Nếu cơ quan hải quan là đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK thì công chức hải quan cũng là đối tượng của hoạt động này. Ngành hải quan với khối cơ quan Tổng cục, 33 Cục hải quan các tỉnh, thành phố và gần 150 Chi cục hải quan cửa khẩu thì đối tượng của hoạt động quản lý thuế về XNK chỉ là các công chức chịu trách nhiệm thu thuế. Đối tượng này là bộ phận nhân sự trực tiếp làm việc với người nộp thuế, họ được trao quyền để trực tiếp áp dụng pháp Luật QLT đối với từng trường hợp cụ thể. Quy định công chức hải quan chịu trách nhiệm thu thuế là một đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK là để hạn chế việc những cá nhân này lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô tiền thuế hay thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, bao che cho người vi phạm pháp luật về quản lý thuế về XNK.
2.2.4. Trách nhiệm của các Cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế
Ngoài những đối tượng chính đã nêu ở trên, một số cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế cũng là đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK. Tùy từng trường hợp cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý thu nộp thuế đối với hàng hóa XNK mà xác định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Từ Điều 11 đến Điều 16 Luật QLT (LuậtQLT) xác định đối tượng này bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Ngân hàng thương mại; cơ quan thông tin, báo chí... Những cơ quan, tổ chức, cá nhân này đóng vai trò hỗ trợ cơ quan thu thuế nói chung và cơ quan hải quan nói riêng về việc quản lý thu thuế trong phạm vi quyền hạn của
39
mình. Sở dĩ quy định nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân này là đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK bởi vì dù họ không trực tiếp tham gia vào hoạt động thu và nộp thuế đối với hàng hóa XNK nhưng lại có thể trở thành người hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thuế. Việc quy định trách nhiệm và quyền hạn của nhóm đối tượng này nhằm mục đích đảm bảo sự tham gia tích cực, đúng thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2.3. Nội dung cơ bản về thủ tục quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khẩu
2.3.1. Về thủ tục đăng ký thuế
Luật QLT qui định về thủ tục đăng ký thuế từ Điều 23-29. Theo đó, có thể hiểu đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.
Tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc diện nộp thuế đều phải đăng ký thuế tại cơ quan thu thuế nội địa (nơi tổ chức đóng trụ sở, nơi cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
Mã số thuế được người nộp thuế sử dụng khi ghi hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào NSNN. Ngân hàng thương mại, tổ
40
chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản.
Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: (1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động; (2) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Cơ quan thuế thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Hoạt động đăng ký thuế của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích thiết lập mã số thuế (giấy chứng nhận đăng ký thuế) để quản lý hoạt động thu nộp thuế của tổ chức, cá nhân đó. Nghiêm cấm việc cho mượn, tẩy xoá, hủy hoại hoặc làm giả giấy chứng nhận đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác. Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
Hiện nay, việc đăng ký thuế nói chung và đăng ký thuế trong lĩnh vực XNK nói riêng vẫn đang được giao toàn bộ cho cơ quan thu thuế nội địa quản lý. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra việc ghi mã số thuế của đối tượng làm thủ tục Hải quan và sử dụng mã số thuế thống nhất trong các khâu nghiệp vụ hải quan.
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về người nộp thuế được cấp mã số thuế từ Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho
41
công tác quản lý hải quan. Mã số thuế do cơ quan thu thuế nội địa cấp được sử dụng thống nhất cho cả việc thu thuế trong lĩnh vực XNK.
Từ trước đến nay hầu như các đơn vị thu thuế nội địa vẫn đang tiến hành thủ tục đăng ký thuế trực tiếp. Vừa qua, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã mở ra một hướng cải cách mới trong quản lý đăng ký thuế (đối với các đối tượng là doanh nghiệp) là thay vì phải trực tiếp đến cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiều thủ tục đăng ký rườm rà, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký. Khi đó, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Trong thời gian không xa, hao phí thời gian để thực hiện đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế sẽ giảm, không thua kém các nước tiên tiến trong khu vực, tiến tới có thể tính bằng giờ.
Thêm vào đó, Bộ Tài chính cũng đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn đăng ký thuế điện tử để áp dụng cho các đối tượng đăng ký thuế không thuộc trường hợp quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Như vậy, việc đăng ký thuế đang chuyển dần từ việc đăng ký trực tiếp tại phòng “một cửa” của cơ quan thu thuế nội địa sang việc đăng ký qua hệ thống đăng ký điện tử với các cấu phần như: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Hệ thống xử lý dữ liệu thuế điện tử… Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thuế có thể mở rộng trên phạm vi toàn quốc, giúp cơ quan quản lý có thể truy cập để lưu thông tin đăng ký và từ đó, có thể truy cập và tra cứu.
42
Trên thực tế, hiện nay việc thực hiện đăng ký thuế theo quy định của Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã được triển khai thực hiện tại 40 địa phương và sẽ tiếp tục mở rộng trên các địa phương còn lại. Mặc dù còn vướng một số vấn đề như: chữ ký điện tử, khả năng chứng thực các văn bản điện tử… Nhưng thực tế cho thấy điểm nổi bật của hệ thống này là giảm thiểu sự can thiệp của con người vào xử lý nghiệp vụ nhằm hạn chế tiêu cực, có tính tập trung cao, dễ sử dụng, hệ thống máy chủ và máy dự phòng sao lưu mạnh, tính bảo mật cao...
Mặc dù hiện nay các quy định về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK đang nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, nhưng các cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo tính minh bạch và dễ tiếp cận cho đối tượng nộp thuế bằng các hình thức công khai và hệ thống hóa thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở làm thủ tục, … Liên quan đến thủ tục đăng ký thuế, website của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh là một nguồn tài nguyên hữu ích điển hình. Hay website của Tổng cục Hải quan, của Cục Hải quan Đồng Nai cũng là một kênh thông tin có giá trị đối với các đối tượng nộp thuế trong lĩnh vực XNK.
2.3.2. Quản lý kê khai thuế
Luật QLT quy định về quản lý khai thuế trong chương III (điều 30-35) với các nội dung chính về: nguyên tắc khai và tính thuế; hồ sơ khai thuế; thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế; gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; khai bổ sung hồ sơ khai thuế; trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế. Quản lý thuế trong lĩnh vực XNK được gắn liền với thủ tục hải quan, hoạt động khai thuế nằm trong hoạt động khai hải quan, hồ sơ khai thuế nằm trong hồ sơ khai hải quan… Do hoạt động XNK có những đặc thù riêng nên việc quản lý khai thuế cũng được quy định riêng trong từng nội dung của Luật QLT như một trường hợp đặc biệt. Ngoài
43
ra, những nội dung liên quan về hoạt động quản lý khai thuế còn được quy định rải rác trong Luật Hải quan; Nghị định 85/2007/NĐ-CP; Nghị định 154/2005/NĐ-CP; Thông tư 79/2009/TT-BTC…
a) Chủ thể kê khai thuế là người khai hải quan
Theo Nghị định 154/2005/NĐ-CP thì “Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp NSNN và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.”
Theo đó, người khai hải quan có nghĩa vụ khai các loại thuế suất, tự tính thuế và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các nội dung đã khai. Chủ thể khai hải quan hay nói cách khác là chủ thể khai thuế trong lĩnh vực XNK chính là người khai hải quan. Nhưng người khai hải quan và đối tượng nộp thuế cho hàng hóa XNK lại không phải là 2 khái niệm đồng nhất.
Theo quy định của pháp luật về hải quan (Điều 4 Luật Hải quan; Điều 5 Nghị định 154/2005/NĐ-CP) thì người khai hải quan bao gồm có: 1) Chủ hàng hóa XK, NK; 2) Tổ chức được chủ hàng hoá XK, NK uỷ thác; 3) Người được uỷ quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp hàng hoá, vật phẩm XK, NK không nhằm mục đích thương mại); 4) Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; 5) Đại lý làm thủ tục hải quan; 6) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
Theo đó, chủ hàng hóa XNK chỉ là 1 trong các chủ thể khai hải quan. Xét theo các văn bản luật quy định về các loại thuế phát sinh đối với hàng hóa XNK thì đối tượng nộp thuế chính là chủ hàng hóa XNK (Điều 4 Luật thuế XK, thuế NK; Điều 4 Luật thuế GTGT; Điều 4 Luật thuế TTĐB).
44
Như vậy, trong khi chủ hàng hóa XNK chỉ là 1 trong những đối tượng khai thuế thì đối tượng nộp thuế của hàng hóa XNK lại chính chủ hàng. Trong khi Luật QLT có phạm vi hướng dẫn chung cho cả thuế nội địa và thuế XNK thì vẫn còn một số chỗ quy định đồng nhất giữa người khai thuế và người nộp thuế, tạo ra sự không thống nhất về mặt quy định của pháp luật, có thể gây khó khăn cho các đối tượng áp dụng (Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế).
b) Hồ sơ khai thuế, thời hạn, địa điểm nộp thuế gắn liền với thủ tục nộp tờ khai hải quan
Theo luật định, mỗi lần có hàng hóa XK hay NK, tổ chức và cá nhân đứng tên làm thủ tục XNK hàng hóa phải tiến hành kê khai số lượng, giá tính thuế đối với từng mặt hàng XK, NK và dự tính số thuế đối với hàng XK hoặc hàng NK phải nộp. Nội dung kê khai của người nộp thuế được thể hiện trong tờ khai nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa XNK (do cơ quan hải quan hướng dẫn theo mẫu và thường gọi là tờ khai hải quan). Tờ khai hải quan không chỉ là căn cứ để cơ quan hải quan tiến hành tính thuế cho người nộp thuế mà còn là bằng chứng chứng minh mức độ trung thực của người nộp thuế trong quá trình kê khai nộp thuế và dựa vào bằng chứng đó, cơ quan hải quan mới có thể xác định được người nộp thuế hành vi khai man, trốn thuế hay không và trên cơ sở đó mới có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó hay không. Về việc quy định lấy hồ sơ hải quan làm hồ sơ khai thuế được quy định cụ thể tại Điều 7, Điều 9, Điều 10, 31 Luật QLT, quy định thống nhất trong Nghị định 85/2007/NĐ-CP, Điều 22 Luật Hải quan.
Trên nguyên tắc, việc kê khai thuế phải được tiến hành ngay tại thời điểm và địa điểm làm thủ tục XNK hàng hóa. Sau đó, tờ khai hàng hóa XNK phải được nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục XNK để cơ quan này tiến hành kiểm hóa và tính thuế cho người nộp thuế. Điều 20 Nghị định
45
87/2005/NĐ-CP; Điều 10 Thông tư 79/2009/TT-BTC quy định thời hạn, địa điểm nộp thuế gắn liền với thủ tục nộp tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa XK, NK thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là thời hạn nộp tờ khai hải quan, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế chính là cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Để tạo thuận lợi cho người khai hải quan, pháp luật cũng dự phòng các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình làm thủ tục như việc quy định về các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn; việc khai, nộp thuế đối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng hoặc được phép thay đổi mục đích sử dụng; hay khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đặc thù công tác của ngành hải quan gắn liền với các nhiệm vụ chính là “thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK (…)” (Điều 11 Luật Hải quan). Do vậy,