tốt như vậy thì mới hình thành

và phát triển toàn diện nhân cách học sinh

-Ví dụ: Hướng dẫn học sinh cách trả lời, cách nhận xét bạn: Học sinh đứng thẳng không

khoanh tay Hướng dẫn học sinh cách trả lời, khi nhận xét bạn phải nói tròn câu Nói to, rõ ràng cho cả lớp cùng nghe và nhận xét.

- Ví dụ: Cách giơ tay phát biểu: Giơ tay trái, khuỷu tay để trên bàn và đưa thẳng, các ngón tay

khép lại, không giơ cao, nói phải lễ phép “Thưa cô:…” và không được nói “Em cô!”, không được nói đồng thanh, nếu bạn nào biết thì giơ tay lên Khi bạn trả lời, cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét.( nhắc học sinh trả lời tròn câu).

-Ví dụ: Cách viết bảng và đưa bảng con: Khi nghe một nhịp thước học sinh giơ phấn (giáo

viên quan sát kiểm tra để phát hiện học sinh chưa có phấn để giúp đỡ kịp thời), giáo viên gõ một nhịp thước nữa học sinh bắt đầu viết, giáo viên quan sát khi học sinh viết gần xong gõ một nhịp thước nữa cả lớp đồng loạt đưa bảng (khi giơ bảng hai khuỷu tay để vuông góc với mặt bàn, em ngồi bàn đầu và bàn cuối không giơ quá thấp hoặc quá cao) Khi nghe hai nhịp thước liên tục thì học sinh đồng loạt đọc những gì mình vừa viết và đưa bảng ra phía bên ngoài, nghiêng bảng và lau để bụi phấn rớt xuống (nhắc học sinh phải lau bằng khăn lau, không được lau bằng tay).

Ngày đăng: 24/02/2019, 18:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w