1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) cái trong điều kiện nuôi nhốt

64 259 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

4 Nghiên cứu sự biến động thành phần sinh hóa trong trứng và hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương qua các giai đoạn phát triển của buồng trứng.. Sự phát triển noãn sào cá xương Qu

Trang 1

VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

-0o0 -

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN

CÁ DÌA Siganus guttatus (Bloch, 1787) CÁI TRONG ĐIỀU KIỆN

NUÔI NHỐT

Khánh Hòa, tháng 06/2018

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS PHẠM QUỐC HÙNG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ NGỌC HIỀN

Mã số sinh viên : 56131107

Trang 2

BỘ MÔN CƠ SỞ SINH HỌC NGHỀ CÁ

-0o0 -

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN

CÁ DÌA Siganus guttatus (Bloch, 1787) CÁI TRONG ĐIỀU KIỆN

NUÔI NHỐT

Khánh Hòa, tháng 06/2018

GVHD : PGS TS PHẠM QUỐC HÙNG SVTH : NGUYỄN THỊ NGỌC HIỀN MSSV : 56131107

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả của đồ án “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học

sinh sản cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) cái trong điều kiện nuôi nhốt” là

công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào tính tới thời điểm này

Nha Trang, ngày 20 tháng 06 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Nha Trang, Viện Nuôi trồng thủy sản, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập tại trường Lời cảm ơn chân thành nhất, tôi xin dành đến thầy PGS TS Phạm Quốc Hùng, người đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình dìu dắt, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Đỗ Quang Dược, chị Phan Nguyệt Thu, anh Phạm Huy Trường đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình đi thu mẫu để hoàn thành đồ

Tôi xin tri ân tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu đó!

Nha Trang, ngày 20 tháng 06 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG vii

KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT viii

TÓM TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4

1.1 Vị trí phân loại cá dìa 4

1.2 Một số đặc điểm sinh học cá dìa 4

1.2.1 Đặc điểm hình thái 4

1.2.2 Đặc điểm phân bố 5

1.2.3 Đặc điểm môi trường sống 6

1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 6

1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng 6

1.2.6 Đặc điểm sinh sản 7

1.3 Tình hình nghiên cứu cá dìa công 8

1.3.1 Trên thế giới 8

1.3.2 Ở Việt Nam 8

1.4 Bậc thang phát triển noãn sào và noãn bào ở cá xương 9

1.4.1 Sự phát triển noãn sào cá xương 9

1.4.2 Sự phát triển noãn bào cá xương 12

1.5 Cấu tạo nang trứng noãn bào cá xương và vai trò của estradiol trong điều khiển sự phát triển noãn bào 16

Trang 6

1.5.1 Cấu tạo nang trứng noãn bào 16

1.5.2 Vai trò estradiol 16

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.3.1 Mẫu cá nghiên cứu 21

2.3.2 Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu 21

2.3.3 Xác định các chỉ tiêu sinh học sinh sản 22

2.3.4 Quan sát sự phát triển tuyến sinh dục 23

2.3.4.1 Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục 23

2.3.4.2 Đọc kết quả trên kính hiển vi 23

2.3.5 Xác định thành phần sinh hóa trứng cá dìa qua các giai đoạn 24

2.3.6 Mối quan hệ giữa hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương qua các giai đoạn phát triển của buồng trứng 24

2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Chiều dài và khối lượng cá nghiên cứu qua các tháng 30

3.2 Các chỉ tiêu sinh học sinh sản 31

3.2.1 Hệ số thành thục (GSI) và hệ số gan (HSI) 31

3.2.2 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối 34

3.3 Sự phát triển noãn sào và noãn bào cá dìa 35

3.3.1 Các giai đoạn phát triển noãn sào 35

3.3.2 Các giai đoạn phát triển noãn bào/tế bào trứng 37

Trang 7

3.4 Thành phần sinh hóa trong trứng cá dìa qua các giai đoạn 38

3.5 Hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương 39

3.5.1 Xây dựng đường cong chuẩn 39

3.5.2 Biến động hàm lượng E2 qua các giai đoạn phát triển buồng trứng 41

3.5.3 Biến động hàm lượng E2 qua các tháng trong năm 42

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43

4.1 Kết luận 43

4.2 Đề xuất 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 1 48

PHỤ LỤC 2 51

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình thái ngoài cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) 4

Hình 1.2 Phân bố địa lý cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) trên thế giới 5

Hình 1.3 Tổ chức noãn sào cá Chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis ở các giai đoạn phát triển khác nhau 12

Hình 1.4 Các pha phát triển noãn bào cá Chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis 15

Hình 1.5 Cấu tạo của nang trứng noãn bào cá xương 16

Hình 1.6 Kích dục tố tuyến yên (FSH và LH) điều khiển quá trình tiết hormone steroid, phát triển và thành thục tế bào sinh dục ở cá xương 18

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20

Hình 2.2 Giai tạm giữ cá dìa để chuẩn bị thu mẫu 21

Hình 2.3 Hóa chất trong bộ KIT Estradiol ELISA 25

Hình 2.4 Cách pha các dung dịch estradiol chuẩn ở các nồng độ khác nhau 26

Hình 2.5 Đĩa 96 giếng 28

Hình 2.6 Sơ đồ bố trí các giếng 28

Hình 3.1 Chiều dài trung bình cá nghiên cứu qua các tháng 30

Hình 3.2 Khối lượng trung bình cá nghiên cứu qua các tháng 30

Hình 3.3 Biến động giá trị GSI trung bình của cá cái qua các tháng 31

Hình 3.4 Biến động giá trị HSI trung bình của cá cái qua các tháng 33

Hình 3.5 Tổ chức noãn sào cá dìa Siganus guttatus ở các giai đoạn phát triển khác nhau 35

Hình 3.6 Hình thái noãn sào cá dìa Siganus guttatus ở các giai đoạn phát triển khác nhau 36

Hình 3.7 Các pha phát triển noãn bào cá dìa Siganus guttatus 37

Hình 3.8 Đường cong chuẩn E2 và phương trình tương quan 40

Hình 3.9 Hàm lượng E2 trong huyết tương qua các giai đoạn phát triển buồng trứng 41

Hình 3.10 Hàm lượng E2 trong huyết tương qua các tháng 42

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Nồng độ estradiol 17-β chuẩn (pg/ml) 26

Bảng 2.2 Trình tự đưa dung dịch vào các giếng 29

Bảng 3.1 Kích thước noãn bào cá dìa Siganus guttatus qua các giai đoạn 38

Bảng 3.2 Thành phần sinh hóa trong trứng cá dìa Siganus guttatus 38

Bảng 3.3 Kết quả đo mật độ quang trên máy quang phổ 96 giếng ở bước sóng 405 nm 39

Bảng 3.4 Các giá trị tính toán 39

Trang 10

KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

AF Absolute Fecundity Sức sinh sản tuyệt đối

BW Body Weight Khối lượng cơ thể

LH Luteinizing Hormone Hormone hoàng thể hóa

RF Relative Fecundity Sức sinh sản tương đối

TL Total Length Chiều dài toàn thân

Vtg Vitellogenin Chất tiền noãn hoàng

Trang 11

TÓM TẮT

Cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) phân bố ở vùng nhiệt đới, từ vĩ độ

300 Bắc đến 300 Nam, từ phía Đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương [15] Ngoài tự nhiên, chúng là loài ăn thực vật ở giai đoạn trưởng thành, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt có thể ăn thức ăn nhân tạo Cá dìa công là loài rộng muối, rộng nhiệt và

có thể nuôi ở mật độ cao

Nhu cầu nuôi cá dìa công ngày càng cao, nhưng chủ yếu dưới hình thức nuôi ghép Một trong các nguyên nhân đó là do thiếu nguồn giống Hiện nay chưa có quy

trình sản xuất giống nhân tạo cá dìa S guttatus hoàn thiện, nguồn giống chủ yếu từ tự

nhiên Một trong những hướng phát triển bền vững ngành Nuôi trồng thủy sản là giảm

áp lực khai thác đến tự nhiên Từ đó, đồ án “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh

sản cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) cái trong điều kiện nuôi nhốt” được thực hiện với mục tiêu xác định các đặc điểm sinh học sinh sản cá dìa Siganus guttatus trong

điều kiện nuôi nhốt, làm cơ sở cho nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Nghiên cứu này được thực hiện với nội dung chính là nghiên cứu sự biến động chiều dài, khối lượng, các chỉ tiêu sinh học sinh sản, thành phần sinh hóa buồng trứng và hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương qua các tháng Thời gian thu mẫu nghiên cứu từ 10/2017 – 5/2018, mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm Viện Nuôi trồng thủy sản Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài toàn thân cá dìa cái dao động từ 190-340

mm, khối lượng toàn thân dao động từ 130-800g Sự biến động hệ số thành thục (GSI)

và hệ số gan (HIS) là trái ngược nhau và phù hợp với màu sinh sản Sức sinh sản cá dìa tương đối lớn, trung bình đạt 877.845 ± 56.167 trứng/kg cá cái, nhưng thấp hơn sức sinh sản của các thành thục ở tự nhiên Quá trình phát triển của noãn bào và noãn sào cá dìa đều trải qua 6 giai đoạn, phù hợp với bậc thang phân chia của Nikolski (1963), Sakun và Butsakaia (1968) Hàm lượng protein trong trứng cá tăng dần, hàm lượng lipid giảm dần khi trứng thành thục Hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương tăng trong suốt quá trình phát triển của buồng trứng, và đạt giá trị lớn nhất khi cá tới giai đoạn thành thục, giảm mạnh khi cá tham gia sinh sản

Từ khóa: cá dìa công, Siganus guttatus, đặc điểm sinh học sinh sản

Trang 12

MỞ ĐẦU

Cá dìa Siganus guttaus (Bloch, 1787) thuộc họ cá Siganidae Họ cá này rất phổ

biến ở khu vực Thái Bình Dương Chúng có thể đạt được kích thước lớn và chịu được ngưỡng oxi thấp, có thể sống ở cả nước lợ và nước mặn (10-35 ‰), thích ứng cao với

sự biến động của môi trường S gutatus còn có tập tính sống bầy đàn, điều này giúp

chúng được dễ dàng nuôi với mật độ lớn Cùng với chất lượng thịt thơm ngon, giá trị

kinh tế cao, nên từ lâu cá dìa S guttatus đã được xem là một đối tượng có tiềm năng

nuôi trồng thủy sản rất lớn Nhiều nơi ở Philippine, giá thị của chúng thường cao hơn

so với cá măng (Chanos chanos), lợi nhuận cao hơn nên cá dìa là một loài thay thế tốt

cho cá măng để nuôi trồng [15]

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất nhầy trên da của S guttatus có tác

dụng ngăn chặn sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh Vibriosis phát sáng trên tôm sú

(Penaeus monodon) [15] Vì lí do này, nên hiện nay nhu cầu nuôi ghép cá dìa với tôm

sú ngày càng cao Đồng thời trong nuôi trồng thủy sản, cá dìa còn được coi là “chất tẩy rửa” vì chúng tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ, giúp làm sạch môi trường nuôi Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của cá dìa là rong biển, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể ăn thức ăn nhân tạo

Ở nước ta, người dân đã nuôi cá dìa từ lâu nhưng chủ yếu dưới hình thức nuôi ghép Khu vực phá Tam Giang nằm ở phía đông thành phố Huế được xem là rất thích hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản Các phần của đầm phá này có các độ mặn khác nhau từ mặn đến ngọt, đây là một thuận lợi để phát triển nuôi cá dìa Trong dự án IMOLA, trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện mô hình nuôi kết hợp cá dìa, tôm sú và rong câu chỉ vàng [10] Mặc dù là đối tượng có giá trị kinh tế cao

và nuôi ngày càng phổ biến, nhưng vấn đề sản xuất giống vẫn chưa được giải quyết tốt Nguồn giống được cung cấp chủ yếu từ tự nhiên, số lượng, chất lượng không ổn định, không phục vụ được nhu cầu thả giống quanh năm của người dân

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Đại học Cần Thơ đã thử nghiệm sản xuất giống cá dìa công nhân tạo thành công, nhưng số lượng con giống còn hạn chế, nguồn giống vẫn phụ thuộc chủ yếu từ

Trang 13

tự nhiên [7] Nguyên nhân là do thiếu những thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản của cá dìa công trong điều kiện nuôi nhốt, để có thể quản lý tốt đàn cá bố mẹ Vì vậy, việc cung cấp thêm một số thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản cá dìa trong điều kiện nuôi nhốt sẽ góp phần làm hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá dìa, tạo đàn giống có chất lượng và tỷ lệ sống cao Từ đó, phục vụ được nhu cầu con giống ngày càng cao của người dân và giảm áp lực khai thác đến ngoài tự nhiên, là một trong những hướng góp phần phát triển ngành thủy sản bền vững Vì lí do trên, đề tài

“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) cái trong điều kiện nuôi nhốt” được thực hiện

Trang 14

Mục tiêu nghiên cứu:

(1) Mục tiêu tổng quát: Cung cấp thông tin khoa học về một số đặc điểm sinh

học sinh sản của cá dìa Siganus guttatus cái trong điều kiện nuôi nhốt, từ đó làm tiền

đề cho các nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện quy trình sản xuất giống

 Xác định hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương

Nội dung nghiên cứu:

(1) Nghiên cứu sự biến động chiều dài, khối lượng của cá dìa cái qua các tháng (2) Nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản và biến động qua các tháng

(3) Nghiên cứu sự thay đổi tổ chức học tuyến sinh dục cái và kích thước noãn

bào qua các giai đoạn

(4) Nghiên cứu sự biến động thành phần sinh hóa trong trứng và hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương qua các giai đoạn phát triển của buồng trứng

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

(1) Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp thêm một

số thông tin khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản cá dìa (Siganus guttatus, Bloch

1787) cái trong điều kiện nuôi nhốt

(2) Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy

trình sản xuất giống nhân tạo cá dìa công S guttatus

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Vị trí phân loại cá dìa

Loài: Siganus guttatus (Bloch, 1787)

Tên tiếng Việt: cá dìa công, cá dìa chấm

Tên tiếng Anh: Golden rabbitfish, Goldlined spinefoot

Hình 1.1 Hình thái ngoài cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)

1.2.1 Đặc điểm hình thái

Cá dìa có hình bầu dục dài và dẹt hai bên Hai bên đầu có vẩy, đường bên hoàn toàn Mỗi bên mõm đều có hai lỗ mũi, miệng bé Thân cá có vảy nhỏ và nhám Màu sắc bên ngoài của cá từ màu vàng nhạt đến màu nâu Vây ngực hình tròn Vây bụng

ở dưới ngực Vây đuôi bằng phẳng hoặc hơi chia thuỳ Cá dìa có công thức vây lưng

D (XIII, 10); vây hậu môn A (VII, 9); vây bụng V (II, 3); vây ngực P (15); có 13 đốt

Trang 16

sống; các gai cứng độc Lưng cá có màu xanh thẫm, mặt bụng có màu bạc, có một chấm vàng sáng nằm gần gốc tia vây lưng cuối cùng Phần đầu có nhiều sọc và chấm [25].

1.2.2 Đặc điểm phân bố

Hình 1.2 Phân bố địa lý cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) trên thế giới

(vùng khoanh đỏ là nơi phân bố cá dìa)

Cá dìa phân bố ở vùng nhiệt đới, từ vĩ độ 300 Bắc đến 300 Nam, từ phía Đông

Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương, bao gồm các nước như quần đảo Andaman, Thái Lan, Malaysia, Singapore, miền Bắc nước Úc, Indonesia (bao gồm Irian Jaya), Việt Nam, Nam và Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan, Ryukyus (Nhật Bản), Philippines và Palau [15]

Ở Việt Nam cá dìa phân bố ở các vùng ven bờ từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, trong đó nhiều nhất tại các vùng biển Quảng Thái (Thừa Thiên Huế), vùng hạ lưu sông Thu Bồn và các bãi bồi thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị)

Trang 17

Về mặt sinh thái, cá dìa thường sống ở vùng cỏ biển hoặc rạn san hô, những nơi

có nhiều thức ăn là rong biển hoặc rêu mọc trên đá Ấu trùng cá dìa có thể được tìm thấy trong khu vực rừng ngập mặn, vịnh nước nông hoặc cửa sông [19]

1.2.3 Đặc điểm môi trường sống

Cá dìa có thể phân bố ở những nơi có nhiệt độ khác nhau Trong tự nhiên, có thể đánh bắt cá dìa ở các vùng nước có nhiệt độ từ 24-280C Cá dìa nói chung có thể chịu đựng được sự thay đổi độ mặn và nhiệt độ khá rộng Cá có thể thích nghi dần dần khi độ mặn thấp xuống 5‰ [19], nhiệt độ 25-340C [13] Cá dìa có khả năng chịu đựng được môi trường có ngưỡng oxi thấp Tuy nhiên, cá không thể chịu đựng được nếu hàm lượng oxi hòa tan < 2 mgO2/l [20]

Vùng nước cá sinh sống thường có độ sâu khoảng 1,6 m với chất đáy là cát, cát bùn hoặc các rạn đá ven bờ, có nhiều thức ăn là rong biển hoặc rêu bám trên đá

Cá dìa công là loài di cư, cá bột và cá con sống quanh quẩn ở vùng đầm phá cửa sông, vịnh nông; khi trưởng thành chúng rời khỏi vùng cửa sông nhưng cũng được tìm thấy ở các bãi san hô có độ sâu dưới 6m Không giống như các loài cùng họ, chúng hoạt động và kiếm mồi vào ban đêm [8]

1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá dìa công Siganus guttatus là loài ăn thực vật Thức ăn ở giai đoạn ấu trùng

chủ yếu là thực vật phù du nhưng khi chuyển sang giai đoạn con non và trưởng thành chúng chuyển sang ăn hoàn toàn thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ Tuy nhiên, thức ăn ưa thích của chúng vẫn là rong biển Cá dìa công thường ăn các loài rong

biển: rong bún (Engtromorpha prolifera), Chaetomorpha, Halophila, Cymodocea

Trong tự nhiên, cá dìa thường rỉa thực vật ở đáy biển và có thể ăn cả ngày lẫn đêm [16] Trong điều kiện nuôi nhốt, cá trở thành đối tượng ăn tạp, có thể sử dụng tốt thức

ăn tự chế và thức ăn công nghiệp với độ đạm từ 20 – 25%

1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng

Ngoài tự nhiên, sau 1 năm tuổi, chúng có thể đạt trọng lượng trung bình khoảng

400 g/con, chiều dài khoảng 15-25 cm Đối với loài cá dìa S guttatus, các thử nghiệm

Trang 18

trong điều kiện nuôi nhốt cho thấy chúng có thể đạt chiều dài tối đa 36-38 cm với khối lượng tương ứng đạt 0,75-1,10 kg/con trong thời gian 320 ngày

1.2.6 Đặc điểm sinh sản

Khó có thể phân biệt được giới tính nếu chỉ quan sát qua hình thái ngoài Tuy nhiên, vào mùa sinh sản, có thể xác định được con cái qua việc quan sát phần bụng nhờ hình dáng tròn trịa hoặc dùng que thăm trứng Với cá thể đực, khi vuốt nhẹ sẽ có tinh dịch màu trắng chảy ra Kích thước cá đực thường nhỏ hơn cá cái và cá cái ít vận động hơn cá đực vào mùa sinh sản [17]

Tuổi thành thục cá cái dài hơn cá đực Kích cỡ thành thục của cá cái là 386 g (26,1 cm), còn cá đực là 318 g (25,2 cm) [3] Trong điều kiện nuôi nhốt, cá dìa đực

có thể thành thục ở 10 tháng tuổi với chiều dài toàn thân 19 cm; cá cái thành thục ở

12 tháng tuổi với chiều dài toàn thân 21,5 cm [17]

Trong tự nhiên, sự sinh sản của cá dìa có liên quan chặt chẽ với thủy triều, cá thường đẻ vào ban đêm (từ 23 giờ đến 3 giờ sáng trước giờ trăng), khi thủy triều xuống ở gần tầng mặt của vùng nước mở

Theo Lê Văn Dân, Lê Đức Ngoan (2006), sức sinh sản của cá dìa Siganus

guttatus từ 1.08-2.02 triệu trứng/kg cá cái Từ đó cho thấy, sức sinh sản của cá dìa

công là rất lớn [4] Cá dìa S guttatus ở Philipine có thể đẻ quanh năm [9] Thông tin

này chưa được kiểm chứng trong điều kiện Việt Nam Tuy vậy, việc quan sát thực tế hàng năm cho thấy cá dìa con kích thước 1,5-2,0 cm thường xuất hiện vào tháng 4-5

âm lịch ít nhất tại hai khu vực là phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) và đầm Thị Nại (Bình Định)

Trứng cá dìa (Siganus guttatus) thuộc loại trứng dính, hình cầu, có nhiều giọt

dầu, chìm trong nước Các trứng đã thụ tinh có đường kính từ 0,42-0,70 mm và mất khoảng 18-35 giờ để nở ở nhiệt độ 22-300C [24] Ấu trùng phát triển tốt nhất ở 22-

260C

Ở Khánh Hòa, mùa vụ sinh sản của cá dìa tập trung 2 lần trong năm: lần 1 từ tháng 4 đến tháng 7, lần 2 từ tháng 9 đến tháng 11, với mùa vụ chính tập trung vào lần 1 [1]

Trang 19

1.3 Tình hình nghiên cứu cá dìa công

1.3.1 Trên thế giới

Từ sau hội nghị về nuôi cá dìa được tổ chức tại Hawaii (Anon, 1972), đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá dìa trong điều kiện nuôi nhốt Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu hầu hết là không thành công, ấu trùng chết hoàn toàn trong 5 ngày ương đầu tiên hoặc một số các nghiên cứu khác thì cho tỷ lệ sống của ấu trùng cho đến khi biến thái hoàn toàn chưa tới 1% [8]

Theo nghiên cứu của Duray & Kohno (1988), việc nuôi ấu trùng cá dìa với chế

độ chiếu sáng liên tục sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn (31,69%) so với chế độ chiếu sáng

tự nhiên ban ngày (17,10%) [21] Theo Duray (1990), nhịp điệu sinh sản của cá dìa

có liên quan chặt chẽ đến chu kỳ của mặt trăng, nếu như Siganus canaliculatus sinh sản sau 2-7 ngày sau kỳ trăng mới thì Siganus guttatus lại nằm giữa đến cuối kỳ trăng

[14]

Cá dìa S guttatus đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Trung Quốc, tuy

nhiên những thông tin sâu hơn về ương giống và nuôi thương phẩm vẫn còn hạn chế [11]

Mặc dù các kết quả nghiên cứu về cá dìa công S guttatus là không ít Tuy nhiên,

vấn đề sản xuất giống vẫn chưa được giải quyết tốt Hạn chế lớn nhất là thiếu những thông tin về các loại thức ăn phù hợp cho các giai đoạn ương nuôi cá dìa, nên chưa hoàn thiện được quy trình sản xuất giống nhân tạo

1.3.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cá dìa công Siganus guttatus phân bố ở các vùng ven biển từ vịnh

Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài

cá này chủ yếu chỉ mới tập trung ở vùng đầm Thị Nại [9] và vùng đầm phá Tam Giang – Thừa Thiên Huế [3] Những năm gần đây, cũng có nhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng này Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa cung cấp được đầy

đủ thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản của cá dìa trong điều kiện nuôi nhốt Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá dìa bởi nhóm nghiên

cứu ở vùng đầm phá Tam Giang – Thừa Thiên Huế cho thấy, cá dìa S guttatus là loài

Trang 20

có sức sinh sản cao (từ 108,8-202 vạn trứng/kg cá cái); tỷ lệ thành thục từ tháng 1 đến tháng 8 là rất cao (cá đực > 89%, cá cái > 96%); ấu trùng nở ra chỉ sống được 3-

4 ngày, đến ngày thứ 5 tỷ lệ sống chỉ còn 5% và chết hoàn toàn ở ngày thứ 7

Năm 2007, Trung tâm khuyến ngư Thừa Thiên Huế đã tiến hành thử nghiệm

mô hình nuôi cá dìa công giống nhân tạo kết hợp với tôm sú (Penaeus monodon) và

đã đạt được kết quả tích cực [9]

Năm 2009-2013, Phan Văn Út và cộng sự đã nghiên cứu các thông số kỹ thuật,

xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá dìa Siganus guttatus (Bloch,

1787) và đã thu được một số kết quả quan trọng Mùa vụ sinh sản của cá dìa tại Khánh Hòa diễn ra 2 lần/năm từ tháng 4-11 Hệ số GSI của cả cá cái và đực dao động từ 7,5-8,8

Nghiên cứu của Trương Quang Tuấn đã chỉ ra rằng, trong quá trình ương cá dìa giai đoạn giống (2-4 cm): thức ăn NRD 3/5 (INVE, Thái Lan) với khẩu phần 14% khối lượng thân và mật độ ương 4 con/l với độ mặn trong khoảng 15-25‰ là thích hợp nhất [8]

1.4.1 Sự phát triển noãn sào cá xương

Quá trình phát triển noãn sào cá xương từ những tế bào sinh dục nguyên thủy (noãn nguyên bào) đến lúc chín và thành thục trải qua nhiều giai đoạn Hiện nay, việc phân chia các giai đoạn phát triển của noãn sào tồn tại một vài quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chi tiết ở từng giai đoạn hay tùy theo đặc điểm từng loài Ở nước ta, sự phát triển của noãn sào cá xương thường được chia theo bậc thang 6 giai đoạn, dựa trên các tài liệu hướng dẫn của các nhà nghiên cứu Liên Xô trước đây [22, 23]

Giai đoạn I:

Về tổ chức học: Tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào và những noãn bào

trẻ thuộc thời kỳ sinh trưởng về tế bào chất Noãn nguyên bào là những tế bào sinh dục nguyên thủy của tất cả các tế bào trứng do cá cái đẻ ra Đây là những tế bào hình tròn, có kích thước tương đối nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được Sự sinh sôi

Trang 21

bằng phân bào nguyên nhiễm, các noãn nguyên bào tạo nên nguồn dự trữ tế bào sinh dục cho cá sau khi cá đẻ Nhờ quá trình tiếp hợp của các thể nhiễm sắc tương đồng, các noãn nguyên bào có những biến đổi đặc trưng và tăng lên về kích thước, biến thành những noãn bào Ban đầu, các noãn bào lớn lên nhờ sự tăng tế bào chất Thời

kỳ này được gọi là thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất

Về ngoại hình: Tuyến sinh dục là những dải mỏng, trong suốt, có khi màu hơi

vàng hay hơi hồng, mắt thường không phân biệt được tế bào sinh dục Ở đa số các loài cá, theo ngoại hình bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực hay cá cái trong giai đoạn này

Giai đoạn II:

Về tổ chức học: Đại đa số các tế bào sinh dục trong noãn sào giai đoạn này là

những noãn bào thuộc thời kỳ cuối sinh trưởng nguyên sinh chất Noãn sào xuất hiện những noãn bào đã kết thúc sinh trưởng về nguyên sinh chất, kích thước của chúng

đã lớn đến mức có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dưới kính lúp Ngoài ra, noãn sào còn có noãn nguyên bào và những noãn nguyên bào đang ở những pha đầu tiên của thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất, chúng là nguồn dự trữ

Về ngoại hình: Giống như ở giai đoạn I, noãn sào vẫn còn trong suốt Dọc theo

noãn sào là một mạch máu lớn có những nhánh nhỏ, qua kính lúp thấy rõ ràng từng hạt trứng, chúng trong suốt và hầu như không màu Vào giai đoạn này, noãn sào cá thường có nhiều mô mỡ và mất dần ở các giai đoạn sau

Giai đoạn III:

Về tổ chức học: Ở giai đoạn này, tính chất của sự sinh trưởng của noãn bào trong

noãn sào thay đổi Sự lớn lên của các noãn bào không phải chỉ nhờ sự tăng thể tích nguyên sinh chất mà còn nhờ sự tích lũy các chất dinh dưỡng Nói cách khác là giai đoạn tích lũy chất noãn hoàng Trong noãn bào của nhiều loài cá xương, chất dinh dưỡng được tạo ra dưới dạng những giọt mỡ và hạt noãn hoàng Trong quá trình tích lũy noãn hoàng, kích thước và số lượng các hạt mỡ đều tăng lên Ngoài các chất dinh dưỡng, trong noãn bào còn xuất hiện các không bào có chứa chất đặc biệt mang bản chất là carbon hydrat Khi thụ tinh, các chất này được tiết ra dưới lớp vỏ và hút nước

Trang 22

làm cho giữa vỏ trứng và bề mặt của hạt trứng phát sinh ra khoảng không quanh noãn hoàng và làm cho hạt trứng trương lên Song song với quá trình tích lũy chất noãn hoàng có sự hình thành vỏ trứng Đến cuối thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất, noãn bào có vỏ hình phóng xạ, xuyên qua vỏ là những lỗ rất nhỏ, đây chính là nơi các chất dinh dưỡng thâm nhập vào noãn bào Phía trên vỏ có vành phóng xạ hướng tâm Bên ngoài vành phóng xạ hình thành thêm một lớp vỏ nữa Lớp vỏ này dùng để gắn trứng với vật bám Noãn bào được bao bọc bởi một lớp tế bào làm nhiệm vụ sản xuất estrogen và đưa các chất dinh dưỡng (Vitellogenin) vào trong noãn bào Các tế bào này hình thành một cái túi hay nang và được gọi là tế bào nang trứng, bên ngoài nang trứng là lớp mô liên kết Lớp vỏ nang trứng và lớp vỏ mô liên kết được hình thành trong thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất của noãn bào

Về ngoại hình: Noãn sào có sự tăng trưởng mạnh về kích thước của từng hạt

trứng cũng như cả noãn sào Các hạt trứng không còn trong suốt mà chuyển sang màu đục Màu của noãn sào cũng đậm hơn so với các giai đoạn trước đó

Giai đoạn IV:

Về tổ chức học: Trong noãn sào có những noãn bào kết thúc quá trình sinh

trưởng dinh dưỡng và những trứng này sẽ được đẻ ra trong vụ sắp tới Nhân tế bào di chuyển về phía lỗ vi khổng làm cho tế bào phân cực: Cực động vật có nhân và phần căn bản nguyên sinh chất; cực thực vật có noãn hoàng Sau đó, các hạt noãn hoàng

và các giọt mỡ hòa tan vào nhau, tạo thành một khối đồng nhất làm cho các noãn bào trở nên trong suốt

Về ngoại hình: Noãn sào to, chiếm phần lớn xoang thân Kích thước hạt trứng

đạt cực đại

Giai đoạn V:

Về tổ chức học: Giai đoạn này xảy ra rất ngắn Trong giai đoạn này, việc chuẩn

bị của trứng cho quá trình thụ tinh được hoàn tất, quá trình giảm phân bước vào pha kết thúc Màng nhân biến mất và bắt đầu sự phân bào giảm nhiễm lần II Sự tan biến của túi mầm và sự trong suốt của noãn bào là tiêu chuẩn của sự chín Trứng thoát ra

Trang 23

khỏi nang và màng mô liên kết Trứng sẽ rụng vào xoang thân hoặc xoang noãn sào tùy theo loài

Về ngoại hình: Noãn sào mềm, chỉ cần vuốt nhẹ ở bụng là trứng có thể chảy ra

Các trứng đã rụng được phóng thích ra ngoài

Giai đoạn VI: Giai đoạn VI là giai đoạn sau khi cá đẻ trứng

Về tổ chức học: Trong noãn sào có mặt những nang trứng đã vỡ, thành phần các

tế bào trứng ở các pha phát triển giống như noãn sào ở giai đoạn II

Về ngoại hình: Noãn sào xẹp xuống, nhão, màu đỏ bầm do sự xuất huyết khi

nang trứng vỡ

Hình 1.3 Tổ chức noãn sào cá Chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis ở các

giai đoạn phát triển khác nhau [5]

A: giai đoạn II; B: giai đoạn III; C: giai đoạn IV; D: giai đoạn V

và E: giai đoạn VI

1.4.2 Sự phát triển noãn bào cá xương

Noãn bào hay tế bào sinh dục cái là thành phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ lớn trong

tổ chức noãn sào Mức độ phát triển và thành thục của noãn bào là căn cứ để xác định

Trang 24

giai đoạn phát triển của noãn sào Trong nghiên cứu sinh học sinh sản ở nước ta, bậc thang chín muồi của tuyến sinh dục thường được áp dụng dựa trên các tài liệu hướng dẫn trong và ngoài nước [22, 23] Trên cơ sở đó, quá trình phát triển của noãn bào cá xương được chia thành 6 thời kỳ đặc trưng hay được gọi là các pha

Pha 1 (Biến đổi nhân và chất nhiễm sắc): Các noãn bào ưa kiềm mạnh, nhân và

nguyên sinh chất đều bắt màu tím của thuốc nhuộm Hematoxyline Màng nhân bắt màu đậm hơn Nhân to và nằm giữa tế bào Xung quanh tế bào được bao bởi một màng mỏng Đây là các noãn nguyên bào được tạo ra từ các tế bào sinh dục nguyên thủy qua các lần nguyên phân tạo nên nguồn dự trữ để bổ sung nguồn tế bào sinh dục sau khi cá đẻ Các noãn nguyên bào có những biến đổi đặc trưng và tăng lên về kích thước, biến thành những noãn bào sau này

Pha 2 (Tiền ngoại vi nhân): Tế bào chất của noãn bào ưa kiềm bắt màu tím bao

quanh nhân Nhân bắt màu tím nhạt hơn và nằm giữa tế bào Các tế bào ở pha này có hình góc cạnh Trong nhân xuất hiện các hạch nhỏ bắt màu tím đậm, sắp xếp không theo trật tự Sự sinh trưởng của tế bào chất làm gia tăng kích thước noãn bào Thời

kỳ này được gọi là thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất thứ nhất

Pha 3 (Ngoại vi nhân): Nếu như ở pha tiền ngoại vi nhân, các hạch nhân bắt

đầu xuất hiện và sắp xếp không theo trật tự, thì ở pha này, các hạch nhân tăng về số lượng, di chuyển và phân bố ở phía ngoại vi nhân, bao quanh màng nhân Kích thước hạch nhân dao động trong khoảng 5-7,5 μm Tế bào chất tiếp tục gia tăng làm cho noãn bào phát triển nhanh về kích thước Noãn bào có hình tròn hoặc hình góc cạnh cùng với sự xuất

hiện nang trứng bao xung quanh Ở cuối pha này, noãn bào kết thúc quá trình sinh trưởng nguyên sinh chất và đạt kích thước tới hạn trong thời kỳ sinh trưởng thứ nhất

Pha 4 (Không bào hóa): Bên ngoài tế bào, độ dày của nang trứng tăng lên

(nang trứng dày khoảng 3,8-7,5 μm) và bắt đầu xuất hiện màng phóng xạ Nguyên sinh chất bắt màu tím, nhân hình tròn, bắt màu hồng nhạt và nằm ở giữa Hạch nhân

đã tiêu biến Nguyên sinh chất không còn là khối đồng nhất do sự xuất hiện của các không bào giống như các hình cầu rỗng với nhiều kích thước khác nhau (5-38 μm)

Trang 25

Đầu tiên các không bào xuất hiện phía trong, gần màng nhân, sau đó chúng lan ra khắp nguyên sinh chất Màng nhân không còn phân biệt rõ như ở pha 1

Pha 5 (Hình thành hạt noãn hoàng): Thời kỳ này có thể chia thành 3 thời kỳ

phụ: Thể noãn hoàng thứ nhất, thứ hai và thứ ba Ở thời kỳ thứ nhất, các hạt noãn hoàng bắt đầu xuất hiện và phân bố ở quanh màng noãn bào, kích thước các hạt noãn hoàng rất nhỏ Ở thời kỳ thứ hai, noãn hoàng tiếp tục được tổng hợp và tích lũy, chiếm khoảng một nửa thể tích nguyên sinh chất, các không bào bị dồn về phía nhân Sang thời kỳ cuối, nguyên sinh chất được lấp đầy bởi các hạt noãn hoàng Kích thước của các hạt noãn hoàng tăng lên, chúng kết dính lại với nhau thành từng đám Kết thúc thời kỳ thể noãn hoàng thứ ba cũng là kết thúc quá trình tích lũy noãn hoàng, kích thước noãn bào đạt tới hạn Ở cuối pha này, các hạt noãn hoàng và các hạt mỡ hòa với nhau, tạo thành một khối đồng nhất Nang trứng dày lên rõ rệt Vành phóng xạ của nang trứng có thể nhìn thấy rõ qua kính hiển vi và bắt màu tím Ở cá Chẽm Mõm Nhọn, nang trứng có độ dày khoảng 10-15 μm

Pha 6 (Cực hóa, chín và rụng): Noãn bào đạt kích thước tối đa và đã kết thúc quá trình tích lũy chất noãn hoàng Nhân co lại, kích thước nhân giảm và bắt đầu di chuyển về cực động vật làm noãn bào phân cực Màng nhân tiêu biến, dịch nhân chảy

ra ngoài hình thành một khối chất nhỏ bắt màu tím nhạt Nang trứng bắt đầu tách ra khỏi noãn bào, đó là thời kỳ chuẩn bị cho sự rụng trứng Nang trứng trở lên mỏng dần Hiện tượng này có thể giải thích bởi quá trình tăng kích thước mạnh mẽ của khối

tế bào chất, trong khi đó màng tế bào vẫn giữ nguyên độ dày

Trang 26

Hình 1.4 Các pha phát triển noãn bào cá Chẽm mõm nhọn Psammoperca

waigiensis [5]

A: Pha nhân và chất nhiễm sắc; B: Pha tiền ngoại vi nhân; C: Pha ngoại vi nhân; D: Pha không bào hóa; E, F, G: Pha hình thành hạt noãn hoàng (E: Pha thể noãn hoàng thứ nhất, F: Pha thể noãn hoàng thứ 2 và G: Pha thể noãn hoàng thứ 3); H, I: Pha cực hóa, chín và rụng trứng

1: Noãn bào pha nhân và chất nhiễm sắc; 2: Hạch nhân xuất hiện; 3, 8: Nhân; 4: Nguyên sinh chất; 5: Các không bào; 6: Noãn hoàng; 7: Các hạt noãn hoàng dính lại; 9: Màng tế bào và 10: Nang trứng

Trang 27

1.5 Cấu tạo nang trứng noãn bào cá xương và vai trò của estradiol trong điều khiển sự phát triển noãn bào

1.5.1 Cấu tạo nang trứng noãn bào

Ghi chú:

TC (Theca Cell): Tế bào vỏ

BM (Base Membrance): Lớp màng cơ

sở

GC (Granulosa Cell): Tế bào hạt

Hình 1.5 Cấu tạo của nang trứng noãn bào cá xương (Nagahama, 1994)

Buồng trứng cá xương bao gồm các noãn nguyên bào, các noãn bào đang lớn lên với các tế bào nang bao quanh mỗi noãn bào, mô liên kết, mạch máu và mô thần kinh Trong quá trình lớn lên của noãn bào, các tế bào nang phân chia và tạo thành một lớp tế bào, hay còn gọi là lớp tế bào hạt (granulosa layer) Đồng thời các bộ phận

mô liên kết bao quanh cũng tạo thành một lớp bên ngoài, hay còn gọi là lớp tế bào vỏ (thecal layer) Vì vậy, cũng giống như những động vật có xương khác, các noãn bào được bao bọc bởi 2 lớp tế bào chính: lớp ngoài là lớp tế bào vỏ và lớp trong là lớp tế bào hạt; 2 lớp này tách biệt nhau bởi một lớp màng cơ sở Như vậy nang trứng gồm

3 lớp tế bào: lớp vỏ, lớp màng cơ sở và lớp hạt Nghiên cứu in vitro cho thấy cả 2 lớp

tế bào này có sự kết hợp lẫn nhau trong quá trình tạo steroid, kích thích sự lớn lên và chín noãn bào

1.5.2 Vai trò estradiol

Quá trình tạo E2: Quá trình tạo E2 trong các tế bào nang trứng ở buồng trứng

cá Hồi có sự tham gia của lớp tế bào vỏ và lớp tế bào hạt Dưới ảnh hưởng của KDT tuyến yên, lớp tế bào vỏ sản xuất Testosterone (T), chất này khuếch tán vào bên trong

Trang 28

lớp tế bào hạt ở đó có enzym aromataz Tại đây, enzym aromataz chuyển T thành E2

Sự phân bố của T và E2 trên nang trứng cá Hồi Vân đã được xác định bằng phương pháp hóa mô miễn dịch Tuy nhiên mô hình này lại không đúng đối với một số loài

cá không có các tế bào vỏ đặc biệt trong nang trứng mà chỉ có lớp tế bào hạt làm

nhiệm vụ tổng hợp steroid như ở cá Fundulus heteroclitus và cá Sóc Oryzias latipes

Khi nghiên cứu cơ chế hoạt hóa enzym aromataz trên nang trứng của cá

Sóc Oryzias latipes, một đối tượng mà các bước phát triển buồng trứng như tích lũy

noãn hoàng, chín và rụng có thể được dự báo thời điểm chính xác Sử dụng mô hình này cho thấy hoạt động của enzym aromataz tăng dần lên và chuyển đổi T ngoại sinh sang E2 trên nang trứng đã được phân lập trong 18-20 giờ trước lúc cá đẻ Ở loài cá này hoạt động của enzyme aromatase được tăng cường đáng kể bởi KDT huyết thanh ngựa chửa (PMSG) sau 18 giờ ủ nang trứng Điều này chứng tỏ KDT huyết thanh

ngựa chửa kích thích hoạt tính của enzyme aromataz trong nang trứng của cá Oryzias

latipes

Cả FSH và LH đều có khả năng kích thích in vitro sự tổng hợp T và E2 từ nang trứng đã tách Khả năng kích thích sự tổng hợp steroid của FSH và LH ở giai đoạn này là do sự xuất hiện chỉ một loại thụ thể của KDT trong cả lớp tế bào vỏ và tế bào hạt và thụ thể này có thể liên kết với cả FSH và LH Mặc dù chức năng kích thích tạo steroid của FSH và LH ở giai đoạn này là như nhau, nhưng hàm lượng LH trong máu lại rất thấp hoặc không xác định được Hơn nữa hàm lượng FSH trong máu có quan

hệ chặt chẽ với E2 Như vậy E2 được tạo ra từ nang trứng dưới tác dụng của KDT tuyến yên mà ở đây chủ yếu là FSH

Khi chuyển sang thời kỳ trứng thành thục, sự khác nhau về hoạt tính của FSH

và LH có liên quan đến sự tổng hợp E2 và 17α,20β-P của buồng trứng Trong thời kỳ này, buồng trứng chuyển dịch tổng hợp E2 sang 17α,20β-P trên một số loài cá Hồi và

cá Vền biển đỏ Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng các loài cá nghiên cứu còn hạn chế

vì vậy câu hỏi đặt ra là có phải cơ chế chuyển dịch sinh tổng hợp này là quy luật chung cho tất cả các loài cá xương Ngày nay, người ta biết rằng, sự chuyển dịch sinh tổng hợp E2 sang 17α,20β-P xảy ra ngay khi trứng chuyển sang giai đoạn thành thục

Trang 29

và có liên quan đến sự gia tăng hàm lượng LH, sự xuất hiện các thụ thể của LH trong các tế bào hạt của nang trứng và sự gia tăng hoạt động của LH trong việc kích thích tổng hợp 17α,20β-P Sự xuất hiện các thụ thể của KDT thứ hai trong các tế bào hạt được xem là điểm mấu chốt của sự chuyển dịch này bởi vì nó có thể cho thấy hai hoạt tính đặc biệt của LH đối với sự thành thục của noãn bào Thứ nhất LH ức chế các tế bào hạt của nang trứng tiết E2 bằng cách ức chế hoạt động của enzym aromataz; thứ hai LH kích thích sự tổng hợp 17α,20β-P bởi các tế bào hạt bằng cách tăng cường hoạt tính của emzym 20β-HSD Trước thời điểm rụng trứng, các thụ thể của LH xuất hiện và tăng lên ngày càng nhiều trong tế bào hạt, kích thích sinh tổng hợp progesteron dưới ảnh hưởng của LH

Hình 1.6 Kích dục tố tuyến yên (FSH và LH) điều khiển quá trình tiết hormone steroid, phát triển và thành thục tế bào sinh dục ở cá xương

(Mananos et al., 2009, trích theo Phạm Quốc Hùng) [6]

Vai trò Estradiol (E2 – estrogen mạnh nhất) trong quá trình tạo noãn hoàng: điều khiển sự phát triển của tế bào sinh dục cái và kích thích tế bào gan tổng hợp chất tạo noãn hoàng (Vtg) E2 được tạo ra ở buồng trứng dưới ảnh hưởng của KDT, phóng thích vào máu và kích thích tế bào gan sản xuất Vtg Ở cá Hồi, gan là cơ quan đích

Trang 30

của E2 Trước hết, E2 làm tăng số thụ thể của nó, sau đó thì kích thích sự tổng hợp Vtg và cả protein của vùng phóng xạ quanh noãn bào Sau khi chín muồi, protein này được phóng thích vào máu, sau đó được kết nạp vào noãn bào sau khi có sự nhận biết thụ thể màng đặc hiệu Các estrogen còn có khả năng tạo ra một màng đặc hiệu trong quá trình tạo noãn hoàng cá xương Đó là màng dày được biệt hóa cao độ, gọi là màng trứng, màng noãn hoàng, vùng phóng xạ, vùng sáng

Trang 31

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) cái

Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2017 – 6/2018

Địa điểm nghiên cứu: mẫu được thu ở một số địa phương tại Khánh Hòa, phân tích mẫu và xử lý số liệu tại trường Đại học Nha Trang

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá dìa Siganus guttatus (Bloch,

1787) cái trong điều kiện nuôi nhốt

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

và kích thước noãn bào qua các giai đoạn

Nghiên cứu sự biến động hàm lượng estradiol 17-β trong huyết tương và thành phần sinh hóa trong trứng cá dìa qua các giai đoạn phát triển của buồng trứng

Trang 32

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Mẫu cá nghiên cứu

Mẫu cá nghiên cứu mua từ người dân tại các địa phương thuộc tỉnh Khánh Hòa (thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm, thành phố Cam Ranh), được thành thục trong điều kiện nuôi nhốt ở các ao, đìa Trước khi thu mẫu (gồm: mẫu máu, mẫu gan, mẫu tuyến sinh dục) cá được tạm giữ trong các giai ngay tại ao nuôi

Hình 2.2 Giai tạm giữ cá dìa để chuẩn bị thu mẫu

Cá được chọn lấy mẫu phải có độ tuổi ≥ 8 tháng, hình dạng nguyên vẹn, không

dị tật hay có dấu hiệu của bệnh, khỏe mạnh, màu sắc đặc trưng của loài

2.3.2 Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu

Thu mẫu định kì 1 lần/tháng, số lượng thu khoảng 10 con/lần (gồm cả đực và cái)

Cá sẽ được lấy mẫu máu ngay tại nơi thu mẫu, mẫu máu được bảo quản tạm trong thùng xốp chứa sẵn đá Sau đó được đưa về phòng thí nghiệm bảo quản trong tủ đông -800C

Sau khi lấy máu, tiến hành cân đo để xác định các chỉ tiêu về chiều dài và khối lượng Chiều dài cá được xác định bằng giấy đo có độ chia nhỏ nhất là 1 mm Khối lượng cá được xác định bằng cân có độ chia nhỏ nhất là 10 g

Ngày đăng: 11/02/2019, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn An (2015), "Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh sản lên chất lượng trứng cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)" Luận án Thạc Sĩ. Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh sản lên chất lượng trứng cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)
Tác giả: Nguyễn Văn An
Năm: 2015
2. Võ Văn Bình (2017), "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chim trắng Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) tại Kiên Giang" Luận Văn Thạc Sỹ. Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chim trắng Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) tại Kiên Giang
Tác giả: Võ Văn Bình
Năm: 2017
3. Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan (2006), "Một số chỉ tiêu sinh sản của cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế". Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11/2006. p. 49-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ tiêu sinh sản của cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
Tác giả: Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan
Năm: 2006
4. Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan (2006), "Nghiên cứu sự phát triển cá Dìa (Siganus guttatus Bloch 1787) ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế". Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2: p. 61-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phát triển cá Dìa (Siganus guttatus Bloch 1787) ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
Tác giả: Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan
Năm: 2006
5. Lê Hoàng Thị Mỹ Dung (2008), "Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh sản của cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier &amp; Valenciennes, 1828) trong điều kiện nuôi nhốt" Đồ án tốt nghiệp. Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh sản của cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valenciennes, 1828) trong điều kiện nuôi nhốt
Tác giả: Lê Hoàng Thị Mỹ Dung
Năm: 2008
6. Phạm Quốc Hùng (2010), "Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier 1828) ở điều kiện nuôi vỗ" Luận án Tiến sĩ. Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier 1828) ở điều kiện nuôi vỗ
Tác giả: Phạm Quốc Hùng
Năm: 2010
7. Nguyễn Thanh Tâm (2015), "Một số đặc điểm sinh học sinh sản và ảnh hưởng của ánh sáng lên quá trình thành thục cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787)" Đồ án tốt nghiệp. Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sinh học sinh sản và ảnh hưởng của ánh sáng lên quá trình thành thục cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787)
Tác giả: Nguyễn Thanh Tâm
Năm: 2015
8. Trương Quang Tuấn (2014), "Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn, mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa công siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2-4 cm" Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn, mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa công siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2-4 cm
Tác giả: Trương Quang Tuấn
Năm: 2014
11. Phan Văn Út, Hoàng Thị Thanh và Trương Quang Tuấn (2015), "Ảnh hưởng mật độ ương và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống Siganus guttatus (Bloch, 1787)". Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 2.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng mật độ ương và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống Siganus guttatus (Bloch, 1787)
Tác giả: Phan Văn Út, Hoàng Thị Thanh và Trương Quang Tuấn
Năm: 2015
12. Agembe, S. (2012), "Estimation of Important Reproductive Parameters for Management of the Shoemaker Spinefoot Rabbitfish (Siganus sutor) in Southern Kenya". International Journal of Marine Science. 2(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimation of Important Reproductive Parameters for Management of the Shoemaker Spinefoot Rabbitfish (Siganus sutor) in Southern Kenya
Tác giả: Agembe, S
Năm: 2012
14. Duray, M.N. (1990), "Biology and culture of siganids". Aquaculture Department, Southeast Asian Fisheries Development Center, Philippines Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biology and culture of siganids
Tác giả: Duray, M.N
Năm: 1990
15. Felix G. Ayson, Ofelia S. Reyes và Evelyn Grace T. de Jesus-Ayson (2014), "Seed production of rabbitfish Siganus guttatus". Aquaculture Extension Manual.59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seed production of rabbitfish Siganus guttatus
Tác giả: Felix G. Ayson, Ofelia S. Reyes và Evelyn Grace T. de Jesus-Ayson
Năm: 2014
16. Gundermann. N, Popper. D. M và Lichatowich. D. M (1983), "Biology and life cycle of Siganus vermiculatus (Siganidae, Pisces)". Pacific Science 37. p. 165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biology and life cycle of Siganus vermiculatus (Siganidae, Pisces)
Tác giả: Gundermann. N, Popper. D. M và Lichatowich. D. M
Năm: 1983
17. Juario. J. V, Duray. M. N, Duray. V. M, Nacario. J. F và Almendras. J. M. E (1985), "Breeding and larval rearing of the rabbitfish Siganus guttatus (Bloch)".Aquaculture 44. p. 91-101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Breeding and larval rearing of the rabbitfish Siganus guttatus (Bloch)
Tác giả: Juario. J. V, Duray. M. N, Duray. V. M, Nacario. J. F và Almendras. J. M. E
Năm: 1985
18. Kagawa H., Young G. và Ngahama Y. (1983), "Relationship between seasonal plasma estradiol-17B and testosterone levels and in vitro production by ovarian folicles amaga salmon (Oncorhynchus rhodurus)". Biol Reprod. 29: p. 301-309 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship between seasonal plasma estradiol-17B and testosterone levels and in vitro production by ovarian folicles amaga salmon (Oncorhynchus rhodurus)
Tác giả: Kagawa H., Young G. và Ngahama Y
Năm: 1983
19. Lam. T. J. (1974), "Siganids: Their biology and mariculture potential". Aquaculture. p. 325-354 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Siganids: Their biology and mariculture potential
Tác giả: Lam. T. J
Năm: 1974
20. Lavina, Einstein M và Alcala, AC. Ecological studies on Philippine siganid fishes in southern Negros, Philippines. 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecological studies on Philippine siganid fishes in southern Negros, Philippines
21. Marietta Duray và Hiroshi Kohno (1988), "Effect of continuous lighting on growth and survival of first feeding larval rabbitfish, Siganus guttatus".Aquaculture 72. p. 73-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of continuous lighting on growth and survival of first feeding larval rabbitfish, Siganus guttatus
Tác giả: Marietta Duray và Hiroshi Kohno
Năm: 1988
22. Nikolski, G.V (1963), "Sinh thái học cá. Người dịch Phạm Thị Minh Giang &amp; Mai Đình Yên". Nhà Xuất Bản Đại Học, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái học cá. Người dịch Phạm Thị Minh Giang & Mai Đình Yên
Tác giả: Nikolski, G.V
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại Học
Năm: 1963
23. Sakun, O. (1954), "Analysis of gonadal function in male and female Vimba vimba L. with special reference to the nature of spawning". Dokl Akad Nauk SSSR. 98: p. 505-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of gonadal function in male and female Vimba vimba L. with special reference to the nature of spawning
Tác giả: Sakun, O
Năm: 1954

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w