TRUYỀN THUYẾT VỀ QUỐC SƯ NGUYỄN MINH KHÔNG Ở CHÙACỔ LỄ, TRỰC NINH, NAM ĐỊNH
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề đề tài
Trong các thể loại tự sự dân gian, truyền thuyết đóng vai trò và có vị tríquan trọng Truyền thuyết ra đời trên cơ sở những sự kiện lịch sử của dân tộc,gắn liền với đời sống cộng đồng, phản ánh những khía cạnh lịch sử theo conmắt và quan niệm của nhân dân Hệ thống truyền thuyết Việt Nam rất đa dạngvà phong phú Các nhà nghiên cứu dân gian đã bỏ ra rất nhiều công sức đểnghiên cứu và sưu tầm về hệ thống truyền thuyết người Việt Đã có rất nhiềucông trình được xuất bản xứng đáng với tầm vóc yều cầu đặt ra Tuy nhiên, sốlượng các truyền thuyết hiện còn đang lưu truyền trong dân gian là rất lớn.Truyền thuyết về Nguyễn Minh Không là một hệ thống truyện kể dân gianđược lưu truyền rộng rãi trong nhiều địa phương ở Việt Nam, nhất là vùngchâu thổ sông Hồng Ông là một vị thiền sư nổi tiếng ở nước ta trong buổi đầugây dựng nền độc lập tự chủ Dưới vương triều đời Lý, ông cùng với Dương
Không Lộ đã có công đi quyên giáo đồng để đúc ''tứ đại khí''- bốn báu vật
bằng đồng đúc của nước ta, xây dựng và làm cho nghề đúc đồng Việt Namđạt tới đỉnh cao rực rỡ Ông được nhân dân suy tôn là tổ sư nghề đúc đồng.Bên cạnh đó ông còn là một danh y nổi tiếng đã có công chữa bệnh hóa hổcho vua Lý Thần Tông, có công sáng lập và làm trụ trì nhiều ngôi chùa nổitiếng Ông được nhà vua phong là Quốc sư do đã có công lớn đối với báchtính lê dân.
Trang 2Tính từ trước đến nay số lượng các công trình nghiên cứu, sưu tầmtruyền thuyết khá nhiều nhưng mảng truyền thuyết về tổ nghề còn ít đượcquan tâm Trong tình hình chung ấy, việc nghiên cứu truyền thuyết về tổ nghềđúc đồng sẽ cho chúng ta một cái nhìn hệ thống nhằm nhận biết sâu sắcnhững giá trị Foklore cũng như việc bảo lưu phát triển các làng nghề thủ côngở nước ta.Thờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sựbiết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di
dưỡng đạo lý ''uống nước nhớ nguồn'', ''ăn quả nhớ người trồng cây''… Rất
nhiều nơi trên khắp nước ta, hoặc là những ngôi chùa ông đã trụ trì, đã xâydựng; hoặc là những nơi còn lưu lại dấu chân một thời đơm đó của ông;nhưng phổ biến là các làng nghề đúc đồng đều lập nơi thờ tự để tưởng nhớ ơnđức của Nguyễn Minh Không Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi vùng miền lạicó cách tưởng niệm và lưu truyền khác nhau tuỳ theo đặc điểm phong tục, tậpquán của mỗi địa phương Lễ hội tưởng niệm tổ nghề của làng đúc đồng TốngXá là một trong những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của địa phương.
Nghề chế tác kim loại, trong đó có nghề đúc đồng xuất hiện từ rất sớm.
Những làng nghề chuyên về đồ đồng mà ''dân biết mặt, nước biết tên" là: Đại
Bái (Bắc Ninh), Ngũ Xã (Hà Nội), Trà Đông (Thanh Hoá), Vó - Bưởi (HàBắc), Đông Mai (Hà Bắc), Đề Kiều (Hải Dương), Đồng Quỹ (Nam Định)…Trong đó Tống Xá được xem như một cái nôi của làng nghề đúc đồng ViệtNam Ngày nay, sản phẩm đúc đồng của Tống Xá không chỉ làm giàu cho dânlàng mà còn làm đẹp cho đời, cho đất nước Rất nhiều những công trình mangtầm cỡ quốc gia được sáng tạo bởi chính bàn tay tài hoa và tâm sức của cácnghệ nhân trong làng
Hiện nay, nhiều làng nghề đúc đồng toàn quốc đang đứng trước nguycơ bị mai một hoặc tạm lắng xuống vì không đáp ứng được nhu cầu và thị
Trang 3hiếu xã hội thay đổi thì làng nghề đúc đồng Tống Xá vẫn trụ vững, ngày càngphát triển mạnh mẽ hơn Người dân Tống Xá sống bằng nghề đồng, làm giàubằng nghề đồng luôn khẳng định thương hiệu sản phẩm trên toàn quốc vàquốc tế.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu ''Truyềnthuyết về đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không và lễ hội làng nghề Tống Xáở Yên Xá- Ý Yên- Nam Định'' là một vấn đề quan trọng, hấp dẫn với hành
trình tìm về nguồn gốc các làng nghề nói chung đảm bảo tính khoa học, tínhchỉnh thể và tính toàn diện.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyền thuyết về đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không- một anh hùng vănhoá, đã từ lâu đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Ngay từ thế kỷ XIII,XIV, XV các nhà Nho đã sưu tầm truyền thuyết về Nguyễn Minh Không:
-Trong sách "An Nam chí lược" của Lê Tắc(thế kỷ XIII-XIV), có một
mục chép về Nguyễn Minh Không và Giác Hải cùng đi khuyến hoá lấy đồng.Cả hai đều có phép đi thuyền vượt gió, trong đó Minh Không thì đi được trênmây, Giác Hải thì rẽ được dưới nước.
-Cuốn "Nam ông mộng lục" tác phẩm còn lại duy nhất của Hồ Nguyên
Trừng hoàn thành năm 1483 gồm 31 chuyện có chuyện về Nguyễn Minh
Không với tiêu đề: "Minh Không thần dị" Tác giả đã ghi lại những phép thần
dị biến hoá tài tình của Quốc sư Nguyễn Minh Không như: niêu cơm ăn hếtlại đầy; phép rút đất đi từ Giao Thủy về Thăng Long hơn 300 dặm chỉ trong
phút chốc… Sau này truyện được chép lại trong ''Tổng tập văn học dân gianngười Việt'' Kiều Thu Hoạch chủ biên với tiêu đề: ''Truyện sư Nguyễn Minh
Trang 4Không'' Trong truyện có đoạn: ''Đến tối khi lên thuyền, nhà sư dặn sứ giả và
các thuỷ thủ đều nên ngủ kĩ một giấc…Sứ giả nài xin không được, mọi ngườiđành nằm sấp giả ngủ, duy cảm thấy bên thuyền có gió lạnh Phút chốc trănglên, gọi dậy thuyền đã cập bến Đô Thành, vượt hơn ba trăm dặm''[21,tr.896].
-Đến sách "Việt điện u linh" của Lý Tế Xuyên(thế kỷ XIV đời nhà
Trần) có ghi chép truyện về Minh Không gắn thêm với Giác Hải ở các sựkiện: hai sư nấu niêu cơm "Thạch Sanh"; hai sư cùng đi thuyền; hai sư cùngchữa bệnh hoá hổ cho vua Lý Thần Tông Sau, truyện này cũng được chép lại
trong ''Tổng tập văn học dân gian người Việt'' tập 4[21] Sự lắp ghép giữa
hai vị thiền sư này thể hiện rõ ở chi tiết làm phép chữa bệnh: ''Minh Khôngnhường cho Giác Hải đốt lửa đun vạc, lửa cháy rất mạnh, dầu sôi lên sùngsục Minh Không nhúng tay vào trong vạc dầu lấy đủ một trăm cái đanh ra.Giác Hải nhường Minh Không làm phép, Minh Không lấy cành hoè nhúng
xuống dầu, vẩy khắp mình vua…''[21,tr.884]
-Trong sách "Thiền uyển tập anh ngữ lục" được tái bản năm 1715 dưới
thời Lê niên hiệu Vĩnh Thịnh(thứ 11) có bài viết về người kế thừa tâm phápcủa dòng Tì-ni-đa-lưu-chi(đời thứ 13) có ghi chép tiểu sử, hành trạng của
thiền sư Minh Không Nhưng sau này 1993, tái bản "Thiền uyển tập anh''
nhóm dịch giả Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga lại không chép truyện Quốc
sư Minh Không Theo Nguyễn Duy Hinh trong "Tư tưởng Phật Giáo ViệtNam" vì trong sách đó "có tình tiết chữa bệnh hoá hoá hổ cho vua Lý ThầnTông, tương tự như trong ''Lĩnh Nam chích quái" nhưng lại có những đối thoạixa lạ với Phật Giáo"[ tr.213].
-Tiếp đến một thư tịch cổ khác là "Lĩnh Nam chích quái" do Trần Thế
Pháp biên soạn(cuối thế kỷ VX) cũng chép chung truyện Nguyễn MinhKhông với Từ Đạo Hạnh Trong truyện, trước khi hoá, Từ Đạo Hạnh đã
Trang 5truyền tâm ấn cho Nguyễn Minh Không, khi vua Lý Thần Tông hoá hổNguyễn Minh Không đã dùng y thuật của mình chữa khỏi bệnh cho vua và
được phong "Quốc sư" Truyện cũng được chép lại trong "Tổng tập văn họcdân gian người Việt'' tập 4 với tiêu đề: "Truyện Từ Đạo Hạnh và NguyễnMinh Không" Mối quan hệ Đạo Hạnh-Minh Không thể hiện qua đoạn: "Đạo
Hạnh thấy người (chỉ Minh Không) tiết tháo bèn truyền tâm ấn, lại đặt têncho Đạo Hạnh đã hoá Minh Không trở về chùa cũ cầy ruộng… Khi đó LýThần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn gầm rúđáng sợ Triều đình bèn sai sứ thần đi tìm được Minh Không'' [21,tr.874-
-Trong bộ ''Đại Việt sử ký toàn thư''-bộ sử thời Lê do thần Ngô Sĩ
Liên khởi biên thì những sự kiện liên quan đến cuộc đời Nguyễn Minh Không
được chép như sau: năm 1136, ''Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi Nhàsư Minh Không chữa khỏi, phong là Quốc sư Tha thuế dịch cho vài trăm hộ''
[33,tr 326].
-Trong "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội 1974 Nguyễn Đổng Chi đặt truyện Minh Không trong hệ thống truyện
cổ tích, rõ nhất ở truyện:"Từ Đạo Hạnh hay sự tích Thánh Láng" Ở đây,
trong cách nhìn dân gian, "chàng" Minh Không được coi là người bạn và anh
em kết nghĩa cùng Từ Đạo Hạnh và Dương Không Lộ Mặt khác, câu chuyệncòn được nhập cục với truyện sư Khổng Lồ Về hình thức kết cấu câu và cáchdẫn chuyện cũng thay đổi phù hợp lối kể chuyện dân gian với những câu mở
đầu và chuyển đoạn kiểu như :"Vào thời Lý …", "Một hôm…", "Lại nóichuyện Từ Vinh…."
-Đến cuốn "Đại Nam nhất thống chí" tập 4 trong " Quốc sử quantriều Nguyễn 1992", bản dịch của Phạm Trọng Điềm, phần tỉnh Ninh Bình,
Trang 6mục "từ miếu" cũng chép chuyện Nguyễn Minh Không với cốt truyện tương
tự như "Lĩnh Nam chích quái".
-Bài tiểu luận "Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hoá trongtruyền thuyết dân gian Không Lộ"(Tạp chí văn học, số 6, 1974), tác giả
Nguyễn Quang Vinh đã xác định sự tích thiền sư Dương Không Lộ hayNguyễn Minh Không là hiện tượng văn hoá phức tạp, nhiều tầng, nhiều lớp,được tích hợp thêm màu sắc dân gian kỳ ảo Vốn là nhân vật thuộc tiểu truyệnthiền sư, hình tượng Nguyễn Minh Không dễ dàng chuyển hoá thành nhân vậtcủa chuyện kể dân gian, truyền thuyết và cổ tích Sau này Lã Đăng Bật cũng
có khảo sát công phu về vấn đề này ở bài "Đền thờ danh sư Nguyễn MinhKhông" [56].
-Năm 1994, trong "Hồ sơ di tích đền thờ Đức Thánh Tổ làng TốngXá'' của Sở văn hoá-Thông tin và thể thao Nam Hà, các tác giả đã ghi chép
khái quát về tên gọi địa điểm, đường đi đến, nêu truyền thuyết và công trạngcủa thiền sư Nguyễn Minh Không, các di vật, đồ thờ tiêu biểu Trong hồ sơcũng miêu tả sơ lược lễ hội làng Tống Xá diễn ra từ mồng 10 đến 12 tháng 2Âm lịch hàng năm.
-Trong cuốn "Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam'' tập 1, Nxb Giáo
dục, năm 1999, tác giả Trần Thị An và Nguyễn Thị Huế ghi lại truyện
Nguyễn Minh Không cùng với Từ Đạo Hạnh cốt truyện gần giống với "LĩnhNam chích quái".
-Năm 2000, nhà nghiên cứu dân gian Lê Xuân Quang ra mắt cuốn sách"Truyện Đức Không Lộ- Minh Không"- Nxb Văn hoá dân tộc Đây là cuốnsách đã sưu tầm khá đầy đủ truyền thuyết dân gian về Đức Thánh Tổ Minh
Trang 7Không và ở đó ông in bài diễn ca xâu chuỗi tất cả những truyền thuyết vềĐức Thánh Tổ Minh Không.
-Năm 2003, Vũ Thị Thắm, Sinh viên khoa ngữ văn trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội đã làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài "Truyền thuyết về ĐứcThánh Tổ Không Lộ với lễ hội chùa Keo trong đời sống dân gian ở HànhThiện" Tác giả đã đề cập nội dung, nghệ thuật của truyền thuyết, bước đầu lý
giải sự hợp nhất của hai nhân vật Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Khôngtrở thành một nhân vật trong truyền thuyết Luận văn đã nghiên cứu truyềnthuyết về Dương Không Lộ gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phươngHành Thiện.
-Trong "Truyện dân gian Trấn Sơn Nam xưa", năm 2005, Nxb Lao
động, tác giả Lương Hiền ghi chép về Nguyễn Minh Không theo tư liệu điềndã qua lời kể của Cụ Nguyễn Kim Sơn, 75 tuổi ở Song Lãng, Vũ Thư, Thái
Bình với tiêu đề: "Truyền thuyết về quốc sư Triều Lý-Không Lộ Minh và sựtích chùa Keo Thái Bình" Truyện ghi rõ tiểu sử, hành trạng của Nguyễn
Minh Không Ông kết bạn với Giác Hải, Đạo Hạnh, cùng đi khuyên giáođồng ở phương Bắc Truyện còn ghi lại một số bài kệ, câu hát đồng dao minhhoạ về thiền sư Minh Không.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là kết hợp khảo sát nghiêncứu tư lịêu tại chỗ gồm toàn bộ nhưng tư liệu mà các nhà nghiên cứu đã viết;nghiên cứu xử lý những tư liệu điền dã do nhân dân địa phương kể lại; đồngthời chứng kiến lễ hội tưởng nhớ ông tổ nghề Nguyễn Minh Không ở làng
Trang 8nghề đúc đồng Tống Xá cùng những sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá dân gian ởđịa phương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát để lấy tư liệu trong phạm vi làng Tống Xá Tuynhiên truyền thuyết về thiền sư Nuyễn Minh Không không chỉ bó hẹp trongmột làng, vì vậy chúng tôi phải xem xét, đặt hệ thống những truyền thuyếtnày trong phạm vi vùng châu thổ sông Hồng và quốc gia.
4 Mục đích, yêu cầu của đề tài4.1 Mục đích
Đề tài khảo sát để đánh giá thẩm mỹ để làm sáng tỏ một hiện tượng vănhọc dân gian trong đời sống văn hoá dân gian của một làng nghề thủ công truyềnthống của dân tộc Qua đó làm rõ được giá trị đặc thù của truyền thuyết gắn vớiphong tục, tập quán địa phương, góp phần giữ gìn truyền thống văn hoá làng vàthúc đẩy nghề đúc Tống Xá ngày càng phát triển phồn thịnh.
4.2 Yêu cầu
Từ mục đích trên, đề tài đặt ra những yêu cầu sau đây:
-Sưu tầm, khảo sát các tư liệu đã thành văn liên quan đến vấn đề nghiêncứu.
-Tập hợp, ghi chép xử lý khoa học những tài liệu còn được lưu truyền trongdân gian trên tất cả các phương diện sinh hoạt văn hoá và văn học nghệ thuật.
-Bước đầu so sánh với lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện (Xuân Xuân Trường-Nam Định) để làm nổi bật sắc thái địa phương của lễ hội làngnghề Tống Xá.
Trang 9Hồng-5 Phương pháp nghiên cứu
Văn học dân gian như cái tên của nó, nghĩa là văn học của dân gian, tứctự chúng mang trong mình tính dị bản và tính nguyên hợp Cho nên nghiêncứu một vấn đề mang tính dân gian phải nghiên cứu trong môi trường diễnxướng Vì vậy, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp xã hội học: điền dã, ghi chép các truyện kể của nhândân, đặc biệt của người cao tuổi; quay phim, chụp ảnh, ghi âm, phỏng vấn…những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng các chuyên đề khác như sửhọc, dân tộc học, khảo cổ học, văn hoá học… để hỗ trợ đắc lực cho đề tài.
-Phương so sánh loại hình: nhằm nhận diện được những sắc thái riêngmang bản sắc địa phương của làng nghề Tống Xá.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp: từ kiến thức, tư liệu còn thô mộcchúng tôi sẽ tiến hành hệ thống hoá để nêu bật các vấn đề cần nghiên cứu mộtcách hiệu quả.
Trang 10Tại làng Điềm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có ông Nguyễn TấtĐạt lấy bà Lại Từ Hiền quê xã Lại Trì, huyện Trực Ninh (nay thuộc tỉnh TháiBình) Ông bà sinh được bốn người con trai là Nguyễn Chí Cần, Nguyễn ChíĐức, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Chí Thiện và hai người con gái là NguyễnThị Cúc và Nguyễn Thị Quỳ Khi ông bà sinh hạ được hai con đầu thì tạivùng Điềm Xá liên tiếp bị mất mùa và dịch bệnh, không thể sống nổi tại quêhương, vợ chồng phải đưa các con đi kiếm ăn nơi xa lấy nghề đơm đó, đánhcá để sinh sống Ngày 14 tháng 4 niên hiệu Thái Ninh năm thứ 5 (1076) làngày mà bà Hiền sinh hạ Nguyễn Chí Thành Tiếp nối nghề của cha, các conông Đạt trong đó có Nguyễn Chí Thành thuở nhỏ thường dùng thuyền đi đơmđó, bắt cá để sinh sống, Những nơi mà ông thường đến bắt cá làng Lộng Khênay thuộc tỉnh Thái Bình, Cổ Lễ và Quần Hàn thuộc huyện Trực Ninh,Dương Nguyên thuộc huyện Thường Nguyên, An Trung thuộc huyện Đại An,Tống Xá thuộc huyện Phong Doanh của Tỉnh Nam Định cũ.
1 Nhà tu hành mộ đạo
Trong số các con ông thì Nguyễn Chí Thành ngay từ thủa nhỏ đã tỏ ralà người có ý chí, quyết tâm đi tu Khi mới xuất gia, Chí Thành theo học sưGiác Không, thân sinh ra ông Giác Hải ở chùa Diên Phúc xã Yên Vệ, phủYên Khánh, tỉnh Ninh Bình Ông kết bạn với sư Giác Hải, tìm hiểu sâu vềđạo Phật Là người học giỏi tinh thông mọi điều nên đã được sư phụ GiácKhông cho hiệu là Minh Không
Theo "Thiền uyển tập anh ngữ lục", bản in tháng 4 năm Vĩnh Thịnh
thứ 11 (1715): “Thiền sư Nguyễn Minh Không mấy đời làm nghề câu cá, saubỏ nghề ấy mà đi tu, thường hay đọc kinh Già la ni môn Trong các nămChương Thánh, Gia Khánh, thời Lý Thần Tông thường cùng là đạo hữu cùngở ẩn đất Hà Trạch, quên cả thân mình, ngoài không đi đến đâu, trong thì tu
Trang 11thiền định Bỗng thấy tinh thần tai mắt sáng sủa, có thể bay trên không, đitrên băng giá, bắt được hổ phải phục, bắt được rồng phải giáng, vô cùngquái đảm người ta không sao lường biết được Sau tìm về một ngôi chùa ởquận mà ở''[74]
Trong cuốn “Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục” bằng chữ Hán, không rõ
tên tác giả viết từ đời nào, hiện đang lưu giữ tại chùa Keo làng Dũng Nhuệ,
Thái Bình có chép: “Vị thiền sư Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang tại HảiThanh, là người Hải Thanh, họ Dương, huý là Minh Không thiền sư, theonghiệp nhà làm nghề chài lưới về sau bỏ nghề đi tu theo phái Đà la môn.Năm Chương Khánh Gia Khánh thứ nhất, sư cùng bạn là Giác Hải ra nướcngoài Lúc đầu sư theo học cư sĩ Bảo Tài Ngô Xá rồi theo học thiền sư ThảoĐường và đắc đạo Thiền sư Thảo Đường truyền thụ cho giáo lý của pháiTuyết Đậu Minh Giác Sau đó sư cùng Giác Hải tìn đến am Mục Ngưu, làngĐô Lâu, cùng tu ở chùa Hà Trạch ở đây ăn bằng cây, mặc bằng cỏ, các vị tutrì khổ hạnh tới quên mình Ngoài đời cắt đứt mọi mưu cầu, trong tâm ngàyđêm lo thiền định Các vị quên đói, bỏ ăn, để hết tâm trí vào việc chế đanluyện dược Thân hình đến nỗi như cây khô, nội tâm và ngoại cảnh không cógì phân biệt”[73].
Thời Lý, Phật giáo được xem như một “Quốc đạo”, ảnh hưởng của phậtgiáo lan khắp mọi miền đất nước Thiền sư Nguyễn Minh Không là một vịcao tăng, có công lớn trong việc du nhập và hoằng dương Phật pháp vào ViệtNam nói chung và Nam Định nói riêng
Giai đoạn cuối đời ông đi chu du khắp nơi để xây dựng và mở rộngchùa chiền như:
Trang 12- Tỉnh Nam Định: chùa Nội, chùa Cấp Cô, chùa Đồng, huyện Nam
Trực; chùa Cổ Lễ huyện Trực Ninh; chùa Viên Quang huyện Xuân Trường;chùa Cổ Liêu huyện Ý Yên.
-Tỉnh Hải Dương: chùa Dương Nam huyện Ngãi Sơn; chùa Phả Lại
huyện Quế Dương; chùa Hưng Long huyện Vĩnh Lại; chùa Quỳnh Lâmhuyện Đông Triều.
-Tỉnh Hà Bắc: chùa Giác huyện Quế Trân-Tỉnh Hà Tây: chùa Lạc Sư huyện Thạch Thất-Tỉnh Ninh Bình: chùa Điền Xá huyện Gia Viễn-Tỉnh Thanh Hoá: chùa Chính Đại huyện Nga Sơn
Rất nhiều nơi lập đền thờ ông, trong đó có các nơi thờ lớn có tượng tôlà: chùa Keo Vũ Thư- Thái Bình, chùa Keo Xuân Trường- Nam Định, chùaCổ Lễ- Nam Định và chùa Điềm Giang- Ninh Bình.
2 Nhà truyền giáo vĩ đại
Theo ''Tài liệu Hán Nôm" về đền Thánh Tổ làng Tống Xá có đoạn:
Năm Thiên Thuận Thứ IX (1124) Nguyễn Minh Không, sang thôn Tây cóđoạn Quốc sư khuyên giáo đồng đem về nước Từ số đồng này ông đã cùnghọc trò đúc tượng Quỳnh Lâm cao hơn hai trượng tại xã Hạ Lôi, huyện ĐôngTriều, tỉnh Hải Dương; đúc chuông chùa Phả Lại nặng hơn vạn cân ở trên bờsông Lục Đầu- huyện Quế Phong tỉnh Bắc Ninh; đúc tháp Báo Thiên cao 9tầng tại huyện Vĩnh Thuận (nay là phủ Thọ Xương); đúc đỉnh Phổ Minh nặnghơn 2 vạn cân tại xã Tức Mặc huyện Mỹ Lộc- Nam Định Người đời gọi là 4vật báu ở đất An Nam Năm 1125 ông tiếp tục đúc chuông chùa Nghiêm
Trang 13Quang nặng hơn 3300 cân cân, nay là xã Nghĩa Xá- Xuân Trường- NamĐịnh”[75]
Nghề đồng xuất hiện ở nước ta từ rất sớm nhưng Nguyễn Minh Khônglà người đã có công xây dựng và làm cho nghề đúc đồng Việt Nam đạt tới
đỉnh cao rực rỡ của thời Lý Ngoài việc đúc “Tứ đại khí”, ông còn dạy nghề
đúc cho nhiều nơi Học trò của ông đã trở thành nghệ nhân nổi tiếng, trong đóđứng đầu là ông Trần Trọng (nghệ nhân làng Ngũ Xã - Hà Nội) đúc thànhcông bức tượng vĩ đại Huyền TrânTrấn Vũ cao 3,96m, nặng 9 tấn, thờ ở đềnQuán Thánh Hà Nội từ đời vua Lê Hy Tông năm 1677 Là quê hương củanghề đồng, Nam Định có trung tâm đúc đồng nổi tiếng đó chính là Tống Xá.
3 Nhà y thuật tài ba
Trong “Đại Việt Sử ký toàn thư” Ngô Sĩ Liên đã chép: năm 1136, vua
bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làQuốc Sư, tha thuế dịch cho vào trăm hộ”[33,tr 326].
Trong “Không lộ thiền sư ký ngữ lục” có đoạn: “Năm Binh Thần, niên
hiệu Thiên Chương Bảo thứ tư, lúc đó Lý Thần Tông mắc một bệnh lạ, tâm thầnhoảng loạn tiếng kêu đau đáng sợ, như tiếng hổ gầm Các lương y trong thiên hạtriệu đến chữa đều bó tay chịu.Bỗng trong khu chợ có trẻ hát rằng:
Muốn lành bệnh thật dễPhải kiếm được Minh KhôngKhông kiếm được Minh Không
Không lành bệnh Thần Tông hoá hổ"
Trang 14Triều đình sai sứ đi dò khắp nơi trong thiên hạ Nghe đến có sư KhôngLộ là Minh Không tu ở chùa Thần Quang, làng Dũng Nhuệ huyện Giao Thuỷ,liền tức thời sai sứ quan nội thị đưa một chiếc thuyền đến tận nơi để tìm hỏi…Nhà sư sai mang chảo lớn đến đổ đầy dầu vào nồi đun lên Khi dầu sôi nhàsư thò tay khoắng bốn lần rồi tắm vua trong chảo con bệnh liền tỉnh ra vàkhỏi hẳn''[73].
Chính sử ghi chép tài y thuật của Minh Không chữa khỏi bệnh cho vuaLý Thần Tông Khi vào truyền thuyết nhân dân đã sáng tạo ra nhằm nhữngcốt truyện ly kì để khẳng định tài y thuật của ông không chỉ chữa bệnh cho bề
trên mà còn là thầy thuốc của “bách tính lê dân”.
4 Nhà thơ Thiền nổi tiếng
Đức Thánh Tổ không chỉ là nhà tu hành mô đạo, nhà truyền giáo vĩ đại,nhà y thuật tài ba mà còn được coi là nhà thơ Thiền rất nổi tiếng Thơ của thiền sưmang sắc thái Thiền đậm nét, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, cảnh vật tươi đẹp của
non sông đất nước Trong bài “Ngôn hoài” ông đã tâm tình:
''Trạch đất long xà địa khả cưDã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thượng cô phong đínhTrường khiếu nhất thanh hàn thái hư.''
Dịch thơ:
''Kiểu đất long xà chọn được nơiTình quê lai láng chẳng hề vơiCó khi xông thẳng lên đầu núi
Trang 15Một tiếng kêu vang lạnh cả trời".
Trong bài “Ngư nhàn” ông đã viết:
''Vạn lý thanh giang vạn lí thiênNhất thôn tang giá nhất thôn yênNgư ông thụy trước vô nhân hoánQuá ngọ tinh lai thuyết mãn thuyền''
Dịch thơ:
''Trời xanh nước biếc muôn trùngMột thôn sương khói một vùng dâu đay Ông chài ngủ tít ai lay
Quá trưa tỉnh dậy tuyết bay đầy thuyền''
(Kiều Thu Hoạch dịch)Nhận xét về giá trị của thơ ông, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai đã viết:
''Thơ ông Khổng Lọ ca ngợi thú vị đời sống đồng quê bằng một lối chủ nghĩatrữ tình tôn giáo những không hề có ý vị cửa thiền Nhà thơ vui mừng nhìnđịa hình, địa vật qua những đồi núi hình rồng hình rắn uốn quanh ngôi nhàcủa mình Đó là lối nhìn của các thầy địa lí Nhà sư trèo lên đỉnh núi cao, thởmột hơi dài và nghe như hơi của con người đã lên tới cung nhà trời trên cõithái sư'' [63].
Trang 16Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1154) ông đã nên tịch ở chùa NghĩaXá, vạn Giao Thủy nay là Xã Xuân Ninh, huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định,thọ 79 tuổi.
2 Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ nguyên được xây dựng từ thời Lý Thần Tông, do quốcsư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ phật Tương truyền vào thế kỷ XII,Thiền sư Nguyễn Minh Không tu thành chính quả đã về đây dựng chùa.Trong suốt thời gian trụ trì chùa Cổ Lễ, ngoài tu giảng Phật pháp, ngài cònbốc thuốc chữa bệnh giúp dân, đúc nên “Tứ đại khí” lừng danh, được ngườidân ca tụng, tôn xưng ông Tổ nghề đúc đồng.Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lốikiến trúc cổ Tuy nhiên chùa ban đầu này đã bị đổ nát Năm 1902, sư PhạmQuang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc "NhấtThốc Lâu đài" với những yếu tố kiến trúc gô-tích giống như các nhà thờ Cônggiáo có khá nhiều ở khu vực lân cận Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần.Vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vữngbền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.
Chùa Cổ Lễ là sự hòa nhập các yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các
yếu tố kiến trúc gô-tích (Gothic) của châu Âu Đây là một ngôi chùa
thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.
Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựngnăm 1927 Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phíachùa Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hònnúi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật Trong lòng tháp có cầuthang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh Tương truyền rằng tín đồ phật tử, kháchhành hương lên đến bậc thứ 98 này, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thìcuộc sống sẽ luôn gặp may mắn.
Trang 17Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích (còngọi là hồ Núi), gọi là cầu Cuốn Mặt cầu lát gạch.
Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán Chùa Trìnhđược xây vào năm 1936 và trùng tu vào năm 2001 Trong chùa có tượng PhậtQuan Âm nghìn tay Trước sân chùa Trình có 2 lư đồng khổng lồ.
Bên trái chùa Trình là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ TrầnHưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗvà Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ Bên phải chùa Trình là Khánh Quangphủ, được xây vào năm 1937, là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
Sau lưng chùa Trình là một cái hồ lớn Giữa hồ có một quả chuông nặng9000 kg gọi là chuông Đại Hồng Chung Quả chuông cao 4,2 m, đường kính2,2 m, thành dày 8 cm Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họatiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho Quả chuông này chưađược đánh một lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnhvà một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của chiếc chuông Đại hồngchung này Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam Nhândân quanh vùng vì yêu mến chùa mà đúc tặng Trong quá trình đúc chuông,nhiều người đã tháo cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó Khi quả chuôngvừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự pháhoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ Đến năm 1954, chuôngmới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách tham quan từ đó đếnnay.
Có hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, bắc qua hồ dẫn tới kiếntrúc chính của chùa Cổ Lễ, đó là chùa Thần Quang Chính điện được thiết kếtheo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại Thần QuangTự được xây dựng từ năm 1914 trên nền chùa cổ từ thế kỷ 12 Năm 1995,
Trang 18chùa được trùng tu lớn Trong chùa có tượng Phật sơn son thếp vàng bằnggỗ bạch đàn cao 4 m đặt ở trên tầng cao phải đi theo những cầu thang nhiềubậc ở hai bên mới lên đến chỗ đặt các tượng Phật Sau lưng tượng Phật là bànthờ với tượng Nguyễn Minh Không.
Từ điện Phật, có các hành lang quanh ra phía sau nối với nhà khách và nhà tổ.Vách hành lang gắn đầy những tấm bia hậu Ở nhà tổ có tượng Hòa thượngPhạm Quang Tuyên.
Sau nhà thờ tổ là một gác chuông lớn có kiến trúc truyền thống gồm 3 tầng 4mặt, gọi là Kim Chung Bảo Các Gác chuông này cao 13m40, được xây dựngvào năm 1997 Tầng 2 của gác chuông này có treo một quả chuông đồng to,cao 4m20, rộng 2m03, nặng 9.000 kg Chuông được đúc vào năm 2003 Tầng3 có treo một quả chuông đồng nữa đúc từ thời Lê Cảnh Thịnh, nặng 300 kg.Sau gác chuông là khu lăng mộ tổ của chùa.
Trong chùa còn có một chiếc trống bằng đồng và những chiếc thuyền dùng đểthi bơi chải Bốn bề của chùa là vườn tược, hồ nước và sông ngòi.
Nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phongcách kiến trúc phương Tây, chùa Cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùngđồng bằng sông Hồng.
II Truyền thuyết về quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ1 Nhận xét truyền thuyết đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không
1.1 Hệ thống truyền thuyết đa dạng về tiểu loại
Truyền thuyết là một thể loại phổ biến của văn học dân gian, nó baogồm nhiểu tiểu loại, nhiều biến thể Các nhà nghiên cứu văn học dân
Trang 19gian đã đưa ra rất nhiều cách phân loại truyền thuyết khác nhau Mỗicách phân loại đều gắn với tiêu chí riêng của từng tác giả Đỗ Bình Trị
chia truyền thuyết thành ba tiểu loại: truyền thuyết địa danh, truyềnthuyết phổ hệ, truyền thuyết lịch sử Lê Chí Quế thì chia thành ba tiểuloại khác: truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyếtvề các danh nhân văn hoá Còn Kiều Thu Hoạch lại mở rộng tiểu loạithành: truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết địa danh, truyền thuyếtphong-vật Trong đó truyền thuyết nhân vật được tách làm ba loại nhỏ:
nhân vật anh hùng chống xâm lược, nhân vật anh hùng sáng tạo vănhoá, nhân vật anh hùng nông dân
Khi khảo sát hệ thống truyền thuyết đức Thánh Tổ Nguyễn MinhKhông chúng tôi nhận thấy: hệ thống truyền thuyết đức Thánh Tổ là
một tổ hợp cốt kể đa dạng về tiểu loại Hệ thống truyền thuyết về ông
là sự hợp nhất giữa các tiểu loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyếtvề anh hùng văn hóa, truyền thuyết phong vật
Thứ nhất: tiểu loại truyền thuyết địa danh:
Trong cuộc đời của mình, Minh Không đã lưu bước ở nhiều địaphương Hành động, việc làm của ông còn để lại nhiều dấu tích khác
nhau Cánh đồng ở huyện Nam Trực sở dĩ có tên cánh đồng Sạn là kết
quả của thuở thiếu thời ông đã từng nhặt sạn tép và ném thành 99 gò
đất Tại sao làng Tống Xá lại xuất hiện một cánh đồng Cầu Hố? Nơi
đây chính Nguyễn Minh Không là người cùng với nhân dân đào hố, bắccầu xuống lòng đất để dò tìm loại đất sét qúy hiếm để nặn khuôn đúc.
Còn làng Sảy xuất hiện là do việc Nguyễn Minh Không dùng thuật "disơn" gánh một ngôi đình tuyệt đẹp đến một làng thuộc huyện Nam
Trực, bị làng này chê nên ông chuyển ngôi đình đi nơi khác Thế là
Trang 20làng "sảy" mất ngôi đình! Như vậy, mỗi hành động của ông đều là
nguyên nhân xuất hiện các địa danh Việc dân gian xây dựng nêntruyền thuyết địa danh trong chuỗi truyền thuyết về đức Thánh Tổ
Minh Không nhằm khẳng định một hiện tượng có thật, một conngười có thật đã sống và gắn bó với nhân dân Bằng chứng của sự thật
ấy hiện nay vẫn còn đó là tên các địa danh.
Thứ hai: tiểu loại truyền thuyết về anh hùng văn hoá:
Hệ thống truyền thuyết đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không chủ yếuthuộc tiểu loại truyền thuyết về người anh hùng sáng tạo ra các giá trịvăn hoá Khác với các anh hùng chống giặc ngoại xâm, họ lập nênnhững chiến công thức thời, hiển hách, vang dội trong lịch sử đấu tranhdựng nước của dân tộc.Có khi chỉ cần một chiến thắng đã đủ làm nênthanh danh, tiếng tăm lưu truyền sách sử đến muôn đời Còn các anhhùng văn hoá cứ âm thầm, bền bỉ góp sức giúp đời, giúp người để tạora những giá trị văn hoá, thẩm mỹ tốt đẹp Chiến công ấy không thức
thời nhưng lại có ý nghĩa vượt thời gian và rất đỗi phi thường được
hậu thế tôn vinh và ngợi ca Thuộc tính của tiểu loại này sẽ đượcchúng tôi thể hiện đậm nét trong phần II, mục 1, chương I.
Thứ ba: tiểu loại truyền thuyết phong – vật:
Truyền thuyết phong vật theo GS Kiều Thu Hoạch thì đây chỉ là một
cách gọi tắt chủng loại truyền thuyết về phong tục và sản vật, chủ yếu
là những câu chuyện kể về nguồn gốc các phong tục, hội hè, trò diễn…hoặc các sản vật có gắn với các nhân vật Xét thuộc tính của tiểu loạinày thì truyền thuyết Nguyễn Minh Không có hai truyện kể nổi bật là
"Đúc người" và "Thợ rèn đỏ lửa có tiền, tắt lửa hết tiền"
Trang 21Nghề đúc vốn là một nghề thủ công lao động hết sức vất vả ''Sáng nổilửa chiều tắt lò", người thợ đúc phải tiếp xúc với than đen, khói bụi,
nóng nực và cả khí độc Không giống như các nghề thủ công khác mộtmình bản thân có thể làm ra sản phẩm, nghề đúc phải là sự phối hợp độkhéo léo của nhiều người Khâu kỹ thuật là vô cùng quan trọng từ tạokhuôn, pha chế hợp kim, làm nguội…đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác.Muốn tạo ra các sản phẩm đúc có chất lượng lại đạt tới độ thẩm mỹ cao
thì nghề đúc tối kị là thói gian dối, tham lam, ăn bớt nguyên liệu.
Trong truyện "Đúc người" có đoạn: "Ngài nhận thấy rằng trong đám đệ
tử của mình có nhiều kẻ sinh ra thói lọc lừa điên đảo Để sửa chữa thóihư tật xấu của họ, đức Không Lộ-Minh Không hiện thân là một chàngtrai trẻ, xin đi theo học nghề một người thợ đúc rong" Tham vọng củangười thợ đúc là "đúc người xấu thành người tốt, người già thànhngười trẻ" Khi tham vọng không thực hiện được, Minh Không đã dạy
cho người thợ đúc một bài học nhớ đời về thói lừa thầy, phản bạn.Cũng từ bài học đó những người thợ đúc khi hành nghề không ai dámman trá, đặc biệt là không lừa dối đồng nghiệp của mình Trong truyện
"Thợ rèn đỏ lửa có tiền, tắt lửa hết tiền" cũng nói đến tục kị của nghề
đúc Người thợ Cả tham lam, bớt xén, lúc phải đeo gông trên côngđường cũng đã rút ra được bài học để đời: sống với nghề thì phải trungthực với nghề Người thợ đúc lo sợ nhất là sự bấp bênh trong nghề
nghiệp "đỏ lửa có tiền, tắt lửa hết tiền" Bởi vậy, họ luôn đoàn kết, giữ
bí quyết nghề nghiệp, trung thực trong khâu sử dụng nguyên liệu để giữvững uy tín sản phẩm nghề nghiệp của mình.
2.2 Hệ thống truyền thuyết được dân gian hợp nhất hóa hai vịThánh Tổ Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không
Trang 22Về nhân thân hai vị đức Thánh Tổ Dương Không Lộ và Nguyễn MinhKhông cũng đã được các học giả quan tâm nghiên cứu Tác giả Chu
Huy trong bài viết "Về nhân thân hai vị quốc sư thời Lý, DươngKhông Lộ và Nguyễn Minh Không"[25]đã khẳng định đây là hai con
người hoàn toàn khác nhau Tuy cùng sống dưới triều Lý, cùng thế kỷXI nhưng họ sống cách nhau đến nửa thế kỷ Dương Không Lộ sinhnăm 1016 niên hiệu Thuận Thiên thứ 7, tịch năm Nhâm Tuất (1094).Quê mẹ Không Lộ ở phủ Ninh Giang, Hải Dương còn quê cha ở làngGiao Thủy, phủ Hải Thanh (sau đổi là Xuân Trường), Nam Định.Nguyễn Minh Không sinh năm 1076 niên hiệu Thái Ninh thứ 5, tịchnăm Giáp Tuất (1154) Quê mẹ Minh Không ở Trực Ninh nay thuộcThái Bình còn quê cha ở làng Điềm Xá, Gia Viễn, Ninh Bình Riêng vềnăm sinh, năm mất của Nguyễn Minh Không cũng được các nhà nghiêncứu ghi lại dưới nhiều thông tin khác nhau Theo tác giả Bùi Văn
Nguyên trong cuốn ''Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam'', Nguyễn
Minh Không sinh măm 1085, mất năm 1161 [67,tr.560 ].Theo tác giả
Đỗ Thị Hảo trong cuốn "Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và cácvị tổ nghề" thì Nguyễn Minh Không sinh năm Long Chương Thiên Tự
thứ 1 (1069), tịch năm Đại Định thứ 2 (1114) [19,tr.46] Còn theo tác
giả khóa luận "Truyền thuyết về đức Thánh Tổ Không Lộ với lễ hộichùa Keo trong đời sống dân gian ở Hành Thiện" Vũ Thị Thắm,
Nguyễn Minh Không lại sinh năm 1066, viên tịch năm1141[48,tr16] Tuy nhiên, để thống nhất và tôn trọng tài liệu tại chỗlàng Tống Xá [72], chúng tôi dùng năm sinh, năm mất của Nguyễn
Minh Không là (1076-1154).
Về thân nhân thì khó thể nhầm lẫn, tuy nhiên dưới con mắt dân gian,
truyền thuyết về đức Thánh Tổ lại là sự hợp nhất hoá hai nhân vật
Trang 23Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không Nhân dân đã gọi dưới mộtcái tên Khổng Minh Không Trong quá trình sáng tạo các truyện kể,nhân dân đã kéo hai nhân vật này lại gần nhau, nhập hai mà thành một,tập hợp nhiều tài năng trong một tài năng Ta có thể dễ dàng tìm thấytrong dân gian, đặc biệt là ở những vùng thuộc địa bàn các tỉnh TháiBình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội… những nơi mà đứcThánh Tổ Minh Không đã từng du hành qua đều thấy xuất hiện truyệnkể về ông với những cái tên "đức Thánh Khổng", "đức Thánh KhổngMinh Không, " Ông Khổng Lồ đúc chuông", "Dương Không Lộ ","Nguyễn Minh Không"…Vậy tại sao nhân dân lại hợp nhất hoá hai conngười này làm một? Theo chúng tôi có những lý do sau:
Thứ nhất: Dù Nguyễn Minh Không sinh cách Dương Không Lộ nửa
thế kỷ nhưng cả hai ông cùng sống vào triều Lý, khoảng thế kỷ XI-XII,đều có tài đức, phép thuật, đều chữa khỏi bệnh cho con Vua Lý và đềuđược phong làm Quốc Sư.
Thứ hai: Tại chùa Diên Phúc xã Yên Vệ, phủ Gia Khánh, tỉnh Ninh
Bình, Minh Không theo học nhà sư Giác Không, thân sinh ra ông GiácHải Ông là bạn tốt của Giác Hải, được sư phụ Giác Không cho hiệu làKhông Lộ, biệt hiệu là Minh Không Có lẽ chính tên hiệu của NguyễnMinh Không là Không Lộ nên dân gian đã hợp nhất giữa Nguyễn MinhKhông và Dương Không Lộ.
Thứ ba: Có một thời gian (khoảng năm 1109), Minh Không tu ở chùa trên
núi Dương Sơn thuộc xã Gia Lạc, Gia Viễn, Ninh Bình Tại đây, ông lấybiệt hiệu là Dương Sơn đại sư Với tên hiệu này có lẽ dân gian cho rằngông là họ Dương và vì vậy việc hợp nhất với Dương Không Lộ là điều dễhiểu.
Trang 24Thứ tư: Xuất phát từ tâm lý ngưỡng mộ, tôn sùng những anh hùng có
công tích với nhân dân, đất nước- đây là lý do chính yếu và cơ bảnnhất, các nghệ sỹ dân gian muốn ngợi ca và tô thêm cho nhân vật củamình nhiều công trạng, tài phép hơn nữa Họ đã kéo hai nhân vậtDương Không Lộ-Nguyễn Minh Không lại gần nhau, tập hợp nhiều tàinăng trong một tài năng, hai mà thành một, sao cho xứng đáng với tầmvóc người anh hùng mà họ tôn vinh
2.3 Hệ thống truyền thuyết là sự chuyển hoá thể loại để mở rộnggiá trị- thẩm mỹ.
Từ thần thoại đến truyền thuyết:
Thần thoại là thể loại tự sự dân gian xuất hiện rất sớm, nó ra đời trongcông xã nguyên thủy, phản ánh nhận thức của con người về thế giớikhách quan thuở nguyên sơ Để giải thích và nhận thức về vũ trụ, conngười, nhân dân đã tưởng tượng ra một vị thần mà vị thần đó chính là
khởi nguyên của thế giới Ta đã từng gặp trong thần thoại thần TrụTrời hay bà Nữ Oa to lớn kỳ vĩ Đôi tay và thân hình của các vị có thể
vươn tới trời xanh, sức khỏe của các vị là vô song, vô hạn Những vị
thần có ngoại hình to lớn như thế được nhân dân gọi với cái tên: khổnglồ.
Trong truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ta bắt gặp một vịkhổng lồ mà mọi hành trạng của ông đều kỳ vĩ, lớn lao Chứng tích của
một "ông Lồ" trên khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội…Bàn về vấn đề này, GS.Kiều Thu
Hoạch đã kiến giải: "Điều lý thú là trong dân gian thời Lý đã đồng hóaông khổng lồ chinh phục tự nhiên, sáng tạo văn hóa của thần thoại Việt
Trang 25cổ với truyền thuyết về sư Nguyễn Minh Không Đây là vị sư có tàichữa bệnh, vốn sống ở Thăng Long, đã chữa khỏi bệnh cho vua LýThần Tông và được phong làm Quốc sư Di tích khu đền Lý quốc Sưhiện nay ở Hà Nội chính là "tịnh xá" của sư thời xưa[24,tr.775] Như đã
trình bày phần trên, Dương Không Lộ-Nguyễn Minh Không đã đượchợp nhất hóa trong truyền thuyết mà việc biến âm Khổng Lồ-KhổngLộ-Không Lộ hoàn toàn có thể là một lí do khiến truyền thuyết về ông
xuất hiện một ông khổng lồ GS.Kiều Thu Hoạch khẳng định: "Sự tíchông Khổng Lồ trong thần thoại Việt cổ chính là cốt lõi của truyện ôngtổ đúc đồng Nguyễn Minh Không" [24,tr.775].
Minh Không vốn là một khổng lồ đã lập nhiều kỳ tích chinh phụctự nhiên Ông từng ném những tảng đá lớn làm kè đập, đê điều ngăn
nước lụt Ông lại làm ra cả sấm chớp, mưa lũ để chống hạn cho dân.Ông quẩy hai gánh nước mà tưới cho hàng trăm mẫu ruộng, nước tràntrề xoáy thành vực, thành vũng Có lúc ông vấp gối xuống nay còn lưulại khắp vùng thành vũng, thành ao…Trước của chùa Lam xã NamĐồng, huyện Nam Ninh có một gò đất cao nổi hẳn lên trong mùa nước,
tương truyền đó là gò đất để đó của ông Làng Phan, Làng Rẫy thuộc
xã Nam Dương huyện Nam Ninh có nhiều ao nhỏ hai ven đường dẫn ra
cánh đồng, tương truyền là dấu chân Minh Không đi đơm đó Xã Nghĩa
Thịnh huyện Nghĩa Hưng hiện vẫn còn vết tích của Nguyễn MinhKhông Tại đây, ông đã đãi dân làng một bữa gỏi cá no nê, số dấm thừađổ ra ruộng nên hiện nay có vài mảnh ruộng độ chua rất cao Tại xãQuân Hành, Trực Định, Thái Bình và An Hạ, Ý Yên, Nam Định hiệnvẫn còn hai nền đá to bằng hai cái chiếu lớn hình cái dép, có lỗ buộc
dây Nhân dân ta gọi đó là ''cái dép ông khổng lồ'' Tại Thanh Hóa, ở
Ba Dội huyện Tống Sơn và trong Đại Chính huyện Nga Sơn vẫn còn
Trang 26dấu vết đơm đó của Minh Không Hay ở Ninh Bình, trong một cái
thung sâu thuộc xã Gia Hưng huyện Gia viễn có ghi bức đại tự "HoaLư động" với nghĩa là nơi có lò rèn ở xứ hoa lau (chữ Lư có nghĩa là
cái lò rèn) Đây là vết tích của Nguyễn Minh Không đã từng dạy chodân làng nghề rèn sắt để chế tạo công cụ sản xuất cày bừa…Có thể nói,truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở khắp các vùng dày đặc những
chi tiết thần thoại Nhân dân đã đưa một con người bằng da, bằng thịttrở thành biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên, uy linh và kì vỹ Trên
nền cảm quan của thần thoại kết hợp với niềm yêu mến, ngưỡng mộ đốivới những vị sư đã dùng tài năng và pháp thuật của mình giúp dân, giúpđời Nhân dân đã hòa nhập vị khổng lồ từ một thế giới cao xa nào đóvào vị Thánh sư mà họ tôn sùng Lúc này sử sách chưa có, việc xâydựng nên một hình tượng nhân vật có nguồn gốc từ thần thoại là mộttrong những nét đặc trưng của văn học dân gian Người ta gắn cho Sơn
Tinh, Thánh Gióng những tài phép lạ lùng: Sơn Tinh "vẫy tay về phíaĐông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lêntừng dãy núi đồi"; Thánh Gióng thì chỉ cần một cái ''vươn vai'', từ đứa
trẻ lên ba đã biến thành một tráng sĩ oai phong, cường tráng Trên cái lýđó, dân gian có thể dựng nên Nguyễn Minh Không là một người khổnglồ cũng là một điều dễ hiểu mà thôi!
Nếu truyện kể về các vị khổng lồ trong thần thoại mang tínhnguyên sơ, chất phác thì dấu vết thần thoại trong truyện kể về Nguyễn
Minh Không lại mang tính "người" hơn Minh Không không có ngoại
hình to lớn như các vị thần, không ở một thế giới cao xa như các vịthần mà ông hiện hữu là một con người có hành trạng, có hành động rõrệt Thần thoại hóa đức Thánh Minh Không, dân gian muốn giải thíchcác hiện tượng tự nhiên và xã hội mà các hiện tượng này nó gắn liền
Trang 27với công trạng của ông Từ những đặc điểm đó đã phản ánh quá trìnhphát triển thể loại từ tư duy thần thọai tiến đến tư duy truyền thuyết.Mặt khác, việc sử dụng các yếu tố thần kỳ trong thần thoại hòa cùngvới các yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết góp phần làm cho truyềnthuyết thêm hay hơn, đẹp hơn và nhân vật của truyền thuyết lung linhhơn trong tâm trí người nghe, người đọc.
Từ truyền thuyết đến truyện cổ tích:
Văn học dân gian đã trải qua nhiều chặng đường mà mỗi chặng đườnglại có một thể loại đặc trưng cho giai đoạn đó Tuy nhiên, các thể loạinày là không hoàn toàn độc lập mà ở phương diện nào đó có sự đanxen, kế thừa Tư duy của con người nguyên thủy sản sinh ra thần thoại;thời kỳ xây dựng và bảo vệ cuộc sống con người xuất hiện truyềnthuyết; cũng như thế, truyện cổ tích ra đời trong một giai đoạn xã hộimới Thể loại văn học ra đời sau tiếp thu những thành tựu thi pháp củacác thể loại ra đời trước Truyện cổ tích là một thể loại văn học dângian đạt đến mức cao nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhữngtruyền thuyết ra đời trong giai đoạn mà văn học đã có thể loại cổ tíchthì chắc chắn sẽ ảnh hưởng, tiếp thu những thi pháp sáng tạo của cổtích để xây dựng thêm cho truyền thuyết một tích truyện mới Ta gặp
trong truyền thuyết Nguyễn Minh Không những tích truyện mang đậm
dấu ấn cổ tích Truyện "Chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông hóa hổ"và truyện ''Chữa bệnh ghẻ cho mục đồng''có sử dụng môtif "niêu cơmthần"; truyện "Khuyên giáo đồng phương Bắc" có sử dụng môtif ''đồ
vật thần kì'' như: túi càn khôn, gậy tích trượng, nón tu lờ…đều là môtif
đã từng xuất hiện trong truyện cổ tích Việc cổ tích hóa nhân vậtNguyễn Minh Không trong truyền thuyết đã tạo ra một nét mới trong