1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

đề tài nghiên cứu SUY DINH DUONG

29 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 251 KB

Nội dung

Hậu quả của suy dinhdưỡng cả thể vừa và thể nhẹ đều nặng nề, theo Tổ chức y tế thế giới có đến60% của 10,9 triệu ca tử vong mỗi năm, trong số trẻ em dưới 60 tháng tuổi ở các nước đang ph

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng là một bệnh phổ biến trên thế giới vẫn còn là mộtthách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng ở nước ta Đặc biệt đốivới trẻ em dưới 60 tháng tuổi ở một số nước đang phát triển trong đó có cácnước Đông Nam Á và Việt Nam Cùng với bệnh tiêu chảy, bệnh nhiễmkhuẩn hô hấp cấp, suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàngđầu gây tử vong ở trẻ em [ 1 ]

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển donhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ,

ở mức độ nặng có thể tử vong

Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trẻ em là do một chế độ ăn khôngđầy đủ và bất hợp lý, phối hợp với bệnh nhiễm trùng Hậu quả của suy dinhdưỡng cả thể vừa và thể nhẹ đều nặng nề, theo Tổ chức y tế thế giới có đến60% của 10,9 triệu ca tử vong mỗi năm, trong số trẻ em dưới 60 tháng tuổi

ở các nước đang phát triển có liên quan đến suy dinh dưỡng Những trẻ em

bị suy dinh dưỡng về sau thường học hành kém, thể lực yếu và khi trưởngthành là những người lao động yếu đuối, những người mẹ bé nhỏ ảnhhưởng lớn đến sức lao động xã hội và chất lượng thế hệ tương lai Điều trịsuy dinh dưỡng rất phức tạp và tốn kém, làm tổn thất rất lớn đến kinh tế củagia đình và của xã hội

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng pháttriển, mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao nhưng tình trạng thiếu ănvẫn xảy ra ở nhiều nơi, sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ về dinh dưỡng lúc

có thai, cho con bú, cho con ăn bổ sung còn phổ biến Nhất là các địaphương thuộc vùng sâu, xa, kinh tế chậm phát triển thì tỷ lệ này vẫn còncao 38,5% [25]

Lại Sơn là một xã đảo của huyện Kiên Hải Đời sống kinh tế củangười dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu và

Trang 2

nhiều yếu tố không thuận lợi, đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe bà

mẹ trẻ em, điều đó sẽ là những trở ngại trong việc thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia về dinh dưỡng Mặc dù công tác thực hiện chương trìnhsuy dinh dưỡng của trẻ em đã và đang được thực hiện song hiệu quả đạtchưa cao, tỉ lệ suy dinh dưỡng năm 2015 là CN/T 13,63%; CC/T là 15,60%.Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tàì: “

Đánh giá thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 60 tháng tại xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang năm 2016”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Xác định tỷ lệ trẻ em dưới 60 tháng được chẩn đoán là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi.

2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

và thấp còi

3 Đề xuất các giải pháp làm giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

em dưới 60 tháng.

Trang 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm chung về dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc

và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tốnhư: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệsinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao độngcủa bà mẹ…

Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào

và tình trạng sức khỏe Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt ( thiếuhoặc thừa dinh dưỡng ) là thể hiện có vấn đề sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc

cả hai

1.1.3 Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các

vi chất dinh dưỡng Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 60 tháng tuổi, biểu hiệnnhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều ảnh hưởng đến sự phát triển thểchất, tinh thần và vận động của trẻ

Tùy theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng biểuhiện các thể, các hình thái khác nhau:

- Thiếu dinh dưỡng protein, năng lượng: là tình trạng chậm lớn, chậmphát triển, do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, tìnhtrạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn

Trang 4

- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là mộtvấn đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng trong thập kỷ này, được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” Thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng thể thấpcòi, đặc biệt là ảnh hưởng do thiếu sắt, kẽm, vitamin A và thiếu iot.

1.1.4 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 60 tháng tuổi

Có rất nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thiếuprotein, năng lượng ở trẻ em dưới 60 tháng tuổi, trong đó thực phẩm, sứckhỏe và chăm sóc là bộ ba các thành tố thiết yếu trong chiến lược phòngchống suy dinh dưỡng ở trẻ em

Khẩu phần ăn: Các số liệu điều tra riêng về khẩu phần ăn của người

lớn và trẻ em cho thấy chế độ ăn đóng vai trò quan trọng dẫn tới tỉnh trạngsuy dinh dưỡng

Bệnh tật: Thiếu dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em gây ảnh

hưởng tới sự phát triển chung của trẻ trong thời gian dài

Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng trẻ em đó là nghèo đói vàthiếu kiến thức Đói nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độhọc vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với thông tin và với các dịch vụ chămsóc sức khỏe Mặt khác phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nôngthôn và miền núi lại thường sinh con nhiều Vì gia đình đông con nên chế độdinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo Chính điều này tạonên vòng luẩn quẩn của đói nghèo khó giải quyết

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân cơ bản tác động đến tìnhtrạng suy dinh dưỡng của trẻ em như; tiềm năng của đất nước, cơ cấu kinh tế

xã hội, đường lối chính sách của mỗi Quốc gia Mỗi yếu tố ảnh hưởng đếncông tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em có những nét riêng biệt trênmỗi vùng miền, mỗi địa phương, mỗi nước

1.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em:

Trang 5

1.2 1 Phân loại suy dinh dưỡng:

Để phân loại suy dinh dưỡng, người ta thường dùng chỉ số nhân trắc.Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ làCN/T, CC/T [9]

Phân loại tình trạng ding dưỡng theo WHO: Giới hạn thường được sửdụng nhất là – 2 đến + 2 đệ lệch chuẩn (SD) Đây là cách phân loại đơn giảncho phép đánh giá nhanh các mức độ suy dinh dưỡng và có thể áp dụng rộngrãi trong cộng đồng

Phân loại SDD dựa theo tiêu chuẩn WHO – 2006:

đo nhân trắc dinh dưỡng Cho đến nay số đo nhân trắc dinh dưỡng được xem

là nhạy, khách quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tìnhtrạng dinh dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng

Chúng ta đều biết hậu quả của một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng dẫn tớigiảm khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể Điều này đặc biệtquan trọng đối với trẻ em Cơ thể trẻ em đáp ứng với chế độ ăn thiếu dinhdưỡng đó là giảm khả năng hoạt động thể lực và chậm tăng trưởng Khithiếu dinh dưỡng ở mức vừa thì các ảnh hưởng trên tăng lên và đồng thờicác biểu hiện như gầy còm (Wasting) bắt đầu xuất hiện Ở mức thiếu dinhdưỡng nặng thì các biểu hiện ngừng trệ tăng trưởng, kém hoặc mất khả năng

Trang 6

hoạt động thể lực, gầy còm nặng với các biểu hiện lâm sàng xuất hiện (nhưphù dinh dưỡng, các biến đổi ở da và tóc…) được thấy một cách rõ ràng.

Như vậy, việc sử dụng các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trong đánh giátình trạng dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt Trong hoạt động giám sátdinh dưỡng hay theo dõi liên tục diễn biến tình trạng dinh dưỡng của một cáthể hay của cộng đồng qua các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng có một ý nghĩakhoa học và thực tiễn rất lớn Hơn thế nữa, phép đo nhân trắc dinh dưỡngkhông đòi hỏi phương tiện, dụng cụ quá đắt tiền và có thể thực hiện dễ dàng

1.3 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 60 tháng tuổi

1.3.1 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 60 tháng trên thế giới

Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề được quan tâmnhiều nhất hiện nay Suy dinh dưỡng trẻ em không những làm giảm sứckhỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật và tử vong trẻ em, nhất

là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển Theo kết quả điều tracủa 72 nước đang phát triển từ năm 1980 - 1992 cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới

60 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng là 35,8%, tỷ lệ trẻ còi cọc 42,7% tỷ lệ gầycòm là 92% Trong đó Châu Á có tỷ lệ cao nhất là 42% trẻ em dưới 5 tuổi bịsuy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 47,1% thể còi cọc và 10,8% thể gầy còm.Châu Úc có 29% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 38,6% thể còi cọc và 7,2%thể gầy còm Mỹ Latinh có 11 % trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 22,2% thểcòi cọc và 2,7% thể gầy còm [1]

Những năm gần đây suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 60 tháng tuổi có

xu hướng giảm trên phạm vi toàn thế giới Theo số liệu điều tra của 61quốc gia năm 1998 thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trong 15 năm qua giảm 0,54%/năm Trong đó các nước Đông Nam Á có tỷ lệ giảm nhanh nhất khoảng0,9% [31] Theo thống kê của UNICEF cho thấy năm 1998 tỷ lệ suy dinhdưỡng của các nước Đông Nam Á như: Lào 40%, Indonesia34 %, Mianma43% [1]

Trang 7

1.3.2.Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 60 tháng ở Việt Nam

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010 và chiến lượcquốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 Năm 2010 tỷ lệ SDD trẻ em nước

ta là 17,5% (chỉ tiêu CN/T), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng(độ II) là 1,8% và SDD rất nặng (độ III) là 0,3% 20/63 tỉnh, thành phố cómức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của WHO) [1]

Nhìn chung tỷ lệ SDD toàn quốc qua các năm có giảm nhưng vẫn ởmức cao, điển hình các năm gần đây như năm 2011 SDD nhẹ cân là 16,8%

và thấp còi là 27,5% Năm 2012 SDD nhẹ cân là 16,2% và thấp còi là26,7% Năm 2013 SDD nhẹ cân là 15,3% và thấp còi là 25,9% Tỷ lệ SDDgiữa các vùng, miền không đều, tỷ lệ SDD ở các tỉnh Trung du và miền núiphía bắc ( Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng…),các tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung ( Thanh Hóa, Quảng Bình,Ninh Thuận,…), Tây nguyên (Kom Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắc Nông…)một số tỉnh ĐBSCL ( Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp,…) cao hơn nhiều

so với các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM (dưới 10%) [18],[19], [22]

Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 60 tháng theo các mức độ, theo 6 vùng sinh thái 2014

Trang 8

xã hội và dịch bệnh nguy hiểm Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác truyềnthông vận động, chính quyền các cấp cũng đã bổ sung hàng tỷ đồng mỗinăm cho công tác phòng chống SDD trẻ em.

Trong giai đoạn I (2001 – 2010) tình trạng SDD trẻ em của tỉnh đãđược cải thiện rõ rệt Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (CN/T) giảm từ 29,5% năm

2001 xuống còn 23,4% năm 2005, 16% năm 2011 (vượt chỉ tiêu đã đề ra)

Tỷ lệ SDD thấp còi (CC/T) giảm nhưng chưa đáng kể 28,4% năm 2001 giảmxuống còn 26,8% năm 2011 Đến năm 2014 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 13,9%giảm 2,1% so với năm 2011( năm 2011 là 16%) và tỷ lệ thấp còi 21,9%giảm 4,9% so với năm 2011 ( năm 2011 là 26,8%) Và hiện đang tiếp tụcgiai đoạn II (2011 – 2020) với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ

em về cân nặng và chiều cao Tăng cường công tác truyền thông giáo dụcgiúp người dân có kiến thức và hành vi đúng về dinh dưỡng

1.4 Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đã được thực hiện:

Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương, Nguyễn Anh Vũ tại huyện YênThủy tỉnh Hòa Bình (2011) cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi (CC/T), nhẹ cân(CN/T) lần lượt là: 52,2%, 23,5% SDD thể nhẹ cân (độ I) là loại SDD chínhtrong quần thể điều tra Tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đầusau khi sinh là 80,6% Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn đến hết 6 tháng là

Trang 9

33% Trong số trẻ đã được ăn bổ sung có 41,2% trẻ được cho ăn bổ sungtrước 4 tháng tuổi Tỷ lệ trẻ được cai sữa trước 12 tháng tuổi là 24% [8].

Nghiên cứu của Vũ Phương Hà và cộng sự tại huyện Hương Hóa củatỉnh Quảng Trị trong năm 2010 cho thấy: Tỷ lệ SDD của trẻ khu vực nghiêncứu rất cao so với tỷ lệ chung toàn quốc Tỷ lệ SDD ở thể nhẹ cân là 42,1%(CN/T), thấp còi là 48% (CC/T) Kiến thức của bà mẹ về nuôi con bằng sữa

mẹ và ăn bổ sung còn nhiều hạn chế Có tới 27% bà mẹ không biết cho con

bú lần đầu vào thời gian nào và bú hoàn toàn trong mấy tháng là phù hợp.Chỉ có 46,8% bà mẹ cho rằng nên bú hoàn toàn đến 6 tháng Trên 50% các

bà mẹ cho rằng phải cho ăn bổ sung trước 6 tháng hoặc không biết nên bắtđầu cho ăn vào thời điểm nào [23]

1.5 Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [1]:

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 Việt Namtiếp tục tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm SDD thể nhẹ cân Sớmđưa chỉ tiêu giảm SDD thể thấp còi là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hộiquốc gia và các địa phương Tiếp tục tiến hành tổng điều tra dinh dưỡngtheo chu kỳ 10 năm với mục đích xác định các mối liên quan, yếu tố nguy cơ

để làm cơ sở xây dựng chiến lược hành động về dinh dưỡng giai đoạn mới

và tầm nhìn đến năm 2030 [1]

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp các ngành

và mọi người dân Bảo đảm dinh duõng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọngnhằm hướng tới phát triển toàn diện về thể chất, tầm vóc, trí tuệ của ngườiViệt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống

Với chỉ tiêu:

Giảm chỉ tiêu trẻ sơ sinh có cân nặng thấp (dưới 2500g) xuống dưới10% vào năm 2015 và xuống dưới 8% vào năm 2020

Trang 10

Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng đối với trẻ

ốm đạt 75% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020

1.6 Một vài đặc điểm về địa bàn nghiên cứu:

Xã Lại Sơn, thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, là một xã đảo,điều kiện đi lại rất khó khăn Có diện tích tự nhiên 10,959 Km2, dân số 7.710người, toàn xã có 628 trẻ em 60 tháng tuổi, mật độ dân số là 704 người/km2,

có 1.891 hộ và 4 ấp Dân tộc kinh chiếm đa số 98,6 %, dân tộc thiểu sốchiếm 1,38 % (Hoa, Khmer,…), trình độ dân trí còn thấp so với các huyệntrong đất liền, điều kiện vệ sinh ăn ở còn gặp nhiều khó khăn, cộng đồng dân

cư còn tồn tại tập quán sinh sống lạc hậu, là điều kiện thuận lợi cho tình hìnhSDD ở trẻ từ 0 đến 60 tháng tuổi ngày càng tăng

Tỷ lệ SDD hàng năm của xã Lại Sơn:

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Trẻ em dưới 60 tháng tuổi

Trang 11

- Các yếu tố ảnh hưởng

- Nghiên cứu được tiến hành tại xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải

- Thời gian nghiên cứu từ tháng : 3/2016 đến tháng 10/2016

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Cắt ngang mô tả

Cỡ mẫu: 585 trẻ em dưới 60 tháng tại xã Lại Sơn

Tiêu chí chọn mẫu: Trẻ từ dưới 60 tháng tuổi (theo danh sách củaPhòng khám đa khoa khu vực Lại Sơn)

Tiêu chí loại trừ: trẻ mắc bệnh mãn tính, trẻ không có mặt trong thờigian nghiên cứu, trẻ có mẹ không hợp tác

Phương pháp thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu: Bằng bộ câu hỏi phỏng vấn bà mẹ và cân trẻ

Bộ câu hỏi phỏng vấn: Để thu thập các thông tin về các yếu tố liên

quan đến suy dinh dưỡng của trẻ thông qua việc phỏng vấn các bà mẹ (hoặcngười nuôi dưỡng)

Cân trẻ: Bằng cân của dự án phòng chống suy dinh dưỡng Trẻ được

cân cởi bỏ giày, dép, mũ, mặc áo mỏng Cân nặng tính bằng kg lấy một số

lẻ Đối với trẻ đứng được thì cân trực tiếp, nếu trẻ còn nhỏ thì mẹ bế sau đócân mẹ để trừ số cân của mẹ

Người thu thập số liệu: Cán bộ phụ trách Chương trình SDD, Cộng

tác viên chương trình SDD, Nhân viên Y tế ấp được tập huấn kỹ về cáchphỏng vấn và điền thông tin vào phiếu, cách cân trẻ

Các chỉ số dùng trong nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu

Các chỉ số được dùng trong nghiên cứu

 Cân nặng theo tuổi (CN/T)

 Chiều cao theo tuổi (CC/T)

Thông tin thu thập chủ yếu

Trang 12

 Tuổi của trẻ và mẹ;

 Cân nặng của trẻ và mẹ;

 Chiều cao của trẻ và mẹ;

 Số con trong gia đình;

 Trình độ văn hoá của mẹ;

 Hiểu biết của mẹ về cách nuôidưỡng và chăm sóc trẻ;

 Ăn uống của mẹ lúc có thai vàcho con bú;

 Tuổi mang thai đầu tiên;

 Khoảng cách giữa các lần sinh;

 Điều kiện kinh tế gia đình;

 Kỹ thuật thu thập số liệu

Cách tính tuổi: Tính tuổi theo quy ước của tổ chức y tế thế giới

(1993) hiện đang được áp dụng tại Việt Nam

Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ em dưới 60 tháng)

Quy ước tính như sau:

Kể từ khi mới sinh tới trước ngày tròn tháng (từ 1 - 29 ngày hay còngọi là tháng thứ nhất) được coi là một tháng tuổi

Kể từ ngày tròn một tháng đến trước ngày tròn hai tháng (tức 30 ngày đến

59 ngày) được gọi là 2 tháng tuổi

Tương tự như vậy, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12tháng (tức tháng thứ 12) được coi là 12 tháng tuổi

Một cách ngắn gọn: Muốn biết trẻ mấy tháng tuổi theo quy ước, nghĩa là cầnbiết trẻ đang thuộc tháng thứ mấy

Kỹ thuật đo cân nặng và chiều cao.

Trước khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thăm dò, khảo sát thực địa

để có kế hoạch cụ thể cho việc nghiên cứu

Bước 1: Chuẩn bị.

Trang 13

Cán bộ phụ trách Chương trình SDD, Cộng tác viên chương trìnhSDD, Nhân viên Y tế ấp huấn luyện kỹ thuật cân đo, cách ghi vào mẫu.

Cân xách tay, thước đo

Các mẫu điều tra in sẵn

Danh sách trẻ em dưới 60 tháng của xã

Bước 2: Tiến hành cân, đo.

Cân trẻ: Sử dụng cân bàn đứng Cân được đặt ở vị trí ổn định và

bằng phẳng Tiến hành kiểm tra thăng bằng của cân mỗi lần cân để đảm bảotính chính xác Trẻ được cân cởi bỏ giày dép, mũ, mặc áo mỏng, trẻ đứnghoặc ngồi để cân, không cử động, mặt nhìn thẳng Trường hợp trẻ nhỏ,quậy khóc không dỗ được, một người trong nhóm nghiên cứu sẽ bế trẻ đểcân, sau đó trừ đi cân nặng của người này để có cân nặng của trẻ Cân nặngtính theo kg, lấy 1 số lẻ

Đo trẻ: Đo chiều dài nằm bằng thước đo chiều dài của UNICEF, đo

chiều cao đứng bằng thước đo MICROTOISE Trẻ dưới 24 tháng đo chiềudài nằm, trên 24 tháng tuổi đo chiều cao đứng

Đo chiều dài: Trẻ nằm ngửa trên thước đo, người phụ nữ giữ đầu để

mặt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu.Người đo ấn thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ di động áp sát gót, khi gót chânsát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng Kết quả tính theo cm,lấy 1 số lẻ

Đo chiều cao đứng: Trẻ bỏ giày dép, đi chân không, đứng quay lưng

vào thước đo, lưu ý để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặtđất nằm ngang Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng nằmngang, hai tay bỏ thẳng theo hai bên hình Dùng thước vuông hoặc mảnh

Trang 14

gỗ áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo Kết quả tính theo cm, lấy 1 sốlẻ.

Thu thập các thông tin khác.

Dựa vào bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhằm thu thập các thông tin liênquan đến suy dinh dưỡng của trẻ từ việc phỏng vấn bà mẹ

Đánh giá suy dinh dưỡng

Đánh giá suy dinh dưỡng trẻ em dưới 60 tháng

Sử dụng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới để xác định, phân loạisuy dinh dưỡng trẻ em dưới 60 tháng tuổi dựa vào 02 tiêu chuẩn chính: làcân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi Phân loại như sau:

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:

 Từ +2SD đến -2SD: Bình thường

 Từ <-2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng độ I

 Từ <-3SD đến -4SD: Suy dinh dưỡng độ II

 Dưới -4SD: Suy dinh dưỡng độ III

Suy dinh dưỡng thể thấp còi:

 Từ +2SD đến -2SD: Bình thường

 Từ <-2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng độ I

 Dưới -3SD: Suy dinh dưỡng độ II

Ngày đăng: 10/02/2019, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w