Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể theo pháp luật về quản lý thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 33)

quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế

Người nộp thuế là đối tượng điều chỉnh cơ bản của hoạt động quản lý thuế nói chung và hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK nói riêng. Người nộp thuế chính là những tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế; là tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay. Mỗi sắc thuế có những quy định riêng về đối tượng là người nộp thuế. Cụ thể trong lĩnh vực XNK thì người nộp thuế được xác định như sau:

- Điều 4 Luật thuế XK, thuế NK quy định “Tổ chức, cá nhân có hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này là đối tượng nộp thuế XK, thuế NK”. Trong đó, Điều 2 quy định về đối tượng chịu thuế XK, thuế NK bao gồm: (1) Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; (2) Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Tuy nhiên, một số hàng hóa được quy định là không phải chịu thuế XK, thuế NK như:

+ Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

+ Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan XK ra nước ngoài, hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi XK. - Điều 4 Luật thuế GTGT quy định “Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức,

35

cá nhân NK hàng hóa chịu thuế GTGT”. Như vậy, khi tổ chức, cá nhân NK hàng hóa chịu thuế GTGT thì sẽ trở thành người nộp thuế GTGT cho hàng NK và là đối tượng của hoạt động quản lý thuế về XNK.

- Điều 4 Luật thuế TTĐB quy định “Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân sản xuất, NK hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh XK mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để XK nhưng không XK mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh XK là người nộp thuế TTĐB”. Như vậy, tổ chức, cá nhân chỉ trở thành người nộp thuế TTĐB và là đối tượng của hoạt động quản lý thuế về XNK khi có hoạt động NK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan hải quan

Bộ Tài chính là cơ quan có chức năng quản lý thuế, theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về: (1)Thực hiện quản lý nhà nước về thuế theo quy định của pháp luật; (2) Chỉ đạo thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật QLT; (3) Chỉ đạo lập và thực hiện dự toán thu NSNN; 4) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế; (5) Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền (Điều 10 LUậT QLT).

Pháp luật Việt Nam quy định các cơ quan trong hệ thống cơ quan tài chính nhà nước có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý và thu thuế trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm quản lý thuế tại cơ quan hải quan và tại cơ quan thuế nội địa. Các cơ quan này có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và quan hệ công tác trong từng thời kỳ.

Cơ quan thuế có nhiệm vụ thu các khoản thuế phát sinh trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước. Còn cơ quan hải quan có nhiệm

36

vụ quản lý các loại thuế đánh vào hàng hóa XK, NK qua biên giới lãnh thổ và hàng hóa được vận chuyển ra vào các khu vực kinh tế cửa khẩu, các khu chế xuất, các doanh nghiệp sản xuất hàng XK. Hiện tại, cơ quan hải quan chủ yếu thực hiện thu các loại thuế là: thuế XK, thuế NK; thuế GTGT đối với hàng hóa NK; và thuế TTĐB đối với hàng hóa NK thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Cơ cấu tổ chức của cơ quan hải quan được thực hiện theo ngành dọc: Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính, Cục hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh; Chi cục hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan hoặc các đơn vị tương đương.

Nhiệm vụ thu thuế của ngành Hải quan có sự phân cấp theo cơ cấu tổ chức như sau:

- Ở cấp trung ương: nhiệm vụ thu và quản lý thu nộp thuế thuộc về Vụ Kiểm tra thu thuế XNK (nay là Cục Thuế XNK). Theo Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính thì Cục Thuế XNK là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện quản lý nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK; trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế XNK gồm có 5 phòng: (1) Phòng Chính sách; (2) Phòng Trị giá; (3) Phòng Phân loại hàng hóa; (4) Phòng Dự toán – Tổng hợp; (5) Phòng Quản lý nợ và Kế toán thuế.

- Ở cấp tỉnh, thành phố, liên tỉnh: Phòng Nghiệp vụ là bộ phận thực hiện việc quản lý, hướng dẫn nhiệm vụ thu thuế. Các công việc chủ yếu ở đây là hướng dẫn các cửa khẩu thực hiện các quy định của luật thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và quản lý số thu trong phạm vi địa bàn của mình.

37

Một số tỉnh, thành phố, do đặc thù công việc có quy mô lớn nên nhiệm vụ quản lý trị giá hải quan được tách khỏi phòng nghiệp vụ và tổ chức thành phòng trị giá tính thuế. Ví dụ như Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan Hải Phòng…

- Tại cửa khẩu, hoạt động thu thuế được tiến hành trực tiếp đối với hàng hoá XNK dựa trên các tờ khai hải quan của hàng hoá. Bộ phận giá - thuế thuộc các đội thủ tục hải quan là những người trực tiếp tiến hành thu tiền từ người kinh doanh XNK hàng hoá.

Nếu Bộ Công Thương đóng vai trò trong việc ban hành chính sách và điều hành hoạt động XNK thì Hải quan là cơ quan thay mặt nhà nước quản lý mọi hoạt động kinh tế - thương mại diễn ra tại các cửa khẩu biên giới hoặc nội địa của một nước, kiểm soát các hoạt động XNK hàng hoá, dịch vụ cũng như các hoạt động xuất nhập cảnh nhằm một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chống lại các hoạt động bất hợp pháp, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại phát triển, mặt khác còn góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Trong các lĩnh vực quản lý của ngành Hải quan thì quản lý thu nộp thuế đối với hàng hóa XNK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thuế do cơ quan hải quan thu là các sắc thuế đánh vào hàng hóa XNK qua biên giới lãnh thổ và hàng hóa được chuyển ra vào các khu vực kinh tế cửa khẩu, các khu chế xuất, các doanh nghiệp sản xuất hàng XK. Do vậy, cơ quan hải quan cũng là đối tượng điều chỉnh quan trọng của pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực XNK. Tuy nhiên, xét trong mối quan hệ hành chính thì cơ quan hải quan mặc dù là đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK, nhưng lại là cơ quan quản lý nhà nước, được trao quyền để đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước. Đặt ra vấn đề quản lý đối với cơ quan hải quan là để hạn chế việc lạm dụng quyền lực để đưa ra những chính sách quản lý thuế xa rời với lợi ích quốc gia, gây khó khăn cho đối tượng là người nộp thuế trong lĩnh vực XNK.

38

2.2.3. Trách nhiệm của công chức hải quan trong việc thu thuế

Nếu cơ quan hải quan là đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK thì công chức hải quan cũng là đối tượng của hoạt động này. Ngành hải quan với khối cơ quan Tổng cục, 33 Cục hải quan các tỉnh, thành phố và gần 150 Chi cục hải quan cửa khẩu thì đối tượng của hoạt động quản lý thuế về XNK chỉ là các công chức chịu trách nhiệm thu thuế. Đối tượng này là bộ phận nhân sự trực tiếp làm việc với người nộp thuế, họ được trao quyền để trực tiếp áp dụng pháp Luật QLT đối với từng trường hợp cụ thể. Quy định công chức hải quan chịu trách nhiệm thu thuế là một đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK là để hạn chế việc những cá nhân này lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô tiền thuế hay thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, bao che cho người vi phạm pháp luật về quản lý thuế về XNK.

2.2.4. Trách nhiệm của các Cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế

Ngoài những đối tượng chính đã nêu ở trên, một số cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế cũng là đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK. Tùy từng trường hợp cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý thu nộp thuế đối với hàng hóa XNK mà xác định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Từ Điều 11 đến Điều 16 Luật QLT (LuậtQLT) xác định đối tượng này bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Ngân hàng thương mại; cơ quan thông tin, báo chí... Những cơ quan, tổ chức, cá nhân này đóng vai trò hỗ trợ cơ quan thu thuế nói chung và cơ quan hải quan nói riêng về việc quản lý thu thuế trong phạm vi quyền hạn của

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình. Sở dĩ quy định nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân này là đối tượng của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực XNK bởi vì dù họ không trực tiếp tham gia vào hoạt động thu và nộp thuế đối với hàng hóa XNK nhưng lại có thể trở thành người hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thuế. Việc quy định trách nhiệm và quyền hạn của nhóm đối tượng này nhằm mục đích đảm bảo sự tham gia tích cực, đúng thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

2.3. Nội dung cơ bản về thủ tục quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khẩu

2.3.1. Về thủ tục đăng ký thuế

Luật QLT qui định về thủ tục đăng ký thuế từ Điều 23-29. Theo đó, có thể hiểu đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.

Tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc diện nộp thuế đều phải đăng ký thuế tại cơ quan thu thuế nội địa (nơi tổ chức đóng trụ sở, nơi cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

Mã số thuế được người nộp thuế sử dụng khi ghi hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào NSNN. Ngân hàng thương mại, tổ

40

chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản.

Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: (1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động; (2) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Cơ quan thuế thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Hoạt động đăng ký thuế của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích thiết lập mã số thuế (giấy chứng nhận đăng ký thuế) để quản lý hoạt động thu nộp thuế của tổ chức, cá nhân đó. Nghiêm cấm việc cho mượn, tẩy xoá, hủy hoại hoặc làm giả giấy chứng nhận đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác. Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

Hiện nay, việc đăng ký thuế nói chung và đăng ký thuế trong lĩnh vực XNK nói riêng vẫn đang được giao toàn bộ cho cơ quan thu thuế nội địa quản lý. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra việc ghi mã số thuế của đối tượng làm thủ tục Hải quan và sử dụng mã số thuế thống nhất trong các khâu nghiệp vụ hải quan.

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về người nộp thuế được cấp mã số thuế từ Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho

41

công tác quản lý hải quan. Mã số thuế do cơ quan thu thuế nội địa cấp được sử dụng thống nhất cho cả việc thu thuế trong lĩnh vực XNK.

Từ trước đến nay hầu như các đơn vị thu thuế nội địa vẫn đang tiến hành thủ tục đăng ký thuế trực tiếp. Vừa qua, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã mở ra một hướng cải cách mới trong quản lý đăng ký thuế (đối với các đối tượng là doanh nghiệp) là thay vì phải trực tiếp đến cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiều thủ tục đăng ký rườm rà, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký. Khi đó, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Trong thời gian không xa, hao phí thời gian để thực hiện đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế sẽ giảm, không thua kém các nước tiên tiến trong khu vực, tiến tới có thể tính bằng giờ.

Thêm vào đó, Bộ Tài chính cũng đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 33)