Quy định thêm về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 85)

trong việc cung cấp thông tin về ngƣời nộp thuế

Hiện nay pháp luật quy định ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế.

Những trường hợp các doanh nghiệp mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau nhưng cơ quan thuế không biết doanh

87

nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp trong trường hợp cần thiết, ví dụ như trong trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, phong tỏa tài khoản… Vì vậy, cần có quy định ngân hàng có trách nhiệm thông báo các số hiệu tài khoản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đăng ký mở tài khoản tại Ngân hàng cho cơ quan Thuế biết. Để hạn chế người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát tán tiền gửi và áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế buộc phải dùng biện pháp phong tỏa các tài khoản của doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc thì cần có quy định ngân hàng có trách nhiệm thông báo số hiệu tài khoản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đăng ký mở tài khoản cho cơ quan thuế. Điều đó nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thuế nắm bắt thông tin kịp thời về người nộp thuế, chủ động trong thu hồi nợ thuế.

3.3.8. Bổ sung trƣờng hợp bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Hiện nay pháp luật không quy định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp Chi nhánh Công ty có nợ cưỡng chế thì Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm trả nợ thuế cho công ty con. Trường hợp Chi nhánh của Công ty mẹ nợ thuế chây ì và mặc dù đã áp dụng các biện pháp thu đòi nợ thuế nhưng không có kết quả thì Công ty mẹ có Chi nhành Công ty phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ thuế của Chi nhánh Công ty. Do vậy nên bổ sung thêm trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế có Chi nhánh của người nộp thuế đang nợ thuế bị cưỡng chế, cố ý chây ì nợ thuế. Điều đó sẽ tạo cơ sở pháp lý thu hồi được nợ thuế trong trường hợp chi nhánh công ty cố ý chây ì nợ thuế. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp đòi nợ thuế nhưng không có kết quả thì Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm trả nợ thuế thông qua các biện pháp cưỡng chế.

88

3.3.9. Một số kiến nghị liên quan đến quy định về các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Hiện nay có quy định về 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, và việc thực hiện phải theo thứ tự các biện pháp. Tuy nhiên, việc thực hiện 6 biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế theo Luật QLT chưa đạt hiệu quả cao, do khi thực hiện các biện pháp cơ quan hải quan phải thu thập thông tin và phối hợp với nhiều cơ quan chức năng, phải thực hiện nhiều thủ tục nên mất nhiều thời gian, hoặc sự phối hợp công tác của các cơ quan chức năng chưa thực sự tích cực.

Hiện tại việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế còn gặp nhiều khó khăn, điển hình như:

- Biện pháp “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng”: cơ quan hải quan rất khó thực hiện khi thu thập tài khoản của doanh nghiệp mở tại các Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, còn nếu đã thu thập được thì số dư trong tài khoản của doanh nghiệp thường rất ít nên cũng không áp dụng hiệu quả biện pháp này. Thêm vào đó, liên quan đến biện pháp này, hiện vẫn chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm đối với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin chính xác để cơ quan hải quan thực hiện Quyết định cưỡng chế. Vậy nên cần bổ sung điều khoản quy định ràng buộc trách nhiệm đối với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin chính xác về số dư tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để cơ quan hải quan thực hiện Quyết định cưỡng chế.

- Biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK chỉ có hiệu quả khi doanh nghiệp còn hoạt động kinh doanh XNK. Thông thường

89

khi thực hiện đến biện pháp này thì doanh nghiệp không còn tham gia hoạt động XNK nên không mang lại hiệu quả.

- Biện pháp “Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt”: Đa số tài sản của doanh nghiệp là dùng để thế chấp vay nợ ngân hàng. Do đó biện pháp này hầu như không có hiệu quả vì khi áp dụng thì có thể doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, tài sản của doanh nghiệp đã thế chấp cho ngân hàng theo giao dịch bảo đảm cho nên tài sản còn lại hầu như không có giá trị và không thu hồi được nợ thuế. Mặt khác, biện pháp này còn gặp phải vướng mắc là khi thực hiện thủ tục bán đấu giá, một số trường hợp phải định giá lại tài sản để bán đấu giá nên thời gian thường kéo dài hàng tháng, gây tốn kém do tiền lưu kho, lưu bãi quá lớn, bên cạnh đó có thể phát sinh nhiều thiệt hại khác.

- Biện pháp “Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ”: Cơ quan hải quan không có các thông tin liên quan đến các tổ chức, cá nhân đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Do đó cũng không thực hiện được biện pháp này. Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang do Cục thuế địa phương nắm giữ được coi là khả thi nhất, nhưng do hiện tại không có quy định về hướng xử lý đối với số tiền thuế được hoàn của các doanh nghiệp đã ngưng hoạt động, không nộp hồ sơ thủ tục xin hoàn. Thực tế là khi cơ quan hải quan có đủ thông tin và điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế thu tiền của đối tượng bị cưỡng chế do Cục thuế địa phương đang nắm giữ (tiền thuế GTGT được hoàn của doanh nghiệp tại Cục thuế) thì có quyền ra Quyết định cưỡng chế gửi đến Cục Thuế địa phương đề nghị thực hiện việc trích nộp số tiền nợ thuế của doanh nghiệp từ số tiền thuế GTGT được hoàn của doanh nghiệp tại Cục Thuế vào tài khoản của cơ quan hải quan

90

mở tại Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp chưa đến nộp hồ sơ, thủ tục xin hoàn thuế GTGT thì cơ quan Thuế chưa có cơ sở để thực hiện việc trích nộp số tiền nợ thuế của doanh nghiệp từ số tiền thuế GTGT được hoàn của doanh nghiệp tại Cục Thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan vì số tiền thuế GTGT được hoàn của doanh nghiệp tại Cục Thuế chỉ là số thuế GTGT treo trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Do đó, để được hoàn thì doanh nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ thủ tục xin hoàn, trên cơ sở đó Cục Thuế sẽ kiểm tra, thẩm định các điều kiện để được hoàn và xác định chính xác số tiền thuế được hoàn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nợ thuế chây ì phát sinh trên thực tế lại thường là doanh nghiệp đã ngưng hoạt động, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi Việt Nam và không có dấu hiệu quay lại để thanh toán các khoản nợ có liên quan theo quy định. Do đó, biện pháp cưỡng chế trích nộp tiền nợ thuế từ tiền thuế GTGT được hoàn của doanh nghiệp do Cục Thuế địa phương đang nắm giữ theo quy định là không thực hiện được. Đề nghị bổ sung điều khoản quy định chỉ đạo xử lý đối với các trường hợp doanh nghiệp đã ngưng hoạt động (không làm thủ tục giải thể, phá sản), còn khoản thuế được hoàn tại cơ quan thuế nhưng không làm thủ tục quyết toán hoàn thuế, nếu còn khoản nợ thuế tại cơ quan khác thì cơ quan quản lý số tiền hoàn thuế chủ trì, căn cứ dữ liệu tại cơ quan thuế, tiến hành tự quyết toán để khấu trừ khoản phải nộp cho NSNN, làm giảm số nợ xấu của cơ quan thuế và cơ quan hải quan.

Do vậy, cần quy định áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan là biện pháp đầu tiên để răn đe các doanh nghiệp cố tình chây ì, hoặc đồng thời được áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế khác tùy theo từng trường hợp có khả năng thu hồi ngay được nợ thuế. Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định việc không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục NK đối với một số trường hợp đặc biệt như: hàng hoá NK phục vụ an ninh quốc

91

phòng, hàng hoá là thành phẩm tươi sống, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và trong các trường hợp đặc biệt khác.

Mặt khác, mặc dù pháp luật quy định 7 bước cưỡng chế nhưng thực chất đó không phải là các bước mà là các phương pháp khác nhau. Các phương pháp này không liên quan đến nhau, nhưng lại buộc cán bộ phải thực hiện theo tuần tự, chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt. Quy định này đang gây khó khăn, chậm trễ khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, ảnh hưởng đến hiệu quả cưỡng chế do khi áp dụng một biện pháp cần phải có thời gian để thu thập thông tin về tài khoản, tài sản, thu nhập, nhân thân của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế rồi mới ra quyết định cưỡng chế được. Các biện pháp cưỡng chế chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng khó thực hiện đối với doanh nghiệp cố tình chây ỳ, bỏ trốn và khi thực hiện tuần tự các biện pháp dễ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp tìm cách đối phó như khi thực hiện biện pháp sau thì doanh nghiệp đã di dời chỗ khác, người đại diện theo pháp luật đã tẩu tán tài sản và đã bỏ trốn. Do đó, cần phải cho phép áp dụng các phương pháp thích hợp, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện phù hợp, không nên bắt buộc cứng nhắc trong việc thực hiện tuần tự theo các bước.

Đồng thời cần bỏ biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động và giấy phép hành nghề. Có như vậy mới có thể đảm bảo người nộp thuế bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thuế vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh để có nguồn thu nhập trả nợ tiền thuế mà không phải dùng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của người nộp thuế.

92

Những thay đổi như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý hướng dẫn các biện pháp cưỡng chế đối với hàng hoá XNK được thuận lợi, khả thi khi thực hiện. Việc áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế cơ quan quản lý thuế sẽ chủ động tuỳ theo tình hình thực tế để thực hiện biện pháp cưỡng chế thích hợp, tránh được rủi ro, kịp thời thu hồi được nợ thuế. Thêm vào đó, việc sửa đổi theo hướng áp dụng ngay biện pháp ngừng làm thủ tục (biện pháp này áp dụng trong mọi tình huống) sẽ có tác dụng buộc doanh nghiệp phải có biện pháp để sắp xếp nguồn tiền nộp thuế. Mặt khác, áp dụng những quy định mới sẽ đảm bảo người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính thuế vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh để có nguồn thu nhập trả nợ tiền thuế.

3.3.10. Bổ sung trƣờng hợp miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

Luật quy định người bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt trong một số trường hợp gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác.

Từ thực tế phát sinh các trường hợp không có khả nộp tiền phạt chậm nộp thuế do nguyên nhân khách quan khác, nếu theo quy định tại Điều 111 Luật QLT và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì không xử lý được. Vấn đề này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét cho xoá nợ, ngày 08/03/2010 Văn phòng Chính phủ có công văn số 1442/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo hướng ban hành Nghị định miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ giao Tổng cục Thuế chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 98/2007/NĐ-CP (không ban hành Nghị định riêng để tránh có nhiều văn bản hướng dẫn). Xét thấy, để có căn cứ pháp lý thực hiện từ Luật, Tổng cục Hải quan kiến nghị bổ sung Điều 111 cụ thể:

- Ngoài các trường hợp đã quy định được miễn xử phạt: gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác, kiến nghị bổ

93

sung thêm các trường hợp thuộc nguyên nhân khách quan được miễn phạt như: do chính sách thay đổi, hàng hoá thuộc nguồn tiền ghi thu ghi chi qua NSNN hoặc ngân sách chậm cấp tiền để nộp thuế, nguyên liệu sản xuất XK, gia công dôi dư sau khi thanh khoản (nguyên liệu thừa không cấu thành được sản phẩm hoàn chỉnh…)

- Giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định và hướng dẫn các trường hợp miễn phạt do nguyên nhân khách quan phát sinh trước khi Luật QLT có hiệu lực.

Việc bổ sung miễn xử phạt sẽ có cơ sở pháp lý thực hiện miễn xử phạt cho các trường hợp thực tế phát sinh do nguyên nhân khách quan khác, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm được nợ đọng phạt chậm nộp thuế (theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 30/06/2009: nợ phạt chậm nộp thuế của hàng hóa XNK là 472 tỷ đồng, trong đó nguyên nhân khách quan khoảng hơn 200 tỷ đồng; nợ phạt chậm nộp thuế của các loại thuế sản xuất, kinh doanh trong nước là 979 tỷ đồng, trong đó nguyên nhân khách quan khoảng hơn 500 tỷ đồng).

3.4. Tạo ra cơ chế thực hiện tốt qui định về quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK là một vấn đề quan trọng, cần gắn với thực tiễn hoạt động quản lý của ngành Hải quan. Việc tạo ra cơ chế để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK là một việc cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, cụ thể như:

- Hiện tại hệ thống văn bản quy định về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK đang bao gồm tập hợp nhiều văn bản khác nhau, có những sự chồng

94

chéo nhất định mà không thể ngày một ngày hai có thể gỡ bỏ và thống nhất được. Có những văn bản có thể sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới như Luật QLT, Nghị định 85/2007/NĐ-CP, nhưng có những văn bản ngay lập tức chưa thể sửa đổi, bổ sung kịp thời như Thông tư 79/2009/TT-BTC…

- Công tác quản lý thuế không chỉ đòi hỏi sự quan tâm và thực hiện của cơ quan hải quan các cấp từ trung ương đến địa phương mà còn đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ngành liên quan. Một số nội dung mới được

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)