1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – nghiên cứu chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam

328 289 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 328
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

DANH MỤC PHỤ LỤC PL 1.1: Kết quả nghiên cứu về việc tuân thủ các thông tin bắt buộc IAS/IFRS PL 1.2: Tổng hợp nghiên cứu tuân thủ công bố thông tin IFRS PL 1.3: Đánh giá về mức độ tuân t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HOÀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HOÀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Trần Anh Hoa

2 PGS.TS Trần Phước

TP Hồ Chí Minh - Năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, ngoại trừ một số kết quả được công bố trong các công trình khoa học của chính tác giả và người hướng dẫn Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2018

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hoàn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Viết luận án là một quá trình lâu dài và vất vả nhưng cũng không kém phần thú

vị hoặc đang đi tìm lời giải cho một bài toán khó Có khá nhiều niềm vui, sự đam mê

và thích thú đan xen khi bản thân từng bước hoàn thành những nội dung quan trọng của luận án hoặc tích lũy được nhiều kiến thức và ngày càng trưởng thành hơn về kinh nghiệm nghiên cứu; Đặc biệt là sự thú vị mỗi khi khám phá được một vấn đề mới sau một thời gian dài bị mất phương hướng

Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên của rất nhiều người, từ các Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Tôi xin gửi lời tri ân đến Thầy Cô hướng dẫn của tôi, TS Trần Anh Hoa, PGS TS Trần Phước Thầy và

cô cũng là người giúp tôi chập chững từng bước làm quen với hoạt động nghiên cứu Với kinh nghiệm dày dạn và tầm cao hiểu biết, Thầy và cô luôn lường trước các khó khăn mà tôi gặp phải để định hướng và động viên kịp thời, giúp tôi từng bước khám phá từng chân trời kiến thức khoa học, đặc biệt những lúc tôi mất phương hướng hay

có nhiều áp lực, tưởng chừng khó thể vượt qua Tôi cũng xin cảm ơn thầy cô, Trưởng khoa - PGS TS Võ Văn Nhị, Trưởng Khoa- TS Nguyễn Thị Thu Hiền đã luôn hỗ trợ

và khuyến khích tôi trong suốt quá trình làm luận án Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm

ơn tới tất cả các đồng nghiệp như TS Phạm Quốc Thuần, TS Trần Thứ Ba …đã đóng góp rất nhiều ý kiến bổ ích để tôi có thể hoàn thành luận án nghiên cứu của mình Xin chân thành cảm ơn và gởi lời tri ân đến các quý thầy cô trong khoa kế toán kiểm toán Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án một cách tốt nhất

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Thầy Cô

và đồng nghiệp ở các trường khác, các bạn bè, các nghiên cứu sinh trong việc chia

sẻ tài liệu, kinh nghiệm, kiến thức và thông tin; Tôi cũng được nhiều tổ chức, cá nhân khác nhiệt tình trong việc cung cấp các nguồn tài liệu có giá trị Không biết nói gì hơn, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình tôi

Trang 5

đã tạo điều kiện tối ưu để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung để hoàn thành luận án Xin gởi lời tri ân và kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến tất cả bạn bè, thầy cô và gia đình

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2018

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hoàn

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii

DANH MỤC HÌNH VẼ xiv

DANH MỤC PHỤ LỤC xv

PHẦN MỞ ĐẦU xvi

1 Tính thiết thực của đề tài xvi

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu xx

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xx

4 Phương pháp nghiên cứu xx

5 Đóng góp của luận án xxi

6 Kết cấu của luận án xxii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực kế toán 1

1.2 Các nghiên cứu về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán 3

1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài 3

1.2.2 Nghiên cứu trong nước 7

1.3 Các nghiên cứu về việc áp dụng Chuẩn mực kế toán 9

1.4 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán 13

1.4.1 Nhân tố tuân thủ chuẩn mực kế toán 13

1.4.1.1 Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ chuẩn mực kế toán 13 1.4.1.2 Nghiên cứu về kết quả đo lường mức độ tuân thủ đối với IAS và IFRS 16

1.4.2 Các nhân tố hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán 19

Trang 7

1.5 Nhận xét về các nghiên cứu trước 31

1.5.1 Đóng góp của các nghiên cứu trước 32

1.5.2 Khoảng trống nghiên cứu 33

1.5.3 Hướng nghiên cứu của tác giả 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 36

2.1 Một số vấn đề chung về Chuẩn mực kế toán và Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 36

2.1.1 Chuẩn mực kế toán 36

2.1.2 Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp quốc tế (IAS 12) 37

2.1.3 Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) 40

2.1.4 Các phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 42

2.2 Các lý thuyết nền 43

2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) 43

2.2.1.1 Nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước 43

2.2.1.2 Vận dụng lý thuyết cho việc hình thành các giả thuyết của luận án 44

2.2.2 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness Theory) 45

2.2.2.1 Nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên trước 45

2.2.2.2 Vận dụng lý thuyết cho việc hình thành các giả thuyết của luận án 46

2.2.3 Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive Accounting Theory) 46

2.2.3.1 Nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước 46

2.2.3.2 Vận dụng lý thuyết cho việc hình thành các giả thuyết của luận án 48

2.2.4 Lý thuyết tâm lý (Psychological Theory) 49

2.2.4.1 Nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước 49

2.2.4.2 Vận dụng lý thuyết cho việc hình thành các giả thuyết của luận án 50 2.2.5 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planed behaviour) 50

2.2.5.1 Nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước 50

2.2.5.2 Vận dụng lý thuyết cho việc hình thành các giả thuyết của luận án 51 2.2.6 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán –

Trang 8

Nghiên cứu VAS 17 từ cơ sở lý thuyết 51

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán 53

2.3.1 Quy mô doanh nghiệp 53

2.3.2 Năng lực nhân viên kế toán 54

2.3.3 Kiểm toán độc lập 55

2.3.4 Hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp 57

2.3.5 Trình độ và nhận thức nhà quản lý 57

2.3.6 Tuân thủ quy định kế toán 58

2.3.7 Áp lực từ thuế 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62

3.1 Quy trình nghiên cứu 62

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 64

3.2.1 Phương pháp tình huống 65

3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 69

3.2.3 Mô hình nghiên cứu dự tính và giả thuyết nghiên cứu 70

3.2.3.1 Mô hình nghiên cứu dự tính 70

3.2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 72

3.2.4 Xây dựng thang đo 74

3.2.4.1 Cách thức xây dựng thang đo và cấp độ thang đo 74

3.2.4.2 Thang đo và mức độ áp dụng Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 74

3.2.4.3 Thang đo đo lường các nhân tố tác động đến việc áp dụng VAS 17 75

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 79

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 79

3.3.2 Thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu 79

3.3.3 Thiết kế câu hỏi 81

3.3.4 Kiểm định T-Test, Anova, mô hình hồi quy bội 82

3.3.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo 83

Trang 9

3.3.6 Phân tích nhân tố khám phá - EFA 83

3.3.7 Phân tích nhân tố khẳng định - CFA 85

3.3.8 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính -SEM 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 90

4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 90

4.1.1 Kết quả nghiên cứu tình huống 90

4.1.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia 93

4.1.3 Xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết 96

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 100

4.2.1 Kết quả khảo sát thống kê mô tả 100

4.2.1.1 Quy mô doanh nghiệp 101

4.2.1.2 Quy mô doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập hoãn lại 102

4.2.1.3 Doanh nghiệp có thực hiện kiểm toán độc lập 103

4.2.2 Thực trạng về áp dụng Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng 104

4.2.2.1 Mức độ áp dụng VAS 17 104

4.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 106

4.3 Phân tích nhân tố khám phá - EFA 107

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 107

4.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng CRONBACH’S ALPHA 107

4.3.1.2 Kiểm định mối quan hệ giữa các biến quy mô doanh nghiệp và kiểm toán độc lập với tuân thủ quy định kế toán 109

4.3.2 Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA 113

4.3.2.1 Kiểm định mức độ quan hệ giữa các biến đo lường - Kiểm định KMO và Bartlerrs 113

4.3.2.2 Kiểm định tương quan biến 114 4.3.2.3 Kiểm định mức độ tác động của quy mô doanh nghiệp, kiểm toán độc lập đến việc tuân thủ quy định kế toán thông qua mô hình hồi quy tuyến tính

Trang 10

bội (MLR) 114

4.4 Phân tích nhân tố khẳng định - CFA 116

4.4.1 Thang đo năng lực nhân viên kế toán 117

4.4.2 Thang đo trình độ và nhận thức của nhà quản lý 117

4.4.3 Thang đo tuân thủ quy định kế toán 118

4.4.4 Thang đo tâm lý kế toán viên 119

4.4.5 Thang đo chất lượng phần mềm kế toán 119

4.4.6 Thang đo áp lực từ thuế 120

4.4.7 Thang đo hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp 121

4.4.8 Tổng hợp kết quả CFA các thang đo ảnh hưởng đến tuân thủ quy định kế toán 121

4.5 Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc - SEM 127

4.5.1 Kết quả mô hình SEM 127

4.5.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap 130

4.5.3 Tổng hợp kết quả kiểm định với các giả thuyết nghiên cứu 131

4.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 136

4.6.1 Bàn luận về kết quả kiểm định mô hình lý thuyết 137

4.6.2 Bàn luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến việc áp dụng VAS 17 139

4.6.2.1 Bàn luận về nhân tố ảnh hưởng của năng lực nhân viên kế toán 139

4.6.2.2 Bàn luận về nhân tố ảnh hưởng của hỗ trợ, tư vấn của tổ chức nghề nghiệp 140

4.6.2.3 Bàn luận về ảnh hưởng của tâm lý kế toán viên 140

4.6.2.4 Bàn luận về nhân tố ảnh hưởng áp lực từ thuế 143

4.6.2.5 Bàn luận về ảnh hưởng của trình độ và nhận thức của nhà quản lý 144 4.6.2.6 Bàn luận về ảnh hưởng của chất lượng phần mềm kế toán 144

4.6.2.7 Bàn luận về nhân tố quy mô doanh nghiệp, kiểm toán độc lập ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định kế toán 145

Trang 11

4.6.2.8 Bàn luận về nhân tố tuân thủ quy định kế toán ảnh hưởng đến việc áp

dụng VAS 17 146

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 148

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 149

5.1 Kết luận 149

5.2 Một số gợi ý chính sách 153

5.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán 153

5.2.2 Thay đổi tâm lý e ngại của người làm kế toán 154

5.2.3 Hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp 154

5.2.4 Giảm áp lực từ thuế 155

5.2.5 Nâng cao trình độ và nhận thức của nhà quản lý 156

5.2.6 Gia tăng chất lượng phần mềm kế toán 157

5.2.7 Nâng cao tính tuân thủ quy định kế toán 157

5.2.8 Nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập 158

5.3 Hạn chế và hướng mở rộng cho nghiên cứu tiếp theo 159

5.3.1 Một số hạn chế của luận án 159

5.3.2 Hướng mở rộng cho nghiên cứu tiếp theo 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐ: Báo cáo kết quả hoạt động

BCTC : Báo cáo tài chính

BTC : Bộ Tài chính

CMKT : Chuẩn mực kế toán

DN : Doanh nghiệp

DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

HTTT : Hệ thống thông tin

IAS 12 : Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp quốc tế IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

IASC : Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS : Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

KT : Kế toán

MLR : Multiple linear regression – Hồi quy bội

PMKT : Phần mềm kế toán

SMEs : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

TPHCM : Thành Phố Hồ Chí Minh

TTKT : Thông tin kế toán

TTNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS 17 : Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VN : Việt Nam

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lịch sử phát triển của IAS 12 38

Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán từ cơ sở lý thuyết 52

Bảng 3.1: Quy trình phương pháp tình huống 66

Bảng 3.2: Giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ tác động đến tuân thủ quy định kế toán 73

Bảng 3.3: Thang đo áp dụng Chuẩn mực kế toán thuế TNDN 75

Bảng 4.1: Kết quả nhân tố mới 92

Bảng 4.2: Các nhân tố kế thừa và nhân tố mới 98

Bảng 4.3: Tỷ lệ DN phát sinh thuế TNDN hoãn lại 103

Bảng 4.4: Phân tích thực trạng áp dụng VAS 17 105

Bảng 4.5: Giá trị trung bình các biến quan sát 106

Bảng 4.6: Cronbach’s alpha khái niệm thang đo 108

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhóm giữa biến kiểm toán độc lập và tuân thủ quy định kế toán 110

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định T-test giữa biến kiểm toán độc lập và tuân thủ quy định kế toán 110

Bảng 4.9: Bảng kiểm định đồng nhất phương sai 111

Bảng 4 10: Bảng kiểm định Anova 111

Bảng 4.11: Bảng phân tích nhóm giữa biến quy mô và áp dụng VAS 17 112

Bảng 4.12: Bảng phân tích DN thực hiện Kiểm toán độc lập theo Quy mô doanh nghiệp 112

Bảng 4.13: Bảng kiểm định Chi – bình phương giữa Kiểm toán độc lập và Quy mô DN 113

Bảng 4.14: Kiểm định KMO và Bartlerrs 113

Bảng 4.15: Bảng hệ số R và R2 115

Bảng 4.16: Mức độ phù hợp của mô hình 115

Bảng 4.17: Hệ số hồi quy 116

Trang 14

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo khái niệm tuân thủ quy

định kế toán 124

Bảng 4.19: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích 125

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết (chưa chuẩn hóa) 129

Bảng 4.21: Bảng các trọng số hồi quy đã được chuẩn hóa 130

Bảng 4.22: Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N = 1.000 131

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 133

Bảng 4.24: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 134

Bảng 4.25: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 theo mức độ giảm dần 136

Trang 15

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Bảng phân tích mô hình của phương pháp Dscore 19

Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS 21

Sơ đồ 1.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 31

Sơ đồ 2.1: Quy trình thiết lập VAS 40

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 63

Sơ đồ 3.2: Mô hình lý thuyết dự tính 71

Sơ đồ 3.3: Phương pháp thu thập dữ liệu 80

Sơ đồ 4.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết áp dụng VAS 17 97

Sơ đồ 4.2: Quy mô doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp khảo sát 101

Sơ đồ 4.3: DN phát sinh thuế TNDN hoãn lại 102

Sơ đồ 4.4: Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm toán Tỷ lệ Doanh nghiệp được kiểm toán 104

Sơ đồ 4.5: Mô hình lý thuyết chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 - Mô hình hệ số hồi quy đã chuẩn hóa 135

Trang 16

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Kết quả thang đo năng lực nhân viên kế toán (chuẩn hóa) 117

Hình 4.2: Kết quả thang đo trình độ và nhận thức của nhà quản lý (chuẩn hóa) 117

Hình 4.3: Kết quả thang đo tuân thủ quy định kế toán (chuẩn hóa) 118

Hình 4.4: Kết quả thang đo tâm lý kế toán viên (chuẩn hóa) 119

Hình 4.5: Kết quả thang đo chất lượng phần mềm kế toán (chuẩn hóa) 120

Hình 4.6: Kết quả thang đo áp lực từ thuế (chuẩn hóa) 120

Hình 4.7: Kết quả thang đo hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp (chuẩn hóa) 121

Hình 4.8: Kết quả CFA thang đo tuân thủ quy định kế toán 123

Hình 4.9: Kết quả phân tích khẳng định CFA 126

Hình 4.10: Kết quả mô hình SEM 128

Trang 17

DANH MỤC PHỤ LỤC

PL 1.1: Kết quả nghiên cứu về việc tuân thủ các thông tin bắt buộc IAS/IFRS

PL 1.2: Tổng hợp nghiên cứu tuân thủ công bố thông tin IFRS

PL 1.3: Đánh giá về mức độ tuân thủ liên quan đến tài sản vô hình theo IFRS

PL 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến CMKT đứng trên góc độ phạm vi quốc gia

PL 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT quốc tế đứng trên góc độ đối sánh giữa các quốc gia

PL 2.1: Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

PL 3.1 : Dàn bài thảo luận thử

PL 3.2: Danh sách các giảng viên góp ý dàn bài thảo luận thử

PL 3.3: Dàn bài thảo luận hoàn chỉnh

PL 3.4 : Danh sách tình huống nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu tình huống

PL 3.5: Bảng chi tiết kỹ thuật thu thập dữ liệu nghiên cứu tình huống

PL 3.6: Dàn bài thảo luận chuyên gia kết quả nghiên cứu tình huống

PL 3.7: Danh sách các chuyên gia góp ý kết quả nghiên cứu tình huống và góp ý bảng câu hỏi khảo sát định lượng

PL 3.8: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức

PL 3.9: Phân loại quy mô doanh nghiệp theo NĐ 56/2009/NĐ-CP

PL 3.10: Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán theo thông tư 103/2005/TT-BTC

PL 3.11: Tóm tắt biến trong thang đo

PL 4.1: Kết quả mô tả, phân tích nghiên cứu tình huống

PL 4.2: Kết quả mô tả, phân tích nghiên cứu tình huống về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định kế toán trong việc áp dụng VAS 17

PL 4.3: Giá trị trung bình của các biến quan sát

PL 4.4: Cronbach’ Alpha của các biến

PL 4.5: Tổng phương sai được giải thích

PL 4.6: Ma trận nhân tố xoay

PL 4.7: Kết quả CFA mô hình đo lường các khái niệm

PL 4.8: Kết quả mô hình SEM lý thuyết

PL 4.9: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát

Trang 18

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính thiết thực của đề tài

Thông tin kế toán cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng trong việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ hữu ích cho khách hàng (Laudon & Lau don, 2007) Nguyễn Thị Kim Cúc (2014), chất lượng thông tin kế toán được cung cấp là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo sự an toàn khả năng mang lại hiệu quả cho quyết định kinh doanh Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tuân thủ khung pháp lý kế toán sẽ tạo cho thị trường vốn tại Việt Nam tồn tại và phát triển Các thông tin trên BCTC cung cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông qua việc tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán là một biện pháp cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và giải thích đúng đắn thông tin trình bày trên báo cáo tài chính

Hiện nay các hiệp định đa phương và song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới được ký kết ngày càng nhiều, điều này bắt buộc Việt Nam phải thay đổi

hệ thống pháp lý để đáp ứng nhu cầu của hội nhập Năm 1999, Việt Nam (Bộ Tài Chính) bắt đầu nghiên cứu và soạn thảo Chuẩn mực kế toán (CMKT) và đến năm

2005 đã ban hành được 26 CMKT Các Doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam (VN) bắt đầu áp dụng các chuẩn mực này Tuy nhiên, quy trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán chưa chuyên nghiệp cũng dẫn đến việc áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn gặp khó khăn (Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005) Việc ban hành chuẩn mực kế toán đến việc thực thi các chuẩn mực kế toán là cả một quá trình và luôn gặp nhiều rào cản như hệ thống luật pháp, năng lực của kế toán viên (Dona L Street & ctg, 2002; Choi

& ctg, 2011) Bên cạnh đó do bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau thì việc áp dụng Chuẩn mực kế toán vào thực tế cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định (Thanh Đoàn, 2008) và dẫn đến việc kế toán cung cấp số liệu chưa thật sự thuyết phục đối với nhà đầu tư hoặc quản lý (Trần Đình Khôi Nguyên, 2011) Những lý do trên phần nào đã làm cho các doanh nghiệp không tuân thủ Chế độ kế toán, bỏ qua việc áp dụng VAS điều này sẽ làm cho thông tin trên báo cáo tài chính cung cấp bị ảnh hưởng

Trang 19

Trên thế giới hiện nay nghiên cứu về chuẩn mực kế toán có rất nhiều các nghiên cứu đã bàn luận ở nhiều góc độ liên quan đến chuẩn mực kế toán trong đó đặc biệt là tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán IAS/IFRS với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC cung cấp như nghiên cứu của (Al-Akra & ctg, 2009; Zehri & Chouaibi 2013; Stainbank, 2014) Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu chuyên sâu một số nội dung của chuẩn mực hoặc việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại một số quốc gia, cụ thể như nghiên cứu của José Antonio de França (2018) đã nghiên cứu chuyên sâu về chuẩn mực giảm giá trị của tài sản (IAS 36) với việc đề cập đến mô hình định giá suy yếu (số tiền có thể thu hồi) của tài sản phi tiền tệ Nghiên cứu của HervéStolowy & ctg 2001 về tài sản cố định

vô hình minh họa cho việc khó khăn khi hòa hợp quốc tế trong việc áp dụng IAS 02

Vì khi nghiên cứu chuyên sâu cho một số nội dung của chuẩn mực kế toán sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho việc cung cấp thông tin trên BCTC hiệu quả

Còn ở Việt Nam mặc dù các chuẩn mực kế toán đã ra đời trong khoảng thời gian rất dài, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về mức độ áp dụng CMKT cũng như tìm hiểu về những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT VN tại các DN ở

VN Cho đến năm 2010, 2011, 2013 các nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT tại Đà Nẵng đã cho ra kết quả nghiên cứu là trình độ nhân viên kế toán, vai trò của tư vấn cộng đồng kinh doanh, ảnh hưởng của công tác thanh tra kiểm tra, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời Sau đó đến năm 2016, Đặng Ngọc Hùng cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT Việt Nam trên quy mô rộng hơn về các nhân tố có tác động đến vận dụng chuẩn mực kế toán là tổ chức tư vấn nghề nghiệp, kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên, chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn, đặc điểm của doanh nghiệp Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đều tập trung vào các chuẩn mực kế toán nói riêng mà ít có nghiên cứu về một chuẩn mực cụ thể

Có thể thấy rằng, đến nay các nghiên cứu về việc áp dụng CMKT Việt Nam tại các DN VN vẫn còn hạn chế và luôn là một câu hỏi lớn Lý do là do đặc điểm khung pháp lý về kế toán VN tồn tại song song giữa CMKT và Chế độ kế toán, vì vậy sẽ

Trang 20

phát sinh những xung khắc vì mục đích, bản chất của Chuẩn mực và Chế độ kế toán

có nhiều sự khác biệt (Nguyễn Công Phương, 2013) Ngoài ra nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2012) cho thấy người sử dụng và người lập BCTC không phân biệt được Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán, rất ít người áp dụng chuẩn mực kế toán trong công tác kế toán và ít quan tâm đúng mức đến CMKT do bởi CMKT quá trừu tượng, người làm kế toán lại không có thói quen phân tích, phán đoán để xử lý tình huống mà theo thói quen dựa vào những quy định có sẵn và vì thế khi được hỏi, hầu hết người làm kế toán ở VN chỉ ra rằng họ dựa vào Chế độ kế toán là chủ yếu và khi tìm hiểu sâu hơn họ mới đọc đến CMKT

Trong hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, việc ra đời một chuẩn mực cụ thể để xác lập tính độc lập của kế toán với chính sách thuế và cơ chế tài chính doanh nghiệp là điều rất quan trọng, bởi lẽ đó là sự thừa nhận có sự khác nhau giữa lợi nhuận

kế toán và thu nhập chịu thuế đồng thời khẳng định có sự khác biệt vấn đề liên quan đến chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại trong quá trình quyết toán thuế TNDN (Chúc Anh Tú & Nguyễn Tiến Hưng, 2010) Bên cạnh đó một chuẩn mực kế toán có thể bị chi phối bởi nhiều chuẩn mực khác và nó không thể tách khỏi hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Sự ra đời Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) đánh dấu những cột mốc quan trọng trong việc xử lý chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được hướng dẫn theo thông tư số 20/2006/TTBTC Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành chuẩn mực kế toán có hướng dẫn một cách đầy đủ, chi tiết trong việc đo lường, ghi nhận và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên do mục đích của thuế và

kế toán là khác nhau, nên những quy định pháp lý về thuế và quy định pháp lý về kế toán liên quan đến thuế TNDN cũng tồn tại những khác biệt đáng kể Lợi nhuận kế toán được xử lý theo chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán, còn thu nhập chịu thuế được xử lý theo quy định của Luật thuế TNDN Vì vậy, mục đích của việc ban hành

Trang 21

chuẩn mực kế toán thuế TNDN – VAS 17 nhằm giúp cho nhà quản lý nhận thức được các khoản chênh lệch mặc định nói trên Bên cạnh đó VAS 17 còn giải quyết vấn đề khác biệt trong việc ghi nhận chi phí giữa kế toán và thuế VAS 17 cũng là một trong những công cụ hiệu quả để tăng sự minh bạch số liệu liên quan đến thuế TNDN giữa

DN và cơ quan thuế (Nguyễn Xuân Thắng, 2007)

Tuy nhiên không như phần lớn các chuẩn mực khác thể hiện được tính thực thi cao hơn do về cơ bản nội dung của các VAS là có sự thống nhất, không có sự xung đột với cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình thực hiện (Phạm Hoài Hương, 2010) VAS 17 mặc dù đã được ban hành hơn 10 năm nay nhưng khi áp dụng vào trong thực tế đã gặp không ít vướng mắc trong vấn đề hiểu và vận dụng đúng theo tinh thần nội dung trong chuẩn mực

Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tìm kiếm thêm nhân tố và xác định mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng CMKT VN, đặc biệt nghiên cứu một chuẩn mực cụ thể - CMKT thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) bởi các lý do sau đây:

(i) Chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán

(ii) Chênh lệch số liệu giữa chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và chính sách thuế hiện hành

(iii) Áp lực về thuế luôn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Từ những lý do trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam – Nghiên cứu VAS 17 là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp để từ đó có cơ sở cho việc gợi ý một số giải pháp nhằm đưa VAS 17 được ứng dụng toàn diện tại các DN phát sinh thuế TN hoãn lại, nhằm mang lại chất lượng thông tin cung cấp trên báo cáo tài chính Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT nói chung đặc biệt áp dụng cho VAS 17 nói riêng làm đề tài nghiên cứu cho luận án với tên đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán - Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam”

Trang 22

Với chủ đề nghiên cứu này, trước hết nhiệm vụ đầu tiên tác giả nghiên cứu các nhân

tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT tại các quốc gia trên thế giới, sau đó đi sâu vào nghiên cứu cho VAS 17

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu chung

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam

Mục tiêu cụ thể

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán - Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực

kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Dựa vào các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, đề tài xác lập các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi nghiên cứu:

- Thứ nhất: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán - Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam?

- Thứ hai: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kế

kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tìm hiểu chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và lớn

có phát sinh thuế hoãn lại và đa nghành nghề hoạt động trên địa bàn TPHCM và một

số tỉnh, thành phố lân cận khác như: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng tàu…Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả kết hợp cách tiếp cận định

Trang 23

tính, định lượng với nghiên cứu khám phá cụ thể như sau:

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bằng phương pháp tình huống với công cụ thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi, phân tích, so sánh, tổng hợp, phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, kế toán trưởng, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy kế toán đồng thời có kinh nghiệm thực tế làm kế toán cho các công ty Kết quả đạt được từ phương pháp nghiên cứu tình huống giải quyết được vấn

đề nghiên cứu là nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 như nhân tố năng lực nhân viên kế toán, hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp, áp lực từ thuế, trình độ và nhận thức của nhà quản lý, tâm lý kế toán viên, chất lượng phần mềm kế toán, quy mô doanh nghiệp và kiểm toán độc lập

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ kết quả nghiên cứu của phương pháp định tính tác giả tiếp tục đưa vào đo lường, kiểm định thông qua bảng khảo sát các câu hỏi đối với đối tượng là giảng viên dạy kế toán đang làm kế toán, tư vấn kế toán,

kế toán tại các doanh nghiệp Công cụ thu thập dữ liệu ở phương pháp này là hình thức gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các đối tượng Sau đó tác giả sử dụng công cụ phân tích EFA nhằm mục đích loại bỏ các thang đo không có độ tin cậy, sau

đó tác giả sử dụng kỹ thuật CFA nhằm kiểm định sự thích hợp của các thang đo; độ tin cậy tổng hợp; phương sai trích; tính đơn hướng; hội tụ và phân biệt để kiểm định xem mô hình đo lường có đạt yêu cầu không Tiếp theo tác giả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM mục đích kiểm tra mối quan hệ phức hợp của mô hình và kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất để tìm kiếm mô hình phù hợp nhất nhằm xác định mức độ ảnh của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu VAS 17

Trang 24

lý kế toán và chất lượng phần mềm kế toán

 Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã đo lường phản ánh được thực trạng

áp dụng VAS 17 tại các DN đồng thời trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện các thuộc tính đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu VAS 17

Về mặt ứng dụng

 Nghiên cứu là một kênh tham khảo có giá trị trong việc tuân thủ quy định chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập nói riêng của các doanh nghiệp

 Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị trong việc đánh giá thực trạng việc áp dụng VAS 17 trong các DN Việt Nam hiện nay và là nguồn thông tin cần thiết cho các cơ quan ban nghành cụ thể là Bộ tài chính nhận định về thực trạng áp dụng VAS

17 trong thời gian qua đồng thời đánh giá được những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng

 Giúp cho các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của VAS 17 để từ đó

có những chính sách quan tâm đến công tác kế toán tại đơn vị thông qua việc hỗ trợ

kế toán tham gia vào các lớp đào tạo nhằm nâng cao kiến thức liên quan đến chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và VAS 17 nói riêng không chỉ cho kế toán mà còn cho nhà quản lý để việc thực thi VAS 17 của đơn vị được hiệu quả hơn

 Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu, những đối tượng muốn quan tâm nghiên cứu chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng

6 Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm 5 chương

Phần mở đầu: Tác giả tóm lược thực trạng của chuẩn mực kế toán nói chung

và VAS 17 nói riêng để từ đó đưa ra vai trò và lợi ích mà chuẩn mực kế toán thuế TNDN đem lại cho các doanh nghiệp Đồng thời tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Tác giả trình bày các nghiên

Trang 25

cứu ở Việt Nam và trên thế giới các nội dung liên quan đến chuẩn mực kế toán, mục đích xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng; Tác giả đã đúc kết được những thành quả đạt được, những hạn chế của nghiên cứu để tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu để giúp tác giả nhận biết được tầm quan trọng và sự cần thiết, phù hợp phải nghiên cứu chuẩn mực kế toán thuế TNDN

Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này làm rõ những khái niệm chính liên

quan đến nghiên cứu và cơ sở lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu tạo nền tảng vững chắc cho việc giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu trước

theo phương pháp tổng hợp và phân tích từ đó nội suy và khám phá ra vấn đề nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp tình huống nhằm thu thập dữ liệu thông qua dàn bài thảo luận thử và thảo luận chính thức như thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi với việc phân tích sâu Kết quả nội dung thu thập được từ phương pháp tình huống đã giúp tác giả xác định được mô hình nghiên cứu Tiếp đến tác giả sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu Để nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng VAS 17 đã được khám phá ở quy trình nghiên cứu định tính Tác giả tiếp tục nghiên cứu thông qua phương pháp định lượng như đánh giá độ tin cậy của thang đo: Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ bảng khảo sát chính thức sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật EFA, Crobach’ alpha nhằm loại bỏ các thang đo không phù hợp Nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật CFA để kiểm định lại các thuộc tính của các thang

đo, kiểm định sự thích hợp của các thang đo và phương pháp nghiên cứu cuối cùng

sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để xác định mô hình chính thức

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Tác giả phân tích và trình bày

kết quả nghiên cứu tình huống, phỏng vấn chuyên gia và phương pháp kiểm định EFA, CFA, SEM trên SPSS 20 và phần mềm AMOS 20 đồng thời thảo luận kết quả

Trang 26

nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách: Chương này tác giả đưa ra kết luận

và qua đó trình bày những quan điểm gợi ý, định hướng về mặt thực tiễn khi áp dụng VAS 17 hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời trình bày những hạn chế

và phương hướng nghiên cứu tiếp theo

Danh mục công trình của tác giả

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 27

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực kế toán

Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán

Áp dụng chuẩn mực kế toán trong việc lập và trình bày thông tin trên BCTC giúp nâng cao tính minh bạch, khả năng so sánh, tính hiệu quả, thanh khoản của thị trường vốn và tạo điều kiện cho các giao dịch giữa các quốc gia trên toàn thế giới (Hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA), 2016), Albu & ctg (2013), Hồ Xuân Thủy (2016) cho rằng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng IFRS sẽ làm tăng

cơ hội kinh doanh và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Khi phỏng vấn các chuyên gia kết quả đều cho rằng áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ làm tăng chất lượng thông tin trên BCTC

Theo Cục Quản lý Giám sát Kế toán Kiểm toán (Vụ chế độ kế toán và kiểm toán – Bộ Tài Chính (2016)) trong cuộc hội thảo về IFRS cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam đã nêu vai trò của việc áp dụng chuẩn mực kế toán nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao tính minh bạch của BCTC và khả năng so sánh giữa các DN với nhau cũng như các giai đoạn khác nhau của cùng một DN Việc áp dụng CMKT cung cấp cho người sử dụng BCTC nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lý, điều hành, quản trị và kiểm soát rủi ro Việt Nam áp dụng chuẩn mực

kế toán quốc tế nói chung và chuẩn mực kế toán nói riêng nhằm mục đích để quốc tế công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ để khơi thông dòng vốn FDI Khi các doanh nghiệp tuân thủ chuẩn mực kế toán sẽ làm tăng tính hữu ích của thông tin trên BCTC, bên cạnh đó cũng tạo niềm tin cho những đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC Vì vậy việc tuân thủ áp dụng Chuẩn mực kế toán là rất cần thiết để nâng cao độ tin cậy của BCTC nhằm tạo sự yên tâm và tin tưởng cho đối tượng sử dụng Theo Nguyễn Công Phương (2013), nghiên cứu về mô hình Chuẩn mực - Chế

độ kế toán của Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho rằng hệ thống kế toán dựa vào chuẩn mực định hướng nhà đầu tư với chức năng ưu tiên cung cấp thông tin kế toán

và sự liên kết giữa kế toán và thuế độc lập với nhau, về mặt kỹ thuật nhấn mạnh đến

Trang 28

trình bày thông tin BCTC cho nhà đầu tư Các nguyên tắc xác lập một khuôn khổ cho những quy tắc và hướng dẫn Tính ràng buộc của chuẩn mực có tính linh hoạt cao, vận dụng chính sách kế toán phù hợp với bản chất giao dịch từ đó thể hiện tính trung thực và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

Theo nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2011, 2013), các thuộc tính liên quan đến lợi ích của vận dụng Chuẩn mực kế toán là DN có khả năng tiếp nhận các khoản tài trợ từ hệ thống ngân hàng vì tính minh bạch của thông tin và DN có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin trong cộng đồng kinh doanh, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước

Khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực kế toán

Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2012) về Chuẩn mực kế toán, kết quả cho thấy Chuẩn mực kế toán ít được quan tâm đúng mức do quá trừu tượng (tỷ lệ 26%), chuẩn mực không đưa ra phương pháp hạch toán chi tiết trên tài khoản và ghi nhận vào sổ sách kế toán cũng như phương pháp lập cụ thể trên báo cáo tài chính (tỷ

lệ 27%), người sử dụng chuẩn mực không có thói quen phân tích, phán đoán để xử lý tình huống mà theo thói quen dựa vào những quy định có sẵn trong Chế độ kế toán

và vận dụng (tỷ lệ 41%)

Theo Cục Quản lý Giám sát Kế toán Kiểm toán (Vụ Chế độ Kế toán – Bộ Tài Chính (2016)) trong cuộc hội thảo về IFRS cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam, thị trường vốn và thị trường tài chính tại Việt Nam chưa phát triển đủ mạnh, một số trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch rộng rãi và hầu hết DN chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hạch toán và giao dịch những nghiệp vụ đó Nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng lớn từ DN nhà nước, vì vậy khó

có thể đáp ứng yêu cầu IFRS do tâm lý sợ minh bạch, mong muốn che giấu sự thật

về sức khỏe tài chính và muốn thông tin trên BCTC đẹp để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tính hệ thống của chuẩn mực: Chuẩn mực kế toán phải đảm bảo tính hệ thống, nhất quán và có mối quan hệ mật thiết với nhau Mỗi chuẩn mực đều giải quyết một vấn đề cụ thể và được ban hành trong mỗi bối cảnh cụ thể, vì thế tính hệ thống của

Trang 29

chuẩn mực luôn có khả năng bị đe dọa khi thực tế thay đổi và vì vậy chúng cũng luôn được điều chỉnh để phù hợp với thực tế Trên thế giới hiện nay, cách giải quyết vấn

đề này là hình thành “Khuôn mẫu lý thuyết”, tuy nhiên khuôn mẫu lý thuyết cũng cần phải điều chỉnh khi thực tiễn thay đổi

Mức độ cụ thể của chuẩn mực: Các Chuẩn mực kế toán chỉ nên đưa ra nguyên tắc thay vì đi vào quy định cụ thể (rules –based) Tuy nhiên nếu dựa vào những nguyên tắc cũng gây ra những khó khăn vì tính xét đoán cao dẫn đến rủi ro về mức

độ tuân thủ và điều này yêu cầu năng lực chuyên môn cao của người kế toán

Nghiên cứu quan hệ giữa chi phí – lợi ích, Hồ Xuân Thủy (2016) đưa ra vấn đề

là lợi ích mà chuẩn mực đem lại có tương xứng với chi phí phải bỏ ra, liệu có bộ chuẩn mực chung nào sử dụng phù hợp cho tất cả loại hình doanh nghiệp, nghành nghề, quy mô hay không Nếu hướng giải quyết phát triển chuẩn mực cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và doanh nghiệp cho vay vốn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chất lượng của chuẩn mực có đạt yêu cầu Khi doanh nghiệp được linh hoạt trong việc tìm kiếm các chính sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp thì khả năng thông tin so sánh trên báo cáo tài chính cũng khác nhau

1.2 Các nghiên cứu về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Ở các nước trên thế giới có rất nhiều dòng nghiên cứu về chuẩn mực kế toán, thu nhập chịu thuế, lợi nhuận kế toán Sau đây là chi tiết các dòng nghiên cứu:

Sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

Nghiên cứu về nguyên nhân có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế theo (Phillips & ctg, 2003; Hanlon, 2005; Cho & Wong, 2006) là do chênh lệch tạm thời phát sinh Hanlon (2005) phân tích sự khác biệt thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán cho giai đoạn 1994-2000 (SFAS số 109) với kết quả cho thấy các công ty có lợi nhuận kế toán luôn lớn hơn so với thu nhập chịu thuế Các nghiên cứu cho rằng lợi nhuận kế toán luôn cao hơn thu nhập chịu thuế trong khoảng thời gian dài, tuy nhiên các nghiên cứu không cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân gây

ra chênh lệch trên để có chiến lược cho việc giảm thiểu mức thuế nộp trong tương lai

Trang 30

Nghiên cứu về lợi ích của thuế hoãn lại và phương pháp tiếp cận thuế hoãn lại

Thuế hoãn lại có ích cho các nhà đầu tư trong việc dự đoán dòng tiền tương lai (Cheung & ctg, 1997; Legoria, 2005; Chludek, 2011; Laux, 2011), hay thuế hoãn lại

có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu (Chaney & Jeter, 1994; Lev & Nissam, 2004; Diehl, 2010), hoặc hữu ích cho nhà phân tích (Van Horne &Wachowicz Jnr, 2008) hoặc chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tính toán thuế hoãn lại lớn hơn lợi ích thu được cho doanh nghiệp (Chludek, 2011) Nghiên cứu của Chludek (2011) điều tra ý nghĩa của thuế hoãn lại trong một mô hình hồi quy được sử dụng để dự đoán khoản thuế phải nộp trong giai đoạn 1975-1994, nghiên cứu cho rằng trong các ngành công nghiệp nhất định thuế hoãn lại hữu ích hơn trong các nghành khác Nghiên cứu này sẽ thú vị hơn nếu chuỗi thời gian được tách biệt bởi các Chuẩn mực kế toán khác nhau Laux (2011) tách biệt các khoản thuế thu nhập hoãn lại theo như điều chỉnh trong GAAP trước khi tính thu nhập chịu thuế

Nghiên cứu của Legoria & ctg (2005), xem xét đến việc ghi nhận các khoản thuế thu nhập hoãn lại theo SFSA 109 có hữu ích trong việc dự đoán dòng tiền mặt trong tương lai Kết quả nghiên cứu, việc ghi nhận riêng biệt về tài sản thuế thu nhập hoãn lại, nợ phải trả và trợ cấp định giá cung cấp khả năng dự báo tăng lên trong tương lai Liệu thuế thu nhập hoãn lại có ích và có giá trị cho các nhà đầu tư Amir & ctg (1997) đã sử dụng mẫu của 500 công ty trong danh sách của Fortune để kiểm tra các khoản nợ thuế hoãn lại có liên quan đến khấu hao không Kết quả nghiên cứu các khoản nợ thuế hoãn lại liên quan đến khấu hao đồng thời tài sản thuế thu nhập hoãn lại cũng liên quan đến lợi ích của nhân viên và trách nhiệm môi trường phù hợp với mong đợi của nhà đầu tư trong việc dùng các khoản thuế hoãn lại để tái cơ cấu Phát triển dòng nghiên cứu tiếp theo của Amir & ctg (1997) là nghiên cứu của Guenther & Sansing (2000, 2004); Dotan (2003), dự đoán việc định giá thuế thu nhập hoãn lại phụ thuộc vào thời điểm trình bày thông tin trên báo cáo tài chính Những khoản thuế hoãn lại liên quan đến doanh thu hoặc chi phí ghi nhận trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến thời gian thanh toán thuế trong tương lai Dòng nghiên cứu phát triển tiếp theo là của tác giả Laux (2013) đã thu thập dữ liệu thuế thu nhập hoãn lại cho các

Trang 31

công ty S&P 500 và phân loại sự chênh lệch tạm thời tùy thuộc vào doanh thu và chi phí tạo ra mục thuế hoãn lại hoặc sau khi có thu nhập chịu thuế Kết quả nghiên cứu với những bằng chứng ủng hộ dự đoán nghiên cứu của Guenther & Sansing (2000, 2004) và Dotan (2003) là các khoản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ chênh lệch tạm thời bao gồm thu nhập trước và thu nhập sau thuế không liên quan đến giá cổ phiếu hiện tại

Nghiên cứu của Skinner & ctg (2008) cung cấp bằng chứng về vai trò của thuế hoãn lại đối với sự khủng hoảng tài chính của các ngân hàng tại Nhật bản Các ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng khoản thuế hoãn lại như một phần chiến lược để củng cố vốn cố định của các ngân hàng Kasipillai, J & Mahenthiran (2013) xem xét các công

ty niêm yết tại Malaysia đã sử dụng thuế thu nhập hoãn lại để tránh sự suy giảm về thu nhập và nghiên cứu cũng sử dụng khoản thuế thu nhập hoãn lại để quản lý các khoản thu nhập

Nghiên cứu về mối liên quan giá cổ phiếu và thuế thu nhập hoãn lại và xem xét đến sự khác biệt giữa các quy định kế toán và quy định thuế dẫn đến phát sinh các khoản thuế hoãn lại như Jeter & Chaney (1988); Chaney & Jeter (1989); Givoly & Hayn (1992); Guenther & Sansing, (2000, 2004); Citron (2001); Lynn & ctg (2008); Wong & ctg (2011)

Nghiên cứu về phương pháp tiếp cận thuế hoãn lại có dòng nghiên cứu của Beaver & Dukes (1972); Chaney & Jeter (1994); Chang & ctg (2009) sử dụng cách tiếp cận báo cáo thu nhập để tính các khoản thuế hoãn lại Ở Úc IFRS (AIFRS) quy định sự thay đổi trong kế toán Úc đã giới thiệu AASB 112 - thuế thu nhập, quy định

về phương pháp tiếp cận thuế hoãn lại trên báo cáo tình hình tài chính (BCĐKT) Để thay thế cách tiếp cận báo cáo thu nhập của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp AASB1020 với sự thay đổi gần tương tự như tại Mỹ khi mà tiếp cận báo cáo thu nhập cho thuế hoãn lại đã được thay thế (APB11) bằng cách tiếp cận BCĐKT (SFAS 109) Tuy nhiên ở Úc môi trường kế toán cho phép đánh giá lại tài sản và điều này trái ngược với môi trường kế toán không đánh giá lại của Mỹ nơi có những bằng chứng

về sự liên quan đến gia tăng giá trị của thuế hoãn lại theo tiếp cận BCĐKT (Ayers,

Trang 32

1998)

Nghiên cứu về phương pháp nợ phải trả dựa trên đánh giá tài sản/nợ phải trả phát sinh liên quan đến thuế phân bổ nên được xem là phương pháp tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán (Hung & Subramanyam, 2007) Nghiên cứu trên cung cấp thông tin về thuế thu nhập hoãn lại là hữu ích trong việc dự đoán dòng tiền trong tương lai

và có liên quan đến giải thích giá cổ phiếu hiện tại

Nghiên cứu của Norman Wong (2006), kế toán thuế thu nhập hoãn lại ở New Zealand Nghiên cứu cho rằng cơ sở để tính thuế thu nhập hoãn lại được dựa theo phương pháp tiếp cận trên bảng cân đối kế toán (Báo cáo tài chính) và hoàn toàn trái ngược với phương pháp tiếp cận trên báo cáo thu nhập Tác giả cho rằng cách tiếp cận trên bảng cân đối kế toán là hoàn toàn phù hợp với định hướng và trách nhiệm xã hội và nó sẽ được ủng hộ bởi các chuẩn mực kế toán quốc tế Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đưa ra kết quả nghiên cứu của mình

Phát triển tiếp theo dòng nghiên cứu của các tác giả trước đây, tác giả Dean Hanlon & ctg (2014) đưa ra kết quả phản ảnh sự ưa thích của các nhà đầu tư đối với cách tiếp cận báo cáo tình hình tài chính (BCĐKT) với khoản kế toán thuế hoãn lại trong việc đánh giá lại tài sản Kết quả là sự gia tăng số thuế thu nhập hoãn lại khi áp dụng cách tiếp cận báo cáo tình hình tài chính (BCĐKT) có sự liên quan đến việc đánh giá lại tài sản như nhà máy và thiết bị

Nghiên cứu sự tác động của IAS 12

Nghiên cứu của Marcela ZÁROVÁ (2010), đã điều tra sự tác động của IAS 12 đối với các quy định về thuế hoãn lại và trình bày ảnh hưởng của IAS 12 khi thực hiện vào hệ thống quản lý kế toán thuế tại cộng hòa Séc Nghiên cứu này tác giả tập trung vào việc trình bày ảnh hưởng của IAS 12 và việc triển khai IAS 12 Phương pháp tác giả sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả Diane Kraal

& ctg (2012) nghiên cứu nội dung hội tụ hay không hội tụ kế toán quốc tế IAS 12, kết quả đưa ra được những lợi ích cuả quá trình hội tụ kế toán toàn cầu và đặc biệt sự tác động rất lớn của việc áp dụng IAS 12 Hùng & Subramanyam (2007) sử dụng một

số mẫu nghiên cứu các công ty Đức để điều tra tác động của việc áp dụng Chuẩn mực

Trang 33

kế toán quốc tế (IAS 12) trên tất cả các tài sản, nợ phải trả và thu nhập của các công

ty Kết quả chỉ ra rằng thuế thu nhập hoãn lại điều chỉnh thường xuyên nhất và 95% các doanh nghiệp báo cáo một sự thay đổi thuế thu nhập hoãn lại do ảnh hưởng của IAS 12 Ernst and Young (2004) cũng ước tính rằng tác động của IAS 12 sẽ làm tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả

Nghiên cứu của Prem W.S Yapa & ctg (2015) về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thuế TNDN (IAS 12) hội tụ hay hòa hợp với kế toán quốc gia ở các nước trong khu vực ASEAN trong phạm vi nghiên cứu Singapore và Malaysia Nghiên cứu này được thực hiện trong hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất phát hiện và phân tích những tác động chung của IFRS đối với Singapore và Malaysia, kết quả cho thấy được lợi ích khi áp dụng IFRS đem lại là gia tăng khoản đầu tư vốn của nước ngoài, giảm chi phí đầu tư và làm tăng niềm tin đối với BCTC cho các bên liên quan Tuy nhiên bên cạnh đó việc hội tụ hay hòa hợp cũng gặp phải những khó khăn về các thông tin liên quan đến giá trị hợp lý, công cụ tài chính, bất động sản và nông nghiệp Giai đoạn thứ hai đưa ra các nghiên cứu sâu hơn về chuẩn mực kế toán thuế thu nhập quốc tế (IAS 12) với việc tuân thủ thuế bởi lẽ thuế TNDN là một phần tất yếu quan trọng của báo cáo tài chính, nội dung tập trung vào mức độ thách thức của IAS 12 đem lại Nghiên cứu trên đã được nhóm tác giả sử dụng phương pháp luận để phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan dựa trên việc sử dụng lý thuyết về thể chế, lý thuyết về các bên liên quan để đạt được mục tiêu nghiên cứu

1.2.2 Nghiên cứu trong nước

Sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

Nghiên cứu của Mai Thị Hoàng Minh (2009) về Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập trong mối quan hệ với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập đã xác lập tính độc lập với chính sách và cơ chế tài chính doanh nghiệp, đó là sự thừa nhận có thể khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Tuy nhiên khi doanh nghiệp áp dụng VAS 17 vào lập và trình bày báo cáo tài chính cần hiểu chuẩn mực không thay thế cơ chế, chính sách tài chính và thuế Sự độc lập cơ bản giữa chính sách thuế là điều tất yếu và phổ biến ở mọi quốc gia Mối

Trang 34

quan hệ độc lập giữa kế toán và thuế chủ yếu do sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế

và lợi nhuận kế toán

Nghiên cứu của Chu Thị Bích Hạnh (2012), tác giả tập trung làm rõ ảnh hưởng của một số Chuẩn mực kế toán đến việc xác định và hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp Nghiên cứu cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp vừa chịu sự ảnh hưởng của một số Chuẩn mực kế toán như VAS 14 (Doanh thu và thu nhập khác), VAS 15 (Hợp đồng xây dựng), VAS 3 (Tài sản cố định), VAS 16 (Chi phí đi vay), VAS 29 (Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót), VAS 25 (BCTC hợp nhất và

kế toán khoản đầu tư vào công ty con) làm phát sinh chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, VAS 14 chịu chi phối của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên tác giả chưa phân tích các nguyên tắc, quy định, phương pháp hạch toán kế toán thuế TNDN theo CMKT 17 Sự ảnh hưởng này bắt nguồn từ việc ghi nhận doanh thu, chi phí khác nhau giữa quy định kế toán và quy định thuế Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp tiếp cận hệ thống) để đưa ra một số ảnh hưởng của các chuẩn mực đến việc xác định và hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Phương pháp tiếp cận thuế hoãn lại

Nghiên cứu của Phan Thị Anh Đào (2010) đã làm rõ một số quy định IAS 12 liên quan đến thuế thu nhập hoãn lại Bên cạnh đó nghiên cứu đã đưa ra phương pháp tiếp cận báo cáo tình hình tài chính (BCĐKT) để so sánh những khoản mục tài sản,

nợ phải trả với cơ sở tính thuế Kết quả đạt được là những khoản chênh lệch tạm thời

sẽ là cơ sở cho việc xác định thuế thu nhập hoãn lại Nghiên cứu đã tiếp cận một số nội dung IAS 12 nhằm sáng tỏ hơn một số quy định trong chuẩn mực VAS 17 Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số điểm cơ bản trong lý luận chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp

Nghiên cứu của Phan Thị Anh Đào (2011) về Chuẩn mực kế toán quốc tế thuế thu nhập doanh nghiệp và những cập nhật thời điểm hiện nay Tác giả đã giới thiệu

về hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực quốc tế về thuế thu nhập doanh nghiệp (IAS 12) đồng thời nghiên cứu chỉ ra một số nội dung cơ bản của IAS 12 đã được sửa đổi và cập nhật về phương pháp tiếp cận trong kế toán thuế thu nhập doanh

Trang 35

nghiệp, ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả, vấn

đề phân loại và chiết khấu Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã có sự so sánh IAS

12 phiên bản mới so với phiên bản gốc thông qua việc phân tích, so sánh và tổng hợp Nguyễn Mạnh Hiền (2015), đã nghiên cứu kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất thay đổi và bàn về các phương pháp tiếp cận trong kế toán thuế TNDN nhằm mục đích đưa ra gợi ý về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp

có sự thay đổi về thuế suất thuế TNDN Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày về phương pháp hoãn lại theo hướng tiếp cận Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phương pháp tài sản - nợ phải trả theo hướng tiếp cận dựa trên báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán)

Hầu hết những nghiên cứu trên chỉ tập trung vào việc nghiên cứu sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán hoặc nghiên cứu thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong việc áp dụng mà vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy các nghiên cứu đi sâu vào giải quyết vấn đề liên quan đến việc vận dụng IAS 12 vào thực tiễn

1.3 Các nghiên cứu về việc áp dụng Chuẩn mực kế toán

Các nghiên cứu trước đây thường đề cập đến việc vận dụng CMKT một cách chung (xét trên tổng thể toàn bộ hệ thống CMKT) mà chưa có nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu từng chuẩn mực cụ thể như VAS 17 Trong nghiên cứu này, nhằm tạo cơ sở cho phần nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành tìm hiểu các nghiên cứu trước có liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực để làm nền tảng cho bước nghiên cứu định tính nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17

Nghiên cứu của Hồ Xuân Thủy (2016) hướng đến việc nghiên cứu Chuẩn mực

kế toán hiện hành áp dụng cho SMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ), với kết quả nghiên cứu chuẩn mực kế toán có ý nghĩa quan trọng trong việc lập và trình bày thông tin trên BCTC Đối với những doanh nghiệp tính tuân thủ chuẩn mực kế toán cao điều này sẽ làm cho thông tin trên BCTC trở nên hữu ích hơn Khi VAS 17 được ra đời, các doanh nghiệp cũng đã thực hiện ghi nhận thuế hoãn lại trên BCTC nhưng do tính phức tạp của chuẩn mực cũng như không thấy cần thiết cho DN nên sau này một số

Trang 36

DN đã không còn áp dụng VAS 17 khi lập BCTC nữa Nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và đã cho ra kết quả nghiên cứu khía cạnh trên Nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2013) cho rằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán sẽ xử lý, giải quyết vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu với mức bình quân điểm 2.83, trong đó những kiểm toán viên đánh giá cao hơn những đối tượng khảo sát còn lại do bởi họ thường tiếp xúc nhiều loại hình doanh nghiệp nên dễ dàng thấy tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán trong việc lập

và cung cấp thông tin trên BCTC Bên cạnh mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán từ mức điểm 2.32 đến điểm 2.41 cho việc đánh giá và thông tin được trình bày 2.25, các doanh nghiệp đã tuân thủ mức độ áp dụng các chuẩn mực vào thực tiễn ở mức thấp Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong việc phân tích phương sai trong nghiên cứu

Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2011, 2013) hướng đến mục tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán tại Đà Nẵng Tác giả cũng đã nghiên cứu các thuộc tính liên quan đến lợi ích của vận dụng chuẩn mực kế toán như

DN có khả năng tiếp nhận các khoản tài trợ từ hệ thống ngân hàng, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh vì tính minh bạch của thông tin và tạo niềm tin trong cộng đồng kinh doanh, thể hiện trách nhiệm của DN đối với cơ quan quản lý Bên cạnh đó, phương pháp định tính đã được sử dụng trong nghiên cứu với kết quả là việc tuân thủ chuẩn mực kế toán ở DNVVN ở Việt Nam còn rất thấp được đo lường theo tỷ lệ các chuẩn mực kế toán được sử dụng dựa trên một số nghiên cứu của Cooke (1989b); Donna L.S & Stephanie M.B (2000) Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện tại số lượng chuẩn mực kế toán VN đã ban hành 26 chuẩn mực nhưng có 7 chuẩn mực không được hoàn toàn áp dụng cho DNVVN Nghiên cứu có những nhận định khá chuẩn xác cùng với những bằng chứng thuyết phục rõ ràng kèm theo Nghiên cứu cũng khảo sát chung cho tất cả các chuẩn mực thông qua mô hình hồi quy bội để phân tích Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2016) về mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán

có quan hệ thuận chiều với lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán Kết quả hệ thống pháp luật, kinh nghiệm, năng lực của kế toán và kiểm toán, trợ giúp của các tổ chức tư vấn

Trang 37

và đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán Theo

Bà Nguyễn Phi Lan, phó tổng giám đốc công ty Pricewaterhouse Cooper Việt Nam, chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp được áp dụng rất tùy tiện “Các chuẩn mực cho phép áp dụng theo nhiều cách nhưng điều quan trọng là họ không giải thích rõ việc áp dụng chuẩn mực nào….” (Thanh Đoàn, 2009, Trích Nguyễn Công Phương 2013) Bên cạnh đó Ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam, việc áp dụng chuẩn mực kế toán còn lúng túng, chưa được quan tâm đúng mức

Điều này là do “Việt Nam đã quá quen với thực hiện và tuân thủ các Chế độ kế toán

và chủ yếu lại là các văn bản hướng dẫn chế độ hoặc cụ thể hóa chính sách, chế độ vào từng lĩnh vực, từng nghành nghề cụ thể” (Thanh Đoàn, 2009, Trích Nguyễn Công

Phương 2013)

Phạm Hoài Hương (2010), nghiên cứu mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế Tác giả nghiên cứu về mức độ hài hòa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) của 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu vì nó có mức độ ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính, mức độ hài hòa bình quân, mức độ hài hòa về mặt đo lường, mức độ hài hòa về mặt khai báo thông tin, mức độ hài hòa của các chuẩn mực liên quan đến doanh thu và chi phí Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đo lường mức độ hài hòa giữa các chuẩn mực

kế toán Việt Nam mà không đi sâu vào chi tiết cụ thể chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình áp dụng VAS 17 hiện nay ở các doanh nghiệp như thế nào Nghiên cứu của Chúc Anh Tú (2010) tập trung giải quyết những vấn đề áp dụng VAS 17 vào hạch toán kế toán khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Trong nghiên cứu tác giả tập trung chủ yếu vào việc giải quyết những vấn đề liên quan đến

tờ khai quyết toán thuế TNDN và phương pháp xác định, hạch toán chi phí thuế TNDN

Nghiên cứu của Vũ Thị Phương Thảo (2011); Nguyễn Xuân Thắng (2008) đã trình bày lý luận về VAS 17, so sánh sự khác nhau giữa VAS 17 và IAS 12 nhằm rút

ra bài học kinh nghiệm đồng thời đưa ra một số khó khăn khi áp dụng VAS 17 để đưa

ra giải pháp áp dụng VAS 17 thuận lợi hơn Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã phân

Trang 38

tích một số nội dung liên quan đến việc thực thi kế toán thuế TNDN nhằm tìm ra những khó khăn khi Việt Nam áp dụng chuẩn mực Nghiên cứu cũng tập trung vào khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế khi áp dụng còn gặp nhiều rào cản và tác giả

đã đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại Việt Nam Tuy nhiên nghiên cứu chưa nhận định được những nhân tố nào gây khó khăn cản trở trong việc áp dụng VAS 17

Nghiên cứu của Vũ Thị Vân Anh (2010) về những bất cập trong việc áp dụng VAS 17, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân gây khó khăn cho doanh nghiệp khi

áp dụng VAS

17 Nguyên nhân thứ nhất là hiện nay có hai cách tiếp cận xác định thuế TNDN trên BCĐKT và BCKQHĐ kinh doanh vì thế qua việc tìm hiểu thực tế theo ý kiến của tác giả việc xác định thuế TNDN trên cơ sở tiếp cận BCĐKT đó là giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả và cơ sở tính thuế của nó Thứ hai việc hiểu và áp dụng VAS 17 vào thực tế còn rất lúng túng từ khoản chênh lệch tạm thời và các khoản lỗ tính thuế chưa

sử dụng hay ưu đãi thuế chưa sử dụng Kết quả việc áp dụng VAS 17 chưa đi vào thực tế là do một số điểm không đồng nhất giữa Luật kế toán và Luật thuế TNDN Nghiên cứu của Chúc Anh Tú (2006) về nguyên tắc khi áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp một số nội dung liên quan đến chuẩn mực và thông tư hiện hành về những khái niệm cơ bản, phương pháp hạch toán, phương pháp xác định và kỹ thuật trình bày thông tin trên BCTC

Nghiên cứu của Thái Bá Công & cộng sự (2011) về việc áp dụng IAS 12 và VAS 17 vào kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Đề tài tổng hợp các nội dung liên quan đến pháp luật thuế TNDN, chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán để đánh giá một số vấn đề về thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế TNDN trên cơ sở nghiên cứu các chính sách thuế, chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp quốc tế mục đích nhằm gợi ý một số chính sách để hoàn thiện Tuy nhiên nghiên cứu

đi sâu vào hệ thống hóa văn bản pháp lý liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp

và VAS 17 về mặt chứng từ sử dụng, phương pháp hạch toán Nghiên cứu sử dụng

Trang 39

phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiện trạng tổ chức công tác kế toán thuế TNDN

Nghiên cứu của Vũ Thị Hòa (2016) về thực trạng áp dụng VAS 17 Kết quả nghiên cứu cho rằng hiện nay kế toán vẫn còn sự nhầm lẫn về cách phân biệt lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, điều này dẫn đến việc trình bày thuế TNDN trong kỳ chưa chính xác và theo dõi không đầy đủ các khoản mục về thuế trên báo cáo tài chính Phương pháp nghiên cứu sử dụng là tổng hợp và phân tích

Các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở phạm vi tìm hiểu việc áp dụng VAS 17 vào thực tiễn gặp những khó khăn và trở ngại nhất định theo phương pháp định tính mà chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu việc áp dụng VAS 17 được thực hiện như thế nào trong việc ghi nhận, xử lý và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính thực tế ở các doanh nghiệp

1.4 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán

1.4.1 Nhân tố tuân thủ chuẩn mực kế toán

1.4.1.1 Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ chuẩn mực kế toán

Nghiên cứu của Khaled Samaha & Hichem Khlif, 2016 đã đưa ra cơ sở các lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến việc áp dụng, tuân thủ IFRS ở các nước đang phát triển như động cơ áp dụng IFRS, đặc điểm công ty có ảnh hưởng đến việc tuân thủ IFRS hay không và việc ban hành các quy định pháp luật để thực thi cho việc tuân thủ IFRS có hiệu quả không Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 2 lý thuyết chính liên quan đến việc tuân thủ là lý thuyết kinh tế về mạng lưới (Katz & Shapiro, 1985) và đẳng số (DiMaggio & Powell, 1991) Đồng thời nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm ở các nước đang phát triển là đặc điểm công ty và có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ quy định IFRS luôn ở ở mức trung lập

Việc thực thi các tiêu chuẩn kế toán ở các nước đang phát triển đang là một trong những vấn đề lớn (Lin & Liyan, 2001), nghiên cứu cho rằng cơ chế giám sát việc thực thi các yêu cầu của IFRS ảnh hưởng lớn đến tuân thủ IFRS Theo nghiên cứu của Scott & ctg (1976) cho rằng chất lượng báo cáo tài chính kém có thể cản trở

Trang 40

khả năng nhận được các khoản đầu tư, đặc biệt là ở các thị trường cổ phiếu mới hình thành Nghiên cứu cũng cho rằng vấn đề kế toán ở các nước đang phát triển thiếu kế toán đủ tiêu chuẩn ở các cấp, thông tin kế toán cung cấp chưa đạt chất lượng, số liệu

kế toán cung cấp không sử dụng được cho mục đích quản lý nội bộ, pháp luật kế toán liên quan đến các tiêu chuẩn và thủ tục kế toán kiểm toán còn chưa đủ mạnh đồng thời thiếu hiệp hội kế toán quốc gia phát triển mạnh Đó là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc tuân thủ IFRS

Mặc dù những năm gần đây các nước đang phát triển đã áp dụng IFRS và đã nhận thức được hệ thống kế toán và báo cáo kế toán phải đạt hiệu quả và phản ảnh được bối cảnh hoạt động (Dahawy & Samaha, 2010) Tuy nhiên động cơ cho việc áp dụng IFRS cho thấy các bằng chứng thực nghiệm ở các nước đang phát triển còn hạn chế, đặc điểm công ty và mức độ tuân thủ IFRS là có liên quan đến nhau Bên cạnh

đó việc tuân thủ IFRS và tác động của nó có ảnh hưởng lớn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi phí vốn cổ phần và quản lý thu nhập

Nghiên cứu của (Karim & Ahmed, 2005; Al-Shammari & ctg, 2008; Samaha & Stapleton, 2009; Al-Akra & ctg, 2010; Bova & Pereira, 2012) giải thích việc tuân thủ IFRS tại các nước đang phát triển Việc tuân thủ IFRS được đo lường thông qua việc công bố thông tin báo cáo gồm một số yêu cầu công bố thông tin do IFRS áp dụng Riêng nghiên cứu của (Karim & Ahmed, 2005) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ IFRS cho 188 công ty vào năm 2002 Kết quả cho thấy mức độ tuân thủ IFRS gắn liền với loại hình DN kiểm toán, quy mô doanh nghiệp đồng thời lợi nhuận kế toán không liên quan nhiều đến việc tuân thủ IFRS

Al-Shammari & ctg, 2008 đã tiến hành nghiên cứu xuyên quốc gia để kiểm tra các yếu tố quyết định đến việc tuân tuân thủ IFRS ở Bahrain, Kuwait, Oman, Ảrập Xêút, Qatar và UAE Nhóm tác giả đã sử dụng mẫu 137 công ty từ năm 1996 đến

2002 Kết quả nghiên cứu nhân tố quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến việc tuân thủ IFRS, trong khi sự phân tán quyền sở hữu không liên quan tới việc tuân thủ IFRS

Nghiên cứu của Samaha & Stapleton (2009) đã thực hiện ở 281 công ty niêm

Ngày đăng: 04/02/2019, 23:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bùi Thị Mỹ Ngân, 2012. Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán tại Việt Nam trong các công ty niêm yế tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại Học Kinh tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán tại Việt Nam trong các công ty niêm yế tại Việt Nam
4. Chu Thị Bích Hạnh, 2012. Ảnh hưởng của một số Chuẩn mực kế toán đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạp chí kế toán, số 10/2012, trang 11-13 5. Chúc Anh Tú & Nguyễn Tiến Hưng, 2010. Vận dụng VAS 17 vào hạch toán kếtoán khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạp chi kế toán, số tháng 8/2010, trang 37-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí kế toán, "số 10/2012, trang 11-13 5. Chúc Anh Tú & Nguyễn Tiến Hưng, 2010. Vận dụng VAS 17 vào hạch toán kế toán khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. "Tạp chi kế toán
6. Chúc Anh Tú, 2006. Nguyên tắc áp dụng chuẩn mực kế toán số17 thuế thu nhập doanh nghiệp.Thuế nhà nước, số 31(10) kỳ 3 tháng 8/2006, trang 5-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế nhà nước
7. Chúc Anh Tú, 2010. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạp chí kế toán, số 10, trang 29 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí kế toán, số 10
10. Hồ Xuân Thủy, 2016. Sự thích hợp của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thích hợp của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
13. Mai Thị Hoàng Minh, 2009. Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong mối quan hệ với chính sách thuế.Tạp chí kế toán, trang 31 -33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí kế toán
14. Nguyễn Công phương, 2013. Về mô hình chuẩn mực - Chế độ kế toán của Việt Nam. Tạp chíkinh tế và phát triển, 194 (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chíkinh tế và phát triển
16. Nguyễn Công Phương, 2012. Mô hình chuẩn mực chế độ kế toán và sự lựa chọn cho tương lai. Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng, trang 24- 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo
21. Nguyễn Thị Phương Hồng & Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tạp chí thị trường tài chính - tiền tệ, số 13.7.2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí thị trường tài chính - tiền tệ
31. Thanh Đoàn, 2008. Tuân thủ chuẩn mực: Tùy tâm doanh nghiệp. http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/tuan-thu-chuan-muc-ke-toan-tuy-tam- doanh-nghiep-70927.html Link
32. Bollen, 1989. Structural Equations with Latent Variables. https://www.wiley.com/en- us/Structural+Equations+with+Latent+Variables-p-9780471011712 Link
48. Chu, T., 2004. Accounting changes in a transition economy: the case of Vietnam. University of Wollongong. PhD Thesis [pdf] Available at:http://ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article=2903&context=theses [Accessed 20 July 2013] Link
58. Creswell, J. W., 2014. Research Design: Qualitative, Quantitative and Mixed Methods Approaches (4th ed.). Thousand Oaks, CA: Sage.http://www.scirp.org/(S(i43dyn45teexjx455qlt3d2q))/reference/ReferencesPapers.as px?ReferenceID=1964849 Link
66. Deloitte, 2013. Use of IFRS by jurisdiction [online] Available at: http://www.iasplus.com/en/resources/topics/use-of-ifrs/#totals [Accessed 20 July 2013] Link
89. Gray, S., 1988. Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally. Abacus, March. [on line]Available at:http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1467-6281.1988.tb00200.x/abstract [Accessed Oct 2, 2011] Link
93. Hair & ctg, 1998. Multivariate data analysis. https://trove.nla.gov.au/work/24740679?q&sort=holdings+desc&_=1516631938370 &versionId=239280065 Link
103. Hoelter, 1983. The Analysis of Covariance Structures: Goodness-of-Fit Indices.https://www.researchgate.net/publication/249693542_The_Analysis_of_Covariance _Structures_Goodness-of-Fit_Indices Link
136. Kumar, 2005. Research Methodology: a Step-By-Step Guide For Beginners. https://www.researchgate.net/publication/236144317_Research_Methodology_a_St ep-By-Step_Guide_For_Beginners Link
141. Laux, RC, 2011. Deferred Tax Assets The Association Between and Liabilities and Future Tax Payments. http://ssrn.com/abstract=185633 Link
183. Samara, Aggeliki D., 2013. The implementation of IAS 12 : income taxes in Greece: evidence on compliance value relevance and discretionary use of deferred taxation. Thesis (Ph.D.) University of Surrey.http://ethos.bl.uk/OrderDetails.do?uin=uk.bl.ethos.599915 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w