1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI VĂN MẪU THI VÀO LỚP 10 PTTH

2 5,5K 52
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 23 KB

Nội dung

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với hình ảnh người bà và tình bà cháu thắm đượm đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuông ấy.. Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963

Trang 1

BẾP LỬA SƯỞI ẤM MỘT ĐỜI NGƯỜI

Có một thời gian khổ không bao giờ quên Có những người đã gắn bó với ta, với tuổi thơ diệu kì đã trở thành kỉ niệm mang bao tình thương và nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với hình ảnh người bà và tình bà cháu thắm đượm đem đến cho

ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuông ấy.

Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963 khi nhà thơ đang sống và học tập ở nước ngoài, xa người thân, gia đình và đặc biệt là xa người bà thân thương của mình.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm” ngưng đọng lại trong tâm hồn của người cháu là hình ảnh thân thương và trìu mến Aïnh lửa bập bùng cháy trong làn sương sớm, tưởng như cái chờn vờn ấy là hình bóng người bà in trên vách bếp Bằng Việt vào đề chỉ với ba câu thơ nhưng đã có tớïi hai lần điệp ngữ “một bếp lửa” được nhắc lại Chỉ một bếp lửa, một bếp lửa thôi cũng đủ để sưởi ấm cho tâm hồn trong sáng, ngây thơ của đứa cháu Như không dấu được lòng mình dù đã cố gắng kìm nén nhưng người cháu vẫn thốt lên rằng

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” Giọng thơ từ sâu kín trở nên

da diết và có lẽ dấu ấn năm 1945 là khó quên nhất trong tâm hồn của một đứa trẻ lên bốn “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” có lẽ cái cay cay ấy là nỗi niềm chua xót, nghẹn ngào, đau đớn xen lẫn yêu thương Lời thơ vẫn tiếp tục nhịp nhàng và đều đặn “Tám năm ròng cháu ở cùng bà/ Tu hú kêu trên những cánh đồng xa” Trong khoảnh không đó ta nghe văng vẳng đâu đây tiếng chim tu hú Tu hú kêu vì tu hú cô đơn còn cháu may mắn vì có bà Bà dạy cháu, bảo ban, chăm sóc cháu Cháu cũng hiếu thảo “thương bà khó nhọc” Cả đoạn thơ như được dệt nên bởi những dòng tự sự đều đặn nhưng thực ra yếu tố biểu cảm đã ùa vào ngay từ câu thứ ba phá vỡ trật tự, mọi khoảng cách “Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?” như người cháu đang trò chuyện với bà gần đấy thôi và cùng cả chim tu hú Khổ thơ thứ tư kỉ niệm tràn về tiếp tục tuôn chảy nhẹ nhàng “Bố ở chiến khu bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” tất cả như bừng sáng lên qua câu nói của người bà - câu nói của con người vớïi tâm hồn, niềm tin và nhân cách cao cả Hình ảnh người bà chống chọi với gian lao, thử thách không nửa lời oán thán để con an tâm công tác Bà vẫn tận tụy nhen cái bếp lửa ấy như đễ giữ vững lòng tin cho người cháu Hiện tại ùa về xen những dòng suy nghĩ “Lận đận đời

bà biết mấy nắng mưa/ Mấy chục năm trời đến tận bây giờ/ Bà vẫn

giữ thói quen dậy sớm” Bà đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng ngọt bùi, sương gió nắng mưa Điệp từ “nhóm” được lặp lại nhiều lần Đó không phải là ngọn lửa bình thường mà là ngọn lửa trong tim soi sáng cho cháu, sưởi ấm cho cháu trên con đường tương lai Phải chăng

vì vậy mà người cháu đã thốt lên rằng “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa” Bài thơ kết thúc chỉ với bốn câu bằng lời thơ thủ thỉ có chút gì vương vấn thoảng qua Nhưng có điều chắc chắn rằng mãi mãi người cháu vẫn luôn nhớ tới bà bằng tình yêu thương cao cả và rộng

Trang 2

lớn, để mỗi sánh tinh sương lại hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên

chưa?”

Ra đời vào năm 1963 ở phương trời Ki-ép xa xôi, “Bếp lửa” sẽ mãi còn nồng ấm mối tình bà cháu hoà chung với tình yêu quê hương đất nước Bà và bếp lửa đã hoà vầo làm một trở thành hình ảnh tha thiết đẹp đẽ nhất của quê hương

Ngày đăng: 20/08/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w