KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 12 B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN I. TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG 1. Nhà thơ Quang Dũng Quang Dũng (1921 1988) là một nhà thơ đa tài. Hồn thơ phóng khoáng, đậm chất trữ tình lãng mạn; giàu chất nhạc, chất họa...Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Tác phẩm tiêu biểu: Rừng biển quê hương (1957); Rừng về xuôi (1968); Mây đầu ô (1986) 2. Bài thơ Tây Tiến 2.1. Hoàn cảnh ra đời: Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt Lào. Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết Nhớ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh, sau đó đổi lại là Tây Tiến. 2.2. Nội dung: Đoạn đầu bài thơ là nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc xa xôi hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, bí hiểm với những con đường đèo dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống; với những âm thanh của thác, của chúa sơn lâm những buổi chiều hoang, những đêm sương lạnh. Người lính trên đường hành quân có lúc mệt mỏi, kiệt sức: Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời. Tuy nhiên núi rừng Tây Bắc cũng rất thơ mộng, trữ tình: cảnh Pha Luông xa mờ trong mưa và hình ảnh: cơm lên khói, hương thơm nếp xôi...Đó là những kỉ niệm ấm áp không thể nào quên.. Thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, hình ảnh đoàn quân trên miền đất lạ, mờ ảo trong sương khói tạo nét hấp dẫn, huyền ảo, người lính vừa khổ vừa rất kiêu hùng. Đoạn thơ thứ hai là nỗi nhớ về những kỉ niệm đẹp chung vui với bản làng xứ lạ, về con người và thiên nhiên thơ mộng miền Tây. Người lính chịu nhiều gian khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn, say mê, đắm đuối trong đêm liên hoan rực rỡ, lung linh với đuốc hoa, cùng nàng e ấp, tình tứ trong man điệu. Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả khám phá vẻ đẹp rất đỗi nên thơ của sông nước miền Tây một chiều sương giăng mờ ảo với những bến bờ bạt ngàn hoa lau trắng, với dòng nước lũ hoa đong đưa. Cảnh vừa thực vừa ảo với đường nét uyển chuyển, mềm mại gợi ra vẻ đẹp hắt hiu hoang vắng một buổi chiều Tây Bắc. Đoạn thơ thứ ba là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến trong với nét đẹp bi tráng. Người lính hiện ra nguyên sơ giữa núi rừng lẫm liệt, kiêu hùng với ngoại hình độc đáo không mọc tóc, da xanh màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Nhưng họ cũng rất hào hoa, lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Lí tưởng ra đi không hẹn ngày, quên đời vì nước, chấp nhận hi sinh trong thiếu thốn: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất đã bộc lộ cốt cách anh hùng của người chiến binh Tây Tiến. 2.3. Nghệ thuật: Bài thơ được viết chủ yếu bằng cảm hứng bi tráng và bút pháp lãng mạn; cách sử dụng ngôn từ đặc sắc; kết hợp chất nhạc và chất hoạ độc đáo. II. VIỆT BẮC (TRÍCH) CỦA TỐ HỮU 1. Hoàn cảnh sáng tác Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (751954), miền Bắc được giải phóng, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu VB về thủ đô (101954), sự kiện đó là nguồn cảm xúc để Tố Hữu sáng tác bài thơ này. 2. Nội dung: 2.1. Khung cảnh chia tay 2.2. Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm Tâm trạng bao trùm phần đầu bài thơ là nỗi nhớ da diết, mênh mông. Những kỉ niệm kháng chiến sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ qua lời hỏi đáp. Theo đó, Việt Bắc hiện lên với những nét đặc trưng, với tất cả yêu thương, gắn bó, gian nan, nghĩa tình. Việt Bắc trong trí nhớ của người cán bộ cách mạng từng là chiến khu an toàn. Con người Việt Bắc mộc mạc, nghĩa tình, cần cù, ân tình thuỷ chung hết lòng với cách mạng trong những ngày kháng chiến gian lao “miếng cơm chấm muối”, “bát cơm sẻ nửa”, “đậm đà lòng son”. Việt Bắc còn là nơi có những sự kiện, địa điểm lịch sử khó quên: cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái... Niềm hoài niệm không chỉ làm sống dậy những kỉ niệm sâu nặng với con người thiên nhiên Việt Bắc mà còn với cuộc kháng chiến gian lao nhưng hào hùng. Thiên nhiên Việt Bắc ấm áp gợi cảm, đẹp đa dạng: lúc sáng sớm, trăng khuya, nắng chiều, trong các mùa thay đổi (Ta về mình có nhớ ta...nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung). Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng baïn cuøng muõ nan...” Đoạn thơ là lời đồng vọng thiết tha về chiến khu Vieät Baéc, là khúc hát ân tình của những người kháng chiến. 2.3. Nghệ thuật: Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu: thơ luc bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi. ...
Trang 1KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 12
B ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
1 Nhà thơ Quang Dũng Quang Dũng (1921 - 1988) là một nhà thơ đa tài Hồn
thơ phóng khoáng, đậm chất trữ tình lãng mạn; giàu chất nhạc, chất họa Năm
2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật Tác phẩm
tiêu biểu: Rừng biển quê hương (1957); Rừng về xuôi (1968); Mây đầu ô (1986)
2 Bài thơ Tây Tiến
2.1 Hoàn cảnh ra đời: Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm
1947, hoạt động ở biên giới Việt - Lào Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo
vệ biên giới Việt - Lào Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm1948
rồi chuyển sang đơn vị khác Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết Nhớ Tây Tiến tại Phù
Lưu Chanh, sau đó đổi lại là Tây Tiến
2.2 Nội dung: - Đoạn đầu bài thơ là nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả về thiên
nhiên núi rừng Tây Bắc xa xôi hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, bí
hiểm với những con đường đèo dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây,
ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống; với những âm thanh của thác, của chúa
sơn lâm những buổi chiều hoang, những đêm sương lạnh Người lính trên đường hành quân có lúc mệt mỏi, kiệt sức: Anh bạn dãi dầu không bước
nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Tuy nhiên núi rừng Tây Bắc cũng rất thơ mộng, trữ tình: cảnh Pha Luông
xa mờ trong mưa và hình ảnh: cơm lên khói, hương thơm nếp xôi Đó là
Trang 2những kỉ niệm ấm áp không thể nào quên Thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, hình ảnh đoàn quân trên miền đất lạ, mờ ảo trong sương khói tạo nét hấp dẫn, huyền ảo, người lính vừa khổ vừa rất kiêu hùng
Đoạn thơ thứ hai là nỗi nhớ về những kỉ niệm đẹp chung vui với bản làng xứ
lạ, về con người và thiên nhiên thơ mộng miền Tây Người lính chịu nhiều gian khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn, say mê, đắm đuối trong
đêm liên hoan rực rỡ, lung linh với đuốc hoa, cùng nàng e ấp, tình tứ trong
man điệu Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả khám phá vẻ đẹp rất đỗi nên thơ
của sông nước miền Tây một chiều sương giăng mờ ảo với những bến bờ bạt
ngàn hoa lau trắng, với dòng nước lũ hoa đong đưa Cảnh vừa thực vừa ảo
với đường nét uyển chuyển, mềm mại gợi ra vẻ đẹp hắt hiu hoang vắng một buổi chiều Tây Bắc - Đoạn thơ thứ ba là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến trong với nét đẹp bi tráng Người lính hiện ra nguyên sơ giữa
núi rừng lẫm liệt, kiêu hùng với ngoại hình độc đáo không mọc tóc, da xanh
màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Nhưng họ cũng rất
hào hoa, lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Lí tưởng ra đi không hẹn ngày, quên đời vì nước, chấp nhận hi sinh trong thiếu thốn: Chiến trường
đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất đã bộc lộ cốt cách anh
hùng của người chiến binh Tây Tiến
2.3 Nghệ thuật: Bài thơ được viết chủ yếu bằng cảm hứng bi tráng và bút
pháp lãng mạn; cách sử dụng ngôn từ đặc sắc; kết hợp chất nhạc và chất hoạ độc đáo
II VIỆT BẮC (TRÍCH) CỦA TỐ HỮU
1 Hoàn cảnh sáng tác Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), miền Bắc
được giải phóng, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu VB về thủ đô (10/1954), sự kiện đó là nguồn cảm xúc để Tố Hữu sáng tác bài thơ này
2 Nội dung: 2.1 Khung cảnh chia tay 2.2 Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện
lên trong hoài niệm Tâm trạng bao trùm phần đầu bài thơ là nỗi nhớ da diết, mênh mông Những kỉ niệm kháng chiến sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ qua lời hỏi - đáp Theo đó, Việt Bắc hiện lên với những nét đặc trưng, với tất cả yêu thương, gắn bó, gian nan, nghĩa tình
- Việt Bắc trong trí nhớ của người cán bộ cách mạng từng là chiến khu an toàn Con người Việt Bắc mộc mạc, nghĩa tình, cần cù, ân tình thuỷ chung
hết lòng với cách mạng trong những ngày kháng chiến gian lao “miếng cơm
chấm muối”, “bát cơm sẻ nửa”, “đậm đà lòng son” Việt Bắc còn là nơi có
những sự kiện, địa điểm lịch sử khó quên: cây đa Tân Trào, mái đình Hồng
Trang 3Thái - Niềm hồi niệm khơng chỉ làm sống dậy những kỉ niệm sâu nặng
với con người thiên nhiên Việt Bắc mà cịn với cuộc kháng chiến gian lao nhưng hào hùng Thiên nhiên Việt Bắc ấm áp gợi cảm, đẹp đa dạng: lúc sáng
sớm, trăng khuya, nắng chiều, trong các mùa thay đổi (Ta về mình cĩ nhớ
ta /nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung) Việt Bắc anh hùng trong kháng
chiến:
“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất
rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan ” Đoạn thơ là lời đồng vọng thiết tha về chiến khu Việt Bắc, là khúc
hát ân tình của những người kháng chiến
2.3 Nghệ thuật: Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ
của Tố Hữu: thơ luc bát, lối đối đáp, cách xưng hơ mình ta, ngơn từ mộc mạc, giàu sức gợi
III ĐẤT NƯỚC (TRÍCH MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG) CỦA NGUYỄN
KHOA ĐIỀM
1 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại tỉnh
Thừa Thiên Huế, trong một gia đình cĩ truyền thống yêu nước và cách mạng; thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén,
mang màu sắc trữ tình chính luận Tác phẩm chính: Đất ngoại ơ (thơ, 1972);
Mặt đường khát vọng (trường ca,1974), Ngơi nhà cĩ ngọn lửa ấm (thơ,
1986)
2 Đất nước
2.1 Hồn cảnh sáng tác
- Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng thiết tha được Nguyễn Khoa
Điềm hồn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971 - Khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đơ thị vùng tạm chiếm miền Nam Họ nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, luơn hướng về nhân dân, đất nước; ý thức trách nhiệm của thế hệ mình nên đứng dậy đấu tranh cùng dân tộc
- Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu của Chương V trường ca Mặt đường khát
vọng
2.2 Nội dung
Đoạn trích là sự cảm nhận đất nước tồn vẹn, cĩ chiều sâu văn hố trên các
phương diện cội nguồn, lịch sử, địa lí, thời gian, khơng gian
2.2.1 Phần đầu đoạn trích chủ yếu thể hiện những cảm nhận riêng của nhà thơ về đất nước: - Tác giả chọn cách thể hiện tự nhiên và bình dị về cội nguồn
Trang 4Đất nước: Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi” Đất nước có trong những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay
kể” Đất nước tồn tại trong những thuần phong mỹ tục (ăn trầu); sinh tồn bởi
nhân dân biết trồng tre đánh giặc Đất nước hình thành trong tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ: thương nhau bằng gừng cay muối mặn Đất nước hiển hiện trong từng ngôi nhà, từng cái kèo, cái cột và trong cả cuộc sống lao động vất vả của người dân một nắng hai sương để làm ra hạt gạo
- Đất nước được cảm nhận và suy tư mới mẻ mang tính cá thể và táo bạo: Đất là
nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm Đất nước là nơi nơi ta hò hẹn Đất
là nơi chim về núi, Nước là nơi con cá biển khơi Đất nước được cảm nhận
từ không gian nhỏ hẹp của “anh” và “em đến không gian rộng lớn là rừng bể Đất nước còn là không gian sinh tồn của cộng đồng, nơi yêu nhau và sinh con
đẻ cái từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ những hình ảnh mang màu sắc dân
gian, đất nước trong sự cảm nhận của nhà thơ thật gần gũi, gắn bó nhưng cũng
thật lớn lao và thiêng liêng - Đất nước là máu xương của mình Những từ
“phải biết”,“gắn bó”,“san sẻ”,“hoá thân” nhấn mạnh trách nhiệm mỗi người
với đất nước, với nhân dân
2.2.2 Phần sau đoạn thơ tập trung làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân:
Nhà thơ quy nạp hàng loạt hiện tượng tự nhiên núi Vọng Phu, hòn Trống Mái
để đưa đến một kết luận khái quát sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò
bãi/ Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”
- Mạch thơ dồn nén cảm xúc trữ tình mang tư tưởng cốt lõi: đất nước là của
nhân dân:“Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại/ Đi trả
thù mà không sợ dài lâu” Ca dao thần thoại chính là ngọn nguồn văn hoá của
dân tộc, là vẻ đẹp tinh thần của nhân dân - Đất nước không là của các vương triều mà hiện lên như một huyền thoại của nhân dân, những con người vô danh bình dị, lao động và đánh giặc Nhân dân là người truyền lại cho đời sau những giá trị văn hoá tinh thần, vật chất Nhân dân ta là người quí trọng tình nghĩa, thủy chung trong tình yêu Đây là phát hiện mới đầy thú vị của tác giả Nhà thơ
có kiểu định nghĩa riêng về đất nước
2.3 Nghệ thuật: Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị,
dân dã giàu sức gợi; giọng điệu biến đổi linh hoạt; chất chính luận quyện lẫn chất trữ tình tạo nên sức truyền cảm
IV SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH
1 Nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh (1942 - 1988), quê ở Hà Đông (tỉnh Hà Tây); từng là diễn viên múa Từ năm 1963, Xuân Quỳnh chuyển sang viết báo, làm thơ.Cuộc đời bất
Trang 5hạnh; khao khát, tình yêu hạnh phúc gia đình Thơ có giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên, cảm xúc tinh tế, chân thành; giàu yêu thương, nhiều khát vọng
Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Hoa
cỏ may (1989)
2 Bài thơ Sóng
2.1 Hoàn cảnh sáng tác:
1 Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời năm 1967 trong chuyến nhà thơ đến
vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
2 Nội dung:
2.1 Hình tượng sóng: Mang ý nghĩa ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang
yêu 2.2 Phần 1: Sóng và em những nét tương đồng - Ở hai khổ thơ đầu là hình ảnh sóng quen thuộc nhưng cũng lạ lùng đầy những đối nghịch thất
thường: Dữ dội và dịu êm /Ồn ào và lặng lẽ Nó rất giống tâm trạng người
phụ nữ khi yêu Sóng tìm ra bể cũng là tìm thấy chính mình Đó cũng là cái nỗi khát vọng muôn đời của tình yêu - Sóng trong hai khổ thơ tiếp là đối tượng để nhà thơ gửi gắm suy tư về tình yêu bí ẩn Hàng loạt những câu hỏi
về ngọn nguồn của sóng, của tình yêu: Từ nơi nào sóng lên?, Gió bắt đầu từ
đâu?, Khi nào ta yêu nhau? Thiên nhiên dù bí ẩn nhưng còn có thể lí giải
được còn tình yêu không “làm sao cắt nghĩa được” - Qua hình tượng
sóng ở ba khổ tiếp, nỗi nhớ cũng được giãi bày mãnh liệt: sóng vỗ bờ ngày đêm - em nhớ anh khắc khoải mọi thời gian, tràn ngập cả không gian, rất
thật: Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” Khổ thơ diễn tả nỗi nhớ
sâu sắc của một tình yêu chân thành, thuỷ chung, khát khao gắn bó bền lâu 2.3 Phần 2: Những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu Trong cái hữu hạn của đời người, con người vẫn khao khát tình yêu của mình là vô hạn, bền vững muôn đời Hai khổ cuối thể hiện niềm khao khát
ấy: Làm sao được tan ra /Để ngàn năm còn vỗ
3 Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ truyền thống, cách ngắt nhịp gieo vần độc đáo,
giàu sức liên tưởng Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết
VẤN ĐỀ 3 : ĐỌC HIỂU TRUYỆN, KÍ VIỆT NAM 1945 - 1975
A CƠ SỞ TIẾP CẬN: - Văn xuôi phát triển mạnh mẽ về thể loại, độc đáo
về bút pháp, phong cách Truyện ngắn nổi trội hơn cả - Tiểu thuyết không
Trang 6thuận lợi phát triển trong chiến tranh Nhưng có một số tác phẩm để lại dấu
ấn - Quan điểm nghệ thuật về con người: con người cộng đồng - Tiếp cận văn xuôi 1945 - 1975: chú ý đến giọng điệu sử thi, quan điểm về con người khác với trước đó
B ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I VỢ NHẶT (TRÍCH) CỦA KIM LÂN
1 Kim Lân - Kim Lân (1920 - 2007), là cây bút chuyên viết truyện ngắn
Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê Dù viết
về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm
hồn trong sáng, lạc quan, thật thà - Tác phẩm: Nên vợ nên chồng (1955),
Con chó xấu xí (1962)
2 Truyện ngắn Vợ nhặt
2.1 Hoàn cảnh sáng tác: Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được
viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư
2.2 Nội dung
2.2.1 Bối cảnh câu chuyện
Thảm họa nạn đói 1945: người sống bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như
những bóng ma, người chết như ngả rạ thây nằm còng queo bên đường, không khí vẩn mùi ẩm thối mùi gây của xác người Xóm ngụ cư trong
thảm họa đói như một bãi tha ma Cái đói đã bộc lộ hết sức mạnh hủy diệt cuộc sống Con người bị đẩy vào lằn ranh giữa sự sống và cái chết
2.2.2 Người vợ nhặt
Cái đói quay quắt đã ném thị vào đời sống vất vưởng Đời sống vất vưởng
đã biến thị thành một phụ nữ có ngoại hình tàn tạ Thị đã theo không về làm
vợ Tràng Con người thật của thị thể hiện rõ khi về nhà Người vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của thị không lộng lẫy nhưng gợi được sự ấm áp cho một gia đình đang bên lề cái chết
2 2.3 Nhân vật Tràng Người lao động nghèo, tốt bụng, luôn khao khát
hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.Buổi sáng đầu tiên khi có vợ,
Trang 7anh nhận thấy không gian xung quanh thay đổi Tràng thay đổi suy nghĩ, ý thức được trách nhiệm với vợ con, anh dự cảm một tương lai tươi đẹp cho
cuộc đời của mình “Bỗng nhiên hắn thấy tu sửa căn nhà” Những thay đổi
lớn trong tâm lí, tính cách của anh Tràng là biểu hiện cao nhất của tinh thần hướng về sự sống quên đi cái chết đang bủa vây
2.2.4 Nhân vật bà cụ Tứ: Bà cụ Tứmột bà mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân
ái; đói khát đã khiến người ta phải sống, phải ăn thức ăn của loài vật (cháo
cám) nhưng cái đói không hủy diệt được tình nghĩa và niềm hi vọng của con
người Tư tưởng: dù ở bên lề cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc vẫn hi vọng ở tương lai”`
2.3 Những thành công về nghệ thuật
Tạo tình huống truyện độc đáo; miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí, tính cách nhân vật tinh tế; cách kể chuyện hấp dẫn; sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc giàu sức gợi
II VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI
1 Tô Hoài - Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn
của văn học Việt Nam hiện đại Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước, Văn ông có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú Năm
1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - Tác
phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)
2 Vợ chồng A Phủ
2.1 Hoàn cảnh ra đời Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc,
là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc
2.2 Nội dung
2.2.1 Nhân vật Mị Cách giới thiệu nhân vật gợi nỗi đau đớn về thân
phận con người: Mị xuất hiện bên cạnh tảng đá, tàu ngựa ở nhà thống lí Pá
Tra với hàng loạt công việc quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng
nước lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi Thật ra, Mị đủ phẩm chất để
sống cuộc sống ấm êm, hạnh phúc nhưng chỉ vì món nợ truyền kiếp của gia
đình mà phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Cuộc sống thống khổ, bị đối
xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống - Lúc đầu Mị phản kháng: có đến hàng
mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc và cả tìm cái chết.Về sau cuộc sống nô lệ
đã biến Mị thành con người khác ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi Cam phận nô lệ vì tin rằng Nó đã bắt ta về trình ma cho nhà nó rồi chỉ còn biết
đợi ngày rũ xương ở đây thôi Thông qua bi kịch cuộc đời Mị, Tô Hoài đã tố
cáo bọn phong kiến miền núi đã lợi dụng hình thức cho vay nặng lãi và thế lực thần quyền (cúng ma) để trói buộc người nghèo vào số phận nô lệ triền
Trang 8miên Sức sống tiềm tàng và niềm khát khao hạnh phúc ở Mị Mùa xuân
về trên đất Hồng Ngài cùng với tiếng sáo đánh thức Mị: cô muốn đi chơi Bị
A Sử trói đứng Mị vừa sợ, vừa thổn thức bồi hồi A Sử trói thể xác nhưng không trói được tâm hồn Mị Càng bị đè nén, tâm hồn ham sống của Mị càng
trỗi dậy, không sức mạnh nào hủy diệt được Sức phản kháng mạnh mẽ Mị
cởi trói cho A Phủ: Mị chợt xúc động khi thấy A Phủ khóc, trong tâm hồn Mị trào lên nỗi đồng cảm, thương cho thân phận của A Phủ Dòng nước mắt của
A Phủ đã giúp Mị thấy rõ thân phận nô lệ trong đó có mình Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí và sức sống tiềm tàng của Mị, nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định: không có bạo lực đen tối nào có thể vùi dập sức sống và niềm khao khát tự do của con người Đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm
2.2.2 Nhân vật A Phủ Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và
cường quyền phong kiến miền núi Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe, dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng
2.2.3.Giá trị tác phẩm Giá trị hiện thực Miêu tả chân thực số phận cực khổ
của người dân nghèo; phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị miền
núi Giá trị nhân đạo Thể hiện tình yêu thương sự đồng cảm với thân phận
đau khổ của ngưởi dân lao động miền núi; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa tàn bạo của giai cấp thống trị; trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc
2.3 Nghệ thuật Nghệ thuật xây dựng nhân vật; trần thuật uyển chuyển linh
hoạt; nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, phong tục miền núi; ngôn ngữ sinh động chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ
III RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH
1 Nguyễn Trung Thành Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai
cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy
2 Rừng xà nu
2.1 Hoàn cảnh sáng tác Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 khi
đế quốc Mĩ đổ quân vào miềm Nam với những chiến dịch càn quét rầm rộ Truyện đăng trên tập chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2,
năm 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện
Ngọc.
2.2 Nội dung 2.2.1 Hình tượng cây xà nu Nó đã trở thành một phần máu
thịt trong đời sống và tinh thần của dân làng Xô Man, tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh 2.2.2 Hình tượng nhân vật Tnú : - Gan góc, dũng cảm, mưu trí - Tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
Trang 9- Có trái tim yêu thương và sôi sục căm thù giặc - Cuộc đời bi tráng của Tnú
và con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng:
Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo 2.2.3 Hình tượng cây xà nu và
Tnú có quan hệ khắng khít, bổ sung cho nhau Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú
2.3 Nghệ thuật: - Màu sắcTây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ở
ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật - Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu - một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn bay bổng cho thiên truyện; lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất khái quát, tiêu biểu cho cộng đồng
V NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN
1 Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân (1910 - 1987), sinh ra trong một gia đình
nhà nho khi Hán học đã tàn Con người tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp - Sau Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách
mạng, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút với phong cách tài
hoa, độc đáo - Tác phẩm chính: Vang bóng một thời (1940), Người lái đò
sông Đà (1960)
2 Người lái đò sông Đà
Trang 102.1 Hoàn cảnh ra đời: Người lái đò Sông Đà là kết quả sau nhiều lần nhà
văn đến Tây Bắc, đặc biệt là chuyến đi năm 1958; thực tiễn xây dựng cuộc
sống mới vùng cao đem đến cảm hứng sáng tạo tập tùy bút Sông Đà (1960)
Người lái đò Sông Đà là một trong 15 bài tùy bút của Nguyễn Tuân được in
trong tập này
2.2 Nội dung:
2.2.1 Hình ảnh sông Đà như một nhân vật có tâm hồn, tính cách, trạng thái vừa hung bạo vừa trữ tình - Tính chất hung bạo được tô đậm bằng
bút pháp nghệ thuật độc đáo: so sánh, nhân hóa gợi liên tưởng sâu sắc: Mặt
nước hô la vang dậy đá trái, thúc gối vào bụng thuyền; ngôn ngữ giàu
hình ảnh với đường nét gân guốc, bạo khỏe miêu tả thạch trận sông Đà rất ấn
tượng: Nó bày thạch trận trên sông bong ke chìm, pháo đài nổi dòng nước
hùm beo tế hồng hộc đánh đòn hiểm ”; vận dụng ngôn ngữ của nhiều
ngành (võ thuật, điện ảnh, quân sự, văn chương) tả tỉ mỉ, công phu, hấp dẫn thể hiện sự uyên bác, tài hoa Con sông Đà hiện ra như là một loài thủy quái khổng lồ, hung tợn - Nguyễn Tuân còn phát hiện Sông Đà thơ mộng với
dòng chảy uốn lượn đẹp như mái tóc trữ tình người thiếu nữ Tây Bắc, màu
nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, rất kì ảo Cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề
nhựa sống: Thuyền tôi trôi trên sông Đà - Cảm nhận và miêu tả sông Đà,
Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của mình Hình ảnh sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới