Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang có những bước tiến vượt bậc. Đòi hỏi phải có sự cải cách về tư pháp để đáp ứng nhu cầu phát triển của đât nước. Nhận thức được điều đó, Nghị quyết 49NQTW ngày 0262005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013 ra đời. Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 25112015 (sau đây gọi tắt là Luật TTHC năm 2015 đã cụ thể hóa quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết một số loại vụ án khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Để đảm bảo cho thủ tục này được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả trên thực tế, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt VKSND. kiểm sát giải quyết vụ án hành chính là một trong những khâu công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Trong bài tiểu luận này, em xin nghiên cứu vấn đề “Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn” .
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A.MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang có những bước tiến vượt bậc Đòi hỏi phải
có sự cải cách về tư pháp để đáp ứng nhu cầu phát triển của đât nước Nhận thức được điều đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013 ra đời Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 25/11/2015 (sau đây gọi tắt là Luật TTHC năm 2015 đã cụ thể hóa quy định
về thủ tục rút gọn để giải quyết một số loại vụ án khi đáp ứng các điều kiện nhất
định Để đảm bảo cho thủ tục này được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả trên thực tế, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt VKSND kiểm sát giải quyết vụ án hành chính là một trong những khâu công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND Trong bài tiểu luận này, em xin nghiên
cứu vấn đề “Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc giải quyết vụ án
hành chính theo thủ tục rút gọn”
B.NỘI DUNG
I Những vấn đề lý luận chung về việc giải quyết vụ án hành chính bằng thủ tục rút gọn
1.Khái niệm thủ tục rút gọn
Trang 2Luật tố tụng hành chính 2015, quy định việc giải quyết các vụ án hành chính với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo thủ tục thông thường nhằm giải quyết các vụ án nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật Tuy nhiên để giải quyết các vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn đòi hỏi vụ án phải đáp ứng các điều kiện và phạm vi áp dụng mà LTTHC quy định như: tình tiết đơn giản, nơi cư trú của các đương sự rõ ràng, không có đương sự nào cư trú ở nước ngoài…
Khoản 1 Điều 245 LTTHC 2015 quy định thủ tục rút gọn là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định của luật TTHC nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn đảm bảo giải quyết vụ án đúng pháp luật
Xét về bản chất thì thủ tục rút gọn là một dạng của thủ tục đặc biệt Đó là
sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thời các vụ án nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác
2 Phạm vi áp dụng
Tại Điều 245 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định của Luật này nhằm rút ngắn thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết
vụ án đúng pháp luật”
Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án khi có đủ 3 điều kiện sau:
Một là, vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm
đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
Hai là, các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
Ba là, không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước
ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
Trang 3Như vậy, để rút ngắn thời hạn giải quyết vụ án hành chính, sau khi thụ lý
vụ án, Tòa án cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện các vấn đề liên quan như: nội dung yêu cầu khởi kiện, các tài liệu chứng cứ mà đương sự cung cấp đã đầy đủ và bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hay chưa, có cần thiết phải yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung không; xác định các đương sự trong vụ án và địa chỉ
cư trú hoặc trụ sở của đương sự Qua đánh giá nếu thấy vụ án có đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định Tòa án gửi quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên tòa
3.Ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết vụ án hành chính
Đầu tiên, đối với đương sự, việc xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ tiết kiệm chi phí, công sức cũng như giảm bớt những phiền phức, nhất là đối với người thắng kiện vì đáng lẽ họ không phải gánh chịu những thiệt hại, phiền phức này Trong thủ tục rút tố tụng hành chính rút gọn thời gian để tiến hành tố tụng được rút ngắn đi rất nhiều lần so với thủ tục TTHC thông thường Do vậy quyền lợi hợp pháp của đương sự sẽ được đảm bảo một cách nhanh chóng kịp thời
Thứ hai, thủ tục TTHC rút gọn đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền tiếp cận công lí của công dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án có thể giải quyết nhanh chóng vụ án Đáp ứng chủ trương của chính phủ là “ không từ chối người dân”
Từ đó lòng tin của người dân vào hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung được nâng lên, tạo thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng Khi việc khiếu kiện tham gia tố tụng của người dân được thuận lợi thì khi đó họ sẽ chọn phương
Trang 4thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện tại Tòa án, có sự tham gia của cơ quan tố tụng Hơn nữa, đây cũng là điều kiện thuận lợi để người dân tham gia vào việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan tư pháp nói riêng
Thứ ba, Áp dụng thủ tục rút gọn sẽ giảm chi phí giải quyết vụ án, giảm thời gian giải quyết vụ án nhưng vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên, giảm công việc của thẩm phán, thư ký đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án Với việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp; khiếu kiện, thủ tục rút gọn góp phần làm giảm đáng
kể số lượng án ngày càng gia tăng trong giai đoạn hiện nay và xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh
Thứ tư, Thủ tục rút gọn là quy định mới trong LTTHC 2015 để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và phù hợp yêu cầu đòi hỏi của xã hội Mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với các đương sự, các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn có ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc trong tình hình hiện nay, giúp người dân dễ dàng tiếp cận pháp luật, công lý Việc xây dựng thủ tục TTHC rút gọn góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của nước ta Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi các thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng tư pháp hành chính nói riêng phải đáp ứng được yêu cầu về sự mềm dẻo, linh hoạt, nhanh chóng, thuận tiện để giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh
II Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
1.Kiểm sát quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn
Khi nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Toà
án kèm theo hồ sơ vụ án, KSV được phân công cần kiểm sát các nội dung sau:
Thứ nhất, kiểm tra điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: KSV phải kiểm tra,
đối chiếu các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 246
Trang 5Luật TTHC năm 2015 Theo đó, Toà án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết
vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
“a.Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đẩy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; b.Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c.Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.”
Trường hợp xét thấy vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục rút gọn có đủ các điều kiện nêu trên thì KSV nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án
Khi phát hiện vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục rút gọn thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 246 Luật TTHC năm 2015 thì KSV báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát để kịp thời kiến nghị với Chánh án Toà án đã ra quyết định theo quy định tại Điều 248 Luật TTHC năm 2015
Thứ hai, hình thức của quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút
gọn
Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải được ban hành đúng theo Mẫu số 17 –HC ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngày 13/01/2017 về Một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/2017)
Thứ ba, thời hạn ban hành quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút
gọn
Qua đánh giá, xem xét thấy vụ án hành chính có đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý
Trang 6Thứ tư, nội dung của quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn
Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải đáp ứng đẩy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 247 Luật TTHC năm 2015, bao gồm: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên Tòa án ra quyết định; Vụ án được đưa
ra giải quyết theo thủ tục rút gọn; Tên, địa chỉ; số fax, thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Họ, tên Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên; họ, tên Thẩm phán, Kiểm sát viên
dự khuyết (nếu có); Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa; Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
Thứ năm, thời hạn gửi và việc gửi quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo
thủ tục rút gọn của Toà án cho đương sự
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 247 Luật TTHC năm 2015, ngay sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, Toà án phải gửi quyết định cho đương sự và Viện kiểm sát
Thông qua việc kiểm sát các vấn đề liên quan đến quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Toà án, nếu phát hiện có vi phạm thì KSV sẽ báo cáo với Lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kiến nghị với Toà án để khắc phục Trường hợp không đồng ý với quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị
Việc kiến nghị của Viện kiểm sát hoặc khiếu nại của đương sự về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Toà án phải được thực hiện theo từng vụ án và được gửi cho Chánh án Toà án đã ra quyết định đó trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định theo quy định tại Khoản 1 Điều 248 Luật TTHC năm 2015
KSV phải theo dõi thời hạn, thủ tục và nội dung giải quyết kiến nghị của Viện kiểm sát, khiếu nại của đương sự về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 248 Luật TTHC năm 2015 Quyết định của Chánh án có chấp nhận hay không chấp nhận với
Trang 7kiến nghị của VKS, khiếu nại của đương sự thì KSV vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (kể cả sau khi đã ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn), Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định; (2) Cần phải định giá về tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá; (3) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; (4) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; (5) Phát sinh yêu cầu độc lập; (6) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn
2.Kiểm sát việc giải quyết bằng thủ tục rút gọn trong giai đoạn sơ thẩm
Theo quy định tại Điều 249 Luật tố tụng hành chính năm 2015, việc xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do 01 Thẩm phán thực hiện Trình
tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vẫn phải được tiến hành đầy đủ các thủ tục như xét xử các vụ án hành chính thông thường Chỉ khác ở chỗ, sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán phải tiến hành đối thoại, nếu đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành Nếu đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử Trình tự, thủ tục xét xử được tiến hành đầy đủ các bước như vụ án thông thường Nếu tại phiên tòa phát sinh tình tiết mới làm cho vụ án không đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn, Thẩm phán xem xét, quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại như vụ
án được giải quyết theo thủ tục thông thường
Đầu tiên, về thời hạn tố tụng khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn được qui định cụ thể, chặt chẽ nên Kiểm sát viên quan tâm kiểm sát việc
Trang 8thực hiện thời hạn tố tụng của Tòa án Theo đó, Khi xét thấy vụ án hành chính
đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và mở phiên toà xét xử trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày ra quyết định Ngoài ra, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đã ra quyết định
Thứ hai, Việc tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn vẫn thực hiện qui định tại khoản 2 Điều 25 Luật TTHC Thời hạn nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên là 03 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát nhận hồ sơ do Tòa án chuyển đến theo qui định tại khoản 3 Điều 247 Luật TTHC
Thứ ba, Tại phiên tòa sơ thẩm, sau khi khai mạc phiên tòa, thẩm phán tiến hành đối thoại (trừ trường hợp qui định tại Điều 135 Luật TTHC) Trường hợp các đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành theo qui định tại Điều 140 Luật TTHC Trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần chú ý đến thủ tục, nội dung đối thoại, kịp thời phát hiện vi phạm trong đối thoại của Tòa án để yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm theo qui định tại Điều 25 và khoản 3 Điều 249 Luật TTHC
Thứ tư, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa sơ thẩm xét xử
vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới qui định tại khoản 3 Điều 246 Luật TTHC thì Kiểm sát viên kiến nghị Tòa án chuyển vụ án sang thủ tục thông thường
Các hoạt động kiểm sát khác của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trước khi
mở phiên tòa, tại phiên tòa và sau phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn được thực hiện như qui định kiểm sát xét xử sơ thẩm theo thủ tục thông thường
3 Kiểm sát việc giải quyết bằng thủ tục rút gọn trong giai đoạn phúc thẩm
Trang 9Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định theo qui định tại khoản 2 Điều 251 Luật TTHC
Việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn cũng do 01 Thẩm phán thực hiện Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ
án ra xét xử, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm Phiên tòa phải có mặt đầy đủ các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp Tuy nhiên, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn xét xử, trừ trường hợp vụ án có kháng nghị của Viện kiểm sát Đối với các đương sự, nếu họ được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa
Với thời hạn kháng nghị phúc thẩm ngắn, Kiểm sát viên phải chủ động, tích cực tiếp cận hồ sơ, thông tin có liên quan nhất là những vụ án mà Kiểm sát viên cùng cấp không tham gia phiên tòa sơ thẩm để nghiên cứu, phát hiện vi phạm và đề xuất nội dung và căn cứ kháng nghị phúc thẩm
Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cấp dưới chủ động báo cáo, trao đổi với Viện kiểm sát cấp trên để phối hợp thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm trong thời hạn cho phép của từng cấp kiểm sát
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát phúc thẩm là 05 ngày kể từ khi nhận hồ sơ do Tòa án chuyển đến trong trường hợp đương sự kháng cáo hoặc Viện kiểm sát cấp sơ thẩm kháng nghị phúc thẩm theo qui định tại khoản 3 Điều 252 Luật TTHC
Các hoạt động kiểm sát khác trước khi mở phiên tòa, tại phiên tòa và sau phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn được thực hiện như qui định kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục thông thường
III Thực tiễn hoạt động và các giải pháp nâng hiệu quả của Kiểm sát viên khi kiểm sát giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
1.Phương hướng, chỉ thị, thống nhất trong ngành KSND tăng cường đề cao vai trò của KSV trong giải quyết vụ án hành chính
Trang 10Sáu tháng đầu năm 2018, toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã tiếp thu, quán triệt thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội; Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao về công tác của ngành năm 2018; nỗ lực phấn đấu, đẩy nhanh tiến độ để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2018 đã đề ra Kết quả nổi bật về Kiểm sát vụ án hình chính đạt được là:
Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong các lĩnh vực dân sự, hành chính, thi hành án hình sự, dân sự, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, được chú trọng hơn và đạt nhiều kết quả tích cực Toàn ngành quán triệt thực hiện nghiêm nhiều chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao; tích cực phối hợp xây dựng, ban hành các thông tư liên tịch; tổ chức nhiều hội nghị tập huấn hướng dẫn công tác nghiệp vụ; tích cực trực tiếp kiểm sát các hoạt động tư pháp; phối hợp tổ chức hơn 1.000 phiên tòa rút kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính (tăng 34%) Thông qua công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, đã ban hành hơn 5.000 kháng nghị, kiến nghị (tăng 9,8%) trong đó có kháng nghị yêu cầu Tòa án giải quyết bằng thủ tục rút gọn; chỉ tiêu kháng nghị vượt 3,7%, kiến nghị vượt 15,1% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội
VKSND tối cao đã kịp thời ban hành một số văn bản pháp luật, chỉ thị hướng dẫn như Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018 của VKSND tối cao
về Công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018 trong đó có nhấn mạnh: “Tiếp tục quán triệt và yêu cầu Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự tại đơn vị, Viện kiểm sát cấp mình phải nắm chắc các quy định pháp luật có liên quan, nhất là các nội dung quy định mới về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân; quy định và quy chế nghiệp vụ của Ngành để áp dụng, thực hiện đúng quy định pháp luật, nâng cao chất lượng công tác này” và “Khi thực hiện nhiệm
vụ, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ, đúng Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (được ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng Viện kiểm