Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây
Trang 1Lời mở đầu
Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những kĩ thuật nghiệp vụ rất quantrọng và có nhiều khó khăn phức tạp trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng thương mại Hoạt động tín dụng luôn phát sinh những rủi ro mới mà cácnhà quản lí, điều hành ngân hàng có kinh nghiệm nhất cũng không thể dựđoán hết được
Trong xu thế hội nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đadạng hóa các sản phẩm của mình để áp ứng đòi hỏi ngày càng cao từ phíakhách hàng Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động không thể thaythế tại các ngân hàng, nó cũng là một nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng.Tại các tổ chức tín dụng ở nước ta đang chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi
ro tín dụng: nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ mất vốn không thu hồi được…
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại các tổchức tín dụng là rất cần thiết Thực chất, quản lý rủi ro tín dụng là vấn đềkhông mới tại các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mạinói riêng Trong vài năm gần đây các ngân hàng thương mại đã có nhiều biệnpháp tự bảo vệ mình trước những rủi ro gặp phải Đặc biệt khi chúng ta đã gianhập WTO thì hàng loạt các quy định luật pháp về ngân hàng đều phải thayđổi cho phù hợp với thông lệ thế giới Đứng trước vấn đề đó, các ngân hàngthương mại đang gặp nhiều vấn đề khi đánh giá lại chất lượng tín dụng tạingân hàng mình theo những quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Chính vì
vậy em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây”
làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nào đó giúp ngân hàng
Trang 2phát triển, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể gặp phải khi phải kinh doanhtrong môi trường đầy sôi động như hiện nay.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Rủi ro tín dụng NHTM
- Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây
- Chương 3: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây
Trang 3CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG
1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Những khái niệm cơ bản
- Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch
vụ thanh toán – và thực hiện chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổchức kinh doanh nào trong nền kinh tế
- Dịch vụ ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tíndụng và cung ứng các dịch thanh toán
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở
hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trịlớn hơn lượng giá trị ban đầu.Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ củangân hàng cho khách hàng
- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng giao cho
khách hàng một khoản tiền với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãitrong một khoảng thời gian nhất định
- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách
hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ)
Trang 4- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng
cho thuê theo những thoả thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàngphải trả cho ngân hàng cả gốc và lãi
- Bảo lãnh là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về
việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khikhách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng
bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đượcthoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng
- Kì hạn trả nợ là các khoản thời gian trong thời hạn cho vay đã được
thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà mỗi cuối khoảng thời gian
đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng
- Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận kéo dài thêm một
khoản thời gian trả nợ gốc hoặc lãi vốn vay vượt quá thời hạn cho vay đã thoảthuận trước đó trong hợp đồng tín dụng
- Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã
quá hạn
- Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 quy định tại
Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết Định 493 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ
để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp
thuận điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chứctín dụng đánh khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạnghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giákhách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đã cơ cấu lại
Trang 51.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Chức năng của ngân hàng có thể khái quát lại bao gồm
Trung gian tài chính: Chức năng này của ngân hàng xuất phát từ nhu
cầu chuyển từ tiết kiệm thành đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nềnkinh tế Bao gồm hai loại cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với ngân hàng:các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt trong chi tiêu (chi cho tiêu dùng vàchi cho đầu tư vượt quá thu nhập) và các tổ chức, cá nhân thặng dư trong chitiêu (thu nhập hiện tại lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ) Sựtồn tại của ngân hàng đã làm khắc phục được sự hạn chế trong quan hệ tíndụng trực tiếp so sự không phù hợp về qui mô, thời gian, không gian…Dochuyên môn hoá, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch Nhưvậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đókhuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn cho nhà đầu tư, từ đó khuyếnkhích đầu tư
Tạo phương tiện thanh toán: Trước kia ngân hàng tạo ra phương tiện
thanh toán bằng cách phát hành giấy nhận nợ được chấp nhận rộng rãi.Phương tiện thanh toán này dần thay thế tiền kim loại và nó trở thành tiềngiấy Từ khi các ngân hàng không còn được phát hành tiền giấy riêng củamình, cùng với sự phát triển thanh toán qua ngân hàng khách hàng có thể thựchiện thanh toán, chi trả hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu Theo quan điểm hiệnđại, tiền tệ được quan niệm bao gồm: tiền giấy trong lưu thông, số dư trên tàikhoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng, tiền gửi trên các tài khoản tiếtkiệm và tiền gửi có kỳ hạn…Khi ngân hàng cho khách hàng vay số dư trên tàikhoản thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua
Trang 6hàng và dịch vụ Do đó bằng việc cho vay ngân hàng đã tạo ra phương tiệnthanh toán.
Mặt khác, toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanhtoán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này qua ngân hàngkhác trên cơ sở cho vay
Trung gian thanh toán: Ngân hàng thay mặt khách thực hiện thanh
toán giá trị hàng hóa và dịch vụ với nhiều hình thức khác nhau như: thanh toánbằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ,…Các ngân hàng còn thực hiệnthanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông quacác trung tâm thanh toán
1.1.3.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, làhoạt động đóng va trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củangân hàng Nguồn vốn của ngân hàng có thể phân loại thành vốn chủ sở hữu
và vốn nợ
Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài.
Nguồn hình thành và nghiệp vụ huy động loại vốn này rất đa dạng tuỳ theotính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng cũng như là yêu cầu và
sự phát triển của thị trường Bao gồm:
- Nguồn vốn hình thành ban đầu
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
- Các Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Vốn nợ: Là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn
Trang 7- Tiền gửi: là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương
mại Nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền của ngân hàng
+ Tiền gửi thanh toán (Tiền gửi giao dịch): là loại tiền gửi khách hànggửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ
+ Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: là loại tiềngửi sẽ được chi trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Tuy không thuận lợicho tiêu dùng song lại được hưởng lãi xuất cao hơn so với tiền gửi thanh toán
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: là các khoản tiền gửi vào ngân hàngnhằm mục tiêu bảo toàn và sinh lời, đặc biệt là mục tiêu bảo toàn
+ Tiền gửi của các ngân hàng khác: là nguồn vốn có qui mô nhỏ nhằmmục đích thanh toán hộ và một số mục đích khác
- Tiền vay: Ngoài nguồn tiền gửi thì khi có nhu cầu ngân hàng vẫn phải
vay mượn thêm
+ Vay NHNN (NHTW): Là khoản vay của các NHTM để đáp ứngnhững nhu cầu cấp bách trong chi trả hay thiếu hụt dự trữ Hình thức phổ biếnđược áp dụng khi được NHNN cho vay là hình thức tái chiết khấu hoặc tái cấpvốn theo hạn mức tín dụng
+ Vay các tổ chức tín dụng khác: Là hoạt động vay vốn thực hiện trênthị trường liên ngân hàng Việc vay vốn được thực hiện giữa các ngân hàng cómức dự trữ vượt yêu cầu muốn kiếm lời với các ngân hàng đang thiếu hụt dựtrữ có nhu cầu vay mượn để đảm bảo khả năng thanh khoản
+ Vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng thực hiện vay trên thị trườngvốn bằng cách phát hành các giấy nợ như: kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu.Nguồn vốn này được các ngân hàng huy động để bổ sung nguồn vốn trung vàdài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn.Thông thường đây
Trang 8là khoản vay không có đảm bảo Khả năng huy động của một NHTM sẽ phụthuộc vào uy tín của chính ngân hàng hoạc mức lãi xuất mà ngân hàng đưa ra,
do đó việc huy động vốn theo hình thức này sẽ gặp nhiều khó khăn ở cácNHTM nhỏ Đây là một nghiệp vụ huy động vốn tương đối phức tạp do đó cácngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định huy động
- Vốn nợ khác: Loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh
toán và các nguồn khác
1.1.3.2 Hoạt động cho vay
- Cho vay thương mại
Đây là hoạt động chiết khấu thương phiếu mà thực tế là người bánchuyển các khoản phải thu cho ngân hàng, sau đó ngân hàng cho vay trực tiếpđối với người mua, giúp cho người mua có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mởrộng sản xuất kinh doanh
- Cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là hoạt động ngân hàng cho các cá nhân và hộ giađình vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua nhà, mua ô tô hay tiêudùng…Cho vay tiêu dùng xuất hiện sau cho vay thương mại do rủi ro của cáckhoản vay này trước đây là tương đối cao Tuy nhiên các khoản vay này có tốc
độ tăng trưởng ngày càng cao xuất phát từ sự cạnh tranh cho vay giữa cácNHTM
Trang 9- Bảo quản hộ tài sản (vàng, giấy tờ có giá và các tài sản khác)
- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
- Quản lý ngân quĩ: quản lí việc thu và chi cho một số doanh nghiệp và
cá nhân trong xã hội
- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
- Bảo lãnh: Ngân hàng bằng uy tín của mình đảm bảo khả năng thanhtoán cho khách hàng của mình trong các hợp đồng mua mua sắm trang thiết
bị, mua hàng hoá, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức tín dụngkhác…
- Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Ngân hàng mua thiết bị và chokhách hàng thuê với những điều kiện nhất định
- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Các cá nhân và doanh nghiệp nhờngân hàng quản lí tài sản, quản lí tài chính hộ thậm chí là uỷ thác vay hộ, uỷthác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư…Bên cạnh đó các ngânhàng còn được coi như những chuyên tư vấn tài chính hỗ trọ các khách hàngtrong việc ra các quyết định kinh tế
- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Ngân hàng có thể tổchức ra công ty chứng khoán độc lập hoặc tự mình bán các dịch vụ môi giớichứng khoán cho khách hàng
- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm: ngân hàng có thể liên doanh với các công
ty bảo hiểm, tổ chức các công ty bảo hiểm con hoặc cung cấp các dịch vụ tiếtkiệm gắn với bảo hiểm tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí…
- Cung cấp các dịch vụ đại lí: Nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ đại lícho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiềngửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…
Trang 101.2 TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.2.1 Khái niệm
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người
sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Trong bất kì hình thái xã hội nào tín dụng luôn mang các đặc trưng cơbản sau: tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin, là quan hệ vaymượn có thời hạn và là quan hệ vay mượn có hoàn trả
- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy
đủ vốn và lãi.
Trong nền kinh tế thị trường cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơbản của ngân hàng Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro caonhất cho NHTM Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếmtới hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến2/3 tổng thu nhập của ngân hàng Mặt khác, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng Khi ngân hàng rơi vàotrạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh
từ hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Có rất nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng
- Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng có: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan
- Phân loại theo cơ cấu các loại hình rủi ro: rủi ro theo khoản cho vayngắn hạn, trung hạn, dài hạn hay vay khoản tín dụng hợp vốn
Trang 11- Phân loại theo nguồn gốc hình thành có:
+ Rủi ro từ phía người cho vay (ngân hàng, các tổ chức tín dụng)gồm: Rủi ro ở khâu chính sách, rủi ro ở khâu nghiên cứu, theo dõi, quản lý và
xử lý rủi ro, rủi ro ở khâu thông tin, rủi ro ở khâu cán bộ, rủi ro ở công táckiểm tra, kiểm soát
+ Rủi ro từ phía người vay gồm: Rủi ro về đạo đức (chủ quan);Rủi ro do khả năng tài chính yếu kém của người vay; Rủi ro do biến động khảnăng kinh doanh của người vay; Rủi ro từ phía người điều hành doanh nghiệp,mối quan hệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác; Rủi ro bất khảkháng
- Phân loại khác: Rủi ro từ khâu quản lý, kiểm tra của NHNN; Rủi rophát sinh từ chế độ chính sách của Nhà nước; Rủi ro quốc gia; Rủi ro môitrường; Rủi ro khác như do sự đánh giá không khách quan, chính xác của cơquan công chứng đối với tài sản thế chấp, do việc cho vay bị áp đặt bởi cấptrên
1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng có thể xảy ra
Nhận diện rủi ro qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngân hàng ngănngừa và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề là khâu quan trọng trong quản lýrủi ro tín dụng Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tíndụng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua cácdấu hiệu cảnh báo sau:
1.2.3.1 Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
+ Trì hoãn gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trìnhkiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính,
Trang 12hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thíchminh bạch, thuyết phục;
+ Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các qui định, vi phạm pháp luậttrong quá trình quan hệ tín dụng
+ Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu màkhông có sự giải thích minh bạch, thuyết phục
+ Không có báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ
+ Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần mà không có lý dothuyết phục
+ Sự giảm sút bất thường của tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng.+ Chậm thanh toán các khoản trả lãi khi đến hạn ;
+ Thanh toán các nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn
+ Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quánhu cầu dự kiến;
+ Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị giảm sút so với khi địnhgiá để cho vay Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi
+ Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bấtthường khác, không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
+ Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồnkhác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng;
+ Chấp nhận sử dụng các nguồn vay với giá cao, đi kèm với nhiều điềukiện
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quan lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Trang 13Nhóm dấu hiệu này khó nhận biết nếu cán bộ tín dụng không quản lýgiám sát khoản vay một cách chặt chẽ Nó cũng đòi hỏi các giải pháp xử lýmang tính dài hạn hơn Nhóm dấu hiệu này cũng có tác động trực tiếp tới chấtlượng khoản vay Các dấu hiệu bao gồm:
+ Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dựkiến khi khách hàng đề nghị cung cấp tín dụng;
+ Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức
độ hoạt động của khách hàng;
+ Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý;
+ Ban lãnh đạo thường xuyên thay đổi cơ cấu tổ chức; xuất hiện bấtđồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành,tranh chấp trong qua trình quảnlý
+ Có dấu hiệu phát hiện quá trình khảo sát, thẩm định dự án đầu tưkhông đúng dẫn đến việc đầu tư không có hiệu quả
+ Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quásớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời hạnkinh doanh, doanh số không thực tế
+ Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới;
+ Những thay đổi trong chính sách của nhà nươc, của chính phủ tácđộng tới chính sách thuế, xuất nhập khẩu;
1.2.3.2 Nhóm các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng.
Nhóm dấu hiệu này yêu cầu Ngân hàng phải thực hiện tốt công táckiểm tra, kiểm soát nội bộ, cụ thể bao gồm:
Trang 14+ Trong quá trình đánh giá khách hàng, Ngân hàng đã đánh giá khôngđúng về mức độ rủi ro, khả năng tài chính của khách hàng;
+ Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảođảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích dokhách hàng đem lại từ khoản tín dụng dựoc cấp;
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và nănglực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng;
+ Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn nhưsáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý của công ty;
+ Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ,không rõ ràng; không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; có ýthỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủiro;
+ Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hay lỏng lẻo để kẽ hở cho kháchhàng lợi dụng;
+ Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không phụthuộc phân đoạn thị trường tối ưu của Ngân hàng;
+ Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ khôngđầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;
+ Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phídịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tíndụng mới để họ không quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoảntín dụng sẽ cấp tiềm ẩn rủi ro cao;
1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Trang 15Đối với nền kinh tế
Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành
và các cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phásản thì người gởi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ
ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác nhau, làm cho toàn bộ hệ thống ngânhàng gặp khó khăn Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suấtkinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống côngnhân gặp khó khăn Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rấtlớn đến toàn bộ nền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng,sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định
Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vìngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực vàthế giới Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997)
và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rungchuyển toàn cầu ít nhiều liên quan đến rủi ro tín dụng cùng dòng tiền đầu tưtrực tiếp lẫn gián tiếp giữa các quốc gia Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu
tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnhhưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan
Đối với ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp
và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy độngkhi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi Khikhông thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinhdoanh không có hiệu quả Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơivào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh
Trang 16hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách Đối với cấp dưới, dogặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả lương cho nhân viên vì thếnhững người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác, gây khó khăn cho ngânhàng.
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khácnhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi chovay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ caodẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắcphục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh
tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhàquản lý ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợpnhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay
1.3 CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA RỦI RO TÍN DỤNG
Tín dụng ngân hàng là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trongnền kinh tế, nó tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, lưuthông hàng hoá, tham gia vào mọi lĩnh vực và liên quan tới mọi thành phầnkinh tế Chính vì vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng chịu nhiều tác động củanhiều yếu tố khác nhau kể cả các yếu tố khách quan và chủ quan của ngânhàng Nhận biết các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là một công việc hếtsức quan trọng Quá trình này đòi hỏi phải phân tích theo cả ba hướng:
- Các nguyên nhân khách quan từ phía môi trường
- Năng lực thanh toán nợ và thái độ sẵn sàng chi trả của khách hàng
- Sai sót trong quá trình cho vay của ngân hàng
Trang 171.3.1 Nguyên nhân khách quan
1.3.1.1 Sự biến động về chính trị - pháp luật
Ngành ngân hàng luôn có một vị trí quan trọng tại mỗi quốc gia nên cácngân hàng luôn bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí chặt chẽ Cũngchính vì vậy ngành ngân hàng là một trong nhiều ngành chịu ảnh hưởng lớntrước mỗi sứ biến động của chính trị Sự biến động về chính trị - pháp luật ảnhhưởng trực tiếp đến ngân hàng hoặc khách hàng của họ đều có nguy cơ gây rarủi ro tín dụng
Nếu như các quy định của nhà nước không đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ,hoàn thiện đều có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng Trước năm 1996 khi Ngânhàng Nhà nước không có quy định cụ thể về đảm bảo tiền vay thì các ngânhàng thương mại lúc đó không có cơ sở xử lí
Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn tăngthì ngay lập tức lãi suất thị trường tăng theo, lúc đó có ít doanh nghiệp chịuchấp nhận vay với lãi suất cao, chỉ có các dự án có mức sinh lời lớn mới cóthể chấp nhận mức lãi suất cao nhưng các dự án này thường có nguy cơ rủi rocao nên rất dễ gây rủi ro cho ngân hàng
Hay như tình hình thế giới vừa qua khi Mĩ tấn công Irắc thì hàng loạtcác doanh nghiệp xuất khẩu sang Irắc đều chịu ảnh hưởng và các ngân hàngchịu ảnh hưởng theo…
Hay khi ngân hàng Nhà nước ra quyết định 127 (ngày 3/2/2005) để sửa
đổi, bổ sung một số điều tại quyết định 1627 thì số nợ quá hạn và nợ được coi
là quá hạn tại các ngân hàng thương mại cao hơn trước rất nhiều Điều đóđồng nghĩa là rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đã tăng, ngân hàng phải tríchlập dự phòng nhiều hơn và giảm lợi nhuận của các ngân hàng
Trang 18Ngày nay, các ngân hàng đang tự bảo vệ mình bằng cách phải thườngxuyên nắm được quy định của pháp luật, đặc biệt phải dự báo được xu hướng
thay đổi của môi trường pháp luật (toàn cầu hoá thị trường tài chính, Ngân
hàng Nhà nước kiểm soát các ngân hàng bằng những công cụ nào…) để điểu
chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng chophù hợp và đảm bảo an toàn
1.3.1.2 Sự biến động của môi trường kinh tế
Nhất cử nhất động của môi trường kinh tế đều có thể tác động đến lợinhuận của ngành ngân hàng
Sự biến động của môi trường kinh tế, sự tăng trưởng hay suy thoái củachu kỳ kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người đi vay, lànguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của người đi vay Trong giaiđoạn kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh,doanh số bán ra của doanh nghiệp lớn mạng lại cho doanh nghiệp lợi nhuậncao Lợi nhuận cao của doanh nghiệp làm cho khả năng thu hồi nợ của ngânhàng tăng lên Ngược lại, khi mà nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay vốn của các ngân hànggặp nhiều khó khăn, việc tiêu thụ hàng hoá- dịch vụ không hoàn thành kếhoạch làm giảm sút thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp Ngân hàng khi
đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi lãi và gốc đúng hạn của các khoảntín dụng Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mà việc ảnhhưởng lên cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như lên khảnăng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức độ khác nhau: mức độ khủnghoảng càng cao, sức mua của nguời tiêu dùng càng giảm sút làm cho hàng hoá
Trang 19bán ra càng giảm mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Thấtnghiệp tăng cho vay cá nhân tại các ngân hàng cũng dễ gặp rủi ro lớn….
Lạm phát cũng ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: chi phí đầuvào tăng làm cho các doanh nghiệp khó khăn về tài chính dẫn đến nhu cầu tíndụng tăng Nợ không thay đổi tương ứng với sức mua đồng tiền, vì vậy đã trởnên gánh nặng đối với doanh nghiệp, kết quả là không trả đuợc nợ
Tình hình kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt độngngân hàng ở từng quốc gia Với xu hướng hội nhập, khi các ngân hàng nướcngoài được đối xử bình đẳng trên thị trường Việt Nam thì các ngân hàngthương mại Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và như vậy các ngânhàng buộc phải chấp nhận những dự án và phương án có mức rủi ro cao
Để tự bảo vệ mình trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế cácngân hàng thường sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa cho mìnhtrước những rủi ro có thể gặp phải
1.3.1.3 Nguyên nhân về văn hoá – xã hội
Hành vi của khách hàng chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố văn
hóa-xã hội Các yếu tố văn hoá- hóa-xã hội được hình thành từ rất lâu và rất khó thayđổi Để nhận biết được các yếu tố này thay đổi không phải là công việc đơngiản đòi hỏi Ngân hàng phải kết hợp nhiều lĩnh vực: xã hội học, tấm lí Nhưthói quen tiêu dùng của người dân thay đổi các sản phẩm truyền thống khôngthể bán được, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này sẽ gặp nhiềukhó khăn và ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro hơn khi cho các doanh nghiệpnày vay
1.3.1.4 Sự thay đổi môi trường công nghệ
Trang 20Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và xãhội Nó làm thay đổi phương thức sản xuất, cách thức tiêu dùng và cả phươngthức trao đổi của xã hội nói chung và của xã hội nói riêng Mỗi kĩ thuật côngnghệ thường tạo ra một hệ quả lâu dài nhưng lại khó dự kiến trước
Khi có một công nghệ hiện đại xuất hiện có thể làm giảm giá trị của cácmáy móc cũ, các tài sản đảm bảo của khách hàng không còn giá trị như banđầu và rất nguy hiểm cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ
Hay như xu hướng hiện nay thông tin về khách hàng thường được tậptrung tại một trung tâm Nhưng khi các thông tin về khách hàng đã thay đổi
mà công nghệ thông tin chưa kịp cập nhật thì sẽ rủi ro lớn cho ngân hàng khivẫn sử dụng các thông tin cũ…
* Ngoài ra còn nhiều yếu tố như thiên tai, dịch bệnh…mà ngân hàngkhông thể lường hết được đều có thể gây rủi ro cho hoạt động tín dụng
Trong thời gian vừa qua chúng ta đã ảnh hưởng của dịch cúm gia cầmảnh hưởng đến người chăn nuôi gia cầm, khi người chăn nuôi gia cầm phảitiêu huỷ đàn gia cầm của mình có nghĩa là họ sẽ khó có khả năng trả nợ đúnghạn cho ngân hàng, hàng loạt các ngân hàng có khách hàng làm nghề chănnuôi gia cầm đều phải tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng của mình
Các yếu tố khách quan nêu trên thường khó dự báo và ngân hàngthường không thể lường hết được Mọi ngân hàng kinh doanh trong điều kiệnkinh tế thị trường không thể loại bỏ hết rủi ro mà chỉ phòng ngừa và dự báomột phần nào mà thôi
1.3.1.5 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Rủi ro từ phía khách hàng thường là nguyên nhân chính và cổ điển nhấtdẫn đến rủi ro tín dụng
Trang 21Khi đi vay khách hàng luôn cung cấp cho ngân hàng những thông tin tốt
về mình Chính vì vậy, các ngân hàng thường khó có thể đánh giá chính xác
về khách hàng của mình Đặc biệt rủi ro khi ngân hàng đã cho vay mà vì mộtnguyên nhân chủ quan nào đó mà khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc tồi
tệ hơn là không trả được nợ
Mọi khách hàng vay vốn đều cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích
và trả nợ đúng thời hạn Tuy nhiên công việc kinh doanh của họ thì khôngphải lúc nào cũng như ý muốn Khi việc tính toán triển khai dự án đầu tư sảnxuất, kinh doanh của khách hàng không khoa học, không được thẩm định kĩ,khả năng quản lí tài chính yếu kém… thì nguy cơ họ không trả được nợ là rất
rõ ràng
Một số trường hợp cá biệt khi khách hàng không có thiện chí trả nợ
(mặc dù họ có khả năng ) Đó là những trường hợp ngân hàng cần phải thận
trọng, những khách hàng này thường có đặc điểm chấp nhận những khoản vay
có lãi suất cao và vay với khối lượng lớn
Đối với khách hàng là cá nhân thì rủi ro thường xảy ra khi họ lâm vàotình trạng: thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật…
1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những tác động bất khả kháng từ bên ngoài và những rủi roxuất phát từ khách hàng thì rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ chính bản thânngân hàng Điều này xuất phát từ đặc điểm hoạt động của ngân hàng:
- Chính sách tín dụng của ngân hàng chưa hợp lí: Khi các chế độ tíndụng của ngân hàng như điều kiện về lựa chọn khách hàng cho vay, điều kiện
về tài sản đảm bảo, qui trình xét duyệt tín dụng không đầy đủ, đúng đắn vàthống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng.Việc cấp tín
Trang 22dụng không đúng đối tượng, và hạn mức tạo ra nhiều kẽ hở cho người sử dụngvốn… đều là nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Trình độ cán bộ tín dụng cũng thường là nguyên nhân dẫn đến rủi rotrong hoạt động tín dụng: khi cán bộ tín dụng không am hiểu nghiệp vụ, ngànhnghề kinh doanh xin vay,…hoặc đạo đức nghề nghiệp không tốt đều có thểdẫn đến rủi ro
- Do chủ trương lôi kéo khách hàng để tăng khả năng canh tranh, cácngân hàng cố tình hạ thấp các điều kiện tín dụng, đánh giá khách hàng, côngtác thẩm định tín dụng bị đơn giản hoá hoặc khi ngân hàng muốn duy trì mốiquan hệ với các khách hàng truyền thống mà thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ,đảo nợ trong khi biết rằng khả năng trả nợ của khách hàng là không cao
- Không thực hiện tốt công tác đảm bảo tín dụng như định giá tài sảnđảm bảo, kiểm tra kiểm soát giấy tờ liên quan, cũng như quá trình vận hành sửdụng để khách hàng lợi dụng nâng giá tài sản để nâng số tiền được vay Rủi
ro tín dụng do đó mà tăng lên
1.4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng sử dụng vốn của các NHTM đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện nhiềuhiện pháp khác nhau Những biện pháp này đều hướng đến một quy trình tíndụng chặt chẽ và giám sát quy trình này trong quá trình hoạt động Các biệnpháp đó là:
1.4.1 Chọn lọc người vay và giám sát quá trình sử dụng tiền vay.
Nguyên tắc này chỉ ra ngân hàng cần có một bộ phận thu thập thông tintốt, bộ phận này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể hiểu hơn về khách hàng tránh
Trang 23rủi ro từ lựa chọn đối nghịch Hệ thống thông tin cần phải được truyền đạt vàlưu giữ một cách kịp thời Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì thôngtin là một lĩnh vực không chỉ quan trọng trong ngành ngân hàng Do vậy, ngânhàng cần phải luôn tạo cho mình ở thế chủ động khi bất kì khách hàng nào đếnvay vốn Nguyên tắc cũng chỉ ra ngân hàng cần thiết lập cho mình một quytrình giám sát quá trình sử dụng tiền vay chặt chẽ Vấn đề này lại chỉ có thểthực hiện tốt khi thông tin ngân hàng nắm được là chính xác và kịp thời.
Nhìn chung, khi áp dụng nguyên tắc này giúp ngân hàng không nhữngloại trừ được người vay quá mạo hiểm mà còn có thể tìm được nhiều ngườivay an toàn hơn, cho phép mang lại lợi tức cao cho các ngân hàng nhờ hạ thấpchi phí
1.4.2 Đưa ra quy tắc cho vay, chuyên môn hoá việc cho vay và duy
trì quan hệ khách hàng lâu dài.
Nguyên tắc đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập cho mình các quy tắc nhấtđịnh khách hàng phải tuân thủ khi muốn vay vốn Các quy tắc này phải dựatrên quy định của luật pháp, của ngành và phù hợp với đặc điểm môi trườngngân hàng đang kinh doanh Những quy tắc nghiệp vụ như vậy không nhữngmang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng về mặt thời gian và chi phí
mà còn cho phép loại trừ các hành vi và giao dịch lừa đảo, gian lận
Sự chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng giúp cán bộ tín dụng cóthể phát huy hết năng lực của mình và cho phép khách hàng đến xin vay giảmthời gian một cách tối đa khi đến giao dịch với ngân hàng Đặc biệt, các ngânhàng cần có mức độ ưu tiên cho những khách hàng có mối quan hệ lâu dài, ổnđịnh với mình
1.4.3 Đa dạng hoá.
Trang 24Đa dạng hoá trong cho vay đòi hỏi ngân hàng không nên quá chú trọngvào một khách hàng, một lĩnh vực hay một đồng tiền Lợi thế của hoạt động
đa dạng hoá là giúp ngân hàng tránh được những rủi ro đặc thù, và ngân hàng
có thể cải thiện được thu nhập đối với toàn bộ danh mục cho vay
1.4.4 Bảo đảm, bảo lãnh, bảo hiểm.
Đây không phải là một nguyên tắc khi quyết định cho vay mà chỉ giúpcác ngân hàng có thể tạo cho mình một nguồn thu thứ hai khi có rủi ro trongkhoản vay đã cấp Ngân hàng cần nêu rõ cho cán bộ tín dụng hiểu rằng khôngphải mọi khoản tín dụng cần phải có đảm bảo Tuy nhiên để tự bảo vệ mìnhtrước những khách hàng có mức rủi ro cao, họ cần ràng buộc trách nhiệm củacác khách hàng này và đảm bảo tiền vay là một biện pháp hữu ích
Trang 25CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ
+ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam và trực thuộc bộ Tài chính(26/04/1957)
+ Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (26/06/1981)
+ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (14/11/1990)
Hiện nay, NH ĐT&PT Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước giữ hạng đặc biệt, là ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, đã và đang hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước quy định tại Quyết Định số 90/TTg của Thủ tướng
Trang 26Chính phủ ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn trung và dài hạn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế khác
để đầu tư phát triển
- Kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngânhàng
- Làm ngân hàng đại lý, phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các nguồncủa chính phủ, các tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức xã hội trong và ngoàinước
Với tư cách là chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHĐT & PT Việt Namthì nhiệm vụ cũng như sự phát triển của chi nhánh NHĐT & PT Hà Tây khôngtách rời sự phát triển và nhiệm vụ của ngành Nhận thức rõ vai trò và tráchnhiệm của mình, trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thửthách nhưng NHĐT & PT Hà Tây vẫn sát hướng phát triển kinh tế của địaphương của ngành để tự vươn lên, thích nghi và đứng vững trên thị trường.Chi nhánh NHĐT & PT Hà Tây luôn thực hiện phương châm “Lấy an toàntrong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch
vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất” Với sự cố gắng và nỗ lực vươn lênkhông ngừng, trong năm qua NHĐT & PT Hà Tây đã được Nhà nước tặnghuân chương Lao động hạng nhì cùng nhiều bằng khen của ngành, của Đảng,của Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, đóng góp vào danh hiệu “Anhhùng lao động thời kỳ đổi mới” và giải thưởng “Sao vàng đất Việt” củaNHĐT & PT Việt Nam
2.1.2 Mô hình, cơ cấu tổ chức của NH ĐT&PT Hà Tây
Trang 27Hình 1: Mô hình tổ chức của NHĐT & PT Hà Tây
KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
CÁC ĐƠN
VỊ TRỰC THUỘC
P.
TIỀN TỆ KHO QUỸ
P KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN
TỔ THẨM ĐỊNH
&
QUẢN LÝ TÍN DỤNG
P TÀI CHÍNH KẾ TOÁN +TỔ ĐIỆN TOÁN
P KIỂM TOÁN NỘI BỘ
P TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P GIAO DỊCH 1
P GIAO DỊCH 2
CÁC QUỸ, ĐIỂM GIAO DỊCH
CÁC QUỸ, ĐIỂM GIAO DỊCH