1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.doc

24 3,6K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 158 KB

Nội dung

Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam

Trang 1

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ

Đề tài:

VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM

MSHV: 130908Lớp Cao học KTNN.K16

Trang 2

Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS Lê Khương Ninh

Tháng 10 năm 2009

Trang 3

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề:

Xăng dầu là nguồn năng lượng thiết yếu và rất quan trọng đối với mỗi quốcgia Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng không thể tái tạo Vì vậy, chúng ta phải sửdụng nguồn năng lượng này như thế nào để mang lại lợi nhuận tối đa trong kinhdoanh? Việc chuyển từ Nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu sang cho doanhnghiệp sẽ có tác động như thế nào đến nhà sản xuất và người tiêu dùng? Vấn đềđiều chỉnh giá do doanh nghiệp quyết định có sự quản lý của Nhà nước có vận hànhtheo đúng cơ chế không? Bên cạnh đó, kinh doanh như thế nào là đảm bảo hài hoàcác lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng? Để được hiểu rõ hơn

về những vấn đề đặt ra ở trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho môn học kinh tế vi

(3) Đề xuất giải pháp trong việc điều chỉnh giá xăng dầu

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu (1) sử dụng hệ số co giãn để xác định thị trường cạnh tranh độcquyền

Trang 4

Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS Lê Khương Ninh

Mục tiêu (2) sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nói lên sự độc quyềncủa ngành kinh doanh xăng dầu

Mục tiêu (3) sử dụng phương pháp phân tích để tổng kết và đề xuất giảipháp

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề độc quyền của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trongnước và sự tác động này đến nhà sản xuất và người tiêu dùng qua việc tăng giá củadoanh nghiệp

Trang 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Mô hình độc quyền

Đối lập với thị trường canh tranh hoàn hảo là thị trường độc quyền Thịtrường độc quyền đối với một loại hàng hóa nào đó là thị trường mà trong đó chỉ cómột nhà cung ứng hàng hóa đó Nhà cung ứng duy nhất này được gọi là nhà độcquyền Do là người duy nhất cung ứng hàng hóa ra thị trường nên đường cung củanhà độc quyền chính là đường cung của ngành và đường cầu của thị trường chính

là đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền

Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ hai điều kiện sau:

- Đối thủ cạnh trạnh không thể gia nhập ngành: Do doanh nghiệp độc quyềnhoàn toàn không có đối thủ cạnh trạnh nên có thể ấn định sản lượng hay giá bán tùy

ý mà không lo ngại thu hút những doanh nghiệp khác gia nhập ngành vì sự gianhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ khó khăn vì các rào cản, chi phí sản xuất

- Không có những sản phẩm thay thế tương tự Nếu không có sản phẩm thaythế thì nhà độc quyền không lo ngại về tác động của chính sách giá của mình đếnphản ứng của các doanh nghiệp khác

2.2 Xu hướng dẫn đến độc quyền

2.2.1 Chi phí sản xuất

Nhà độc quyền xuất hiện trong những trường hợp ngành có tính kinh tế nhờquy mô Đối với những ngành này, chi phí trung bình dài hạn (LAC) giảm dần khisản lượng tăng lên Do đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn thường là nhữngdoanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp hơn và có thể loại bỏ các doanh nghiệp khácbằng cách giảm giá bán sản phẩm mà vẫn có thể thu được lợi nhuận

Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanhnghiệp khác sẽ rất khó khăn; vì những doanh nghiệp mới sản xuất ở mức sản lượngthấp, như vậy phải chịu chi phí cao Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độcquyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá bán sản phẩm Sự độc quyền hình

Trang 6

Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS Lê Khương Ninh

thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tựnhiên

2.2.2 Độc quyền từ nguyên nhân pháp lý

Độc quyền có thể được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý, Pháp luật có thể tạo rađộc quyền thông qua hai hình thức phổ biến sau:

- Bảo hộ bằng phát minh, sáng chế

- Bảo hộ những ngành quan trọng đối với an ninh quốc gia, bằng Pháp luật

và chính sách về giá

2.2.3 Độc quyền từ xu hướng sáp nhập của các công ty lớn

Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn Xuthế này diễn ra do những nguyên nhân sau:

- Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng Việc sáp nhập của các công ty sẽ mởrộng được thị trường cho từng công ty thành viên, giúp cho các công ty gia tăng thịphần và đi đến chiếm lĩnh thị trường, nhằm tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô

Do đó, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâu tómthị trường và hình thành vị thế độc quyền

- Giảm chi phí sản xuất – kinh doanh

2.3 Yếu tố xác định loại hàng hóa

Hệ số co giãn: Lượng hóa sự thay đổi của số cung và số cầu theo sự thay đổicủa giá hàng hóa

- Công thức:

eQD,P = [ΔQΔQQD/QD(%)]/[ΔQΔQP/P(%)] = (ΔQQD/ΔQP)x(P/QD) = (dQD/dP)x(P/Q)

= f’(P)x(P/QD) = f’(P)x(P/f(P)’) với QD = f(P)

- Ý nghĩa: Số phần trăm thay đổi của cầu do 1% thay đổi của giá.

+ Nếu eQD,P < -1 là cầu co giãn nhiều, vì số phần trăm thay đổi của cầu lớnhơn số phần trăm thay đổi của giá

+ Nếu eQD,P = - 1 là cầu co giãn đơn vị Khi đó, số phần trăm thay đổi củalượng cầu bằng đúng với tỷ lệ thay đổi của giá

Trang 7

+ Nếu eQD,P > - 1 là số cầu co giãn ít Khi đó, số phần trăm thay đổi của lượngcầu nhỏ hơn số phần trăm thay đổi của tăng giá.

Hình 1: Hệ số co giãn điểm

Các yếu tố ảnh hưởng đến e

- Khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ: độc quyền;

- Mức độ thiết yếu của hàng hóa, dịch vụ: thiết yếu và xa xỉ;

- Mức chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ trong tổng chi tiêu;

- Hệ số co giãn điểm;

- Độ dài thời gian

2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền

Đường cầu của một công ty độc quyền là đường cầu thị trường (do công ty làduy nhất trên thị trường) Do đường cầu thị trường là đường cong có độ dốc xuốngdưới, doanh thu cận biên sẽ ít hơn giá của hàng hoá Như đã lưu ý trước đó, doanhthu cận biên là: dương khi cầu co giãn, bằng 0 khi cầu là đơn vị co giãn, và âm khicầu không co giãn

Như chúng ta đã biết, bất kỳ công ty nào tối đa hoá lợi nhuận bằng việc sảnxuất tại mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (chừngnào P > AC) Với công ty độc quyền được mô tả trong biểu đồ trên đây, MR = MC

P

-a/b Vùng co giản

PA A: Điểm co giản đơn vị

Vùng không co giản

0 Q

QA a

Trang 8

Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS Lê Khương Ninh

tại mức sản lượng Q0 Giá do công ty tính là P0 (giá mà công ty có thể tính tại mỗimức sản lượng với đường cầu cho trước) Do giá P0 vượt quá tổng chi phí trungbình (AC0) tại mức sản lượng này, công ty sẽ thu được lợi nhuận Mặc dù vậy, lợinhuận độc quyền này khác với lợi nhuận mà các công ty cạnh tranh hoàn hảo nhậnđược do những lợi nhuận độc quyền này sẽ được duy trì về dài hạn (do các rào cảnvới việc gia nhập là đặc trưng của một thị trường độc quyền)

Hình 2: Nguyên tắc đối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền

Tất nhiên, một công ty độc quyền cũng có thể chịu lỗ Biểu đồ dưới đâyminh hoạ cho khả năng này Trong biểu đồ này, mức lỗ mà công ty chịu chính làdiện tích hình chữ nhật p0BAAC0 Mặc dù do giá lớn hơn AVC, công ty tiếp tụchoạt động trong ngắn hạn, nhưng sẽ rời bỏ thị trường về dài hạn Lưu ý là sở hữuđộc quyền không đảm bảo việc duy trì lợi nhuận kinh tế Hoàn toàn có khả năng ítngười muốn có độc quyền trong việc sản xuất một hàng hoá nào đó…

P

MC AC

p0 B

AC0 A

D

MR

q0 Q

P MC AC

p0 B

AC0 A

D

MR

q0 Q

Trang 9

Hình 3: Biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền

Những ai không nghiên cứu kinh tế thường tin một nhà độc quyền có khảnăng chọn bất kỳ mức giá nào mà họ muốn và có thể luôn nhận được lợi nhuận caohơn bằng việc tăng giá Dù vậy, như trong tất cả các cơ cấu thị trường khác, nhàđộc quyền bị kiềm chế bởi mức cầu sản phẩm của họ Nếu một công ty độc quyềnmuốn tối đa hóa lợi nhuận, công ty phải lựa chọn mức sản lượng mà tại đóMR=MC Điều này quyết định mức giá duy nhất được tính trong ngành kinhdoanh Một sự tăng giá lớn hơn mức giá này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty

2.5 Chính sách phân biệt giá

Chính sách phân biệt giá hoàn toàn: là chính sách mà nhà độc quyền ấn

định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả

Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường: Các công ty hoạt động

trong các thị trường không phải thị trường cạnh tranh hoàn hảo có thể tăng mức lợinhuận bằng việc phân biệt giá cả dựa vào hệ số co giản của cầu, một thực tế trong

đó mức giá cao hơn được tính với những khách hàng có cầu không co giãn nhất vớisản phẩm Điều kiện cần thiết cho việc phân biệt giá cả gồm:

Công ty không thể là người làm giá,

Công ty phải có thể phân loại khách hàng theo độ co giãn của cầu của họ,Việc bán lại sản phẩm phải là việc không khả thi

Mức giá đó gọi là giá sãn lòng trả hay giá đặt trước của người tiêu dùng

P Cầu co giản nhiều

p0

MC

MR D

Q

Trang 10

Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS Lê Khương Ninh

Hình 4: Chính sách phân biệt giá đối với hai thị trường

P Cầu co giản nhiều

p0

MC

MR D

Q

Trang 11

Chương 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng vấn đề kinh doanh xăng dầu:

Xăng dầu là một trong những nguồn nhiên liệu thiết yếu trong đời sốngthường nhật của con người; nó phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; là yếu tố đầu vàokhá quan trọng của các quá trình sản xuất Do đó việc quy định điều kiện kinhdoanh mặt hàng này là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với mỗi người dân chúng

ta Chính vì vậy mà chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm điều chỉnhnhững hoạt động trong lĩnh vực này

Theo Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ quyđịnh về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường ViệtNam thì giá bán xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường nghĩa là thươngnhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biếnxăng dầu tự quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luậthiện hành

Theo thống kê hiện nay thì có khoảng 11 doanh nghiệp Nhà nước được kinhdoanh nhập khẩu xăng dầu bán tại thị trường nội địa với khoảng 12.000 trạm bán lẻxăng dầu (cây xăng) Trong đó 6.000 cây xăng là của Petrolimex (khoảng hơn1.800 cây xăng có 100% vốn của tổng công ty, hơn 4000 cây liên kết treo biển tổngcông ty và lấy xăng của tổng công ty)

Tại điều 11 Luật cạnh tranh hiện hành đã định nghĩa rõ: “doanh nghiệp đượccoi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trườngliên quan…”; tại Điều 9 cũng quy định “Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranhquy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham giathỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.”

Với tỷ lệ thị phần lên tới 60% của Petrolimex hiện nay, rõ ràng là một con sốđảm bảo an toàn cho vị thế của Petrolimex trên thị trường xăng dầu trong nước

Trang 12

Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS Lê Khương Ninh

Hơn nữa nếu đơn vị chiếm 60% thị phần cung cấp nguồn nhiên liệu này đãkiềm giá thì cũng chẳng có đơn vị nào tăng giá Bởi lẽ, nếu giá thế giới mà tăngcao, doanh nghiệp khác bán bằng giá của Petrolimex cũng đã là khó khăn

Có thể nói, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, khá nhạy cảm và chủ trươngtăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp để thị trường xăng dầu vận hành theo cơ chếthị trường, đảm bảo quyền lợi của các bên ngay lập tức nhận được sự đồng tình,ủng hộ của nhiều người Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn băn khoăn về việc liệuquyền lợi của người tiêu dùng có được đảm bảo khi doanh nghiệp được tự quyếtđịnh giá theo ý mình, cũng như cần làm gì để tránh tình trạng chuyển từ độc quyềnNhà nước sang độc quyền doanh nghiệp

Nguyên nhân chính của những tranh cãi trên là do Petrolimex đang chiếmvới khoảng 60% thị phần chi phối thị trường Vì các sản phẩm xăng dầu gần nhưđồng nhất và dịch vụ tương đối đơn giản nên các nhà phân phối xăng dầu khác đềuchạy theo giá bán của Petrolimex, vì nếu họ bán với giá cao hơn sẽ mất khách, cònbán thấp hơn thì bị giảm lợi nhuận Đối với Petrolimex, một khi có khả năng chiphối thị trường thì công ty này có thể “nâng giá nhanh, hạ giá chậm” và đươngnhiên là các đơn vị khác sẽ được “ăn theo” Kết quả là sức mạnh độc quyền (haytựa-độc-quyền) của Petrolimex đã triệt tiêu cơ chế thị trường cạnh tranh và làmgiảm phúc lợi của người tiêu dùng

Khi kỷ luật của cạnh tranh không phát huy tác dụng thì Nhà nước có cơ sở đểcan thiệp thông qua các biện pháp điều tiết nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo

vệ phúc lợi của người tiêu dùng Cụ thể, Nhà nước có thể điều tiết về mức giá, vềchất lượng dịch vụ và về quy định gia nhập - rút lui khỏi hoạt động kinh doanhxăng dầu

Bản chất của việc điều tiết mức giá là điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữaNhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Có lẽ Nhà nước không muốn quy địnhmột mức giá quá cao vì như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của khu vực hộgia đình và kinh doanh (và tất nhiên là cả CPI nữa) Nhà nước cũng không thể quy

Trang 13

định một mức giá quá thấp vì điều này tuy làm lợi cho người tiêu dùng nhưng lạigây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và ảnh hưởng tới ngân sáchNhà nước.

Một quy tắc phổ biến của điều tiết giá là quy định một mức giá sao chodoanh nghiệp bị điều tiết có thể thu hồi chi phí và có một mức lợi nhuận hợp lý.Tuy nhiên, việc áp dụng quy tắc này trong thực tế không hề dễ dàng Khó khăn thứnhất là làm thế nào để xác định được các chi phí hợp lý của doanh nghiệp Chi phínày bao gồm giá nhập xăng dầu (fob), phí bảo hiểm, cước vận chuyển về đến ViệtNam, các loại thuế và phí, chi phí kinh doanh (vốn, lao động, khấu hao ), trích quỹbình ổn và các khoản trích nộp khác theo luật định Nhìn vào cơ cấu chi phí này, cóthể thấy ngay là có những chi phí cơ quan điều tiết có thể quan sát và tính toánđược một cách tương đối dễ dàng (như giá xăng dầu thế giới, các loại thuế và phí)

Tuy nhiên cũng có những chi phí rất khó quan sát và xác minh tính hợp lý,chẳng hạn như chi phí đầu tư, quỹ lương, khấu hao Rõ ràng là cơ quan điều tiếtkhông muốn bù đắp cho những chi phí không hợp lý do đầu tư kém hiệu quả, doquỹ lương quá cao vì dư thừa lao động hay tiền thưởng quá đáng Để giải quyết khókhăn này, cơ quan điều tiết cần yêu cầu các công ty kinh doanh xăng dầu công khai

cơ cấu chi phí của mình Bên cạnh đó, cơ quan điều tiết cũng có thể so sánh cơ cấuchi phí này với cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp cạnh tranh trong và ngoàinước Trong trường hợp của Việt Nam, vì Petrolimex có vai trò chi phối thị trườngnên để tiết kiệm chi phí, cơ quan điều tiết trước tiên chỉ cần thực hiện hai nghiệp vụtrên với doanh nghiệp này

Khó khăn thứ hai của việc điều tiết giá là làm thế nào để xác định mức lợinhuận hợp lý vì các doanh nghiệp xăng dầu có thể lập luận rằng ngành kinh doanhnày tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phải được bù đắp bằng một mức lợi nhuận trên trungbình Một lần nữa, việc xác định mức lợi nhuận trung bình của ngành kinh doanh,đồng thời so sánh với các công ty cạnh tranh trong và ngoài nước có thể giúp cơquan điều tiết khắc phục phần nào khó khăn này

Trang 14

Tiểu luận môn học Kinh tế vi mô GVHD: TS Lê Khương Ninh

Bên cạnh hai khó khăn trên, cơ quan điều tiết cũng phải quan tâm đến một sốvấn đề kỹ thuật quan trọng như xác định giá cơ sở và khi nào thay đổi giá cơ sở.Như đã thảo luận ở trên, trong cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp xăng dầu cómột số khoản mục có tính chủ quan, không quan sát được, vì vậy không nên đưacác khoản mục chi phí này vào trong giá cơ sở Tốt nhất là dùng ngay giá xăng dầuthế giới - là mức giá hoàn toàn khách quan và minh bạch làm giá cơ sở Về tần suấtthay đổi giá cơ sở, nếu Nhà nước muốn bình ổn giá thì chỉ nên điều chỉnh giá haythuế suất khi giá cơ sở biến động đủ lớn (trên 5% chẳng hạn)

Ngoài giá bán còn có hai công cụ điều tiết khác, đó là điều tiết chất lượngdịch vụ và quy định việc gia nhập - rút lui khỏi ngành kinh doanh Về chất lượngdịch vụ, quan trọng nhất là các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn và bán đúng bán đủ chokhách hàng Về quy định gia nhập - rút lui khỏi ngành kinh doanh, Nhà nước cầntăng cường tính cạnh tranh cho thị trường bằng cách cho phép sự tham gia củanhiều đầu mối nhập khẩu, đồng thời cần giảm bớt tính độc quyền trong hoạt độngphân phối xăng dầu

Không nên hi vọng rằng cơ chế thị trường trong điều kiện tồn tại độc quyền

sẽ nâng cao phúc lợi cho người tiêu dùng và cải thiện hiệu quả cho nền kinh tế Nóicách khác, một khi còn độc quyền và thiếu cạnh tranh thì cơ chế thị trường sẽkhông thể vận hành hiệu quả Khi ấy, cần đến hoạt động điều tiết một cách côngbình và có hiệu lực của Nhà nước, mà điều này lại phụ thuộc khả năng tách bạchmục tiêu kinh doanh ra khỏi các mục tiêu chính trị - xã hội và khả năng minh bạchhóa cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhất là những doanhnghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

3.2 Vấn đề định giá của các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp sẽ định giá như sau: Giá cơ sở sẽ được xác lập để hìnhthành nên “giá bán lẻ xăng dầu” Giá cơ sở là tổng của các khoản như sau: Giá CIF(tức giá xăng dầu thế giới theo công bố trên tờ Plalt’s Singapore được tính bìnhquân của số ngày dự trữ lưu thông theo quy định cùng với chi phí phát sinh để đưa

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hệ số co giãn điểm - Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.doc
Hình 1 Hệ số co giãn điểm (Trang 7)
Hình 1: Hệ số co giãn điểm - Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.doc
Hình 1 Hệ số co giãn điểm (Trang 7)
Hình 2: Nguyên tắc đối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền - Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.doc
Hình 2 Nguyên tắc đối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền (Trang 8)
Hình 2: Nguyên tắc đối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền - Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.doc
Hình 2 Nguyên tắc đối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền (Trang 8)
Hình 3: Biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền - Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.doc
Hình 3 Biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền (Trang 9)
Hình 3: Biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền - Vấn đề độc quyền trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.doc
Hình 3 Biểu hiện sự thiệt hại của nhà độc quyền (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w