Như thế, ngôn ngữ học trinhận trở thành bộ môn khoa học nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hoá của conngười về thế giới quanh mình qua các biểu thức và các diễn ngữ ngôn ngữ, bằngcách lấy
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Ẩn dụ vốn thường được xem là vấn đề của bản thân ngôn ngữ, bao gồmmột số biểu trưng hiểu theo nghĩa bóng, dựa trên các ngôn từ chứa đựng nghĩa đen
Ẩn dụ vốn được các nhà tu từ học quan tâm nghiên cứu, thường được coi là cáchthức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồnghay giống nhau Cơ chế của ẩn dụ tạo ra sự chuyển đổi nghĩa phổ biến nhất trong tất
cả các ngôn ngữ Có thể xem so sánh ngầm là quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ.Quan điểm truyền thống này về ẩn dụ có từ thời Aristotle, được nhiều nhà ngôn ngữhọc cấu trúc luận trên thế giới đồng tình và khẳng định Trong Việt ngữ học, ẩn dụ
được xem xét theo hai góc độ Thứ nhất, là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học,
ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng
dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa sự vật - đối tượng Thứ hai, là đối tượng
nghiên cứu của phong cách học, ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên nhữngbiểu tượng trong nhận thức của con người, được khảo sát trong những ngữ cảnh cụthể, gắn liền với văn bản
Trong ba thập niên gần đây, định nghĩa về ẩn dụ đã có sự thay đổi mang tínhđột phá khi các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ còn là một công cụ trinhận hữu hiệu để con người ý niệm hoá các khái niệm trừu tượng Ẩn dụ không chỉcòn đơn thuần là hình thái ngôn ngữ như quan điểm cấu trúc luận, mà nó còn là hìnhthái tư duy của con người về thế giới Tư duy ẩn dụ dựa trên cơ sở các ý niệm “Ý
niệm” (“concept”), trong tiếng Anh, được Từ điển Tâm lý học Oxford giải thích là
“một biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, hay một tư tưởng tương ứng với một thực thểriêng biệt hay một lớp các thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộctính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó, vốn có thể là cụ thể hay là trừutượng” [Dẫn theo 68, 18] Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các đơn vị ngônngữ (từ, ngữ, kết cấu) đều biểu đạt các ý niệm và những ý niệm này đều tương ứngvới các ý nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ đó Mỗi khi tạo sinh một phát ngôn, mộtcách vô thức, con người đã cấu trúc mọi phương diện của kinh nghiệm mà ta có ý
định truyền tải và sử dụng quá trình ý niệm hóa cho phát ngôn đó Ý niệm hóa bao
Trang 2hàm tất cả các quá trình tư duy (hay bất cứ sự trải nghiệm tinh thần nào của conngười) Quá trình này chính là quá trình nhận thức của con người trong việc tạo ra ýniệm: các thông tin mà con người tri giác từ thế giới khách quan được tích hợp lạitrong một hình ảnh tinh thần đơn lẻ, hình ảnh này, như một thứ ý nghĩa quy ước,được gắn với âm thanh của một ngôn ngữ để diễn đạt cái mảnh thế giới khách quan
đó một cách khái quát
Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) bắt đầu phát triển từ nhữngnăm 1980 như một trường phái ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành Ngôn ngữhọc tri nhận “nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ củacon người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ýniệm hóa các sự vật của thế giới khách quan đó” [118, 279]
Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – cognitive conceptual metaphor)(luận án sử dụng thuật ngữ “Ẩn dụ ý niệm”) “đó là một trong những hình thức ýniệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệmmới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [8, 293] Nguyễn ĐứcTồn [132], [133] cũng cho rằng hiện tượng loại suy đặc điểm, thuộc tính, hoạtđộng… giữa các sự vật, hiện tượng khác loại làm cơ sở cho những cách diễn đạt ẩn
dụ ý niệm Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận mà nhờ
đó, những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa được đánh giálại trong những bối cảnh ý niệm mới Cơ chế tri nhận của ẩn dụ bao gồm hai miềnnguồn và đích tồn tại tiền giả định trong ý thức của con người, trong đó những thuộctính của miền nguồn được ánh xạ, phóng chiếu lên miền đích, cả hai miền nguồn vàđích đều là những ý niệm, được cấu trúc hoá theo mô hình trường-chức năng: trung
tâm-ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ quát toàn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, nằm trong
một “khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính đặc thù Như vậy, ẩn dụ trinhận hướng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con người Vì thế, ngônngữ học tri nhận trở thành một bộ phận của khoa học tri nhận, và nó là một bộ mônkhoa học liên ngành, gắn bó mật thiết với các khoa học về tâm lý học tri nhận, trí tuệnhân tạo, văn hoá học, triết học, thần kinh học, đặc biệt là nhân học, với thuyết “Dĩ
Trang 3nhân vi trung” (lấy con người làm trung tâm của vũ trụ) Như thế, ngôn ngữ học trinhận trở thành bộ môn khoa học nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hoá của conngười về thế giới quanh mình qua các biểu thức và các diễn ngữ ngôn ngữ, bằngcách lấy con người làm bản thể định vị giữa không gian, thời gian, và các nguyêntắc, sự kiện, hành động, tư tưởng, tôn giáo, niềm tin… của con người tương tác mậtthiết với nhau trong không - thời gian ấy
Nếu nghiên cứu ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học cấu trúc thì chỉ giúp phát
hiện ra các cơ chế ẩn dụ theo kiểu hình thái ngôn ngữ, bản chất của ẩn dụ và các dạngkhác nhau của ẩn dụ; tìm hiểu được các cơ chế định danh (ẩn dụ chết), các phươngthức chuyển nghĩa của từ trong cùng một trường nghĩa hay giữa các trường nghĩakhác nhau dựa trên các cơ chế ẩn dụ; vận dụng vào trong thi pháp để xây dựng chúngtrở thành một thủ pháp tu từ, tạo nên những biểu tượng nghệ thuật ngôn từ mang ýnghĩa biểu trưng và phần nào mang tính chủ quan, sắp đặt của người nghệ sĩ Việcnghiên cứu ẩn dụ theo phương thức truyền thống không thể giúp chúng ta tìm hiểu
được cặn kẽ những “cấu trúc bề sâu của nhận thức” qua ngôn từ Ngôn ngữ hậu cấu trúc với thuyết ẩn dụ ẩn dụ tri nhận đã nhận thức và lý giải các phạm trù của thế giới
qua hệ thống các ý niệm được nghiệm thân trong ngôn ngữ; giúp con người khám pháthế giới tri thức quanh mình được phản chiếu qua ngôn từ hàng ngày; thấy được sựtương đồng và khác biệt trong các cơ tầng văn hoá giữa những nền văn hoá khácnhau; những “hiện thực trải nghiệm luận”, “hiện thực nghiệm thân luận” được dùnglàm cơ sở để nhận thức các mô hình ẩn dụ ngày càng làm hé lộ cách con người tư duy
về thế giới quanh mình dựa trên các cơ sở khoa học rất cụ thể và rõ ràng
Ngôn ngữ học tri nhận không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ngôn ngữ trongmối quan hệ với chính bản thân ngôn ngữ từ những hiện tượng có thể quan sát được,
mà còn nghiên cứu cả những gì không quan sát trực tiếp được như sự hiểu biết (haytri thức), trí tuệ, cảm xúc, ý chí, các hiện tượng tinh thần nói chung… Các ẩn dụ trinhận được khai thác, giải mã các vỉa tầng nghĩa dựa trên các tri thức nền, các môhình văn hoá, đặc trưng tâm lý, tư duy tộc người, những ước định về văn hoá, tôngiáo, và cả những định chế về tư duy tâm linh con người,… Vì vậy, tiếp cận ngôn
Trang 4Việc tìm hiểu giá trị ca từ Trịnh Công Sơn đang là vấn đề được nhiều nhànghiên cứu quan tâm, đặc biệt là soi chiếu ca từ dưới góc độ ngôn ngữ Đã có rấtnhiều công trình sách, báo, bài viết cả trong và ngoài nước viết về cuộc đời và sựnghiệp âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này Nghiên cứu ca từ nhạc Trịnh dướigóc độ ngôn ngữ cũng bắt đầu được quan tâm từ mấy năm gần đây, nhưng các tácgiả chủ yếu tiếp cận ngôn ngữ nhạc Trịnh theo quan điểm của ngôn ngữ học cấutrúc truyền thống Tiếp cận ngôn ngữ nhạc Trịnh dưới góc độ ngôn ngữ học trinhận thực sự xuất hiện lần đầu (2009) với luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị ThanhHuyền, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã khai thác hai mô hình
ẩn dụ cấu trúc để làm sáng tỏ quan niệm nhân sinh của Trịnh Công Sơn Tuynhiên, tác giả luận án nhận thấy, trong ca từ nhạc Trịnh còn hàm chứa rất nhi ều mô
Trang 5hình ẩn dụ tri nhận có thể khai thác Vì vậy, việc nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong
ca từ Trịnh Công Sơn sẽ góp thêm một hướng đi mới mẻ, góp phần khai thác giátrị cũng như làm nổi bật triết lý nhân sinh sâu sắc của Trịnh Công Sơn về conngười và về cuộc đời Vì những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn”.
Mục đích n hi n c u
Mục đích của luận án là dùng lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận để lý giảinhững mô hình ẩn dụ tri nhận trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn Dưới góc nhìn củangôn ngữ học tri nhận, các mô hình ẩn dụ được khai thác, giải mã dựa trên kinhnghiệm thân thể, trải nghiệm sinh học, các cơ chế thần kinh và phản xạ hành vi, các
mô hình văn hóa và các tri thức nền mang đặc trưng tâm lý, tư duy tộc người; bêncạnh đó những ước định về văn hoá, tôn giáo và những định chế về tư duy tâm linhcon người cũng được vận dụng để suy nghiệm các ẩn dụ Trên cơ sở phân tích các
mô hình ẩn dụ, so sánh, đối chiếu trong các miền văn hoá khác nhau, từ đó có thể
làm sáng tỏ tính khác biệt về văn hoá trong ngôn từ của nhạc sĩ, đặt trong tươngquan giữa cái mang tính phổ quát toàn nhân loại với cái đặc thù mang tính dị biệtcủa từng dân tộc
Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cơ bản sau:
(1) Lý giải các ẩn dụ tri nhận cơ sở và các ẩn dụ phái sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn; (2) Phân tích mối quan hệ tương hợp giữa các lược đồ ẩn dụ tri nhận dựa trên các
mô hình văn hoá, mối tương quan giữa các sơ đồ hình ảnh dựa trên lý thuyết hình và nền;
tính tương hoà văn hoá trong cách tri nhận thế giới phản chiếu vào trong ngôn
Trang 66trải nghiệm sinh học và trải nghiệm tâm lý của từng mô hình ẩn dụ để giải mã conngười tinh thần và thế giới vô thức của cá nhân Trịnh Công Sơn.
Trang 73 Tổn quan tình hình n hi n c u
3.1 Nghiên cứu về ẩn dụ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận
3.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã bắt đầu từ những thập kỷ 80 của thế
kỷ XX, với những tên tuổi của G Lakoff, M Johnson, G Fauconnier, Ch Fillmore,
R Jackendoff, R Langacker, E Rosch, L Talmy, M Turner, A Wierzbicka, Yu.Stepanov, Yu Apresian, W Chafe, M Minsky…
Ngay từ cuối những năm 70 (thế kỉ XX) với công trình trở thành kiệt tác trí
tuệ Metaphor We live by năm 1980 viết chung với nhà triết học M Johnson, Lakoff
bắt đầu phát triển lý thuyết về ẩn dụ tri nhận Lý thuyết này làm cho danh tiếngLakoff vượt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là một báo hiệu cho thấy cómột sự thay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngànhkhoa học khác
Trong những năm qua, lý thuyết của phép ẩn dụ đã phát triển và đào sâu đáng
kể Ban đầu, xu hướng của các nghiên cứu đều cho rằng phép ẩn dụ ý niệm chủ yếuđược căn cứ vào kinh nghiệm thân thể Trong những năm 1980, Lakoff và Kovecses
đã cho thấy những ẩn dụ cảm xúc (như sự giận dữ của con người) xuất hiện trongngôn ngữ và đều xuất phát từ cơ sở văn hóa, cơ sở sinh lý học của con người (Lakoff1987; Kovecses năm 1986, 1990) Đến đầu những năm 1990, một quan điểm hoàntoàn mới của phép ẩn dụ được phát hiện ra rằng ẩn dụ ý niệm không chỉ nằm ở lĩnhvực thời gian, mà còn ở trong các lĩnh vực như sự kiện, nhân quả, đạo đức [160;250]
Một tiến bộ quan trọng trong lý thuyết ẩn dụ đến năm 1997 là nghiên cứu ẩn
dụ ý niệm gắn với các lý thuyết thần kinh, các nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệmhàng ngày, kinh nghiệm cảm giác của con người là cơ sở đưa ra các đánh giá chủquan của nhận thức ngôn ngữ (Joseph Grady (1997), Christopher Johnson (1997).Tác giả Srinivas Narayanan (1997) còn sử dụng các kỹ thuật tính toán cho mô hìnhthần kinh, phát triển một lý thuyết mà trong đó, ẩn dụ ý niệm được lý giải thông quabản đồ thần kinh với hệ kinh mạch kết nối hệ thống cảm giác với các khu vực caohơn ở vỏ não Năm 2002, Gilles Fauconnier và Mark Turner đã phát triển một lýthuyết về không gian pha trộn, là một kiểu không gian tinh thần tưởng tượng kết
Trang 8hợp với lý thuyết thần kinh của ngôn ngữ, trong đó, các ánh xạ ẩn dụ được thựchiện trên cơ sở vật lý giống như một bản đồ thần kinh, như thế, chúng tạo thành các
cơ chế thần kinh tự nhiên trong các suy luận ẩn dụ [156, 257]
Tiếp đó, cùng với một số nhà nghiên cứu khác, Lakoff đã phát triển tư tưởng
về vai trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ thống ý niệm của con người và cấutrúc của ngôn ngữ tự nhiên Tư tưởng này đã được Lakoff phát triển thành họcthuyết “Trí tuệ nhập thân”, chủ trương nghiên cứu sự phụ thuộc của những năng lực
tư duy của con người và những quan niệm về thế giới, kể cả những hệ thống triếthọc vào những đặc điểm cấu tạo của cơ thể con người và bộ não con người
Về các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của lý thuyết ẩn dụ: Kể từ lần đầutiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học đadạng như lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật, ngôn ngữ học và triết học đã thựchiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này Họ đã xác định được ẩn dụ ý niệmnằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máytính, toán học và triết học Nghiên cứu của họ cho thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phầnlàm sáng tỏ cách con người suy nghĩ như thế nào trong một số lĩnh vực trí tuệ
Trong lĩnh vực văn học phân tích, More (1989), Lakoff và Turner đã chứngminh rằng phép ẩn dụ trong thơ ca hầu hết nằm ở các phần mở rộng và trong cáctrường hợp đặc biệt ổn định, ẩn dụ ý niệm thông thường được sử dụng trong tưtưởng và ngôn ngữ hàng ngày Các sáng tạo ẩn dụ của nhà thơ được không hoàntoàn nằm ở việc tạo ra tư tưởng mới của ẩn dụ, mà nằm trong cơ chế ánh xạ ẩn dụ.Lakoff và Turner (1987) cũng cho thấy, ẩn dụ ý niệm thông thường nằm ở trungtâm của tục ngữ hay trong văn học (1996), Turner sau đó đã chứng minh ẩn dụ nằm
ở sau việc xây dựng các truyện ngụ ngôn và các sản phẩm phổ biến khác của trítưởng tượng văn học Các cơ sở ẩn dụ về chiều kích đạo đức trong văn học trở nên
rõ ràng từ các cuộc thảo luận về ẩn dụ và đạo đức của Johnson (1993), của Lakofftrong lĩnh vực chính trị và đạo đức (1996), và bởi Lakoff và Johnson trong Triết học(1999) [156, 268]
Các ứng dụng quan trọng nhất của lý thuyết về ẩn dụ ý niệm là ở các lĩnhvực pháp luật, chính trị và các vấn đề xã hội Nhà lý thuyết Pháp lý Steven (2001)
Trang 9đã viết nhiều bài báo tổng quan pháp luật và trong một cuốn sách lớn về vai tròtrung tâm của phép ẩn dụ trong lý luận pháp luật Ẩn dụ Pháp lý rất phổ biến trongnhững ẩn dụ về bất động sản, sự hiểu biết về sở hữu trí tuệ,… Ẩn dụ được xem làmột công cụ pháp lý mạnh mẽ và có hiệu ứng rộng rãi trong xã hội Triết họcLakoff và Johnson (1999) là một phân tích sâu về ẩn dụ cấu trúc được sử dụng rộngrãi trong lĩnh vực kinh tế, chính trị Lakoff (1996) phân tích chính trị thế giới quancủa những người bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ, xem xét các quan điểm về kiểm soátsúng, phá thai, án tử hình, thuế, các chương trình xã hội, môi trường và nghệthuật,… trong một khung tri nhận nhất định Còn trong lĩnh vực tâm lý học, ẩn dụ
đã chứng minh tầm quan trọng của mình đối với cả hai lĩnh vực nhận thức và tâm lýhọc Nhận thức tâm lý bị chi phối bởi ý tưởng cũ mà khái niệm nằm ở các con chữ
và nghĩa, nhưng các tài liệu về lý thuyết ẩn dụ cung cấp bằng chứng áp đảo chốnglại quan điểm đó và mở ra một khả năng cho nhận thức tâm lý thú vị hơn nhiều, cácnghiên cứu của Gibbs (1994), ẩn dụ cảm xúc của Lakoff (1987) hay ẩn dụ nghiệmthân của Kovecses (1990), nghiên cứu về tâm trí, bộ nhớ, và sự chú ý củaFernandez-Duque và Johnson (1999) đã chứng minh điều đó [156, 271]
Như vậy, kể từ lần đầu tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứutrong các lĩnh vực khoa học đa dạng như lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật,ngôn ngữ học và triết học đã thực hiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này
Họ đã xác định được ẩn dụ ý niệm nằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị,tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học và triết học Nghiên cứu của họ chothấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách con người suy nghĩ như thế nàotrong một số lĩnh vực trí tuệ Như vậy, có thể thấy lý thuyết ẩn dụ ý niệm ngày càngđược xây dựng tỉ mỉ và cụ thể, mở rộng không chỉ trong lĩnh vực ngôn ngữ học màcòn giúp tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu đa ngành khác
3.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, nghiên cứu được xem là sớm nhất về khuynh hướng tri nhận có
thể kể đến Nguyễn Lai trong công trình Từ chỉ hướng vận đ ng ti ng iệt (Nxb Đại
học Tổng hợp, H, 1990), tuy trong công trình này tác giả không dùng đến thuật ngữ
“tri nhận” nhưng các nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ
Trang 10hướng RA V O, L N XUỐNG, ĐẾN TỚI, L I QUA, SANG VỀ hoàn toàn đượcxem xét và triển khai theo đường hướng của ngôn ngữ học tri nhận với giả thuyếtnghiệm thân
Đến năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn trong [132] tuy chưa trực tiếp bànđến ngôn ngữ học tri nhận nhưng đã bắt đầu hướng nghiên cứu của mình theo
hướng lý thuyết tâm lý – ngôn ngữ học tộc người Tác giả đã dùng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụ với cách tiếp cận và hiểu về bản chất của ẩn dụ như là một
kiểu “tư duy phạm trù”, trong đó, qua tìm hiểu về đặc điểm dân tộc của định danhđộng vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt (đặttrong sự so sánh với người Nga, Anh)… tác giả đã bước đầu khẳng định đặc điểmvăn hóa – dân tộc của người Việt, khẳng định mỗi dân tộc có cách tri giác, địnhdanh riêng của mình về bức tranh ngôn ngữ thế giới khách quan
Cũng trong khung nghiên cứu liên quan đến ẩn dụ theo quan điểm tri nhận,tác giả Nguyễn Đức Tồn trong [134], [135], [136], [137] đã đưa ra một cái nhìn mới
về bản chất của ẩn dụ, giải phóng ẩn dụ khỏi sự trói buộc ở quan niệm chỉ là phép
dùng từ Qua những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã kết luận: “Hiện tượng loại suy đặc điểm, thu c tính, hoạt đ ng,… giữa các sự vật, hiện tượng khác loại làm cơ sở cho những cách diễn đạt ẩn dụ ý niệm” [136, 5] Trong [139], tác giả Nguyễn Đức Tồn
cũng chỉ rõ chính những tri thức văn hóa được thủ đắc trong phạm vi vai dân tộc đãlập thành hạt nhân của hiện tượng được gọi là “đặc trưng dân tộc của tư duy” Kiểuloại tư duy và đặc trưng dân tộc của tư duy được thể hiện rõ nhất ở thiên hướng “ưathích” hay sự nổi trội của kiểu tư duy hoặc cách nghĩ nào đó ở một dân tộc nhấtđịnh
Người đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam một cách có
hệ thống với khung lý thuyết cụ thể là tác giả Lý Toàn Thắng (2005) với công trình
Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuy t đại cương đ n thực tiễn ti ng iệt (Nxb Khoa
học xã hội, H) Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu
ẩn dụ mà chủ yếu nghiên cứu về cách thức tri nhận không gian và thời gian trongngôn ngữ Tác giả đưa ra hướng tiếp cận không gian theo nguyên lý “Dĩ nhân vitrung” (lấy con người làm trung tâm của vũ trụ), con người được đặt trong không
Trang 11gian vật lý ba chiều và thời gian một chiều, qua đó, ngôn ngữ phản ánh cách conngười tri nhận về thế giới quanh mình qua các cặp phạm trù được định vị theo vị trícủa con người trong không gian như: trên dưới, trước sau, phải trái, trong ngoài,…
và các phạm trù chỉ thời gian định vị theo vị trí của con người qua ba thời: quá khứ,hiện tại và tương lai Trong một nghiên cứu khác, tác giả cho rằng vấn đề “conngười” trong sự tri nhận không gian có liên hệ sâu xa với ba phương diện: cấu tạo cơthể người; môi trường tự nhiên xung quanh con người; các chuẩn mực và cách thứchoạt động của con người [120, 54-65]
Năm 2007, tác giả Phan Thế Hưng trong [59], [60] đã trình bày quan niệmmới của mình về ẩn dụ rất đáng chú ý trên cơ sở phủ nhận dòng quan điểm so sánhtrong ẩn dụ: “Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh.Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao
hàm xếp loại” [59, 12] Cùng với việc khẳng định ẩn dụ là câu bao hàm x p loại,
tác giả khẳng định vai trò của sự xếp loại trong cấu trúc ẩn dụ: “ẩn dụ không đơngiản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâucủa tư duy Nói cách khác, hiểu sự so sánh không phải là trung tâm của việc hiểu ẩn
dụ, mà chính là hiểu được việc xếp loại” [59, 12] và đưa ra các hệ quả về ẩn dụ như:
so sánh ẩn dụ được hiểu là câu bao hàm xếp loại; so sánh ẩn dụ tuân theo tầng bậccủa loại theo hệ thống tôn ti và bản chất của sự xếp loại là cơ sở của tính ẩn dụ; ẩn
dụ không thể đảo ngược và mối quan hệ của hai sự vật trong ẩn dụ không mang tínhđối xứng
Năm 2009, tác giả Trần Văn Cơ trong công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận
(Nxb Lao động xã hội) đã giới thiệu khái luận về ngôn ngữ học tri nhận và giớithiệu lý thuyết ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam bằng việc tổng thuật lại một cách có hệthống và toàn diện những vấn đề trung tâm có liên quan đến lý thuyết ẩn dụ ý niệm
từ hai công trình kinh điển của G Lakoff Metaphors We live by (1980), của Lakoff
và Johnson Women, Fire and The Dangerous Things: What Categories Reveal about The Mind (1987) gồm: 1 Ý niệm và ẩn dụ ý niệm; 2 Hoạt động sáng tạo của
ẩn dụ tri nhận; 3 Kinh nghiệm luận - phương pháp luận của học thuyết về ẩn dụ trinhận; và 4 Phạm trù hóa thế giới
Trang 12– ngoài (theo định vị ranh giới) và các vận động có hướng như: ra, vào, lên, xuống,…
Đây là những từ ngữ đặc biệt quan trọng, có sự vận động chuyển nghĩa rất mạnh,được nhìn nhận và xem xét như một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệmhóa, phân loại và mô tả thế giới khách quan, tạo nên những ẩn dụ về không gian vàthời gian mang đậm dấu vết văn hóa và tinh thần dân tộc Tác giả Nguyễn Văn Hiệpvới bài viết “Ngữ nghĩa của từ „ra‟ „vào‟ trong tiếng Việt từ góc độ nghiệm thân” [introng 51; tr 202 - 218] đã dùng giả thuyết nghiệm thân của ngôn ngữ học tri nhận,tổng kết một cách đầy đủ những con đường phát triển ngữ nghĩa của từ “RA” trongtiếng Việt, từ nghĩa gốc trong từ điển và những lớp nghĩa phái sinh, đến các lớpnghĩa của từ “RA” trong khả năng kết hợp hay ứng xử ngữ pháp, tạo thành mộtphạm trù lan tỏa ngữ nghĩa với mạng lưới nhiều ý niệm có liên hệ với nhau
N hi n c u về ẩn dụ thời ian, tác giả Nguyễn Hòa trong [46] đã cho rằng
quá trình ý niệm hóa thời gian như là không gian xảy ra trên cơ sở sử dụng các ýniệm không gian s n có, tuy không hoàn toàn đồng nhất trong các nền văn hóa Tácgiả coi thời gian với tư cách như một sự vật và có thể được xem xét một cách đachiều dưới nhiều khía cạnh khác nhau Nguyễn Văn Hán trong [36] đã chứng minhcách thức tri nhận thời gian luôn mang tính chất quy ước xã hội, tính chất văn hóa vàtính mô - típ của cộng đồng
Nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình cảm của con
n ười, các công trình [61], [68], [129], [92],… đều khẳng định và chứng minh rằng
yếu tố cơ thể hóa ngôn ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giớibên ngoài, mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra những ẩn
dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trưng tư duy dân tộc Các cộng
Trang 1313đồng dân tộc khác nhau, do sự khác nhau về các nhân tố văn hóa, xã hội… sẽ tỏ ra
sự khác biệt
Trang 14hay tính chủ thể về các phương thức tư duy và mô hình tri nhận trong các biểu thứcngôn ngữ Ngay cả những cá thể khác nhau trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ, dokhông đồng nhất trong kiến thức về thế giới, những hiểu biết về quy ước xã hội, cũngnhư sự khác nhau về kinh nghiệm trải nghiệm, khả năng cảm nhận và lý giải sựviệc… sẽ dẫn đến sự khác biệt trong quá trình sử dụng và lý giải các ẩn dụ tri nhận.Tác giả Phan Thế Hưng [61] đã dựa trên cơ sở lý thuyết về ẩn dụ tri nhận, nghiên cứu
và đối chiếu trên cứ liệu tiếng Việt, tiếng Anh với các mô hình về “ẩn dụ ý niệm cảmxúc” (giận dữ, sung sướng), “ẩn dụ ý niệm cấu trúc sự kiện” (dạng địa điểm, dạng sựvật) và “ẩn dụ ý niệm thời gian”,… Tác giả khẳng định rằng, trải nghiệm của cơ thểcon người trong ẩn dụ hóa là những trải nghiệm mang tính phổ quát và từ đó chúng
ta có ẩn dụ ý niệm cơ bản và phổ quát Ngoài ra, tác giả cũng đã đề cập đến sự tươngtác giữa ẩn dụ và hoán dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là yếu
tố kinh nghiệm phản ánh trong ngôn ngữ, tính hiện thân và sự tác động của thế giớibên ngoài mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ, văn hóa tạo ra cáinền cho tất cả các tình huống chúng ta trải nghiệm để tạo thành mô hình tri nhận.Tác giả Trần Bá Tiến [129] tập trung khảo sát các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý,tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt thuộc 5 phạm trù tình cảm: tức giận, vui,buồn, sợ, xấu hổ Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt căn bảngiữa người Việt và người Anh trong sử dụng ẩn dụ là: người Việt vì sống theonguyên tắc trọng tình, hoà thuận, ứng xử mềm dẻo nên ưa “kìm chế”, trong khi ngườiAnh quan niệm rằng tức giận khi bộc phát sẽ tốt hơn cho sức khoẻ nên họ có xuhướng bộc lộ ra ngoài Thông qua các tường giải cụ thể, tác giả chứng minh các thành
ngữ tiếng Việt hầu hết không có ẩn dụ trực tiếp mà đều thông qua suy luận ẩn dụ.
Tác giả Ly Lan [68] đã đưa ra một cách nhìn toàn diện, đa chiều về phương diện cơ
sở tri nhận “nghiệm thân” trong cách biểu đạt bốn ý niệm tình cảm cơ bảnHAPPINESS/VUI, LOVE/YÊU, FEAR SỢ, ANGER GIẬN, cũng như quá trình ýniệm hóa bốn tình cảm ương ứng thông qua các ánh xạ ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ýniệm, được hình thành dựa trên một nguyên lý hoán dụ chung chủ yếu liên quan đếncác phản xạ sinh lý, phản xạ hành vi và phản xạ biểu lộ của chủ thể trải nghiệm tìnhcảm Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ các đặc
Trang 15cứu tính nghiệm thân dựa trên các bình diện: tính nghiệm thân của tâm trí, tính vô thức của tri nhận, tính ẩn dụ và hoán dụ của tư duy còn cho rằng cần nghiên cứu cả tính nghiệm thân của sự tích hợp (dựa trên thuy t pha tr n ý niệm) Nghiên cứu ẩn
dụ tình cảm dựa trên thuy t pha tr n ý niệm là một đóng góp mới của tác giả Vi
Trường Phúc, góp phần thay đổi quan niệm của các nhà tri nhận trước đây khi chorằng ẩn dụ ý niệm vốn chỉ được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai miền
ý niệm hoặc lược đồ hình ảnh, và sơ đồ ánh xạ trong ẩn dụ chỉ diễn ra một chiều (từmiền nguồn đến miền đích); mà thông qua những kiến giải hết sức khoa học và lôgic
từ cứ liệu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Hán và tiếng Việt, tác giả đã chứngminh ẩn dụ tri nhận còn được giải mã dựa trên bốn không gian tâm trí (pha trộn ýniệm), ánh xạ giữa hai miền không gian nguồn, đích là một sự tương tác đa chiều,các ý niệm không nhất thiết phải có s n, được sử dụng một cách máy móc và vô thức
mà có những ý niệm mới mẻ và mang tính lâm thời, sự ánh xạ giữa chúng là ánh xạxuyên không gian
Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về thực vật, tác giả Trần Thị Phương Lý [73], [74]
đã tìm hiểu phương thức thiết lập và các thành tố của mô hình chuyển di ý niệm (từ
ý niệm thực vật để nhận thức các phạm trù ý niệm khác) trên ngữ liệu biểu thứcngôn ngữ liên quan đến thực vật trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh), cũngnhư tìm hiểu các nền tảng kinh nghiệm phổ quát cho phép thực hiện sự nhận thứcthông qua con đường chuyển di này; phân loại và lý giải chức năng các loại ẩn dụ ýniệm thực vật; khám phá mối quan hệ mật thiết giữa bộ ba ngôn ngữ, tư duy và văn
Trang 1616hóa được thể hiện trong bức tranh ngôn ngữ với ý niệm thực vật Trong một khuônkhổ hẹp hơn, Lý
Trang 17Toàn Thắng trong bài viết “Về cách thức tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữliệu câu đố về động vật và thực vật)” [Trong 120, 267-275], đã chỉ ra cách thức trinhận của người Việt thông qua những câu đố về thực vật và những thuộc tính dễnhận diện trong câu đố về thực vật, quá đó cho thấy “thế giới quan” và “cách nhìnthế giới” của người
Việt
Hướng nghiên cứu ẩn dụ tri nhận các từ n ữ chỉ bộ phận cơ thể con n ười
nằm trong một số công trình của tác giả Võ Kim Hà [33], Trịnh Thị Thanh Huệ[55] Các nghiên cứu này chủ yếu khai thác các miền ý niệm là các bộ phận chỉ cơthể con người, lý giải cơ chế tri nhận của một số ẩn dụ và hoán dụ dựa trên nhữngyếu tố văn hóa, điều kiện địa lý cũng như cách thức tư duy của từng dân tộc Cáccông trình đều kết hợp được kiến thức liên ngành ngôn ngữ, văn hóa và khoa học trinhận để giải quyết vấn đề đã nêu ra
Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận và vai trò của ẩn dụ tri nhận tron sự hành
ch c cụ thể qua các tác phẩm văn, thơ tập trung ở một số công trình nghiên cứu
[22], [42], [43], [58], [124], [125],… Tác giả Lê Thị Ánh Hiền [42], [43] dựa trênquan điểm cơ bản của Lakoff và Turner về ẩn dụ trong thi ca, làm rõ vai trò và cấutrúc của tri thức trong một lĩnh vực ý niệm, phân tích các mối quan hệ giữa ẩn dụ vàkiến thức, sự ánh xạ, phóng chiếu của kiến thức đời thường vào các mô hình trinhận, tác giả tập trung chứng minh sức mạnh của ẩn dụ trong thi ca được thể hiện ởnhững yếu tố như mở rộng phạm vi, miêu tả chi tiết, đặc biệt là sự kết hợp giữa cáctiểu ẩn dụ (ẩn dụ phái sinh) tạo nên sự tương hợp giữa các ẩn dụ - nguồn sức mạnhchủ yếu của thi ca Các tác giả Võ Thị Dung [22] và Nguyễn Thị Thùy [125] đã vậndụng cơ chế tri nhận và sự quy ước hóa của ẩn dụ để khảo sát phạm trù cảm xúc,đặc biệt đi sâu tìm hiểu ẩn dụ tình yêu trong tiếng Việt và trong thơ tình Xuân Diệu,song cách khai thác của tác giả Võ Thị Dung thiên về cách tiếp cận ẩn dụ truyềnthống; tác giả Nguyễn Thị Thùy cũng mới chỉ ra và gọi tên được một số mô hình ẩn
dụ cấu trúc, cách lý giải chưa làm rõ được mô hình ánh xạ giữa các miền khônggian trong thơ Xuân Diệu
Một hướng tiếp cận khác trong Việt ngữ học là nghiên cứu ẩn dụ ý niệm thôngqua các cứ liệu ngôn ngữ cụ thể Tác giả Lê Thị Kiều Vân trong [145] đã nghiên cứu
Trang 18ẩn dụ ý niệm thôn qua các từ khóa, với tư cách như một mã văn hóa trong ngôn
ngữ của dân tộc Trong nghiên cứu này, tác giả đã chứng minh thế giới tinh thần củacon người chịu sự chi phối bởi cách mà con người trải nghiệm, tri giác thế giới kháchquan được thể hiện qua các từ khóa Tiếp cận ẩn dụ tri nhận trên các diễn ngôn kinh
tế, tác giả Hà Thanh Hải [35] đã nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong diễnngôn kinh tế Anh – Việt từ ba bình diện: nghĩa học, dụng học và tri nhận luận;nghiên cứu vai trò của ẩn dụ ý niệm dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và
tư duy
Tóm lại, cũng giống như các bộ môn có tính chất liên ngành ở Việt Nam,những vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và lý thuyết ẩn dụ ý niệm nóiriêng trong mấy năm qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các lĩnhvực được giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất như: cách thức tri nhận và định vịkhông gian, thời gian; các ẩn dụ ý niệm cảm xúc; ẩn dụ ý niệm của các từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể người; ẩn dụ ý niệm thực vật; ẩn dụ môi trường tự nhiên hay hoạtđộng của con người; ẩn dụ trong sự hành chức cụ thể trong các tác phẩm thi ca…Tuy nhiên, ẩn dụ ý niệm xét trong sự hành chức trong các tác phẩm âm nhạc, đặcbiệt là thể hiện trong các văn bản ca từ là lĩnh vực vẫn còn bỏ ngỏ, cần được quantâm khai thác, nghiên cứu
3.2 Các nghiên cứu về Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn là một hiện tượng hiếm gặp Sau khi ông mất (01 4 2001),tính đến nay trong nước đã có tới gần 20 cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp âm
nhạc của ông, chưa kể các công trình ngoài nước như: Luận văn Cao học Những ca khúc chi n tranh và hoà bình của Trịnh Công Sơn của tác giả Michiko, người Nhật
Bản viết bằng tiếng Pháp, bảo vệ tại Đại học Paris VII năm 1991; Trần Hữu Thục –
Tác giả, tác phẩm và sự kiện, Nxb Văn Mới, California 2005.
Những công trình đã xuất bản trong nước viết về Trịnh Công Sơn chủ yếuchứa trong đó là những bài viết của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, công chúngyêu nhạc và ngưỡng mộ tài năng của ông, một số của các nhà báo, và số ít là cácnhà nghiên cứu ngôn ngữ, phê bình văn học Những bài viết ấy đều có dung lượngnhỏ, chủ yếu là kể kỷ niệm, giai thoại, bày tỏ cảm xúc, ấn tượng, và tình yêu đối vớinhạc sĩ, cảm nhận đối với từng bài hát, những đồng cảm về thân phận con người
Trang 19trong chiến tranh qua những ca khúc phản chiến, những nỗi đau trong tình yêu vànhững phát hiện về triết lý sống trong nhạc Trịnh, Ít những bài viết mang tính chấtnghiên cứu ca từ dưới góc độ ngôn ngữ, càng hiếm có những bài viết nghiên cứu về
ẩn dụ tri nhận dù chỉ là đề cập đến một cách đơn lẻ
Tác giả Bửu ý [150] trong công trình của mình đã dành hẳn một chương đểnghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngôn ngữ Tác giả đã đưa ra nhữngđặc điểm của ngôn ngữ nhạc Trịnh như: Ngôn ngữ nhịp bốn; kết hợp từ ngữ độcđáo (giống như tạo thành một từ ngữ thứ ba, một hình tượng kiểu mới như “nắngthuỷ tinh”, “tuổi đá buồn”, “vết lăn trầm”, “phơi tình cho nắng khô mau”, “treo tìnhtrên chiếc đinh không” ); các biện pháp tu từ (láy lại, ẩn dụ); ngôn ngữ cưỡng bức(tự hạ mình khi ví mình là “hạt bụi”, “lá cỏ”, “đá cuội”, ); ngôn ngữ siêu thực(màu sắc trừu tượng mang tính chất tâm lý, góc độ thu hình lạ, ); ngôn ngữ hiệnsinh (cái tôi hoang mang, cuộc đời phù du),…
Cuốn M t cõi Trịnh Công Sơn (2004) tập hợp nhiều bài viết có giá trị về
Trịnh Công Sơn: Bửu Ý phát biểu về những ca khúc phản chiến của Trịnh CôngSơn; Lê Hữu nhận xét về cái mới và các kết hợp độc đáo trong ngôn ngữ Trịnh; CaoHuy Thuần phân tích các cặp đối nghịch - nét riêng biệt độc đáo trong tư duy ngôn
ngữ nhạc Trịnh: có-không, m t-hai, sống-ch t, vui-buồn, lệ rơi-không buồn, bình yên-buồn, Trần Hữu Thục phân tích về giá trị của những từ ngữ được lặp đi lặp lại
nhiều lần, và khẳng định đó là những hình ảnh mang tính chất biểu tượng như “tuổi
đá buồn; cồn đá; môi hờn; nắng khuya, ”, nhưng tác giả không phân tích biểu
tượng mà đi vào khai thác một cấp độ khác của biểu tượng: Hình tượng Những bản
tình ca và thân phận ca của Trịnh Công Sơn được tác giả gọi bằng khái niệm “Nhânsinh ca” và tổng quát hoá thành ba hình tượng chính: Em – Cõi thế - Tôi “Em” làngôi vị để chỉ người tình, có thể là một người tình cụ thể, mà cũng có thể là ngườitình tưởng tượng, và cũng có thể chỉ là một khái niệm, một bóng dáng, một hình ảnh,một sản phẩm thuần tuý tưởng tượng “Tôi” là chủ thể, là tự ngã, có đôi khi trở thành
ta, là một thân thế, một hiện sinh, một số kiếp “Cõi thế” (hay “cõi đời”, hay “mộtcõi đi về”) có thể là người đời hay đời người, hay những đối vật gần gũi tham dựtrong kiếp hiện sinh, tồn tại bên cạnh mỗi người, bên cạnh cái Em, bên cạnh cái Tôi,trong
Trang 20cái Em, trong cái Tôi, hoặc tạo thành cái Em, cái Tôi: dòng sông, ánh nắng, con trăng, bông hoa, góc phố với những liên hệ xa gần với Em, Tôi, với Người và đời người
Cuốn chuyên luận đầu tiên nghiên cứu về ca từ Trịnh Công Sơn là của tácgiả Bùi Vĩnh Phúc [91] Để đi sâu vào thế giới nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, tácgiả đã đưa ra những ám ảnh nghệ thuật chi phối thế giới vô thức, làm nên “huyềnthoại cá nhân” của tác giả: ám ảnh về chiến tranh; ám ảnh về sự cô đơn, sự phụ rẫy;
ám ảnh về cuộc chia tay lớn; ám ảnh về một người nữ, những ám ảnh này đượcbiểu hiện bằng những hình ảnh phóng chiếu, khúc xạ lẫn nhau qua nhiều ca khúccủa ông Ngoài ra tác giả còn phân tích những không gian nghệ thuật trong ca từTrịnh Công Sơn như không gian trời đất, không gian núi biển, không gian rừng,trong đó tác giả có lưu ý đến một số thủ pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, vàcác kết hợp từ lạ, tạo nên phong cách riêng của Trịnh Công Sơn
Nguyễn Thị Bích Hạnh [38], [39] lại đi sâu nghiên cứu về hệ thống các biểutượng ngôn ngữ trong ca từ nhạc Trịnh, trên cơ sở khảo sát 16 biểu tượng, tác giả đãphân chia thành 3 hệ thống nhỏ: biểu tượng có chất liệu trực quan (sản sinh từ mẫu
gốc Bầu trời, nước, Con người như “đá”, “núi”, “mặt trời”, “nắng”, “lửa”, “biển”,
“sông”, “đôi mắt”, “đôi môi”); các biểu tượng phi trực quan (sản sinh từ mẫu gốc
Thời gian và Âm thanh như “ngày”, “mùa”, “đời người”, “lời ru”, “tiếng súng”) và hệ
thống các biểu tượng chuyển hoá giữa trực quan và phi trực quan (biểu tượng “conđường”, “khu vườn”) Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu vào khai thác các cấp
độ phái sinh của biểu tượng, trên cơ sở ý nghĩa bản thể của các mẫu gốc, tìm ra cáclớp nghĩa biểu trưng cho các biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh trong ca từ TrịnhCông Sơn
Ngoài những cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của TrịnhCông Sơn đã xuất bản kể trên, những công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên
đề về ca từ nhạc Trịnh có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ, nghiên cứu một sốmảng trong ca từ Trịnh Công Sơn như: cuộc đời và sự nghiệp, tầm ảnh hưởng củaTrịnh Công Sơn, thân phận con người và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn[127]; nghiên cứu quan niệm về cõi sống, về cái chết và về tình yêu của Trịnh CôngSơn [41]; phân loại từ ngữ trong ca từ nhạc Trịnh và phân tích cách thức hoạt động
Trang 2121cũng như các giá trị biểu hiện của chúng [57]; nghiên cứu quan niệm mỹ học củaTrịnh Công Sơn về nghệ thuật;
Trang 22quan niệm về cái đẹp; quan niệm về cái bi trong ca từ Trịnh Công Sơn [70]; chỉ rađặc điểm các yếu tố trong biểu thức so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn để làm nổibật giá trị nghệ thuật của phép so sánh tu từ đối với việc biểu đạt nội dung tác phẩmcũng như khẳng định phong cách tác giả [99]; tìm hiểu ẩn dụ thực vật trong ca từTrịnh Công Sơn dựa trên cách tiếp cận truyền thống về ẩn dụ, dưới góc độ là mộtphương thức phát triển nghĩa mới và là một biện pháp tu từ [20]; khảo sát không gian
cơ bản trong ca từ Trịnh Công Sơn (không gian vũ trụ; không gian sinh hoạt của conngười) và các đại lượng thời gian (Chiều, Đêm, Bốn mùa xuân - hạ - thu - đông…),song những phần nghiên cứu chủ yếu mới dừng ở góc độ khảo sát, chưa đưa ra đượcnhững đánh giá đặc biệt, hoặc những đánh giá của tác giả đưa ra song trùng vớinhững đánh giá của các nghiên cứu trước đây (như trong công trình của Bùi VĩnhPhúc) [79]
Luận văn đầu tiên nghiên cứu về ca từ của Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngôn
ngữ học tri nhận là của tác giả N uyễn Thị Thanh Huyền, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí
Minh (2009) với đề tài “Ẩn dụ tri nhận - Mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn” Trong luận văn này, tác giả tập trung khai thác 2 mô hình ẩn dụ cấu trúc cơ sở: “Cu c đời là đoá hoa vô thường” và “Cu c đời là m t cõi đi về”.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã dựa trên cấu trúc nghĩa biểu trưng của “Đóahoa vô thường” bao gồm những đặc trưng như: nụ, loài, đóa, cánh, hương thơm, màusắc, nở, tàn, phai, héo,… để làm căn cứ giải mã cấu trúc ý niệm “Đóa hoa vô thường”trong ca từ Trịnh Công Sơn, trong đó - từ một hiện tượng thiên nhiên, với trạng tháicủa hoa “nở
- tàn” đã được chuyển thành hình ảnh tư duy trong ý niệm “Vô thường” của cuộc đời.Song trong nghiên cứu của mình, tác chủ yếu thiên về giải thích các quan niệm về
“Vô thường”, cái nhìn văn hóa của Việt Nam với “Vô thường” Phần lý giải cơ chếánh xạ giữa hai miền không gian, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê một cách cơhọc những câu hát có chứa quan niệm “vô thường” trong tư duy nhạc Trịnh theotừng ý niệm như: đời người, sự sống, sự chết, hạnh phúc,… là đóa hoa vô thường.Luận văn chưa lý giải được cơ chế chiếu xạ, chưa chỉ ra được các đặc điểm của trinhận của cơ chế chiếu xạ trong tư duy của Trịnh Công Sơn Với ý niệm “Cuộc đời làmột cõi đi về”, dựa trên quan niệm vũ trụ là cát (tro) và con người hóa thân từ tro
Trang 2323bụi trong Kinh thánh, tác giả cho rằng trong ca từ Trịnh Công Sơn, cuộc “đi – về”của kiếp người xảy
Trang 24ra trong vòng khép kín, trong đó sự “đi – về” nối tiếp nhau tạo ra hình ảnh “đi loanhquanh”, kiếp người diễn tiến theo luật luân hồi “nhân – quả”, đời người “là chuyến đikhông có điểm xuất phát và đích đến, nghĩa là không có sinh, không có diệt, cái chết
là khởi nguồn của sự sống” [58] Ở mô hình ẩn dụ cấu trúc này, tác giả cũng chủyếu liệt kê, phần lý giải quy luật ánh xạ còn hết sức sơ sài, mờ nhạt Tuy nhiên, đây
là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận án, qua đó, bằng phương pháploại trừ, tiếp tục đi sâu khai thác tìm hiểu các mô hình ẩn dụ tri nhận trong ca từ
Trịnh Công Sơn trên các thể loại: ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ định hướng Bên cạnh đó,
có thể khai thác các cấp độ phái sinh của ẩn dụ dựa trên các lược đồ hình ảnh và các
ẩn dụ quy ước; các mối quan hệ kết hợp, tương tác giữa các ẩn dụ; và đặc biệt là sự
tương hợp giữa các ẩn dụ làm nên nguồn sức mạnh trong ca từ Trịnh Công Sơn
Trên cơ sở những công trình đã nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận, vànghiên cứu về ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, tác giả luận án cho rằngcần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu ca từnày, để góp phần làm sáng tỏ thế giới tinh thần của nhạc sĩ, khám phá các vỉa tầngsâu kín trong thế giới vô thức của cá nhân Trịnh, dựa trên những lược đồ hình ảnhmang tính ý niệm đặc thù của tư duy văn hoá Việt Trên cơ sở phân tích sự chuyểndịch của các ý niệm gắn với các mô hình ẩn dụ tri nhận, so sánh đối chiếu trong các
miền văn hoá khác nhau, từ đó có thể làm sáng tỏ tính khác biệt về văn hoá trong
ngôn từ của nhạc sĩ, đặt trong tương quan giữa cái mang tính phổ quát toàn nhânloại với cái đặc thù mang tính dị biệt của từng dân tộc
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã chỉ ra rằng, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóaluôn mang trong mình các hệ thống ẩn dụ mang tính ổn định tương đối, lại vừa chứađựng một tiềm năng biến đổi Vì vậy, khi nghiên cứu ẩn dụ ý niệm, nhất thiết phảiđặt nó trong sự vận động xã hội Xuất phát từ cơ sở nêu trên, trong quá trình phântích các ẩn dụ ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn, ngoài các thao tác phân tích ýniệm và suy luận của ngôn ngữ, luận án sẽ đặc biệt chú ý kết hợp với các nhân tốcủa ngữ cảnh văn hóa như: đặc điểm và diễn biến của thời đại; ý thức hệ tư tưởng;môi trường văn hóa - nghệ thuật; những quan hệ giao lưu và tiếp biến văn hóa,… cóảnh hưởng trực tiếp đến thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả Để lý giải các
Trang 25ca từ của ông.
Sinh năm 1939, Trịnh Công Sơn lớn lên bằng tuổi chiến tranh đứt rồi lại nối,chiến tranh dai dẳng và ám ảnh đến nỗi đứng ở toạ độ nào trên đất nước cũng nghethấy âm thanh của chiến tranh Thuở nhỏ, ông đã từng có thời gian sống trong nhà
tù cùng cha vào năm 1949 ở nhà lao Thừa Phủ trước khi cả gia đình vào Sài Gòn.Năm 16 tuổi thì cha mất, ông luôn luôn bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi: Cái chết Cáichết của người cha chính là lý do khiến Trịnh Công Sơn không bao giờ cho phépmình là kẻ cầm súng Chiến tranh đã biến Trịnh Công Sơn thành kẻ trốn línhchuyên nghiệp Ông bị chính quyền Nguỵ săn đuổi Chiến tranh đã mang nhữngngười bạn của Trịnh Công Sơn vào guồng máy cuồng sát, và rất nhiều người trong
số họ đã hi sinh trong khi lý tưởng còn xanh ngời những khát vọng Chiến tranh đãkhiến Trịnh Công Sơn phải chứng kiến bao thảm cảnh rùng rợn, chỗ nào cũng thấythịt xương và máu trộn lẫn Âm thanh của cuộc sống luôn luôn là tiếng đạn bom,ánh sáng ban đêm là hoả châu rực sáng, những số phận trong chiến tranh là nhữngđứa trẻ loã lồ, mồ côi, què cụt, những người mất trí, điên loạn vì mất người thântrong chiến tranh
Vốn là một gia đình Phật tử sống trên đất Huế, năm 1955, sau khi cha mất,Trịnh Công Sơn được gia đình gửi vào quy y ở chùa Phổ Quang (có sách ghi là chùaHiếu Quang) với pháp danh Nguyên Thọ Thế giới quan của Phật giáo về nhân
duyên, về sự biến đổi khôn lường của vạn vật một cách vô thường theo quy luật sinh
- trụ - dị - diệt, thành - trụ - hoại - không đã sớm được Trịnh Công Sơn khải thị và
đã mặc khải nó trong các ca khúc của mình sau này với một tâm hồn rất an nhiên
Là một trí thức tây học, lại rất yêu thích học môn triết học, Trịnh theo họckhoa triết ở một trường của Pháp, sau này Trịnh Công Sơn đã đưa triết học vào các
ca khúc của mình với những lời ca mượt mà mà lại vô cùng gần gũi “Tôi vốn thích
Trang 26triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình Một thứ triếthọc nhẹ nhàng ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc như những lời ru concủa mẹ” [108, 518]
Ở miền Nam, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ cùng với hệ tư tưởngcủa nó là chủ nghĩa “Duy linh nhân vị” đã tạo nên một khoảng trống về hệ tư tưởngtrong một thời gian Người ta cho rằng cần phải có một triết học khác nữa để choquần chúng tự “cai trị” lấy mình, làm thành một đôi chân vững chắc để chế độ cóthể đứng vững được Theo Nguyễn Tiến Dũng [23], chủ nghĩa hiện sinh phươngTây được người ta đưa vào miền Nam lúc đó và được cổ suý để mong tạo ra các thếhài hoà xã hội Ngay từ năm 1955, chủ nghĩa hiện sinh đã có mặt trong chươngtrình của hệ thống giáo dục tiếng Pháp, tiếng Việt ở bộ môn “Siêu hình học” hoặc
“Đạo đức học” ở các trường như: Đại học Vạn Hạnh, Đại học Văn khoa Sài Gòn,Văn khoa Huế, Đại học Đà Lạt, Chủ nghĩa hiện sinh cũng xuất hiện trên các sách
báo như Sáng tạo văn, ăn nghệ, ăn học, Đại học, Tạp chí Bách khoa, Các nhà
hiện sinh đã đưa ra những vấn đề cơ bản của con người, tôn vinh các giá trị của conngười, nêu cao tự do cá nhân, thức tỉnh con người trước những điều phi lý của cuộcsống Xoay quanh các phạm trù về cái hữu thể (hiện hữu), hư vô (không hữu thể),cái cô đơn và sự lo âu (tuyệt vọng), sự tha hoá (vong thân) và thái độ nhập cuộc, đặttrong mối quan hệ với tha nhân, triết hiện sinh hay nhắc đến cái chết Đời sống baogiờ cũng được chủ nghĩa hiện sinh miêu tả như một tấn thảm kịch, một hư vô Conngười bị treo chơi vơi giữa các hố thẳm, bất lực và tuyệt vọng, không tìm thấy mình
ở ngoài không gian và thời gian Không chỉ những người công giáo tìm ra đượcThượng đế là nguyên nhân của hiện sinh và là cơ sở của tự do hiện sinh, mà ngay cảPhật giáo cũng đã tìm thấy nhiều yếu tố hiện sinh trong triết thuyết của mình, vì đạoPhật là một tôn giáo mang nặng thảm kịch bể khổ của kiếp người Nhà nghiên cứuTâm ích đã khẳng định: “Từ khởi thuỷ, đạo Phật đã mang đậm màu sắc sâu lắnghiện sinh hơn cả chủ nghĩa hiện sinh phương Tây”, bởi với Phật “Bốn phương đều
là bể khổ, nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển” [23, 131] Trong thời gian này,
ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày càng gay gắt và quyết liệt Cuộcsống của con người trong chiến tranh là nhạt nhẽo, vô vị, phi lý và đáng buồn Ở
Trang 27trong một miền mịt mù và khét lẹt khói súng ấy, để truy tìm và định vị được thânphận con người là một điều bế tắc, con người tồn tại trong tuyệt vọng, mà từ tuyệtvọng đến với cái chết chỉ là một khoảng cách rất mong manh Vì vậy, chủ nghĩahiện sinh ở Sài Gòn mang đậm màu sắc bi quan đen tối, sự tuyệt vọng và niềm côđộc luôn thường trực, mà cái chết chính là điểm kết thúc Trong bối cảnh xã hội
ấy, triết hiện sinh phương Tây với vấn đề trung tâm là nhân vị con người đã gây ranhiều xao động trong đời sống xã hội và nếp suy nghĩ của thanh niên trí thức miềnNam Việt Nam lúc bấy giờ, nhiều vấn nạn được đặt ra: Sống để làm gì? Cuộc đờiliệu có đáng sống? Cái chết có ý nghĩa gì? Đời là hữu thể hay hư vô? Sống là vongthân hay phải nguỵ tín? Thoả hiệp với tha nhân hay dấn thân vào đại cuộc? Nơiđây là chốn lưu đày hay quê nhà? Ta hợp tác hay đứng ngoài lề xã hội? Nhữngvấn đề về con người được đặt ra gây khắc khoải, hoang mang, bế tắc
Năm 1957, sau một lần tai nạn do tập judo, Trịnh Công Sơn bị nội thương,phải ở nhà nằm dưỡng thương hai năm, từ bỏ giấc mơ làm võ sư, sau đó chuyển sangcon đường sáng tác âm nhạc, có dịp thể nghiệm những trăn trở của mình về cuộc đời
Có thể nói, đây là toàn bộ những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽđến thế giới quan, nhân sinh quan của nhạc sĩ, chi phối đến các thao tác ý niệmtrong ca từ Trịnh Công Sơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên c u
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận án là các mô hình ẩn
dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn, còn các vấn đề khác về ngôn ngữ liên quan đến tri nhận ngôn ngữ nói chung chỉ được nhắc đến như một phương tiện để làm sáng
rõ hơn các mô hình ẩn dụ tri nhận trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Do dung lượng luận án có hạn, luận án chỉ dừng lại ở việc khảo sát ẩn dụ cấutrúc và ẩn dụ định hướng trong ca từ Trịnh Công Sơn Việc phân tích và lý giải các
mô hình ẩn dụ bản thể trong khối liệu ca từ này sẽ được dành riêng trong mộtnghiên cứu khác
Trang 285 Tư liệu n hi n c u
Luận án khảo sát những nhạc phẩm được ấn hành trong tuyển tập tình khúcTrịnh Công Sơn “Một cõi đi về”, Nxb Văn nghệ TPHCM 1992; “Khói trời mênhmông”, Nxb Văn nghệ TPHCM 1992; "Em còn nhớ hay em đã quên”, Nxb Trẻ1993; tuyển tập “Những bài ca không năm tháng”, Nxb Âm nhạc 1998; những cakhúc trong thư mục ca khúc Trịnh Công Sơn do Phạm Văn Đỉnh sưu tầm và hiệuđính trên trang web: h ttp://www tc s -h o me.o r g /ban -be /pha m- v an -dinh/thu- muc -ca-khuc-trinh- c ong-s o n , cập nhật tháng 8 năm 2007 với gần 300 ca khúc Trịnh CôngSơn có ghi rõ nguồn trích đáng tin cậy Tổng số ca khúc được dùng làm cứ liệukhảo sát là 228 bài
6 Khun lý thuyết
Luận án nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn theo khung lýthuyết về ngôn ngữ học tri nhận của tác giả đi trước Trong nghiên cứu, luận án sửdụng hệ thống thuật ngữ về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ tri nhận của Trần Văn
Cơ (2007), cách phân loại ẩn dụ tri nhận của G Lakoff và M Johnson (1980) màTrần Văn Cơ đã tổng hợp (2009), và cách tri nhận ngôn ngữ theo nguyên lí “Dĩnhân vi trung” mà Trần Văn Cơ đã dẫn: con người vận động trong không gian - thờigian
7 Phươn pháp n hi n c u
Luận án có sử dụng kết hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phân loại ẩn dụ theo các phạm trù ý
niệm để đưa về hệ thống các ẩn dụ ý niệm cơ sở, ẩn dụ ý niệm phái sinh, từ đó phântích sự tương tác giữa các lớp ý niệm, tính tương hợp của ẩn dụ, và tính tương hoàvăn hoá để lý giải các ý niệm trong từng mô hình ẩn dụ được nghiên cứu Cònphương pháp thống kê sẽ giúp thấy mức độ phổ biến của từng kiểu ẩn dụ tri nhậntrong ca từ của Trịnh Công Sơn
- Phương pháp miêu tả: Từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, phương
pháp miêu tả - một mặt được sử dụng để phân tích cơ chế chiếu xạ trong cách ýniệm hóa các mô hình ẩn dụ cấu trúc trong ca từ Trịnh Công Sơn, một mặt được sử
Trang 29dụng để phân tích cơ sở tri nhận “nghiệm thân” qua những trải nghiệm thân thểtrong cách biểu đạt các ẩn dụ định hướng trong khối liệu ca từ này
- Phương pháp phân tích ngữ ngh a: Ca từ của Trịnh Công Sơn được xem
như một hệ thống những ý niệm (hay hệ thống từ vựng tinh thần) Đây không chỉ làsản phẩm đơn thuần của trí tuệ, mà hệ thống ý niệm ấy cấu trúc hoá tình cảm, cảmxúc, hành vi, quan hệ của con người trong mối quan hệ thường nhật với thế giới bênngoài Hệ thống ý niệm này được xây dựng dựa trên những sơ đồ nhất định màchúng ta hàng ngày vẫn nhận thức về nó một cách thụ động, vô thức bởi nó đã tiềm
ẩn s n trong tư duy văn hoá dân tộc Từ việc phân tích các ý niệm, làm rõ bản chấtcủa các mô hình ẩn dụ tri nhận trong vai trò cấu trúc hoá tri giác, tư duy, và hoạtđộng của con người Đặc biệt, khi ánh xạ vào tư duy của người nghệ sĩ cụ thể, các
ẩn dụ ấy còn mang được nét riêng biệt trong cách tri giác và tư duy về thế giới của
cá nhân con người ấy
- Phương pháp liên ngành, đa ngành: Bằng thao tác liên văn bản, luận án sử
dụng không những các văn bản có tính văn học khác để soi chiếu các tác phẩm củaTrịnh Công Sơn mà còn sử dụng những huyền thoại, truyền thuyết, ngữ cảnh vănhoá như là những nguồn cung cấp những dữ kiện, những hình ảnh, những yếu tố đểqua đó, mỗi người đọc tự cảm nhận được những vỉa tầng sâu kín của các ý niệm
trong ca từ Trịnh Công Sơn Với thao tác x p chồng văn bản, luận án sử dụng
những tác phẩm khác nhau của Trịnh Công Sơn, “xếp chồng” các văn bản cùng thểloại của Trịnh Công Sơn để tìm những đường nét của huyền thoại tập thể, từ đó làmphát lộ huyền thoại cá nhân của nhạc sĩ
- Thủ pháp so sánh văn hoá: So sánh, đối chiếu các ẩn dụ ý niệm tương
đương ở các nền văn hoá khác (qua so sánh trên cơ sở các truyền thuyết, thần thoại,các quan niệm trong tôn giáo, tâm thức văn hoá cộng đồng…) với ẩn dụ ý niệmtrong ca từ Trịnh Công Sơn để tìm ra các nét tương đồng, tương cận, hay dị biệtgiữa chúng Từ đó, chỉ ra những thẩm nhận đặc trưng, cá tính sáng tạo trong ca từnhạc Trịnh
8 Nhữn đón óp mới của luận án
Về ý nghĩa lí luận: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố
lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, làm rõ thêm một số vấn đề lí thuyết về ẩn dụthông qua ca từ của một trong những nhạc sĩ Việt Nam tài hoa nhất, đó là Trịnh
Trang 30Công Sơn, với những bài hát có ca từ thuộc vào loại đẹp nhất, làm lay động và say
mê nhiều thế hệ Luận án sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khuynh hướng lýthuyết về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng minh ẩn dụ tri nhậnkhông chỉ là hình thái tu từ của thi ca mà còn là vấn đề của tư duy, là một cơ chếcực k quan trọng để con người nhận thức thế giới
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án là công trình mang tính chất chuyên sâu đầutiên ở bậc tiến sĩ nghiên cứu ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc độngôn ngữ học tri nhận Thông qua những phương pháp và thao tác cụ thể, luận án đãdùng các mô hình ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tư duy,các lược đồ tư duy trong ca từ Trịnh Công Sơn – điều tạo nên tính khác biệt trongkết hợp và sử dụng ngôn ngữ, làm nên phong cách cá nhân của nhạc sĩ Trên cơ sở
phân tích các mô hình ẩn dụ, so sánh trong các miền văn hoá khác nhau, từ đó làm
sáng tỏ tính khác biệt về văn hoá trong ngôn từ của nhạc sĩ, đặt trong tương quangiữa cái mang tính phổ quát toàn nhân loại với cái đặc thù mang tính dị biệt của cánhân nghệ sĩ
Luận án nỗ lực gắn phân tâm học và các luận điểm của triết học Hiện sinhphương Tây vào việc lí giải các mô hình ý niệm, nghiên cứu những mạng lưới liêntưởng trong ngôn ngữ và hình ảnh được thể hiện trong thế giới nhạc ngữ của TrịnhCông Sơn, giúp người đọc, người nghe khám phá ra những ám ảnh mà nhạc sĩ luôn
ôm ấp trong đời sống cũng như trong những giấc mơ giữa đời thường của mình Tất
cả những ám ảnh này làm nên con người vô thức của tác giả, làm nên “huyền thoại
cá nhân” của nghệ sĩ
Kết quả nghiên cứu của luận án ngoài ý nghĩa giúp người đọc, người nghehiểu sâu sắc hơn về âm nhạc và con người của Trịnh Công Sơn, còn có thể ứngdụng vào việc giảng dạy trong lĩnh vực phong cách học, phong cách sáng tác ca từ
9 Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được
bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Ẩn dụ cấu trúc trong ca từ Trịnh Công Sơn
Chương 3: Ẩn dụ định hướng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Trang 311.1 Ẩn dụ
CHƯƠNG 1
CƠ Ở U N
Trang 321.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
Trong các nghiên cứu về ẩn dụ ở trong và ngoài nước, cho đến nay, ẩn dụthường được coi là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầmgiữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau A.A Reformatxky cho rằng: “ẩn
dụ theo nghĩa chiết tự là “sự chuyển đổi” (Perenos), là trường hợp chuyển nghĩađiển hình nhất Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật
về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v…” [dẫn theo 134] B.N Golovin địnhnghĩa: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tượng này sang một đối tượng khác
trên cơ sở sự giống nhau của chúng được gọi là ẩn dụ” [dẫn theo 134] Trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, O.X Akhmanova đã định nghĩa ẩn dụ là“ Phép
chuyển nghĩa (Trop) dùng các từ và ngữ ở ý nghĩa bóng trên cơ sở sự tương tự, sựgiống nhau …” [dẫn theo 134]
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng có quan điểm tương tự khi nghiên cứu
về ẩn dụ Đỗ Hữu Châu cho rằng: “ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tênmột sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” [12, 54] Sau này, trong
cuốn Từ vựng ngữ ngh a ti ng iệt, Nxb Giáo dục năm 1999, ông đã giải thích cụ
thể hơn: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật A vốn
là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A) Phương thức ẩn dụ làphương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y cónét nào đó giống nhau” [13, 145] Cùng quan điểm về sự tương đồng trong ẩn dụ,Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng: “ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sựgiống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [31, 162] Tác
giả Nguyễn Đức Tồn thì quan niệm: “bản chất của ẩn dụ là sự thay th tên gọi dựa trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng, tính chất… khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có m t nét hay m t đặc điểm nào đó”
[134]
Trang 33Từ trước đến nay, trong lịch sử nghiên cứu ẩn dụ đã tồn tại nhiều đườnghướng tiếp cận đa dạng, có thể kể đến một số đường hướng cơ bản dưới đây:
1.1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm miêu tả
Đây là cách tiếp cận theo quan điểm nghĩa học Theo quan điểm miêu tả,việc giải thích ẩn dụ không liên quan nhiều đến các đặc tính thực tế gán cho các vậtthể được đề cập đến bằng các đặc tính gán cho bản thân đơn vị từ Đại diện choquan điểm này là lí thuyết tương tác của Black (1993) Thuật ngữ “tương tác” đượcBlack giải thích là sự kích thích người nghe lựa chọn một vài đặc tính của chủ thểbậc hai Do có sự hiện diện của chủ thể chính, khuyến khích người nghe tạo dựngmột phức hợp hàm ý song song phù hợp với chủ thể chính, và tương tác qua lại tạo
ra những thay đổi trong chủ thể bậc hai Có nghĩa là, trong ẩn dụ A là B, hệ thốngđặc điểm liên kết của A tương tác với hệ thống đặc điểm của B để tạo ra ý nghĩa ẩn
dụ mới Đặc điểm liên kết là đặc điểm và các mối quan hệ của sự vật thường được
cho là có thật Ví dụ, chúng ta thường gán một số đặc điểm cho r n: di chuyển uyển
chuyển, có khả năng lột xác, siết chặt trong động tác bắt mồi, có nọc độc, và chúng
ta có thể căn cứ vào các đặc điểm đó để hiểu ẩn dụ trong câu: Mụ ta là m t con r n
đ c (có nghĩa ám chỉ rằng Mụ ta là một người đàn bà khéo léo nhưng nham hiểm,
mưu mô, độc ác, có khả năng làm hại người khác) Vấn đề đáng lưu ý là chúng takhông hiểu ẩn dụ qua so sánh các đặc điểm của sự vật mà phải dựa vào điều mà ẩn
dụ gợi ý cho ta Trong ví dụ trên, chúng ta sử dụng toàn bộ hệ thống đặc điểm (ví dụ
của loài r n) để “lọc” hay tổ chức ý niệm của mình về một hệ thống khác (như con người) để có được một ý niệm mới, hay ý nghĩa mới về một sự vật nào đó Vì thế, trong câu Mụ ta là m t con r n đ c, những hàm ý đã biết về loài rắn độc như: có
nọc độc; có khả năng giết chết đối thủ; bắt mồi bằng cách di chuyển linh hoạt, nhẹnhàng; siết chặt con mồi khi đã tấn công… có thể áp dụng để hiểu về con ngườimặc dù giữa hai sự vật không hoàn toàn giống nhau theo nghĩa đen Hệ quả của việc
coi một người là r n đ c là tạo ra một hệ thống các đặc điểm ở người có liên quan
đến đặc điểm của rắn độc Mỗi một đặc tính này đem gắn với chủ thể (con người)theo nghĩa đen hay nghĩa khác thường nào đó, và tất nhiên không thể gắn tất cả cácđặc điểm của rắn cho con người được, nhưng trên thực tế, trong quá trình tương tác,
Trang 34ẩn dụ r n đ c đã bỏ qua một số chi tiết về rắn độc và làm nổi bật một số chi tiết
khác về loài động vật này để có thể tạo ra cái nhìn mới của chúng ta về con người
Theo quan điểm miêu tả, ẩn dụ bao gồm một sự thay đổi nghĩa Trong ẩn dụ
Trong cu c họp, bà ta bị ngứa nọc nên liên tục châm người khác, nghĩa đen của biểu thức châm không thể đem ra giải thuyết cho ẩn dụ, bởi vì điều này chỉ dẫn đến một phát ngôn sai theo nghĩa đen Thay vào đó, thuật ngữ tiêu điểm châm đã tạo
thêm một ý nghĩa mới, hay ý nghĩa ẩn dụ trong phạm vi ngữ cảnh cụ thể của nó (bà
ta bị lật tẩy, để lộ những điểm yếu, hoặc bị chạm đúng tim đen, chạm đến nhữngbức xúc cá nhân nên chuyển sang tấn công người khác bằng những lời nói hoặc luậnđiệu khó nghe, mang tính tiêu cực) Theo quan điểm miêu tả, chính tính khác biệtđược coi là cơ sở quan trọng để giải thuyết ẩn dụ Theo nghĩa đen, con người không
có nọc để có thể châm như loài ong, loài muỗi được, và điều này sẽ đem đến cho người nghe một dấu hiệu là một nét nghĩa phi thực của từ châm sẽ được phân tích trong ẩn dụ Trong cu c họp, bà ta bị ngứa nọc nên liên tục châm người khác Việc
giải thuyết sẽ bao gồm việc chuyển di một số thành tố nghĩa từ biểu thức ẩn dụ
châm sang biểu thức ngữ cảnh thực người Các nhà nghiên cứu theo quan điểm
miêu tả vì thế xem việc giải thuyết ẩn dụ dưới danh nghĩa quá trình chuyển di nghĩa
và coi việc nhận diện ẩn dụ là sự xung đột ngữ nghĩa ở tầng bậc nghĩa đen Quanđiểm miêu tả nhấn mạnh đến tính chất dị biệt của các nét nghĩa đen và đem chúng
ra làm tiêu chuẩn để nhận diện ẩn dụ
1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm dụng học
Theo quan điểm dụng học, Searle (1993) cho rằng một phát ngôn ẩn dụ chưathể dẫn đến một sự thay đổi về nghĩa của các từ liên quan [dẫn theo 35, 26] Thayvào đó, các nhà nghiên cứu theo quan điểm này đã giữ lại các quy tắc ngữ nghĩamột cách đơn giản có cấu tạo ổn định và quy ẩn dụ về một cơ chế giải thuyết khác.Theo quan điểm dụng học, người nghe sẽ thuyết giải phát ngôn của người nói theonghĩa đen (người nghe sẽ hiểu là người nói có ý định giao tiếp những gì người nóinói), trừ phi việc thuyết giải theo nghĩa đen nghe khác lạ đến nỗi cần phải viện đến
một sự giải thuyết lại theo lối dụng học Ví dụ, khi một người nói H n là m t con sói, người đó nói ra một điều sai theo nghĩa đen, nhưng lại ngụ ý, hay có ý định giao
Trang 35tiếp một điều gì đó có thể đúng, chẳng hạn như muốn ám chỉ h n là một kẻ nham
hiểm, hung bạo, táo tợn, và luôn s n sàng rình rập tấn công người khác
Sự phát triển của lý thuyết dụng học như một lý thuyết chung về sử dụng ngônngữ từ những năm 60 trở về sau, đặc biệt thể hiện trong các công trình của Searle(1993) và Grice (1989) đã mở ra một khả năng hình thành một quan điểm dụng học
như thế Cả hai tác giả đều lấy phát ngôn chứ không phải là các câu hay mệnh đề
làm điểm xuất phát để phân tích Cả hai đều dựa trên tham số lý thuyết là ý định củangười nói trong phát ngôn để phân biệt các khái niệm như “hàm ngôn” và “nghĩacủa người nói” với các khái niệm nghĩa học như “nghĩa của câu” và “nghĩa kéotheo” [dẫn theo 35, tr.27]
Nếu phân tích phát ngôn ẩn dụ dựa trên lý thuyết của Grice về hàm ngôn hộithoại, rất có thể trong phần lớn các trường hợp, người nói sẽ lựa chọn theo Nguyên
tắc hợp tác, vì vậy, khi xuất hiện một phát ngôn không đúng sự thật (kiểu như Cô ấy đang bị tôi chăn d t, Giám đốc là m t con cáo già) thì người nghe sẽ suy ra rằng
người nói muốn thông báo một điều gì khác ẩn đằng sau phát ngôn ấy (ví như: cô taquá ngây thơ và ngờ nghệch; giám đốc là một kẻ ranh ma và lọc lõi) Trong trườnghợp đó sẽ xuất hiện hàm ngôn hội thoại Như vậy, nếu tiếp cận ẩn dụ dưới góc độdụng học, thì ẩn dụ sẽ liên quan đến nghĩa phát ngôn của người nói chứ không phải
là phụ thuộc vào nghĩa của từ hay câu Grice xem ẩn dụ như một hàm ngôn hộithoại xuất phát từ việc vi phạm phương châm về Chất lượng Tuy nhiên, tiêu chínhận diện ẩn dụ thông qua hàm ngôn hội thoại vẫn không thực sự thuyết phục, bởinhiều phát ngôn vi phạm phương châm hội thoại vẫn không chứa các ẩn dụ
Quan điểm dụng học cho rằng người nói sử dụng ẩn dụ nhằm mục đích thuyếtphục - chứ không đơn giản việc sử dụng ẩn dụ chỉ là phản xạ vô thức như quanđiểm tri nhận – và người nói dựa vào những tài nguyên s n có về ngôn ngữ và trinhận, điều phối và kết nối chúng lại trong một mối liên kết tư duy để sử dụng chúngtheo ý mình Vì vậy, ẩn dụ có giá trị biểu cảm và thuyết phục Việc phân tích ẩn dụ
có thể góp phần làm sáng tỏ hệ thống niềm tin, thái độ hay tình cảm của một cộngđồng ngôn ngữ nơi ẩn dụ xuất hiện
Trang 361.1 Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
Khác với quan điểm truyền thống, xem ẩn dụ như một sự lệch chuẩn khỏicách sử dụng ngôn ngữ bình thường hàng ngày, và để hiểu được ẩn dụ thì phảithông qua các quá trình đặc biệt Việc thuyết giải ẩn dụ phải được thực hiện thôngqua ngôn ngữ sử dụng nghĩa đen, vì thế, theo quan niệm truyền thống, ngôn ngữ sửdụng nghĩa đen có vai trò to lớn hơn so với ngôn ngữ mang tính ẩn dụ
Lakoff và Johnson (1980, 1999) lại nhìn nhận và nghiên cứu ẩn dụ thông quacác lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là một hiệntượng ngôn ngữ Những biểu thức ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp trong ngôn ngữ chính
là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm Ẩn dụ không còn giới hạn ởphép dùng từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế, ẩn dụ phản ánh phương thức tư duysáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm, vì vậy Lakoff và Johnson gọi nóbằng thuật ngữ “Ẩn dụ ý niệm”
Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – cognitive/conceptual metaphor)
“Một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới… Ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối tượng này thông qua một đối tượng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ” [8, 293-294] Nhờ phương thức ẩn dụ, con người nhận biết thế giới bao gồm thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới cảm xúc Ẩn dụ gắn liền với đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ
Với cách tiếp cận chung nhất, ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối tượngnày thông qua một đối tượng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong nhữngphương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ Ẩn dụ thường có quan hệkhông phải với những đối tượng cô lập riêng lẻ, mà với những không gian tư duyphức tạp (những miền kinh nghiệm cảm tính và xã hội) Trong quá trình nhận thức,những không gian tư duy không thể quan sát trực tiếp này thông qua ẩn dụ xác lậpmối tương quan với những không gian tư duy đơn giản hơn hoặc với những khônggian tư duy có thể quan sát được cụ thể (chẳng hạn cảm xúc của con người có thể sosánh với lửa, các lĩnh vực kinh tế và chính trị có thể so sánh với các trò chơi, với các
Trang 37cuộc thi thể thao…) Trong những biểu tượng ẩn dụ tương tự diễn ra việc chuyển ýniệm hóa không gian tư duy quan sát trực tiếp được sang không gian không quan sáttrực tiếp được Trong quá trình này, không gian không thể quan sát trực tiếp được ýniệm hóa và nhập vào trong một hệ thống ý niệm chung của một cộng đồng ngônngữ nhất định Đồng thời, cùng một không gian tư duy có thể được biểu tượng nhờmột hoặc một số ẩn dụ ý niệm [8]
Theo tác giả Trần Văn Cơ [8], mô hình tri nhận là một dạng đặc biệt của cácquan điểm khoa học, nó có nhiệm vụ tổ chức việc quan sát, gán cho việc quan sát một ý nghĩa nào đó, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố xuất phát từ những quan sát này, phát triển những giả thuyết, dự đoán các sự kiện chưa được quan sát Các khoa học ý niệm, kể cả mô hình tri nhận đều mang tính chất ẩn dụ Những mô hình về các hiện tượng của tự nhiên là những tư tưởng trừu tượng có được là nhờ ở khả năng suy
lý có cơ sở trong sự quan sát
Theo G Lakoff và M Johnson, ẩn dụ là một cơ chế nhận thức mà thông qua
nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của nhữngkhái niệm có tính cụ thể hơn Nó là cơ chế quan trọng mà thông qua đó chúng ta cóthể thực hiện những lập luận phức tạp Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ làmột cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua quá trìnhphạm trù hóa được đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới Cơ chế tri nhậncủa ẩn dụ bao gồm hai miền nguồn và đích tồn tại tiền giả định trong ý thức của conngười, trong đó những thuộc tính của miền nguồn được ánh xạ, phóng chiếu lên miềnđích, cả hai miền nguồn và đích đều là những ý niệm, được cấu trúc hoá theo môhình trường-chức năng: trung tâm-ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm nằm ở
trung tâm, mang tính phổ quát toàn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ,
văn hoá dân tộc, nằm trong một “khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính đặcthù Ẩn dụ tri nhận hướng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con người
Vì thế, ngôn ngữ học tri nhận trở thành một bộ phận của khoa học tri nhận, và nó làmột bộ môn khoa học liên ngành, gắn bó mật thiết với các khoa học về tâm lý học trinhận, trí tuệ nhân tạo, văn hoá học, triết học, thần kinh học, đặc biệt là nhân học, vớithuyết “Dĩ nhân vi trung” (lấy con người làm trung tâm của vũ trụ) Như thế, ngôn
Trang 38ngữ học tri nhận trở thành bộ môn khoa học nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hoácủa con người về thế giới quanh mình qua các biểu thức và các diễn ngữ ngôn ngữ,bằng cách lấy con người làm bản thể định vị giữa không gian, thời gian, và cácnguyên tắc, sự kiện, hành động, tư tưởng, tôn giáo, niềm tin… của con người tươngtác mật thiết với nhau trong không - thời gian ấy
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng, chính ngôn ngữ bảo đảm cách tiếpcận với sự miêu tả và xác định bản chất của ý niệm Giữa ý niệm và các đơn vị ngônngữ có mối quan hệ đặc biệt Ý niệm là cái chứa đựng sự hiểu biết của con người vềthế giới được hình thành trong ý thức và trong quá trình tri nhận Trong ý niệm cócái phổ quát và cái đặc thù văn hóa dân tộc, được thể hiện dưới nhiều dạng khácnhau
1.2 Các hái ni m v thuật ngữ iên quan đ n ẩn dụ ni m
1 .1 Mô hình tri nhận và mô hình văn hóa
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã chỉ ra rằng, trong quá trình tri nhận, cáclược đồ ý niệm tổ chức kiến thức của chúng ta Chúng tạo ra những mô hình tri nhận
về một lĩnh vực nào đó của thế giới, những mô hình mà chúng ta dùng để nhận thứcthấu đáo trải nghiệm của chúng ta và suy luận về nó Các mô hình tri nhận khôngphải là những mô hình của ý thức, chúng thuộc về tiềm thức và được sử dụng mộtcách máy móc và dễ dàng, được vận dụng một cách vô thức và tự động Các mô hìnhtri nhận này không thể quan sát trực tiếp được mà được suy ra từ những ánh xạ ẩn dụ,được hiểu bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của chúng ta về thế giới thực hữu
và thông qua nền văn hóa của chính mình Con người tích lũy mô hình tri nhận bằnghai con đường cơ bản: bằng kinh nghiệm trực tiếp và thông qua tri thức văn hóa
Theo các nhà tri nhận, các lược đồ ý niệm (lược đồ hình ảnh) không phải là
những hình ảnh cụ thể mà có tính trừu tượng hay lược đồ trong nhận thức hay tâm
trí của con người Lược đồ hình ảnh biểu trưng cho các mẫu lược đồ từ các miền
hữu ảnh (có hình ảnh) như vật chứa, đường đi, khớp nối, lực đẩy, hay cân bằng diễn
ra trong phạm trù nghiệm thân và tạo thành trải nghiệm tự thân của con người, hoặctạo thành trải nghiệm không mang tính tự thân thông qua ẩn dụ Một mặt, lược đồ
Trang 39tư tưởng, cái ch t, thời gian, sự giác ng , thức tỉnh và sự sống Miền thiếu hình ảnh đôi khi được gọi là “miền trừu tượng” hay “vô ảnh” vì con người chỉ cảm nhận
được mà thôi Miền tạo nên hình ảnh là miền mang tính nghiệm thân, hay cụ thểhơn là xuất phát từ trải nghiệm mang tính vật thể, các hoạt động tự thân của conngười qua không gian, tác động đến các vật thể, và tương tác qua các cảm nhận
Theo các nhà tri nhận, mô hình tri nhận được tích lũy qua tri thức văn hóa là
mô hình tồn tại lâu bền nhất, có thể được bảo lưu giá trị qua nhiều thế hệ Tuy
nhiên, cần phân biệt sự khác nhau giữa mô hình văn hóa và mô hình tri nhận, các
nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng mô hình tri nhận nhấn mạnh vào bản chất tinhthần, kinh nghiệm tri giác và nhận thức khoa học của con người Ngược lại, môhình văn hóa nhấn mạnh vào khía cạnh văn hóa, những tri thức thông dụng mà mộtcộng đồng nào đó chia sẻ, vì vậy mô hình văn hóa có thể không đồng nhất với trithức khoa học
Trong quá trình nhận thức, các mô hình tri nhận - những không gian tư duykhông thể quan sát trực tiếp này thông qua ẩn dụ xác lập mối tương quan với nhữngkhông gian tư duy đơn giản hơn hoặc với những không gian tư duy có thể quan sátđược cụ thể Trong những biểu tượng ẩn dụ tương tự diễn ra việc chuyển ý niệmhóa không gian tư duy quan sát trực tiếp được sang không gian không quan sát trựctiếp được Trong quá trình này, không gian không thể quan sát trực tiếp được ýniệm hóa và nhập vào trong một hệ thống ý niệm chung của một cộng đồng ngônngữ nhất định Đồng thời, cùng một không gian tư duy có thể được biểu tượng nhờmột hoặc một số ẩn dụ ý niệm [8]
1 Ý niệm và sự ý niệm hóa
Theo các nhà tri nhận, các mô hình tri nhận được cấu thành bởi các ý niệm
Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của
Trang 40bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giớiđược phản ánh trong tâm lý con người Theo Trần Văn Cơ [8], ý niệm được hìnhthành trong ý thức của con người Trong các quá trình tư duy, con người dựa vào các
ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế giới của conngười dưới dạng “những lượng tử” của tri thức Các ý niệm nảy sinh trong quá trìnhcấu trúc hóa thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới đó, nó có cấu trúc nộitại bao gồm một mặt là nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tưởngtượng, mang những nét phổ quát; mặt khác, bao gồm tất cả những gì làm cho nó trởthành sự kiện của văn hóa, chứa đựng những nét đặc trưng văn hóa - dân tộc Ý niệmmang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng của bức tranh thế giới, nó phản ánhthế giới khách quan qua lăng kính của ý thức ngôn ngữ dân tộc Do đó ý niệm mangtính dân tộc một cách sâu sắc, chứa đựng ba thành tố: khái niệm, cảm xúc-hìnhtượng và văn hóa Sự phân cắt thế giới thành từng mảnh (ý niệm) từ cách nhìn thế
giới khác nhau của con người được gọi là sự ý niệm hóa thế giới, từ đó hình thành nên bức tranh ý niệm về th giới, được thể hiện ra trong ngôn ngữ tạo nên bức tranh ngôn ngữ về th giới.
Theo tác giả Trần Văn Cơ [8], bức tranh ngôn ngữ về thế giới được phản ánhtrong vốn từ vựng của ngôn ngữ có in đậm dấu vết của lối tư duy “Dĩ nhân vitrung” Bức tranh ngôn ngữ về thế giới còn được một số nhà nghiên cứu gọi là “môhình (hoặc bức tranh) ngây thơ về thế giới” Bức tranh ngôn ngữ về thế giới đượcgọi là ngây thơ bởi lẽ cách nó thuyết giải những hiện tượng của hiện thực khác vớicách thuyết giải của khoa học về cùng hiện tượng đó Tuy vậy, những quan niệmngây thơ tuyệt nhiên không phải là sơ đẳng, thô thiển, vô lý, trong nhiều trường hợp
nó không kém phức tạp, không kém thú vị so với cách nhìn khoa học Bức tranhngây thơ không phải là một tập hợp những mảng lộn xộn, ô hợp, vô trật tự, vô tổchức mà là một sự sắp xếp các biểu tượng ngôn ngữ một cách có hệ thống Cách sắpxếp, tổ chức như vậy gọi là ý niệm hóa thế giới Miêu tả và thuyết giải các ý niệmtrong tính hệ thống của nó là nhiệm vụ của ngôn ngữ học tri nhận [8, 183]
Tác giả Lý Toàn Thắng cho rằng: “Ý niệm không phải và không chỉ là kếtquả của quá trình tư duy mà là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa đựng