1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung

85 790 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 903,17 KB

Nội dung

Khác với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt và tiếng Trung đều là ngônngữ không biến hình, thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, vì thế các dạng thức biểu đạt

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, nhận được sự giúp đỡ tận tình từ quý thầy cô và các bạn học viên, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, cuối cùng tôi đã hoàn thành bài luận văn của mình Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Chính- ngưỡi đã tận tâm dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Cảm ơn quý thầy cô giáo, và các bạn học viên đã luôn động viên giúp đỡ tôi.

Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bố mẹ đã luôn động viên, tiếp thêm nghị lực và dũng khí cho tôi phấn đấu trên con đường mình đã chọn.

Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn tới qúy thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, kính chúc các thầy các cô sức khỏe, thành công Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do khả năng của bản thân có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn học viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội , tháng 4 năm 2018

Học viên

Vương Viên Viên

(Wang Yuanyuan)

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học và Ban gián hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hà Nội , ngày 20 tháng 4 năm 2018

Học viên

Vương Viên Viên (Wang Yuanyuan)

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 3

6 Bố cục luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt 4

1.1.1 Về tên gọi 4

1.1.2 Cách phân loại từ láy 4

1.1.3.Những định nghĩa về từ láy 5

1.2 Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Trung 10

1.3 Phân biệt từ láy với từ ghép và các loại từ khác 12

1.4 Phân biệt phương thức láy và phương thức lặp 14

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG 18

2.1 Hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Trung 18

2.1.1 Hệ thống ngữ âm tiếng Việt 18

2.1.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Trung 19

2.2 Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt 21

2.2.1 Phân loại từ láy về kết cấu 21

2.2.2 Quy luật ngữ âm của từ láy tiếng Việt 29

2.2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt 33

2.3 Đặc điểm từ láy trong tiếng Trung 39

2.3.1 Đặc điểm về kết cấu 39

2.3.2 Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Trung 40

CHƯƠNG 3 SO SÁNH TỪ LÁY TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG TRÊN CÁC PHƯƠNG DIỆN CẤU TẠO, NGỮ ÂM VÀ NGỮ NGHĨA 52

3.1 So sánh từ láy dạng AA trong tiếng Việt và tiếng Trung 52

3.2 So sánh từ láy dạng ABB trong tiếng Việt và tiếng Trung 60

3.3 So sánh từ láy dạng AABB trong tiếng Việt và tiếng Trung 67

3.4 So sánh từ láy dạng ABAB trong tiếng Việt và tiếng Trung 71

3.5 Đặc trưng tư duy, văn hóa thể hiện qua từ láy 74

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ xưa tới nay, từ láy luôn xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ tiếngViệt và tiếng Trung Trong đời sống hàng ngày, người Việt và người Trung Quốcthường sử dụng từ láy để tạo s hài hoà về ngữ âm, nhạc điệu của từng lời ăn tiếngnói Trong sáng tác thi ca hay văn chương cũng vậy, họ sử dụng những từ láy manggiá trị gợi âm thanh, hình ảnh và giá trị biểu cảm, hòa phối về mặt ngữ âm để tạohiệu ứng mạnh về mặt ngữ nghĩa, để tạo nên những tác phẩm nổi tiếng đẹp như mộtbức họa, êm như một bản nhạc

Khác với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt và tiếng Trung đều là ngônngữ không biến hình, thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp,

vì thế các dạng thức biểu đạt của từ v ng trong hai ngôn ngữ này không phong phúnhư những ngôn ngữ biến tố Cũng chính vì đặc điểm này, vai trò của từ láy càngđược coi trọng hơn Láy là một trong năm phương thức cấu tạo từ, nó làm cho hìnhthức biểu đạt của ngôn ngữ trở nên phong phú và đa dạng hơn, có giá trị biểu trưng,sắc thái hóa, chuyên biệt hóa, khả năng biểu thị của nó cũng góp phần làm cho ngônngữ thêm linh động Có thể nói, tuy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong toàn bộ hệthống ngôn ngữ, nhưng nó mang giá trị ngữ nghĩa sâu sắc và đóng vai trò rất quantrọng trong hai ngôn ngữ này

Từ láy luôn là một mảng đề tài phong phú đa dạng được nhiều nhà ngôn ngữhọc quan tâm, nghiên cứu và khảo sát từ nhiều góc độ, phương diện và chức năngkhác nhau Tuy nhiên, những thành quả nghiên cứu hầu hết tập trung vào mặt ngữpháp, cho đến nay cũng có rất ít công trình đi sâu nghiên cứu về mặt từ v ng của từláy trong cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung Mặt khác, những tài liệu sosánh đối chiếu s tương đồng và khác biệt chi tiết giữa từ láy của hai ngôn ngữ Việt

- Trung cũng ít được tìm thấy

Xuất phát từ những lý do trên, cũng như nhu cầu cần thiết trong việc tìm hiểuđặc điểm, s tương đồng và khác biệt giữa từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung,

d a trên cơ sở những tài liệu thu thập được về từ láy trong hai ngôn ngữ này và

Trang 7

tham khảo những thành t u nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đãchọn đề tài nghiên cứu: “So sánh đối chiếu từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung”.

Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu khảo sát đặc điểm của các từ láy trong tiếng Việt

và tiếng Trung, nhằm tìm ra s tương đồng và khác biệt của nó

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ láy được sử dụng trong hai ngônngữ tiếng Việt và tiếng Trung

Có một số phương thức láy chỉ xuất hiện riêng trong tiếng Việt hoặc tiếngTrung, có những đặc điểm riêng có thể nghiên cứu với phạm vi khá rộng Tuy nhiên,luận văn này sẽ tập trung vào nghiên cứu so sánh các hình thức AA, ABB, ABAB,AABB của từ láy

Để đi sâu tìm hiểu s tương đồng và khác biệt giữa từ láy trong tiếng Việt vàtiếng Trung, chúng tôi lần lượt xem xét các phương diện: hình thức láy, kết cấu, ngữ

âm và ngữ nghĩa

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát và chỉ ra các đặc điểm, điểm giống và khác nhau

về mặt hình thức láy, kết cấu, ngữ âm, và ngữ nghĩa giữa từ láy tiếng Việt và từ láytiếng Trung

Từ những điểm giống và khác nhau ấy, người đọc có thể nhìn ra các đặc trưngvăn hóa và tư duy dân tộc ẩn chứa trong ngữ nghĩa của các từ láy, thấy được skhác nhau về tư duy văn hóa dân tộc giữa hai ngôn ngữ

Ngoài ra, từ những kết quả so sánh chúng tôi nêu ra những điểm cần chú ýtrong quá trình giảng dạy, học tập và vận dụng từ láy tiếng Việt và tiếng Trung, từ

đó nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, đồng thời phát triển tư duy sử dụng từláy của người học

4 Ý nghĩa nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu từ láy trong hai ngôn ngữ Việt-Trung, chúng tôi hivọng có thể góp phần làm phong phú thêm kho tài liệu nghiên cứu về chủ đề "từláy", đồng thời cung cấp một số tài liệu tham khảo về so sánh từ láy trong tiếng Việt

và tiếng Trung cho những nghiên cứu sau này

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh đối chiếu,ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: miêu tả,thống kê, phân tích quy nạp,

Nguồn tư liệu của luận văn chủ yếu được trích từ các bài báo, tạp chí, truyệnngắn, tác phẩm văn học hay từ th c tế giao tiếp hàng ngày Ngoài ra, chúng tôi cũng

sử dụng một số tư liệu lấy từ các công trình nghiên cứu của một số người viết khác

6 Bố cục luận văn

Các nội dung của luận văn được sắp xếp như sau:

Phần mở đầu, giới thiệu lý do l a chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,mục đích nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu mà luận văn đã sửdụng Ngoài ra còn nêu lên ý nghĩa nghiên cứu và những đóng góp đối với th c tiễncủa công trình nghiên cứu này

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Trong chương này, chúng tôi bàn tới định nghĩa về từ láy trong tiếng Việt, đưa

ra một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ học, Việt Nam, Trung Quốc về từ láy.Đồng thời tiến hành phân biệt từ láy với từ ghép và các loại từ khác, phân biệt hìnhthức láy và hình thức lặp

Chương 2: Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung

Giới thiệu hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Trung, phân loại và trìnhbày đặc điểm về kết cấu, ngữ âm cũng như ngữ nghĩa của từ láy trong hai ngôn ngữnày

Chương 3: So sánh từ láy tiếng Việt và tiếng Trung trên các phương diện cấu

tạo, ngữ âm và ngữ nghĩa

Chương này tập trung so sánh đối chiếu s tương đồng và khác biệt của từ láydạng AA, AAB, AABB và ABAB trong tiếng Việt và tiếng Trung

Phần kết luận tổng hợp lại thành t u nghiên cứu và đưa ra nhận xét chung vàmột số kiến nghị cho người học tiếng Việt và tiếng Trung

Phần cuối cùng là danh sách những tài liệu đã tham khảo

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt

Trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ, có một bộ phận từ rất nhỏ luôn mang giá trịgợi âm thanh, hình ảnh và giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ giao tiếp đời sống hàngngày và cả trong văn chương, đó là từ láy Từ láy đã được quan tâm và đưa vàonghiên cứu từ trước đến nay, và cho đến nay đã có không ít các nhà nghiên cứu vềngôn ngữ đã đưa ra ý kiến và quan điểm khác nhau về tên gọi, cách phân loại cũngnhư định nghĩa của từ láy

1.1.1 Về tên gọi

Tên gọi của từ láy luôn được thay đổi theo thời gian và các nhà ngôn ngữ khácnhau Trước năm 1990 từ láy có những tên gọi như sau:

1962: Từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu)

1963: Từ ghép (Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê)

1970: Từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ)

1970: Từ láy (Hoàng Văn Hành, Đào Thản)

1972: Từ ngữ kép phản phục (Lê Văn Lý)

1975: Từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn)

1976: Từ lấp láy (Hồ Lê)

1976: từ láy âm (Nguyễn Văn Tu)

1978 đến 1989: Từ láy (Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, NguyễnThiện Giáp, Diệp Quang Ban, )

Từ đó đến nay, "từ láy" trở thành tên gọi riêng của lớp từ này Nhưng lý do vìđâu mà trong lịch sử từ láy lại có nhiều tên gọi đến vậy? Đó là do cách nhìn nhậnkhác nhau của các nhà ngôn ngữ học đối với từ láy Có hai luồng quan điểm chủ yếu,

có người cho rằng láy là từ ghép, có người lại cho rằng láy là s hòa phối ngữ âm vàđược tạo ra từ một phương thức cấu tạo từ đặc biệt

1.1.2 Cách phân loại từ láy

Với số lượng âm đầu, vần và thanh điệu khá nhiều, số lượng từ láy tiếng Việtđược tạo ra là vô cùng phong phú, các loại hình từ láy cũng rất đa dạng

Trang 10

-Trong cuốn “từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” tác giả đưa ra quanđiểm: căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy, có thể phận biệt các kiểu từláy: từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết (gọn gàng, vững vàng, đỏ đắn, khấp khểnh), từláy ba hay từ láy ba âm tiết (sạch sành sanh, téo tèo teo, dửng dừng dưng), từ láy tưhay từ láy bốn âm tiết (nhi nha nhí nhảnh, kháp kha kháp khểnh, lam nham lở nhở,vội vội vàng vàng, tẩn ngẩn tẩn ngẩn).

-Trong cuốn “cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Mai Ngọc Chừ (1997) chorằng từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn cóloại ba tiếng

-Theo quan điểm của GS Đỗ Hữu Châu: “ Căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm

có thể phân thành hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng),

từ láy toàn bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm)

-Nguyễn Hữu Quỳnh (2001) cho rằng: từ láy có thể chia làm hai loại: từ láyhoàn toàn và từ láy bộ phận

-Lê Trung Hoa (2002) cho rằng: trong tiếng Việt, số lượng từ láy khá nhiều.Người ta thường chia từ láy ra làm hai loại lớn: từ láy hoàn toàn (như ba ba, chuồnchuồn, ) và từ láy bộ phận (như đẹp đẽ,chờn vờn, )

Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra quan điểm gần giốngnhau, căn cứ những quan điểm trình bày trên chúng ta có thể thấy rằng, các nhà Việtngữ học thống nhất chia từ láy theo hai cách:

Cách 1: Theo mức độ láy lại của ba bộ phận ngữ âm, có thể chia thành hai loại:Láy hoàn toàn và láy bộ phận (láy không hoàn toàn)

Cách 2: Theo số lượng âm tiết của từ, có thể chia thành ba loại: Láy đôi (láy 2

âm tiết), láy ba (láy 3 âm tiết), láy bốn (láy 4 âm tiết)

Cách phân chia thứ nhất dễ nhận biết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn

Để tiện cho việc so sánh từ láy tiếng Việt với từ láy tiếng Trung, ở chương haichúng ta sẽ tìm hiểu các phân loại chi tiết, song song với việc này, chúng tôi sẽ chỉ

rõ đặc trưng và kết cấu của từng loại hình từ láy

1.1.3.Những định nghĩa về từ láy

Từ xưa đã có rất nhiều định nghĩa về từ láy của các nhà nghiên cứu, song cho

Trang 11

đến tận bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về nó Chúng tôi xin tríchdẫn những quan niệm về từ láy của một số nhà nghiên cứu:

- Quan niệm của GS Nguyễn Tài Cẩn được trình bày trong cuốn “Ngữ pháptiếng Việt - Tiếng- Từ ghép - Đoản ngữ”: Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theocon mắt nhìn của người Việt hiện nay có các thành tố tr c tiếp được kết hợp lại vớinhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là cácthành tố tr c tiếp phải có s tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âmđoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần

và âm cuối vần) Ví dụ ở từ láy đôi chúng ta thấy:

a) Về các yếu tố âm đoạn tính: các thành tố tr c tiếp phải tương ứng với nhauhoặc ở phụ âm đầu: làm lụng, đất đai, mạnh mẽ,… hoặc ở vần: lảm nhảm, lưa thưa,lác đác,… có khi các thành tố tr c tiếp tương ứng cả phụ âm đầu, cả ở vần, ví dụ:chuồn chuồn, quốc quốc, đa đa,…

b) Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính các thành tố nói chung đều phải có thanhthuộc cùng một âm v c: thuộc âm v c cao (thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc) hoặcthuộc âm v c thấp (thanh huyền, ngã, nặng) Ví dụ:

+ Cùng thuộc âm v c cao: hay ho, méo mó, ngay ngắn, bảnh bao, lỏng lẻo, rẻrúng mê mẩn, sáng sủa

+ Cùng thuộc âm v c thấp: lụng thụng, dày dạn, rầu rĩ, đẹp đẽ

- Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả đưa ra quan điểm:Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi

là từ lấp láy, từ láy âm) Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa làbốn tiếng, và có cả từ láy ba tiếng Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các thành tố cấutạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp)vừa có biến đổi (gọi là đối) Ví dụ: đỏ đắn- điệp phần âm đầu, đối ở phần vần

- Theo GS Đỗ Hữu Châu: “ Từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó làphương thức hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thứcngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp Các

từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm và

số lần tác động của phương thức láy Căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm có thể phân

Trang 12

biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng, ), từ láy toàn

bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm, ) Từ láy bộ phận chia làm hai loại: lặp lại phụ âm đầu(chắc chắn, chí choé, mát mẻ, ), lặp lại phần vần (lênh khênh, chót vót, lè tè, ).Căn cứ vào số lần tác động của phương thức từ láy có thể phân biệt các kiểu từ láy:

từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết (gọn gàng, vững vàng, vuông vắn, ), từ láy ba hay từláy ba âm tiết (sạch sành sanh, tẻo tèo teo, dửng dừng dưng, ), từ láy bốn hay từláy bốn âm tiết (nhí nha nhí nhảnh, vội vội vàng vàng, lam nham lở nhở, tẩn ngẩntần ngần, ) Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng, sắcthái hoá, chuyên biệt hoá về nghĩa”

- Nguyễn Văn Tu (1976) cho rằng: Những từ lấp láy gồm những âm tiết tươngquan với nhau hay giống nhau về ngữ âm Trong tiếng Việt hiện đại, có những từgồm hai từ tố có quan hệ về ngữ âm thường gọi bằng tên lấp láy, từ trùng điệp, từláy âm hoặc từ láy…Th c ra trong số những từ kiểu này có những từ th c s là từláy âm và cũng có những từ láy âm ngẫu nhiên (đất đai, tuổi tác, hỏi han, ) Nhưnghiện nay về mặt quan hệ ngữ âm, chúng ta cũng gọi chung chúng là những từ láy

âm Sở dĩ chúng tôi gọi chung những từ láy âm là những từ ghép vì th c chất chúngđược tạo ra bởi một số từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm Từghép láy “lâng lâng” gồm có hai từ hoàn toàn giống nhau về âm thanh Và từ ghép

“máy móc” gồm từ tố máy kết hợp với móc là biến thể ngữ âm của máy Từ láy âmđược tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc hai âm tiết có quan hệ về ngữ âm trên

cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân cái âm tiết chính hoặc cái từ tốchính Những từ láy âm có s tương ứng về những mặt sau:

a) Về mặt phụ âm đầu như:

Trang 13

c) Tương ứng hoàn toàn :

- Chuồn chuồn, rầm rầm, lần lần,…

d) S tương ứng về thanh điệu

Các âm tiết trong từ lấp láy thường có những thanh điệu tương ứng với nhau.Hai âm tiết của từ lấp láy đều thuộc về một thanh điệu: không, sắc, hỏi hoặc nhómhuyền, ngã, nặng Ví dụ:

- Nhóm 1: lâng lâng, máy móc, bắng nhắng, liểng xiểng, lỏng lẻo.

- Nhóm 2: làng nhàng, nhồm nhoàm, cũ kỹ, gượng gạo, sợ sệt.

Bên cạnh đó còn có quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ khác Theo quan điểmcủa Nguyễn Hữu Quỳnh: “Trong tiếng Việt, từ ghép theo phương thức láy có một sốlượng đáng kể Phương thức láy là phương thức cấu tạo từ và cụm từ đặc biệt trongtiếng Việt Từ ghép láy (hay còn gọi là từ ghép lấp láy, từ láy) là những từ ghépgồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm Các thành tốcủa từ ghép láy có mối liên quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phậnngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữnghĩa nhất định Thí dụ: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhen,chằm chằm, thao thao, tỉ mỉ” Hay như trong cuốn ngữ pháp tiếng Việt, các tácgiả cho rằng: “Từ láy đều là từ hai tiếng Phần lớn đó là từ gốc Việt Có một

số những từ láy gốc Hán, nhưng có thể coi chúng là đã Việt hoá, đã hoà lộn vào

bộ phận từ láy gốc Việt Ví dụ: phảng phất, linh lợi, bồi hồi…Từ láy được cấutạo theo phương thức phối hợp ngữ âm Nói đến “s phối hợp ngữ âm” ở đây tức lànói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng”

Tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau về từ láy nhưng chúng ta vẫn thấy được mộtđiểm thống nhất, đó là tất cả các tác giả đều coi: từ láy được cấu tạo theo phươngthức láy Các thành tố trong từ láy đều có quan hệ ngữ âm (với thanh điệu giữnguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theohai nhóm: nhóm cao: thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc và nhóm thấp: thanh huyền,thanh ngã, thanh nặng) Từ láy bao gồm hai hình vị, đó là hình vị gốc và hình vị láy.Chúng có quan hệ ngữ âm với nhau Hình vị láy có thể lặp lại những phần trong cấutrúc triết đoạn như âm đầu, vần hoặc lặp cả âm đầu và vần (láy hoàn toàn), đồng

Trang 14

thời có s tương hợp trong cấu trúc siêu đoạn (thanh điệu) Hầu hết các tác giả đềuđồng ý: trong tiếng Việt phần lớn là những từ láy đôi (nghĩa là có hai âm tiết) ngoài

ra còn có từ láy ba và từ láy tư Tuy nhiên có thể nói từ láy ba và từ láy tư chủ yếuđược xây d ng trên cơ sơ láy đôi

Vấn đề hiện nay nhiều nhà Việt ngữ học còn tranh cãi đó là s phân biệt giữa

từ láy và các loại từ khác Mỗi nhà nghiên cứu đưa ra những tiêu chí phân định khácnhau

Nói tóm lại, nếu xuất phát từ quan niệm coi láy là ghép, các nhà ngôn ngữ họcđịnh nghĩa như sau:

- “Từ láy âm là từ ghép mà các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm(Nguyễn Tài Cẩn, 1975)

- “Từ ghép láy âm được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc hai âm tiết cóquan hệ ngữ âm trên cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân các âm tiết chính hoặccác từ tố chính” (Nguyễn Văn Tu, 1976)

Xuất phát từ quan niệm coi láy là s hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá,những nhà nghiên cứu ủng hộ quan niệm này đều thừa nhận từ láy được tạo ra từmột phương thức cấu tạo từ đặc biệt Để tạo ra nhạc tính cho s hòa phối âm thanhđối với một ngôn ngữ vốn giàu nhạc tính như tiếng Việt, s láy không đơn thuần là

s lặp lại âm, thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng có s biến đổi âm, thanhnhất định, dù là ít nhất, để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau Từ đó cócác định nghĩa:

- “Từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm” (HoàngTuệ, 1978)

Trang 15

- “Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những qui tắcnhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng vừa điệp vừa đối hài hoà với nhau về ngữ

âm có giá trị biểu trưng hoá” (Hoàng Văn Hành, 1991)

- “Từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hoàphối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”(Diệp Quang Ban, 1989)

- “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thứclặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biếnđổi theo qui tắc biến thanh, tức là qui tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhómcao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanhnặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” (Đỗ Hữu Châu, 1981, 2007)

- Từ láy là “những cụm từ cố định được hình thành do s lặp lại hoàn toàn haylặp lại có kèm theo s biến đổi về ngữ âm nào đó của từ đã có Chúng vừa có s hàihoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả” (Nguyễn Thiện Giáp, 1985)

1.2 Những nghiên cứu về từ láy trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung, từ láy là một hiện tượng phong phú và phức tạp, nó biếnhóa đa dạng theo thời gian và truyền tải nhiều ý nghĩa sắc thái khác nhau, hơn nữa

nó là một phương pháp cấu tạo từ rất quan trọng, vì vậy được nhiều nhà ngôn ngữTrung Quốc coi trọng và đi sâu vào nghiên cứu

Về cách phân loại từ láy, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau,một số nhà ngôn ngữ học chia từ láy thành từ láy hoàn toàn và không hoàn toàn, từláy cấu từ và cấu hình, từ láy biến hình và không biến hình

Ngoài ra, 朱 德 熙 (Chu Đức Hi)(1982) từng nhắc đến từ láy thuận và từ láyngược, 李宇明( Lý Vũ Minh)(1996) chia từ láy thành láy không từ, láy từ và láycâu v.v, 孙景涛(Tôn Cảnh Thao)(2008) phân từ láy thành từ láy song hướng và từláy liệt biến, 刘丹青(Lưu Đan Thanh)(2012) chia từ láy thành từ láy nguyên sinh

và từ láy thứ sinh Cách phân loại của 刘丹青(Lưu Đan Thanh) có thể nói có tínhsáng tạo đối với việc tìm hiểu nguồn gốc, bản chất hình thái và ý nghĩa ngữ phápcủa từ láy

Từ thế kỷ 21 trở lại đây, những nghiên cứu về từ láy tiếng Trung thường tập

Trang 16

trung vào hai loại từ chính là tính từ và động từ, và nghiên cứu tổng hợp các hiệntượng láy, những nghiên cứu về từ láy của các từ loại khác thường rất ít.

Nghiên cứu về từ láy động từ, giới học thuật đưa ra một số quan điểm sau: 李

人鉴( Lý Nhân Giám)(1964) cho rằng, từ láy động từ chỉ giới hạn dạng AA và baogồm dạng ABAB, hiện nay rất nhiều sách giảng dạy về ngữ pháp vẫn giữ quan điểmnày 范方莲(Phạm Phương Liên)(1964), 刘月华(Lưu Nguyệt Hoa)(1984), 房玉清( Phòng Ngọc Thanh)(1992) đều chia từ láy động từ thành bốn dạng: AA, A-A, A 了

A và A 了-A Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu khác như 张静(Trương Tĩnh)(1979),常敬宇(Thường Kính Vũ)(1996), 李宇明(Lý Vũ Minh)(1996) lại cho rằng ngoàicác dạng láy AA, A-A, A 了 A và A 了-A, còn có thêm dạng A 着 A 着 và AABB.Nghiên cứu về từ láy tính từ, 吕叔湘(Lã Thúc Tương)(1999) cho rằng tính từđơn âm tiết có thể láy theo các hình thức AA, ABB và AXYZ ( ví dụ: 黑不溜秋),tính từ song âm tiết có các hình thức láy AABB, ABAB, A 里 AB Tuy nhiên, một sốnhà ngôn ngữ học như 江蓝生( Giang Lam Sinh), 石鋟( Thạch Lược) phân từ láytính từ thành 5 loại: AA, AABB, ABB, ABAB và A 里 AB 朱 德 熙 (Chu ĐứcHi)(1979) phân từ láy tiếng Trung thành hai loại: Từ láy hoàn toàn và từ láy khônghoàn toàn Trong cuốn “语法讲义” (Giảng nghĩa ngữ pháp )(1982), 朱德熙(ChuĐức Hi) lại chia từ láy tính từ thành các hình thức sau:

+ Từ gốc là tính từ đơn âm tiết A, hình thức láy là “AA 儿的” Đối với dạng từláy này, âm tiết thứ hai luôn mang thanh bằng Ví dụ: 好好儿的 (Hǎohāor de),trong đó “儿” và “的” là hậu tố thêm vào đằng sau từ láy

+Từ gốc là tính từ song âm tiết, có hai hình thức láy là “AABB” và “A 里 AB”.Trong hai loại từ láy này trọng âm luôn đặt ở âm tiết thứ nhất, âm tiết thứ hai đọcthành thanh nhẹ, ví dụ: 大大咧咧(dà da liē liē), 慢慢悠悠(màn man yōu yōu).+Từ gốc là tính từ trạng thái song âm tiết, có hình thức láy là “ABAB”, trọng

âm nằm ở âm tiết đầu tiên Ví dụ như “通红/碧绿/冰凉” sau khi láy sẽ thành “通红

通红”, “碧绿碧绿”, “冰凉冰凉”.

Trang 17

+ Tính từ mang hậu tố láy, có hình thức láy ABB Ví dụ: 绿油油, 亮晶晶,

馥馥, 金灿灿, 美滋滋.

Theo quan điểm của 张拱贵(Trương Củng Qúy)(1997), tiếng Trung có từ láy

âm tính từ như 圆圈圈, 黑点点, 树枝枝, , có từ láy âm động từ như 尝尝,

聊天, 说说笑笑, , cũng có từ láy âm lượng từ như 一朵朵, 一句句, 一串串,

Xét về mặt ngữ nghĩa, trong cuốn “形容词重叠的感情色彩”(Sắc thái tìnhcảm của từ láy tính từ)(1979), 朱德熙(Chu Đức Hi) viết rằng: “形容词重叠后的词语跟原式的词汇意义上一样, 区别在于原式单纯表示属性, 而形容词重叠词带着说话人的感情在里面, 有喜爱, 有憎恨, 有主观的评价” (Tính từ sau khi láy

và từ gốc có ý nghĩa từ v ng giống nhau, khác nhau ở chỗ từ gốc chỉ đơn thuần biểuthị thuộc tính, còn tính từ láy mang cảm xúc tình cảm của người nói, có yêu thích,

có hận thù, có đánh giá chủ quan) Tác giả cũng cho rằng từ láy dạng AA khi làm vịngữ hoặc định ngữ, có mức độ giảm về mặt ngữ nghĩa so với tính từ gốc, nhưng khilàm trạng ngữ hoặc bổ ngữ thường biểu thị mức độ tăng lên

Về mặt ngữ âm, 赵元任(Triệu Nguyên Nhậm)(1968) cho rằng: “重叠作为一种变化或一种语缀 ”( Từ láy là một loại biến đổi hoặc một loại từ tố ) Tác giảđưa ra các dẫn chứng như: âm tiết thứ hai trong từ láy đơn âm tiết đọc âm bình, âmuốn lưỡi “儿”, âm tiết sau trong từ láy song âm tiết đọc âm bình Như vậy có thểthấy từ láy tiếng Trung cũng chịu s biến đổi về ngữ âm

Ngoài ra, những nhà ngôn ngữ học nổi tiếng khác của Trung Quốc như 邵敬

敏(Thiệu Kính Mẫn), 李宇明(Lý Vũ Minh) cũng đưa ra các quan điểm về từ láy

Họ chủ yếu tìm hiểu và phân tích từ láy từ phạm trù phân loại, ngữ âm, ngữ nghĩa

và ngữ pháp

1.3 Phân biệt từ láy với từ ghép và các loại từ khác

Vấn đề nhận diện, phân biệt từ láy với các loại từ khác cũng trở thành mốiquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đềnày

Trong “Từ điển từ láy tiếng Việt” của NXBGD Hà Nội-1995 do Hoàng Văn

Trang 18

Hành chủ biên đã xếp những từ: “cào cào, dành dành, bìm bìm, chuồn chuồn, châuchấu…vào mục từ láy Những từ tương t như trên cũng xuất hiện trong từ điển mởWiktionary mục từ láy tiếng Việt Tuy nhiên, tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ

v ng ngữ nghĩa”-1999 lại cho rằng đây là hiện tượng trung gian giữa từ đơn đa âmtiết và từ láy

Trong th c tế, nếu căn cứ vào hình thức, ý nghĩa và sắc thái biểu cảm về cơbản chúng ta có thể xác định đúng đơn vị từ láy Tham khảo quan điểm của giáo sư

Đỗ Hữu Châu người viết cuốn “Đơn vị từ v ng ngữ nghĩa tiếng Việt” NXBGD-1999, có những trường hợp từ có hình thức láy cần phân biệt như sau:

-Có những trường hợp, ví dụ như từ “cào cào”, giống hệt nhau về “vỏ âm

thanh” nhưng khác nhau về từ loại (“danh từ” và “động từ”) và cũng khác nhau vềcấu tạo (“từ đơn đa âm tiết” và “từ láy”) Cần phân biệt rõ những trường hợp này để

có thể nhận diện từ láy một cách chính xác

Ở đây chúng tôi chủ yếu tập trung phân loại từ ghép, từ láy là để làm rõ hơnchức năng, phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt, từ đó có cái nhìn chính xác về cácdạng thức của từ tiếng Việt Khi cần phân biệt từ láy với từ ghép có nghĩa là chúng

ta đã xác định láy không phải là ghép Vậy, phương thức láy khác phương thức ghép

ở chỗ nào? Từ láy khác với từ ghép ra sao?

Từ láy và từ ghép có nhiều điểm tương đồng, nếu chúng ta chỉ căn cứ vào mặtngữ âm thì rất khó có thể phân biệt được Vì vậy, để thấy được s khác biệt giữa từláy với từ ghép trong tiếng Việt, cần kết hợp đồng thời cả hai mặt ngữ âm và ngữnghĩa

Trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt của mình, GS Nguyễn Tài Cẩn coi từláy âm “là loại từ ghép trong đó các thành tố tr c tiếp được kết hợp lại với nhauchủ yếu là theo quan hệ ngữ âm” Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”(2001), tiến sĩngôn ngữ học Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng “Từ ghép là những từ do hai hình vị trởnên cấu tạo thành”, chẳng hạn như nước non, ngọt ngào,… Căn cứ vào phương thứccấu tạo và quan hệ giữa các thành phần tạo nên từ ghép có thể phân chia từ ghépthành ba loại lớn: từ ghép nghĩa, từ láy, và từ ghép t do Để phân biệt từ ghép với

từ láy, chúng tôi l a chọn phân biệt từ ghép nghĩa và từ láy

Trang 19

Từ ghép nghĩa là kiểu từ phổ biến nhất trong các từ ghép tiếng Việt Nó lànhững từ gồm hai hình vị trở lên kết hợp với nhau Các thành tố tạo nên từ ghépnghĩa phần lớn là các hình vị có ý nghĩa từ v ng và có khả năng hoạt động độc lập

(thí dụ: nhân dân, bờ bãi, vững chắc, chí khí, dẻo dai,…) Còn trong từ láy, một

thành tố có thể có ý nghĩa từ v ng và một thành tố không có ý nghĩa từ v ng, thành

tố có ý nghĩa từ v ng có thể đứng trước hoặc đứng sau (thí dụ: chim chóc, hay ho,

im lìm, ngậm ngùi, ngập ngừng, lập loè, nhấp nhô,…), hoặc cả hai thành tố đều

không có ý nghĩa từ v ng mà chỉ có ý nghĩa cấu tạo từ (thí dụ: đủng đỉnh, lon ton,

lóng lánh, phau phau, nhởn nhơ,…)

Như vậy về cơ bản chúng ta đã nhận thấy rằng từ láy và từ ghép không hẳnhoàn toàn khác nhau, bởi vì chung quy loại, từ láy là một hình thức của từ ghép,song vẫn có thể phân biệt được từ ghép và từ láy thông qua khả năng khu biệt nghĩa

và đăc điểm cấu tạo

1.4 Phân biệt phương thức láy và phương thức lặp

Như đã nêu ở trên, chúng tôi nhận định từ láy là các từ tạo ra từ phương thứcláy, “là sản phẩm của phương thức láy, nó lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âmtiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo qui tắc biến thanh, là những từ đatiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm”

Có người cho rằng phương thức láy là phương thức lặp, bởi láy chính làphương thức lặp lại một bộ phận hoặc lặp lại toàn bộ từ gốc để tạo ra một từ mới, ví

dụ như: tầng tầng, xanh xanh, nhè nhẹ “Phương thức láy và phương thức lặp đềuđược cấu tạo bằng cách lặp lại yếu tố gốc theo quy tắc kết hợp và biến đổi ngữ âm”

Có nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng lặp và từ láy hoàn toàn có liên quan đếnnhau, bởi vậy thường có xu hướng không phân biệt rõ hai loại phương thức này.Vậy, phương thức láy và phương thức lặp giống và khác nhau như thế nào?Xét về mặt ý nghĩa, phương thức láy và phương thức lặp đều có ý nghĩa tươngđối giống nhau, phương thức láy có vai trò tạo những giá trị gợi âm thanh, hình ảnh

và giá trị biểu cảm, còn việc sử dụng phương thức lặp cũng làm câu văn trở nên cónhịp điệu, tính nhạc và tính thơ

Tuy nhiên xét về mặt cấu tạo, hai phương thức này lại hoàn toàn khác nhau:

Trang 20

Phương thức láy là việc lặp lại (1 hoặc 2 lần) một bộ phận hoặc toàn bộ từ gốc( từ căn) nhằm thể hiện ý nghĩa ngữ pháp hoặc để tạo ra một đơn vị từ v ng khác.

Ví dụ: từ gốc “nhà” thông qua phương thức láy sẽ trở thành “nhà nhà”- lúc này nó mang một ý nghĩa ngữ pháp mới là “nhiều nhà”, hay ví dụ từ “tím” thông qua phương thức láy sẽ tạo thành “tim tím”, có nghĩa là “hơi tím” Phương thức láy đã

giúp cho đơn vị từ trở nên sinh động, góp phần làm phong phú thêm vốn từ v ng, từmột hình vị gốc, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau.Phương thức lặp là việc lặp lại những yếu tố ngữ âm trong kết ngôn như: âmtiết, số lượng âm tiết, phụ âm đầu, vần, thanh điệu v.v đã có ở chủ ngôn, trong đóyếu tố chủ và yếu tố lặp đều là những yếu tố ngữ âm Phương thức lặp cũng có thể

là lặp lại từ ngữ pháp và cấu trúc ngữ pháp để tạo s liên kết giữa các phát ngôn.Trong các tác phẩm thi ca, các tác giả thường sử dụng phương thức lặp ngữ âm

để tạo ra các thể thơ khác nhau Ví dụ như đoạn thơ dưới đây đã sử dụng phươngpháp lặp số lượng âm tiết, lặp vần:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc

Đường bên cầu cỏ mọc còn non

( Đoàn Thị Điểm- Chinh phụ ngâm)

Hai câu thơ trên tác giả đã sử dụng phương thức lặp vần để tạo s liên kết giữacác câu thơ Đây là phương thức lặp rất phổ biến trong thơ ca, tuy nhiên các vần cóthể được lặp lại hoàn toàn, cũng có thể chỉ lặp một phần theo nguyên tắc về luật hàiâm

Ngoài ra, để kết nối giữa hai phát ngôn khác nhau, người ta thường sử dụngphương thức lặp từ ngữ pháp và lặp cấu trúc ngữ pháp (hai phương thức này gọichung là lặp ngữ pháp) Ví dụ:

Trang 21

“Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu Từng giờ, mẹ thầm hỏi con

đang làm gì.”( Nguyễn Thị Như Trang- Tiếng mưa)

“Họ hào phóng, họ thương yêu, họ hiếu khách lạ lùng.

Họ sôi nổi và lạc quan lạ lùng.”

(Chu Cẩm Phong – Mặt biển, mặt trận)

Để tăng thêm tính liên kết giữa các câu văn hay các phát ngôn, người ta thườngkết hợp phương thức lặp ngữ pháp với lặp cấu trúc ngữ pháp, và tất nhiên cũng cóthể kết hợp cả phương thức lặp ngữ âm

Từ những phân tích và các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ s khác nhaugiữa phương thức lặp và phương thức láy Việc phân biệt hai phương thức này giúp

ta có cái nhìn chuẩn xác hơn về từ láy

Tiểu kết:

Chương này đã nêu ra một số nghiên cứu về từ láy, về s biến đổi của tên gọi,cách phân loại của từ láy cũng như định nghĩa từ láy của một số nhà ngôn ngữ họctrong tiếng Việt, đồng thời đưa ra một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ họcTrung Quốc về từ láy Họ đã đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau về từ láy Tuynhiên, ngoài những điểm khác đó vẫn có những ý kiến thống nhất Ngoài ra theoViệt ngữ học, cơ sở cho việc phân định từ loại phải d a trên tiêu chuẩn về ý nghĩa,

về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp D a trên cơ sở đó chúng tôi đã tiếnhành phân biệt từ láy với từ ghép và một số loại từ khác, phân biệt hình thức láy vớihình thức lặp và tiến hành khảo sát và thống kê số lượng từ láy của cả hai ngôn ngữnày

Thông qua so sánh và tổng hợp những quan điểm của các nhà ngôn ngữ họcViệt Nam và Trung Quốc, chúng tôi lấy định nghĩa “Từ láy là những từ được cấutạo theo phương thức láy, là sản phẩm của phương thức láy, nó lặp lại toàn bộ hay

bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo qui tắc biếnthanh, là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm, có giá trị biểutrưng hóa và có tác dụng tạo nghĩa” để triển khai những nội dung trong luận văn Nhìn chung, những nghiên cứu về từ láy trong ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng

Trang 22

Trung đều khá đầy đủ, nhưng đa số tập trung vào mặt ngữ pháp, về mặt từ v ng củatừng ngôn ngữ Những nghiên cứu so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa haingôn ngữ hay có liên quan đến từ láy để phục vụ cho việc dạy và học cho ngườiTrung học tiếng Việt và cho người Việt học tiếng Trung cũng rất hiếm Nghiên cứucủa những người đi trước sẽ cung cấp căn cứ lý luận quan trọng để chúng tôi tiếnhành so sánh về mặt kết cấu, ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt và tiếngTrung.

Trang 23

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG

2.1 Hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Trung

Từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung là một bộ phận từ v ng phổ biến vàthường xuyên được sử dụng Các kết cấu, loại hình, quy luật của từ láy tiếng Việt vàtiếng Trung đều phong phú đa dạng và khá phức tạp Khi tạo câu, tạo lời, ngườiViệt và người Trung rất chú ý đến s hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câuvăn Vì vậy, để hiểu hơn về từ láy tiếng Việt và tiếng Trung, trước hết người viếtgiới thiệu qua về hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Trung, để chúng tôi cócái nhìn rõ hơn về nền tảng ngữ âm của từ láy

2.1.1 Hệ thống ngữ âm tiếng Việt

m tiết tiếng Việt gồm 3 bộ phận chính: phần đầu, phần sau và thanh điệu.Phần đầu của âm tiết được xác định là m đầu, vì ở vị trí này chỉ có một âm vịtham gia cấu tạo Phần sau của âm tiết được gọi là phần Vần

2.1.1.1 m đầu

m đầu đứng vị trí đầu tiên trong âm tiết, có chức năng mở đầu âm tiết Những

âm tiết mà chính tả không có âm đầu như an, ấm, im, được mở đầu bằng động táckhép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng bật Động tác mở đầu

ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu Như vậy, âm tiếttrong tiếng Việt luôn luôn có mặt âm đầu (phụ âm đầu) Trong tiếng Việt có tổngcộng có 22 phụ âm được thể hiện bằng láy từ và một phụ âm không có hình thứcbiểu hiện (phụ âm tắc thanh hầu)

2.1.1.2 Vần

Trong tiếng việt có 9 vần đơn, cụ thể có bao nhiêu vần phức thì tới giờ vẫnchưa có ý kiến thống nhất Theo thống kê của Hoàng Phê, tiếng Việt gồm 148 vầnphức, và 9 vần đơn, tổng cộng có 157 vần (Hoàng Phê 1996) Một vần phức hoànchỉnh bao gồm 3 phần là âm đệm, âm chính và âm cuối m đệm và âm chính đều

là nguyên âm, âm cuối có thể là bán nguyên âm cũng có thể là phụ âm Trong tiếngTrung chỉ có phụ âm đóng vai trò làm âm cuối là -n và -ng, nhưng trong tiếng Việtlại có đến 8 phụ âm âm cuối là: -n, -ng, -m, -nh, -t, -c, -p, -ch

Trang 24

2.1.1.3 Thanh điệu

Thanh điệu là một yếu tố thể hiện độ cao và s chuyển biến của độ cao trongmỗi âm tiết Mỗi âm tiết tiếng Việt nhất thiết phải được thể hiện với một thanh điệu

Về vị trí, thanh điệu nằm trong cả quá trình phát âm của âm tiết (nằm trên toàn

bộ âm tiết) Dưới đây là hệ thống các thanh điệu trong tiếng Việt:

– Thanh 1: Thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên còn gọi là thanh

không dấu), xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép Ví dụ: cây xanh,

mưa xuân, hoa lan Trừ các âm tiết như: cach, bat, mac,

– Thanh 2: Thanh huyền [ghi bằng dấu huyền ( ` ) ], thấp hơn thanh ngang mộtbậc Thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép, ví dụ:

v c cao Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu Thanh

này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết Ví dụ: chó má, nắn nót, chính thức,

sáng sớm,

– Thanh 6: Thanh nặng [ghi bằng dấu nặng ( )], là thanh điệu thuộc âm v cthấp Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưngkết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết

Ví dụ: học tập, chợ xuân, lợi nhuận, nặng nhọc, trục trặc,

2.1.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Trung

m tiết của tiếng Trung chủ yếu do ba bộ phận thanh mẫu, vận mẫu và thanh

Trang 25

điệu tạo nên Thanh mẫu tiếng Trung được sắp xếp theo vị trí phát âm và cách phát

âm, nó đứng ở vị trí đầu tiên của một âm tiết, ở vị trí này chỉ có một âm vị tham giacấu tạo Còn phần sau của thanh mẫu được coi là vận mẫu, trong một âm tiết có thểvắng mặt thanh mẫu, nhưng nhất thiết phải có vận mẫu

2.1.2.1 Thanh mẫu

Thanh mẫu đứng ở ví trí đầu tiên của một âm tiết, có chức năng mở đầu âm tiết.Thanh mẫu thường do phụ âm đảm nhiệm, được gọi là phụ âm đầu, cũng giống nhưnhững âm đầu trong tiếng Việt, tiếng Trung có những âm tiết chính tả không ghi âm

đầu hoặc ghi âm bằng bán nguyên âm như ai, an, en, yi, yu, Những âm tiết vừa

nêu trên thì không được ghi lại trên chữ viết, vị trí xuất hiện của nó trong âm tiết làero, nó thể hiện bằng s vắng mặt của chữ viết, những thanh mẫu như thế nàychúng ta thường gọi là thanh mẫu không Trong tiếng Trung có 21 thanh mẫu cơbản

2.1.2.2 Vận mẫu

Vận mẫu là âm tố đứng sau thanh mẫu trong một âm tiết, nó có thể là mộtnguyên âm, có thể là tổ hợp của nguyên âm, cũng có thể là s tổ hợp của nguyên âm

và phụ âm Trong tiếng Trung tổng cộng có 35 vận mẫu, căn cứ vào cấu thành của

nó có thể chia các vận mẫu thành 4 nhóm: vận mẫu đơn, vận mẫu kép, vận mẫu đặcbiệt và vận mẫu mũi

2.1.2.3 Thanh điệu

Thanh điệu trong tiếng Việt và tiếng Trung có tác dụng giống nhau, đều đượcthể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, nhưng khác nhau về số lượng và hình thức biểuhiện cũng như đánh dấu Tiếng Trung gồm có 4 thanh điệu chính là: âm bình( thanh1), dương bình( thanh 2), thượng thanh(thanh 3) và khứ thanh( thanh 4)

-Thanh 1: còn gọi là "âm bình", ký hiệu trong bính âm là " ¯ " Nó là thanh cao,

rất đều, trong quá trình kéo dài không có biến đổi Ví dụ: yī, yā, yīn, xiān, xīng,

shēng, huāng,

-Thanh 2: còn gọi là "dương bình", ký hiệu trong bính âm là " ´ " Nó là thanh

cao, đều, từ thấp lên cao Ví dụ: qí, xué , jiá, chá, quán, xiáng,

-Thanh 3: còn gọi là "thượng thanh", ký hiệu trong bính âm là " ˇ " Nó là

Trang 26

thanh thấp, xuống thấp lại lên cao Ví dụ: mǎ, nǐ, nǎi, qiǎo, jiǎn, huǎng,

-Thanh 4: còn gọi là "khứ thanh", ký hiệu trong bính âm là " ˋ " Là thanh từcao xuống thấp Ngắn và nặng hơn thanh "huyền", dài và nhẹ hơn thanh "nặng"

trong tiếng Việt Ví dụ: qù, jià, jiè, yùn, hào, qiàn, jiàng,

2.2 Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt

2.2.1 Phân loại từ láy về kết cấu

2.2.1.1.Phân loại theo số lượng âm tiết

a Từ láy 2 âm tiết

Là những từ láy có 2 âm tiết, gồm láy toàn phần và láy bộ phận, từ láy 2 âmtiết chiếm số lượng nhiều nhất trong hệ thống từ láy tiếng Việt D a trên mô hìnhcấu trúc có thể chia từ láy ra các dạng AA, A'A, AA' và dạng aa

a.1 Dạng AA

Từ láy dạng AA gồm hai âm tiết có âm đầu, vần, thanh điệu giống hệt nhau.Dạng láy này thường thuộc từ loại tính từ, trợ động từ, động từ chỉ hoạt động nộitâm, động từ nhận biết

Dạng láy tính từ, ví dụ: cao cao, nhanh nhanh, xanh xanh, tròn tròn, êm êm,

Dạng láy động từ chỉ hành động, cử chỉ, ví dụ: cào cào, chớp chớp, vỗ vỗ, lắc

lắc,

Dạng láy động từ chỉ hoạt động nội tâm và động từ nhận biết, ví dụ: thương

thương, lo lo, nghi nghi, nhớ nhớ, bực bực,

Dạng láy danh từ mang tính chất để chỉ số nhiều, có tính lặp lại, ví dụ: nhà nhà,

ngày ngày, người người,

a.2 Dạng A'A

Khi láy một tiếng gốc thành dạng A'A thì âm tiết sau sẽ giữ nguyên từ gốc,thanh điệu của âm tiết trước bị thay đổi (nói cách khác âm tiết sau là tiếng gốc(Khái niệm "tiếng gốc" được lấy trong cuốn "Từ láy trong tiếng Việt" của giáo sưHoàng Văn Hành, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội: 1985) Từ láy dạng A'Athường dùng với vai trò là tính từ, động từ chỉ hoạt động nội tâm và động từ cảmnhận Dạng từ láy này có thể xảy ra hai tình huống: Một là chỉ biến đổi về thanhđiệu, hai là thanh điệu biến đổi dẫn tới âm cuối của tiếng sau cũng bị biến đổi theo

Trang 27

- m đầu và vần giữ nguyên, chỉ có thanh điệu bị thay đổi.

Trường hợp này tiếng gốc của từ láy thường mang thanh sắc và thanh nặng, khiláy cần tuân thủ từ đồng âm và quy tắc biến đổi thanh điệu Khi tiếng gốc mangthanh sắc, lúc láy âm tiết trước sẽ biến đổi thanh điệu thành thanh ngang, còn tiếnggốc mang thanh nặng thì khi láy âm tiết trước sẽ chuyển thành thanh huyền

Ví dụ: (Tiếng gốc Từ láy) trắng trăng trắng, tím tim tím, bé be bé, khẽ

-khe khẽ, chậm - chầm chậm, nặng - nằng nặng, lạ - là lạ, ngại - ngài ngại, tội - tồi tội,

Có một số từ vừa có thể láy dạng AA vừa có thể láy dạng A'A, ví dụ: trăng

trắng / trắng trắng, đo đỏ / đỏ đỏ, nằng nặng / nặng nặng, ngường ngượng / ngượng ngượng, tồi tội / tội tội, ngài ngại / ngại ngại, đăng đắng / đắng đắng,

- m đầu giữ nguyên, thanh điệu bị biến đổi làm cho âm cuối bị biến đổi theo.Trường hợp này, thanh điệu của từ láy cũng mang thanh nặng và thanh sắc,nhưng khác với trường hợp trên ở chỗ tiếng gốc nhất định phải có phần âm cuối là

âm tắc -ch, -p, -t, -c Đồng thời để khi phát âm không bị ngượng, khi tiến hành láy

từ người Việt thường hay đưa âm tiết phía trước về thanh bằng Nếu tiếng gốc mangthanh sắc thì sẽ đưa về thanh ngang, nếu tiếng gốc mang thanh nặng thì đưa vềthanh huyền, đồng thời đưa âm cuối là âm tắc -ch, -p, -t, -c về âm cuối âm mũ -m/

-nh/ -ng/ -n Ví dụ: ngọt - ngòn ngọt, nhạt - nhàn nhạt, sát - san sát, phập - phầm

phập, thiếp - thiêm thiếp, phớt - phơn phớt, sục - sùng sục, tiếc - tiêng tiếc,

Tuy nhiên quy tắc biến âm này không phải là tuyệt đối, có một số từ bao gồm

cả dạng láy AA, ví dụ: chát chát/ chan chát, khác khác/ khang khác, đẹp đẹp/ đèm

đẹp, tiêng tiếc/ tiếc tiếc Những trường hợp tồn tại song song như vậy thường là

tính từ

a.3 Dạng AA'

Dạng này âm tiết phía trước giữ nguyên, âm tiết phía sau biến đổi thanh điệu,tức là tiếng gốc đứng đằng trước Dạng láy này thường ít gặp hơn hai dạng láy trên,

đa số là dạng láy tính từ đơn âm tiết Ngữ âm của từ láy này có các đặc điểm sau:

- m tiết phía trước mang thanh sắc và có âm cuối là -ch/ -p/ -t/ -c, âm tiết phía

sau thường biến đổi thành thanh nặng Ví dụ: sát - sát sạt, khít - khít khịt, xốp - xốp

Trang 28

- m tiết trước mang thanh ngã hoặc mang thanh sắc nhưng âm cuối không

phải âm tắc, âm tiết sau thường mang thanh huyền Ví dụ: cuống - cuống cuồng,

nhũn - nhũn nhùn, nhẽo - nhẽo nhèo,

- m tiết trước mang thanh ngang, âm tiết sau mang thanh hỏi Ví dụ: im - im

ỉm, tưng - tưng tửng, lanh- lanh lảnh,

Những ví dụ trên cũng có dạng A'A và AA, ví dụ như: đo đỏ, dê dễ, nhùn nhũn,

khin khít, rầm rầm, rào rào, xanh xanh, băm băm,

a.4 Dạng aa

Đây là dạng từ láy bộ phận 2 âm tiết, tức là trong nội bộ từ láy, các âm tiết chỉ

âm đầu hoặc vần giống nhau, thanh điệu có thể đổi có thể không Dạng láy nàytương ứng với từ song thanh và từ điệp vần trong tiếng Trung Vì từ láy bộ phận 2

âm tiết chiếm số lượng lớn trong hệ thống từ láy của tiếng Việt, là cơ sở chính đểtạo ra các từ láy 3 âm tiết và 4 âm tiết, khi dịch sang tiếng Trung cũng có thể tìmđược từ láy tương ứng Chính vì vậy, khi nhắc tới từ láy trong tiếng Việt thì khôngthể bỏ qua dạng láy này Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm được chữ cái thích hợphơn để ký hiệu dạng láy này, nên tạm thời ký hiệu là "aa"

a.4.1 Láy phụ âm đầu dạng aa

Là những từ láy có âm đầu giống nhau, vần khác nhau, thanh điệu có thể giốnghoặc không Dạng này tương đương với từ song thanh trong tiếng Trung Ví dụ:

- Ồn ào, uể oải, uốn éo, những từ này đều có hai âm tiết có phụ âm là phụ âm

tắc thanh hầu

- Bấp bênh, buồn bã, bí bách, những từ này hai âm tiết đều có âm đầu là b[b].

- Cau có, cao cả, quẩn quanh, què quặt, quấn quýt, kém cỏi, cáu kỉnh, những

từ này hai âm tiết đều có âm đầu là [k](*)

(*)Trong tiếng việt, c, k, q có phát âm giống nhau, đều là [k], sở dĩ cách viết không giống nhau là do vần phía sau nó khác nhau, như đứng sau chữ cái c chỉ có thể là những vần đơn như a, o, ô, ơ, u, ư và những vần phức có hai âm tiết mà âm tiết đầu tiên là những âm tiết như a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư(ngoại trừ ue), ví dụ như: an, ăn, ân, ong, ông, ơn, un, ưi, Sau k chỉ có thể là e, ê, i và những vần phức bắt đầu bằng e,

Trang 29

ê, i, như en, ênh, iên Sau q chỉ có thể là vần có 3 âm tiết mà âm tiết đầu tiên là o (khi viết đều viết là u, ví dụ: oanh-> quanh, oang-> quang ) và những vần có 3 âm tiết mà đứng đầu là uê và u, như uây, và uân,

- Chậm chạp, chín chắn, chễm chệ, chen chúc, những từ này có hai âm tiết

đều có âm đầu là ch[c]

- Du dương, dễ dãi, giữ gìn, dấm dúi, giòn giã, Những từ này có hai âm tiết

đều có âm đầu là d/gi[ ](*)

(*) "d"và "gi" tuy có phát âm khác nhau nhưng ký hiệu theo phiên âm quốc tế đều

là [z], nên những âm tiết chưa "d" và "gi" có thể kết hợp với nhau tạo thành từ láy âm.

- Đau đớn, đủng đỉnh, đùn đẩy, đày đọa, đùng đoàng, Những từ này hai âm

tiết đều có âm đầu là đ[d]

- Gần gũi, gắt gỏng, gập ghềnh, gọn gàng, hai âm tiết đều có âm đầu g/gh

[ɣ](*)

(*)"g"và "gh" tuy có cách viết khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau, ký hiệu theo phiên âm quốc tế đều là [ɣ], nên những âm tiết chứa "g" và "gh" có thể kết hợp với nhau tạo thành từ láy âm.

- Hằn học, hắt hủi, hăng hái, hống hách, hớt hải, hai âm tiết đều có âm đầu

là h[h]

- Khập khiễng, khấp khểnh, khờ khạo, khúc khuỷu, khẳng khiu, khắc khoải,

hai âm tiết đều có âm đầu là kh[x]

- Ngu ngơ, ngờ nghệch, ngại ngùng, ngang ngạnh, ngứa ngáy, ngấu nghiến,

nghễnh ngãng, hai âm tiết đều có âm đầu ng/ ngh [ŋ](*).

(*)"ng" và "ngh" tuy là hai âm đầu khác nhau như cách đọc như nhau, ký hiệu như nhau [ŋ], vì thế những từ có âm đầu là "ng" và "ngh" có thể kết hợp với nhau tạo thành từ láy âm đầu.

- Sâu sắc, sặc sụa, sần sùi, sung sướng, sờ soạng, hai âm tiết đều có âm đầu

là s[s]

- Thảng thốt, thập thò, thút thít, thối tha, thấm thoắt, hai âm tiết đều có âm

đầu là th[t']

Trang 30

- Trơ trẽn, trớ trêu, trọ trẹ, trồng trọt, trơ trọi, hai âm tiết đều có âm đầu là tr

Ví dụ:

- Lã chã, giả lả, la cà, hai âm tiết đều có vần là "a"

- Lẩm bẩm, lầm rầm, âm thầm, hai âm tiết đều có vần là "âm"

- Lơ ngơ, xớ rớ, lơ mơ, bơ phờ, hai âm tiết đều có vần là "ơ"

- Sạch bách, lách tách, lạch bạch, lạch cạch, hai âm tiết đều có vần "ach"

- Đàng hoàng, lằn ngoằn, bải hoải, hai âm tiết có âm đầu khác nhau, thanh

điệu giống nhau, âm chính và âm cuối của vần giống nhau

b Từ láy 3 âm tiết

Từ láy 3 âm tiết chiếm số lượng ít nhất trong từ láy tiếng Việt Theo thống kêcủa Nguyễn Thiện Giáp có khoảng 40 từ láy ba cả thể, chủ yếu ở các dạng A'A'A,AA'A' và ABB Trong đó hai dạng A'A'A và AA'A' thường là tính từ

b.1 Dạng AA'A'

Dạng này có tiếng gốc A đứng đầu tiên, hai âm tiết còn lại có thể biến đổi vềthanh điệu hoặc biến đổi về âm cuối hoặc biến đổi cả hai Dạng láy này thườngđược tạo ra từ từ láy 2 âm tiết Ví dụ: (tiếng gốc - dạng AA/A'A/ AA' -dạng AA'A')

Cuống - cuống cuồng - cuống cuồng cuồng

Chát - chan chát/ chát chạt - chát chàn chạt

Xốp - xốp xộp/ xôm xốp - xốp xồm xộp

Sạch - sành sạch - sạch sành sanh

Quác - quang quác - quác quàng quạc,

Trong những ví dụ trên, ví dụ đầu tiếng gốc không phải âm mũi nên hai âm tiết

Trang 31

sau chỉ biến đổi thanh điệu 4 ví dụ sau do tiếng gốc có vần là âm tắc -ch, -p, -t, -c,

vì vậy hai âm tiết sau vừa biến đổi thanh điệu vừa chuyển vần về âm mũi

b.2 Dạng A'A'A

Dạng này có đặc điểm là tiếng gốc đứng sau, biến thể đứng trước, số lượng íthơn dạng AA'A'

Ví dụ: (tiếng gốc - dạng AA/A'A/ AA' - dạng A'A'A)

Con - con con / cỏn con - cỏn còn con

Dưng - dửng dưng - dửng dừng dưng

Tưng - tưng tưng - tửng từng tưng

Ti - ti ti / tí ti - tị tì ti

b.3 Dạng ABB

Cấu trúc nội bộ của dạng láy ABB là: âm tiết trước là từ căn A, hai âm tiết sau

BB là thành phần bổ sung cho từ láy Theo tiến sĩ Ngô Thị Huệ trong bài nghiên cứu

"Phân tích đối chiếu cấu trúc dạng láy ABB giữa tiếng Việt và tiếng Trung", từ căn

A chủ yếu là tính từ (96% trong tiếng Việt và 68.12% trong tiếng Trung) Còn BB

có thể là tính từ hoặc phó từ, thuộc từ láy hoàn toàn không xác định yếu tố gốc Quyluật ngữ âm của BB cũng tuân thủ quy luật ngữ âm về từ láy hoàn toàn không xácđịnh yếu tố gốc (quy luật láy hai âm tiết đã kể trên)

Trường hợp thứ nhất: ABB = AB + B Dạng từ láy này đa phần là tính từ chỉtrạng thái, có thể phân tích thành tính từ 2 âm tiết AB và yếu tố láy âm B

Ví dụ: (AB - ABB) thơm phức - thơm phưng phức, nóng hổi - nóng hôi hổi,

khô khốc - khô không khốc, đen sì - đen sì sì, bé ti - bé tí ti,

Trong một số trường hợp không thể phân thành AB+B, ví dụ: sáng vằng vặc, không có cách nói “sáng vặc” Ví dụ: "đông nườm nượp", không nói “đông nượp”, nói “nóng hầm hập”, mà không thể nói “nóng hập” được.

Trường hợp thứ hai: ABB=A+BB Động từ đơn âm tiết kết hợp với thành phần

bổ sung, cụm BB khi đứng một mình thường không xác định nghĩa mà phải căn cứvào nghĩa tiếng gốc ở phía trước

Ví dụ: cười ha hả, ngã xoành xoạch, khóc ngằn ngặt, làm hùng hục, mắng xơi

xơi,

Trang 32

Động từ cộng thêm từ láy với vai trò là thành phần bổ sung không nhất thiết

chỉ áp dụng cho láy 3 âm tiết, ví dụ chúng ta còn có thể nói : “thay đổi xoành

xoạch”, chỉ là từ láy 3 âm tiết gặp nhiều hơn thôi.

Dạng ABB=A+BB cũng có thể là tính từ, lúc đó sẽ không thể phân thành

AB+B được, ví dụ: sáng vằng vặc, không có cách nói “sáng vặc”.

c Từ láy 4 âm tiết

Từ láy tư chủ yếu xây d ng trên cơ sở từ láy đôi (Trịnh Đức Hiển 2006) Từláy 4 âm tiết có loại hình đa dạng, chủ yếu có mấy loại hình dưới đây:

c.1 Từ láy dạng AABB

Dạng láy này được tạo ra bằng cách láy hoàn toàn từ đẳng lập hoặc láy lại từláy 2 âm tiết.Từ tính thường gặp có tính từ, động từ và danh từ Vì được tạo ra bằngcách láy hoàn toàn từ đẳng lập hoặc láy từ láy 2 âm tiết, nên ngữ âm của dạngAABB vẫn giữ nguyên ngữ âm của AB

c.1.1 Tính từ dạng AABB

Ví dụ: vội vàng - vội vội vàng vàng, hăm hở - hăm hăm hở hở, hối hả - hối hối

hả hả, tất tưởi - tất tất tưởi tưởi, nghênh ngang - nghênh nghênh ngang ngang.

Có một số trường hợp chỉ có từ láy 4 âm tiết, từ gốc không xuất hiện hoặc đã

bị loại bỏ, ví dụ: nắm nắm nớp nớp (tỏ vẻ sợ sệt lo ngại), không có từ "nắm nớp".

c.1.2 Danh từ, danh từ mang tính chất lượng từ, động từ dạng AABB

Danh từ, danh từ mang tính chất lượng từ, động từ dạng AABB thường đượctạo ra bằng cách lặp từ đẳng lập có 2 âm tiết Trong đó tính từ dạng AABB chỉ có

thể là từ xưng hô (bao gồm danh từ xưng hô và đại từ nhân xưng) Ví dụ: cười nói

-cười -cười nói nói, đi về - đi đi về về, ra vào - ra ra vào vào, kỳ cọ - kỳ kỳ cọ cọ, chị

em - chị chị em em, bố con - bố bố con con, mày tao - mày mày tao tao,

Trong các ví dụ trên, “cười cười nói nói”, “đi đi về về”, “ra ra vào vào” đều là động từ, “chị chị em em”, “bố bố con con” là danh từ, “mày mày tao tao” là đại từ

Trang 33

Một là được tạo ra bằng cách lặp từ láy 2 âm tiết dạng aa (trong đó phần lớn là từláy vần), hai là được tạo ra bằng việc ghép 2 từ láy vần có nghĩa giống nhau hoặctương đương, hoặc cách đọc gần giống nhau Để phân biệt hai trường hợp nàychúng ta ký hiệu trường hơp 1 là ABAB, trường hợp 2 là ABA’B’.

c.2.1 Dạng ABAB tạo ra bằng cách lặp từ láy vần 2 âm tiết

Loáng choáng + loạng choạng - loáng choáng loạng choạng

Tất nhiên cũng có trường hợp thành phần cấu tạo nên từ láy dạng ABAB

không phải là từ láy dạng aa, nhưng thường rất ít, ví dụ: cù mì - củ mỉ cù mì, buồn

thiu - buồn thỉu buồn thiu,

Xét trên phương diện ngữ âm, s kết hợp thanh điệu thường gặp của từ láydạng ABAB trong tiếng Việt chia làm 2 trường hợp:

“Hỏi-hỏi-huyền-huyền” (tức âm tiết mang thanh hỏi đứng trước, âm tiết mangthanh huyền đứng sau) và “sắc-sắc-nặng-nặng” (tức âm tiết mang thanh sắc đứngtrước, âm tiết mang thanh nặng đứng sau) Kiểu kết hợp trước thường gặp nhiều

hơn, ví dụ: tẩn mẩn tần mần, lải nhải lài nhài, tẩn ngẩn tần ngần, lử đử lừ đừ, lảm

nhảm làm nhàm, cảm rảm càm ràm, bổi hổi bồi hồi, củ mỉ cù mì,

Kiểu kết hợp sau thường ít hơn, ví dụ: bắng nhắng bặng nhặng, loáng choáng

Trang 34

2.2.1.2 Những phân loại theo mức độ láy

a) Từ láy hoàn toàn

Từ láy hoàn toàn chỉ một từ láy mà âm đầu, vần, thanh điệu của mỗi âm tiếtđều giống hệt nhau hoặc chỉ biến đổi thanh điệu và/hoặc âm cuối Từ láy hoàn toànbao gồm các dạng: AA, A’A, AA’, AA’A’ và A’A’A

Ví dụ:

Dạng AA: cong cong, nhỏ nhỏ,

Dạng A’A: tim tím, sường sượng,

Dạng AA’: im ỉm, lanh lảnh,

Dạng AA’A’: xốp xồm xộp, quác quàng quạc,

Dạng A’A’A: tị tì ti, cỏn còn con,

b) Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận chỉ một từ láy mà các âm tiết có một bộ phận (âm đầu hoặc vần)giống nhau, thanh điệu có thể giống có thể không, gồm hai loại láy âm đầu và láyvần Từ láy bộ phận chiếm đại đa số trong từ láy của tiếng Việt, trong đó nhiều nhất

là từ láy 2 âm tiết Theo phân loại của giới học thuật Việt Nam, từ láy bộ phận baogồm các dạng: aa, ABB, AABB, A-a/ơ-AB, ABAB

Ví dụ:

Dạng aa: kém cỏi, quấn quýt,

Dạng ABB: sáng vằng vặc ,cưởi ha hả

Dạng AABB: nghễnh nghễnh ngãng ngãng, hăm hăm hở hở,

Dạng A-a/ơ-AB: hớt hơ hớt hải, lẩm cà lẩm cẩm,

Dạng ABAB: tẩn mẩn tần mần, bắng nhắng bặng nhặng,

2.2.2 Quy luật ngữ âm của từ láy tiếng Việt

2.2.2.1 Quy luật kết hợp thanh điệu

Nói tới quy luật kết hợp thanh điệu của từ láy tiếng Việt th c tế cũng là nói tớiquy luật kết hợp thanh điệu của từ láy 2 âm tiết Từ láy 3 âm tiết và 4 âm tiết cũngtương t như quy luật trên

S kết hợp thanh điệu của các âm tiết trong từ láy tiếng Việt phải tuân theo quyluật nhất định Quy luật đó khá cố định, trong đó phổ biến nhất là: thanh điệu của

Trang 35

những âm tiết cấu tạo nên từ láy phải thuộc cùng một âm v c, trừ trường hợp thanhđiệu giống nhau Nguyên tắc “cùng âm v c” có thể chia làm 2 nguyên tắc cụ thểnhư sau:

a Nguyên tắc “ngang-sắc-hỏi”

Trong nguyên tắc này, âm tiết mang thanh ngang kết hợp với âm tiết mangthanh sắc hoặc thanh hỏi, âm tiết mang thanh sắc cũng có thể kết hợp với âm tiếtmang thanh hỏi Như vậy có tổng cộng 3 kiểu kết hợp với 6 trường hợp xảy ra:a.1 Kết hợp “ngang-sắc”

m tiết mang thanh ngang kết hợp với âm tiết mang thanh sắc, gồm 2 trườnghợp:

- “Ngang trước sắc sau” (có nghĩa là âm tiết mang thanh ngang đứng trước, âm

tiết mang thanh sắc đứng sau), ví dụ: na ná, chăm chú, be bé, chia chác, ngăn ngắn,

nhem nhuốc, tanh tách,

- “Sắc trước ngang sau” (có nghĩa là âm tiết mang thanh sắc đứng trước, âm

tiết mang thanh ngang đứng sau), ví dụ: nhớ nhung, khát khao, chứa chan,

Trường hợp “ngang trước sắc sau” thường gặp nhiều hơn “sắc trước ngangsau”

a.2 Kết hợp “ngang - hỏi”

m tiết mang thanh ngang kết hợp với âm tiết mang thanh hỏi, cũng chia ra 2trường hợp “ngang trước hỏi sau” và “hỏi trước ngang sau”

- “Ngang trước hỏi sau”, ví dụ: nho nhỏ, hôi hổi, rôm rả, gây gổ, tưng tửng,

- “Hỏi trước ngang sau”, ví dụ: nở nang, nhỏ nhen, hả hê,

Trang 36

thanh ngã hoặc thanh nặng, âm tiết mang thanh ngã cũng có thể kết hợp với âm tiếtmang thanh nặng, như vậy có tổng cộng 3 kiểu kết hợp với 6 trường hợp xảy ra:b.1 Kết hợp “huyền - ngã”

- “Huyền trước ngã sau”, ví dụ: tròn trĩnh, lần lữa, chồm hỗm, đằng đẵng,

- “Ngã trước huyền sau”, ví dụ: lững lờ, thẫn thờ, ngỡ ngàng, bẽ bàng,

- “Ngã trước nặng sau”, ví dụ: nhẽo nhoẹt, ngỗ ngược, rũ rượi,

- “Nặng trước ngã sau”, ví dụ: vội vã, nhục nhã, sạch sẽ, nhẹ nhõm,

Những quy tắc trên đều khá cố định, thường sẽ không thay đổi Tuy nhiên vẫn

có những trường hợp như “huyền trước hỏi sau”(bền bỉ, hùng hổ, sành sỏi, ),

“ngang trước ngã sau”(chăm bẵm, dân dã, trơ trẽn, ), “nặng trước sắc sau” (lạng

lách, cục súc, ), “sắc trước nặng sau” (khít khịt, tuốt tuột, ), “ngang trước huyền

sau” (bơ phờ, ), “sắc trước huyền sau” (ngấm ngầm, cuống cuồng, ).vv Những

trường hợp này thường rất ít

2.2.2.2 Quy luật biến âm

a Quy luật biến đổi thanh điệu

Không chỉ thanh điệu của các âm tiết trong từ láy phải tuân theo một quy luậtnhất định, mà khi biến đổi thanh điệu cũng có quy luật của nó Hiện tượng biến đổithanh điệu chủ yếu xảy ra ở từ láy hoàn toàn, mà từ láy ấy được tạo ra bởi s lặp lạitính từ đơn âm tiết mang thanh trắc (Tức từ láy dạng A’A và AA’)

Sau khi lặp tính từ đơn âm tiết tạo ra từ láy, có thể sẽ làm biến đổi thanh điệucủa 1 trong 2 âm tiết, trong đó thường là biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng trước,trường hợp biến đổi thanh điệu của âm tiết sau là rất ít

a.1 Biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng trước

Nếu tiếng gốc mang thanh bằng, sau khi lặp sẽ giữ nguyên tạo thành từ láydạng AA Nếu tiếng gốc mang thanh trắc, sau khi tiến hành lặp, hầu hết thanh điệu

Trang 37

của âm tiết thứ nhất sẽ bị bằng hóa Quy luật bằng hóa cũng phải tuân theo nguyêntắc cùng âm v c.

Nếu tiếng gốc mang thanh sắc và thanh hỏi, sau khi lặp thanh điệu của âm tiết

thứ nhất sẽ biến đổi thành thanh ngang Ví dụ: tím - tim tím, nhỏ - nho nhỏ,

Nếu âm tiết thứ nhất mang thanh nặng hoặc thanh ngã, sau khi lặp thanh điệu

của âm tiết thứ nhất sẽ biến đổi thành thanh huyền Ví dụ: nhẹ - nhè nhẹ, lạ - là lạ,

Những quy luật này không hoàn toàn tuyệt đối, vì vậy có một số từ láy đồngthời tồn tại ở hai dạng AA và A’A, cũng có một số ít từ láy không tuân theo nguyên

tắc “cùng âm v c” như: con con - cỏn con, dưng - dửng dưng,

a.2 Biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng sau

Các dạng biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng sau của một từ láy 2 âm tiết baogồm: “huyền hóa”, “nặng hóa”, “ngang hóa”

“Huyền hóa” nghĩa là thanh điệu của âm tiết sau biến đổi thành thanh huyền.Hiện tượng này xảy ra ở những từ láy có tiếng gốc đơn âm tiết mà vần không chứa

âm mũi Ví dụ: cuống - cuống cuồng, dễ - dễ dề,

“Nặng hóa” nghĩa là thanh điệu của âm tiết đứng sau biến đổi thành thanh nặng,điều này chỉ xảy ra khi thanh điệu của tiếng gốc là thanh sắc và vần chứa âm cuối là

âm tắc Ví dụ: khít - khít khịt, sát - sát sạt, rít - rít rịt,

“Ngang hóa” nghĩa là thanh điệu của âm tiết đứng sau biến đổi thành thanh

ngang nếu tiếng gốc mang thanh nặng hoặc thanh hỏi ví dụ: mảy mảy may, sạch

-sạch sanh,

Ngoài ra vẫn còn một số ít từ không tuân theo quy tắc nhất định, ví dụ: khinh khinh khỉnh

-a.3 Biến âm của từ láy 2, 3 âm tiết

Hầu hết các từ láy 3 âm tiết đều được hình thành từ một từ đơn âm tiết, đồngthời có từ láy 2 âm tiết tương đương Quy luật biến âm của từ láy 3 âm tiết th c chất

là thêm một từ mang thanh huyền vào giữa 2 âm tiết của từ láy 2 âm tiết tương ứng

ví dụ: cuống cuồng cuồng, cỏn còn con, tất tần tật, sạch sành sanh,

Đối với từ láy 2 âm tiết được hình thành bằng cách lặp danh từ hoặc động từđơn âm tiết, khi lặp đều phải giữ nguyên thanh điệu của tiếng gốc Điều đó cũng có

Trang 38

nghĩa từ láy này thuộc dạng AA, chứ không thể là dạng A’A hoặc AA’, ví dụ: gõ gõ,

lắc lắc, chốc chốc,

b Quy luật biến vần

Biến vần tức vần bị thay đổi, hiện tượng này chỉ xảy ra đối với những từ láy có

âm cuối là âm tắc –p[p], -t[t], -c[k], -ch[c] Điều kiện để thay đổi vần là biến đổithanh điệu trước

Nói cách khác những từ láy có âm cuối là –p[p], -t[t], -c[k], -ch[c] chỉ có thểmang thanh sắc hoặc thanh nặng, sau khi tiến hành lặp âm tiết đứng trước nếu bịbằng hóa thì thanh điệu sẽ biến đổi thành thanh huyền hoặc thanh ngang, khi đó âmcuối âm tắc của từ láy đó sẽ phải tuân theo nguyên tắc “cùng âm v c” và chuyển âmcuối về dạng âm mũi m[m],n[n],ng[ŋ], nh[ɲ] Quy luật cụ thể như sau:

- m cuối là “p” thì đổi thành “m”, ví dụ: đẹp đẹp - đèm đẹp, ắp ắp - ăm ắp,

chiếp chiếp - chiêm chiếp,

- m cuối là “t” thì đổi thành “n”, ví dụ: chát chát - chan chát, két két - ken két,

2.2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt

2.2.3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy 2 âm tiết

Từ láy 2 âm tiết bao gồm các dạng: AA, A’A, AA’, thường được tạo thành bằngcách lặp tính từ, động từ, trong đó mỗi loại động từ khác nhau lại có đặc điểm ngữnghĩa khác nhau

a Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy động từ AA

Việc lặp động từ đơn âm tiết thành dạng láy AA chỉ giới hạn dùng cho động từ

cử chỉ động tác, động từ chỉ tâm lý, và động từ nhận biết Lặp động từ chỉ tâm lý sẽ

Trang 39

làm giảm mức độ của động từ, có nghĩa “hơi” Ví dụ:

(1) Tôi ngạc nhiên trước cái vẻ đẹp lạ của Uyển, một vẻ đẹp khác mọi ngày, nó

làm tôi sửng sốt và mơ hồ như sờ sợ (“ Những cánh hoa tàn” - Nam Cao )

(2) Rầu rầu tôi tự hỏi: Uyển bây giờ ra sao? (“Những cánh hoa tàn” - Nam

Cao)

Lặp động từ chỉ động tác được chia làm 2 loại: động từ tạm thời (tiến hànhtrong thời gian ngắn) và động từ có thể lặp được Theo Nguyễn Thiện Giáp trongcuốn Từ v ng học tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1998), động từ lặp dạng AA biểu thị ýnghĩa trong thời gian ngắn, th c hiện động tác đó nhiều lần và liên tiếp, độ mạnhcủa động tác cũng sẽ giảm dần Để biểu thị động từ thể hiện động tác trong thờigian ngắn, như các ví dụ đã nêu ở trên: gõ, chớp, vỗ, lắc, đá, gật, sau khi lặp biểu thịđộng tác được th c hiện liên tục lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn Ví dụ:

(3) Chỉ huy trưởng đứng giữa sân chùa, tay bóp bóp cằm, nhìn theo cho đến

lúc bóng ngựa khuất hẳn sau khúc đường cong (“ Tuổi thơ dữ dội” - Phùng Quán)

(4) Chỉ huy trưởng gật gật đầu tấm tắc khen (“ Tuổi thơ dữ dội” - Phùng

(5) Tôi hỏi gì nó cũng gật Đến câu thứ tư tôi chưa kịp hỏi hết câu nó đã vội

gật gật đầu, ý nói tôi hỏi đều đúng cả (“Chuyện đâu còn có đó” - Hạ Liên)

Trong ví dụ này “tôi” muốn xác nhận với “nó” một số vấn đề, nhưng tại “tôi”hỏi nhiều quá làm “nó” b c mình nên “nó” gật đầu liên tục

Đối với những động từ như “nói”, “tìm”, “nhìn”, “hỏi” không phải là động từtạm thời, sau khi lặp thường chỉ động tác làm nhiều lần trong một khoảng thời giannhất định và còn mang nghĩa “không chắc chắn” hoặc có ý bất mãn Ví dụ:

(6) Thôi làm đi, để hắn nói nói nghe mệt quá (“Những ngôi làng trên đất bãi

bồi” - Cần Thanh)

Ví dụ (6) “nói nói” có nghĩa là nói nhiều lần làm cho người nghe phát chán,

Trang 40

mới giục bạn cùng làm nhanh lên, không “hắn ”lại nói tiếp.

b Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tính từ AA và A’A

Theo cuốn “Từ v ng học tiếng Việt” của Nguyễn Thiện Giáp, việc lặp tính từđơn âm tiết trong tiếng Việt thông thường sẽ làm giảm mức độ của tính từ đó

Ví dụ: cong cong = hơi cong, tròn tròn = không tròn hẳn, chỉ hơi tròn,

Tất nhiên, không phải lúc nào từ láy AA cũng có tác dụng làm giảm mức độcủa tính từ, trong những tình huống đặc biệt còn có thể làm tăng mức độ lên Ví dụ:

(7) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

(“Cung oán ngâm khúc” - Đoàn Thị Điểm)

Trong câu thơ này, muốn miêu tả màu sắc của cây dâu thì không lý nào ngườiviết lại đi miêu tả lá dâu xanh nhạt, mà ở đây “những mấy ngàn dâu” tạo cho người

ta một cảm giác khắp một vùng rộng lớn đều là cây dâu, nếu vậy thì phải là cả mộtmàu xanh đậm chứ không thể là xanh nhạt

Tính từ láy dạng A’A có mức độ biểu thị giảm rõ rệt so với tiếng gốc Ví dụ:

Ngòn ngọt < ngọt, Nằng nặng < nặng, chầm chậm < chậm

c Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tính từ dạng AA’

Theo Nguyễn Thiện Giáp, đặc điểm ngữ nghĩa của tính từ láy dạng AA’ là

giúp tăng mức độ nghĩa của tiếng gốc lên, ví dụ: cuống cuồng > cuống, dễ dề > dễ,

sát sạt > sát,

2.2.3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy 3 âm tiết

a Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy 3 âm tiết dạng AA’A’ và A’A’A

Từ láy 3 âm tiết dạng AA’A’ và A’A’A chỉ có thể làm tính từ Trong cuốn “Từ

và vốn từ tiếng Việt hiện đại”(1976), Nguyễn Văn Tu cho biết tính từ láy 3 âm tiết(hai dạng AA’A’ và A’A’A) có mức độ tuyệt đối về mặt ngữ nghĩa, tức là nó biểu thị

mức độ, trình độ c c lớn Chúng ta xét ví dụ phía trên “sát” sắp xếp theo mức độ tăng dần như sau: san sát < sát < sát sạt < sát sàn sạt.

Khi muốn hình dung gì đó đến c c độ, người Việt Nam sẽ dùng tính từ láy 3

âm tiết dạng AA’A’ và A’A’A, ví dụ:

(8) Đồ tế nhuyễn của riêng tây, sạch sành sanh vét cho đầy túi tham (“Truyện

Kiều câu 583-584” - Nguyễn Du)

Ngày đăng: 12/02/2019, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] 范方莲 . 《试论所谓 “ 动词重叠 ” 》 [J]. 中国语文 , 1964 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 动词重叠
[10] 刘月华 . 《 动量词 “ 下 ” 与动词重叠比较》 . 汉语学习 , 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Khác
2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Khác
3. Nguyễn Tài Cẩn (2003), Ngữ pháp tiếng Việt [M], NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
4. Đỗ Hữu Châu (1999), Đơn vị từ v ng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục Khác
5. Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, NXB Thanh Tân Khác
6. Mai Ngọc Chừ (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt[H], NXB Giáo dục Khác
7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội Khác
8. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Thoa, Đỗ Việt Hùng,...( 2007), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ v ng học tiếng Việt, NXB Giáo dục Khác
10. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội Khác
11. Hoàng Văn Hành (chủ biên) ( 1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB Giáo dục Khác
12. Hoàng Văn Hành (2008), Từ láy trong tiếng Việt[M]. NXB Khoa học xã hội Khác
13. Trịnh Đức Hiển (2006), Những vấn đề ngôn ngữ học [M], NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.306 Khác
14. Lê Trung Hoa (2002),Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học, NXB khoa học xã hội Khác
15. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội Khác
16. Lê Văn Lý (1972), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục Khác
17. Hà Quang Năng (2003), Dạy và học từ láy ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Khác
18. Hoàng Phê (1996), Từ điển vần, NXB Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w