1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp

122 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,76 MB
File đính kèm LV IN nop.rar (287 KB)

Nội dung

Một đề tài hay về bệnh nhân tăng huyết áp. Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose trên bệnh nhân tăng huyết áp. Đề tài cho thấyTỷ lệ RLDNG của các bệnh nhân là 26,52%, Tỷ lệ kháng insulin của bệnh nhân là 29,88%. Một đề tài hay có giá trị tham khảo cao, có trích dẫn Endnote đầy đủ

Trang 1

- -NGUYỄN THỊ TUYẾT HƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE VÀ KHÁNG INSULIN TRÊN BỆNH NHÂN

CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Tp Hồ Chí Minh – 2014

Trang 2

- -NGUYỄN THỊ TUYẾT HƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE VÀ KHÁNG INSULIN TRÊN BỆNH NHÂN

CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Chuyên ngành: Lão khoa

Mã số CK: 62722030

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ THƯỢNG DŨNG

Tp Hồ Chí Minh - 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu trung thực.

Các số liệu và kết quả trong luận án chưa từng được ai công bố trên bất

cứ tài liệu nào

NGUYỄN THỊ TUYẾT HƯƠNG

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

Bảng 1.1 Bảng phân loại THA Theo WHO/ISH 2003……… 7 v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN 6

Bảng 1.1 Bảng phân loại THA Theo WHO/ISH 2003 6

Bảng 1.2 Bảng phân loại THA theo JNC VII 2003 7

Bảng 1.3 Phân loại THA do Hội Tim Mạch Việt Nam 7

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

Tiêu chí đưa vào 34

Tiêu chuẩn loại trừ nhóm nghiên cứu 34

Bảng 2.1 Bảng phân loại rối loạn đường huyết theo IDF 2005 35

Bảng 2.2 Bảng phân loại THA theo JNC VII năm 2003 36

2.3.3 Đánh giá kết quả bilan lipid dựa theo tiêu chuẩn IDF năm 2005 36

Bảng 2.3 Bảng phân loại BMI dùng cho người Châu Á 37

Bảng 2.4 Bảng phân loại THA theo JNC VII năm 2003 41

Bảng 2.5 Bảng phân loại tình trạng RLDNG theo IDF (2005) 43

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 45

Bảng 3.9 Thói quen ăn uống của các đối tượng tham gia nghiên cứu 49

Bảng 3.10 Thói quen vận động thể lực các đối tượng tham gia nghiên cứu 50

Bảng 3.11 Chiều cao, cân nặng và BMI của đối tượng tham gia nghiên cứu 50

Bảng 3.12 Vòng eo, vòng hông và chỉ số WHR của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.13 Chỉ số huyết áp của đối tượng tham gia nghiên cứu 51

Bảng 3.14 Phân loại huyết áp của các đối tượng tham gia nghiên cứu 52

Bảng 3.15 Phân loại BMI của các đối tượng tham gia nghiên cứu 53

Bảng 3.16 Các chỉ số sinh hóa máu của đối tượng tham gia nghiên cứu 53

Trang 5

Bảng 3.17 Các chỉ số đo lường rối loạn lipid máu của đối tượng

nghiên cứu 54

Đối với các chỉ số men gan, giữa các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) 54

Bảng 3.18 Các chỉ số men gan của đối tượng nghiên cứu 54

Bảng 3.19 Các chỉ số đường huyết của đối tượng nghiên cứu 55

Nồng độ insulin lúc đói giữa các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Trong khi đó nồng độ insulin sau 2 giờ của nhóm nghiên cứu lại cao hơn so với nhóm chứng (p< 0,001) 56

Bảng 3.20 Chỉ số insulin huyết của đối tượng nghiên cứu 56

Bảng 3.21 Các bất thường trên X-quang phổi của đối tượng nghiên cứu 56

Bảng 3.22 Các bất thường trên siêu âm bụng của đối tượng nghiên cứu 57

Bảng 3.23 Các bất thường trên siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu 58

Bảng 3.24 Tỷ lệ RLDNG của các đối tượng tham gia nghiên cứu 59

Bảng 3.25 Tỷ lệ kháng insulin của các đối tượng tham gia nghiên cứu 60

Bảng 3.27 Mô hình đa biến các RL-Lipid tác động đến tình trạng RLDNG 62

Khi đưa vào mô hình hồi quy đa biến, kết quả cho thấy tuổi và kháng insulin có mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong đó người có tuổi càng cao có khả năng kháng insulin càng cao (p=0,02) Giữa tình trạng kháng insulin và yếu tố lối sống của bệnh nhân không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Người có tình trạng béo phì có khả năng kháng insulin cao gấp 4,91 lần người có tình trạng bình thường (p< 0,001) Những người có WHR tăng và WHR tăng có khả năng mắc kháng insulin cao gấp 2,4 lần và 1,71 lần so với những người có các chỉ số này bình thường (p < 0,001) Giữa kháng insulin và các chỉ số bilan lipid đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 63

Bảng 3.28 Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố tác động đến kháng insulin 63

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 66

KẾT LUẬN 106

KIẾN NGHỊ 108

Phụ lục 1 Bộ câu hỏi 2

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

HCCH : Hội Chứng Chuyển Hóa

HTKGC : Hệ Thần Kinh Giao Cảm

NCT : Người cao tuổi

RLDNG : Rối Loạn Dung Nạp Glucose

Tiếng Anh

ADA : American Diabetes Association

ANP : Atrial Natriuretic Peptid

APWV : Arterial Pulse Wace velocity

BNP : Brain Natriuretic Peptide

CNP : C-type Natriuretic Peptide

EHIC : Euglycemic Hyperinsulimic Clamp

HDL-C : High density Lipoprotein Cholesterol

HOMA-IR : Homeostasis Model Assessment –Insulin ResistanceIDF : International Diabetes Federation

ISI : Insulin Sensitivity Index

LDL-C : Low density Lipoprotein Cholesterol

MAPK : Mitogen-activated protein kinase

OGTT : Oral Glucose Tolerance

QUICKI : Quantitative Insulin Sentivity Check Index

Trang 7

RAAS : Renin-angiotensin systemROS : Reactive Oxidative Species

VLDL : Very Low Density LipoproteinWHO : World Health OrganizationWHR : Waist Hip Ratio

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Bảng phân loại THA Theo WHO/ISH 2003……… 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

Bảng 1.1 Bảng phân loại THA Theo WHO/ISH 2003……… 7 v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN 6

Bảng 1.1 Bảng phân loại THA Theo WHO/ISH 2003 6

Bảng 1.2 Bảng phân loại THA theo JNC VII 2003 7

Bảng 1.3 Phân loại THA do Hội Tim Mạch Việt Nam 7

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

Tiêu chí đưa vào 34

Tiêu chuẩn loại trừ nhóm nghiên cứu 34

Bảng 2.1 Bảng phân loại rối loạn đường huyết theo IDF 2005 35

Bảng 2.2 Bảng phân loại THA theo JNC VII năm 2003 36

2.3.3 Đánh giá kết quả bilan lipid dựa theo tiêu chuẩn IDF năm 2005 36

Bảng 2.3 Bảng phân loại BMI dùng cho người Châu Á 37

Bảng 2.4 Bảng phân loại THA theo JNC VII năm 2003 41

Bảng 2.5 Bảng phân loại tình trạng RLDNG theo IDF (2005) 43

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 45

Bảng 3.9 Thói quen ăn uống của các đối tượng tham gia nghiên cứu 49

Bảng 3.10 Thói quen vận động thể lực các đối tượng tham gia nghiên cứu 50

Bảng 3.11 Chiều cao, cân nặng và BMI của đối tượng tham gia nghiên cứu 50

Bảng 3.12 Vòng eo, vòng hông và chỉ số WHR của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.13 Chỉ số huyết áp của đối tượng tham gia nghiên cứu 51

Bảng 3.14 Phân loại huyết áp của các đối tượng tham gia nghiên cứu 52

Bảng 3.15 Phân loại BMI của các đối tượng tham gia nghiên cứu 53

Bảng 3.16 Các chỉ số sinh hóa máu của đối tượng tham gia nghiên cứu 53

Trang 9

Bảng 3.17 Các chỉ số đo lường rối loạn lipid máu của đối tượng

nghiên cứu 54

Đối với các chỉ số men gan, giữa các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) 54

Bảng 3.18 Các chỉ số men gan của đối tượng nghiên cứu 54

Bảng 3.19 Các chỉ số đường huyết của đối tượng nghiên cứu 55

Nồng độ insulin lúc đói giữa các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Trong khi đó nồng độ insulin sau 2 giờ của nhóm nghiên cứu lại cao hơn so với nhóm chứng (p< 0,001) 56

Bảng 3.20 Chỉ số insulin huyết của đối tượng nghiên cứu 56

Bảng 3.21 Các bất thường trên X-quang phổi của đối tượng nghiên cứu 56

Bảng 3.22 Các bất thường trên siêu âm bụng của đối tượng nghiên cứu 57

Bảng 3.23 Các bất thường trên siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu 58

Bảng 3.24 Tỷ lệ RLDNG của các đối tượng tham gia nghiên cứu 59

Bảng 3.25 Tỷ lệ kháng insulin của các đối tượng tham gia nghiên cứu 60

Bảng 3.27 Mô hình đa biến các RL-Lipid tác động đến tình trạng RLDNG 62

Khi đưa vào mô hình hồi quy đa biến, kết quả cho thấy tuổi và kháng insulin có mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong đó người có tuổi càng cao có khả năng kháng insulin càng cao (p=0,02) Giữa tình trạng kháng insulin và yếu tố lối sống của bệnh nhân không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Người có tình trạng béo phì có khả năng kháng insulin cao gấp 4,91 lần người có tình trạng bình thường (p< 0,001) Những người có WHR tăng và WHR tăng có khả năng mắc kháng insulin cao gấp 2,4 lần và 1,71 lần so với những người có các chỉ số này bình thường (p < 0,001) Giữa kháng insulin và các chỉ số bilan lipid đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 63

Bảng 3.28 Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố tác động đến kháng insulin 63

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 66

KẾT LUẬN 106

KIẾN NGHỊ 108

Phụ lục 1 Bộ câu hỏi 2

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn minh của nhân loại phát triển không ngừng trên lĩnh vực khoa học

kỹ thuật và kinh tế xã hội… tuổi thọ của con người trên toàn thế giới ngàycàng được cải thiện Song song phát triển đó là kỹ thuật y khoa hiện đại vàcác loại thuốc, vaccine mới ra đời đã làm cho tỷ lệ tử vong do bệnh tật tại cácnước đang phát triển giảm xuống đáng kể Theo thống kê của Tổ chức Y tếthế giới (World Health Organization-WHO) tuổi thọ trung bình của người dântại các quốc gia đang phát triển tăng từ 41 tuổi vào năm 1950 lên 62 tuổi vàonăm 1990 và dự đoán sẽ lên đến 70 tuổi vào năm 2020 Số lượng người caotuổi (≥ 60 tuổi) vào năm 2005 là 673 triệu nhưng có thể tăng lên đến 1 tỷngười vào năm 2020 và 2 tỷ người vào năm 2050 trong đó tỷ lệ NCT sống tạicác nước đang phát triển chiếm đến 64-80%

Mặc dù tuổi thọ được cải thiện nhưng NCT phải đối mặt với nguy cơmắc các bệnh mạn tính cao hơn, phổ biến nhất ở NCT chính là bệnh ĐTĐ vàTHA Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ≥ 60% NCT mắc THA trong suốt cuộcđời của họ Theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (AmericanDiabetes Association-ADA) năm 2013, hiện nay trên thế giới có ít nhấtkhoảng 20% bệnh nhân > 65 tuổi mắc ĐTĐ, và con số này tiếp tục tăng nhanhtrong vòng vài thập kỷ tiếp theo Hai bệnh này lại là yếu tố nguy cơ chínhdẫn đến các bệnh lý tim mạch và các bệnh mạn tính khác trên bệnh nhânNCT

THA còn được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng” là nguyên nhân chínhgây đột quỵ, bệnh thận và suy tim ở các nước phương tây và được dự đoánđến năm 2025 con số người mắc THA đi kèm với các bệnh lý tim mạch sẽtăng lên đến 60% Khuyến cáo Hiệp hội Tim Mạch Việt Nam THA đang ngàycàng gia tăng: năm 1960, THA là 1% dân số; 1992 là 1,9% dân số; năm 2002:

Trang 11

16,9% và năm 2008 THA tăng vọt lên 27.2% Trong khoảng gần 50 năm mà tỉ

lệ THA nước ta tăng gấp hơn 20 lần Tỷ lệ hiện THA trên toàn cầu có xuhướng tăng theo thời gian, ước tính đến năm 2025 tỉ lệ khoảng 29,2%

NCT mắc bệnh ĐTĐ không chỉ có các biến chứng tim mạch (suy tim,đột quỵ, nhồi máu cơ tim), hạ đường huyết , biến chứng liên quan đến nhậnthức (mất trí nhớ, Alzheimer, trầm cảm) mà còn có khả năng tử vong cao vàchất lượng cuộc sống giảm sút so với những người cùng tuổi nhưng khôngmắc ĐTĐ

Các nhà khoa học nhận thấy rằng giữa hai bệnh lý ĐTĐ và THA có mộtmối liên quan chặt chẽ khi cùng chịu sự tác động của tình trạng kháng insulin.Một nghiên cứu cho thấy ở hầu hết bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 đều có khánginsulin và khoảng một nửa số bệnh nhân mắc THA nguyên phát có tình trạngkháng insulin Kháng insulin và THA là hai thành phần của hội chứng chuyểnhóa và được chứng minh là tồn tại cùng lúc với nhau Giảm dung nạp glucosehay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose (RLDNG), một dạng tiền ĐTĐ cũngđược chứng minh là có mối liên quan chặt chẽ với kháng insulin, ĐTĐ vàTHA Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy có khoảng 50% các bệnh nhân mắcTHA sẽ có tăng insulin máu hoặc RLDNG, trong khi có đến 80% bệnh nhânmắc ĐTĐ type 2 sẽ có THA Nghiên cứu Kabir ở bệnh nhân THA có 29,1%

có ĐTĐ và 30% có giảm dung nạp glucose Tỉ lệ tiến triển có RLDNG thànhĐTĐ typ 2 là 30% - 40% và những người RLDNG có nguy cơ tiến triển thànhĐTĐ typ 2 cao gấp 6,3 lần so với người có dung nạp bình thường Nhiều yvăn đã chứng minh rằng bệnh ĐTĐ có thể phòng và quản lý được, nhữngngười mắc bệnh ĐTĐ nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịpthời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh

và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên

Trang 12

Bệnh viện Thống Nhất một trong những bệnh viện lớn nhất của phíaNam Việt Nam luôn khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp và nhân dâncác tỉnh trong khu vực lân cận, đây cũng là trung tâm đào tạo giảng dạy chocác bác sĩ, bác sĩ sau đại học phía Nam Các bệnh mãn tính phổ biến nhất ởbệnh nhân cao tuổi thường gặp là ĐTĐ và THA, việc phát hiện và điều trịkhông kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng lên tim mạch và cũng như các cơquan khác như: suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận

Hiện nay ở Việt Nam có một vài nghiên cứu về RLDNG sơ lược trongcộng đồng, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu mới và chuyên sâu trên đốitượng có nguy cơ rất cao là THA ở bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là có ít côngtrình nghiên cứu đồng thời về tình trạng RLDNG và đề kháng insulin ở trêncùng một đối tượng Nghiên cứu của chúng tôi về tình trạng rối loạn dung nạpglucose và kháng insulin trên bệnh nhân cao tuổi có THA nhằm tầm soát tìnhtrạng kháng insulin và RLDNG trên nhóm bệnh nhân này giúp cho các bác sĩlâm sàng có thái độ tích cực trong sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp sớm đểgiảm thiểu nguy cơ bệnh tật

Năm 2012, Muhammad Farooq nghiên cứu trên 248 bệnh nhân THAkhông kiểm soát tốt, tỉ lệ RLDNG là 41,9%, ĐTĐ là 3,2% tác giả cũng đềnghị nên chú ý tầm soát ĐTĐ ở đối tượng nguy cơ cao để có thể can thiệp làmgiảm tiến triển đến giai đoạn ĐTĐ thực sự

Năm 2011, Nguyễn Văn Thành nghiên cứu trên 600 bệnh nhân NCTcho thấy tỉ lệ RLDNG là 68,9%[4]

Năm 2011 Hoàng Mạnh nghiên cứu trên 660 bệnh nhân NCT đã đánhgiá tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta cho thấy tỷ lệ khánginsulin lên đến > 30%[15]

Năm 2010, Kawamoto nghiên cứu trên 3.164 bệnh nhân cho thấy chỉ

số HOMA-IR có mối liên quan thuận với HATT (r=0,171) và HATTr

Trang 13

(r=0,170) Phân tích hồi quy đa tuyến tính cho thấy chỉ số HOMA-IR có mốitương quan độc lập với sự hình thành tiền THA và THA

Để bổ sung và cung cấp thêm kiến thức các trường hợp bệnh nhân caotuổi có THA về tỷ lệ kháng insulin và RLDNG trên nhóm dân số chúng tôi đãthực hiện nghiên cứu này

Trang 14

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU CHUNG

Xác định tỉ lệ BN- RLDNG và kháng insulin trong số các bệnh nhâncao tuổi có THA đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố

Hồ Chí Minh từ tháng 06/2012 đến 05/2013

MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT

1 Xác định đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhâncao tuổi có THA

2 Xác định tỷ lệ RLDNG và tỷ lệ kháng insulin trên bệnh nhân cao tuổi cóTHA

3 Xác định mối liên quan giữa tình trạng kháng insulin và tình trạngRLDNG với các yếu tố tuổi, giới, lối sống, chỉ số khối cơ thể (Body MassIndex-BMI), vòng eo (VE), tỷ số eo/hông (Waist-hip ratio-WHR),triglycerid (TG), cholesterol, LDL-C và HDL-C trên bệnh nhân cao tuổi cóTHA

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN

1.1 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Định nghĩa người cao tuổi

Hiện nay mặc dù chưa có tiêu chuẩn thống nhất nào cho các quốc gia,nhưng Liên Hợp Quốc chấp nhận lấy mốc trên 60 tuổi được coi là người caotuổi trong đó thường phân lớp tuổi thành 3 nhóm sơ lão (60-69 tuổi), trung lão(70-79 tuổi) và đại lão (≥ 80 tuổi) Riêng tại Việt Nam, theo Pháp lệnh vềngười cao tuổi ngày 8/4/2000 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa X quyđịnh người trên 60 tuổi xác định là người cao tuổi kể cả nam và nữ Nghiêncứu của chúng tôi lấy mốc người cao tuổi là người có độ tuổi trên 60 tuổi

1.1.2 Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp

Theo Hướng Dẫn Kiểm Soát THA của Hiệp Hội Quốc Tế về THAthuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 1999, THA được định nghĩa là khi huyết

áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg ở người không sử dụng thuốc hạ áp Đối với người bị ĐTĐ, mức HA

≥ 130/80 mmHg được định nghĩa là THA Trong các nghiên cứu dịch tễ học,THA thường được định nghĩa là HATT ≥ 140 mmHg và HATTr ≥ 90 mmHgđược đo trong một lần khám có thể ước lượng thấp số hiện mắc thực sự

Phân loại THA có sự chỉnh đổi theo quan niệm điều trị mới cập nhậthàng năm Theo WHO/ISH quy định vào năm 2003 thì THA chia làm 3 độnhư sau:

Bảng 1.1 Bảng phân loại THA Theo WHO/ISH 2003

Trang 16

Bảng 1.2 Bảng phân loại THA theo JNC VII 2003

Bảng 1.3 Phân loại THA do Hội Tim Mạch Việt Nam

(mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

Nếu HATT và HATTr không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn

để xếp loại Tăng HATT đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến độngcủa HATT

Ở NCT còn có xu hướng mắc THA áo choàng trắng, THA tâm thu đơnđộc, THA giả tạo và hạ huyết áp (HA) tư thế đứng

Trang 17

-Tăng huyết áp áo choàng trắng: bệnh nhân có huyết áp hằng ngày hoặchuyết áp 24 giờ trong giới hạn bình thường nhưng lại tăng khi được đo ở bệnhviện hoặc phòng khám bác sĩ Tỷ lệ THA áo choàng trắng tăng theo tuổi.Nguyên nhân một phần là do cảm xúc lo lắng, bất an thường gặp ở NCT khi

đi khám bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán THA áo choàng trắng khi đo huyết

áp tại phòng khám ở bệnh viện > 140/90 mmHg (với nhiều lần khám) vàhuyết áp 24 giờ < 125/80 mmHg Những bệnh nhân này cần được theo dõisát, thay đổi lối sống Việc sử dụng thuốc chỉ đặt ra khi có bằng chứng tổnthương cơ quan đích hoặc nguy cơ tim mạch cao

-Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: đối với NCT, HATT có xu hướng tăng vàHATTr có xu hướng giảm Bệnh nhân được chẩn đoán THA tâm thu đơn độckhi trị số HA tâm thu > 140 mmHg và HA tâm trương < 90 mmHg

-Tăng huyết áp giả tạo: ở NCT, thành động mạch ngoại biên trở nên xơcứng Khi đo HA, động mạch cánh tay hoặc động mạch quay vẫn bắt được dùbăng quấn đã được bơm căng (dấu Osler dương tính) Nếu nghi ngờ có tìnhtrạng THA giả tạo, bệnh nhân cần được đo HA nội động mạch để chẩn đoánxác định THA và theo dõi điều trị

-Hạ huyết áp tư thế đứng: bệnh nhân cần được đo HA ở cả tư thế ngồi và

tư thế đứng Hạ HA tư thế khi HA tâm thu giảm > 20 mmHg và/hoặc HA tâmtrương giảm > 10 mmHg trong vòng 3 phút khi đo ở tư thế đứng Nguyênnhân của hạ HA tư thế ở người cao tuổi là do (1) sự nhạy cảm của phản xạ ápsuất giảm dần theo tuổi, (2) suy giảm hệ thần kinh tự động (2) giảm thể tíchtuần hoàn do mất nhiều muối từ thận, hậu quả của giảm renin, aldosterone,dùng thuốc lợi tiểu, ăn uống kém…

1.1.3 Định nghĩa rối loạn dung nạp glucose

Một Ủy Ban chuyên gia được tài trợ bởi ADA đã xác định một nhómcác bệnh nhân có đường huyết trên mức bình thường nhưng lại dưới ngưỡngchẩn đoán mắc ĐTĐ Nhóm bệnh nhân này bao gồm những bệnh nhân

Trang 18

RLDNG hoặc bệnh nhân giảm đường huyết lúc đói Những bệnh nhân mắcRLDNG được định nghĩa là những người có giá trị đường huyết đo bằngnghiệm pháp dung nạp glucose 2 giờ trong khoảng 140-199 mg/dL (ngưỡngđường huyết dung nạp glucose sau 2 giờ bình thường là < 140 mg/dl) và nồng

độ đường huyết lúc đói < 126 mg/dL Những bệnh nhân mắc giảm đườnghuyết lúc đói được định nghĩa là những người có giá trị đường huyết lúc đói

từ 100-125 mg/dL (ngưỡng đường huyết lúc đói bình thường là < 100 mg/dL)

Với định nghĩa trên, sẽ có sự trùng lắp giữa hai nhóm Để nghiên cứuđộc lập đặc tính của riêng hai nhóm này, các định nghĩa RLDNG đơn độc vàgiảm đường huyết lúc đói đơn độc được đưa ra Bệnh nhân mắc giảm đườnghuyết đơn độc là những người có đường huyết lúc đói trong khoảng 100 –125mg/dl và đường huyết trong nghiệm pháp dung nạp glucose 2 giờ < 140mg/dl Bệnh nhân mắc RLDNG là những người có đường huyết dung nạpglucose 2 giờ trong khoảng 140–199 mg/dl và đường huyết lúc đói < 100mg/dl Các nhà khoa học cũng đưa ra định nghĩa bệnh nhân mắc đồng thờiRLDNG và giảm đường huyết lúc đói là những người vừa có đường huyết lúcđói trong khoảng 100–125 mg/dl và đường huyết dung nạp glucose 2 giờtrong khoảng 140–199 mg/dl Ngược lại, bệnh nhân có dung nạp glucose bìnhthường khi đường huyết lúc đói < 100 mg/dl và đường huyết nghiệm phápdung nạp glucose 2 giờ < 140 mg/dl

Việc xác định những bệnh nhân mắc RLDNG và giảm dung nạp đườnghuyết lúc đói rất quan trọng vì hai thể rối loạn đường huyết này đều có thểtiến triển thành ĐTĐ Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 25% số bệnhnhân mắc RLDNG hoặc giảm đường huyết lúc đói sẽ tiến triển thành ĐTĐ,50% vẫn trong tình trạng đường huyết bình thường và 25% sẽ chuyển vềtrạng thái dung nạp glucose bình thường

Trang 19

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghiên cứu chủ yếu tập trung xác định nhómRLDNG vì một số lý do Một nghiên cứu phân tích dữ liệu của 6 nghiên cứutiến cứu cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ ở người mắc RLDNG cao gấp 3,6-8,7lần/năm so với các nhóm không mắc RLDNG, do đó RLDNG có nhiều khảnăng dự đoán tỷ lệ một người chuyển sang ĐTĐ chính xác hơn so với giảmđường huyết lúc đói Bên cạnh đó đối với nhóm giảm đường huyết lúc đói,định nghĩa ngưỡng chẩn đoán cho nhóm này có thay đổi qua các năm Năm

1997 ADA định nghĩa ngưỡng đường huyết lúc đói bình thường trong khoảng110-125 mg/dL, tuy nhiên đến năm 2003 ngưỡng này đã thay đổi thành 100-

125 mg/dL Chính điều này dẫn đến việc so sánh kết quả của các nghiên cứutrước và sau khi đổi ngưỡng bình thường của giảm đường huyết lúc đói gặpnhiều khó khăn Ngoài ra nhiều nghiên cứu cắt ngang theo chiều dọc cho thấymặc dù cả hai nhóm giảm đường huyết lúc đói và RLDNG đều có mối liênquan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân, nhưng RLDNG có tỷ lệtiên đoán cao hơn so với giảm đường huyết lúc đói[38,122]

Vấn đề nhạy cảm insulin được Himsworth đề cập đầu tiên năm 1936xuất phát từ tăng liều insulin nhằm duy trì đáp ứng điều trị Năm 1998,Reaven đã mô tả vai trò của tăng insulin trong huyết thanh, tình trạng kháng

Trang 20

insulin có liên quan đến rối loạn chuyển hóa thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐtype 2 và đặt tên là “Hội chứng X” mà ngày nay được gọi là hội chứngchuyển hóa Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ được đề cập đến trong nhiềunghiên cứu từ những năm 1990 thế kỷ 20 cho đến nay Hiện nay kháng insulinkhông những được ghi nhận trong những trường hợp dùng insulin để điều trị,

mà kháng insulin còn gặp ở những tình trạng mà sự dung nạp glucose có thểbình thường hoặc trong tình trạng RLDNG hoặc ĐTĐ

1.2 Cơ chế kháng insulin

Ở một người khỏe mạnh, insulin vận hành các hoạt động tại các môđích thông qua quá trình phosphoryl hóa một loại thụ thể tyrosine kinase nằmtrong màng tế bào còn gọi là thụ thể insulin (insulin receptor-IR) Khi insulingắn vào tiểu đơn vị α của IR sẽ kích hoạt men tyrosine kinase của tiểu đơn vị

β của IR dẫn đến quá trình tự phosphoryl hóa và phosphoryl hóa tyrosine củacác chất nền của IR (IR substrate- IRS) bao gồm IRS-1 và IRS-2 Các chấtnày sẽ tương tác với men phosphatidylinositol 3-kinase (PI 3-K) kích hoạt yếu

tố hoạt hóa chính Akt (hay còn gọi là men protein kinase B) hấp thụ glucosethông qua quá trình vận chuyển glucose vào tế bào bởi các chất vận chuyểnglucose chính là GLUT-4

Kháng insulin có thể gây ra do những bất thường ở giai đoạn tiền thụthể (trước khi insulin gắn vào thụ thể IR), bất thường ở thụ thể (khiếm khuyếttại thụ thể) hoặc giai đoạn hậu thụ thể insulin (khiếm khuyết các thành phầntrong con đường truyền tín hiệu) Bất thường tiền thụ thể bao gồm sự hiệndiện của kháng thể kháng insulin và các insulin bất thường (đột biến) Bấtthường thụ thể bao gồm giảm số lượng thụ thể, biến đổi cấu trúc thụ thểinsulin, và sự hiện diện của kháng thể khóa thụ thể insulin Cả hai dạng bấtthường này thường ít khi xảy ra Dạng bất thường phổ biến nhất trong các

Trang 21

trường hợp kháng insulin chính là bất thường hậu thụ thể thông qua conđường truyền tín hiệu hậu thụ thể.

Cơ chế truyền tín hiệu hậu thụ thể

Insulin có nhiều tác động vật lý chia thành hai dạng là dạng tức thời vàdạng lâu dài Tác động tức thời bao gồm các tác động lên quá trình chuyểnhóa qua trung gian và tác động lâu dài bao gồm các tác động lên tăng trưởng

và tăng sinh của insulin Hai tác động này thông qua hai con đường truyền tínhiệu hoàn toàn khác biệt Một con đường truyền tín hiệu insulin thông quaprotein và men phosphatidyl inositol 3-kinases (PI3-K) đến một loạt cácprotein nội bào Truyền tín hiệu theo con đường này đóng vai trò quan trọngtrong việc chuyển các hoạt động của insulin hoặc yếu tố tăng trưởng giốnginsulin (insulin like growth factor-1- IGF-1) đến các mô tim mạch và các mônhạy với insulin PI3-K gián tiếp làm tăng nồng độ NO, bơm Na+, kênh K+,

và độ nhạy thớ cơ đối với Ca2+ thông qua việc tăng sự vận chuyển và hoán vịgiữa các thành phần NO và các đơn vị bơm cation bên cạnh việc vận chuyểnglucose thông thường Con đường truyền tín hiệu thứ hai liên quan đến việckích hoạt men protein kinase phân bào (AKT), là men tăng cường quá trìnhtăng trưởng và phân bào

Ở hầu hết bệnh nhân có tình trạng kháng insulin, các nhà khoa học pháthiện dạng kháng insulin thông qua con đường PI3-K Vì lý do này, nên thuậtngữ “kháng insulin” được định nghĩa trên lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng làtình trạng suy giảm cơ chế chuyển hóa glucose Hay nói cách khác khánginsulin xảy ra khi có sự suy giảm hoạt động của men PI3-K Tuy nhiên về mặtsinh lý học và sinh bệnh học, khái niệm “kháng insulin” còn được dùng để chỉchung cho tình trạng kháng insulin theo cả hai con đường PI3-K và AKT

Cơ chế gây kháng insulin

Trang 22

Có nhiều cơ chế liên quan đến đề kháng insulin ở giai đoạn hậu thụ thể.Các cơ chế được cho là chịu trách nhiệm trong việc ức chế quá trìnhphosphoryl hóa của IR và các IRS bao gồm quá trình phân giải qua trung gianproteasome , quá trình khử phosphoryl qua trung gian phosphatase , và quátrình phosphoryl hóa serine/threonine qua trung gian kinase Cụ thể là quátrình phosphoral hóa của IRS-1 trên serine Ser612 sẽ gây ra việc phân táchtiểu đơn vị p85 của PI3-K, ức chế việc truyền tín hiệu của insulin đến các môđích Ngoài ra quá trình phosphoryl hóa IRS-1 trên Ser307 sẽ dẫn đến sự phântách chất này từ thụ thể insulin và kích hoạt quá trình phân giải bởiproteasome, một quá trình sẽ gây suy giảm việc truyền tín hiệu insulin.

Nguyên nhân gây kháng insulin

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân.Các nguyên nhân đã được xác định là bất thường về di truyền, béo phì và kémvận động, các hormone đối vận, bất thường về miễn dịch (kháng thể khánginsulin, kháng thể thụ thể kháng insulin), sử dụng thuốc, suy dinh dưỡng thai

kỳ, và các tình trạng bệnh lý khác (stress, bệnh nhiễm trùng mạn tính, mangthai, đói kém, xơ gan, tăng ure huyết)

1.3 Cơ chế rối loạn dung nạp glucose

1.3.1 Cơ chế rối loạn dung nạp glucose

ĐTĐ type 2 là một bệnh lý gây ra do ba cơ chế khiếm khuyết chuyểnhóa là kháng insulin, suy giảm tiết insulin và tăng sản xuất glucose ở gan.Trong 3 khiếm khuyết này, kháng insulin là khiếm khuyết xảy ra đầu tiên.Ban đầu, tế bào beta tụy vẫn có khả năng bù trừ bằng cách tăng nồng độinsulin do đó dẫn đến tình trạng tăng insulin huyết Sự bù trừ này sẽ giúp duytrì nồng độ glucose ở mức bình thường trong một khoảng thời gian (có thể lênđến vài năm), nhưng tình trạng RLDNG sẽ diễn ra nếu hiện tượng tăngglucose xuất hiện sau bữa ăn Nếu tình trạng RLDNG kéo dài, các tế bào beta

Trang 23

trở nên trơ với glucose, và mặc dù khi đó tế bào beta vẫn tiếp tục tiết ra lượnginsulin như trước nhưng sự thiếu hụt insulin tương đối bắt đầu xảy ra Hiệntượng này kéo dài sẽ dẫn đến chức năng tiết insulin của tế bào beta bị suygiảm hẳn, lượng insulin trong máu thiếu hụt càng nhiều càng làm cho tìnhtrạng tăng glucose huyết trở nên trầm trọng hơn Khi tình trạng thiếu hụtinsulin diễn ra, tại gan cũng bắt đầu quá trình phân giải glycogen thànhglucose để bù vào lượng glucose thiếu hụt (trong thực tế lúc này cơ thể đangtrong tình trạng tăng glucose huyết trầm trọng) Sự bù đắp glucose từ gan sẽcàng làm tăng glucose huyết ngay cả khi bệnh nhân không ăn uống Bệnhnhân lúc này mắc phải tình trạng gọi là giảm đường huyết lúc đói

1.3.2 Cơ chế rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi

Cơ chế RLDNG ở NCT cũng tương tự như ở các nhóm tuổi khác khinguyên nhân đưa đến RLDNG ở NCT là do kháng insulin và suy giảm chứcnăng tiết insulin của tế bào beta

Kháng insulin ở người cao tuổi

Tăng đề kháng insulin ở NCT liên quan chặt chẽ đến tăng tích mỡ tạng

Ở NCT mặc dù trọng lượng khối cơ thể có thể suy giảm (giảm 19% ở đàn ông

và 12% ở phụ nữ trong độ tuổi 60), nhưng lại có hiện tượng tích mỡ ở cơ vàcác tế bào gan Một nghiên cứu của Kanaya cho thấy tích mỡ tạng có mốiliên quan chặt chẽ hơn với kháng insulin và ĐTĐ ở phụ nữ cao tuổi so với cácchỉ số BMI và các chỉ số đo lường phân bố mỡ khác Tuy nhiên, hiện tượngtích mỡ tạng còn được phát hiện ở cả NCT khỏe mạnh, vì vậy các nhà khoahọc cho rằng tích mỡ tạng là một hiện tượng sinh lý bình thường ở NCT vàchính hiện tượng này đã ảnh hưởng đến khả năng nhạy cảm với insulin tại cơ

và gan Cơ chế giải thích hiện tượng tăng mỡ tạng cho đến nay vẫn chưađược biết, nhưng một số nhà khoa học cho rằng có liên quan đến sự suy giảmchức năng của ty thể ở NCT

Trang 24

Ngoài hiện tượng tích mỡ tạng, sự thay đổi lối sống của NCT cũng làyếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với insulin của các cơ quan trong cơ thể.Các thay đổi trong lối sống bao gồm thay đổi thói quen ăn uống với việc ănnhiều chất béo bão hòa và đường đơn, ít vận động thể chất cũng như giảm sứcmạnh thể chất ở NCT

Các yếu tố khác hiện nay đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu là cáchormone được tạo ra từ các mô mỡ chẳng hạn như adiponectin và leptin.Nồng độ leptin được chứng minh là giảm dần theo độ tuổi trong đó nữ giảmnhiều hơn nam Bởi vì leptin làm giảm khẩu vị do đó nếu nồng độ leptin giảm

sẽ góp phần dẫn đến việc ăn uống thiếu điều độ ở NCT từ đó dẫn đến tích mỡtạng và thay đổi các thành phần cơ thể Adiponectin là một protein có đặctính kháng viêm cũng được chứng minh làm giảm kháng insulin Một nghiêncứu cho thấy ở NCT có nồng độ Adiponectin cao thì nguy cơ mắc ĐTĐ giảmxuống

Giảm tiết insulin ở người cao tuổi

Cơ chế thứ hai gây giảm dung nạp glucose ở NCT cũng quan trọngkhông kém so với tăng kháng insulin chính là suy giảm chức năng của tế bàobeta tụy gây rối loạn cơ chế tiết insulin Các nghiên cứu cho thấy sau khi đãloại trừ các yếu tố liên quan đến tuổi, ở NCT có sự suy giảm đến 50% khảnăng tiết insulin của các tế bào beta tụy Ở NCT còn có hiện tượng suy giảmtần suất, số lượng các đợt tiết insulin định kỳ, và rối loạn trật tự của các đợttiết insulin Điều này dẫn đến cơ thể NCT không còn có thể kiểm soát tốt việctiết glucose tại gan

Cho đến nay cơ chế gây suy giảm chức năng tế bào beta ở tụy vẫn chưađược nghiên cứu đầy đủ Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng sự suygiảm chức năng tế bào beta có thể do các incretins của đường ruột gây ra.Incretins gồm hai loại hormone đường tiêu hóa là gastric inhibitory

Trang 25

polypeptide (GIP) và glucagon-like peptide-1 (GLP-1), là hai loại hormonetăng tiết insulin lên mức cao hơn sau khi cho bệnh nhân uống đường so vớilượng insulin tiết ra khi cho bệnh nhân dung nạp một lượng đường tương ứngnhưng bằng đường tiêm tĩnh mạch Ở NCT không mắc ĐTĐ, GLP-1 đượctăng tiết sau khi cho đối tượng uống đường nhưng không gây tăng nồng độinsulin, còn ở NCT mắc ĐTĐ, GLP-1 được tiết ra ít đi và tế bào beta khángvới tác động của GIP Một số giả thuyết khác cũng được đặt ra để giải thích sựsuy giảm hoạt động của tế bào beta tụy ở NCT như sự gia tăng các acid béo tự

do khi lớn tuổi, sự tích mỡ ngay bên trong tế bào beta, sự suy giảm số lượng

tế bào beta và sự tích tụ amylin

1.4 Cơ chế tăng huyết áp

1.4.1 Cơ chế tăng huyết áp

Mặc dù THA có tỷ lệ hiện mắc cao trên toàn thế giới và rất nhiềunghiên cứu đã tìm hiểu về sinh bệnh học và nguyên nhân gây THA, nhưngtrong thực tế cũng chỉ có khoảng 5% bệnh nhân có thể xác định được nguyênnhân gây THA Thêm vào đó mặc dù nhiều loại thuốc hạ áp hiện đại và hiệuquả cao được ra đời nhưng số lượng bệnh nhân bị THA không thể kiểm soátvẫn rất cao Điều này cho thấy cơ chế sinh bệnh học của THA rất phức tạp

Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thần kinh tự chủ và thậnđóng vai trò chính trong việc kiểm soát THA Thời gian gần đây, hệ miễn dịchđược xem như cũng có vai trò trong sinh bệnh học của THA khi nhiều nghiêncứu tổng quan y văn cho thấy vai trò của các tế bào T trong việc hình thànhTHA Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ được tiến hành trên các mô hình thửnghiệm do đó cần tiến hành thêm các nghiên cứu trên người để kiểm chứngvai trò của các tế bào T trong sinh bệnh học THA nguyên phát

Ở bệnh nhân THA những biến đổi trong cấu trúc và chức năng của hệmạch là yếu tố chính góp phần dẫn đến các biến chứng tim mạch Khi tình

Trang 26

trạng THA xảy ra, các biến đổi hệ mạch xuất hiện bao gồm suy giảm chứcnăng màng mạch, biến đổi cấu trúc mạch máu, viêm nhiễm mạch máu, tăng

độ cứng và giảm độ linh động thành mạch Ban đầu hệ mạch sẽ thích nghi vớinhững biến đổi do tình trạng THA gây ra nhưng theo thời gian hệ mạch suygiảm sự thích nghi và từ đó đóng vai trò như yếu tố góp phần dẫn đến biếnchứng tim mạch ở bệnh nhân THA Các biến chứng tim mạch đã được chứngminh ở bệnh nhân THA bao gồm suy tim, đột quỵ, suy thận và giảm chứcnăng cương dương ở nam giới

Dưới góc độ tế bào, những biến đổi ở hệ mạch được ghi nhận thôngqua những biến đổi chức năng của tế bào màng mạch, quá trình tăng trưởnghoặc chết theo chương trình của các tế bào cơ trơn mạch máu, quá trình xơvữa thành mạch, quá trình co rút mạnh và vôi hóa hệ mạch Hiện tượng viêm,hiện tượng tăng biểu lộ của các gen tiền viêm nhạy với oxi hóa khử, và hiệntượng hóa hướng động và thâm nhiễm của các tế bào viêm vào hệ tuần hoàncũng góp phần gây ra những biến đổi ở hệ mạch Những biến đổi hệ mạch kểtrên tạo nên “kiểu hình hệ mạch” của THA, một hiện tượng chỉ có thể đượctheo dõi và ghi nhận trong các nghiên cứu theo dõi trong thời gian dài Nhiềubiến đổi hệ mạch thường xảy ra khi tuổi cao, do đó “kiểu hình hệ mạch” củaTHA trong giai đoạn đầu của cuộc đời được gọi là “kiểu hình hệ mạch giaiđoạn sớm”

Ở cấp độ phân tử, các bất thường trong các con đường truyền tín hiệudẫn đến biến đổi ở cấp độ tế bào của hệ mạch đã được ghi nhận bao gồm conđườn truyền tín hiệu của men phospholipase C–inositol phosphate–diacylglycerol, men protein kinase hoạt hóa sự phân bào, men tyrosinekinases/phosphatases, men RhoA/Rhokinase, các yếu tố phiên mã và các chấtoxy hóa khử có gốc men NADPH Những con đường truyền tín hiệu này sẽđược kích hoạt phần lớn bởi các peptids tiền THA chẳng hạn như angiotensin

Trang 27

(Ang) II và endothelin-1 (ET-1) truyền tín hiệu thông qua các thụ thể nhị phân

tử protein G trên màng tế bào Ngoài Ang II và ET-1, aldosterone thông quathụ thể mineralocorticoid nội bào cũng đã được chứng minh là ảnh hưởng đếnchức năng và cấu trúc tim mạch qua cơ chế không liên quan đến thận ở bệnhnhân THA Tầm quan trọng của aldosterone trong sinh bệnh học của THAgần đây được nhấn mạnh do các phát hiện về đột biến tại các kênh K+ ở bệnhnhân cường aldosterone và THA

1.4.2 Cơ chế tăng huyết áp ở người cao tuổi

Cơ chế gây THA ở NCT phần lớn liên quan đến những biến đổi ở hệđộng mạch Các nghiên cứu lão khoa đã chứng minh được rằng có sự tăngdần về áp suất động mạch cánh tay bắt đầu từ độ tuổi trưởng thành cho đếngiai đoạn tuổi 80, mặc dù có thể có sự khác biệt về mức độ tăng giữa cácnhóm dân số khác nhau Các hiện tượng khác bao gồm giãn động mạch lớn

và động mạch chủ, dày thành động mạch, tăng các chất xơ collagen trongthành động mạch, giảm mật độ glucoprotein của các sợi đàn hồi, tăng khoánghóa (CaPO4) elastin, và tăng thành sau của tâm thất trái cũng đã được ghinhận khi độ tuổi càng tăng dần Các biến đổi về mặt chức năng hệ động mạchbao gồm tăng áp lực thành động mạch, tăng kháng lực ngoại biên và tăng độcứng động mạch (ngay cả trong trường không bị THA) sẽ gây ra hiện tượngtăng tốc độ sóng nhịp động mạch làm cho sóng nhịp phản hồi trở về độngmạch ngực trước khi giai đoạn tống máu của tâm thất trái kết thúc, dẫn đến sựtích tụ các sóng nhịp làm tăng HATT, tăng áp lực lên tâm thất trái nhưng lạilàm giảm HATTr ở NCT Các nghiên cứu còn cho thấy tuổi cao còn đi kèmvới sự suy giảm chức năng thụ thể carotid và các đáp ứng giãn mạch quatrung gian thụ thể β-adrenergic Berry và cộng sự báo cáo rằng các hiệntượng kể trên đặc biệt là hiện tượng tăng độ cứng động mạch chủ, tăng sốlượng sóng phản hồi xảy ra phổ biến ở nữ cao tuổi mắc THA hơn so với nam

Trang 28

cao tuổi mắc THA, mặc dù trung bình áp suất động mạch cánh tay của namcao hơn nữ

1.5 Dịch tễ học tăng huyết áp, kháng insulin và rối loạn dung nạp glucose

ở người cao tuổi

1.5.1 Tăng huyết áp ở người cao tuổi

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều đã chứng minh ở người có độtuổi cao số hiện mắc THA cũng tăng cao đáng kể, nhất là THA tâm thu ởngười có độ tuổi từ 60 trở đi Một nghiên cứu của NHANES III cho thấy ởnhững người có độ tuổi từ 65-74, 60,9% nam giới và 74% nữ giới mắc THA Một số nghiên cứu dịch tễ khác tại Mỹ và Châu Âu cũng kết luận rằng số hiệnmắc THA ở NCT dao động từ 53%-72% Các nghiên cứu tại Việt Nam chothấy tỷ lệ THA ở nhóm đối tượng NCT cũng rất cao Nghiên cứu của Lê HoàiNam khảo sát hội chứng chuyển hóa (HCCH) trên bệnh nhân THA tại bệnhviện Đại Học Y Dược cho thấy có đến 72% bệnh nhân THA ≥ 51 tuổi trong

đó tỷ lệ bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 61–70 đã chiếm đến 41,5% Nghiên cứucủa Nguyễn Thanh Linh cũng trên nhóm đối tượng này cho thấy có đến 74%bệnh nhân THA mắc HCCH có độ tuổi > 60 Nghiên cứu của Võ Thị Hà Hoatại bệnh viện C Đà Nẵng cho thấy tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân THAmắc HCCH là 65,2 ± 10,2 năm Nghiên cứu của Phạm Ngọc Bạch tại bệnhviện Cao Lãnh cũng cho thấy > 85% bệnh nhân THA có độ tuổi từ 50 trở lên

Ở NCT mắc THA, THA tâm thu đơn độc là dạng phổ biến hơn so vớiTHA kết hợp hoặc THA tâm trương đơn độc, đặc biệt là ở phụ nữ Một nghiêncứu cho thấy ở NCT chưa điều trị THA, có đến 80% mắc THA tâm thu đơnđộc và chỉ có 14% có THA vừa tâm thu và tâm trương Một nghiên cứu chothấy có 76% nam giới cao tuổi sẽ tiến triển từ THA tâm thu đơn độc giai đoạn

I sang giai đoạn II trong khi tỷ lệ này ở nữ giới cao tuổi là 80%

Trang 29

Chế độ ăn là một trong những yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến HAcủa NCT Chế độ ăn nhiều muối đã được chứng minh từ lâu là góp phần gâyTHA không chỉ ở NCT mà còn ở bất kỳ độ tuổi nào Trong khi đó chế độ ănchứa nhiều Kali được chứng minh là làm giảm HATT và cả HATTr còn uốngrượu bia chỉ làm giảm HATTr Ngoài ra chế độ ăn giàu protein cũng làm giảmHATT của bệnh nhân Magie được chứng minh là không có bất kỳ tác độngnào đến HA của NCT

Sử dụng thuốc cũng đã được chứng minh có thể tác động đến HA củaNCT Gurwitz và cộng sự đã báo cáo các trường hợp bệnh nhân NCT khi sửdụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) bị THA Một nghiên cứukhác cũng trên NCT cho thấy sử dụng NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ mắcTHA ở NCT lên đến 1,66 (95%CI: 1.54–1.80) Một số thuốc khác như cácthuốc thay thế hormone lại được chứng minh có thể làm giảm HA ở NCT.Một nghiên cứu tại Baltimore cho thấy ở phụ nữ 65 tuổi, sử dụng liệu phápthay thế hormone trong vòng 10 năm có khả năng chỉ tăng 6,6 mmHg trongkhi ở phụ nữ không sử dụng tăng 25,6 mm HATT

Một số yếu tố nguy cơ khác liên quan đến HA của NCT cao tuổi baogồm béo phì, tiếp xúc với chì, di truyền và ngừng thở khi ngủ Ở phụ nữ hậumãn kinh, việc tiếp xúc với chì đã được chứng minh có khả năng làm tăngnguy cơ mắc THA Các dữ liệu từ nghiên cứu tim mạch tại Framingham cũngcho thấy rằng phụ nữ béo phì ở độ trung niên sẽ là yếu tố tiên đoán cao đếnviệc tăng HATT đơn độc khi lớn tuổi Một nghiên cứu của Strazzullo và cộng

sự báo cáo rằng các đột biến gen M235T trong hệ gen chuyển hóa angiotensin

có thể là một yếu tố nguy cơ làm THA ở NCT Ngừng thở khi ngủ cũng đượccho là có mối liên quan đến THA mặc dù mối tương quan này tương đối yếu ởnhững NCT > 80 tuổi

Trang 30

1.5.2 Tăng huyết áp, kháng insulin, rối loạn dung nạp glucose ở người cao tuổi

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi con ngườicàng lớn tuổi thì khả năng dung nạp glucose cũng giảm dần Nồng độ đườnghuyết lúc đói tăng khoảng 1–2 mg/dl sau mỗi 10 năm kể từ tuổi 30 và nồng độđường huyết sau bữa ăn cũng tăng khoảng 15 mg/dl sau mỗi 10 năm tuổi

Kháng insulin và THA là hai thành phần của hội chứng chuyển hóa vàđược chứng minh là tồn tại cùng lúc với nhau Các nghiên cứu lâm sàng chothấy có khoảng 50% các bệnh nhân mắc THA sẽ có tăng insulin máu hoặcgiảm dung nạp glucose, trong khi có đến 80% bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 sẽ

có THA Một nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân THA có 29,1% có ĐTĐ và30% có giảm dung nạp glucose

1.6 Mối liên quan giữa kháng insulin, rối loạn dung nạp glucose và tăng huyết áp

1.6.1 Tương tác giữa kháng insulin và tăng huyết áp

Giữa kháng insulin và THA có một mối quan hệ tác động qua lại trong

đó kháng insulin có thể dẫn đến THA và THA có thể làm tăng mức độ khánginsulin ở bệnh nhân Các nhà khoa học đã phát hiện được một số cơ chế tươngtác giữa kháng insulin và THA bao gồm cơ chế tương tác qua hệ renin-angiotensin, cơ chế tương tác qua hệ thần kinh giao cảm (HTKGC), và cơ chếtương tác qua hệ peptid Natri niệu

Cơ chế tương tác qua hệ renin-angiotensin (RAAS)

Ở những bệnh nhân có tình trạng các mô cơ xương và mạch máu cònnhạy với insulin, insulin và IGF-1 gây giãn mạch thông qua cơ chế chuyểnhóa các cation hóa trị 2 tại các tế bào cơ trơn mạch máu Các peptid này sẽhạn chế sự xâm nhập của các Ca2+ vào các tế bào cơ trơn mạch máu, giảm sựthoát Ca2+ từ các cơ quan bên trong tế bào cơ trơn mạch máu đồng thời kích

Trang 31

thích hoạt động của các bơm vận chuyển Na+, K+ dẫn đến giảm nồng độ Ca2+

và do đó gây hiện tượng giãn mạch Insulin/IGF-1 còn làm tăng sự hấp thu tếbào đối với Mg2+ và kích thích sản xuất NO thông qua con đường truyền tínhiệu PI3-K hoặc con đường AKT cũng tạo hiện tượng giãn mạch từ đó làmgiảm HA

Ở bệnh nhân THA, các nhà khoa học ghi nhận có hiện tượng tăng hệrenin-angiotensin cục bộ và toàn thân Điều này dẫn đến sự tăng cường kíchthích thụ thể angiotensin II (AT) từ đó làm tăng hoạt động của Ang II Ang IIthông qua thụ thể AT-1 sẽ ức chế hoạt động của insulin tại các mô cơ xương

và mạch máu bằng cách cắt đứt con đường truyền tín hiệu PI3-K và AKT củainsulin bằng cách hình thành các chất oxy phản ứng (ROS) dưới tác tác dụngcủa men oxidase Kết quả của sự ức chế này chính là tình trạng kháng insulin

ở bệnh nhân, giảm sản xuất NO tại các tế bào nội mạch, tăng co mạch tại các

tế bào cơ trơn mạch máu và làm giảm sự vận chuyển đường đến cơ xương.Khi tình trạng kháng insulin xảy ra, tế bào beta tiếp tục tiết nhiều insulin gâyhiện tượng tăng insulin huyết Nhiều nghiên cứu cho thấy insulin lại có tácdụng tăng tổng hợp AT-1 thông qua các cơ chế như tăng tính ổn định của cácARNm và thời gian bán hủy của ARNm tổng hợp nên các AT1R, từ đó cànglàm tăng cường hoạt động của các Ang II

Cơ chế tương tác qua hệ thần kinh giao cảm

Ở người có tình trạng insulin bình thường, HTKGC đặc biệt là HTKGCtại thận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ muối, giảm tiết Na, và kiểmsoát tình trạng THA Một số nghiên cứu đã tiến hành trên mô hình động vật bịcắt dây thần kinh giao cảm tại thận và ghi nhận thấy hiện tượng giảm giữmuối tại thận và vì vậy ảnh hưởng đến HA của động vật thử nghiệm Cácnghiên cứu cũng cho thấy rằng việc sử dụng thực phẩm chủ yếu là mỡ vàcarbohydrate có thể làm tăng hoạt động của hệ giao cảm trong khi tình trạng

Trang 32

đói và sụt cân sẽ làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm Insulin cótác dụng kích thích việc sử dụng và chuyển hóa glucose ở các tế bào vận hànhtại nhân giữa của vùng dưới đồi trên não, ức chế con đường truyền tín hiệugiữa các tế bào này và vùng cuống não, và đồng thời giải tỏa ức chế đườngtruyền của thần kinh giao cảm phát ra từ vùng cuống não Tất cả các tác dụngtrên của insulin lên hệ thần kinh giao cảm sẽ giúp duy trì sự cân bằng nănglượng trong cơ thể nhưng cũng sẽ gây ra một tác dụng phụ không mong muốnchính là kích thích giao cảm tại tim, thận và hệ mạch dẫn đến THA

Ở bệnh nhân THA, các nhà khoa học đã ghi nhận HTKGC bị rối loạnvận hành Các nghiên cứu cho thấy việc tăng cường hoạt động giao cảm ởngười bị THA sẽ dẫn đến những kích thích bất thường lên các thụ thể βadrenergic (β AR) gây kháng insulin thông qua việc hoạt hóa một loạt cácmen serine/threonine gây cản trở quá trình truyền tín hiệu của insulin

Cơ chế tương tác qua hệ peptide Na niệu

Hệ peptide Natri niệu là một hệ nội tiết tim mạch bao gồm 3 peptidevới tác dụng gây giãn mạch, bài tiết Na, lợi tiểu, giãn tim và kháng xơvữa/kháng tăng sinh là atrial natriuretic peptide (ANP), natriuretic peptide tạinão (BNP), và C-type natriuretic peptide (CNP) Các peptides này có hoạtđộng đối kháng với nhiều tác dụng của hệ RAAS Hay nói cách khác hệpeptide Natri niệu có vai trò bảo vệ đối với việc hình thành THA do có tácdụng giãn mạch và lợi tiểu cũng như tác dụng ức chế lên RAAS Một nghiêncứu cho thấy việc tiết ANP đối kháng với tình trạng kháng insulin ở bệnhnhân ĐTĐ đồng thời gây tăng bài tiết Na qua đường tiết niệu vì vậy làm giảmtình trạng THA ở bệnh nhân

1.6.2 Các nguyên nhân chung dẫn đến kháng insulin, rối loạn dung nạp glucose và tăng huyết áp

Trang 33

Bên cạnh tác dụng của insulin lên ĐTĐ và THA, nhiều quan sát trênlâm sàng cho thấy một số yếu tố có thể gây ra cả ba tình trạng kháng insulin,ĐTĐ, và THA cùng lúc Chẳng hạn các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiềumuối không chỉ làm THA mà còn làm tăng nồng độ insulin huyết và tăngnguy cơ ĐTĐ type 2 Các yếu tố khác như béo phì, tăng cân, hạn chế vậnđộng cũng là những yếu tố nguy cơ đối với cả THA và kháng insulin Nhưvậy có thể thấy ngoài mối quan hệ nhân quả do kháng insulin gây ra đối vớiTHA và ĐTĐ/RLDNG, cả ba tình trạng bệnh lý trên còn chịu ảnh hưởng từnhiều yếu tố chung.

Khiếm khuyết di truyền

Ban đầu các nhà khoa học nhận thấy ở bệnh nhân có THA nguyên phátchưa điều trị, nồng độ insulin lúc đói và sau bữa ăn đều cao hơn so với nhómchứng không THA Tuy nhiên ở bệnh nhân mắc THA thứ phát, nồng độinsulin lúc đói và sau bữa ăn có thể vẫn bình thường Vì THA nguyên phát cónguồn gốc từ khiếm khuyết về di truyền, do đó các nhà khoa học cho rằnggiữa kháng insulin và THA có mối liên quan nào đó về mặt di truyền Nghiêncứu của El-Atat trên chuột thí nghiệm cho thấy ở chuột mang gen khiếmkhuyết gây THA luôn có hiện tượng đề kháng insulin Các nghiên cứu quansát sau đó trên bệnh nhân có kháng insulin, béo phì, rối loạn mỡ máu, rối loạnđường huyết và THA phát hiện được những khiếm khuyết về di truyền trong

hệ gen của bệnh nhân Các khiếm khuyết về gen đã được công bố bao gồmđột biến thụ thể β3-adrenergic, vận hành quá trình phân giải lipid tại các mô

mỡ tạng, và hai dạng đột biến gen tại nhiễm sắc thể 7q (một đột biến gen ảnhhưởng đến nồng độ insulin và THA còn một đột biến gen liên quan đến leptin

là một peptide vận hành quá trình hấp thu thực phẩm) Ngoài ra ở ngườiChâu Á mắc THA và kháng insulin, các nhà khoa học còn phát hiện sự khiếmkhuyết CD36 là một chất vận chuyển các acid béo trong cơ thể Các bất

Trang 34

thường về di truyền phát hiện trong các trường hợp kháng insulin và THAcũng được thấy ở bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2, nhóm đối tượng bệnh nhânchiếm một phần lớn trong số các ca kháng insulin

sẽ dẫn đến việc tạo ra nhiều chất nền cho quá trình tổng hợp triglyceride ở gan

và điều này sẽ làm suy giảm con đường chuyển hóa đầu tiên của insulin

Béo phì cũng là yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng THA ở bệnh nhân.Các dữ liệu từ khảo sát NHANES cho thấy có mối quan hệ tuyến tính mạnhgiữa chỉ số BMI, HATT và HATTr cũng như nhịp tim ở dân số Mỹ Mô hìnhhồi quy tuyến tính hiệu chỉnh theo tuổi cho thấy nếu chỉ số BMI ở nam tăng1,7 kg/m2 và ở nữ tăng 1,25 kg/m2 hay chỉ số vòng eo tăng 4,5 cm ở nam và2,5 cm ở nữ thì HATT sẽ tăng lên 1 mmHg Theo dữ liệu từ nghiên cứu tạiFramingham béo phì xảy ra ở 78% bệnh nhân nam mắc THA nguyên phát và65% bệnh nhân nữ mắc THA nguyên phát

Phản ứng viêm mạn tính

Nhiều nghiên cứu đã quan sát và nhận thấy rằng các dấu chỉ tình trạngviêm nhiễm chẳng hạn như C-reactive protein (CRP) luôn tăng cao ở bệnhnhân mắc ĐTĐ, THA và hội chứng chuyển hóa (trong đó có kháng insulin) vàcũng chính là các yếu tố tiên đoán cho sự hình thành các tình trạng bệnh lý kểtrên Ang II được xem như chịu trách nhiệm chính trong tình trạng viêm mạchmáu cũng như tạo ra các chất oxy hóa khử như NADH/NADPH oxidase,Rho/Rho kinase, protein kinase C (PKC), và mitogen-activated protein kinase

Trang 35

(MAPK) Những chất oxy hóa khử này đã được chứng minh là đóng vai tròquan trọng trong cơ chế sinh bệnh học của ĐTĐ, THA và các tình trạng viêmnhiễm khác

Các stress tâm lý và hệ thần kinh giao cảm

Các yếu tố gây stress là các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thểdẫn đến những rối loạn về thể chất và tâm thần và cả sức khỏe con người.Nhiều nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh được rằng các stress tâm thần luôn

đi kèm với THA, bệnh tim mạch, béo phì, ĐTĐ và kháng insulin Cho đếnnay cơ chế tác động của stress đối với THA và ĐTĐ cũng như kháng insulinvẫn chưa được biết rõ, nhưng các nghiên cứu cho thấy cơ chế tác động có thểliên quan đến hệ TK giao cảm Khi hệ TKgiao cảm bị kích thích bởi các yếu

tố gây stress, các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng tăng nhịp tim và cunglượng tim và kích hoạt hệ RAAS Hệ TK giao cảm bị kích thích còn đóng vaitrò quan trọng trong việc suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất đã được chứng minh là một yếu tố có thể góp phầnthay đổi tình trạng ĐTĐ, THA ở bệnh nhân mắc các bệnh lý này Một nghiêncứu cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ giảm xuống đến 46% ở nhóm tập thể dục so vớinhóm không tập thể dục Trong một nghiên cứu khác trên 260 nam trung niên

có suy giảm dung nạp glucose, tỷ lệ mắc ĐTĐ giảm xuống 50% ở nhóm cótập thể dục thể thao so với nhóm không vận động thể lực Một nghiên cứu tạiPhần Lan cho thấy bệnh nhân có vận động thể lực vừa và nặng sẽ có khả nănggiảm nguy cơ mắc ĐTĐ xuống 49% và 65% so với nhóm vận động thể lựcnhẹ hoặc không vận động thể lực Nghiên cứu CARDIA theo dõi các đốitượng trong thời gian 15 năm cho thấy tỷ suất mắc THA của đối tượng giảm17% nếu các đối tượng tập 300 lần bài tập thể dục ở mức độ vừa Nghiên cứuARIC cho thấy vận động thể lực mức độ vừa như chạy xe đạp và đi độ có thể

Trang 36

làm giảm 34% nguy cơ mắc THA so với nhóm ít hoạt động hơn Như vậy cóthể thấy vận động thể lực làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ và THA Cơ chế tácđộng của vận động thể lực chủ yếu liên quan đến việc giảm cân nặng, tăngkhả năng dung nạp glucose và các yếu tố khác

1.7 Các phương pháp đo lường kháng insulin

Có 2 phương pháp xác định tình trạng kháng insulin đó là phương pháptrực tiếp và phương pháp gián tiếp

1.7.1 Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp hay là phương pháp kẹp insulin (EHIC:Euglycemic Hyperinsulinmic Clamp) thường được xem như là một tiêu chuẩnvàng trong chẩn đoán kháng insulin Đây là phương pháp đánh giá sát thực vàkhác quan hơn cả, thường được sử dụng để đo độ nhạy của insulin ở mô và

cơ, cho phép đánh giá số lượng glucose toàn bộ cơ thể được sử dụng quatrung gian insulin Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện trong nghiêncứu lâm sàng và dịch tễ học mà phần lớn được thực hiên trong các phòng thínghiệm do kỹ thuật quá phức tạp và tốn kém

1.7.2 Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp xác định tình trạng kháng insulin thông quanồng độ insulin và glucose máu lúc đói Phương pháp này được áp dụngnhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học Có nhiều phương phápgián tiếp hiện đang được sử dụng để đo lường nồng độ insulin:

- Định lượng insulin cơ bản lúc đói I 0: chỉ số này tùy theo từng dân tộc Ví

dụ, ở những người phụ nữ da trắng nếu I0 đạt trên 20 µU/mL là có khánginsulin, nhưng ở những người phụ nữ Mỹ gốc Mehico lại chỉ cần giá trị I0 trên12µU/mL là có kháng insulin

- Chỉ số Glucose/Insulin huyết tương lúc đói: kết quả càng thấp chứng tỏ

mức độ kháng insulin càng cao Giá trị chỉ số G/I nhỏ hơn 4,5 lần là có kháng

Trang 37

insulin, giá trị này tương đương với độ nhạy insulin là 95% so với bìnhthường.

- Chỉ số ISI (Insulin Sensitivity Index): thông thường chỉ số ISI < 6,3 mU/L

là có kháng insulin, gần đây WHO khuyến cáo, nếu chỉ số ISI nhỏ hơn 25%

so với quần thể chung thì coi như có kháng insulin

- Chỉ số HOMA: Năm 1998 WHO quy ước kháng insulin khi chỉ số HOMA

lớn hơn tứ phân vị trên của nhóm chứng

- Chỉ số QUICKI (Quantitative Insulin Sensitivity Check Index): WHO quy

định có đề kháng insulin khi QUICKI nhỏ hơn tứ phân vị thấp nhất trongnhóm chứng

-Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT: Oral glucose tolerance test): là phương pháp định lượng nồng độ insulin và glucose trước

và sau khi làm OGTT Người ta đánh giá khi có sự gia tăng bất thường nồng

độ insulin và/hay glucose lúc đói và/hay sau khi uống glucose so với nhómchứng Đây là phương pháp sử dụng đầu tiên và cho đến nay vẫn còn áp dụngtrong nghiên cứu dịch tễ học cũng như trên lâm sàng vì đơn giản, không taibiến, có thể tái lập nếu cần

1.7.3 Phương pháp HOMA IR (Homeostasis Model Assessment insulin resistance).

Năm 1985, Matthews và cộng sự đã đưa ra công thức tính chỉ số khánginsulin HOMA-IR và được áp dụng cho đến ngày nay Theo Mathews chỉ số HOMA-IR được tính như sau:

Tương tự như HOMA, có một số chỉ số thay thế khác đo kháng insulinchẳng hạn như log (HOMA), và chỉ số kiểm tra độ nhạy insulin (QUICKI).Chen và cộng sự chứng minh rằng log (HOMA) và QUICKI có tương quan

Trang 38

tuyến tính với phương pháp kẹp glucose và đo lường tốt hơn so với các chỉ sốthay thế khác

1.8 Phương pháp đo lường rối loạn dung nạp glucose

Sử dụng xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống Cách thực hiệnbao gồm lấy máu để thử đường huyết lúc đói, nếu đường huyết từ 109,8-124,2 mg/dl thì cho uống 75g glucose, lấy máu lần thứ hai sau 2 giờ và kếtluận

Nếu đường huyết sau khi uống glucose ≥ 200 mg/dL, tức kết quả xétnghiệm là bất thường, bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm này lại vào mộtngày khác để khẳng định lại kết quả Nếu kết quả lần xét nghiệm thứ hai cũngbất thường chứng tỏ bệnh nhân đã mắc ĐTĐ

Nếu đường huyết nằm trong khoảng 140-199 mg/dL, thì bệnh nhânđược chẩn đoán là RLDNG

Nếu đường huyết < 140 mg/dL, bệnh nhân không mắc ĐTĐ

1.9 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.9.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Lloyd-Shelock năm 2014 khảo sát dữ liệu SAGE của35.125 NCT > 60 tại quốc gia Trung Quốc, Ghana, India, Mexico, Liên BanNga và Nam Phi Tỷ lệ THA chung tương tự như tại các nước phát triển(52.9%; dao động từ 32.3% ở Ấn Độ cho đến 77.9% ở Nam Phi) THA có mốikết hợp với thừa cân/béo phì và phổ biến ở nữ hơn so với nam, ở người sửdụng rượu nhiều hơn so với ít sử dụng rượu, và ở người có thu nhập thấp sovới người có thu nhập cao

Nghiên cứu của Kawamoto năm 2010 trên 3.164 bệnh nhân cho thấychỉ số HOMA-IR có mối liên quan thuận với HATT (r=0,171) và HATTr(r=0,170) Tăng TG, giảm HDL-C, hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric, vàtăng chỉ số HOMA-IR chính là những yếu tố góp phẩn thúc đẩy tình trạng

Trang 39

THA của bệnh nhân Phân tích hồi quy đa tuyến tính cho thấy chỉ số HOM-IR

có mối tương quan độc lập với sự hình thành tiền THA và THA

Nghiên cứu của Deepak Parchwain năm 2010 trên 325 bệnh nhân THA

và 100 người khỏe mạnh cho thấy tỉ lệ RLDNG là 30,46%, tỉ lệ ĐTĐ là9,53%, tỉ lệ đề kháng insulin cao với chỉ số HOMA-IR trung bình ở 2 nhóm là7,6 ± 4,2 và 2,9 ± 2,6

Nghiên cứu của Muhammad Farooq năm 2012 trên 248 bệnh nhânTHA không kiểm soát tốt, tỉ lệ RLDNG là 41,9%, ĐTĐ là 3,2% tác giả cũng

đề nghị nên chú ý tầm soát ĐTĐ ở đối tượng nguy cơ cao để có thể can thiệplàm giảm tiến triển đến giai đoạn ĐTĐ thực sự

Nghiên cứu của Chhetri năm 2008 tại Nepal trên 1633 bệnh nhân NCT.Kết quả cho thấy tỷ lệ THA trên các bệnh nhân là 32,5% Nghiên cứu cònphát hiện rằng tuổi, vận động thể lực, nhận thức sức khỏe, tiền sử gia đình vàtình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đều là yếu tố nguy cơ của THA ở NCT.Những NCT có THA có chỉ số insulin máu cao gấp 3,4 lần so với những NCTkhông có THA

Nghiên cứu của Korhonen năm 2005-2007 đã thực hiện NPDNGĐUtrên 1.106 bệnh nhân THA, tuổi 45-70 tại Phần Lan, tỉ lệ RLDNG là 20%, tỉ

lệ ĐTĐ là 6%.Tình trạng bất thường dung nạp glucose và vòng eo có liênquan có ý nghĩa thống kê.RLDNG và ĐTĐ thường gặp ở người THA hơnngười bình thường và nếu chỉ thực hiện NPDNGĐU ở đối tượng có đườnghuyết lúc đói ≥5,6 mmol/l có thể bỏ sót khoảng 40% bệnh nhân THA khôngđược chẩn đoán

1.9.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Bệnh viện Thống Nhất trung tâm nghiên cứu bệnh lý người cao tuổihàng đầu các tỉnh phía Nam, và là trung tâm giảng dạy bệnh lý người cao tuổicho nhiều sinh viên bác sĩ đại học và sau đại học, trong nghiên cứu này chúng

Trang 40

tôi thực hiện ở đây, để tiện so sánh với nghiên cứu tương đương Hàng nămtại BV.Thống Nhất có trên 17 ngàn lượt NCT tới khám và điều trị TrongNghiên cứu của Hồ Thượng Dũng và Hoàng Mạnh năm 2011 tại bệnh việnThống Nhất khảo sát 660 bệnh nhân NCT cho thấy tỉ lệ kháng insulin 33,3%,không có sự khác biệt về đề kháng insulin giữa nhóm > 60 tuổi và nhóm < 60tuổi Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy tăng đề kháng insulin có liên quan đếnbéo phì, béo bụng và tăng triglyceride Ngược lại tăng đề kháng insulin không

có liên quan với các yếu tố lớp tuổi, giới, tiền sử gia đình có người ĐTĐ, vậnđộng thể lực, THA

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành năm 2011 tại bệnh viện ThốngNhất khảo sát 600 bệnh nhân NCT đã đánh giá tình trạng RLDNG cho thấy tỉ

lệ RLDNG là 68,9%

Nghiên cứu của Đặng Vạn Phước và Hồ Thị Minh Nguyệt năm 2010tại Bệnh viện Nguyễn Trãi khảo sát 255 bệnh nhân THA cho thấy tỉ lệRLDNG là 31%, ĐTĐ 14%

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Thuận năm 2010 cho thấy các yếu tốliên quan đến đề kháng insulin trên bệnh nhân THA bao gồm BMI, béo bụng,tăng TG, tăng acid uric máu, tăng đường huyết và hội chứng chuyển hóa.Bệnh nhân THA có đề kháng insulin có tỷ lệ tăng TG máu 62%, tăng LDL-C50%, giảm HDL-C 54,6%, tăng acid uric máu 53,7%, tăng đường huyết32,4% và hội chứng chuyển hóa 63,9%

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh, Nguyễn Đức Ngọ và cộng sự năm

2007 nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở 153 bệnh nhân ĐTĐ type 2 và 30người bình thường nhận thấy tỷ lệ kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 caohơn nhóm chứng Kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 tăng theo thời gian

bị ĐTĐ, THA, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid ở người cao tuổi

Ngày đăng: 22/02/2019, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w