Trong Trăng non, so sánh với trường liên tưởng mở rộng là hình thức nghệ thuật cơ bản mang lại nét độc đáo riêng cho cả tập thơ khi đi vào thể hiện sự kì diệu, tươi đẹp của thế giới trẻ
Trang 1Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
Ở Trăng non, do thiên nhiên được khai thác qua ánh mắt trẻ thơ nên sự so sánh có nhiều mới
lạ Bên cạnh đó, các dạng thức so sánh cũng phong phú hơn Ngoài dạng thức so sánh đơn, so sánh chuỗi còn có so sánh mở rộng và liên tưởng độc đáo Chính dạng thức so sánh này đã đem đến cho “ Trăng non” một màu sắc kì diệu Nó không chỉ thể hiện cái nhìn tinh tế của Tagore về trẻ nhỏ mà nó còn khẳng định sự kế thừa truyền thống văn học dân tộc một cách sáng tạo của nhà thơ.
Trong trăng non, Tagore sử dụng khá nhiều dạng so sánh chuỗi Em bé thiên thần là một trong những bài thơ có dạng thức so sánh như thế, nhưng đặc biệt hơn Bài thơ có dạng so sánh trực tiếp, vừa có dạng so sánh mở rộng, sóng đôi, tương phản hai hình ảnh Trẻ con- Người lớn.
• Ví dụ: - Con ơi hãy bước tới đứng giữa những tấm lòng quạu cọ và đoái nhìn họ với cặp mắt hiền từ như cái an bình bao dung của buổi chiều phú trên một ngày tranh đấu.
• Con ơi, hãy đến ngự trong lòng cái vô biên Bình minh con mở rộng và cất cao trái tim như một bông hoa nở và hoàng hôn con cúi đầu yên lặng làm tròn sự thờ phượng trong ngày.
Trang 2Trong Trăng non, so sánh với trường liên tưởng mở rộng là hình thức nghệ thuật cơ bản
mang lại nét độc đáo riêng cho cả tập thơ khi đi vào thể hiện sự kì diệu, tươi đẹp của thế giới trẻ thơ Hình thức so sánh này không chỉ mang đến cho câu thơ một khả năng truyền cảm mà còn có khả năng gợi cảm, khơi dậy trí tưởng tượng của người tiếp nhận:
Ví dụ: Hỡi cây đa tóc râu tua tủa đứng bên bờ ao, ngươi có quên đứa bé, như những con
chim làm tổ trên cành rồi bỏ ngươi chạy không?
(Cây đa)
Khi bụi mưa sụp xuống chân trời xa, và chớp lóe lên như một cơn đau nhức nhối, chàng có nhớ bà mẹ bất hạnh bị nhà vua ruồng bỏ đang vừa lấy tay lau nước mắt vừa quét chuồng bò, trong khi chàng rong ruổi qua sa mạc trong câu chuyện thần tiên?
(Đất trích)
Nhân cách hóa
Trong Trăng non những hiện tượng thiên nhiên được nhân cách hóa đã làm bật nổi tư tưởng triết lí của Tagore: Sự hòa nhập, bình đẳng giữa con người với thiên nhiên Với Tagore,
thiên nhiê là một sinh linh đặc biệt có linh hồn, luôn bên cạnh trẻ như một người mẹ bao dung, vĩ đại.
Trang 3Nghệ thuật biểu hiện tâm lý trẻ thơ
Khi viết về trẻ em, nhà thơ dường như đặt mình vào vị trí một em bé để cảm nhận, để tưởng tượng ra những điều kì diệu của cuộc sống này Trong tập thơ, ta bắt gặp nhiều nhất là những hình ảnh giàu tưởng tượng về thế giới tâm hồn của bé Trí tưởng tượng của các em thật phong phú Nhìn mặt trăng, em bé tưởng tượng ra mặt mẹ cũng to bằng mặt trăng, nên em muốn dùng hai tay hứng trăng như em đã từng dùng hai tay
để ôm lấy má của mẹ Trong bài “Nhà thiên văn”, em bé nhìn trăng vào buổi tối “khi
trăng tròn, treo lơ lửng giữa lùm cây”, em đã tưởng tượng “có ai ôm được nó
không?” Người anh cho rằng em bé ngốc nghếch, mặt trăng ở xa vời vợi và to thì
làm sao tìm ra lưới khổng lồ để vớt trăng Em bé cho rằng : “Tất nhiên phải lấy đôi
bàn tay để hứng” và em đã tưởng tượng ra mặt mẹ cũng to bằng mặt trăng khi mẹ cúi
đầu ôm hôn em:
“Khi mẹ cúi đầu ôm hôn chúng mình
Mặt mẹ to biết dường nào?”
Trang 4Xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng
Những hình ảnh thiên nhiên được Tagore sử dụng đều gần gũi với con người, thiên nhiên Ấn Độ , ông tuyệt nhiên không vay mượn một chất liệu ngoại lai nào Mọi hình ảnh thiên nhiên Ấn Độ đều trở thành hình tượng nghệ thuật trong thơ của ông Những đóa hoa Chămpa, những chiều mưa rả rich, những rừng sâu, núi thẳm và những câu chuyện thần kỳ
Thiên nhiên trong Trăn non đa số đều là những hình ảnh tượng trưng Cólẽ chính vì điều này mà trong các tập thơ rất ít xuất hiện những tính từ tác động trực tiếp Trăng non , hoa rất ít có màu sắc
cụ thể Nếu có chỉ là màu trắng tinh khôi: Hoa nhài, hoa Sisuli, hoa Bakala… đều là những hình ảnh tượng trưng mang nhiều tầng nghĩa Trong bài Hoa Chămpa, hoa là hiện thân cao độ của tình mẫu tử
Trong Trăng non, vầng trăng cũng là một hình ảnh tượng trưng Hình ảnh trăng non đồng thời là tên tác phẩm xuất hiện nhiều lần trong tập thơ như một biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sang,
nó là hình ảnh tượng trưng cho nụ cười, nụ cười, hạnh phúc cho thế giới thần tiên của trẻ thơ:
“ Nụ cười khẽ rung đôi môi em bé ngủ Ai biết nụ cười từ đâu đến? Ừ, nghe nói có tia trăng non vàng viền quanh đám mây thu tàn; đó là nơi nụ cười hé nở đầu tiên, trong giấc mơ buổi sang đầm sương”
Trang 5Hình tượng trẻ thơ trong tập thơ “ Trăng non” được nhà thơ khắc họa bằng những bút pháp nghệ thuật đặc sắc đã hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp Ta bắt gặp ở trẻ thơ một tâm hồn ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên, một trí tưởng tượng phong phú, một khát vọng khám phá những điều mới lạ Đặc biệt chúng ta thấy ở trẻ thơ một tình yêu mẹ tha thiết Qua những nét đẹp của trẻ thơ, nhà thơ muốn nhắn nhủ trẻ nên biết phát huy và gìn giữ bản chất tâm hồn vốn có Đồng thời nhà thơ còn nhắn nhủ người lớn cần có thái độ ứng xử đúng đắn với các em, phải có một tình yêu thương các em chân thành và sâu sắc.
Điều góp phầ làm nên thành công trong việc khắc họa hình tượng trẻ em chính là ở
sự khéo léo vận dụng các thủ pháp nghệ thuật vào trong thơ của thi hào Tagore.