Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây TP.Hà Nội, nơi tôi đang công tác, là một doanh nghiệp; do vậy không thể nằm ngoài yêu cầu mang tính nguyên tắc của tổ chức,
Trang 1QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ TÂY, TP HÀ NỘI
1 Trong bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào Quản trị sản xuất và tác nghiệp là rất quan trọng, nếu áp dụng các phương pháp quản trị khoa học thì
sẽ tạo ra khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp, ngược lại nếu quản trị kém
sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ thậm chí bị phá sản
Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức phối hợp các yếu tố đó nhằm biến đổi chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây TP.Hà Nội, nơi tôi đang công tác, là một doanh nghiệp; do vậy không thể nằm ngoài yêu cầu mang tính nguyên tắc của tổ chức, doanh nghiệp đó là, qui trình tác nghiệp
Quy trình tác nghiệp mà tôi lựa chọn để phân tích trong chủ đề này là “Quy trình tín dụng” của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Hà Tây
Tôi trình bày một cách khái quát, Quy trình Tín dụng của đơn vị tôi gồm các bước sau:
1-Tiếp thị và phát triển khách hàng
Cán bộ tín dụng tìm kiếm, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tới khách hàng…
2- Hướng dẫn, thu thập hồ sơ, thông tin khách hàng
Thu thập thông tin về khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tìm hiểu năng lực pháp lý, năng lực hành vi nhân sự của khách hàng, mục đích sử dụng vốn, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay
Trang 2Thẩm định điều kiện vay vốn của khách hàng: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc phương án phục vụ đời sống khả thi; thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
4- Quyết định cho vay (hoặc không)
Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, Phòng tín dụng/Phòng kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:
+ Nếu đồng ý cho vay thì Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay cùng khách hàng lập hợi đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản)
+ Nếu không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết
5- Giải ngân khoản vay
Hồ sơ khoản vay sau khi được ký duyệt được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán (chuyển cho dơn vị thụ hưởng/ chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán) hoặc chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt)
6- Quản lý khách hàng (kiểm tra, giám sát )
Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo qui trình và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay; Ngân hàng nông
Trang 3nghiệp nơi cho vay phải thu thập thông tin, chấm điểm xếp hạng khách hàng theo qui định của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
7- Tất toán khoản vay (thanh lý HDTD)
Nhận xét:
Về lý thuyết thì cơ bản quy trình Tín dụng trên là phù hợp; tuy nhiên, xét về thực tế, đặc biệt là về hiệu quả thì còn rất nhiều vấn đề cần phải được xem xét:
Tiếp thị và phát triển khách hàng: Cán bộ tín dụng chưa được đào
tạo qua các lớp tiếp thị hoặc Marketing nên kết quả đạt được là chưa cao
Thu thập thông tin, thủ tục, hồ sơ vay vốn: Có thể nói khách hàng
của Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hà Tây chủ yếu là cá nhân, hộ sản xuất vì vậy thông tin mà khách hàng cung cấp cho Ngân hàng nhiều khi chưa được chính xác, thủ tục hồ sơ nhiều gây khó khăn cho khách hàng là cá nhân,
hộ sản xuất
Phân tích (thẩm định) tín dụng: Đối tượng khách hàng nhiều, kinh
doanh đa ngành nghề, thông tin khách hang cung cấp chưa chính xác, trình độ cán bộ tín dụng chưa đồng đều, chưa am hiểu hết các ngành nghề kinh doanh
Vì vậy không đáp ứng đúng nhu cầu vốn vay của khách hàng, đôi khi cung cấp vốn cho khách hàng thừa hoặc thiếu Thời gian thẩm định dài; tối đa 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 10 ngày đối với cho vay trung và dài hạn
Quyết định cho vay: Giám đốc căn cứ vào bộ hồ sơ, báo cáo thẩm
định để quyết định cho vay hoặc không cho vay; nếu không cho vay sẽ làm cho khách hàng mất nhiều thời gian và chi phí để hoàn thiện bộ hồ sơ, cũng như cơ hội sản xuất kinh doanh
Trên đây là một số nhận xét của cá nhân tôi về quy trình Tín dụng của đơn
vị tôi Theo tôi, quy trình này cần phải cải thiện tại các khâu sau:
Tiếp thị và phát triển khách hàng: Ngân hàng cấp trên cần mở các lớp
đào tạo về nghiệp vụ, tiếp thị, marketing cho cán bộ tín dụng, giao dịch viên
Trang 4hang sử dụng dịch vụ tín dụng mà còn sử dụng các dịch vụ thánh toán khác nhằm đem lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng
Thủ tục, hồ sơ vay vốn: Ngân hàng có khối lượng khách hàng là nông
dân, hộ sản xuất lớn vì vậy bộ hồ sơ vay vốn cần phải đơn giản để khách hàng không phải làm đi làm lại nhiều lần mất thời gian và chi phí Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hang làm hồ sơ một cách tỷ mỷ và cẩn thận Thông tin phải được cung cấp đối xứng giữa Ngân Hàng và khách hàng một cách chính xác
Phân tích (thẩm định) tín dụng: Cán bộ tín dụng cần phải học qua các
lớp đào tạo ngoại ngành để nâng cao trình độ nhằm xác định nhu cầu vốn một cách chính xác, không cấp thừa vốn cho khách hàng để trách rủi ro Ngân hàng cũng như cơ hội kinh doanh của khách hàng Thời gian thẩm định cần rút ngắn lại, theo cá nhân tôi là 3 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và
7 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn, để khách hàng không tốn thời gian và cơ hội kinh doanh
Quyết định cho vay: Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay có thể đi thẩm
định cùng phòng tín dụng hoặc cán bộ tín dụng để quyết định cho vay hoặc không cho vay nhằm giảm bớt thời gian, chi phí của khách hàng; thời gian của Phòng tín dụng, cán bộ tín dụng sau khi hoàn thiện hồ sơ cho vay
2 Sau khi học môn học Quản trị tác nghiệp, với kiến thức thu nhận được, cá nhân tôi nhận thấy rất nhiều vấn đề giúp tôi áp dụng vào hoạt động của đơn
vị tôi nói chung và trong quá trình tác nghiệp của cá nhân tôi nói riêng
Đặc biệt là vấn đề loại bỏ 7 loại lãng phí theo quan điểm Lean (sản xuất thừa, đợi chờ, vận chuyển, lưu kho, thao tác, gia công thừa và sản phẩm hỏng) và nội dung sản xuất Lean, hướng đến khách hàng (bắt đầu với việc hiểu khách hàng muốn gì và tối ưu hoá quá trình sản xuất để thoả mãn nhu cầu của khách hàng)
Trang 5Với chức năng, nhiệm vụ của mình tôi sẽ đề xuất với cấp trên cho xây dựng
và triển khai đề án trong việc loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh mà theo tôi, chắc chắn hiện nay đang xảy ra trong đơn vị tôi Đơn vị tôi là doanh nghiệp dịch vụ, đối tượng khách hàng rất đa dạng và phức tạp Hiện nay, chúng tôi đang là đơn vị kinh doanh độc quyền trong linh vực nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên theo lộ trình của Chính phủ phê duyệt, tương lai sẽ có rất nhiều Ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, thị trường nông nghiệp nông thôn sã bị cạnh tranh Vì vậy, nếu ngay từ bây giờ, không
có chiến lược khách hàng hợp lý, không chú ý, quan tâm đến khách hàng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, không áp dụng những quy trình tác nghiệp khoa học nhằm giảm bớt thời gian dư thừa và lãng phí thì chắc chắn trong tương lai, Ngân hàng nông nghiệp sẽ mất khách hàng vào các doanh nghiệp khác Với kiến thức về phương pháp sản xuất Lean đã được học, tôi sẽ tham mưu cho Lãnh đạo trong việc tìm hiểu và thoả mãn nhua cầu của khách hàng
để có được sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của chúng tôi
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Quản trị hoạt động, Đại học Griggs (Hoa Kỳ).
- QĐ 666 V/v Ban hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.