1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THI THỬ ĐẠI HỌC,CAO ĐẲNG

5 143 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 206 KB

Nội dung

Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT Lê Lai THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN THI: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi có 50 câu trắc nghiệm; gồm 5 trang Câu 1: Giống bị thoái hóa do đâu? A. Năng suất thấp. C. Khả năng tổng hợp prôtêin của gen giảm xuống. B. Tính chống chịu của giống giảm. D. Các gen lặn có hại được biểu hiện. Câu 2: Bò vàng Thanh Hóa lai với bò Hônsten Hà Lan cho F 1 có khả năng chịu khí hậu nóng, sản xuất 1000 kg sữa/năm, tỉ lệ bơ trong sữa 4 - 4,5%. Đây là phép lai: A. Lai kinh tế. B. Lai xa. C. Lai tế bào. D. Lai cải tiến giống. Câu 3: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa vì: A. Đó là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này đều bắt nguồn từ tổ tiên chung. B. Xây dựng lại hình thái cơ quan khi chưa bị thoái hóa. C. Giúp so sánh về giải phẫu của các loài. D. Cung cấp cho ta bằng chứng về phôi sinh học giữa các sinh vật. Câu 4: Hệ sinh thái bao gồm: A. ổ sinh thái và nơi sống của chúng. B. Quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh) C. Quần thể sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh). D. các cá thể sinh vật và nơi sống của chúng. Câu 5: Điểm khác biệt giữa hai cơ chế tự sao và sao mã là: I. Hai quá trình sử dụng hai loại enzim khác nhau II. Quá trình tự sao cần năng lượng còn sao mã thì không cần III. Số lượng mạch được dùng làm mạch khuôn và số lượng đơn phân cần được môi trường cung cấp IV. Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric khác nhau A. I, III, IV B. III, IV C. I và IV D. I, II, III và IV Câu 6: Đặc điểm của mã di truyền được xem như bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái đất đều có chung một nguồn gốc đó là: A. Giữa các loài sinh vật không có sự sai khác nhiều về các axit trong chuỗi pôlipeptit. B. Tính phổ biến của thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hóa theo nguyên tắc chung. Ví dụ: bộ ba ATT trong mã di truyền ở virut cho tới con người đều mã hóa lơxin. C. Có trên 20 loại axit amin khác nhau, thành phần các axit amin chỉ khác nhau bởi gốc R. D. Các loài sinh vật có số lượng gen thì nhiều, nhưng chỉ có hơn 20 loại axit amin khác nhau nên các sinh vật có bộ ba giống nhau. Câu 7: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe tự thụ phấn sẽ cho đời con có số lượng kiểu hình và kiểu gen tối đa là: A. 8 kiểu hình - 12 kiểu gen C. 4 kiểu hình - 12 kiểu gen B. 4 kiểu hình - 9 kiểu gen D. 8 kiểu hình - 27 kiểu gen Câu 8: Chuột chũi khi ra khỏi hang tối dễ bị say nắng, đây là một ví dụ cho thấy: A. hiện tượng đa hình trong tự nhiên B. quan hệ giữa sinh vật và giới vô cơ C. vai trò của môi trường trong quyết định hướng chọn lọc D. sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 107- Trang 1/5 Mã: 107 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 Câu 9: Gen dài 2907 A o , có tỉ lệ = 25% sau đột biến gen dài 2896,8 A o phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp có thêm axít amin mới. Số nuclêôtít từng loại của gen trước đột biến: A. A = T = 684 nuclêôtít ; G = X = 171 nuclêôtít. B. A = T = 342 nuclêôtít; G = X = 1368 nuclêôtít. C. A = T = 171 nuclêôtít; G = X = 684 nuclêôtít. D. A = T = 1368 nuclêôtít; G = X = 342 nuclêôtít. Câu 10: Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố: A. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo C. đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo B. đột biến, giao phối, chọn lọc D. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên Câu 11: Một gen dài 5100 A o , có 3900 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế cặp bazơ nitric này bằng cặp bazơ nitric khác. Nếu sự đột biến đó không làm cho số liên kết hiđrô thay đổi thì gen mới tái sinh hai đợt liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp từng loại nuclêôtit: A. A MT = T MT = 2694 nuclêôtit ; G MT = X MT = 1809 nuclêôtit hoặc A MT = T MT = 1791 nuclêôtit ; G MT = X MT = 2706 nuclêôtit B. A MT = T MT = 2703 nuclêôtit ; G MT = X MT = 1797 nuclêôtit C. A MT = T MT = 2700 nuclêôtit ; G MT = X MT = 1800 nuclêôtit D. A MT = T MT = 2697 nuclêôtit ;G MT = X MT = 1803 nuclêôtit Câu 12: Ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất là: A. tiết kiệm không gian C. trồng nhiều loại cây trên 1 diện tích B. giảm thời gian sản xuất D. nuôi nhiều loại cá trong ao Câu 13: Một NST mang các gen có chiều dài bằng nhau do chiếu xạ ADN bị đứt một đoạn ứng với 30 mARN và chiếm 20% tổng số gen của NST. ADN đã đột biến, tự nhân đôi sử dụng 240.000 nuclêôtít tự do. Chiều dài của mỗi gen là A. 3400 A o B. 1360 A o . C. 1700 A o . D. 2720 A o . Câu 14: Ở người, nhóm máu A, B, O, AB do 3 alen I A , I B , I O quy định. Nhóm máu A có kiểu gen I A I A ,I A I O . Nhóm máu B có kiểu gen I B I B ,I B I O . Nhóm máu AB có kiểu gen I A I B . Nhóm máu O có kiểu gen I O I O . Mẹ có nhóm máu A, để con sinh ra chắc chắn có nhóm máu A thì người bố phải có kiểu gen như thế nào? A. I A I O B. I A I A C. I A I B D. I B I B Câu 15: Đột biến phát sinh trong quá trình . (N: nguyên phân, G: giảm phân) sẽ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên, nếu là một đột biến gen . (T: trội; L: lặn) sẽ biểu hiện trên . (B: trên toàn bộ cơ thể; P: một phần cơ thể) tạo nên . (K: thể khảm; Đ: thể đột biến). A. N-T-B-Đ. B. G-T-B-Đ. C. G-L-P-K. D. N-T-P-K. Câu 16: Nội dung nào không đúng với phương pháp nghiên cứu của Menđen? A. Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng tương phản. B. Phân tích kết quả lai của mỗi dòng lai về từng tính trạng riêng biệt đến thế hệ F 2 C. Sử dụng toán xác suất để giải thích kết quả thí nghiệm. D. Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác. Câu 17: Ở lúa, gen A quy định thân cao, a thân thấp, B: chín sớm, b: chín muộn. Các gen liên kết hoàn toàn trên cặp NST thường đồng dạng. Phép lai nào dưới đây cho kết quả 67 thân cao, chín sớm : 69 thân cao, chín muộn : 66 thân thấp, chín sớm : 68 thân thấp, chín muộn. A. x B. x C. x D. x GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 107- Trang 2/5 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 Câu 18: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kết quả giống phép lai phân tích cá thể dị hợp về hai cặp gen di truyền phân li độc lập: A. (AB/Ab) x (aB/ab) B. (Ab/ab) x (aa/ab) C. (Ab/aB) x (aa/ab) D. (Ab/ab) x (aB/ab Câu 19: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai alen D và d, tần số của alen d là 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể này là: A. 0,25 DD : 0,50 Dd : 0,25 dd. C. 0,32 DD : 0,64 Dd : 0,04 dd. B. 0,04 DD : 0,32 Dd : 0,64 dd. D. 0,64 DD : 0,32 Dd : 0,04 dd. Câu 20: Trong sự di truyền qua tế bào chất: A. Lai thuận và lai nghịch cho con lai có kiểu hình giống mẹ. B. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả kiểu hình của con lai giống nhau. C. Lai thuận và lai nghịch cho kiểu hình của con lai khác nhau. D. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả kiểu hình tổ hợp các tính trạng của bố mẹ. Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng tiêu chuẩn sinh hóa để phân biệt các chủng vi sinh vật, vì giữa chúng thường giống nhau về: A. hình thái C. đặc điểm sinh lí B. đặc điểm di truyền D. đặc điểm hóa sinh Câu 22: Nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ là A. nhóm các nhân tố hữu sinh tác động trực tiếp lên sinh vật. B. nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. C. nhóm các nhân tố vô sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. D. nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật. Câu 23: Hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: A. không giải thích được trạng thái động của quần thể do tác động của đột biến và chọn lọc B. từ tần số tương đối các alen không thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình trong quần thể C. từ tỉ lệ kiểu hình không thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối các alen D. không giải thích được sự ổn định của quần thể trong thời gian lâu dài Câu 24: Theo học thuyết tiến hoá của Đácuyn, cơ chế nào sau đây là cơ chế chính của quá trình tiến hoá của sinh giới? A. Sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dần và liên tục của loài B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động C. Sự tích luỹ các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản của từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên Câu 25: Điểm giống nhau giữa NST giới tính và NST thường là A. đều tồn tại thành cặp tương đồng. C. đều chứa gen quy định tính trạng của cơ thể. B. đều quy định giới tính cơ thể. D. đều giống nhau ở cả hai giới trong loài. Câu 26: Ở một loài thú, cho biết các kiểu gen AA qui định lông màu đen, Aa qui định lông màu xám, aa qui định lông màu trắng. Tần số alen a trong quần thể là 0,3. Tỉ lệ thú lông đen trong quần thể là: A. 0,36 B. 0,64 C. 0,09 D. 0,49 Câu 27: Thể tứ bội khác với thể song nhị bội ở điểm nào sau đây? A. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ. GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 107- Trang 3/5 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 B. Tế bào dinh dưỡng của thể tứ bội có gấp đôi vật chất di truyền của một loài còn tế bào của thể song nhị bội mang hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau. C. Thể tứ bội có sức sống cao, năng suất cao còn thể song nhị bội có sức sống và năng suất thấp hơn. D. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ. Câu 28: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Ở các loài giao phối, quần thể là một nhóm cá thể . (A), trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống một khoảng không gian xác định, trong đó các cá thể giao phối tự do với nhau và được . (B). Ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc cùng loài đó. A và B lần lượt là: A. khác loài, cách li C. cùng loài, cách li B. khác loài, giao phối D. cùng loài, phân biệt Câu 29: Đối với cá chép ở Việt Nam khoảng nhiệt độ từ 2 0 C đến 44 0 C được gọi là gì? A. Giới hạn dưới. C. Giới hạn trên. B. Giới hạn chịu đựng. D. Điểm ưu thuận. Câu 30: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng. Những phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỷ lệ kiểu gen là 1:2:1 A. (AB/ab) x (Ab/aB) C. (Ab/aB) x (Ab/ab) B. (Ab/aB) x (Ab/aB) D. (AB/Ab) x (aB/ab) Câu 31: Dây tơ hồng là một loài thực vật sinh sống kí sinh trên các loài thực vật khác, vậy dây tơ hồng thuộc loại: A. sinh vật tự dưỡng C. sinh vật sản xuất B. sinh vật tiêu thụ D. sinh vật phân hủy Câu 32: Ở người và động vật có vú yếu tố nào quy định tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1? A. Số giao tử đực mang Y tương đương với số giao tử đực mang X. B. Số giao tử đực và số giao tử cái trong loài vốn đã bằng nhau. C. Do ảnh hưởng của các hoocmon sinh dục. D. Số giao tử đực bằng số giao tử cái. Câu 33: Giữa các quần xã sinh vật thường có một vùng chuyển tiếp được gọi là: A. vùng trung gian C. vùng ranh giới B. vùng đệm D. vùng chuyển tiếp Câu 34: Ruột thừa là vết tích của cơ quan nào đã phát triển ở động vật ăn cỏ? A. Ruột thẳng B. Dạ cỏ C. Ruột tịt D. Túi sách Câu 35: Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến? A. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người. C. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm B. Người di cư lên vùng cao có số lượng hồng cầu tăng D. Da người sạm đen khi có nắng Câu 36: Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a: thân thấp; B: hoa màu đỏ, b: hoa màu trắng; D: hạt trơn, d: hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. Số loại giao tử được tạo ra là A. 8 B. 16 C. 9 D. 27 Câu 37: Trẻ đồng sinh khác trứng không có đặc điểm nào sau đây? I. Kiểu gen giống nhau II. Có thể phát triển thành hai con trai hoặc hai con gái hoặc một con trai, một con gái có kiểu gen khác nhau III. Kiểu gen khác nhau, nhưng vì cùng môi trường sống nên kiểu hình hoàn toàn giống nhau IV. Được sinh ra từ hai hoặc nhiều trứng rụng cùng lúc được tụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau A. I, II B. IV C. II, III D. I, III Câu 38: Ví dụ nào dưới đây không đúng với biến động số lượng cá thể theo chu kì? A. Số lượng cáo và chuột tăng lên và sau đó lại giảm đi theo chu kì 3 - 4 năm. B. Dòng sông bị ô nhiễm làm các loài cá chết hàng loạt. C. Vào mùa xuân - hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. D. Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canada biến động theo chu kì 9 - 10 năm. Câu 39: Bé gái thân lùn, cổ ngắn, trí tuệ chậm phát triển có 45 NST. Qua kiểm tra tế bào bé gái đó bị: GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 107- Trang 4/5 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 A. hội chứng Tớcnơ C. hội chứng 3X B. hội chứng tiếng mèo kêu D. hội chứng Claiphentơ Câu 40: Ở tế bào có nhân chính thức, mARN sau khi được tổng hợp xong sẽ: A. rời khỏi nhân ra màng tế bào để tổng hợp prôtêin B. rời khỏi nhân tới tế bào chất để tham gia vào quá trình phiên mã C. rời khỏi nhân tới tế bào chất để tham gia vào quá trình sao mã D. rời khỏi nhân tới tế bào chất để tham gia vào quá trình dịch mã Câu 41: Để tạo ra được giống lúa Mộc Tuyền 1 từ giống lúa Mộc Tuyền, người ta sử dụng A. chùm Nơtron B. tia X. C. tia Beta. D. tia Gamma. Câu 42: Trong 2 loại đột biến trội và đột biến lặn, loại nào có vai trò quan trọng hơn đối với sự tiến hóa. Vì sao? A. Đột biến lặn, vì nó nghiêm trọng sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá trình giao phối B. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình trong đời cá thể C. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình ở thể hệ sau D. Đột biến lặn, vì nó nghiêm trọng sẽ không di truyền được Câu 43: Đặc trưng phân bố của quần xã không có đặc điểm: A. nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống C. phân tầng cây trong rừng nhiệt đới theo chiều thẳng đứng B. phân bố theo chiều ngang D. có ý nghĩa tăng cường sự cạnh tranh giữa các loài Câu 44: Hiện tượng cá thể cái mang đôi NST giới tính XX và cá thể đực mang cặp NST giới tính XY không có ở A. động vật thuộc lớp thú. C. ruồi giấm B. động vật thuộc lớp chim. D. người. Câu 45: Điều nào sau đây khẳng định các vật thể sống bắt nguồn từ giới tự nhiên vô cơ? A. Mọi dạng sống thường xuyên trao đổi chất với môi trường xung quanh B. Mỗi cơ thể sống đều được cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ C. Trong cơ thể sinh vật nước chiếm tỉ lệ khối lượng rất lớn D. Không có nguyên tố hoá học nào trong cơ thể sống mà không có trong giới tự nhiên vô cơ Câu 46: Một người phụ nữ mù màu kết hôn với người chồng có kiểu hình bình thường. Họ sinh được một đứa con trai claiphentơ, mù màu. Hiện tượng này được giải thích bằng: A. sự rối loạn phân bào giảm phân 1 ở bố C. sự rối loạn phân bào giảm phân của mẹ B. sự rối loạn phân bào giảm phân ở bố hoặc mẹ D. sự rối loạn phân bào giảm phân 2 ở bố Câu 47: Chiều dài của gen 2040A o và có 1400 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến thêm một cặp A - T. Số lượng từng loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen bị đột biến tự sao 3 lần là bao nhiêu? A. A=T=2807 nuclêôtit; G=X=1400 nuclêôtit. C. A=T=2008 nuclêôtit; G=X=1407 nuclêôtit. B. A=T=2800 nuclêôtit; G=X=1407 nuclêôtit. D. A=T=2870 nuclêôtit; G=X=1400 nuclêôtit Câu 48: Trong các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất đến số lượng cá thể trong quần thể là: A. ánh sáng. B. độ ẩm - nước. C. khí hậu. D. nhiệt độ. Câu 49: Nội dung nào sau đây sai khi đề cập đến phép lai kinh tế? A. Mục đích lai kinh tế là để sử dụng ưu thế lai B. Cặp bố mẹ được chọn phải thuần chủng, khác nhau về các cặp gen cần quan tâm C. Cá thể dùng làm mẹ thuộc giống địa phương D. Con lai có năng suất cao, được sử dụng để nhân giống Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nòi địa lí? A. Nòi địa lí là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định B. Nòi địa lí là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định C. Hai nòi địa lí khác nhau có thể có khu phân bố trùm lên nhau D. Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác định GV: Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 107- Trang 5/5 . Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT Lê Lai THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN THI: . Ngô Công Cảnh – Trường THPT Lê Lai Mã đề 107- Trang 1/5 Mã: 107 Đề thi thử Đại học, Cao đẳng, năm học 2008 -2009 Câu 9: Gen dài 2907 A o , có tỉ lệ = 25%

Ngày đăng: 20/08/2013, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w