xuất nhập khẩu
Pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK phải hướng đến thực hiện các mục tiêu sau:
- Trở thành công cụ đắc lực để đảm bảo kế hoạch thu NSNN đầy đủ và kịp thời. Ở Việt Nam, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Trong đó, số thu thuế của ngành Hải quan chiếm hơn 20% tổng thu NSNN, nếu không thu đúng, thu đủ và kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài chính để nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Do đó, đảm bảo kế hoạch thu NSNN là mục tiêu hàng đầu khi xây dựng pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK.
- Đảm bảo thực hiện chính sách thuế về XNK hàng hóa của quốc gia. Pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK là công cụ, phương tiện chủ yếu để thực hiện chính sách thuế XNK của một nước trong một giai đoạn nhất định, thông qua việc thể chế hóa chính sách này thành những điều khoản cụ thể của pháp luật thực định. Tôn trọng pháp luật thuế trong lĩnh vực XNK từ cả hai phía – cơ quan hải quan và đối tượng nộp thuế - là đề cao quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và công dân, là quá trình thực thi dân chủ và phát huy sức mạnh của tổ chức và công dân trong quá trình hình thành luật thuế, đồng thời cũng là bước quan trọng để các tổ chức và công dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Theo đó, pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế đòi hỏi pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK phải xây dựng được các biện pháp quản lý thuế của Nhà nước tương thích với các quy định chung về thuế của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
27
- Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong quản lý thuế. Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK phải xây dựng được quy trình quản lý thuế áp dụng thống nhất trong cả nước đối với các đối tượng nộp thuế. Không cho phép cơ quan hải quan tự đặt ra các quy định cá biệt nào nhằm phân biệt đối xử giữa những người nộp thuế trong quá trình nộp thuế.
- Nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế đặt ra yêu cầu với pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK là phải xây dựng hệ thống quy định đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế như nhau.
- Nguyên tắc minh bạch trong quản lý thuế nghĩa là pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK cần xây dựng các quy định về quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế công khai hóa, rõ ràng, rành mạch ở từng khâu trong quá trình tính thuế và nộp thuế. Cần tránh hiện tượng các đối tượng nộp thuế thiếu thông tin về các quy định có liên quan đến thuế.
- Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thuế. Quản lý thuế là những hoạt động có tính nghiệp vụ. Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK cần có các quy định đảm bảo cho cơ quan hải quan khi thực thi nghiệp vụ quản lý thuế phải xây dựng và thực hiện đúng các quy trình quản lý thuế theo luật định một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh phát sinh của đối tượng nộp thuế. Nguyên tắc này được thực hiện sẽ tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí vật chất và thời gian cho cả cơ quan hải quan lẫn đối tượng nộp thuế.
Tóm tắt chƣơng 1:
Chương 1 đã đưa ra được cách nhìn tổng quan về các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động XNK. Trong đó, tác giả đã nói lên tầm quan trọng của lĩnh vực XNK trong xu hướng hội nhập kinh tế
28
quốc tế hiện nay và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh thuế đối với hàng hóa XNK. Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK và pháp luật về thủ tục hải quan, tác giả đã nêu lên được những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK.
29
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU