CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GHI ĐIỆN TIM 1. Chuẩn bị dụng cụ và bệnh nhân 1.1. Điện tim có điện thế rất nhỏ (mV) nên trong khi ghi nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các dòng điện sinh vật khác, muốn loại bỏ các dòng điện đó cần: Đặt dây “đất” nối giường bệnh nhân nằm xuống đất, dây điện của máy phải cách điện. Bảo bệnh nhân nằm thật yên lặng, thoải mái, các bắp thịt mềm mại, mắt nhắm. Nếu có dòng điện cảm ứng xung quanh thì bỏ các vật bằng kim loại trong người bệnh nhân ra. Với trẻ em giãy giụa hoặc bệnh nhân tâm thần quá kích động, run chân tay, phải cho uống thuốc an thần để ngủ yên. Phòng ghi điện tim phải có nhiệt độ khoảng 20 25°C, nếu nóng quá bệnh nhân ra nhiều mồ hôi làm biến đổi tính dẫn điện của da, nếu lạnh quá bệnh nhân bị rét run. 1.2. Trước khi đặt điện cực lên một vùng nào đó, phải tẩy các chất bẩn hay mỡ nhờn trên vùng da đó bằng ete hay cồn, kem làm sạch da, nhưng nhớ đừng làm xây xát da. Sau đó bôi lên da một chất dẫn điện như nước muối. Có thể làm tăng thêm sự tiếp xúc giữa điện cực và da bằng cách đặt một tấm miếng gạc có thấm nước muối vào giữa da và điện cực. Chọn chỗ thật mềm để đặt điện cực, đừng đặt lên xương. Điện cực là những mảnh kim loại tráng bạc hay thiếc rộng 2 – 4 cm. loại nhỏ đặt vào vùng trước tim (vì cần vị trí chính xác), loại lớn đặt ở các chi. Lại còn loại điện cực kim cắm hẳn vào dưới da bệnh nhân nhưng rất ít sử dụng. 1.3. Khi ghi các chuyển đạo thông dụng, theo quy ước quốc tế, các điện cực hoặc dây nối vào điện cực sẽ được dùng: Màu đỏ đặt ở tay phải. Màu vàng đặt ở tay trái. Màu xanh lá cây đặt ở chân trái. Ngoài ra, người ta còn hay dùng màu xanh nước biển (máy Hungari), vàng (máy Đức), nâu (máy Liên Xô cũ) cho các điện cực ở lồng ngực và màu đen cho điện cực chống điện tạp đặt ở chân phải. 2. Định chuẩn điện thế và thời gian Trước khi ghi điện tim phải xác định tiêu chuẩn đo điện thế và thời gian: 2.1. Điện thế Trước khi ghi điện tim, ta phải phóng một dòng điện 1 mV vào máy (bút ghi dao động có độ cao 1cm), gọi đó là lấy milivôn. Khi muốn cho các làn sóng cao lên để nghiên cứu kỹ hơn, người ta điều chỉnh cho 2 cm tương ứng với 1 mV và ghi ký hiệu là 2N. Khi sóng điện tim có biên độ quá cao, vượt qua ngoài khổ giấy, thì điều chỉnh cho 0,5 cm tương ứng 1 mV và ghi ký hiệu là N2. Do đó, muốn cho người đọc biết một bản điện tâm đồ ghi theo tiêu chuẩn bào thì phải cắt một đoạn thử test (định chuẩn) dán lên đầu bản điện tâm đồ. 2.2. Thời gian Nếu đặt cho giấy chạy với tộc độ 25 mms thì mỗi ô 1 mm tương ứng với 1s 25 = 0,04s. Nếu giấy chạy theo tốc độ 50 mm thì mỗi ô 1 mm tương ứng với 1s50 = 0,02 s. Các máy hiện đại có khả năng chạy nhiều tốc độ: 2,5; 10; 25; 100 mms, nên cứ theo cách trên tính ra thời gian bút ghi đi được 1 mm. Thường người ta sử dụng tốc độ 25 mms tức là giá trị một ô 1 mm là 0,04s. 3. Ghi các chuyển đạo Bật nút điều chỉnh cho máy ghi lần lượt các chuyển đạo sau (nếu máy 1 cần): DI, DII, DIII aVR, aVL, aVF V1, V2, V3, V4, V5, V6 Với máy tự động: Máy tự ghi lần lượt các chuyển đạo, khi nào xong máy tự dừng.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GHI ĐIỆN TIM Chuẩn bị dụng cụ và bệnh nhân 1.1 Điện tim có điện thế rất nhỏ (mV) nên ghi nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các dòng điện sinh vật khác, muốn loại bỏ các dòng điện đó cần: - Đặt dây “đất” nối giường bệnh nhân nằm xuống đất, dây điện của máy phải cách điện - Bảo bệnh nhân nằm thật yên lặng, thoải mái, các bắp thịt mềm mại, mắt nhắm Nếu có dòng điện cảm ứng xung quanh thì bỏ các vật bằng kim loại người bệnh nhân Với trẻ em giãy giụa hoặc bệnh nhân tâm thần quá kích động, run chân tay, phải cho uống thuốc an thần để ngủ yên Phòng ghi điện tim phải có nhiệt độ khoảng 20 - 25°C, nếu nóng quá bệnh nhân nhiều mồ hôi làm biến đổi tính dẫn điện của da, nếu lạnh quá bệnh nhân bị rét run 1.2 Trước đặt điện cực lên một vùng nào đó, phải tẩy các chất bẩn hay mơ nhờn vùng da đó bằng ete hay cồn, kem làm sạch da, nhớ đừng làm xây xát da Sau đó bôi lên da một chất dẫn điện nước muối Có thể làm tăng thêm sự tiếp xúc giữa điện cực và da bằng cách đặt một tấm miếng gạc có thấm nước muối vào giữa da và điện cực Chọn chỗ thật mềm để đặt điện cực, đừng đặt lên xương Điện cực là những mảnh kim loại tráng bạc hay thiếc rộng – cm loại nhỏ đặt vào vùng trước tim (vì cần vị trí chính xác), loại lớn đặt ở các chi Lại còn loại điện cực kim cắm hẳn vào dưới da bệnh nhân rất ít sử dụng 1.3 Khi ghi các chuyển đạo thông dụng, theo quy ước quốc tế, các điện cực hoặc dây nối vào điện cực sẽ được dùng: Màu đỏ đặt ở tay phải Màu vàng đặt ở tay trái Màu xanh lá đặt ở chân trái Ngoài ra, người ta còn hay dùng màu xanh nước biển (máy Hungari), vàng (máy Đức), nâu (máy Liên Xô cũ) cho các điện cực ở lồng ngực và màu đen cho điện cực chống điện tạp đặt ở chân phải Định chuẩn điện thế và thời gian Trước ghi điện tim phải xác định tiêu chuẩn đo điện thế và thời gian: 2.1 Điện thê Trước ghi điện tim, ta phải phóng một dòng điện mV vào máy (bút ghi dao động có độ cao 1cm), gọi đó là lấy milivôn Khi muốn cho các làn sóng cao lên để nghiên cứu kỹ hơn, người ta điều chỉnh cho cm tương ứng với mV và ghi ký hiệu là 2N Khi sóng điện tim có biên độ quá cao, vượt qua ngoài khổ giấy, thì điều chỉnh cho 0,5 cm tương ứng mV và ghi ký hiệu là N/2 Do đó, muốn cho người đọc biết một bản điện tâm đồ ghi theo tiêu chuẩn bào thì phải cắt một đoạn thử test (định chuẩn) dán lên đầu bản điện tâm đồ 2.2 Thời gian Nếu đặt cho giấy chạy với tộc độ 25 mm/s thì mỗi ô mm tương ứng với 1s/ 25 = 0,04s Nếu giấy chạy theo tốc độ 50 mm thì mỗi ô mm tương ứng với 1s/50 = 0,02 s Các máy hiện đại có khả chạy nhiều tốc độ: 2,5; 10; 25; 100 mm/s, nên cứ theo cách tính thời gian bút ghi được mm Thường người ta sử dụng tốc độ 25 mm/s tức là giá trị một ô mm là 0,04s Ghi các chuyển đạo Bật nút điều chỉnh cho máy ghi lần lượt các chuyển đạo sau (nếu máy cần): - DI, DII, DIII - aVR, aVL, aVF - V1 , V2 , V3 , V4 , V5 , V6 Với máy tự động: Máy tự ghi lần lượt các chuyển đạo, nào xong máy tự dừng ...Trước ghi điện tim phải xác định tiêu chuẩn đo điện thế và thời gian: 2.1 Điện thê Trước ghi điện tim, ta phải phóng một dòng điện mV vào máy (bút ghi dao động có... lấy milivôn Khi muốn cho các làn sóng cao lên để nghiên cứu kỹ hơn, người ta điều chỉnh cho cm tương ứng với mV và ghi ký hiệu là 2N Khi sóng điện tim có biên độ quá cao,... mV và ghi ký hiệu là N/2 Do đó, muốn cho người đọc biết một bản điện tâm đồ ghi theo tiêu chuẩn bào thì phải cắt một đoạn thử test (định chuẩn) dán lên đầu bản điện