1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

31 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 10,76 MB

Nội dung

Môi trường xung quanh đối với trẻ nhỏ luôn thật mới mẻ và vô cùng hấp dẫn. Trẻ luôn háo hức chào đón, mong muốn tìm hiểu khám phá những gì xảy ra xung quanh trong khả năng có thể của mình. Việc tạo ra một môi trường giáo dục phong phú, đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ, đảm bảo cho trẻ có cơ hội được khám phá trải nghiệm mở rộng hiểu biết và hình thành các kỹ năng để phát triển toàn diện nhân cách.

Trang 1

UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6

Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Hoàn kiếm, Tháng 4 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC ……… …… …1

I ĐẶT VẤN ĐỀ……….….…… ….2

1 Lý do chọn đề tài ……… 2

2 Mục đích sáng kiến kinh nghiệm……… ….….…… 2

3 Đối tượng nghiên cứu……… ……2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… …2

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……… ……… ……… 3

1.Một số nội dung lý luận về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm……… …… 2

2 Những thuận lợi và khó khăn……… ……….……… 5

3 Các giải pháp thực hiện 6

3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên 6

3.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp 8

3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 10

3.4 Biện pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 12

3.5 Biện pháp 5: Xây dựng lớp điểm, Tổ chức kiến tập, Tổ chức Hội thảo đổi mới sáng tạo với chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 12

3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 13

4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13

III KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ……….…… 15

1 Kết luận 15

2 Khuyến nghị 16

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

V PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA 18

Trang 3

và hình thành các kỹ năng để phát triển toàn diện nhân cách.

Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ còn cónhiều vấn đề bất cập, một số giáo viên chưa nắm vững nguyên tắc xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường giáo dụccho trẻ chưa phù hợp, bố trí các góc chơi chưa khoa học và hợp lý dẫn đến

sử dụng môi trường giáo dục chưa đạt được hiệu quả cao

Năm học 2017-2018 Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai kế hoạch số56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 về việc Kế hoạch triển khai thực hiệnchuyên đề «Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm» giai đoạn2016-2020 ; Sở giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 4099/SGD&ĐT-GDMN ngày 21/11/2017 về việc Hướng dẫn Hội thi « Xây dựng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non » Để thựchiện tốt nhiệm vụ này tôi đã tích cực và mạnh dạn áp dụng một số biện phápcải tiến trong việc chỉ đạo giáo viên « Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻlàm trung tâm », tạo ra một môi trường cho trẻ có nhiều cơ hội được thamgia các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo từ đó tăng cường các hoạtđộng trải nghiệm, khám phá đơn giản, phù hợp để dần hình thành các phẩmchất, năng lực hoạt động ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống

Chính vì vậy mà tôi đã chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: « Một

số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm » trong năm học này

2 Mục đích sáng kiến kinh nghiệm :

Nghiên cứu và phổ biến một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiệnxây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm góp phầnnâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non

3 Đối tượng nghiên cứu :

Các biện pháp chỉ đạo và hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên xây dựng

và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

4 Nhiệm vụ nghiên cứu :

Nghiên cứu thực trạng và áp dụng các biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡnggiáo viên xây dựng và tổ chức hoạt động trong môi trường giáo dục lấy trẻlàm trung tâm - năm học 2017-2018

Trang 4

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Một số nội dung lý luận về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện

tự nhiên –xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáodục trẻ ở trường mầm non Môi trường giáo dục nhằm góp phần quan trọng

để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ

Phân loại môi trường giáo dục: Môi trường giáo dục bao gồm:

- Môi trường tự nhiên: đó là các điều kiện như không khí ánh sángnguồn nước, cây xanh…

- Môi trường xã hội: bao gồm bầu không khí giao tiếp trong trườngmầm non, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm nonvới các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác

Có một cách phân loại khác nữa, đó là người ta chia môi trường giáodục thành:

- Môi trường vật chất: bao gồm các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi,không gian phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của trẻ; tạo chotrẻ những cơ hội tốt để thỏa mãm nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện

về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và đạo đức xã hội

- Môi trường xã hội: được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội, cácmối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình Môi trường xã hộiđược nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non baogồm giao tiếp giữa cô và trẻ; giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những ngườixung quanh

Việc phân loại môi trường giáo dục có thể khác nhau song đều quantrọng đối với giáo dục mầm non Môi trường giáo dục cần phải cung ứng cácđiều kiện cần thiết để chăm sóc trẻ tốt và kích thích trẻ hoạt động một cáchtích cực qua đó nhân cách trẻ sẽ được hình thành, phát triển tốt và thuận lợi

Vai trò của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ:

- Môi trường giáo dục giúp trẻ có cơ hội tự khám phá một cách tíchcực, chủ động để trải nghiệm và phát triển toàn diện, phát huy tối ưu nhữngtiềm năng sẵn có của bản thân, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộcsống

- Môi trường giáo dục phù hợp đa dạng và phong phú sẽ gây đượchứng thú cho trẻ; góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện ,

tự tin giữa giáo viên với trẻ giữa trẻ với trẻ trong cùng lớp

- Môi trường giáo dục là nơi cung cấp kiến thức, phát triển sự hiểubiết, tình cảm, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ góp phần hình thành và pháttriển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non

- Môi trường giáo dục giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng;giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộcsống; từ đó tư duy được phát triển mạnh mẽ

Trang 5

- Môi trường giáo dục góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ Khi trẻtham gia các hoạt động học tập, vui chơi trẻ sẽ trao đổi thảo luận với bạn,với cô giáo để thống nhất về nội dung hoạt động, vì vậy môi trường giáo dục

sẽ tạo cho trẻ có cơ hội được nói ra những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng,hiểu biết và mong muốn của mình

- Môi trường giáo dục góp phần hình thành và phát triển các mối quan

hệ xã hội Khi tham gia hoạt động trong môi trường giáo dục, trẻ sẽ đượclàm quen nhiều hơn với các hành vi, khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn

bè từ đó hình thành mối quan hệ giao tiếp tích cực và bầu không khí thânthiện cởi mở

Một số định hướng đổi mới trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:

1 Xây dựng khung cảnh sư phạm trường mầm non đảm bảo xanh,

sạch, đẹp, thẩm mỹ, an toàn, thân thiện tạo được hình ảnh, phong cách, ấntượng riêng của từng trường/lớp

2 Qui hoạch thiết kế tổng thể nhà trường tận dụng các không gian đểtạo thành các khu vực cho trẻ hoạt động: vườn hoa, vườn rau, thảm cỏ, bểvầy, bể cát cho trẻ được vui chơi, khám phá, trải nghiệm

3 Môi trường giáo dục cần phù hợp với độ tuổi, đáp ứng nhu cầu,hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi vàtham gia hoạt động lao động

4 Đầu tư đồ dùng đồ chơi, tạo khu vui chơi trải nghiệm: Ngoài các đồdùng theo danh mục đồ dùng, đồ chơi do Bộ GD & ĐT qui định, khuyếnkhích các trường đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồ dùng đồ chơi tự tạo bền,đẹp, phù hợp và các đồ dùng giáo cụ thuộc lĩnh vực thực hành cuộc sống,khám phá khoa học, ngôn ngữ

5 Tăng cường cho trẻ được thao tác, trải nghiệm trong môi trườnggiáo dục, rèn khả năng độc lập, tập trung, trật tự (ngăn nắp, thứ tự, gọn gàng,cẩn thận) và phối hợp tốt Các trường có các khu vực hoạt động chung hoặcphòng hoạt động chung, đa năng nên tận dụng, thiết kế thành các phòng, khuvực hoạt động chung cho trẻ trải nghiệm ngoài lớp học, tạo thói quen chủđộng, năng động cho trẻ

6 Khuyến khích sử dụng hệ thống chỉ dẫn bằng ký hiệu khoa học, phùhợp: sơ đồ nhà trường, biểu bảng, biển báo hoặc biển chỉ dẫn các khu vựctrong nhà trường, trong lớp

Trang 6

2 Đặc điểm nhà trường và thực trạng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường hiện nay:

Nhiều giáo viên rất yêu nghề, luôn say mê tìm tòi sáng tạo, mạnh dạn

áp dụng các phương pháp đổi mới trong tổ chức xây dựng môi trường giáodục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ Những giáo viên này không ngại khó, ngạivất vả, thường xuyên tìm kiếm và cập nhật nội dung tài liệu giáo dục tiêntiến để áp dụng trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng

Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là đồng chí hiệu trưởng luôn quantâm đầu tư điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ phù hợp như 100% các lớp đượctrang bị máy tính và kết nối mạng Internet thuận lợi cho việc sử dụng Đồdung đồ chơi và các trang thiết bị dạy học thường xuyên được bổ sung hàngnăm Đó chính là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần đổi mớitrong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp giáoviên tạo ra được một môi trường giáo dục phong phú, sinh động để trẻ có cơhội được vui chơi và học tập hiệu quả

* Khó khăn:

Trang 7

- Trường có nhiều điểm lẻ, các điểm lẻ ở cách xa nhau; có điểm còn ởchung với hộ dân, lối đi nhỏ hẹp nên ảnh hưởng đến việc xây dựng môitrường, khung cảnh sư phạm và gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức cáchoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.

- Đội ngũ giáo viên nhiều đồng chí nhà xa, con nhỏ, một số giáo viênmới vào nghề nên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc

và giảng dạy cũng như công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ

2.3 Thực trạng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường hiện nay:

Đánh giá thực trạng về công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻlàm trung tâm ở nhà trường tôi nhận thấy: Khi tiến hành công tác xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, không ít giáo viên còn gặp khókhăn như việc bố trí vị trí các góc chơi, trang trí sắp xếp góc chơi(Nội dung,hình ảnh trang trí, sắp xếp học liệu đồ dùng đồ chơi) hay chuẩn bị các họcliệu trong các góc cho trẻ hoạt động

Còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa và cách thức xây dựng môitrường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa hiểu rõ những nguyên tắc xâydựng môi trường dẫn đến việc xây dựng môi trường giáo dục chưa đạt đượchiệu quả

Kỹ năng tổ chức hoạt động sử dụng môi trường giáo dục của giáo viênchưa thực sự linh hoạt và sáng tạo, chuẩn bị các đồ dùng, học liệu đôi lúccòn chưa phù hợp, tạo ra môi trường giáo dục chưa phong phú đa dạng, phầnlớn còn ít đổi mới

Những đội ngũ giáo viên mới, giáo viên trẻ trình độ chuyên mônnghiệp vụ còn non do vậy còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chưa mạnh dạn ápdụng đổi mới hoặc có áp dụng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục thìcũng chưa đạt được hiệu quả Một số khác, không dám vượt qua những khókhăn, còn né tránh, có tâm lí ngại khó khi phải tiếp cận đổi mới xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Việc tận dụng sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên làm học liệucho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã đượcmột số giáo viên áp dụng song còn chưa nhiều và chưa thường xuyên; mức

độ ứng dụng chưa rộng rãi, vì vậy cũng gây ảnh hưởng đến việc đổi mớitrong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Để trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, mỗi giáo viên mầmnon cần thực hiện tốt nội dung “ Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức

Trang 8

các hoạt động giáo dục” và “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm” Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với Ban giámhiệu nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho độingũ giáo viên với nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm Qua đó trao đổi, hướng dẫn giúp giáo viên hiểu rõ mục đích ý nghĩa củaviệc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ và hướng dẫn cho giáo viên cách

thức xây dựng môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm phù hợp

và hiệu quả

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

tham dự

Người phụ trách

Tháng 9+10

- Mục đích ý nghĩa của xây dựng môi trường

giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

- Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục

lấy trẻ làm trung tâm

- Bồi dưỡng các modul của dự án tăng

cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ

mầm non về xây dựng môi trường giáo dục

100% GV100% GV

GVmới(T.Huế,KLinh,TLinh)

HPCMHPCMHPCM

Tháng 11+12

- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây

dựng môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ

làm trung tâm

- Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng môi trường

giáo dục và tổ chức hoạt động góc( theo tài

liệu mới của Sở giáo dục và đào tạo)

100% GV100% GV

HPCMHPCM

Tháng 1+2

- Những khó khăn trong thực tế xây dựng

môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở

trường mầm non

- Vai trò của cô giáo trong việc xây dựng

môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

100% GVGVCN 8 lớp

HPCM

HPCM

Tháng 3+4

- Bồi dưỡng cách đánh giá xây dựng và sử

dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm tại nhà trường

- Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện

trong trường mầm non

TTCM, TPCM HPCM

HPCM

Tháng 5

- Bồi dưỡng những định hướng và kế hoạch

thực hiện xây dựng và sử dụng môi trường

giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhà

trường trong năm học tiếp theo

100% GV Hiệu trưởng,

Trang 9

- Đánh giá công tác xây dựng môi trường

giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học

và có thể quan sát dễ dàng, bao quát từ tất cả mọi phía

Việc sắp xếp và bố trí phòng lớp phải đảm bảo an toàn, phân bổkhông gian hợp lý cho các khu vực góc hoạt động; khu vực yên tĩnh(đọcsách, tạo hình…) cần ở xa khu vực ồn ào (phân vai, xây dựng…)

Giữa các khu vực góc hoạt động được ngăn cách bằng những váchngăn thấp, giá đồ chơi hoặc hàng rào ngăn cách mang tính mở, tạo điều kiện

dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng đồ chơi Các khu vực cầnđược chia rõ ràng và có ranh giới phân chia để trẻ dễ định hướng khoảngkhông gian được sử dụng

Môi trường giáo dục trong lớp học nên có sự thay đổi vài lần trongnăn học để tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ

* Đồ dùng, đồ chơi và các học liệu: Để đổi mới trong việc chuẩn bị

Đồ dùng, đồ chơi và các học liệu cho trẻ hoạt động trong năm học này tôi đãchỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên và làm đồdùng đồ chơi tự tạo Đồ dùng, đồ chơi và các học liệu cần đa dạng, phongphú và hấp dẫn trẻ Việc tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẽtạo cho trẻ có cảm giác được sống trong môi trường gần gũi với thiên nhiênhơn

Sắp xếp và cung cấp đồ dùng đồ chơi luôn ở trạng thái mở để khuyếnkhích trẻ hoạt động từ đó tạo cho trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm, khám phá với các đồ dùng học liệu từ đó phát triển nhận thức và kỹ năng sáng tạo.Ngoài ra, giáo viên còn có thể sử dụng những thứ sẵn có tìm thấy ở xungquanh như đồ dùng sinh hoạt, tận dụng phế liệu và vật liệu thiên nhiên làm

đồ dùng, đồ chơi Việc tái sử dụng phế liệu sẽ góp phần tiết kiệm và bảo vệmôi trường đồng thời phát triển óc sáng tạo cho trẻ và các kỹ năng, sự khéoléo của đôi bàn tay khi làm đồ dùng, đồ chơi

Tổ chức phát động thi đua làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ đó giáoviên có thể bổ sung thêm rất nhiều đồ chơi cho môi trường hoạt động củatrẻ Hội thi đã giúp giáo viên phát huy hết những khả năng sáng tạo; Tíchcực đổi mới trong làm đồ dùng dạy học, bổ sung đồ dùng đồ chơi cho môitrường giáo dục đồng thời có thêm điều kiện để giáo viên học hỏi, trau dồichuyên môn và khả năng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động chămsóc và giáo dục trẻ

Trang 10

Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ tất cả các giáo viêntrong nhà trường và đã tạo ra được một phong trào thi đua sôi nổi trong độingũ giáo viên Phần lớn tất cả đồ dùng đồ chơi tự làm của lớp đều phục vụtrực tiếp cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Nhiều bộ đồ dùng đồ chơi rấtphong phú và đa dạng trong đó ưu tiên các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ pháttriển lĩnh vực nhận thức về làm quen với toán và những đồ dùng đồ chơigiúp trẻ khám phá trải nghiệm

Các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo trên đều có màu sắc hấp dẫn, tínhnăng sử dụng và độ bền cao; Đảm bảo đầy đủ tính khoa học, tính sư phạm,thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính ứng dụng thực tiễn Các đồ dùng, đồ chơisáng tạo này đã được giáo viên sắp xếp và sử dụng hiệu quả trong môitrường giáo dục ở các lớp

Với biện pháp này, giáo viên đã chủ động tăng cường và bổ sungthêm được rất nhiều đồ dùng thiết bị dạy học cho hoạt động chăm sóc vàgiáo dục trẻ đồng thời tạo cho các lớp một môi trường giáo dục phong phúgiúp trẻ có điều kiện tích cực hoạt động khám phá và trải nghiệm

* Các khu vực góc hoạt động trong lớp: Theo quan điểm đổi mới, tôi

đã chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc hoạt động cần có những cải tiến như:tạo góc có không gian đủ rộng cho trẻ hoạt động; Trong mỗi góc, các họcliệu đồ dùng phải phong phú đa dạng, tận dụng sử dụng nhiều học liệu là cácvật liệu thiên nhiên; đều để ở dạng mở cho phép trẻ tự khám phá sử dụngtrong các trải nghiệm Có thể sử dụng các học liệu theo nhiều cách khácnhau, với mục đích khác nhau ví dụ như lá cây có thể dùng để làm tranhcũng có thể dùng để học đếm

Việc tạo góc hoạt động theo phương châm mới, có học tập áp dụng

mô hình không gian sáng tạo, sẽ tạo ra một môi trường giáo dục là nơi giúptrẻ tự học, tự chơi theo ý thích cá nhân, hoặc theo nhóm nhỏ Ở đó trẻ sẽ họcđược cách tự quyết định, chia sẻ và cộng tác với nhau Trẻ được thực hành,tích lũy kinh nghiệm phong phú, mở rộng trí tưởng tượng và có cơ hội đểbộc lộ khả năng

* Trang trí trong các góc: trang trí môi trường giáo dục cũng cần phảiđổi mới rất nhiều; Cách trang trí cần đảm bảo thẩm mỹ, tránh lòe loẹt quánhiều màu sắc hoặc quá nhiều hình ảnh rối mắt các mảng tường phải làmảng tường mở để khuyến khích trẻ hoạt động, màu sắc phải trang nhã, nhẹnhàng tạo cho không gian có cảm giác dễ chịu, thoải mái

Các nội dung trang trí phải gẫn gũi, phản ánh được các hoạt động giáodục của tháng Đồ vật trang trí trưng bày trong góc vừa với tầm mắt của trẻ,

có thể là những sản phẩm do trẻ tự làm ra Việc tăng cường sử dụng các sảnphẩm của trẻ trang trí trong các góc hoạt động sẽ tạo cho trẻ cảm giác gầngũi, thân thiện và trẻ có thể chủ động thường xuyên thay đổi cách bày biệntrong góc

Gợi ý cho giáo viên xây dựng hệ thống các ký hiệu, chỉ dẫn trong lớphọc đảm bảo tính thẩm mỹ và giáo dục như: ký hiệu nhà vệ sinh, ký hiệu lối

Trang 11

đi lên xuống cầu thang, ký hiệu cảnh báo nguy hiểm, ký hiệu cấm hút thuốctrong trường học, hay sơ đồ lớp, các biểu bảng, nội quy góc chơi…

* Xây dựng không gian ngoài lớp học: Không chỉ sắp xếp tạo môitrường giáo dục hợp lý trong lớp học mà việc bố trí sắp đặt không gian bênngoài lớp học cũng vô cùng quan trọng Trường có không gian nhỏ hẹp, nênkhi xây dựng môi trường ngoài lớp tôi đã hết sức chú ý đến việc chỉ đạo giáoviên tận dụng triệt để các không gian bên ngoài lớp học như các sảnh, tầngtum để làm khu vực hoạt động cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế củatừng lớp

Đặc biệt ưu tiên cho không gian để trẻ được tích cực tham gia hoạtđộng trải nghiệm vận động như leo trèo, đu bám phát triển vận động thô Sắpđặt các đồ dùng đồ chơi khuyến khích trẻ tham gia vận động bằng cơ thể vàcác giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau

Nhà trường cũng không có khuôn viên bao bọc xung quanh, không códiện tích để trồng cây xanh bóng mát, vườn rau, sân cỏ vậy nên tôi đã chỉđạo giáo viên tận dụng không gian vỉa hè bên ngoài, tăng cường trồng câyxanh, để tạo ra một vườn cây cảnh xinh xắn, xanh tươi cho trẻ có cơ hộiđược tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài thiên nhiên như tưới cây, xớiđất, lau lá, chăm sóc cho cây; đồng thời cho trẻ có điều kiện được gần gũihơn với cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp

3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan trọng songviệc hướng dẫn giáo viên tổ chức khai thác sử dụng môi trường giáo dục đócho trẻ hoạt động lại càng quan trọng hơn Để tổ chức sử dụng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp và hiệu quả tôi đã hướng dẫn giáoviên chú ý những vấn đề sau:

a/ Đối với trẻ nhà trẻ:

* Với trẻ nhà trẻ nên tổ chức cho trẻ sử dụng môi trường một cách nhẹnhàng, định hướng gợi mở để trẻ hứng thú chơi hoạt động với đồ vật, chơivới đồ chơi, giao lưu với đồ vật, phát triển lời nói, cảm xúc trong quá trìnhtrẻ chơi với đồ vật, đồ chơi, với bạn, với cô.)

* Tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động trong môi trường giáo dục theohướng lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc chơi:

- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

- Khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và chotrẻ thực hành được nhiều nhất

- Cân đối hài hòa các hoạt động: cá nhân và nhóm; trong lớp và ngoài trời;tĩnh và động

- Đảm bảo tính tự nguyện khi chơi trong môi trường giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm, thỏa mãn nhu cầu và phù hợp khả năng của từng trẻ

- Giáo viên cung cấp kiến thức phù hợp chủ đề, sự kiện và mục tiêu tháng

Trang 12

- Đảm bảo tính phát triển, tính linh hoạt sáng tạo của trẻ (giáo viên gợi ý).

- Luôn gợi ý trẻ thay đổi các góc chơi

* Bố trí góc chơi và các khu vực hoạt động:

- Bố trí các góc chơi khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ

- Khu vực chơi thao tác vai (mẹ-con, nấu ăn, bán hàng…)là Góc cố định (bốtrí đủ đồ chơi, tránh tình trạng tranh giành nhau)

- Khu vực hoạt động với đồ vật và chơi xâu hạt, lắp ráp, xếp hình khối, xâydựng

- Khu vực tạo hình (chơi với đất nặn, bút vẽ, giấy màu, hát múa) nên cốđịnh Khu vực này đủ ánh sáng, tránh ồn ào, có thể trải chiếu, nệm, bàn ghếphù hợp với trẻ Đất nặn, màu, sáp vẽ, bút màu, phấn, bảng con, khăn ướtlau tay và một số vật liệu thiên nhiên quả, hoa, lá cây…

- Khu vực chơi với các đồ chơi vận động

Giáo viên cần gợi mở, khuyến khích trẻ tham gia vào các khu vực chơi (3-4góc chơi, có thể tổ chức cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng ở các góc vào buổichiều.)

b/ Đối với trẻ mẫu giáo:

- Cần chuẩn bị các góc chơi, đồ dùng, giáo cụ, nguyên vật liệu đảm bảo chomọi trẻ được hoạt động, trải nghiệm trong khi chơi Khuyến khích tất cả mọitrẻ tích cực tham gia chơi

- Giáo viên cần lắng nghe và hỗ trợ nhóm trẻ và cá nhân trẻ kịp thời khi cầnthiết (cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ; chấp nhận ý tưởng của trẻ, không ápđặt ý của mình) Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trongquá trình chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra các lời khuyên phù hợp

- Giáo viên tuyệt đối không được làm hộ trẻ, hướng dẫn khi trẻ không thựchiện được (thao tác mẫu hoặc dùng lời nói hướng dẫn trẻ thao tác)

- Tuyệt đối không được chuyên môn hóa trẻ 1 góc chơi cố định Luânchuyển để trẻ được thay đổi luân phiên nhau tham gia vào tất cả các gócchơi

- Tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, hòa thuận, quan hệ gần gũi, yêuthương, tôn trọng trong quá trình trẻ chơi

Ví dụ:

+ Trong tình huống thiếu đồ chơi -> dạy trẻ biết chờ đợi bạn, cùngchơi với bạn hoặc dạy trẻ tìm đồ vật thay thế hay tìm cách chơi khác cho phùhợp

+ Trong tình huống giữa trẻ có xung đột -> dạy trẻ học cách thỏathuận, giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói

+ Trong tình huống có giáo cụ mới-> khuyến khích trẻ lựa chọn vàhướng dẫn thao tác chơi

3.4 Biện pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Trang 13

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, việc ứngdụng CNTT sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động đổi mới xây dựng môitrường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho giáo viên thuận tiện trong việc tìm kiếm

tư liệu, tranh ảnh cho hoạt động trang trí, thiết kế, sắp đặt xây dựng môitrường đồng thời thông qua việc ứng dụng CNTT, giáo viên có thể thiết kếmôi trường giáo dục với nhiều góc chơi sáng tạo giúp trẻ ôn luyện và củng

cố kiến thức

Phát triển ứng dụng CNTT còn giúp cho giáo viên có nhiều cơ hộitiếp cận với các chương trình giáo dục tiên tiến, các chương trình truyềnhình thực tế, từ đó học tập các cách thức tổ chức môi trường hoạt động chotrẻ được tham gia trải nghiệm, khám phá và lĩnh hội tri thức một cách tốtnhất Với việc đẩy mạnh sử dụng CNTT của giáo viên đã tạo được một môitrường giáo dục cho trẻ phù hợp; nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng môitrường trong việc tổ chức hoạt động góc ngày càng đạt kết quả tốt; và làmcho các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngàycàng được đổi mới sáng tạo

3.5 Biện pháp 5: Xây dựng lớp điểm, Tổ chức kiến tập, Tổ chức Hội thảo đổi mới sáng tạo với chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm bồi dưỡng kỹ năng thực hành chogiáo viên về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Khi xâydựng lớp điểm cần chú ý lựa chọn lớp, chọn giáo viên có khả năng và điềukiện tốt để thực hiện, giúp đỡ giáo viên xây dựng môi trường giáo dục theođịnh hướng đổi mới, từ đó tổ chức cho các lớp khác trong trường đến kiếntập và học tập kinh nghiệm

Thông qua các hoạt động kiến tập giáo viên thấy rõ được cách bố trísắp xếp môi trường giáo dục trong thực tế như thế nào , cách chuẩn bị các đồdùng học liệu trong các góc hoạt động ra sao… từ đó về áp dụng trong lớpcủa mình sao cho phù hợp Các hoạt động kiến tập này được tổ chức cho100% giáo viên tham gia qua đó giáo viên được trực tiếp trao đổi chia sẻkinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp

và hiệu quả

Tổ chức Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm” tại nhà trường; phát động giáo viên thi đua tích cực tham gia hưởngứng hội thi; cuối hội thi lựa chọn các lớp có nhiều đổi mới sáng tạo trongxây dựng môi trường giáo dục để tổ chức kiến tập cho giáo viên học hỏi vàchia sẻ kinh nghiệm

Tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻlàm trung tâm” qua đó cho giáo viên cơ hội được trao đổi chia sẻ kinhnghiệm thực tế tại lớp mình Các tham luận được trình bày trong hội thảo đãnói lên những cách thức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường

và đạt hiệu quả tốt, đồng thời trong hội thảo giáo viên cũng đã mạnh dạn

Trang 14

trao đổi những khó khăn và những tồn tại còn vướng mắc khi xây dựng môitrường giáo dục để cùng nhau bàn bạc, tìm cách tháo gỡ kịp thời

Qua những hoạt động này, những giáo viên có nhiều cố gắng áp dụngđổi mới xây dựng môi trường giáo dục đã được nhà trường tuyên dươngkhen thưởng, nhờ đó tập thể giáo viên luôn được động viên khích lệ và ngàycàng có nhiều sáng tạo mới

3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Phụ huynh luôn là nguồn động viên khích lệ và sát cánh cùng giáoviên trong việc giáo dục trẻ Vì thế để nhận được sự hỗ trợ và phối kết hợpcủa các bậc phụ huynh, tôi đã chỉ đạo giáo viên tích cực thường xuyên tuyêntruyền,vận động để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc Xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và nhiệt tình tham gia thực hiệnbằng các việc làm như ủng hộ các nguyên vật liệu, phế liệu, vật dụng phếthải, cây xanh cho môi trường giáo dục của lớp

Qua bảng tuyên truyền, qua giờ đón trả trẻ giáo viên trao đổi để phụhuynh biết được kế hoạch giáo dục trong tháng từ đó cùng phối kết hợp xâydựng môi trường học tập cho trẻ

Tuyên truyền với phụ huynh về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải(các chai lọ nhựa, vải vụn, bìa catton ) sẽ cung cấp cho trẻ có nhiều cơ hộihoạt động phong phú , sáng tạo khi làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việchọc và chơi của trẻ, từ đó phụ huynh sẽ tích cực tham gia ủng hộ

4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:

Với tác động của các giải pháp tích cực trên đây, trong năm học

2017-2018 Công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trongnhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả tốt: Xâydựng được môi trường giáo dục sáng-xanh-sạch-đẹp với đầy đủ các trangthiết bị đồ dùng, đồ chơi; Có Hệ thống biểu bảng tuyên truyền phù hợp;Trường đã quy hoạch được khu vui chơi phát triển thể chất cho trẻ trên tầng

3 cùng với vườn cây cảnh xinh xắn ở phía trước cửa trường tại các điểm lẻ;Các phòng lớp, hành lang được thiết kế thẩm mỹ, màu sắc trang nhã, sắp xếpkhoa học và sử dụng hợp lý, hiệu quả

Giáo viên đã biết trang trí sắp xếp môi trường trong lớp đẹp, ngănnắp, xây dựng môi trường lớp học có đủ các góc chơi cho trẻ được hoạtđộng tích cực, thuận tiện trong quá trình học tập và vui chơi Sưu tầm và tậndụng được nhiều nguyên vật liệu phong phú và sản phẩm của trẻ để trang trílớp Nhiều lớp xây dựng được góc thực hành cuộc sống với những đồ dùnggiáo cụ mới, sáng tạo phù hợp với trẻ, giúp trẻ hoạt động hiệu quả

Có thể nói thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm của nhà trường trong năm học này đã có nhiều chuyển biến tích cực.Tạo ra một môi trường hoạt động phù hợp và hiệu quả Môi trường đó được

ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ

Trang 15

nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ; thông qua đó, nhâncách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện

Kết quả cụ thể: năm học 2017-2018 nhà trường đã xây dựng được mộtmôi trường giáo dục khoa học, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và họctrong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện Môi trường ấy có ý nghĩa to lớnkhông chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầunhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực vàsáng tạo đồng thời xây dựng được môi trường giao tiếp rất cởi mở, thânthiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh

từ đó tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mongước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhauhơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng caohơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn

Năm học 2017-2018, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của phòngGiáo dục và Đào tạo quận, với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và của tậpthể đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, nhà trường chúng tôi đã hoànthành tốt các chỉ tiêu xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻlàm trung tâm rất phù hợp và hiệu quả Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếptục cố gắng tích cực tìm kiếm nhiều hơn nữa các biện pháp sáng tạo đểkhông ngừng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục đáp ứng nhu cầu hoạtđộng của trẻ góp phần thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch chuyên đề:

“ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đáp ứng yêu cầu Đổimới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong đó có giáo dục mầmnon theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

III KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ:

Ngày đăng: 13/02/2019, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w