1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một vài GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH lớp 2 học tốt PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ

13 803 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 105,5 KB

Nội dung

- Tên sáng kiến “Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phép tính cộng trừ” - Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học III.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN 1.Thực trạng ban đầu trư

Trang 1

PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG TH A ĐHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Xã Đào Hữu Cảnh, ngày 15 tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:

“MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ ”

I SƠ YẾU LÍ LỊCH TÁC GIẢ:

- Họ và tên: Trần Chí Thiện ; Nam, nữ: nam

- Ngày tháng năm sinh: 26-10-1968

- Nơi thường trú: Đào Hữu Cảnh

- Đơn vị công tác: Trường TH A Đào Hữu Cảnh

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn : Đại học

- Lĩnh vực công tác:Dạy lớp 2

II SƠ LƯỢC ĐĂC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ

*Thuận lợi :

-Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu dạy học

-Lớp học không quá 35 học sinh/lớp

-Giáo viên: Hầu hết đạt chuẩn, đa số trên chuẩn

* Khó khăn :

-Một số học sinh gia đình nghèo, cha mẹ đi làm thuê xa nhà, ở với ông bà,thiếu sự quan tâm dạy dỗ của gia đình, chậm tiên bộ

- Tên sáng kiến “Một vài giải pháp

giúp học sinh lớp 2 học tốt phép tính cộng trừ”

- Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học

III.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN

1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Trang 2

Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng đạc biệt Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành

và phát triển nhân cách học sinh

Giáo viên nào cũng cho rằng môn toán là công cụ Dựa vào nội dung chương trình môn toán, giáo viên bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quán hoá, tư duy phân tích, tổng hợp, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo, sự nhận thức khoa học cần thiết, không thể thiếu Trong dạy - học toán ở lớp 2, việc cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 chiếm một vị trí quan trọng Có thể coi việc dạy - học và cộng trừ là '' nấc tháng đầu tiên ''.trong quá trình học toán của học sinh, luôn được giáo viên coi trọng

Trong giảng dạy, giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, luyện tập thực hành , hình thành kĩ năng toán học cho học sinh , song việc khuyến khích học sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính chưa được chú trọng

Một số không ít học sinh không thuộc bảng cộng trừ, chưa nắm chắc được thuật tính, khả năng cộng trừ nhẩm, viết còn nhiều hạn chế

K t qu kh o sát ết quả khảo sát đầu năm, 2 năm liền ả khảo sát đầu năm, 2 năm liền ả khảo sát đầu năm, 2 năm liền đầu năm, 2 năm liềnu n m, 2 n m li năm, 2 năm liền ăm, 2 năm liền ền

2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

-Về phía phụ huynh học sinh: Ai cũng muốn con em học tốt

-Về phía học sinh: Học sinh chỉ học giỏi, ham học, tích cực học tập khi các em hiểu được, thực hành được nội dung học mà giáo viên giảng dạy em nào cũng muốn học giỏi để được thầy, cô và cha mẹ khen

Trang 3

-Về phía giáo viên: Ai ai cũng muốn dạy tốt, học sinh học tốt, chất lượng cao, để đạt chỉ tiêu giáo dục được giao, nhằm góp phần củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục

-Về phía nhà trường: Lãnh đạo luôn coi trung chất lương giáo dục, sáng kiến kinh nghiệm khả thi

-Về vấn đề chung nhất: chủ yếu nhất: Ở lớp 1 học sinh bắt đầu học phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng

là thuộc các bảng cộng, trừ; biết thực hiện phép tính cộng, trừ Tuy nhiên, một

số không ít học sinh không thuộc bảng cộng trừ nên gặp khó khăn khi làm toán, các em phải sử dụng que tính, đôi bàn tay để thao tác thêm, bớt tìm kết quả Việc làm này hay lẫn lộn dẫn đến kết quả sai

Lên lớp 2, ở học kì I, các em học phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.Yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng là thuộc các bảng cộng, trừ, biết thực hiện phép tính cộng, trừ có nhớ Học sinh tiếp tục gặp khó khăn như lớp1 Nếu không có giải pháp khắc phục khó khăn trên của học sinh thì một số học sinh không đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, các em không giải được toán có lời văn Hậu quả là chất lượng dạy học thấp, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục

Từ những vấn đề trên, đòi hỏi cấp thiết là cần phải có giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phép tính cộng, trừ

3.Nội dung sáng kiến

3.1 Cơ sở lý luận:

Một số khái niệm và các quy tắc toán học trong sách giáo khoa, được giảng dạy thông qua việc hai phép tính cộng, trừ Giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán Đồng thời qua việc thực hiện phép tính cộng, trừ của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những

ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy những ưu điểm, khắc phục thiếu sót

Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống, được thực hiện thông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống

Trang 4

một cách thích hợp, giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ, năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống

Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có

kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo …

Cũng như các môn học khác trong chương trình Tiểu học, môn toán đã thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục Tiểu học Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư duy toán học của học sinh, bởi lẽ :

- Quá trình tự tìm tòi, khám phá sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động , sáng tạo trong học Toán

- Học sinh sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn kiến thức chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc cùng với các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng kiến thức

- Trong quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, giáo viên biết được tình hình của học sinh về mức độ nắm kiến thức, vốn hiểu biết, trình độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa những yếu tố đã biết với những yếu

tố phải tìm,

- Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì, và một

số phẩm chất tốt của người học toán như: tự tin , suy luận có cơ sở, coi trọng tính chính xác, tính hệ thống …

Như vậy, đổi mới hình thức phương pháp dạy học toán nhằm tạo điều kiện để cá thể hoá dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và khuyến khích dạy học phát hiện vấn đề , phát triển năng lực, sở trường của từng học sinh

3.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

Những biện pháp pháp thực hiện :

Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết dạy Bất cứ tiết học nào cũng có một số bài tập để củng cố , thực hành trực tiếp các kiến thức mới,

Trang 5

giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản nhất vừa hình thành được phương pháp học tập cho các em

Cùng với việc đổi mới về cấu trúc, nội dung sách giáo khoa, trong mỗi tiết học giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tích cực, giúp các em nắm được kién thức cơ bản về phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi

100, khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách.Đồng thời hình thành và rèn cho học sinh các kĩ năng thực hành về cộng trừ, đặc biệt là kĩ năng tính và giải toán thông qua cách cộng, trừ

Khi dạy toán cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 tôi luôn yêu cầu học sinh tính bằng nhiều cách trong đó có vận dụng tính nhẩm

để tìm nhanh kết quả (Chủ yếu đối với học sinh hoàn thành )

Các giải pháp tiến hành như sau:

3.3.1 phép cộng :

Các bài dạng 9 +5; 29+5 ; 49+25…

* Bài 9 cộng với một số : 9+5

- Học sinh thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, trả lời theo nhiều cách đã thực hiện để tìm ra kết quả 9+5 = 14

- Dựa vào hình vẽ sgk (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất : “tách 1 ở số sau(5=1+4) để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với số còn lại của số sau” Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (9+1=10, 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lập bảng cộng có nhớ

- Đặt tính rồi tính

9

+5

14

- Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn :

9+2=

9+3=

9+4=

Trang 6

9+9=

* Cách 1”

Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính

* Cách 2:

Cho học sinh nhận xét về các phép tính ? ( Số hạng thứ nhất của các phép tính đều là 9 ) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9 +1 = 10 cộng với

số còn lại của số sau rồi tính nhẩm.Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trực quan

Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên giúp học sinh nhận ra: học không phải chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng Thông qua hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều cách , nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất

Chẳng hạn:Bài tập 1: Tính nhẩm trang 15

9+3= 9+6= 9+8 = 9+7= 9+4= 3+9= 6+9= 8+9= 7+9= 4+9= *Cách 1: Trên cơ sở học thuộc bảng cộng học sinh tự tìm ra kết quả ở mỗi phép tính

*Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm học sinh tự nêu kết quả rồi đọc (chẳng hạn : 9+1 =10, 10 +2 =12)

-Điền ngay 9+3=12 (vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi)

-Bài tập 3 Tính (trang 15)

9+6+3= 9+9+1= 9+4+2= 9+5+3=

- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn :

9+9 +1 =18 +1 =19

- Hay 9+9+1=9+10=19

- Bài 29 +5

+ Cách 1 (SGK) 29 +5 =?

29 *9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1

Trang 7

+ 5 *2 thêm 1 bằng 3, viết 3.

34

* Cách 2 Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9+5 các em có thể tính như sau:

29 +5 =

29 +1+4=30+4=34

- Bài 49 +25

+ Cách 1 (SGK) 49 +25 =

49 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1

+25 *4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7

74

* Cách 2 Tính nhẩm: 49+25=49+1+24=50+24=74

Các bài dạng 8+5; 7+5; 6+5; 28+5; 47+5; 26+5; 38+25; 47+25; 36+15 Thực hiện tương tự dạng như trên :

Học sinh ghi nhớ: muốn cộng nhẩm hai số ta làm tròn chục một số Khi thêm vào số có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị

3,3.2 Phép trừ

*Các bài dạng 11-5 ; 31- 5 ; 51-15…

*Bài 11 trừ đi một số 11-5

- Học sinh thực hiện tính 11-5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời bằng nhiều cách đã thực hiện để tìm ra kết quả 11-5= 9

đặt tính rồi tính:

11

-5 - Dựa vào hình vẽ SGK trang 48 học sinh tìm ra cách tính nhẩm:

6 11-5 = 11-1-4= 10-4= 6

- Hướng dãn thực hiện các thao tác khác:

11-5 =(11+5)-(5+5)

= 16 - 10 = 6

Trang 8

Phát hiện cách trừ nhẩm : muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ: khi thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trử bấy nhiêu đơn vị

Bài tập 1: Tính nhẩm trang 48

9+2= 8+3= 7+4= 6+5= 2+9= 3+8= 4+7= 5+6=

11-9= 11-2= 11-8= 11-3= 11-7= 11-4= 11-5= 11-6=

- Cách 1 : trên cơ sở thuộc bảng cộng trừ học sinh tự tìm ra kết quả mỗi phép tính

- Cách 2: Dựa vào kiến thức đã học học sinh có thể điền ngay :

9 + 2 = 11 ; 2 +9 =11

Còn 11-9 ; 11-2, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2=11; 2+9 =11 và cách tìm một số hạng khi biết số hạng kia và tổng Các cột còn lại thực hiện tương tự

Dựa vào cách tính nhẩm bài 11-5, học sinh vận dụng tính nhẩm trong các bài tiếp theo

*Bài 31-5

- Cách 1: Đặt tính 31-5 =?

31 *1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6 nhớ 1

- 5

26 *3 trừ 1 bằng 2 viết 2

- Cách 2: tính nhẩm

31-5 =(31+5) -(5+5) =

36 - 10 = 26

* Bài 51-15

- Cách 1 (SGK) 51 -15=?

52 *1 không trừ được 5 lấy 11-5 bằng 6 viết 6 nhớ 1

-15 *1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3

36

- Cách 2 tính nhẩm:

51-15 =(51+5) -(15+5)=

Trang 9

56 - 20 = 36

* Các bài dạng 12 - 8; 32 - 8; 52 - 28; 13 - 5; 33-5; 53-15; 14-8; 34-8; 54-18 Thực hiện tương tự như trên

Để khắc phục tình trạng những học sinh chưa hoàn thành sử dụng bộ que tính chưa thật tiện lợi và đôi khi nhầm lẫn, tôi đã hướng dẫn các em sử dụng thước kẻ (có chia vạch) để thực hành cộng – trừ

Ngay đầu năm học, học sinh lớp 2 được học phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.Các em được hướng dẫn sử dụng bộ que tính để hình thành

và bước đầu luyện tập thực hành cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.Tuynhiên với những học sinh yếu toán thì việc sử dụng bộ que tính chưa thật tiện lợi Các em thực hiện lâu và đôi khi nhầm lẫn Để khắc phục tình trạng này tôi đã hướng dẫn các em sử dụng thước kẻ (có chia vạch) để thực hành cộng , trừ Ví dụ: Khi thực hiện phép cộng: 8 + 7, học sinh tìm số 8 trên thước kẻ, đếm tiếp 7 nữa là 15 Học sinh đọc ngay được kết quả của phép cộng 8 + 7 là 15

Khi thực hiện phép trừ cũng làm như vậy.Ví dụ: Với phép trừ 13 – 9, học sinh tìm số 13, sau đó đếm ngược 9 được kết quả phép trừ là 4 Áp dụng cách trên, khi làm quen, học sinh dễ dàng làm các phép cộng , trừ có nhớ với

số có hai chữ số.Qua thực tế, tôi thấy việc sử dụng thước kẻ để thực hành cộng ,trừ có nhiều tiện lợi Sử dụng que tính, học sinh cần ít nhất 3 lần đếm que tính mới thực hiện được một phép tính Trong khi đó, với thước kẻ, học sinh chỉ cần một lần đếm

Ví dụ: Với phép cộng 8 + 7, khi sử dụng que tính, học sinh có thể :

-Cần đếm 8 que tính, đếm 7 que tính sau đó gộp vào và đếm chung

- Tách 2 que tính từ 7 que tính để gộp vào 8 que tính được 10 que tính (1 chục) còn 5 que tính rời.1 chục với 5 ( học sinh có thể đếm) là 15

Cũng với phép cộng này, học sinh chỉ cần chọn số 8, đếm thêm 7 là có ngay kết quả 15

Sử dụng thước kẻ để thực hành cộng, trừ có thể còn phải nghiên cứu thêm Song tôi nghĩ rằng nó thật sự hiệu quả với những đối tượng học sinh

Trang 10

chua hoàn thành, đặc biệt là trong giai đoạn đầu học phép cộng , trừ Nếu giáo viện vận dụng linh hoạt và không lạm dụng, cách làm này có nhiều tác dụng tích cực

IV.HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Với cách dạy cộng trừ nhẩm lồng vào từng bài học phần cộng trừ có nhớ ,

học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động học tập theo năng lực cá nhân, học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo

Học sinh có thói quen lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng

Ở cuối học kì một chất lượng đạt như sau:

Qua thực tế giảng dạy,số liệu thống kê trên ta thấy hiệu quả rất khả quan,

số học sinh giỏi được tăng lên đáng kể, số học sinh yếu không còn

V MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG

Qua thời gian nghiên cứu, đồng thời áp dụng trong thực tế giảng dạy trên lớp, chúng tôi nhận thấy đề tài có thể áp dụng bước đầu trong khối lớp 2 và có thể nhân rộng ra ở các khối lớp khác đặc biệt là khối 3

Qua cách dạy đã nêu trên đây, so với cách học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn.,có hứng thú trong học tập, học tập tích cực hơn Nói một cách khác phương pháp dạy học phân hóa đối tượng( cá thể hóa), lấy học sinh làm trung tâm có hiệu quả đích thực

Qua kết quả học tập của học sinh lớp 2C, qua trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong khối, cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả tốt

Do tính khả thi cao cho nên sáng kiến này có thể áp dụng trong cụm chuyên môn, trong huyện và các trường khác có điều kiện tương đồng

VI PHẦN KẾT LUẬN

Ngày đăng: 24/02/2019, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w