1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định mật độ trồng cho giống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện canh tác bằng nước trời tại thành phố lai châu tỉnh lai châu

121 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 19,64 MB

Nội dung

Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các nhóm chỉ tiêu: i sinh trưởng và sinh lý: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, ii mức độ nhiễm sâu,

Trang 1

HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VI T Ệ

NAM

HÀ ANH DŨNG

Chuyên nghành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa h cọ : PGS.TS Nguyễn Thế Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Hà Anh Dũng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND xã San Thàng thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Hà Anh Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Trích yếu luận văn ix

Thesis abstract x

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Giả thuyết khoa học 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

1.5.1 Những đóng góp mới 3

1.5.2 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.3 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và việt nam 4

2.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4

2.1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 6

2.2 Một số kết quả nghiên cứu giống ngô tại việt nam 7

2.3 Một số kết quả nghiên cứu mật trồng ngô trên thế giới và việt nam 12

2.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới 12

2.3.2 Một số kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô tại Việt Nam 16

2.4 Tình hình sản xuất ngô tại lai châu 20

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 24

3.1 Địa điểm nghiên cứu 24

3.2 Thời gian nghiên cứu 24

3.3 Vật liệu nghiên cứu 24

3.4 Nội dung nghiên cứu 24

3.5 Phương pháp nghiên cứu 25

Trang 5

3.5.1 Thiết kế thí nghiệm 25

3.5.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 26

3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu 29

Phần 4 Kết quả và thảo luận 30

4.1 Diễn biến thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm 30

4.1.1 Nhiệt độ 31

4.1.2 Độ ẩm không khí 31

4.1.3 Lượng mưa 31

4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống ngô thí nghiệm 32

4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân hè 32

4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các thời kỳ sinh trưởng của giống ngô thí nghiệm 33

4.2.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống ngô thí nghiệm đến các thời kỳ sinh trưởng và tổng thời gian sinh trưởng của 2 giống ngô thí nghiệm 35

4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của 2 giống ngô thí nghiệm 36

4.3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô thí nghiệm 36

4.3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô thí nghiệm 38

4.3.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống thí nghiệm 40

4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chí số diện tích lá của 2 giống ngô thí nghiệm 42

4.4.1 Ảnh hưởng của yếu tố giống đến chỉ số diện tích lá 42

4.4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá 43

4.4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống ngô đến chỉ số diện tích lá 45

4.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến khả năng tích lũy chất khô cua 2 giông ngô thi nghiêm 47

4.5.1 Ảnh hưởng của yếu tố giống tới khả năng tích lũy chất khô 48

Trang 6

4.5.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng tích lũy chất khô của 2

giống ngô thí nghiệm 49

4.5.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống tới khả năng tích lũy chất khô 51

4.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ tiêu hình thái bắp cua 2 giông ngô thi nghiêm 52

4.6.1 Chỉ tiêu hình thái bắp 52

4.6.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ tiêu hình thái bắp của 2 giống ngô thí nghiệm 54

4.6.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và yếu tố giống đến chỉ tiêu hình thái bắp 56

4.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của 2 giống ngô thí nghiệm 58

4.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm 60

4.8.1 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm 60

4.8.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm 62

4.8.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm 63

4.9 Hiệu quả kinh tế 66

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Kiến nghị 69

Tài liệu tham khảo 70

Trang 7

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

P 1000 Khối lượng 1000 hạt

TNT Thu nhập thuần

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004 - 2013 4

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013 5

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 6

Bảng 2.4 Diện tích, sản lượng ngô tại tỉnh Lai Châu 21

Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết vụ Xuân hè 2015 tại thành phố Lai Châu 30

Bảng 4.2 Các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống thí nghiệm 32

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống ngô thí nghiệm 34

Bảng 4.4 Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống ngô thí nghiệm đến các thời kỳ sinh trưởng 35

Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô thí nghiệm 37

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô thí nghiệm 39

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của mật độ và giống đến động thái tăng trưởng chiều cao cây trên đất dốc và đất bằng 42

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của yếu tố giống đến chỉ số diện tích lá 42

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của 2 giống ngô thí nghiệm 44

Bảng 4.10 Ảnh hưởng tương tác mật độ trồng với giống ngô đến chỉ số diện tích lá của 2 giống thí nghiệm 46

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của yếu tố giống tới khả năng tích lũy chất khô 48

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của mật độ trồng tới lượng chất khô tích lũy của 2 giống ngô thí nghiệm 49

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống tới khả năng tích lũy chất khô 51

Bảng 4.14 Chỉ tiêu hình thái của giống ngô LVN10 và CP333 53

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu hình thái bắp của2 giống ngô thí nghiệm 54

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến chỉ tiêu hình thái bắp 57

Trang 9

Bảng 4.17 a Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến đến mức độ nhiễm sâu,

bệnh hại trên khu vực đất bằng 58 Bảng 4.17 b Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến đến mức độ nhiễm sâu,

bệnh hại trên khu vực đất dốc 59 Bảng 4.18a.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí

nghiệm ở khu vực đất bằng 61 Bảng 4.18b Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí

nghiệm ở khu vực đất dốc 61 Bảng 4.19a Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm ở khu vực đất bằng 63 Bảng 4.19b Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm ở khu vực đất dốc 63 Bảng 4.20a Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống đến các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất trên khu vực đất bằng 65 Bảng 4.20b Ảnh hưởng của mật độ và giống đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất ngô trên đất dốc 65 Bảng 4.21 Hiệu quả kinh tế cuả các công thức thí nghiệm 66

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Hà Anh Dũng

Tên Luận văn: Xác định mật độ trồng cho giống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện

canh tác bằng nước trời tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Phương pháp nghiên cứu:

Thí nghiệm đồng ruộng hai nhân tố được thiết kế theo kiểu Split - plot với 3 lần nhắc lại Nhân tố ô lớn là 2 giống ngô thí nghiệm: G1: giống ngô LVN10; G2:giống ngô CP333 Nhân tố ô nhỏ là 5 mật độ trồng khác nhau: M1: 4,5 vạn cây/ha, M2: 5,5 vạn cây/ha, M3: 6,5 vạn cây/ha, M4: 7,5 vạn cây/ha, M5: 8,5 vạn cây/ha Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các nhóm chỉ tiêu: i) sinh trưởng và sinh lý: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, ii) mức độ nhiễm sâu, bệnh hại, iii) các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/bắp, khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu của của 2 giống ngô thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hai giống ngô LVN10 và CP333 có các đặc điểm hình thái, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất có sự khác nhau rõ Tăng mật độ trồng làm tăng chỉ số diện tích lá, tăng khả năng tích lũy chất khô, tăng chiều dài đuôi chuột, tăng mức độ sâu, bệnh hại và năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm Tuy nhiên, khi tăng mật

độ trồng đã làm giảm kích thước bắp, số bắp hữu hiệu/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng Năng suất thực thu cao nhất của giống ngô LVN10 là 6,65 tấn/ha (khu vực đất dốc) và 7,01 tấn/ha (khu vực đất bằng) Năng suất thực thu của giống ngô CP333 cao nhất là 6,12 tấn/ha (khu vực đất dốc) và 6,6 tấn/ha (khu vực đất bằng) Như vậy, mật độ trồng giống ngô LVN10 là 6,5 vạn cây/ha Mật độ trồng giống ngô CP333 trên khu vực đất dốc là 6,5 vạn cây/ha, ở khu vực đất bằng là 7,5 vạn cây/ha.

Trang 11

1 0

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Ha Anh Dung

Thesis title: Determine of planting density for LVN10 and CP333 maize in condition

faming rain in Lai Châu city, Lai Châu province.

Major: Crop Science Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives:

This study was conducted to detemine the effect of planting density for LVN10 and CP333 maize in condition faming rain in Lai Châu city, Lai Châu province.

Materials and Methods:

The field experiment was a split-plot design with three replications The main factor consisted of two maize: N1: LVN10 maize ; G2: CP333 maize The sub-factor consisted of five planting density levels: M1: 45.000 hill/ha, M2: 55.000 hill/ha, M3: 65.000 hill/ha, M4: 75.000 hill/ha, M5: 85.000 hill/ha Data were collected for growth duration, plant height, leaf area index, dry matter accumulation, pests and diseases, number of panicles/tree, number of row grains/panicle, number of grains/row, 1000 grain weight and grain yield.

Main findings and conclusions:

The results of the experiment showed that LVN10 and CP333 maize is different growth duration, plant height, leaf area index, dry matter accumulation, pests and diseases, number of panicles/tree, number of row grains/panicle, number of grains/row,

1000 grain weight and grain yield Increased planting decreased some branches, number

of grains/panicle, increased leaf area index, dry matter accumulation, pests and diseases and grain yield of LVN10 and CP333 maize varieties in growing season.

The highest yield of LVN10 maize is 6.65 tons/ha (sloping lands) and 7.01 tons/ha (equal lands) The highest yield of CP333 maize is 6.12 tons/ha (sloping lands) and yield of CP333 maize is 6.6 tons/ha (equal lands) The results of field experiments showed that the planting density of LVN10 maize is 65.000 hill/ha The planting density

of CP333 maize in sloping lands is 65.000 hill/ha and equal lands is 75.000 hill/ha.

Trang 12

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn

cầu Mặc dù chỉ đứng thứ ba về diện tích (sau lúa nước và lúa mỳ) nhưng cónăng suất và sản lượng cao nhất trong các cây ngũ cốc (Ngô Hữu Tình, 2009).Lượng ngô sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chiếm (66%), nguyên liệu cho ngànhcông nghiệp (5%) và xuất khẩu trên 10% (Ngô Hữu Tình, 1997) Với vai trò làmlương thực cho người (17% tổng sản lượng), ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3dân số toàn cầu, trong đó các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi ngô đượcdùng làm lương thực chính (Ngô Hữu Tình, 2003)

Ngô được đưa vào trồng ở nước ta khoảng 300 năm trước đây Trong nhữngnăm gần đây sản xuất ngô không ngừng tăng lên về diện tích và sản lượng, năm

2000 diện tích 730,2 nghìn ha, sản lượng đạt 2.005,9 nghìn tấn nhưng đến năm

2012 diện tích 1.118,2 nghìn ha, tăng so với năm 2000 là 388 nghìn ha, với sảnlượng đạt 4.803,2 nghìn tấn (FAO, 2014) Chính vì những giá trị của cây ngô vànhững chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật của Nhà nước nêndiện tích ngày càng được mở rộng, năng suất ngày càng tăng Tuy vậy, cho đếnnay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đápứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từtrên dưới 1 triệu tấn ngô hạt Để đáp ứng nhu cầu về ngô, có thể giải quyết bằngviệc mở rộng diện tích, đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống ngô lai mới

có năng suất cao, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến vào sản xuất Trong

đó, một hướng đi mới hiện nay là tăng mật độ gieo trồng bằng cách thu hẹpkhoảng cách giữa các hàng và khoảng cách giữa các cá thể

Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lai Châu,

có 5 phường và 2 xã Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.077,4 ha, trong đó đất sảnxuất nông nghiệp 2.175,6 ha gồm đất trồng cây hàng năm 1.482 ha, đất trồng câylâu năm 533,3 ha Thành phố Lai Châu có 1.264 ha diện tích đất trồng ngô

Trong những năm qua bằng các nguồn vốn của Trung ương và địa phương,

hệ thống khuyến nông và một số cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh đã đưanhiều giống ngô lai mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác củangười dân, các tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng vào sản xuất (các biện phápcanh tác ngô bền vững trên đất dốc, trồng xen cây họ đậu trong nương ngô, )

Trang 13

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được sản xuất ngô tại thành phố Lai Châucòn gặp không ít những khó khăn như: phần lớn diện tích trồng ngô là trên đấtdốc khả năng giữ ẩm kém, rửa trôi mạnh, làm đất bị thoái hóa, bạc màu gây ảnhhưởng đến năng suất ngô; do sản xuất ngô gần như hoàn toàn phụ thuộc vàonguồn nước mưa tự nhiên nên phần lớn diện tích chỉ trồng được 1 vụ/năm; kinh

tế của người dân còn khó khăn trong khi giá vật tư phân bón tăng cao làm ảnhhưởng đến khả năng đâu tư thâm canh; trình độ dân trí của nông dân còn nhiềuhạn chế nên việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác còngặp nhiều khó khăn

Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển vànăng suất của ngô Nếu trồng với mật độ thấp thì cây sinh trưởng tốt, bắp to, tăng

số hạt trên bắp nhưng số lượng cây ít, nên năng suất không tăng Nếu mật độ caothì số cây trên diện tích gieo trồng tăng nhưng cây và trọng lượng bắp nhỏ, do đócần xác định mật độ trồng hợp lý Xuất phát từ thực tiễn trên tôi thực hiện đề

tài:“Xác định mật độ trồng cho giống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện

canh tác bằng nước trời tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.

1.2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Các giống ngô mới có tiềm năng cho năng suất cao trong sản xuất là kết quảtổng hợp của nhiều yếu tố: giống, phân bón, mật độ trồng, điều kiện khí hậu, kỹthuật chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh… Trong đó mật độ trồng là một trongnhững yếu tố quan trọng nhất tạo thành năng suất của cây ngô Tuy nhiên, mật độ

là yếu tố tạo thành năng suất dễ biến động và dễ tác động nhất Mật độ trồng phụthuộc vào địa hình, tính chất vật lý và hóa học của đất và đối tượng cây trồng

Từ đó với giả thiết 2 giống ngô thí nghiệm có kiểu cây, khả năng sinhtrưởng, phát triển khác nhau trong điều kiện canh tác bằng nước trời trên vùngđất tại thành phố Lai Châu cần nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp chotừng giống trên từng địa hình tại thành phố Lai Châu

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định mật độ trồng thích hợp cho 2 giống ngô LVN10 và CP333 tạithành phố Lai Châu Kết quả đề tài bổ xung vào quy trình sản xuất ngô của tỉnh,góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất ngô

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: Giống ngô LVN10 và CP333

- Thời vụ: Vụ xuân hè năm 2015

Trang 14

- Địa điểm nghiên cứu: Xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.5.1 Những đóng góp mới

Đề tài đã đóng góp thêm những nghiên cứu về mật độ trồng đến sinh trưởng

và năng suất của giống lai LVN10 và CP333 nhằm nâng cao hiệu quả trong quátrình canh tác

1.5.2 Ý nghĩa khoa học

Đề tài đóng góp cơ sơ lý luận về mật độ đến sinh trưởng và năng suất củagiống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện canh tác trên đất bằng và đất dốc tạithành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

1.5.3 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trìnhthâm canh cho giống ngô LVN10 và CP333 trong vụ xuân hè tại thành phố LaiChâu, tỉnh Lai Châu đồng thời bổ sung những tài liệu về mật độ trồng giốngLVN10 và CP333 nhằm định hướng mở rộng và phát triển sản xuất ngô tại tỉnhLai Châu một cách hiệu quả và bền vững

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới

Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và hiện nay diện tích, năng suất và sản lượng cây ngô không ngừng tăng lên và trở thành một trong những cây trồng phổ biến nhất trên thế giới Cây ngô là thực vật quang hợp theo chu trình C4 có các đặc tính hơn hẳn so với các loại cây trồng khác do vậy mà khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất rất tốt so với các loại cây trồng khác

Theo Ngô Hữu Tình và cs, 1997 thì: Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, vào công tác nghiên cứu và sản xuất do vậy diện tích, năng suất và sản lượng ngô liên tục tăng trong những năm gần đây

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004 - 2013

Năm Diện tích Năng suất Sản lượng

(t riệ u ha ) (tạ /ha ) (tri ệ u t ấ n)

2005 147, 44 48, 42 713, 91

2006 148, 61 47, 53 706, 31

2007 158, 60 49, 63 788, 11

2008 161, 01 51, 09 822, 71

2009 156, 93 50, 04 790, 18

2010 162, 32 51, 55 820, 62

2011 170, 39 51, 84 883, 46

2012 178, 55 48, 88 872, 79

2013 184 , 24 55 , 17 1016 , 43

2014 183,32 56,64 1038,28

Nguồn: FAOSTAT (2016)

Từ các số liệu trong bảng 2.1 chúng tôi có nhận xét như sau:

Diện tích trồng ngô trên thế giới có xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm

2008, giảm ở năm 2009 và tăng nhanh trở lại từ năm 2009 đến năm 2013 Diện tích ngô trên thế giới năm 2005 là 147,44 triệu ha và sau 3 năm con số này đã tăng hơn 13 triệu ha và đạt diện tích 161,01 triệu ha vào năm 2008 Năm 2009 diện tích trồng ngô giảm xuống còn 156,93 triệu ha Đến năm 2014 so với năm

2005 thì diện tích trồng ngô trên thế giới tăng hơn 35 triệu ha lên 183,32 triệu ha

Trang 16

Năng suất ngô biến động từ 47,53 đến 56,64 tạ/ha Năm 2005 năng suất ngô

là 48,42 tạ/ha đến năm 2014 là 56,64 tạ/ha tăng lên hơn 8 tạ/ha So sánh giữa sảnlượng và diện tích cho thấy: từ năm 2005 tới năm 2014 diện tích tăng hơn 35triệu ha, sản lượng tăng hơn 324 triệu tấn Năm 2014 diện tích giảm so với năm

2013, tuy nhiên năng suất tăng dẫn đến sản lượng tăng so với năm 2013 khi đạt1038,28 triệu tấn

Với sự tăng nhanh về diện tích và ổn định về năng suất đã làm sản lượngngô trên thế giới từ năm 2005 đến năm 2014 có sự tăng trưởng và đạt giá trị caonhất ở năm 2014 với sản lượng 1038,28 triệu tấn ngô hạt

Có được kết quả trên là nhờ ứng dụng rộng rãi các giống ngô lai mới cónăng suất đồng thời không ngừng cải tiến các biện pháp kỹ thuật canh tác đã gópphần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước Chính từ điềunay càng khẳng định vị trí của cây ngô trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013

Mỹ là châu Á có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 với 59,10 triệu ha, năng suất đạt51,46 tạ/ha, sản lượng của châu Á đạt 304,14 triệu tấn (đứng thứ 2 sau châu Mỹ).Châu Âu đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất đạt 69,02 tạ/ha nhưng lại là khuvực có diện tích trồng ngô thấp nhất (18,75 triệu ha), châu Phi có diện tích đứngthứ 3 trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất thấp chỉ đạt 20,98 tạ/ha thấp hơngần 3 lần so với năng suất bình quân của thế giới, do đó sản lượng ngô của khuvực này cũng thấp nhất Ở châu Mỹ có trình độ khoa học phát triển cao trong khi

Trang 17

Châu Phi nền kinh tế kém phát triển cộng thêm tinh hình chính trị an ninh không đảm bảo đã làm cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này tụt hậu so với nhiều khu vực trên thế giới Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô giữa các châu lục trên thế giới là do sự khác nhau rất lớn về trình

độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế chính trị,…

2.1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ quan trọng và được

ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất nông nghiệp Với với khả năng thích nghi rộng nên cây ngô sinh trưởng, phát triển và phổ biến khắp các vùng trên cả nước Lịch sử trồng ngô của nước ta qua các thời kỳ là một quá trình phát triển không đồng đều và bền vững thậm chí có thời kỳ rất trì trệ và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của cây ngô và điền kiện tự nhiên của nước ta Trong những năm gần đây nhu cầu về ngô trong nước cũng như trên thế giới có xu hướng tăng lên vì vậy sản xuất ngô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước do đó diện tích, năng suất và sản lượng ngô có những bước tiến lớn mạnh

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013

Năm Diện tích Năng suất Sản lượng

(nghì n ha ) (tạ /ha ) (nghìn tấ n)

2005 1 052, 60 36, 20 3 787, 10

2006 1 033, 10 37, 30 3 854, 50

2007 1 096, 10 39, 30 4 303, 20

2008 1 140, 20 40, 20 4 573, 10

2009 1 086, 80 40, 80 4 431, 80

2010 1 12 6 , 90 40 , 90 4 60 6 , 30

2011 1 081, 00 46, 80 4 684, 30

2012 1 118, 20 42, 90 4 803, 20

2013 1 172, 60 44, 30 5 193, 50

2014 1.178,65 44,14 5.202,51

Nguồn: FAOSTAT (2016)

Theo bảng 2.3 tổng hợp về tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2005 đến 2014 cho thấy:

Sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng trong giai đoạn 2005 - 2014 Năm 2005 cả nước trồng được 1.052,60 nghìn ha, năm 2014 là 1.178,65 nghìn ha, tăng hơn 126 nghìn ha so với năm 2005 Việc

Trang 18

tăng cường sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹthuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu khoa học đã khiến cho năngsuất ngô liên tục tăng trong thời kỳ 2004 - 2013 (từ 36,2 tạ/ha lên 44,14 tạ/ha).Sản lượng ngô năm 2014 đã tăng so với năm 2005 lên mức 5.202,51 nghìn tấn.Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng sovới bình quân chung của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn rấtthấp (năm 2011 năng suất ngô của Việt Nam 46,8 tạ/ha, bằng 90,27% năng suấtbình quân của thế giới, nhưng đến năm 2014 năng suất ngô giảm nhẹ xuống còn44,14 tạ/ha) Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức

và khó khăn to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiệnnay Đòi hỏi đội ngũ chuyên môn cũng như các nhà khoa học trong cả nước tiếptục lỗ lực, nghiên cứu ra những giống ngô và biện pháp kỹ thuật canh tác hiệuquả để nâng cao năng suất và chất lượng ngô Việt Nam, góp phần vào sự pháttriển của ngành nông nghiệp Việt Nam

2.2 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG NGÔ TẠI VIỆT NAM

Ngô là một trong những cây trồng nhập nội vào Việt Nam nên nguồn gencòn hạn hẹp, công tác nghiên cứu về ngô của nước ta cũng chậm hơn nhiều sovới các nước trên thế giới Thời kỳ 1955 - 1970 các nhà khoa học cũng đã điềutra về thành phần loài và giống ngô địa phương Các chuyên gia Việt Nam trongmột thời gian dài đã nỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong nước, hợp tácvới trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) trong việc thu thập đánhgiá, phân loại nguồn nguyên liệu cũng như đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnhvực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi hoạt động nghiên cứu và chuyển giaotiến bộ sản xuất ngô ở Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lân và cs (2014) cho thấy:Giống AG59 và NK67 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bìnhtương tự như giống đối chứng, các giống còn lại có thời gian sinh trưởng thuộcnhóm chín muộn, phù hợp với cơ cấu gieo trồng ở huyện Mèo Vạc Khả năngchống đổ của các giống rất tốt Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt

từ 58,81 - 79,76 tạ/ha (vụ xuân hè 2012); 58,67 - 74,03 tạ/ha (vụ xuân hè 2013).Giống AG59 có năng suất thực thu cao nhất, giống DK9901 có năng suất thựcthu cao thứ 2, giống LVN14 có năng suất thực thu thấp nhất

Trang 19

Theo Châu Ngọc Lý và cs (2013) cho thấy đề tài “Nghiên cứu chọn tạogiống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chănnuôi thời kỳ 2012 - 2016’’ đã thu được kết quả: Duy trì được 35 nguồn vật liệu

và lai tạo được 550 THL mới được đánh giá ở 2 vụ Thu Đông 2012 và Xuân

2013, kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013chọn được 19 THL tốt, trong số 19 THL chọn được ở vụ Xuân 2013 có 5 THL đãđược chọn lặp lại là QPM242 (125,54 tạ/ha), QPM42 (95,08 tạ/ha), QPM290(100,44 tạ/ha), QPM184 (116,71 tạ/ha) và QPM226 (103,84 tạ/ha)

Theo Mai Xuân Triệu và Vương Huy Minh (2013) đã tổng kết: Thời kỳ

2011 - 2013 đã có 14 giống ngô được công nhận, trong đó có 4 giống được côngnhận chính thức là LVN146, LVN66, LVN092, SB099; 10 giống được côngnhận sản xuất thử: LVN154, LVN111, LVN81, LVN102, VS36, LVN152,LVN62, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20 Đặc điểm chung về cácgiống mới được tạo ra trong thời kỳ này là thích ứng rộng (cả trong và ngoàinước: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia); chống chịu tốt hơn với hạn,sâu bệnh, đổ gãy; thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình; tiềm năng năngsuất cao, trong thí nghiệm đạt tới 120 - 130 tạ/ha; chất lượng hạt tốt; đã có cácgiống ngô nếp, ngô đường lai đơn có thể cạnh tranh được với các giống nướcngoài về năng suất, chất lượng và giá giống Các giống ngô mới đang được Viện,các trung tâm trực thuộc, một số công ty hạt giống trong nước thử nghiệm rộng

và chuyển giao đến người sản xuất trong cả nước

Theo Mai Xuân Triệu và Vương Huy Minh (2013) đã tổng kết: ViệnNghiên cứu Ngô đang lưu giữ 616 nguồn gen ngô là các giống địa phương, giốngthụ phấn tự do, quần thể; hơn 500 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tựphối đời thấp Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cả về chủng loại (ngô tẻ,ngô nếp và ngô đường), phương pháp chọn tạo (truyền thống, nuôi cấy bao phấn,

sử dụng cây kích tạo đơn bội, chuyển gen bằng công nghệ sinh học) và đa dạng

Trang 20

lúa vụ Đông Xuân đã được hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngôlai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở Tây Nguyên vượt 33,06% - 38,12% so với trồnglúa cùng vụ.

Theo Lương Văn Vàng (2013): Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùngkhó khăn thời kỳ 2011 - 2013 đã xác định được một số tổ hợp lai triển vọng nhưVS36, CN11-2, CN11-3, SB09-9, VS71 (120,55 tạ/ha), D08-5, H11-9, CN12-1,VS101, VS104, VS106, H119, H08-7, VS90, H11-1, VS686, VS89, VS90,VS8N, VS80, H13-2, H282 Các giống tham gia khảo nghiệm VS36, H119,VS71 và CN11-2 chịu hạn tốt, thích nghi rộng, năng suất khá, ổn định Giốngngô lai VS36 đã được công nhận cho phép sản xuất thử trong năm 2012 và đãđược chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho Công ty cổ phần Giống cây trồngThái Bình; giống ngô H119 đã được chuyển quyền phân phối hạt giống cho Công

ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang

Qua 2 năm triển khai thực hiện đề tài:“Nghiên cứu chọn tạo giống ngô laicho vùng thâm canh” đã cho kết quả 3 giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn công nhận cho phép sản xuất thử, đó là LVN111, LVN102, LVN62(Mai Xuân Triệu, 2013)

Theo Bùi Mạnh Cường (2013) nhận xét: từ 6 giống ngô thí nghiệm đã tuyểnchọn được 2 giống là CN08-1 và CN09-3 có năng suất cao và khả năng chốngchịu hạn khá, phù hợp với điều kiện sinh thái và canh tác ở các huyện miền núitỉnh Thanh Hóa Năng suất của hai giống vượt đối chứng CP999 và C919 từ 7,8 -21,4% Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác cho 2 giống ngô và xác địnhđược ở công thức M2P2 (6,5 vạn cây/ha với mức phân bón 150N - 120P2O5 -120K2O) cả 2 giống đều cho năng suất cao nhất Xây dựng 3 mô hình thử nghiệmgiống mới CN08-1 (LVN146) với quy mô 5 ha/mô hình Năng suất của LVN146đạt trung bình 76 tạ/ha vượt đối chứng C919 9,0 - 11,9% và NK4300 4,3 - 6,9%,khả năng chịu hạn tốt hơn 2 giống đối chứng Mô hình thử nghiệm đáp ứng đượcyêu cầu của đề tài, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc nhân rộng mô hình rasản xuất

Theo Trần Trung Kiên và cs (2013) kết quả khảo nghiệm 3 giống ngô lainhập nội từ Trung Quốc với giống đối chứng NK4300 trong vụ Xuân và Đôngnăm 2011, vụ Xuân 2012 tại một số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đãchọn được giống GY135 là giống triển vọng Trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ

Trang 21

bản vụ Xuân và vụ Đông 2011, giống GY135 có năng suất đạt cao nhất và khá

ổn định ở cả 2 thời vụ (82,7 tạ/ha, vụ Xuân 2011 và 67,8 tạ/ha vụ Đông 2011).Khảo nghiệm sản xuất tại 6 điểm ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang

và Yên Bái trong vụ Đông 2011 và vụ Xuân 2012 cho thấy giống GY135 đạtnăng suất 61,7 tạ/ha (vụ Đông 2011) và đạt từ 57,8 - 73,4 tạ/ha (vụ Xuân 2012)cao hơn đối chứng NK4300 từ 101,1 - 105,5% Giống GY135 được người dânlựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau

Theo Hoàng Văn Vịnh và Phan Thị Vân (2013) thí nghiệm nghiên cứu khảnăng sinh trưởng, phát triển của 8 giống ngô lai có triển vọng được thực hiện vụĐông 2012 và Xuân 2013 và giống đối chứng NK4300 Kết quả cho thấy thờigian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 107 - 119 ngày (vụ Đông 2012) và

117 - 124 ngày (vụ Xuân 2013), phù hợp với cơ cấu luân canh vụ Xuân và Đôngtại Thái Nguyên Giống KK11-6 khả năng chống đổ kém nhất, đánh giả điểm 2 -

3 Các giống còn lại có khả năng chống đổ tốt, đánh giá điểm 1 - 2 Giống

KK11-3, KK11-11 có khả năng chống chịu sâu đục thân rất tốt đánh giá điểm 1 tươngđương với giống đối chứng Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt60,95 - 84,12 tạ/ha (vụ Đông 2012) và 61,53 - 78,95 tạ/ha (vụ Xuân 2013).Giống KK11-11 năng suất thực thu đạt 78,95 - 84,12 tạ/ha cao hơn đối chứng ởmức tin cậy 95% Các giống còn lại năng suất thực thu đạt 60,95 - 78,93 (vụĐông 2012) và 61,53 - 72,77 tạ/ha (vụ Xuân 2013) tương đương với giống đốichứng NK4300

Theo Đỗ Tuấn Khiêm và Trần Trung Kiên (2005) kết quả so sánh 6giống ngô TPTD QPM với 2 đối chứng là Q2 (giống TPTD thường) và HQ2000(giống lai QPM) vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên đã chọn được giống QP4

có độ đồng đều tốt, thời gian sinh trưởng trung bình, thấp cây, chống chịusâu bệnh khá, chịu hạn tốt, cho năng suất tương đương cả 2 đối chứng (đạt 67,3tạ/ha) Đặc biệt, QP4 có hàm lượng Protein đạt 10,76% tương đương HQ2000(10,88%) và cao hơn hẳn Q2 (8,95%) QP4 có hàm lượng Lysine/Protein đạt3,77%, Methionine/Protein đạt 2,89% tương đương HQ2000 (3,84%, 2,96%) vàcao hơn Q2 (2,71%, 1,98%)

Theo Phan Xuân Hào và Trần Trung Kiên (2004) thu được kết quả như sau:Thí nghiệm ở vụ xuân và vụ thu đông 2002 cho kết quả hai giống QP2 và QP3khá đồng đều và ổn định qua hai vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năngchống chịu sâu bệnh tốt, có năng suất thực thu tương đương với hai giống đối

Trang 22

chứng (Q2 và HQ2000) Đặc biệt, hai giống này có hàm lượng protein đạt 11,1

và 11,4% tương đương HQ2000 (11,3%) và cao hơn hẳn Q2 (8,2%); hàm lượnglysine/protein đạt 4,1 và 4,3% cao hơn hẳn hai đối chứng (2,6 và 3,9%)

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có điều kiện tự nhiênthuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển Trên cả nước có 7 vùng trồngngô chính, mỗi vùng với những đặc trưng riêng về vị trí cây ngô trong hệ thốngtrồng trọt, thời vụ và khả năng kinh tế cho sản xuất ngô, nhưng tựu chung ở ViệtNam cây ngô giữ vị trí là cây màu số một và là cây lương thực thứ hai sau câylúa Song với nền canh tác quảng canh chủ yếu là trồng các giống có dạng hạt đá

và ngô địa phương năng suất thấp nên đến đầu những năm 1980 năng suất ngô ởViệt Nam vẫn chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha Trong những năm 1980 - 1990, thông qua

sự hợp tác với CIMMYT, Việt Nam đã chọn tạo và đưa vào sản xuất một sốgiống ngô thụ phấn tự do cải tiến như VM1, HSB1, MSB2649, TSB2, TSB1 cònngô lai vẫn chưa được ứng dụng trong sản xuất Nguyên nhân ngô lai không pháttriển sớm hơn là:

- Giá thành hạt giống cao, sản xuất không chấp nhận

- Điều kiện đầu tư thâm canh trong sản xuất thấp, ngô lai không thể pháthuy được ưu thế của nó

- Thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn cho sản xuất hạt giống

Sản xuất ngô của Việt Nam thực sự có bước đột phá khi ứng dụng thànhcông các kết quả nghiên cứu ngô lai vào sản xuất Có thể tóm tắt quá trình pháttriển giống ngô lai ở Việt Nam thành các thời kỳ sau:

- Thời kỳ 1991-1995: Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới cóthời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái,chống chịu các điều kiện bất thuận và có năng suất cao phẩm chất tốt Thời kỳnày chủ yếu sử dụng các giống lai không quy ước như LS3, LS5, LS6, LS8 , ưuđiểm của bộ giống này là những giống có tiềm năng cho năng suất từ 3 - 7 tấn/ha,giá bán thấp (5.000 - 8.000 đ/kg) nên mỗi năm diện tích gieo trồng các giống ngôlai này tăng trên 8000 ha và làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so với trồng giốngngô thụ phấn tự do Năm 1992 - 1993 các công ty Pacific, Bioseed và CP Group

đã khảo nghiệm các giống ngô lai đơn ở Việt Nam

- Thời kỳ 1996 - 2002: Nhờ chính sách đổi mới, được sự quan tâm đầu tưđúng mức của Nhà nước và sự phát huy nội lực của các nhà chọn tạo giống ngô

Trang 23

trong nước, những giống ngô lai quy ước như LVN10, LVN4, LVN20, LVN25,V98, T9, đặc biệt là giống LVN10 đã nhanh chóng trở thành các giống ngô chủlực trong sản xuất ngô của Việt Nam Trong thời kỳ này, nhiều công ty giống ngônước ngoài đã bán giống ngô ở Việt Nam với số lượng lớn

Cùng với chọn tạo giống ngô mới thì công nghệ sản xuất hạt giống lai ngàycàng hoàn thiện giúp cho các giống ngô lai của Việt Nam có chất lượng khôngthua kém các công ty nước ngoài nhưng giá rẻ hơn

- Thời kỳ 2003 đến nay: Với sự mở rộng hợp tác quốc tế, các nhà tạo giốngngô Việt Nam đã thu thập được nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau Nhờ nguồnvật liệu phong phú, một số giống ngô lai thế hệ mới được chọn tạo bằng phươngpháp truyền thống hoặc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo truyền thống và côngnghệ sinh học như LVN885, LVN145, LVN66, LVN61, LVN154, LVN146,LVN14, LVN36, đã được ứng dụng vào sản xuất Các giống ngô lai thế hệ mớinày có nhiều ưu thế như chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chịu thâm canh,màu hạt đẹp thích ứng tốt trong điều kiện sản xuất hàng hóa Giống ngô của cáccông ty đa quốc gia như Bioseed, Pacific, Syngenta, Bionear, Mosanto và một sốcông ty khác đã cung cấp cho sản suất ngô ở Việt Nam số lượng lớn giống ngôvới quy mô chiếm trên 50 % diện tích trồng ngô lai của Việt Nam

Các giống ngô lai mới như LVN10, LVN20, LVN99, đã trở thành giốngngô chủ lực trong sản xuất ngô của Việt Nam Những thành công của chươngtrình ngô lai đã góp phần quan trọng trong việc đưa năng suất ngô trung bìnhtoàn quốc đạt 4,3 tấn/ha (tăng khoảng 48,7 % so với năm 2000 với tổng sảnlượng 4,8 triệu tấn

2.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MẬT TRỒNG NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới

Theo Arnon (1974) kết luận: Thay đổi mật độ trồng trong điều kiện khô hạn

để đạt được sự cân bằng, giảm số lượng cây che phủ và đổ ẩm đất hạn chế luôn làmột trong những kỹ thuật trồng trọt dễ được chấp nhận Với các giống ngô laimật độ trồng được khuyến cáo trong điều kiện tưới nước và bón phân như hiệnnay cho năng suất cao hơn ít nhất từ 50 - 100% so với giống ngô thụ phấn tự do

Dẫn theo Arnon (1974) cho thấy: Mật độ trồng ngô ở vùng không đượctưới nước, bán khô hạn của Mỹ được giới thiệu trong phạm vi từ 1,5 - 3 m2 Ở

Trang 24

phía Nam bang Dakota ngô trồng trên đất khô hạn, khi điều kiện ẩm thuận lợicho năng suất cao nhất ở mật độ 4 cây/m2 Trong điều kiện hạn vừa phải mật độ 2cây/m2 là tối ưu, dưới các điều kiện khô hạn này mật độ 1 cây/m2 sẽ cho thuhoạch hạt rất ít hoặc không cho thu hoạch

Ở vùng phía Nam thảo nguyên bán khô hạn của Ukraina mật độ cây tối đa

là 2,2 đến 2,5 cây/m2, với khoảng cách hàng 140 cm vùng trồng ngô chính làvùng thảo nguyên phía Bắc, khu vực phía Nam và khu trung tâm của cao nguyênrừng Mật độ gieo trồng tối ưu ở đây là 3,5 đến 4 cây/m2 với khoảng cách hàng là

từ 90 - 105 cm Ở Đức, khuyến cáo mật độ trồng từ 4 - 10 cây/m2 tùy thuộc trạngthái cây chín sớm (dẫn theo Arnon, 1974)

Dẫn theo Arnon (1974): Ở Israel, dưới điều kiện tưới nước năng suất ngôcao nhất đã đạt được với mật độ 5 - 6 cây/m2, với giống ngô lai đơn thấp cây thìnăng suất tốt nhất ở mật độ 7 cây/m2 Ở Angieri, mật độ trồng từ 4 - 5 cây/m2 chonăng suất tốt nhất

Theo Krugiulin (1988): Mức tăng năng suất của ngô khi có tưới phụ thuộc

cả mật độ gieo trồng, có liên quan tới độ chiếu sáng khác nhau cũng như vớicường độ quang hợp khác nhau Khi gieo với khoảng cách 70 x 70 cm năng suấtcao nhất thu được khi gieo từ 3 - 4 cây/hốc (6,1 đến 8 vạn cây/ha) với 1 bắp bìnhthường/cây Còn khi gieo 2 cây/hốc thì năng suất bị giảm đi nhiều, với 4 cây/hốcthì năng suất tăng thêm không đáng kể

Kết quả nghiên cứu của Krugiulin (1988) cho rằng trong điều kiện có tưới

ở Bắc Kapcazo, các giống chín sớm cần gieo dày hơn: 3 cây/hốc với mật độ 8vạn cây/ha Còn các giồng chín muộn thì mật độ từ 4 - 5 vạn cây/ha Ở Hunggari,khi có tưới nước người ta trồng ở mật độ 5 - 6 vạn cây/ha đạt tới năng suất hạt tới

130 - 140 tạ/ha

Dẫn theo NealC.Stoskopf (1981), thì khi tăng mật độ cây không có ý nghĩalàm tăng khối lượng vật chất khô Sự tăng năng suất về mặt lý thuyết chỉ đạtđược khi chỉ số diện tích lá (LAI) xấp xỉ 4,0 và năng suất sẽ không tăng khi chỉ

số diện tích lá là 4,7

Dẫn theo Neal C.Stoskopf (1981), mối quan hệ giữa năng suất hạt với chỉ

số diện tích lá ở ngô đã phát hiện sự khác nhau rất rõ giữa các kiểu gen ở câyngô Ở mật độ từ 34.600 và 65.200 cây/ha, đo chỉ số diện tích lá tương ứng là2,27 và 4,00 Ở mật độ cây cao chỉ số diện tích lá rất khác nhau giữa 15 giống từ

Trang 25

mức thấp 3,45 đến mức cao 4,61 Sự khác nhau rất lớn về chỉ số diện tích lá ởmật độ cây cao của các giống, chỉ ra việc quản lý để điều chỉnh diện tích lá thôngqua mật độ cây

Dẫn theo Robert et al (1985), mối quan hệ giữa các đặc tính của ngô

với năng suất khi đi kiểm tra các cặp lai đơn gieo trồng ở những mật độ khác nhaucho thấy: Ở mật độ thấp, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tỷ lệ hạt/bắp, chiềucao cây và chiều cao đóng bắp là quan hệ có ý nghĩa đối với năng suất, ở mật độtrung bình thì đường kính bắp, tỷ lệ hạt/bắp, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp

là quan hệ có ý nghĩa với năng suất; ở mật độ cây cao tất cả các đặc tính là quan

hệ ý nghĩa với năng suất ngoại trừ khối lượng 1000 hạt, ngày tung phấn, ngàyphun râu

Theo Richard (1968) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đếnchỉ số diện tích lá đã kết luận: giữa chỉ số diện tích và mật độ cây trồng có quan

hệ trực tiếp với nhau LAI tăng theo đường thẳng khi mật độ cây tăng từ 34.000đến 69.000 cây/ha cho dù diện tích là giảm khi mật độ cây tăng

Theo Borleanu (2010): Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năngsuất ngô Tại vùng Simnic, Rumani trong 2 năm 2009 và 2010 các nghiên cứu vềmật độ gieo trồng đã được tiến hành với các giống ngô lai Fundulea 475,Kamelias, Danubian, KWS 2376, Rapsodia và Kitty Trong cả hai năm ngô đượcgieo vào ngày 15/4 với 3 mật độ thí nghiệm: 40.000 cây/ha, 50.000 cây/ha và60.000 cây/ha Kết quả cho thấy mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng suấtcao nhất 8.190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt 7570 kg/ha

và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7.430 kg/ha

Theo Sener O et al (2004) cho thấy: Năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu

được ở khoảng cách hàng 45 - 50 cm và mật độ 9 - 10 vạn cây/ha

Theo Chaudhry G A And Khan M A (2003): Thí nghiệm ở Rawalpina vớilượng phân bón 90N + 40P2O5/ha; 46N + 30P2O5/ha và mật độ trồng 55.000 cây/ha

và 110.000 cây/ha với giống ngô Faisal và giống ngô địa phương Giống Faisal cho

số hạt/bắp, trọng lượng 1000 hạt và năng suất cao ở tất cả các thí nghiệm

Theo William et al (2002) đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về

thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đaingô nước Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với 5 mật độ từ 56.000 - 90.000 cây/ha vàkhoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76 cm đã rút ra các kết luận: Năng suất đạtcao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm và mật độ 90.000 cây/ha

Trang 26

Thí nghiệm 2 giống ngô với 3 mật độ: 33.333, 66.666, 99.999 cây/ha, thuđược năng suất tương ứng là 35,8; 46,3; 52,2 tạ/ha (Babu K S And Mitra S K,1999)

Theo Prasad et al (1990) cho rằng: tăng mật độ làm cho năng suất hạt tăng,

nguyên nhân do diện tích lá cao hơn đặc biệt lá ở tầng trên, những lá dưới mọcthẳng hơn và không ảnh hưởng tới lá trên

Rất nhiều thí nghiệm liên quan đến mật độ và khoảng cách ở vành đai ngônước Mỹ và nhiều khu vực trên thế giới Trước năm 1988, mật độ và khoảngcách trồng ngô đã được đánh giá khá hệ thống trong cuốn sách do các nhà khoahọc nổi tiếng thế giới biên tập “Corn and Corn Improvement” Người ta đãnghiên cứu với khoảng cách giữa các hàng từ hơn 30 cm đến hơn 200 cm và mật

độ từ 0,5 đến 24 vạn cây/ha Thời kỳ trước 1940, khoảng cách giữa các hàng chủyếu phụ thuộc vào kích thước của ngựa (vốn được dùng chủ yếu trong canh tácngô ở Mỹ thời đó) và khoảng cách thuận lợi cho việc canh tác là 100 - 112 cm(Sprague G F and Tatum L A, 1942)

Ở mật độ 12 cây/m2 năng suất ngô hạt 72,3 tạ/ha, tỷ lệ đổ là 18%

Ở mật độ 15 cây/m2 năng suất ngô hạt 73,9 tạ/ha, tỷ lệ đổ là 25%

Khi thay đổi khoảng cách hàng từ 80 cm xuống khoảng cách hàng 45 cm, ởmật độ 12 cây/m2 năng suất đạt 80 tạ/ha, tỷ lệ đổ là 7%, ở mật độ 15 cây/m2 năngsuất đạt 88 tạ/ha, tỷ lệ đổ là 12% Như vậy ở cung một mật độ gieo trồng thìkhoảng cách hàng hẹp đã có ảnh hưởng tích cực đến việc tăng năng suất hạt vàcho tỷ lệ cây bị đổ thấp hơn Nếu tăng mật độ lên 20 cây/m2 thì năng suất vẫn đạt9,4 tạ/ha đồng thời tỷ lệ đổ tăng 19%, tiếp tục tăng các mật độ cây cao hơn nữanăng suất hạt hầu như không tăng thập chí còn giảm và tỷ lệ đổ tăng

Theo Barbieri et al (2000) đã công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng

khoảng cách hàng x hàng với mức cung cấp đạm đến sự hấp thu bức xạ mặt trời,

số hàng hạt, năng suất hạt ở ngô chỉ được làm đất tối thiểu, với khoảng cách hànggieo là 0,35 và 0,7 m ở các mức đạm 0, 120, 140 (kg N/ha) với 2 giống ngô làDekalb 636 và Dekalb 639 Mật độ cây thu hoạch là cố định ở tất cả các côngthức xử lý trong thời gian 2 năm 1995 - 1996 đến 1996 - 1997 Mức đạm thấplàm giảm số hạt và năng suất, trong khi đó khoảng cách hàng hẹp (0,35m) đã làmtăng số hạt/đơn vị diện tích và năng suất hạt thực thu là có ý nghĩa Trung bìnhkhoảng cách hàng hẹp đã tăng 14,5% số hạt và 20,5% năng suất Tuy nhiên sự

Trang 27

tăng này rõ rệt hơn ở khoảng cách hàng hẹp trong điều kiện đạm thấp Kết quả đãchỉ ra rằng năng suất ngô tăng từ 27% - 46% khi gieo ở khoảng cách hàng hẹptrong trưởng hợp ngô bị thiếu đạm thì việc thu hẹp khoảng cách gieo cần thiết đểcho năng suất cao hơn so với khoảng cách gieo truyền thống

Theo Sener et al (2004), tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiên cứu khoảng cách cây tối

ưu (từ 10, 12,5, 15, 17,5 và 20cm) đối với các giống ngô lai thường phầm,khoảng cách hàng là như nhau: 70cm, bón phân 2 lần: Lần 1 lượng phân bón là

90 kg/ha N-P-K trước khi gieo và lần 2 bón thúc lượng 180 kg/ha, theo đó ảnhhưởng tương tác giữa giống ngô lai và khoảng cách cây đến chiều dài bắp vànăng suất hạt là có ý nghĩa Năng suất hạt cao nhất ở giống ngô Pioneer 3223 là11,718 kg và ở giống Dracma là 11,180 kg ở khoảng cách cây x cây là 15 cm.Theo Chanika and Supachai (1997) cho thấy: Mật độ khoảng cách gieo đốivới ngô đường và ngô nếp ở Thái Lan là 50.000 đến 60.000 cây/ha, khoảng cách

70 x 50 cm, 2 - 3 cây/hốc, với giống ngô lai mật độ là 118.000 cây/ha, khoảngcách 50 x 50 cm gieo 3 cây/hốc

Việc tăng năng suất ở khoảng cách hàng hẹp so với hàng rộng, đặc biệt ở mật

độ cao đã được giải thích là do dự tiếp nhận năng lượng mặt trời tốt hơn, giảm sựbốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển do thân lá sớm che phủ mặt đất TheoDenmead et al (1962) tính toán cho rằng: Với cùng mật độ thì năng lượng choquang hợp sẽ lớn hơn 15 - 20% khi giảm khoảng cách hàng từ 102 cm xuống 60

cm và tỷ lệ bức xạ thật ở mặt đất so với trên cây trồng giảm khi khoảng cách hàngtăng, năng suất và hiệu suất sử dụng nước tăng khi khoảng cách hàng giảm

Mật độ trồng được nghiên cứu từ khá sớm, với mỗi giống khác nhau thìmật độ trồng cũng được nghiên cứu khá tỷ mỉ Mật độ là yếu tố dễ tác động nhấtđến khả năng sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và quyết địnhđến năng suất của cây ngô Do đó mức tăng năng suất của ngô khi có tưới phụthuộc vào cả mật độ gieo trồng có liên quan với độ chiếu sáng khác nhau cũngnhư với cường độ quang hợp khác nhau Vì vậy mà xác định mật độ trồng phùhợp cho từng giống ngô và ở từng điều kiện canh tác là rất cần thiết

2.3.2 Một số kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô tại Việt Nam

Theo Võ Đình Long (1968): Ở miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóngmật độ gieo phù hợp cho ngô thường là từ 30.000 đến 80.000 cây/ha, khoảngcách giữa các hàng từ 0,6 đến 1 m, khoảng cách giũa các cây là từ 0,25 - 0,4 m

Trang 28

Do Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, trải dài 15 vĩ độ cónhiều khu vực cót tiểu vùng khí hậu khác nhau nên thời vụ trồng ngô rất khácnhau Tùy từng điều kiện khí hậu thời tiết từng vùng, đất đai, cơ cấu giống câytrồng và tập quán canh tác để bố trí mật độ cây trồng hợp lý Các nghiên cứu vềmật độ gieo trồng ngô ở nước ta đã được nghiên cứu cách đây khá lâu Các giốngngô lai mới nói chung có khả năng chịu mật độ cao hơn các giống thụ phấn tự do

và các giống ngô lai được tạo ra trước đây Nhìn chung, các giống ngắn ngày,thân chắc, chống đổ tốt, góc lá hẹp có thể trồng được ở mật độ cao và ngược lại.Theo tác giả Trần Hồng Uy và Jean (1966) đối với sản xuất ngô đông trênnền đất ướt làm bầu đạt ra ruộng với mật độ 50.000 - 55.000 cây/ha với khoảngcách 70 x 25 cm là thích hợp nhất để cây ngô nhận được nhiều ánh sáng

Theo Ngô Hữu Tình (1995) cho thấy giống ngô thụ phấn tự do TSB2 từ mật

độ 4 - 8 vạn cây/ha cho thấy mật độ cho năng suất cao là từ 5,7 - 7 vạn cây/ha.Ứng với khoảng cách 70 cm x 25 cm x 1 cây và 70 cm x 20 cm x 1 cây

Theo hai tác giả Nguyễn Công Thành và Dương Văn Chín (1994) giữ sốcây/ha cố định 50.000 cây/ha nhưng thay đổi khoảng cách giữa các hàng tàothuận lợi cho trồng xen, ảnh hưởng tới năng suất bắp Trồng hàng kép (10 - 150cm) làm giảm năng suất bắp so với giống đối chứng trồng hàng đơn (80 – 80cm) Hai mức hàng kép (30 - 130 cm) và (50 - 110 cm) không làm giảm năngsuất so với trồng hàng đơn

Theo Phạm Thị Rịnh và Nguyễn Thế Hùng (1995) mật độ trồng hợp lý chocác giống ngô ngắn ngày là từ 57.000 - 61.000 cây/ha, các giống trung ngày vàdài ngày là từ 45.000 - 55.000 cây/ha Ở điều kiện nông dân trồng ngô thuần DK-

888 với mật độ thích hợp 53.000 cây/ha đầy đủ điều kiện thâm canh cho hiệu quảkinh tế cao hơn trồng thưa 37.000 cây/ha, ăng suất cao hơn từ 9 - 20%/ha

Theo Hoàng Hà (1996): Các nghiên cứu về mật độ và phân bón ở nước ta

đã được nghiên cứu cách đây khá lâu Những năm 1984 - 1986 trung tâm nghiêncứu ngô Sông Bôi đã trồng giống ngô MSB49 với mật độ 9,52 vạn cây/ha (70 x15cm), 7,12 vạn cây/ha (70 x 20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70 x 25cm), với 3 mứcphân bón cho kết quả khác nhau: Ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón120N : 80P2O5 : 40K2O cho năng suất cao (55,30 tạ/ha) và mật độ 5,7 vạn cây/hacho năng suất thấp nhất Tuy nhiên sự sai về công thức không đáng kể, cùng vớinhiều thí nghiệm ở cây thụ phấn tự do ở thời kỳ đó cũng theo chỉ dẫn của

Trang 29

CIMMYT, trung tâm nghiên cứu Sông Bôi và sau này là viện nghiên cứu ngô đã

ra qui trình trồng ngô 4,8 - 5,7 vạn cây/ha, tùy theo từng giống ở các tỉnh phíabắc và từ 5,3 - 6,2 vạn cây/ha ở phía nam với khoảng cách 70 cm Đây cũng làquy trình mà ngành nông nghiệp ban ra trước đây

Từ năm 2006 Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã ban hành Hướng dẫn quy trình

kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc Trong

đó khuyến cáo các giống dài ngày nên trồng với mật độ 5,5 - 5,7 vạn cây/ha, cácgiống ngắn ngày và trung ngày nên trồng với mật độ là 6,0 - 7,0 vạn cây/ha vớikhoảng cách là 60 – 70 cm Nhiều nơi bà con nông dân trồng chưa đúng vớikhuyến cáo, có nơi chỉ đạt 3 vạn cây/ha (một sào Bắc Bộ chỉ đạt 1.200 - 1.300cây) Đây là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất của nước ta chỉ đạt 30 - 40%tiềm năng trong thí nghiệm (trong thí nghiệm nhiều giống cũng đã đạt 12 - 13tấn/ha) (Phan Xuân Hào, 2007) Trên cả nước chỉ có An Giang đạt năng suấttrung bình 7,5 - 7,8 tấn/ha trên diện tích 1.000 ha từ năm 2000 đến nay

Theo Đinh Văn Phóng và cs (2013) cho thấy trồng giống ngô lai trungngày C.P.333 với khoảng cách hàng 50cm, mật độ thích hợp nhất là 7 vạn cây/ha

Ở mật độ, khoảng cách hàng này, ngô cho chỉ số diện tích lá cao nhất, ít sâu bệnhhại, năng suất cao hơn so với trồng ở các mật độ khác trong cả hai mùa vụ

Theo Dương Thị Nguyên (2011) Kết quả nghiên cứu vụ Xuân và Thu năm

2010 trên tổ hợp lai IL3 x IL6 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Sơn Dương Tuyên Quang, Chợ Mới - Bắc Kạn cho thấy mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảngcách hàng 50 cm và cây cách cây 28 cm thích hợp cho tổ hợp lai IL3 x IL6 Vớimật độ khoảng cách này tạo cho quần thể ngô đạt đến mức độ tối ưu trong tiếpnhận ánh sáng mặt trời và nhiệt độ, tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng pháttriển tốt Thời gian sinh trưởng trung bình trong vụ Xuân là 111 ngày, vụ Thu là

-98 ngày; khả năng chống chịu tốt với bệnh khô vằn; chống chịu khá với sâu đụcthân và bệnh đốm lá; năng suất thực thu đạt cao nhất (dao động từ 82,34 - 86,23tạ/ha), vượt đối chứng từ 16,8-18,9%

Theo Ngô Hữu Tình (1995) nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồngngô những năm 1992 - 1994 ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Bắc Thái, Cao Bằng,

Hà Giang, của viện nghiên cứu ngô đã chỉ ra rằng: với giống TSB-2 trồng từ mật

độ 4 vạn cây đến 8 vạn cây/ha thì mật độ cho năng suất cao là từ 5,7 vạn đến 7,0vạn cây/ha với khoảng cách 70 cm x 25 cm x 1 cây và 70 cm x 20 cm x 1 cây

Trang 30

Nghiên cứu về Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm bón đến sinhtrưởng và năng suất ngô trên đất dốc Yên Minh - Hà Giang năm 2011 của Hà ThịThanh Bình,(2011) kết luận: trong vụ Xuân hè 2010 với giống ngô lai NK4300với 3 mật độ 6,94; 7,93; 9,2 vạn cây/ha và 4 mức đạm bón 90; 120; 150; 180kgN/ha, trên nền 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/1 ha dạng phân viên NPK nén trên đấtdốc huyện Yên Minh - Hà Giang cho kết luận sau: Trên đất dốc Yên Minh vớigiống ngô NK4300 năng suất ngô đạt cao nhất ở mật độ 9,2 vạn cây/ha Chênhlệch năng suất giữa các mật độ rất đáng tin cậy ở mức xác suất 95%

Trên đất xám bạc màu Bắc Giang trồng giống ngô lai trung ngày CP333 ởmật độ 7 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 50 cm là thích hợp nhất Ở mật độ vàkhoảng cách này trên cùng nền phân bón (10 tấn phân chuồng + 135 N + 90

P2O5+ 100 K2O)/1 ha không ảnh hưởng đến chiều cao cây và số lá/cây nhưng có

xu hướng tạo LAI tốt hơn khi trồng mật độ này với khoảng cách hàng trồng 70

cm, lại ít bị sâu bệnh hại nên các yếu tố cấu thành năng suất đạt tối ưu, cho năngsuất hạt cao hơn rõ so với mật độ trồng 5 vạn cây/ha

Nghiên cứu về ảnh hưởng giữa các mức đạm và mật độ trồng đến một sốchỉ tiêu sinh lý, năng suất của giống ngô nếp HUA518 do Vũ Văn Liết và cộng

sự, (2013) kết luận rằng: Với lượng đạm bón 190 kg N/ha kết hợp với 90 kg P2O5

và 70 kg K2O và mật độ trồng hợp lý từ 5,7 - 6,1 vạn cây/ha tương ứng vớikhoảng cách trồng 70 x 25 và 65 x 25 cm) trong vụ thu đông và vụ xuân chonăng suất cao nhất đạt từ 10,2 - 10,8 tấn bắp tươi/ha

Gần đây các nghiên cứu của viện nghiên cứu ngô đã nhận thấy với cácgiống ngô mới chịu thâm canh thì trồng ở mật độ 5,7 vạn cây/ha trong điều kiệnthâm canh khá là chưa phù hợp mà còn có thể chịu được mật độ cao hơn Khigiống ngô lai ngắn ngày, chịu thâm canh, có tiềm năng năng suất cao được đưavào trồng phổ biến trong sản xuất càng khẳng định rằng: tăng mật độ và thu hẹpkhoảng cách hàng là biện pháp canh tác năng suất ngô lai hiệu quả

Theo Phan Xuân Hào (2007) tiếp tục các nghiên cứu để tìm ra mật độ,khoảng cách trồng ngô nhằm đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất VụXuân 2008 viện nghiên cứu Ngô đã nghiên cứu các khoảng cách khác nhau đốivới 5 giống ngô LVN4, LVN10, LVN14, LVN99 và LVN184 trên cùng mật độtrồng 7,58 vạn cây/ha Các giống LVN4, LVN10 cho năng suất cao nhất ởkhoảng cách (70, 50) x 22 cm (6,54 tấn và 8,53 tấn/ha), các giống ngô LVN99,LVN184, LVN14 cho năng suất cao nhất ở khoảng cách 60 x 22 cm (9,45 tấn/ha,8,41 tấn/ha và 10,45 tấn/ha)

Trang 31

Các kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Namđều phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thế giới Các giống ngô lai mới hiện nayphù hợp với mật độ trồng dày và giảm khoảng cách giữa các hàng ngô Khi trồnghàng hẹp, đặc biệt là ở mật độ cao, kéo theo khoảng cách cây trong hàng rộnghơn, nhờ vậy chúng nhận được ánh sáng nhiều hơn, giảm tối đa sự cạnh tranhdinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng khác Khoảng cách giữa các hàng hẹp cũnghạn chế sự xói mòn đất và rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại và bốc hơi nước

do đất sớm được che phủ Thu hẹp khoảng cách hàng, tăng mật độ trồng hiệnđang được xem là biện pháp canh tác nâng cao năng suất ngô hiệu quả

Hiện nay xu hướng tăng mật độ trồng ngô ở Việt Nam là không đồng đềugiữa các vùng đất bằng và khi canh tác trên đất dốc Mật độ trồng ngô hiện nayvới giống ngô có thời gian sinh trưởng dài ngày là từ 5,5 - 5,9 vạn cây/ha, giốngngô trung ngày từ 6 - 6,5 vạn cây/ha và giống ngô ngắn ngày từ 7 - 9 vạn cây/ha

Xu hướng chung là trồng ngô mật độ dày hơn nhờ công nghệ ra đời các giống cóthời gian sinh trưởng ngắn, hình thái trung bình, góc lá hẹp kết hợp với kỹ thuậttrồng ngô hàng hẹp đã làm năng suất và sản lượng ngô trên diện tích đất canh tác

2.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TẠI LAI CHÂU

Lai Châu là tỉnh miền núi nằm biên giới phía Tây bắc của Việt Nam, mớiđược chia tách từ năm 2004 Tỉnh có diện tích tự nhiên là 9.068,77 km2 có265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, dân số của tỉnh trên 42 vạnngười; có 20 dân tộc anh em chung sống (dân tộc thiểu số chiếm 87%, một sốdân tộc chỉ có ở Lai Châu với bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú như La Hủ, SiLa), với 85% dân số sinh sống bằng nghề nông nghiệp Trong những năm quađược Đảng và Nhà nước đầu tư xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều chương trìnhnhư: 135, 134, 167, 102, chương trình 30a và nhiều chương trình khác đã giúpngười dân cơ bản thoát khỏi đói nghèo, một số nông dân đã vươn lên làm giàu,tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 vẫn còn 38,82% (trong đó: thành thị 13%,nông thôn 46,68%)

Lai Châu có địa hình chia cắt, trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m,hơn 90% diện tích có độ dốc trên 250 Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là84.209,3 ha, chiếm 9,28% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng ngô trên22.150 ha Khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc như ngày nóng,đêm lạnh, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC - 23ºC, lượng mưa bình quânnăm từ 2.500 - 2.700 mm phân bố không đều ít chịu ảnh hưởng của bão, là vùngđầu nguồn và phòng hộ của Sông Đà

Trang 32

Diện tích trồng ngô chủ yếu trên đất dốc nên khả năng giữ ẩm kém, rửa trôimạnh làm đất bị thoái hóa, bạc màu gây ảnh hưởng đến năng suất ngô Sản xuấtngô trên địa bàn tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào nước trời nên hàng năm phần lớndiện tích chỉ trồng được 1 vụ vào mùa mưa (vụ Xuân hè).

Bảng 2.4 Diện tích, sản lượng ngô tại tỉnh Lai Châu

Năm Diện tích Năng suất Sản lượng

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Diện tích trồng ngô ở tỉnh Lai Châu có xuhướng tăng dần từ 19.440 ha năm 2010 đến 22.150 ha năm 2014 Năng suất ngôtrên địa bàn tỉnh Lai Châu tăng nhẹ từ 25,55 tấn/ha năm 2010 lên 28,05 tấn/hanăm 2014 Sản lượng ngô của tỉnh Lai Châu biến động từ 49.660 tấn đến 62.130tấn, trong vòng 5 năm sản lượng ngô của Lai Châu tăng 12.470 tấn Dự kiến khi

áp dụng những giống ngô mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt sẽ đưanăng suất và sản lượng ngô của địa phương ngày một tăng lên

Cơ cấu mùa vụ: Với đặc điểm khí hậu thuận lợi tuy nhiên đất đai bị chia cắt

và không chủ động tưới tiêu trong nông nghiệp vì vậy mà cơ cấu mùa vụ cũng có

sự khác nhau giữa các vùng như thời vụ, giống và kỹ thuật trồng

Thời vụ: Đối với diện tích ngô xuân hè và ngô thu đông thời vụ gieo trồng

ngô khá linh hoạt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (mưa đầu vụ xuân) do đókhông đồng nhất giữa các vùng sản xuất Đối với sản xuất vụ ngô đông trên đất 2

vụ lúa, thời vụ là yếu tố quyết định đến năng suất ngô, để đảm bảo thời vụ sảnxuất ngô đông cần có kế hoạch và chỉ đạo thời vụ và cơ cấu giống lúa trong vụmùa để đảm bảo thời gian thu hoạch lúa mùa kết thúc trong tháng 9, trong thực tế

Trang 33

chỉ có 30 - 35% diện tích ngô đông đáp ứng được yêu cầu về thời vụ, phần lớndiện tích ngô đông của các huyện, thành phố được gieo từ 5 - 10/10 đây là mộttrong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng suất ngô trồng vụ đông của LaiChâu thấp (trỗ cờ phun râu và chín trong nền nhiệt độ thấp).

+ Vụ ngô xuân hè (từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm): Đây là vụ sản xuấtchính trong năm với diện tích 18.500 - 19.000 ha, chiếm 85 - 87% tổng diện tíchgieo trồng cả năm Diện tích trồng ngô chủ yếu trên đất dốc nên khả năng giữ ẩmkém, rửa trôi mạnh, làm đất bị thoái hóa, bạc màu gây ảnh hưởng đến năng suất.Các giống ngô gieo trồng chủ yếu là các giống ngô lai có thời gian sinh trưởngtrung ngày, năng suất khá, chịu hạn tốt như LVN10, LVN14, CP 989, CP999,NK4300, CP 333,… Năng suất ngô vụ Xuân bình quân đạt 27 - 31 tạ/ha, sảnlượng hàng năm đạt 52.500 - 60.000 tấn chiếm 90 - 95% sản lượng ngô cả năm.+ Vụ ngô thu đông (từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm): Đây là vụ sản xuấtbấp bênh kém hiệu quả, chủ yếu được trồng trên nương bãi với diện tích gieotrồng hàng năm từ 3.000 - 3.500 ha chiếm 13 - 15% diện tích cả năm Năng suấtngô bình quân đạt 28 - 29 tạ/ha/năm, sản lượng 2.300 - 2.500 tấn chiếm 13 - 15%sản lượng ngô hàng năm

+ Vụ ngô đông (từ cuối tháng 9 đến tháng 1 năm sau): diện tích ngô đôngđến nay là 150 ha chủ yếu trên đất ruộng 2 vụ lúa Đây là vụ sản xuất đòi hỏi cầnđáp ứng đồng bộ quy trình kỹ thuật từ khâu bố trí thời vụ trà lúa mùa sớm, sửdụng các giống ngô ngắn ngày và áp dụng kỹ thuật làm ngô bầu và yêu cầu lượngphân bón đầu tư thâm canh cao Năng suất ngô đông bình quân đạt 25 - 30 tạ/ha.Ngoài sản phẩm chính là ngô hạt các sản phẩm phụ như thân lá ngô được sửdụng làm chất đốt và thức ăn cho gia súc trong mùa đông

Giống ngô: Cơ cấu giống ngô trong thời gian qua có những chuyển dịch

mạnh mẽ, nhiều giống ngô mới có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chịuhạn, chống đổ tốt, năng suất cao được đưa vào sản xuất, thay thế dần các giốngngô địa phương năng suất thấp như giống ngô như CP989, CP999, CP333,LVN10, NK 4300, chiếm trên 65% diện tích Tuy nhiên tại một số xã vùng cao

do điều kiện kinh tế, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống cungứng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp (giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV)chưa phát triển dẫn đến việc người dân thường sử dụng các giống địa phương cónăng suất thấp làm giống Hiện nay hầu hết các giống ngô mới thường phù hợp

Trang 34

trồng ở vùng thấp, có điều kiện thâm canh (độ cao dưới 1.000 m so với mực nướcbiển), các giống này khi trồng ở độ cao từ 1.000 m trở lên có thời gian sinhtrưởng kéo dài 10 - 15 ngày đặc biệt là vào vụ thu đông và vụ đông so với đặcđiểm giống, cây cao, năng suất thấp, không ổn định.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô trên địa bàn tỉnh còn khá nhiều hạn chế tậptrung chủ yếu vào mật độ trồng còn thấp, khoảng cách giữa các hàng và các cây

là chưa đều vẫn còn hiện tượng bổ 1 hốc từ 2 - 4 cây Phần lớn diện tích trồngngô là đất đồi dốc nên dễ bị rửa trôi và xói mòn Dinh dưỡng ít được bổ sung vàlượng cung cấp chưa đáp ứng nhu cầu của cây Các biện pháp che phủ và xencanh ít được thực hiện đồng thời trồng mật độ không hợp lý đẫn đến mức độ xóimòn dinh dưỡng cao ảnh hưởng tới năng suất

+ Mật độ và khoảng cách: Mật độ và khoảng cách trồng trên các địa hìnhtrồng ở khu đất bằng và khu đất dốc đều có sự khác nhau khá rõ ràng: Sản xuấtngô trên đất bằng (trên chân ruộng 1 vụ): Mật độ trung bình 4,7 - 5,7 vạn cây/ha(cây x cây 70 cm, hàng x hàng 25 - 30 cm) Sản xuất ngô trên đất dốc (trên đấtnương bãi): Mật độ trung bình 5,0 - 5,5 vạn cây/ha (cây x cây 100 cm, hành xhàng 75 - 100 cm) Số lượng cây/ha có thể đảm bảo song khoảng cách giữa cáccây không đảm bảo đặc biệt là ở các xã vùng cao, người dân thường có thói quengieo nhiều cây/hốc (4 - 5 cây/hốc) và khoảng cách giữa các hốc thưa do đó dẫnđến tình trạng bắp nhỏ, năng suất thấp

+ Phân bón: Ngô là cây trồng có nhu cầu đầu tư phân bón cao, song thực tếlượng phân bón hiện tại sử dụng trong canh tác còn thấp, đối với diện tích ngôtrên đất đồi dốc người dân chủ yếu lợi dụng độ phì của đất, lượng bón vô cơ mớichỉ đạt 30 - 40% yêu cầu chủ yếu là bón lót phân NPK với lượng 300 – 500kg/ha Đối với diện tích ngô trên đất nương bãi và đất 2 vụ lúa lượng phân bón đãđáp ứng được 70 - 75% nhu cầu phân đạm song lượng phân hữu cơ và phân Kalitương đối thấp

Từ những thực tế sản xuất trên của địa phương cho thấy rằng cần thiết phải

áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, kỹ thuật canh tác để phát huy hếttiềm năng của giống, thay đổi nhận thức trong cách nghĩ, cách làm của bà con đểđem lại hiệu quả kinh tế nhất cho bà con

Trang 35

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm được bố trí tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnhLai Châu

- Địa điểm 1: Bản Tả Sin Chải (trồng trên đất dốc 350)

- Địa điểm 2: Bản Căng Đắng (trồng trên đất bằng độ dốc 50)

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Tháng 3 đến tháng 7 năm 2015

3.3 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

LVN10 là giống ngô lai đơn do Viện nghiên cứu Ngô tạo ra, đã được BộNông nghiệp và PTNT công nhận là giống quốc gia Giống có đặc điểm: Thờigian sinh trưởng: vụ xuân từ 125 - 130 ngày; vụ thu đông từ 90 - 100 ngày Hạt

to, lõi nhỏ, hạt đóng múp đầu Dạng hạt nửa đá, màu đỏ da cam, đẹp Thích ứngrộng, chịu hạn rất tốt Năng suất từ 55 - 60 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 80 - 85 tạ/ha.CP333 là giống ngô lai kép do Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Namnhập nội từ Thái Lan, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gianăm 2009 Giống CP333 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín sớm, từ 90 -

100 ngày Giống có độ đồng đều cao, tán lá đứng, gọn, chống đổ tốt, chịu hạn vàrét khá, ít nhiễm sâu bệnh, hạt dạng bán đá có màu vàng cam Năng suất từ 65 -

75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 85 - 95 tạ/ha

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý củagiống ngô LVN10 và CP333 ở vụ xuân hè trong điều kiện canh tác bằng nướctrời tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu hình thái, các yếu tố cấuthành năng suất và năng suất của giống ngô LVN10 và CP333 ở vụ xuân hètrong điều kiện canh tác bằng nước trời tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu,tỉnh Lai Châu

- Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giốngngô LVN10 và CP333 ở vụ xuân hè trong điều kiện canh tác bằng nước trời tại

xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Trang 36

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Thiết kế thí nghiệm

Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot với 3 lần

nhắc lại, trong đó nhân tố ô lớn là giống, nhân tố ô nhỏ là mật độ trên nền phânbón (Phân chuồng 800 kg, 150 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O)/1 ha

Công thức thí nghiệm: thí nghiệm 2 yếu tố

Yếu tố 1: Mật độ trồng gồm 5 mức

M1: 4,5 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 34 cm;

M2: 5,5 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 28 cm;

M3: 6,5 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 24 cm;

M4: 7,5 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 21 cm;

M5: 8,5 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 cm x 18 cm

Yếu tố 2: Giống ngô gốm 2 loại

G1: LVN10

G2: CP333

Thí nghiệm có 10 công thức với 3 lần nhắc lại Diện tích ô thí nghiệm nhỏ

là 14 m2 Tổng diện tích thí nghiệm là 420 m2 chưa tính dải bảo vệ

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Dải bảo vệ NLI M1G1 M2G1 M3G1 M4G1 M5G1 M1G2 M2G2 M3G2 M4G2 M5G2

NL2 M1G1 M2G1 M3G1 M4G1 M5G1 M2G2 M3G2 M4G2 M5G2 M1G2 Dải

BV

NL3 M1G2 M2G2 M3G2 M4G2 M5G2 M1G1 M2G1 M3G1 M4G1 M5G1

Dải bảo vệ

Trang 37

3.5.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác

và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp

và PTNT

*Chỉ tiêu sinh trưởng

+ Thời gian mọc: Số ngày từ gieo hạt đến khi có 50% số có bao lá mầm lênkhỏi mặt đất

+ Thời gian trỗ cờ: Số ngày từ gieo đến khi 50% số cây trên ô thí nghiệm cóbông cờ thoát khỏi bẹ lá trên cùng

+ Thời gian phun râu: Số ngày từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô thínghiệm phun râu

+ Thời gian chín sinh lý: Số ngày từ gieo đến khi có trên 75% cây có lá bịkhô hoặc chân hạt có chấm đen

- Chiều cao cây (cm): Đo 10 cây trên hai hàng ở giữa các công thức, đo mỗi tuần

Đo ở các thời kỳ 7 - 9 lá thật, trước trỗ cờ 15 ngày và thời kỳ chín sữa.Công thức: S = Dt b x R tb x k x Σ s ố lá

+ Dtb: là chiều dài trung bình của tất cả các lá trên cây

+ Rtb: là chiều rộng của tất cả các lá trên cây

+ Hệ số k = 0,75

Trang 38

- Chỉ số diện tích lá (LAI) được tính theo công thức

LAI (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá/cây x số cây/m2

- Lượng chất khô tích lũy: Lấy mẫu ở thời kỳ 7 - 9 lá, xoắn nõn, chín sữa.Mỗi ô lấy 1 cây điển hình, tách các bộ phận, cân tươi, chẻ nhỏ, đem sấy khô đếnkhối lượng không đổi để cân trọng lượng chất khô

*Chỉ tiêu hình thái bắp

Chiều dài bắp: Đo từ đầu đến múp bắp

Chiều dài đuôi chuột: Phần không có hạt đến múp bắp

Đường kính bắp: Đo giữa bắp

Đường kính lõi: Đo giữa lõi

*Các yếu tố cấu thành năng suất

- Tỷ lệ bắp/cây = (Số bắp thu hoạch/ số cây thu hoạch) x 100

- Số hàng hạt/bắp: Đếm số hàng/bắp

- Số hạt/hàng: Đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình/bắp

- Khối lượng 1000 hạt (gram): Cân mẫu ở ẩm độ 14%

Lấy mỗi mẫu P1, P2 là 500 hạt nếu chênh lệch giữa hai mẫu < 5% thì khốilượng 1000 hạt = P1 + P2 Nếu chênh lệch lớn hơn thì phải đếm lại

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha)

NSLT= RE x KR x EP x P1000 hạt x D/108

Trong đó: RE: số hàng hạt/ bắp

KR: Số hạt/ hàng EP: Tỷ lệ bắp/ cây

Trang 39

*Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và các yếu tố ngoại cảnh

a) Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại: Phương pháp điềutra và phát hiện sâu, bệnh hại theo tiêu chuẩn của Chi cục Bảo Vệ thực vật

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính: sâu xám, sâu đục thân, sâu đục bắp,bệnh thối đầu bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá,

Mức độ gây hại của sâu, bệnh (%) = (Số cây bị sâu bệnh hại/tổng số câytrong ô thí nghiệm) x 100

Bệnh đốm lá (%): Được tính bằng số cây bị hại/tổng số cây trong ô thínghiệm Cho điểm theo thang điểm từ 1 - 5

b) Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận:

- Tỷ lệ đổ gốc (%): Cây bị đổ nghiêng một góc > 300 so với phương thẳngđứng

- Tỷ lệ gãy thân (%): Cây bị gãy ngang thân phía dưới bắp hữu hiệu

* Hiệu quả kinh tế

+ Tổng thu = Năng suất x giá bán

+ Tổng chi = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

+ Chi phí vật chất = Giống+ Phân bón + Thuốc BVTV + Thuốc trừ cỏ+ Thu nhập thuần (TNT) = ∑Thu - Chi phí vật chất (không gồm tiền công).+ Giá trị ngày công (GTNC) = Thu nhập thuần/số ngày công lao động.+ Lãi thuần = ∑Thu - ∑Chi

* Quy trình canh tác

- Kỹ thuật làm đất: Chọn đất đồng đều, cầy bừa kỹ, nhắt sạch cỏ

- Kỹ thuật gieo: Rạch hàng sâu 7 - 10 cm theo đúng khoảng cách thí nghiệm

và tiến hành gieo hạt, sau khi rạch hàng xong bón phân và lấp đất dày 3 - 5 cmrồi mới gieo hạt Mỗi hốc gieo 1 - 2 hạt, sâu từ 3 đến 4 cm Khi ngô 3 - 4 lá tiếnhành tỉa lần 1, đến 5 - 6 lá tỉa lần 2, chỉ để lại mỗi hốc 1 cây

- Phòng sâu xám bằng thuốc sâu Vibasu 10H rắc vào đất trước khi gieo hạtvới lượng 15 g/ô

* Phân bón: Lượng phân bón cho 10.000 m2 như sau:

Phân chuồng 800 kg, 150 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O

Trang 40

Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/4 đạm

+ Bón thúc lần 1: Khi cây ngô 3 - 4 lá; bón 1/4 lượng đạm và 1/2lượng kali

+ Bón thúc lần 2: Khi cây ngô 7 - 9 lá; bón 1/2 lượng đạm và 1/2 kali

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

+ Xới vun sau mỗi lần bón thúc

+ Bắt sâu xám khi xuất hiện cây bị hại

+ Khi ngô được 9 - 10 lá rắc 4 - 5 hạt thuốc ViBam 5H vào nõn để phòng trừ sâu đục thân và sâu đục bắp

Ngày đăng: 14/02/2019, 21:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Babu K. S., Mitra S. K. (1999). “Effect of plant density on grain yield of Maize during rabi for season”, Madras Agricultural Journal 6. pp. 290 - 292 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of plant density on grain yield of Maizeduring rabi for season
Tác giả: Babu K. S., Mitra S. K
Năm: 1999
22. Barbieri P.A., Sainz H.R.,Andarde F.H., Echeverria H. E (2000). “Row spacing efect at diferent levels of Nitrogen availabity in Maize”, Agronomy Joumal, 92 (2). Literature Upterature on Maize, Vol. 6. CIMMYT: 383-288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Row spacingefect at diferent levels of Nitrogen availabity in Maize
Tác giả: Barbieri P.A., Sainz H.R.,Andarde F.H., Echeverria H. E
Năm: 2000
24. Chanika Lamsupasit and Supachai Kaewmeechai (1997). A guidebook for field crop productinon in Thailand, Field crops Raseach institute Department ò Agricultrre – Ministri of Agriculture and Cooperatives, Bangkok, Thailand: 6 25. Chaudhry G. A., Khan M. A. (2003), “Effect of nitrogen, photphorus and plantpopulation on grain yield of dryland maize”, Asean Journal of plant sci. 2 (10), 1989. pp. 800-803 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of nitrogen, photphorus and plantpopulation on grain yield of dryland maize
Tác giả: Chanika Lamsupasit and Supachai Kaewmeechai (1997). A guidebook for field crop productinon in Thailand, Field crops Raseach institute Department ò Agricultrre – Ministri of Agriculture and Cooperatives, Bangkok, Thailand: 6 25. Chaudhry G. A., Khan M. A
Năm: 2003
27. Prasad T. V. R., Krishnamarthy K. (1990). “Canopy and growth differences in maize genotypes in relation to plant densities and nitrogen levels, Mysore”, Journal of Agricultural Science, 24: 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canopy and growth differences inmaize genotypes in relation to plant densities and nitrogen levels, Mysore
Tác giả: Prasad T. V. R., Krishnamarthy K
Năm: 1990
30. Sener O., Gozubenli H., Konuskan O., Kiline M. (2004). “The effects of intra - row spacing on the grain yield and some agronomic characteristics of maize hybrids”, Asian Journal of Plant Sciences. 3 (4). pp. 429-432 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of intra -row spacing on the grain yield and some agronomic characteristics of maizehybrids
Tác giả: Sener O., Gozubenli H., Konuskan O., Kiline M
Năm: 2004
31. Sprague G. F. and Tatum L. A. (1942). “General versus specific combining ability in single crosses of maize”, Am J. Soc. Agro, 43. pp. 9 - 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: General versus specific combining abilityin single crosses of maize
Tác giả: Sprague G. F. and Tatum L. A
Năm: 1942
32. William D., Widdicombe, Kurt D. (2002), “Row width and plant density effects on corn grain production in the northern corn belt”, Agronomy Journal, 94. pp.1020-1023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Row width and plant density effectson corn grain production in the northern corn belt
Tác giả: William D., Widdicombe, Kurt D
Năm: 2002
1. Bùi Mạnh Cường (2013). Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống ngô lai chống đổ, chịu hạn nhằm tăng năng suất, sản lượng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 - 6/9/2013 tại Hà Nội. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 393 - 401 Khác
2. Châu Ngọc Lý và Lê Quý Kha (2013). Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2016. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 – 6/9/2013 tại Hà Nội. NXB Nông nghiệp: tr. 364 - 373 Khác
3. Dương Thị Nguyên (2011). Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tỏ hợp ngô lai và biện pháp kỹ thuật cho tổ hợp lai triển vọng phục vụ sản xuất ngô vùng Đông Bắc. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên Khác
4. Đỗ Tuấn Khiêm và Trần Trung Kiên (2005). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô chất lượng Protein cao vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2005. tr.23 - 26 Khác
5. Hoàng Văn Vịnh và Phan Thị Vân (2013). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 107 (07). tr. 57 - 61 Khác
6. Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Xuân Mai, Thiều Thị Phong Thu, Vũ Duy Hoàng, Nguyễn Mai Thơm và Nguyễn Thị Phương Lan (2011). Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm bón đến sinh trưởng và năng suất ngô trên đất dốc Yên Minh - Hà Giang. Tạp chí KH &amp; PT Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. (5). tr. 20 – 25 Khác
7. Krugiulin A. X. (1988). Đặc điểm sinh học và năng suất cây trồng được tưới nước. (Hà Học Ngô và Nguyễn Thị Dần dịch). NXB MIR MATXCOVA. (11).tr.84 – 89 Khác
8. Lương Văn Vàng (2013). Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 - 6/9/2013 tại Hà Nội.NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 345 – 353 Khác
9. Mai Xuân Triệu (2013). Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh giai đoạn 2011 – 2013. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 - 6/9/2013 tại Hà Nội. NXB Nông nghiệp. tr. 354 - 363 Khác
10. Mai Xuân Triệu và Vương Huy Minh (2013). Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu Ngô giai đoạn 2011 – 2013. Hội Khác
11. Ngô Hữu Tình (1995). Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng ngô trên đất ruộng một vụ (bỏ hóa) ở các tỉnh miền núi Đông Bắc. Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 30-31 Khác
12. Ngô Hữu Tình, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha và Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây ngô - Nguồn gốc đa dạng di truyền và quá trình phát triển.NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
13. Nguyễn Thị Lân, Sùng Mí Thề và Lê Sỹ Lợi (2014). Nghiên cứu lựa chọn giống ngô lai cho vùng núi đá huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 118 (04). tr. 89-94 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w