1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử, những thận lợi và khó khăn khi thực hiện nguyên tắc này.doc

11 3,8K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Phân tích nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử, những thận lợi và khó khăn khi thực hiện nguyên tắc này

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

* GIỚI THIỆU CHUNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA WTO……… Trang 1

1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO……… Trang 2 1.1 Cơ cấu tổ chức……….Trang 2 1.2 Trụ sở WTO………Trang 2 -3

2 CHỨC NĂNG CỦA WTO………Trang 3

3 CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA WTO……… Trang 4 3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử: ………Trang4 3.2 Nguyên tắc thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia: ………Trang 4 3.3 Nguyên tắc minh bạch hoá: ………Trang 4

4 HỆ THỐNG VĂN KIỆN PHÁP LÝ CỦA WTO………Trang 4 -5

5 ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO………Trang 5

5.1 Giai đoạn làm rõ chính sách………Trang 5 5.2 Giai đoạn đàm phán Trang 5 5.3 Giai đoạn hoàn tất văn kiện gia nhập Trang 6 5.4 Giai đoạn phê chuẩn Trang 6

CHƯƠNG II: NỘI DUNG THẢO LUẬN

2.1NGUYÊN TẮC TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI……….Trang 6

2.2NGUYÊN TẮC THƯƠNG MẠI KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ……… Trang 6

2.2.1 Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN):………Trang 7 2.2.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)………Trang 8-9

CHƯƠNG III: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.1 Những thuận lợi trang 9

3.2 Những khó khăn trang 9-10

KẾT LUẬN ……… 11

Trang 2

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

* GIỚI THIỆU CHUNG & SỰ RA ĐỜI CỦA WTO

Ngày 07 tháng 11 năm 2006, sau gần 12 năm đàm phán tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO Đây là một thành công to lớn, là sự kiện trọng đại của lịch sử thương mại và ngoại giao của Việt Nam, là một cột mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế Nhằm góp phần tìm hiểu về Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt về cơ cấu tổ chức, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO

WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm

1995, hiện có 150 Thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150) Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), được 23 quốc gia ký kết vào năm 1947 nhằm tăng cường giao lưu thương mại giữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ

ở mỗi nước thành viên Trong lịch sử gần 50 năm của mình, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán đa phương về thương mại Vòng thứ 8 diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994 tại Marrakesh thủ đô của Marocco (còn gọi là Vòng đàm phán Uruguay và Hiệp định thành lập WTO còn gọi là Hiệp định Marrakesh) nội dung là cải tổ GATT để lập ra một định chế thương mại toàn cầu mới có tên là Tổ chức Thương mại thế giới, viết tắt là WTO

1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO

1.1 Cơ cấu tổ chức

WTO là một tổ chức hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan có thẩm quyền như:

- Hội nghị Bộ trưởng

- Đại Hội đồng

- Các Ủy ban chức năng và Cơ quan giải quyết tranh chấp Các Ủy ban chức năng thông thường gồm các đại sứ và trưởng phái đoàn ở Geneva nhưng đôi khi các viên chức cũng được gửi tới từ thủ đô của các quốc gia thành viên; Ủy ban Chức năng họp vài lần một năm ở Hội sở

Trang 3

của WTO tại Geneva (Thụy Sĩ ) là cơ quan lo về xem xét chính sách Ủy ban Giải quyết tranh chấp cũng họp với lịch trình tương tự

- Các Ban hàng hóa, Ban dịch vụ và Ban sở hữu trí tuệ Các ban này báo cáo công tác cho các Ủy ban chức năng Ngoài ra còn có một số lượng các tiểu ban đặc biệt, nhóm công tác và các thành viên xử lý các hiệp ước ký riêng giữa các thành viên cá thể và các khu vực khác nhau như môi trường, phát triển, xử lý đơn gia nhập và các hiệp ước thương mại khu vực

- Cơ quan đảm nhiệm chức năng hành chính – thư ký là Ban Thư ký với hơn 600 nhân viên, đứng đầu là Tổng thư ký

1.2 Trụ sở WTO

Trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sỹ Các Thành viên tham gia vào hoạt động của WTO thông qua phái đoàn đại diện Các quyết định quan trọng nhất của WTO được thông qua tại Hội nghị

Bộ trưởng (họp ít nhất 2 năm một lần) hoặc tại các cuộc họp của Đại hội đồng (cấp đại sứ, họp thường xuyên tại Giơ-ne-vơ) Mỗi thành viên WTO có một phiếu biểu quyết, không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế hay mức niên liễm đóng góp Các thỏa thuận của WTO phải được phê chuẩn ở tất cả nghị viện (Quốc hội) của các quốc gia thành viên

2 CHỨC NĂNG CỦA WTO

WTO có những chức năng cơ bản sau đây:

- Quản lý, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các hiệp định của WTO

WTO có cả một hệ thống hiệp định đa phương (bắt buộc) và hiệp định nhiều bên (không bắt buộc) điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các biện pháp về đầu tư liên quan đến thương mại và các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

- Thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua các cuộc đàm phán đa phương về tự do hoá thương mại

Năm 2001, vòng đàm phán đầu tiên của WTO được phát động với tên gọi là Nghị trình Phát triển Đô-ha, hay Vòng Đô-ha Vòng đàm phán này cho tới nay vẫn chưa kết thúc

- Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các Thành viên theo các quy tắc, trình tự, thủ tục do WTO quy định

Bảo đảm tuân thủ các luật lệ của WTO cũng như sự bình đẳng giữa các thành viên

Trang 4

- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

3 CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA WTO

3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử:

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ

quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và

doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước

WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhưng phải theo đúng quy định của WTO

3.2 Nguyên tắc thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia:

Bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vi gây lệch lạc thương mại như trợ cấp, phá giá v.v

3.3 Nguyên tắc minh bạch hoá:

Bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải được

công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Đồng thời, phải dành cơ hội thoả đáng cho các bên có liên quan được góp ý trong quá

trình lập quy Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các Thành viên nỗ lực ràng buộc mức

trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh

4 HỆ THỐNG VĂN KIỆN PHÁP LÝ CỦA WTO

4.1 Hiệp định thành lập WTO, thường gọi tắt là Hiệp định WTO hay Hiệp định Marrakesh;

4.2 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), chuyên điều chỉnh thương mại hàng hoá;

Trang 5

4.3 Các hiệp định phụ trợ cho GATT (Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Hiệp định về xác định trị giá hải quan v v.);

4.4 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), chuyên điều chỉnh thương mại dịch vụ;

4.5 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs);

4.6 Thoả thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp;

4.7 Cơ chế rà soát chính sách thương mại;

4.8 Các hiệp định thương mại nhiều bên (Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng, Hiệp định về mua sắm chính phủ)

Các văn kiện từ 4.1 đến 4.7 được gọi là các văn kiện đa phương, mang tính bắt buộc, các thành viên phải cam kết tuân thủ theo nguyên tắc “chấp nhận trọn gói” Với các hiệp định nhiều bên không mang tính bắt buộc, các thành viên được khuyến khích tham gia trên cơ sở tự nguyện Tuy nhiên, các thành viên mới gia nhập từ năm 1995 đều phải tham gia các hiệp định này, ít nhất là cũng phải đàm phán và đưa ra cam kết nào đó

5 ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO

WTO yêu cầu các nước và vùng lãnh thổ xin gia nhập phải đàm phán với mọi thành viên

có quan tâm Đàm phán gia nhập WTO bao gồm 4 giai đoạn:

5.1 Giai đoạn làm rõ chính sách: kèm theo đơn xin gia nhập, nước xin gia nhập phải đệ

trình Bị vong lục mô tả hiện trạng chính sách thương mại Một Ban công tác sẽ được thành lập, bao gồm các thành viên quan tâm đàm phán với nước xin gia nhập Nước xin gia nhập có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản các câu hỏi của các thành viên Ban công tác để làm rõ chính sách kinh tế - thương mại Các câu hỏi và trả lời này sẽ là dữ liệu để Ban thư ký tổng hợp xây dựng Báo cáo của Ban công tác sau này

5.2 Giai đoạn đàm phán: Đàm phán đa phương là đàm phán với cả Ban công tác về việc

tuân thủ các hiệp định đa phương của WTO, theo đó, nước xin gia nhập phải đưa ra các cam kết về việc thực thi các hiệp định, lộ trình điều chỉnh pháp luật và hình thành các cơ chế, định chế cần thiết cho việc thực thi cam kết Đàm phán song phương là đàm phán về mở cửa thị

Trang 6

trường hàng hoá và dịch vụ với từng thành viên quan tâm, nhằm giải quyết các quyền lợi thương mại riêng Khi kết thúc đàm phán song phương, các thoả thuận riêng sẽ được tổng hợp lại theo nguyên tắc “chỉ lấy cam kết tốt nhất” và mọi thành viên WTO đều được hưởng các cam kết “tốt nhất” này theo nguyên tắc MFN

5.3 Giai đoạn hoàn tất văn kiện gia nhập: Trên cơ sở kết quả đàm phán đa phương và

song phương, Ban công tác sẽ tổng hợp và hoàn tất bộ văn kiện gia nhập, bao gồm các tài liệu

chính: Một là Báo cáo của Ban công tác; hai là Biểu cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá;

ba là Biểu cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ; bốn là dự thảo Nghị định thư gia nhập 5.4 Giai đoạn phê chuẩn: bộ văn kiện gia nhập sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng

hoặc Đại hội đồng thông qua Theo quy định của Hiệp định WTO, Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng sẽ thông qua văn kiện gia nhập khi có ít nhất là 2/3 số thành viên tán thành Tuy nhiên, trên thực tế, các nước chỉ có thể gia nhập khi không có bất cứ thành viên nào phản đối Sau khi bộ văn kiện được thông qua, nước xin gia nhập sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn trong nước 30 ngày sau khi Ban Thư ký WTO nhận được thông báo của nước xin gia nhập về việc

đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, nước đó mới chính thức trở thành thành viên của WTO (ngày 29/11/2006 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) của Việt Nam và ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thhức của WTO)

CHƯƠNG II: NỘI DUNG THẢO LUẬN

2.1 NGUYÊN TẮC TRONG TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI

Các Hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lí qui định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, qui định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa… Tuy nhiên, có một

số nguyên tắc đơn giản và cơ bản làm kim chỉ nam của tất cả các lĩnh vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên, đó là:

 Thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia)

 Nguyên tắc tự do hóa thương mại

 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Trang 7

 Nguyên tắc minh bạch

 Nguyên tắc khuyến khích phát triển và hội nhập quốc tế

2.3 NGUYÊN TẮC THƯƠNG MẠI KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ

Nguyên tắc không phân biệt đối xử: không một nước nào được có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình (nghĩa là phải dành cho họ một cách công bằng qui chế “đãi ngộ tối huệ quốc” hay còn gọi là qui chế MFN) cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và người nước mình với hàng hoá, dịch

vụ và người nước ngoài (nghĩa là phải giành cho họ qui chế “đãi ngộ quốc gia

Đây là nguyên tắc rất cơ bản của WTO là hòn đá trong hệ thống thương mại của WTO Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia

2.2.1 Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN):

"Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước (được) ưu đãi nhất", "nước (được) ưu tiên nhất"

 Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình

 Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác "ưu tiên nhất" Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên nhất" Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào

 Đối tượng áp dụng nguyên tắc MFN

 Trong WTO nguyên tắc này áp dụng đối với thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ

và sở hữu trí tuệ

 Nguyên tắc MFN thể hiện trong các hiệp định của WTO

Điều1: Hiệp định GATT quy định “ Các bên ký kết dành ngay lập tức và không điều kiện ưu

đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại phí nào mà bên ký kết đó áp dụng hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc việc chuyển nhượng quyền thanh toán quốc tế, hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quan và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các bên ký kết khác”

Điều 2: Hiệp định GATS quy định “ Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh

của hiệp định này, mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ mà người cung cấp dịch vụ của bất kỳ của thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi

Trang 8

hơn sự đãi ngộ mà các thành viên đó dành cho dịch vụ mà người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác”

Điều 3 của hiệp định TRIPS quy định “Đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ một

sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các thành viên khác”

 Các ưu đãi trong nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc bao gồm:

- Thuế và phí xuất nhập khẩu

- Mọi thủ tục và quy định lien quan đến xuất nhập khẩu

- Phương pháp xác định trị giá hải quan

- Quy tắc xuất xứ hàng hóa

- Các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa

- Các biện pháp tự vệ chống bán phá giá

 Một số trường hợp ngoại lệ khi áp dụng nguyên tắc này

- Một số nước có thể không áp dụng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc với thành viên mới Nếu tại thời điểm kết nạp thành viên mới nước đó tuyên bố không áp dụng và thông báo cho hội nghị bộ trưởng trước khi thông qua điều kiện gia nhập của thành viên mới

- Điều XXIV của GATT công nhận các nước thuộc một thỏa thuận khu vực có thế dành cho nhau ưu đãi lớn hơn so với ưu đãi dành cho các nước thành viên WTO nằm ngoài thỏa thuận khu vực đó

- Vì lý do an ninh

Trong việc áp dụng cá biện pháp vệ sinh có trường hợp tuân thủ theo nguyên tắc tối huệ quốc nhưng có trường hợp lại không cần tuân thủ theo nguyên tắc đó

2.2.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

"Ðãi ngộ quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa

 Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất

trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau

 Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào,

sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước

 Đối tượng áp dụng của nguyên tắc NT

 Là hàng hóa, dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ

Trang 9

 Nguyên tắc NT thể hiện trong các hiệp định của WTO

- Điều III của hiệp định GATT quy định “ các bên ký kết chỉ có thể áp dụng thuế trong nước và các chi phí khác cho hàng hóa nhập khẩu ở mức đọ họ áp dụng cho hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước Các luật, các quy định và các yêu cầu khác liên quan đến mua hàng, chào hàng, mua, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu phải không kém hơn các luật, quy định và yêu cầu áp dụng cho hàng hóa nội địa cùng loại Không bên ký kết nào được duy trì quy định và định lượng trong nước liên quan đến pha trộn, xử lý hoặc sử dụng các sản phẩm yêu cầu một số bộ phận được cung cấp từ các nguồn trong nước.”

- Điều thứ XVII của GATS quy định “ Trong các lĩnh vực được ghi danh trong danh mục cam kết và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuần được quy định trong danh mục đó, liên quan đến tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ mà thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ được thành viên đó dành cho dịch vụ, người cung cấp dịch vụ của chính mình.”

- Điều III: của TRIPS quy định” mỗi thành viên phải dành cho công dân của thành viên khác

sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử với các công dân của chính mình trong việc bảo hộ quyền hở hữu trí tuệ.”

 Các ưu đãi trong nguyên tắc NT bao gồm:

- Thuế, lệ phí nội địa

- Các quy định về mua bán, thanh toán, phân phối, lưu kho, quảng cáo, xúc tiến, vận chuyển, tiêu dùng

- Các quy định về quy tắc xuất xứ

- Các quy định về hàng rào kỹ thuật

- Các quy định về biện pháp vệ sinh dịch tễ

 Khó khăn của việc áp dụng nguyên tắc đài ngộ quốc gia Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia đã gây ra nhiều tranh chấp giữa các nước thành viên vì mục tiêu chính của nguyên tắc này là tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa nguồn cung cấp nước ngoài và nguồn cung cấp nội địa nhưng nước nào cũng muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa Bởi vậy nhiều quốc gia đã đặt ra cá tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm nhập khẩu cao hơn sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước hoặc áp dụng mức thuế tiêu thụ nội địa căn cứ vào tỷ lệ “nội địa hóa” hoặc việc bán điện và cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông cho các nhà cung cấp nước ngoài cao hơn các nhà cung cấp trong nước cũng vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

Trang 10

CHƯƠNG III: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.1 Những thuận lợi

Việt Nam sẽ được bình đẳng về thuế quan với thế giới,thuế đánh vào hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu ra các nước trên thế giới sẽ giảm Bên cạnh đó thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp điện tử của Việt Nam được mở rộng Môi trường kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và có nhiều cơ hội tiếp cận với các công nghệ và thiết bị mới

Nhờ xu hướng toàn cầu hoá, chuyên môn hoá của ngành công nghiệp điện tử thế giới, một số thương hiệu lớn đã chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam gia nhập mạng lưới sản xuất toàn cầu Ngoài ra hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử, sức cạnh tranh cũng như số lượng hàng hoá xuất khẩu tăng

Song song với với những thuận lợi là những khó khăn của Việt Nam khi thực hiện nguyên tắc này

3.2 Những khó khăn

Một trong những khó khăn lớn nhất đó là Việt Nam phải từng bước gỡ bỏ hàng rào thuế quan, có nghĩa là việc bảo hộ của nhà nước đối với các ngành sản xuất trong nước không còn nữa, trong đó có ngành công nghiệp điện tử Những quy định rõ ràng sẽ tác động tới các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa rõ luật, quy định, chưa kịp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, chưa vạch ra hướng đi cho mình

Các sản phẩm điện tử nguyên chiếc được nhập khẩu từ nước khác, cùng sự tham gia sản xuất của các hãng điện tử nổi tiếng ngay thị trường trong nước làm cho các doanh nghiệp Việt Nam đã yếu lại càng yếu hơn do không có khả năng cạnh tranh

Ngành công nghiệp phụ trợ đang rất yếu, là rào cản lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài định đầu tư vào Việt Nam.Trong thực tế thì chưa có những chính sách rõ ràng và thích hợp giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ Đó là một trong những lý do làm cho mục tiêu của chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá không đạt được như mong muốn Chúng ta mới chỉ chỉ quan tâm khuyến khích về cầu mà chưa quan tâm khuyến khích về cung

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w