Do vậy, nhu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự là đòi hỏi, là yêu cầu lớn và trực tiếp của đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại.Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang lan tỏa sâu rộn
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ VÂN HÀ
TÔN GIÁO VÀ LUẬT PHÁP VỀ TÔN GIÁO TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Ngay từ buổi đầu thành lập, chính quyền non trẻ của Việt Nam đã quan tâmđến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoàtrong phiên họp đầu tiên đã tuyên bố: "Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết",nguyên tắc đó đã trở thành chính sách nhất quán xuyên suốt qua mọi thời kỳ củacách mạng Việt Nam
Từ năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới sâu rộng trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội Một trong những thành công to lớn không thể phủnhận, là đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo Sự đổi mới nhận thức
về tôn giáo, có thể nói, được đánh dấu từ Nghị quyết 24/NQ-TW (1990) Về
tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, với 3 luận điểm mang tính
bước ngoặt: Tôn giáo còn tồn tại lâu dài; Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinhthần của một bộ phận nhân dân; Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với côngcuộc xây dựng xã hội mới
Nếu như trước đây, quan điểm, chính sách về tôn giáo thể hiện tập trung
trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam thì từ khi đất nước đổi mới đến nay, Nhà nước thực hiện nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật Trong
những năm gần đây, luật pháp về tôn giáo đã không ngừng được xây dựng, sửa đổi
bổ sung, hoàn thiện và có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố khốiđoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế và giữvững ổn định chính trị - xã hội
Luật pháp về tôn giáo là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam song cũng đãđược các nhà khoa học, các chuyên gia trong hoạt động thực tiễn quan tâm Nhànước pháp quyền quản lý tôn giáo bằng pháp luật, nhưng tôn giáo lại là những thựcthể xã hội vô cùng đặc biệt, tinh tế Vì thế, muốn xây dựng và thực thi luật pháp vềtôn giáo một cách hiệu quả thì chúng ta không chỉ nắm vững luật pháp mà cần phảihiểu biết về tôn giáo
Trang 3Từ góc độ nghiên cứu tôn giáo và luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, đã cómột số công trình liên quan được trình bày dưới dạng các bài báo, sách chuyênkhảo, luận văn, luận án Các công trình đó đã luận bàn nhiều vấn đề về tôn giáo và
pháp quyền Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu sâu về luật pháp trong mối liên hệ hữu cơ với tôn giáo, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, còn mỏng, góc độ tiếp cận
cũng khác nhau Thực tiễn của đời sống và công tác tôn giáo trong bối cảnh mớikhông ngừng biến đổi, trong khi hệ thống pháp luật tôn giáo đã bộc lộ những bấtcập Nhiều vấn đề luật pháp liên quan đến tôn giáo trong quá khứ như vấn đề tàisản, vấn đề tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo, hoạt động truyền giáo, sinhhoạt tôn giáo của người nước ngoài, vẫn chưa có câu trả lời hợp lý Những vấn đềphát sinh trong hoạt động tôn giáo như hoạt động xã hội của các tôn giáo, việc quyđịnh các chế tài vi phạm chính sách tôn giáo , tôn giáo và vấn đề an ninh, trật tự,…chưa được pháp luật điều chỉnh, bổ sung kịp thời Những thiếu sót đó đã góp phầngây ra tình trạng lúng túng, thiếu thống nhất, thậm chí vi phạm pháp luật trong đờisống tôn giáo, trong công tác quản lý, làm hạn chế vai trò của các tôn giáo cũngnhư hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Pháp luật và nhà nước là hai yếu tố của thượng tầng kiến trúc luôn có mốiquan hệ hữu cơ không thể tách rời Muốn đời sống tôn giáo, công tác tôn giáo pháttriển hài hòa và bền vững, nhà nước phải quản lý xã hội nói chung và quản lý cáchoạt động tôn giáo nói riêng một cách minh bạch bằng luật pháp Điều đó có nghĩa,việc xây dựng một nhà nước pháp quyền hoàn chỉnh là cách tốt nhất để giải quyết
ổn thỏa vấn đề tôn giáo Do vậy, nhu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền thực
sự là đòi hỏi, là yêu cầu lớn và trực tiếp của đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại.Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang lan tỏa sâu rộng vào nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội, trong một số trường hợp cụ thể, vấn đề tôn giáo ở nước ta có thểtrở thành một vấn đề nhạy cảm để các tổ chức quốc tế và quốc gia khác lợi dụnglàm công cụ thực hiện những mục đích chính trị và kinh tế vụ lợi của họ Vì vậy,một mặt, cần xây dựng luật pháp về tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện naytheo hướng hội nhập hơn nữa với các công ước quốc tế Mặt khác, cần đặt vấn đề
Trang 4xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn giáo trong mối quan hệ biện chứng giữacác bộ phận cấu thành của đời sống xã hội.
Việc tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng luật pháp về tôn giáo của một số nướctrên thế giới và tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam,chỉ ra thành tựu cũng như những vấn đề còn tồn tại của công tác này trong giaiđoạn hiện nay là một việc rất cần làm Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều côngtrình được triển khai theo hướng này một cách bài bản và có hệ thống
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn chủ đề: “Tôn giáo và luật pháp
về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên
ngành Tôn giáo học
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích của luận án: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tôn giáo và luật
pháp, tiến trình xây dựng luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam,trên cơ sở đó nêu lên những vấn đề cần tiếp tục giải quyết để hoàn thiện hệ thốngpháp luật này, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
2.2 Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện được mục đích trên, luận án cần
giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành luật pháp về
tôn giáo ở Việt Nam; tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng luật pháp về tôn giáo ở một
số quốc gia, từ đó có cái nhìn tham chiếu về tình hình xây dựng luật pháp về tôngiáo ở Việt Nam
Thứ hai, nghiên cứu tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở
Việt Nam; nêu lên những thành tựu và hạn chế của công tác xây dựng và hoàn thiệnluật pháp về tôn giáo ở nước ta hiện nay, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu
và hạn chế đó
Thứ ba, nêu lên những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong quá trình hoàn
thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra một
số đề xuất và khuyến nghị
Trang 53.1 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề tôn giáo, chính sách, luật pháp
liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam, thời kỳ đổi mới được bắt đầu từ Đại
hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (12/1986) Tuy nhiên, phạm vinghiên cứu của đề tài này được xác định bắt đầu từ khi có Nghị quyết số 24 -NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo (10/1990) và giới hạn thời giannghiên cứu đến khi Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 được thông qua
Khi đề cập tới đời sống tôn giáo, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các tôngiáo đã được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân
4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý thuyết
Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa - xã hội đa phức gắn với đời sống tinhthần của xã hội, vì vậy, luật pháp về tôn giáo, một mặt phải tuân theo những quychuẩn chung nhưng mặt khác lại có tính đặc thù bởi phải hướng tới điều chỉnhnhững thực thể văn hóa đa tầng và nhạy cảm
Luật pháp về tôn giáo là kết quả của quá trình hình thành, vận động, điềuchỉnh và phát triển gắn với lịch sử chính trị Việc nghiên cứu tôn giáo và luật pháp
về tôn giáo ở luận án này được đặt trong lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền,trong sự tác động biện chứng giữa những điều kiện bên trong của đời sống tôn giáo,những đòi hỏi có tính nguyên tắc của thể chế chính trị và phù hợp với luật phápquốc tế, nhất là các công ước quốc tế về tôn giáo và nhân quyền mà Việt Nam đãgia nhập Vì vậy, để tiếp cận, làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, luận án sửdụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biệnchứng của triết học macxit, một số lý thuyết trong nghiên cứu tôn giáo và luật pháp
Trong luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các lý thuyết sau:
- Lý thuyết chức năng: Trong luận án này, chúng tôi sử dụng lý thuyết chứcnăng của Emile Durkheim để tìm hiểu mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội, tôngiáo và pháp quyền Nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đã nói nhiều hơn đến
“nguồn lực xã hội của tôn giáo” Khi người ta cắt nghĩa một hiện tượng xã hội thì
Trang 6cần phải tìm riêng nguyên nhân sản sinh ra nó và chức năng mà nó hoàn thành Lýthuyết chức năng cũng giúp giải thích tại sao ở mỗi bối cảnh kinh tế - xã hội của đấtnước, luật pháp về tôn giáo lại mang những dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng,đồng thời luôn phải điều chỉnh, hoàn thiện để theo kịp sự vận động của đời sốngtôn giáo - xã hội.
- Lý thuyết xã hội học tôn giáo: Tôn giáo, với tư cách là những thực thể, ởgóc độ cộng đồng, là những tổ chức đặc thù chịu sự chế ước chung của xã hội Xãhội học tôn giáo nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ của tôn giáo với xã hội, ý nghĩacủa tôn giáo trong xã hội và sự phân bố tôn giáo trong các giai tầng xã hội Xã hộihọc tôn giáo nhấn mạnh chức năng, vai trò của tôn giáo trong đoàn thể xã hội Sửdụng lý thuyết này, tác giả luận án quan tâm đến vị trí, vai trò và hoạt động của tổchức tôn giáo như một bộ phận đặc biệt của xã hội dân sự
- Lý thuyết địa - tôn giáo: Địa - tôn giáo là sự kết hợp nghiên cứu tôn giáovới nghiên cứu vị trí địa lý và mối quan hệ qua lại của các tôn giáo khu vực và tôngiáo toàn cầu Những vấn đề như sự phân bố và biến chuyển của tôn giáo trong cácthời kỳ lịch sử khác nhau trên các khu vực địa lý, sự phản ánh và khúc xạ diện mạotôn giáo ở những khu vực địa lý khác nhau, tình trạng di chuyển của các quần thểtôn giáo,… Trong luận án, chúng tôi sử dụng lý thuyết này để bàn về tình hình, đặcđiểm của tôn giáo ở Việt Nam, luật pháp về tôn giáo và một số vấn đề đặt ra đối vớitôn giáo
- Lý thuyết văn hóa học tôn giáo: Lý thuyết này trình bày những đặc tính,bản chất, ý nghĩa nhân văn của tôn giáo, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tôn giáo vớivăn hóa Tác giả luận án áp dụng lý thuyết này để tìm hiểu mối liên hệ giữa tôngiáo với văn hóa, chính trị trong xã hội, tìm điểm kết nối, đồng thuận về đạo đức,văn hóa giữa các tổ chức tôn giáo, nhà nước và cộng đồng xã hội
- Lý thuyết luật học so sánh: Luật học so sánh lấy lịch sử phát triển luật pháplàm cơ sở nhưng không dựa vào chiều dọc của nghiên cứu lịch sử luật pháp mànhấn mạnh sự so sánh theo chiều ngang Tác giả luận án sử dụng áp dụng lý thuyếtnày để tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng luật pháp về tôn giáo ở một số quốc gia trênthế giới để từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 7Trong luận án, tác giả có đề cập đến những kiến giải về quá trình xây dựng
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam từ góc nhìn tôn giáo mà cácchuyên gia đi trước đã bàn tới, coi đó là một thành quả nghiên cứu cần kế thừa,song không đặt thành vấn đề cần giải quyết sâu hơn Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, nhận thức và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản vàNhà nước Việt Nam, trên tinh thần hội nhập với các công ước quốc tế về tôn giáo
và nhân quyền là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho chúng tôi thựchiện luận án này
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành tôn giáohọc kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học khi tiếp cận các khái niệm, thuật ngữliên quan đến tôn giáo và luật pháp; tìm hiểu bản chất cũng như nội hàm của kháiniệm, thuật ngữ, phân tích các quy phạm pháp luật
- Phương pháp so sánh để tìm sự tương đồng, khác biệt và sự tác động qualại giữa luật pháp về tôn giáo của một số quốc gia với luật pháp về tôn giáo ở ViệtNam trong lịch sử và hiện tại, từ đó rút ra những bài học cần thiết
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử, trong đó phối hợp sử dụng hai phươngpháp lịch đại và đồng đại để đặt sự phát triển của tôn giáo và luật pháp về tôn giáotrong dòng chảy của lịch sử, đồng thời nhìn nhận những biến cố lịch sử xã hội - tôngiáo như là những nguyên nhân căn bản tác động tới tiến trình xây dựng và hoànthiện luật pháp về tôn giáo
- Phương pháp thống kê, phân tích văn bản là những phương pháp giúp tácgiả nắm bắt những dữ liệu về tình hình tôn giáo, các văn bản quy phạm pháp luậtđiều chỉnh trực tiếp và có liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam
- Phương pháp phỏng vấn của xã hội học là một phương pháp nghiên cứukhông thể bỏ qua trong quá trình thực hiện luận án này Ngoài việc sử dụng các tưliệu, văn bản pháp lý của cơ quan công quyền, còn có các tư liệu truyền thông đa
Trang 8chiều, phản ánh thái độ tiếp nhận của các tổ chức tôn giáo đối với chính sách, phápluật về tôn giáo.
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiến hành các cuộc tọa đàmhẹp có chọn lọc (đối tượng và nội dung), kết hợp với phỏng vấn sâu, trao đổi trựctiếp với các chuyên gia đầu ngành
5 Đóng góp về mặt khoa học, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án không phải là công trình chuyên khảo đầu tiên bàn đến tôn giáo vàluật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, song là công trình luận giải một cách tương đối
hệ thống về tiến trình đổi mới luật pháp về tôn giáo mang tính đặc thù của ViệtNam: xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn đời sống tôn giáo, đòi hỏi Đảng vàNhà nước, phải đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo Điều đó thểhiện cụ thể bằng việc điều chỉnh các chính sách, pháp luật liên quan tới tôn giáo,đánh giá tác động của các chính sách, pháp luật đó, xác định những vấn đề đặt ra đểtiếp tục sửa đổi, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo
Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, nhữngyếu tố tác động đến luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam và hướng tới việc đưa ra mộtkhung lý thuyết về luật pháp về tôn giáo xung quanh yêu cầu xây dựng nhà nướcpháp quyền Trong một mức độ nhất định, luận án có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho môn học Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo, phục vụ công tác đào tạo,
nghiên cứu tôn giáo học và các bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực này
6 Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các công trình củatác giả có liên quan đến luận án đã công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, các chữviết tắt, các bảng, nội dung luận án gồm 04 chương với 11 tiết và tiểu kết cácchương Chương 1: Tổng quan (gồm 2 tiết);
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành luật pháp về tôn giáo ởViệt Nam (gồm 3 tiết);
Chương 3: Tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam(gồm 3 tiết);
Trang 9Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với tôn giáo và quá trình hoàn thiện luậtpháp về tôn giáo ở Việt Nam và khuyến nghị (gồm 3 tiết)
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.“Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”
nằm trong tiến trình vận động của tôn giáo và luật pháp về tôn giáo từ khi nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập
Các nghiên cứu về vấn đề này có thể tìm thấy trong các công trình tìm hiểu
quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.
Một trong số những công trình tiêu biểu ở chủ đề này là cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc
gia, năm 2001) Cuốn sách là một phần kết quả nghiên cứu của bản thân tác giảkhi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới về công tác tôn giáo Trong công trìnhnày, tác giả đã cung cấp những vấn đề lý luận về tôn giáo, sự khác biệt giữa tínngưỡng và tôn giáo dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, từ đó đưa ra định nghĩa
về tôn giáo của mình Tác giả cũng phân tích, lý giải các xu hướng tôn giáo,đồng thời giới thiệu những vấn đề cơ bản về tình hình tôn giáo Việt Nam Phầnthứ sáu của cuốn sách bàn về “Chính sách tôn giáo” và “Chính sách tự do tôngiáo ở Việt Nam” Tuy nhiên, trong tổng thể một công trình chung, khá rộng,công trình này mới đề cập những nét chung nhất về chính sách, luật pháp vềtôn giáo và giới hạn vấn đề ở những năm cuối thế kỷ XX
Trong các năm 2000- 2002, các cuốn sưu tập về chủ nghĩa Mác - Lênin liên
tiếp ra mắt như: C.Mác, Ph.Ăng ghen về vấn đề tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên, Nxb KHXH, năm 2000); C.Mác, Ph.Ănghen, Lênin về tôn giáo (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2001); C.Mác, Ph.Ănghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần (Viện
Mác - Lênin Trung Quốc, Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch, Nxb Chính trị Quốc gia,năm 2001, Những tư liệu này chứa đựng một cách tương đối hệ thống quan điểm
và lý luận chung về tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
Trang 10Bàn về tư tưởng và ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tôn giáo thì khá đa
dạng, tiêu biểu như cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Nxb KHXH, 1998); Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo (Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tôn giáo, HN, 2003); Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đức Lữ, chủ biên, Nxb Chính trị - Hành chính, HN, 2009); Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh (Đỗ Quang Hưng, Nxb Lao động,
HN, 1999), Hầu hết các công trình này, dù tiếp cận ở nhiều góc độ, mức độnghiên cứu nông sâu khác nhau, song đều đồng thuận với nhau ở nhận định: ít cónhà lãnh đạo nào của nước ta có được mối quan hệ tốt với các chức sắc tôn giáo
và đi vào lòng các tín đồ tôn giáo như Chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 2002, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội ViệtNam tham gia trực tiếp vào việc đóng góp luận cứ khoa học cho Hội nghị lần thứ
bẩy BCHTW Đảng khóa IX với đề tài “Nhà nước và Giáo hội” Kết quả của đề tài
này sau đó đã được in thành sách với cùng tên của đề tài (Đỗ Quang Hưng chủbiên, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2003) Cuốn sách đề cập đến các nội dung cốt lõitrong quan hệ giữa Nhà nước với giáo hội của các tôn giáo Vấn đề này được đặt ragần như đồng thời với việc thành lập nước Thực tiễn cách mạng Việt Nam đòi hỏiphải bổ sung, cụ thể hoá và hoàn thiện đường lối, chính sách tôn giáo, chuyểnđường lối, chính sách này thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội Đó làmột quá trình không đơn giản, có thành công và cũng có thể có sai sót, nhất là trongthời kỳ đổi mới, hội nhập cùng thế giới ở những năm đầu thế kỷ XXI Vì vậy, mộtnhiệm vụ đặt ra với giới khoa học và những người làm công tác tôn giáo là nghiêncứu lý luận về vấn đề này, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam, tìmhiểu những bài học trên thế giới, góp phần cùng với Đảng và Nhà nước hoàn thiệnchính sách Đổi mới đối với tôn giáo Tuy nhiên, cuốn sách chưa thể đặt vấn đềnghiên cứu chính sách, luật pháp về tôn giáo một cách có hệ thống, đầy đủ, cậpnhật và toàn diện
Để góp phần triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTWĐảng khóa IX “Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công
Trang 11tác tôn giáo, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấpluận cứ khoa học cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu
dài đối với tôn giáo”, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ “55 năm đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (1945- 2000)”, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã cho xuất bản cuốn Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005).
Cuốn sách đã hệ thống lại những đường nét chủ yếu của vấn đề lý luận và thựctiễn trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó nghiêng
về lịch sử nhận thức của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và những phác họa đầutiên về tiến trình đó, chủ yếu là giai đoạn từ 1945 đến 2005 Một số vấn đề thiếtyếu của chính sách tôn giáo, nhất là ở phương diện quản lý nhà nước, như: môhình thể chế thế tục, các nguyên tắc cơ bản khi giải quyết vấn đề tôn giáo, vấn
đề xây dựng hệ thống luật pháp về tôn giáo và thực thi chính sách tôn giáo, đãđược bàn đến Tuy nhiên, chính sách, luật pháp về tôn giáo chưa phải là đốitượng nghiên cứu chủ yếu của công trình này Những vấn đề lý luận về chínhsách, luật pháp về tôn giáo vẫn chưa được đề cập đến
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo
được thực thi và các văn bản dưới luật có liên quan được bổ sung, các công trình
có tính lý luận, tổng kết từng chặng đường thực hiện chính sách, luật pháp về tôn giáo đã xuất hiện nhiều hơn và có những bước tiến mới.
Trong các công trình tiêu biểu của mình như cuốn Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (Nxb Tôn giáo, 2007; tái bản 2011) và cuốn Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay (Nxb Chính trị- Hành chính, Hà Nội, 2009), Nguyễn Đức Lữ đã tập trung
chủ yếu vào các vấn đề tôn giáo ở thời kỳ đổi mới như: lý luận về tôn giáo; tìnhhình tôn giáo thế giới và Việt Nam; quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nướcđối với tôn giáo trong tiến trình cách mạng Việt Nam Tác giả đã bám sát văn kiệncủa các kỳ Đại hội Đảng, bình luận và minh hoạ bằng dữ liệu thực tiễn, đồng thời
gợi mở những vấn đề cần trao đổi thêm Trong cuốn Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, ở lần tái bản năm 2011, người đọc có thể nhận thấy tác
Trang 12giả đã có sự điều chỉnh, bổ sung những nhận định mới, những dữ liệu mang tính hệthống, phát triển, linh hoạt và toàn diện hơn trong nhận thức và góc nhìn về tôngiáo của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng,
Nhà nước về chính sách tôn giáo Ở chương 4 cuốn Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, tác giả
cũng đã bàn và gợi ra những vấn đề trong “quản lý nhà nước đối với tôn giáo”,một chủ đề lâu nay ít được trao đổi
Từ góc nhìn khác, với những điểm tương đồng, trong cuốn Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012), Nguyễn Hồng Dương đã giới
thiệu quan điểm, đường lối chính sách tôn giáo với nét riêng khi gắn với thực tiễnđời sống tôn giáo, phác họa bức tranh tôn giáo ở Việt Nam, phân tích kinhnghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở một số nước và đề xuất một số khuyến nghịđối với công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay Đầu năm 2013, đề tài khoa học cấp
Bộ thuộc chương trình “Cơ sở khoa học tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo trong quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011- 2020” do
Nguyễn Hồng Dương thực hiện đã được nghiệm thu Trong công trình này tác giảtập trung vào 3 vấn đề chính và có những thông tin, bàn luận sâu về tiến trình hìnhthành quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo, tín ngưỡng; nhữngkinh nghiệm của công tác tôn giáo của Đảng; chủ trương chính sách của Đảngtrong thời gian tới đối với công tác tôn giáo
Trong công trình Công tác tôn giáo- Từ quan điểm Mác- Lênin đến thực tiễn Việt Nam (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012) Ngô Hữu Thảo đã trình bày
một cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh về công tác tôn giáo cũng như công tác tôn giáo của hệ thống chính trị vàmột số vấn đề đặt ra hiện nay Tuy nhiên, tác giả chủ yếu mới chú ý đến vấn đềcông tác tôn giáo từ góc độ của nhà nghiên cứu
Với đề tài trọng điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội“Chính sách tôn giáo
ở nước ta hiện nay - Lý luận và thực tiễn” (2013) Đỗ Quang Hưng đã có một
công trình tổng kết thực tiễn đời sống tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở
Trang 13nước ta
Trang 14trong thời kỳ đổi mới Ngoài những vấn đề thuộc khung lý thuyết cơ bản, trongcông trình này tác giả đã trình bày toàn cảnh đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay,làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ Nhà nước và các giáo hội; khảo sát,đánh giá bước tiến của chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới để đi đến nhữngvấn đề đặt ra cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tôn giáo Mặc dù đây làmột công trình lớn, song những vấn đề về luật pháp về tôn giáo mới được đề cậpđến một cách khái quát hoặc chỉ đi sâu vào những nội dung mà tác giả quan tâm.Một số vấn đề về tôn giáo và nhà nước pháp quyền, vấn đề các hội dân sự, trong đó
có hội đoàn tôn giáo và các nội dung liên quan đến công cụ quản lý xã hội là luậtpháp còn để ngỏ, mang tính gợi mở
Ngoài ra, còn một số công trình khác giới thiệu về các tôn giáo trên thế giới
có tác động đến tôn giáo, nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam,
cũng đã được tham khảo Chẳng hạn như: cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của
Nguyễn Thanh Xuân, (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007); Đề tài khoa học cấp Bộ của
Nguyễn Mạnh Cường Bối cảnh mới về tôn giáo quốc tế và khu vực tác động đến tôn giáo Việt Nam (năm 2010); Sách tham khảo Tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới của Nguyễn Văn Dũng, (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2012),
Trong gần mười năm qua, nhiều Hội thảo khoa học liên quan trực tiếp đến
đề tài luận án cũng đã được tổ chức Hội thảo "Bước đầu trao đổi: Tôn giáo
và pháp quyền ở Đông Nam Á", năm 2006, với sự tham dự của hơn 60 học giả từ
12 quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ Các đại biểu tham dự đã trao đổi nhiềuvấn đề bổ ích liên quan đến tôn giáo từng nước và khu vực, sự biến đổi và bối cảnhhiện nay của luật pháp về tôn giáo ở Đông Nam Á, xác định các bước tiếp cận sosánh về điều chỉnh tôn giáo thông qua pháp quyền, chia sẻ kinh nghiệm của cácnước
Hội thảo “Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á”, năm 2007 tập trung
thảo luận về các chủ đề then chốt đã được nêu ra tại Hội thảo năm 2006 như sosánh các mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tôn giáo; tình hình
và tiến triển của luật pháp về tôn giáo ở Đông Nam Á Ngoài ra, Hội thảo còn đề
Trang 15cập đến những vấn đề mới và thời sự hơn như: tôn giáo và an ninh nhà nước; các
Trang 16vấn đề thuế, tài chính liên quan đến hoạt động tôn giáo; hoạt động của các tổ chứctôn giáo nước ngoài tại Đông Nam Á; vấn đề tôn giáo và giáo dục;… Tại Hội thảo,tham luận của các học giả Việt Nam nêu ra những khó khăn và thách thức của việcquản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo hiện nay Tham luận của các học giả quốc
tế nhấn mạnh những nỗ lực tìm kiếm mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội thíchhợp ở Châu Âu, việc quản lý hoạt động từ thiện của các nhóm tôn giáo ở Mỹ, thamluận của các học giả từ các nước Đông Nam Á như Singapore, Phillipines, TháiLan, Malaysia nêu ra những kinh nghiệm thực tế khi nhà nước phải mau chóng giảiquyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên phương diện pháp luật
Hội thảo Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á, năm 2011, thảo luận các
vấn đề quan trọng về vai trò của nhà nước trong việc điều hành, quản lý và tạo điềukiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường, có đóng góp vào sự ổn định và pháttriển của toàn xã hội, tập trung vào các vấn đề: So sánh các mô hình quan hệ nhànước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tôn giáo; tình hình hiện tại và tiến triển của luậtpháp về tôn giáo ở Đông Nam Á Hầu hết các ý kiến đều nhất trí quan điểm chungcho rằng, các nhóm tôn giáo có khả năng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của
xã hội, họ dạy con người về đạo lý, nhân sinh quan và những tiêu chí đạo đức, họ
có những chính sách cụ thể trong việc chăm sóc người nghèo và điều đó giúp giảmbớt gánh nặng tài chính cho các chính quyền địa phương trong đảm bảo an sinh xãhội, Tuy vậy, tất cả những điều đó chỉ có thể trở thành hiện thực nếu tất cả cácnhóm tôn giáo được các chính phủ tạo điều kiện để họ được tự do thực hành cáchoạt động tôn giáo trong xã hội
Ngoài ra, tại các hội thảo có liên quan như: Hội thảo Cơ sở khoa học tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo trong quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011-2020, Đà Nẵng, 2011; Hội thảo Đổi mới chính sách tôn giáo
ở Việt Nam- những vấn đề thực tiễn, TP Hồ Chí Minh, 2011; Hội thảo Tôn giáo
và nhà nước pháp quyền XHCN về tôn giáo, Hà Nội, 2013, cũng có nhiều bài
viết có giá trị Tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoàinước đã đi sâu nghiên cứu, giới thiệu những vấn đề lý luận, tình hình tôn giáo,thực tiễn xây dựng, thi hành chính sách, luật pháp về tôn giáo trên thế giới và ở
Trang 17Khi đề cập đến vấn đề tôn giáo và luật pháp về tôn giáo phải kể đến các công
trình nghiên cứu đăng trên hai tạp chí chuyên ngành tôn giáo học, đó là Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam) và Tạp chí Công tác Tôn giáo (thuộc Ban Tôn giáo Chính
phủ, Bộ Nội vụ) Trên các trang của hai tạp chí này thường xuyên có các bài nghiêncứu, dịch thuật về quá trình đổi mới đường lối chính sách, pháp luật tôn giáo ởnước ta, đồng thời giới thiệu luật pháp về tôn giáo ở các quốc gia khác Một sốbài viết của các nhà nghiên cứu trên hai tạp chí này, tác giả luận án đã tham khảo
trực tiếp, thí dụ như: Sự ra đời và địa vị pháp lý của “Luật pháp về tôn giáo (Tạp chí Công tác tôn giáo, số 11 - 2008) và Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo
- tiếp cận so sánh: trường hợp Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1 – 2007) của Đỗ Quang Hưng; Quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 – 2013) của Nguyễn Quốc Tuấn; Quy định pháp luật về công nhận tổ chức tôn giáo (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo,
số 4 - 2012) của Nguyễn Thanh Xuân; Xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn giáo: Nhìn từ đời sống văn hóa Việt Nam, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 -
2013) của Nguyễn Thị Vân Hà; v.v
Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học được xuất bản thành sách, các thamluận tại các hội thảo khoa học, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, còn
có các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu trực tiếp về luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam Đó là: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Diện (2003) “Hoàn thiện pháp luật tôn giáo ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Kim Định (2007) “Tôn giáo và pháp luật của Việt Nam từ năm 1990 đến nay”; Luận án tiến
sĩ Trần Minh Thư (2004) “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”; Tuy cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau, song các công
trình trên đều có điểm chung là hướng về vấn đề hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ởViệt Nam cho đến thời điểm năm 2007
Trong số các tư liệu, tài liệu được sử dụng làm tài liệu gốc để nghiên cứu
phục vụ cho việc triển khai luận án phải kể đến các văn kiện, văn bản pháp quy, báo cáo tổng kết công tác tôn giáo của các cấp chính quyền Các tư liệu này được
Trang 18tập hợp trong các cuốn như: Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2000 và 2001) mà tiền thân của nó là cuốn Các văn bản của nhà nước về hoạt động tôn giáo (Quyển I, 1992 và Quyển II, 1995, lưu hành nội bộ) Gần đây, Ban Tôn giáo Chính phủ đã cho xuất bản cuốn Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012); Pháp luật về tôn giáo của một số nước trên thế giới (Ban Tôn giáo Chính phủ, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2002); Các tập Văn kiện Đảng các kỳ Đại hội (phần về tôn giáo) từ tập 1 đến tập 54, Nxb Chính
trị Quốc gia
Ngoài ra, năm 2010, Ban Tôn giáo Chính phủ đã thực hiện đề án
“Chính sách tổng thể về mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam” Các ban ngành như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Công an cũng quan tâm và vào cuộc với các đề cương tuyên
truyền lưu hành nội bộ hoặc xuất bản thành sách, thí dụ như cuốn Những điều cần biết về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam của Nxb Công an Nhân dân, xuất bản
năm 2011 Các báo cáo tổng kết công tác tôn giáo hằng năm, báo cáo tổng kết 8năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; các báo cáo chuyên đề, kỷ yếu
55 năm thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ cũng là những nguồn tư liệu quý phục
vụ cho luận án
Để thực hiện đề tài này chúng tôi còn sử dụng các bài viết, sách chuyên khảocủa một số tác giả nước ngoài Một trong số những cuốn sách tiếng Anh tìm hiểu
về đời sống tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới là cuốn
Modernity and Re-enhantment in Post-revolutionary Viet Nam (P.Taylor, 2007).
Đỗ Quang Hưng cho rằng, “tên cuốn sách có thể làm chúng ta chưa hài lòng, nhưngvới lối tiếp cận nhân học tôn giáo, tác giả đã có nhiều nhận xét khá giá trị như: có
sự hồi sinh của tôn giáo ở Việt Nam và nó được phát triển theo nhiều chiều hướngmới; sự đe dọa bản sắc văn hoá - tôn giáo, tính cách địa phương đa dạng của tôngiáo trước toàn cầu hoá; phải chăng trong thời kỳ Đổi mới, vấn đề chính trị và tôngiáo ở Việt Nam đang có những nét mới so với truyền thống tôn giáo và chính trị?”
(Taylor, 2007:7-15) Cuốn“The Emergence of a Nonprofit Sector and Philanthropy
Trang 19nghiên cứu về vai trò của các nhóm xã hội trong đó có tôn giáo; Trong luận án của
Trang 20Joseph Hannah với đề tài "Local Non-Government Organizations in Vietnam:Development, Civil Society and State-society Relations" (2007) đã đề cập
đến quan hệ của nhà nước với các đoàn thể, các tổ chức xã hội/tôn giáo ở ViệtNam Đây là những gợi ý khá mới, sinh động về một xã hội/tôn giáo Việt Namnăng động và đầy tiềm năng
Các bài viết của các tác giả Pháp về tính thế tục và luật pháp về tôn giáo ởchâu Âu là nguồn cứ liệu quan trọng để luận án tiếp cận vấn đề luật pháp về tôn
giáo trên thế giới Đó là các tác giả: Claude Durand với cuốn La laicité (Paris, Dalloz, 2004); Jean-Paul Wilillaime với bài Tôn giáo và chính trị ở Pháp trong bối cảnh của sự kiến thiết ở châu Âu, trong cuốn Đa dạng tôn giáo: so sánh Pháp- Việt Nam, (Nguyễn Hồng Dương - P.Hoffman chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 2011); Cuốn Nghiên cứu tôn giáo Pháp - Việt Nam (Đỗ Quang Hưng và Claude Langlois
chủ biên, 2007) là kết quả của sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộcViện Khoa học xã hội Việt Nam và Trường Cao đẳng thực hành Paris, Pháp cónhiều bài viết có giá trị về những gì đang diễn ra trong đời sống tôn giáo ở Pháp vàchâu Âu, đồng thời có những thông tin hữu ích về chính sách đổi mới tôn giáo ởViệt Nam
Một số cuốn sách dịch quan trọng khác được chúng tôi tham khảo như: Lữ
Vân, Tôn giáo ở Trung Quốc, 100 câu hỏi và trả lời, (Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch
từ bản tiếng Anh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2003; Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, (bản dịch của Trần Nghĩa Phương, Nxb Tôn giáo - Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, 2009) Đây là những tư liệu hữu ích cho luận án khi tìm hiểu vềtôn giáo và luật pháp về tôn giáo của các nước trên thế giới Trong bối cảnh diễntiến mới của tình hình thế giới, các học giả nổi tiếng như: A.Toffler với tác phẩm
“Làn sóng thứ ba”; S.Hungtinto với tác phẩm “Sự đụng độ của các nền văn minh” và A Malreaux với tác phẩm “Sự quay trở lại của tâm thức tôn giáo và thế kỷ XXI là thế kỷ của tâm linh” đã đưa ra những dự báo có tính chiến lược về
tương lai của thế giới Các công trình khác có giá trị về tôn giáo học cũngđược các học giả Việt Nam từng bước giới thiệu với người đọc trong nước, ví dụ:
Religions in the Modern
Trang 21World (Linda Woodhead, 2001), La globaliation du religieu (J.P.Bastian,
1.1.2 Đánh giá chung
* Những vấn đề, luận cứ, luận điểm được luận án tiếp thu và kế thừa
Như trên đã trình bày, các công trình nghiên cứu về đường lối và chính sáchtôn giáo, về tôn giáo và pháp quyền đã giúp chúng tôi có những nhận thức thốngnhất, tương đối toàn diện về sự chuyển biến của đời sống tôn giáo ở Việt Nam vànhững đòi hỏi về sự vận động của chính sách pháp luật để điều chỉnh những quan
hệ xã hội đó Luận án đã kế thừa, tham khảo thành quả nghiên cứu của các chuyêngia, các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu đã nêu trên Luận án cũngxem xét thái độ, ứng xử của các tôn giáo đối với các chính sách, pháp luật củaĐảng và Nhà nước Để làm được điều đó một cách tương đối toàn diện và kháchquan, đề tài cần có nhiều cách tiếp cận về tư liệu và điền dã Tuy nhiên, do mụcđích, tính chất, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu và vị trí công tác, chúng tôi không cóđiều kiện tiến hành điền dã thực tế bằng những hoạt động cá nhân để lấy thông tin.Việc thu thập số liệu được giúp đỡ bởi các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền về quản
lý nhà nước thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, Vụ Tôn giáo thuộc Ban Dân vận Trungương, Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Để có những cảm nhận đa chiều về thực tế đời sống tôn giáo Việt Nam,chúng tôi tập hợp, khảo sát, đánh giá, phân tích thông tin thông qua một số bài viết,
ý kiến của các chức sắc, tín đồ tôn giáo về luật pháp về tôn giáo Đặc biệt và mớinhất là những góp ý cho sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Dự thảo sửa đổiHiến pháp 1992 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp cận các nghiên cứu, đánh giá
Trang 22những cuộc đối thoại đa chiều với các chức sắc, các trí thức tiêu biểu của một sốtôn giáo.
Đối với một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp, mặc dù không có rào cản nào,song các công trình, bài viết có sự trải nghiệm, sự dấn thân sâu sắc, khách quan vềđời sống tôn giáo Việt Nam không nhiều Nói theo cách của GS Đỗ Quang Hưng,
để đọc được những suy tư của những lực lượng khác nhau trong các giáo hội, chúng ta, với tư cách là người nghiên cứu, không nên loại trừ các cuốn Ba mươi năm Công giáo Việt Nam dưới Chế độ Cộng sản 1975-2005 (Phong trào giáo dân Việt Nam hải ngoại xuất bản, 2005), Việt Nam cái nhìn khách quan về những vấn đề thực tiễn (Linh mục Nguyễn Hữu Thy, Đức, 2007) Trong một ý
nghĩa khác, chúng ta cần thấy, đó cũng là thước đo, là hàn thử biểu để các nhà làmluật, các nhà quản lý, các chính trị gia nhìn lại chính sách, xem xét thái độ phảnứng của người thụ hưởng chính sách, pháp luật
Tháng 4 năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã làm việc vớiBan Tôn giáo Chính phủ, đánh giá các mặt công tác liên quan đến việc sửa đổiPháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, TrưởngBan Tôn giáo Chính phủ, sau 8 năm thực hiện, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đãbộc lộ những mặt hạn chế, một số nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnhhoặc quy định, nhưng thiếu cụ thể, chưa phù hợp với chủ trương, đường lối củaĐảng và đời sống tôn giáo đang diễn ra Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưukhẳng định, tôn giáo là vấn đề lớn, phức tạp, nhạy cảm Những đóng góp của tôngiáo với dân tộc, với đất nước rất lớn, rất quan trọng Tuy nhiên, do một số quốcgia, tổ chức và một số người có những hiểu lầm hoặc lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo
để phục vụ những mục đích khác nhau nên đã gây ra những phức tạp và hệ lụykhiến hệ thống chính trị Việt Nam có những quan ngại nhất định
Đến cuối năm 2013 đầu năm 2014, sau khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi vàthông qua, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trình Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Tínngưỡng, tôn giáo và tiến hành lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các chức sắctôn giáo để từng bước hoàn thiện Dự thảo Như vậy, từ phía cơ quan quản lý nhànước, các động thái nhằm hoàn thiện luật pháp về tôn giáo đang được tích cực thúc
Trang 23đẩy Tình hình nghiên cứu và thực tiễn đó đã giúp chúng tôi kế thừa những thànhquả, nhận ra những tồn tại và khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu.
* Những vấn đề còn bỏ trống được luận án triển khai nghiên cứu
Quá trình đổi mới nhận thức, đổi mới đường lối chính sách, luật pháp về tôngiáo ở Việt Nam đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX bị tác động bởi: những diễn biến củađời sống chính trị, xã hội trong nước và thế giới, đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Xô
và các nước Đông Âu trong hệ thống XHCN; những yêu cầu cấp thiết từ đời sốngtôn giáo Việt Nam; sự vận động tích cực của những người làm công tác tôn giáo,nghiên cứu tôn giáo Việc nghiên cứu tôn giáo và chính sách, luật pháp về tôn giáocủa Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về nội dung và đã đạtđược những thành tựu nhất định Số lượng các công trình mang tính bao quát, hệthống về bức tranh đa sắc của đời sống tôn giáo và luật pháp về tôn giáo Việt Namngày một nhiều hơn Với cách nhìn khách quan, toàn diện, bao quát, cách tiếp cận
“từ chỗ đứng đương đại đánh giá lại vấn đề”1 đã giúp cho nhiều công trình khoahọc nghiên cứu về lĩnh vực này thoát khỏi tính giáo điều, được ghi nhận là có giátrị lý luận cao, tính tổng kết thực tiễn sâu sắc, chứa đựng những kiến giải sâu sắc và
có những đóng góp quý báu về chính sách, luật pháp về tôn giáo, chỉ ra những bấtcập của luật pháp về tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn vừa qua
Bên cạnh những thành tựu đó, cũng cần thấy rằng, trong bối cảnh nước tađang xây dựng một nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng,đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu tôn giáo và luật pháp về tôn giáomang tính chất lý luận, đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và luật pháp,nghiên cứu lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng luật pháp về tôn giáo thời kỳđổi mới Tuy nhiên, cho đến nay số công trình đó chưa nhiều, thậm chí còn nhữngkhoảng trống hoặc mới chỉ mang tính chất gợi mở, do vậy cần được tiếp tục xemxét, nghiên cứu Cụ thể đó là:
- Những vấn đề lý thuyết của luật pháp về tôn giáo, một bộ phận cấu thànhcủa chính sách tôn giáo trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
1 GS Hoàng Chí Bảo phát biểu tại buổi nghiệm thu Đề tài khoa học của GS Đỗ Quang Hưng,
Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay- Lý luận và thực tiễn, Đề tài trọng điểm ĐHQGHN, 2013
Trang 24Nam Ở đây, chúng tôi nhìn nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền như một di sản văn hóa chung của nhân loại, đồng thời tiếp cận nó từ góc độ của một hiện
tượng chính trị pháp lý phức tạp, thường được hiểu theo nhiều cấp độ trong bốicảnh của Việt Nam Nghiên cứu sự tác động của luật pháp trong mối liên hệ hữu cơvới đời sống tôn giáo ở Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế
- Những vấn đề cần làm sáng tỏ thêm: Ảnh hưởng của nhận thức, ứng xử vớitôn giáo từ lập trường ý thức hệ trong quá khứ và hệ quả đối với xã hội Việt Namđương đại Thực tiễn xây dựng và thực thi luật pháp về tôn giáo: chủ thể hoạchđịnh, đối tượng thụ hưởng; quy trình làm chính sách, phương pháp đồng tham giatrong đánh giá luật pháp; vấn đề đất đai, tài sản, tư cách pháp nhân của các tổ chứctôn giáo; tôn giáo và hoạt động xã hội; thành tựu và hạn chế của luật pháp về tôngiáo ở Việt Nam;
- Những vấn đề đặt ra đối với các tôn giáo, từ góc độ quản lý nhà nước vàgóc độ xã hội; việc hoàn thiện luật pháp về tôn giáo “phù hợp với quan điểm củaĐảng trong giai đoạn mới của đất nước” Một số khuyến nghị
Trên cơ sở những phân tích trên chúng tôi đặt ra giả thuyết nhằm đi đến kếtluận: Đảm bảo và tạo điều kiện cho đời sống tôn giáo ở Việt Nam phát triển mộtcách bình thường; thực hiện quản lý các hoạt động tôn giáo bằng con đường hoànthiện hệ thống luật pháp về tôn giáo theo hướng hội nhập quốc tế; xây dựng nhànước pháp quyền, tạo lập xã hội hài hòa tôn giáo là một trong những nguồn lựcquan trọng để Việt Nam phát triển bền vững
1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận án
(1) ) Tôn giáo- nhìn từ đối tượng của luật pháp về tôn giáo
Không thể bàn đến luật pháp về tôn giáo nếu như chưa nói đến khái niệm vàtiêu chí để hiểu thế nào là “tôn giáo” Trong cuốn “Về tôn giáo”, Y.Lambert đãdiễn tả sự phức tạp trong định nghĩa về tôn giáo bằng hình tượng “Tháp Babel” Ởđây chúng tôi không đi sâu vào việc bàn luận khái niệm đó, mà chủ yếu nhằm lựachọn một định nghĩa thích hợp trên bình diện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam.Việc định nghĩa tôn giáo của các nhà nước có ý nghĩa quan trọng từ góc độ pháp lý,
Trang 25đa dạng đức tin Ngược lại, định nghĩa quá hẹp nghĩa là sử dụng những giới hạnđược tạo ra một cách cẩn thận nhằm ngăn ngừa tôn giáo bị sử dụng như một cái cớ
để chà đạp lên các quyền và lợi ích quan trọng khác” [63, tr.44]
Với tính cách là một thực thể, "tôn giáo" được dùng để chỉ "tổ chức tôn giáo” Một số quốc gia vận dụng định nghĩa của Durkheim trong việc xác
định “tổ chức tôn giáo” Ví dụ như Trung Quốc với “thuyết 4 yếu tố”: Giáo lý,giáo luật, nghi lễ và tổ chức Từ 1982 khi Trung Quốc đổi mới về chính sách tôn
giáo, trong 2 văn bản quan trọng là Pháp lệnh Đất đai, tài sản tôn giáo và Pháp lệnh Quan hệ quốc tế của các tôn giáo, đã không trực tiếp định nghĩa tôn giáo
mà ngầm công nhận những thực tại được xã hội xác tín và gọi là “tôn giáo”- tức
là có những thay đổi to lớn về mặt nhận thức Tuy nhiên, sự diễn đạt chính trịcòn những khoảng cách với thực tế đời sống “Đổi mới chính sách tôn giáo” ởTrung Quốc hiện nay vẫn là chính sách thiết chế hóa tôn giáo bởi nhà nước, tứcvẫn rất chặt chẽ trong việc công nhận các tổ chức tôn giáo Việc nhà nước ẩnquyền định nghĩa “tôn giáo” không đồng nghĩa với việc nhà nước trao quyền côngnhận các tổ chức tôn giáo cho xã hội
Ở Việt Nam, trong văn bản luật pháp quan trọng nhất là Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo quy định: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận” (Khoản 3, Điều 3) Như vậy, theo quan điểm chính
thống hiện nay, Việt Nam cũng vận dụng định nghĩa của Durkheim, song công khaikhẳng định tiêu chí quan trọng của một tổ chức tôn giáo: “được nhà nước côngnhận” Tuy nhiên, định nghĩa trên còn những vấn đề cần được làm rõ Một số nhànghiên cứu ở Việt Nam thì cho rằng, nếu quá thiên về quan niệm tôn giáo từphương Tây thì có thể “những loại hình tôn giáo bản địa ở Việt Nam, của ngườiKinh cũng như của các dân tộc thiểu số bị giới hạn thực hành, bị áp đặt” [110, tr.3-15] dẫn đến về mặt luật pháp, nhiều thực hành tôn giáo, tín ngưỡng bị ứng xửkhông phù hợp
(2) Tín ngưỡng: Mặc dù luận án không bàn nhiều đến vấn đề tín ngưỡng
song cũng cần nói đến khái niệm này bởi chúng có mối liên hệ và sự chuyển hóa
Trang 26trong những bối cảnh nhất định Có nhiều ý kiến khác nhau khi nói tới khái niệm
"tôn giáo" và khái niệm "tín ngưỡng" Có người đồng nhất tín ngưỡng với tôn giáo,
có người lại coi tín ngưỡng nằm dưới tôn giáo trong bậc thang phát triển Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào cái "siêu
nhiên" để giải thích thế giới, với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân vàcộng đồng
Tín ngưỡng mang tính dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian Trongtín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng vànghi lễ còn phân tán, không có những quy định chặt chẽ Tín ngưỡng thường không
có tổ chức hoặc có tổ chức ở dạng sơ khai nhất Tín ngưỡng cũng không có hệthống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết Khi nói đến tínngưỡng thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một cộng đồng người.Tín ngưỡng, trong những điều kiện nhất định đôi khi có thể chuyển hóa thành tôn
giáo Trong trường hợp khi hai khái niệm này đi liền nhau thành tín ngưỡng tôn giáo thì được hiểu theo nghĩa là sự tin theo một tôn giáo nào đó.
(3) Luật pháp về tôn giáo: Luật pháp (hay pháp luật), theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1996), là “những quy phạm hành vi do nhà nước ban
hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
và bảo vệ trật tự xã hội” Theo đại từ điển Tiếng Việt (Nxb Văn hóa - Thông tin,
HN, 1999): “pháp luật là quy tắc, hành vi của công dân do nhà nước quy định, banhành, buộc phải tuân theo không được trái phạm” Như thế, trong các từ điển tiếng
Việt, luật pháp hay pháp luật là những khái niệm đồng nghĩa.
Tuy nhiên, thuật ngữ “pháp luật” (droit), xuất xứ La-tin “directum” nghĩa là
sự ngay thẳng, chính trực, khác với “luật pháp” (Loi), tiếng La-tin “ligare” nghĩa làtrói buộc Vì vậy, chúng tôi sử dụng khái niệm luật pháp về tôn giáo để nhấn mạnhviệc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia gắn với quá trìnhtuân thủ pháp luật trong công tác quản lý và hoạt động tôn giáo, khác với khái niệmluật (của) tôn giáo
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008) định nghĩa: "pháp luật là hệ thống các quy
Trang 27tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấpthống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội" Trên thực tế, luậtpháp về tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.Tuy nhiên, đến nay khoa học pháp lý nước ta vẫn chưa có những bàn luận sâu vềlĩnh vực này Trong luận án “hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo” tác giảTrần Minh Thư cho rằng “pháp luật về hoạt động tôn giáo là tổng thể các quy phạmpháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xãhội phát sinh trong hoạt động tôn giáo” [107, tr.22].
Tuy nhiên, cần thấy rằng, đối tượng điều chỉnh của luật pháp về tôn giáo, không chỉ là hoạt động của các tôn giáo mà còn bao gồm cả công tác tôn giáo, trực tiếp là công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Trong quan hệ với tôn giáo, các nhà nước thường căn cứ trên hai chuẩn mực
làm cơ sở cho việc xây dựng luật pháp về tôn giáo: thứ nhất là bảo vệ quyền tự do tôn giáo - cá nhân; thứ hai là điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức
tôn giáo Theo đó, nội dung của luật pháp về tôn giáo chia thành hai nhóm quyphạm có mối quan hệ hữu cơ: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tôngiáo của các cá nhân với tư cách là quyền cơ bản của con người và các quy phạmpháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tổ chức tôn giáo Từ những quan
niệm trên đây, chúng tôi cho rằng, luật pháp về tôn giáo, được hiểu là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung điều chỉnh các hành vi xã hội liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
(4) Nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà
ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của mọi
tổ chức, của mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quyphạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập Nhànước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng các giá trị của con người và đảm bảo chocông dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tuỳ tiện của cơ quan nhà nước bằngviệc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của pháp luật cũng như cáchoạt động của bộ máy nhà nước Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân
Trang 28chỉ thực hiện những cái do pháp luật đã quy định Trong hệ thống pháp luật thìHiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo cácquyền công dân.
(5) Chính sách tôn giáo: Chính sách tôn giáo là thuật ngữ để chỉ thá
được thể hiện ở chủ trương, đường lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhànước đối với công tác tôn giáo và hoạt động tôn giáo
(6) Quản lý nhà nước về tôn giáo:
Nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác độngđiều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổchức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể củachủ thể quản lý
Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luậtcủa các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp)
để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức,
cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật
(7) Pháp nhân: Việt Nam nhìn nhận pháp nhân từ góc độ kinh tế Luật Dân
sự không nói đến tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo Pháp nhân là tổ chức có
tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội Tổ chức đáp ứng
04 điều kiện theo Điều 94 Bộ luật Dân sự, được coi là pháp nhân: Thành lập mộtcách hợp pháp; có tài sản riêng; tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình;nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật Từ góc độ luật học, phápnhân là định nghĩa về một thực thể mang tính hội đoàn, có địa vị pháp lý của mộtchủ thể độc lập
Điều kiện (hiện hành) công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáođược quy định tại Điều 16 - Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 7 - Nghị định số
22 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo
Trang 29(8) Công ước quốc tế: Công ước quốc tế là văn bản ghi những việc cần tuân
theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do mộtnhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sựthống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên
(9) Thể chế thế tục: Từ góc độ tôn giáo học, thể chế thế tục là nguyên tắc xác
định một nhà nước, trong đó chính trị và hành chính được thực hiện bởi các quyềnlực thế tục, không có sự tham gia hay can thiệp của các quyền lực của tổ chức tôngiáo và không can dự trong các công việc tôn giáo; tính cách phi tôn giáo của nhànước gắn với tính trung lập về phương diện tôn giáo của nó, của sự phân ly giữagiáo hội và nhà nước
(10) Vô thần: Các quan điểm và niềm tin vào thế giới tự nhiên trong lĩnh vực
tư duy của con người gắn kết với niềm tin và các nguyên tắc của lương tâm mà qua
đó các cá nhân xác lập cách sống của họ không phụ thuộc vào thần thánh
Trên đây là một số khái niệm và thuật ngữ chủ yếu liên quan đến tôn giáo vàluật pháp về tôn giáo mà chúng tôi sử dụng trong luận án
Trang 30Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ĐỂ HÌNH THÀNH LUẬT PHÁP VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
2.1 Một số vấn đề lý luận về tôn giáo và luật pháp về tôn giáo
2.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo
2.1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo
Trong tiến trình nghiên cứu và hoạt động, các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin không coi tôn giáo là đối tượng nghiên cứu chính, nhưng các ông bànđến tôn giáo bởi phải giải quyết sự phản bác từ phía Giáo hội Kitô giáo, cả vềphương diện học thuyết và hiện thực Cả C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đềukhông có điều kiện, thời gian dành cho những công trình nghiên cứu đầy đủ, hoànthiện về tôn giáo Quan điểm về tôn giáo của các ông được kiến giải trong nhiều tácphẩm Tác giả luận án tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, vềtôn giáo nói riêng, qua các bản dịch và các công trình của các nhà nghiên cứu đitrước, và cũng thấy rằng, có những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin liên quanđến tôn giáo, ở thời của các ông chưa đặt ra hoặc đến nay đã bị lịch sử vượt qua,cần có sự đánh giá toàn diện và sâu sắc hơn
Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu, C.Mác cũng có luận điểm nổi tiếng, cho đến nay, vẫn còn gây tranh cãi, đó
là: “Sự nghèo nàn của tôn giáo, vừa là sự biểu hiện của khốn cùng hiện thực, vừa là
sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn của hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dàicủa chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như
nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện củanhân dân” [17, tr.570] Lênin coi “câu nói đó của Mác là hòn đá tảng của toàn bộquan điểm của Mác về vấn đề tôn giáo” [70, tr.511] Từ góc độ học thuật, nhiều
Trang 31nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, “Kết luận của Mác là không đúng, vì trong lịch
sử, tôn giáo chưa bao giờ là thuốc phiện mà chỉ là chất men kích thích con người
hành động tích cực” [71, tr.3-15] Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ có hình thức tôn
giáo thoái hóa nào đó mới là thuốc phiện, chứ không phải mọi tôn giáo nói chung
[71, tr.3-15] Những người theo quan điểm thứ ba tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử,
nguồn gốc ra đời luận điểm “… Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” mà C Mác
đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ rưỡi và cho rằng, trong hoàn cảnh lịch sử ấy câunói của Mác không có hàm ý phê phán tôn giáo Tôn giáo là thuốc phiện “của”
nhân dân, chứ không phải “với” nhân dân Quan điểm thứ tư cho rằng, chừng nào
còn tồn tại thì tôn giáo vẫn là thứ thuốc độc hại làm tha hóa con người Loại
quan điểm thứ năm cho rằng, xét theo quan điểm chính trị, tích cực hay tiêu cực,
không phải bản thân tôn giáo, mà là người sử dụng nó vào mục đích gì?
Những điều nêu trên cho thấy, cùng một vấn đề nhưng theo lăng kính của mỗinhóm chủ thể, nội dung được suy diễn khác nhau Theo chúng tôi, nhận thức và vậndụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo cần có quan điểm lịch
sử - cụ thể, bởi dù là vĩ nhân cũng không thoát khỏi những hạn chế của thời đại Xãhội luôn luôn vận động và phát triển, tôn giáo cũng vậy Khi viết: “Tôn giáo làthuốc phiện của nhân dân” C.Mác không coi tôn giáo là thứ xấu xa, làm hại conngười Ông chỉ phê phán chế độ xã hội ở thời đại đó là không hợp lý, đã làm chonhân dân sống không hạnh phúc, vì thế, đã tìm đến sự an ủi ở tôn giáo để xoa dịunỗi khổ đau Thời đại mới, dù kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của xã hội pháttriển đến đâu thì trước tự nhiên, trước dòng đời đầy những trắc trở, bất an, conngười hữu hạn vẫn cảm thấy nhỏ bé, mong manh Vì thế, tôn giáo vẫn là chỗ dựatinh thần quan trọng của mỗi cá nhân, của cộng đồng Tuy nhiên, trong một thờigian dài, chúng ta từng trích dẫn, suy diễn quá xa và vận dụng những luận điểm đótheo những hướng chủ quan, dẫn đến những ứng xử không thích hợp với các tôngiáo và vai trò của tôn giáo
Về phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo và quyền tự do tôn giáo, trong cácluận bàn của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin ít nói đến chínhsách, luật pháp về tôn giáo Các ông, chủ yếu, đưa ra những gợi mở về phương
Trang 32pháp tiếp cận tôn giáo: “Chúng ta không biến những vấn đề thế tục thành thần học.Chúng ta biến những vấn đề thần học thành vấn đề thế tục” [17, tr.533], “con ngườisáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [17, tr.569] “Mỗingười đều phải được hoàn toàn tự do không những muốn theo tôn giáo nào thì theo
mà còn phải có quyền truyền bá bất kỳ tôn giáo nào hoặc thay đổi tôn giáo”[70,tr.212-213] Đây thực sự là phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội thực chứng vàquan niệm tiến bộ về quyền tự do tôn giáo Tuy nhiên, do quan điểm và những suyluận về tính tất yếu trong quy luật vận động của xã hội, các nhà mác-xít lại chorằng: tôn giáo sẽ tự tiêu vong bởi “con người không chỉ mưu sự, mà còn làm chothành sự nữa - thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phảnánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chấttôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó không còn gì để phản ánh nữa” [17, tr.439] Do
bị giới hạn bởi bối cảnh kinh tế xã hội và sự phát triển của khoa học thế kỷ XIX,các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chưa có điều kiện đi sâu luậnbàn về vấn đề này Chủ nghĩa Mác không đề cập đến tôn giáo thời kỳ xây dựngCNXH, càng không thể đề cập đến chủ trương, chính sách đối với tôn giáo ở cácquốc gia cụ thể Vì vậy, nếu chúng ta coi quan điểm của các ông ở một thời kỳ, mộtkhông gian, là duy nhất đúng, là nguyên tắc cho nhận thức và hành động, là kim chỉnam trong mọi bối cảnh để từ đó có những suy luận, phát triển quá xa so với nhữngluận điểm mà các ông đưa ra, có thể đã và sẽ dẫn đến tạo ra những biến thể nhậnthức và hành động vừa máy móc, giáo điều, sai lệch, kìm hãm sự phát triển tựnhiên của xã hội Đến nay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế
đã có những biến đổi mạnh mẽ, nhận thức của con người về tôn giáo và phươngthức ứng xử với các tôn giáo nói chung, ở bình diện quốc gia cũng như quốc tế đãtrở nên đa diện và cởi mở hơn, vì vậy việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trongviệc đề ra chính sách, luật pháp về tôn giáo cần có quan điểm lịch sử, gắn với thực
tế của đời sống tôn giáo và hội nhập với thế giới hơn nữa
2.1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Là người mác-xít, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng những nguyên tắc căn bảncủa chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam đồng thời có những
Trang 33sáng tạo, đóng góp mới mang tầm thời đại Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng,tôn giáo được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc điểm văn hóa Việt Nam - mộtquốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo - các tín ngưỡng, tôn giáo có lịch sử hình thành,phát triển và có đặc điểm riêng, với xu hướng hòa đồng, tồn tại đan xen, ảnh hưởnglẫn nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ là người đầu tiên coi tôn giáo là quyền con ngườichứ không chỉ là quyền công dân Một cá nhân có thể bị tước quyền công dân khi
vi phạm pháp luật ở những tội danh nhất định nhưng vẫn còn quyền con người.Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ Sắc lệnh 234/SL, nhưng phải cho đến naytinh thần này mới được tiếp thu đầy đủ trong Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 Điều 1Sắc lệnh 234 khẳng định: "Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờcúng, quyền theo hoặc không theo bất cứ tôn giáo nào" Tiến xa hơn, Điều 15 thừanhận, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi việc tự do tín ngưỡng, tự do thờcúng là một quyền lợi của nhân dân và luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thựchiện nó Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tự do tôn giáo không chỉ là một quyền cơ bảncủa con người mà cao hơn, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện quyền ấy, tạođiều kiện cho nó được thuận lợi Điều này thật không dễ, nhất là trong bối cảnhViệt Nam sau năm 1954
Trên thực tế, việc các thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo là không thể tránhkhỏi Tuy nhiên, các diễn biến phức tạp đó còn có những lý do khác Chẳng hạn,
sự yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở và đời sống của một bộ phận dân cư nhìnchung còn thấp, là một nguyên nhân trong những bất ổn tôn giáo - chính trị - xãhội Nhận rõ thực chất của vấn đề, ngay từ buổi đầu đất nước độc lập, Hồ ChíMinh một mặt chủ trương thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đấutranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo và mặt khác đẩy mạnh việc nâng caođời sống mọi mặt của người có đạo
Là người am tường văn hóa, lịch sử của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy,Việt Nam không chỉ là quốc gia đa tôn giáo mà tuyệt đại đa số tín đồ tôn giáo làngười lao động, yêu nước Nhờ hiểu biết này mà trong ứng xử thực tế với tôn giáo,với người có đạo, Hồ Chí Minh đã làm giảm thiểu những bất đồng về mặt thế giới
Trang 34quan Điều này, nếu không được ứng xử tốt sẽ tạo nguy cơ đưa các tôn giáo đếnchỗ xung đột, làm cho sự khác biệt về thế giới quan giữa tôn giáo với cách mạngthêm sâu sắc Vì lẽ đó, Người tôn trọng mọi niềm tin chân chính và hướng mọi nỗlực của mọi người Việt Nam vào mục tiêu chung là độc lập dân tộc, tự do hạnhphúc cho đồng bào Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm ra sự đồng nhất của tôn giáovới CNCS thể hiện một tầm nhìn, một tấm lòng thực sự cầu thị, trân trọng đối vớitôn giáo.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết tôn giáo,hòa hợp dân tộc; vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời có nhữngbước tiến mới, tạo được mối quan hệ tốt với các chức sắc tôn giáo và đi vào lòngcác tín đồ tôn giáo, giải quyết đúng đắn vấn đề tín ngưỡng tôn giáo của đất nước,phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cáchmạng Việt Nam là điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Trong tiến trình cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là cơ sở đểĐảng và Nhà nước Việt Nam xây dựng và điều chỉnh chính sách pháp luật, mặc
dù, không phải lúc nào các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp cũng nhận thức,vận dụng, thực thi đúng đắn, triệt để và đồng bộ tư tưởng ấy
2.1.2 Nhà nước pháp quyền từ góc nhìn tôn giáo
Nhà nước pháp quyền là một học thuyết chính trị pháp lý và triết học xuấthiện ở Tây Âu vào thế kỷ XVII, XVIII Khi nói đến nhà nước pháp quyền là nóiđến một phương thức dân chủ trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân là chủ thể của quyền lực đó; vai tròcủa pháp luật trong việc đảm bảo thực hiện các thiết chế dân chủ; vai trò tối thượngcủa Hiến pháp và các đạo luật trong hệ thống pháp luật
Theo nhận thức phổ biến trong xã hội ta hiện nay, nhà nước pháp quyền lànhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chínhhoặc ý chí chính trị Cách hiểu đó không sai, song pháp quyền thực sự là một ýniệm có ý nghĩa tốt đẹp và tầm vóc vĩ đại hơn thế Tác giả Nguyễn Đăng Dung chorằng: “Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội trên
cơ sở các quyền Các quyền này được phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền
Trang 35không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của người dân được bảo vệ” [29, tr.31].Cho đến nay chúng ta chưa có một định nghĩa thống nhất về nhà nước pháp quyềnnhưng điểm cốt lõi nhất, bao trùm nhất, đó là nhà nước pháp quyền là nhà nước bịhạn chế quyền lực và công cụ để điều tiết chính là các văn bản quy phạm pháp luật,đứng đầu là Hiến pháp.
Quan điểm về nhà nước pháp quyền vận dụng ở Việt Nam hiện nay, đượcĐảng xác định xây dựng trên những nguyên tắc chung của một nhà nước phápquyền đồng thời có thêm những tính cách đặc thù của CNXH
Như thế, những giá trị chung của nhà nước pháp quyền được Đảng côngnhận Tuy nhiên, việc tiến lên CNXH là định hướng chính trị của tương lai Xã hộiXHCN là mô hình xã hội vẫn đang được Đảng, Nhà nước chỉ đạo nghiên cứu Thực
tế, Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH Trongphần phát biểu thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội về Lời nói đầu của Dựthảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có ý kiến thẳngthắn, nghiêm túc và thận trọng khi cho rằng: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, xâydựng CNXH còn lâu dài lắm Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn
thiện ở Việt Nam hay chưa” [158] Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu muốn tìm hiểu việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam gắn với những nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn hiện nay nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách, luật pháp về tôn
giáo Do vậy, chúng tôi không đi sâu vào việc nghiên cứu về nhà nước pháp quyềntrong tương lai, nhà nước pháp quyền XHCN gắn với vấn đề tôn giáo, vì đây là mộtnhiệm vụ lớn, vượt quá phạm vi nghiên cứu của luận án
Tác giả luận án nhất trí với ý kiến cần “nhìn nhận mô hình nhà nước phápquyền như một di sản văn hóa chung của nhân loại,… Mặc dù việc xây dựng nhànước pháp quyền ở từng quốc gia không thể không bị chi phối bởi các vấn đề liênquan đến bản chất giai cấp, chế độ chính trị cũng như sự tác động của các nguyênnhân khách quan khác, song không nên phân chia thành sự đối lập tuyệt đối của haikhái niệm: Nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền tư sản, bởi nhưvậy sẽ làm mất đi giá trị khách quan của học thuyết” [2, tr.35]
Trang 36Nhà nước pháp quyền trở thành một giá trị văn minh của nhân loại mà mọiquốc gia muốn được coi là văn minh, dân chủ đều phải hướng tới không phân biệtchế độ chính trị Ngoài các giá trị phổ biến, nhà nước pháp quyền còn bao hàm cácgiá trị đặc thù Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu
tố Các yếu tố này, về thực chất, là hết sức đa dạng, phong phú và rất phức tạp,được xác định bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, tâm lý xã hội và môitrường địa lý của mỗi quốc gia dân tộc Chúng không chỉ tạo ra cái đặc sắc, tínhriêng biệt của mỗi dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển, màcòn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước phápquyền “Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thứcluận quan trọng Với ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mangtính phổ biến, vừa mang tính đặc thù; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá
Trang 37Vấn đề tiếp theo đặt ra là, trong nhà nước pháp quyền, tôn giáo có vị trí, vaitrò như thế nào? Có thể phân loại mô hình nhà nước từ góc nhìn tôn giáo?
Trang 38Cùng có lợi là phương thức ứng xử văn minh mà thế giới đang hướngtới Trong các chính sách của mình, nhà nước tôn trọng các giá trị đạo đức, vănhóa của tôn giáo nhưng không lấy nguyên tắc đạo đức hay niềm tin hay lực lượngcủa bất kỳ tôn giáo nào làm tư tưởng, công cụ quản lý, điều hành xã hội mà phảiquản lý xã hội bằng pháp luật.
Tại Diễn đàn Đối thoại Việt- Mỹ về tự do tôn giáo tại Washington DC ngày19/6/2013, Đỗ Quang Hưng khẳng định: Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sẽ rấtkhó có thể giải quyết những khúc mắc trong quan hệ giữa tôn giáo, xã hội dân sự vànhà nước nếu thiếu vắng vai trò của một nhà nước pháp quyền về tôn giáo Tác giảluận án nhất trí với luận điểm trên về vai trò của nhà nước pháp quyền, trong tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội Song để tránh những hiểu lầm, luận án này không
sử dụng mệnh đề nhà nước pháp quyền về tôn giáo.
Từ góc nhìn tôn giáo, nhà nước pháp quyền, trong mối quan hệ với giáo hội
có thể được tiếp cận từ mô thức nhà nước thế tục Trong bài viết về nhà nước thếtục, Đỗ Quang Hưng cũng đề cập tới những giá trị phổ quát về mô hình nhà nướcthế tục, đồng thời cho rằng, trên thực tế việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước
và các tổ chức tôn giáo thì con đường xây dựng một mô hình nhà nước thế tục thíchhợp với Việt Nam đã bắt đầu từ giữa thế kỷ XX Với 3 nguyên tắc: sự “phân ly”giữa quyền lực chính trị của nhà nước với tôn giáo; sự tôn trọng tự do ý thức và tôngiáo; sự bình đẳng giữa các tôn giáo Tác giả bài viết cho rằng, ở châu Âu có 4 môhình “nhà nước thế tục” [64, tr.5- 7]:
(1) Mô hình quốc giáo, mô hình mà nhà nước thế tục vẫn dựa vào một tôn
giáo chủ lưu nhưng vẫn tôn trọng các tôn giáo còn lại như Bắc Âu với Tin Lành; Ý,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với Công giáo, (2) Mô hình tôn giáo dân sự cho
những nước thực hiện hòa nhập các giá trị tôn giáo vào xã hội dân sự, tiêu biểu như
nước Mỹ (3) Mô hình đa nguyên tôn giáo, dành nhiều sự ưu tiên cho sự đa dạng
của các tôn giáo cùng có vị trí pháp lý với sự mở rộng ngày càng lớn cho các tôn
giáo, như các nước Đức, Bỉ, Hà Lan,… (4) Mô hình thể chế thế tục trung lập, dành
cho những nước thực hiện nguyên lý thế tục triệt để, nghĩa là nhà nước không công
Trang 39nhận bất cứ một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng và thực thi nguyên lý thếtục trước nhà nước, tiêu biểu như nước Pháp.
Đỗ Quang Hưng cũng cho rằng, ở Việt Nam, trong 4 mô hình nói trên, từphương diện tôn giáo cũng như phương diện quan hệ nhà nước với các tổ chức giáohội ở nước ta trong lịch sử cũng như hiện tại, các mô hình thứ nhất, thứ hai và thứ
tư đều không thích hợp Chỉ có mô hình thứ ba, mô hình ưu tiên cho sự đa dạng tôngiáo là thích hợp đối với Việt Nam
Mặc dù vấn đề lựa chọn mô hình nhà nước sẽ dẫn đến các mối quan hệ cụ thểgiữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo, song dù là nhà nước thế tục theo mô hìnhnào thì đặc trưng cơ bản của nó vẫn là một nhà nước pháp quyền với vai trò thượngtôn pháp luật, trong điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa mối quan hệgiữa cá nhân, tổ chức với nhà nước và giữa các tổ chức xã hội với nhau Nhà nướcpháp quyền không chỉ điều chỉnh, quản lý xã hội bằng pháp luật mà còn nhấn mạnhđến việc trao quyền cho công dân, cá nhân, các nhóm xã hội và đồng thời khẳngđịnh trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia thực hiện quyền cũng như đốitượng thụ hưởng quyền
Trong xã hội hiện đại, con người sống và làm việc, trước hết phải theo phápluật, nhưng pháp luật không phải là duy nhất, là tất cả Mặt khác, nếu có pháp luậtnhưng pháp luật không vị con người, không hợp với dòng chảy của cuộc sống thìpháp luật ấy trở thành công cụ đàn áp xã hội, làm suy thoái tầng lớp cầm quyền.Như thế, pháp luật trong nhà nước pháp quyền, bản thân nó đã phải chứa đựngnhững yếu tố của đạo đức
Nhà nước phải quản lý xã hội nói chung và quản lý các hoạt động tôn giáonói riêng một cách minh bạch, bằng luật pháp Luật pháp là một trong các công cụhữu hiệu mà nhà nước pháp quyền có thể sử dụng để quản lý xã hội Điều đó cónghĩa, việc xây dựng một nhà nước pháp quyền là con đường tốt nhất để giảiquyết ổn thỏa vấn đề tôn giáo Do vậy, nhu cầu xây dựng một nhà nước phápquyền là đòi hỏi, là yêu cầu lớn và trực tiếp của đời sống tôn giáo Việt Namđương đại Trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyền, tôn giáo vừa bình đẳngvới các lĩnh vực khác song lại vừa có tính đặc thù bởi sự nhạy cảm, phức tạp, đa
Trang 40dạng của đời sống tâm linh Vì vậy nguyên tắc, phương pháp quản lý cũng nhưviệc xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này, thay vì đề cao mệnh lệnh, hành chính,kiểm soát cũng cần sự linh hoạt, mềm mỏng và tinh tế.
Với những trình bày trên đây, chúng tôi cho rằng, câu hỏi: vì sao ngày naylại cần có luật pháp về tôn giáo? nó cần cho mục đích gì? đã được trả lời phần nào.Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở tiết 3 và các chương tiếp theo
2.2 Khái quát về đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay
2.2.1 Tình hình và đặc điểm của đời sống tôn giáo ở Việt Nam
Tôn giáo là thực thể đặc biệt, tồn tại và gắn liền với mọi thời gian, khônggian của xã hội loài người, là một thành tố xã hội, văn hoá, đạo đức mang tính cộngđồng Trang web nổi tiếng về tôn giáo adherents.com của Mỹ công bố số liệu:Những năm đầu thế kỷ XXI, 33% dân số của hành tinh là những Kitô giáo, 21% -Hồi giáo, 14% người Ấn giáo, 6% Phật giáo,… Trang này cũng liệt kê hơn 20 tôngiáo, trong đó có những tôn giáo lớn, tôn giáo truyền thống và xếp thứ tự theo môhình dưới đây:
Bảng 2.1: Sơ đồ các tôn giáo lớn trên thế giới, xếp loại theo số lượng tín đồ
Tuy “sự phân chia tôn giáo và thống kê tôn giáo như trên phản ánh cách nhìncủa phương Tây đối với hiện thực tôn giáo” [112, tr.20], song điều đó cũng đã phảnánh một hiện thực: trong thời đại ngày nay, tôn giáo là một sức mạnh, là nguồn lựcvới không ít sự phức tạp Với các quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, việc xác định xu