1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng

69 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam đã từng bước được củng cố và tăng cường nhằm tạo lập một khung pháp lý cơ bản phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, pháp luật ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng nói riêng được coi là những lĩnh vực khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và các lĩnh vực được nói riêng, Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đặt ra, đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng giúp phần hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phần đầu giới thiệu các khái niệm cơ bản, quy định của pháp luật hiện hành về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kinh doanh khí hóa lỏng để có một cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu, đồng thời tiến hành đánh giá khái quát về các quy định điều chỉnh lĩnh vực chuyên môn. Phần còn lại của đề tài tiếp tục đi sâu phân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng gắn với việc tìm hiểu thực trạng thực thi pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng để tìm ra các hạn chế của pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp, sau đó tổng kết lại quá trình nghiên cứu đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kinh doanh khí hóa lỏng. Cuối cùng là một số kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu và hướng phát triển cho đề tài. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Kinh tế Luật, Trường Đại học Thương Mại, và sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Phương tôi đã thực hiện đề tài “Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng”. Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Thương Mại. Xin gửi tới Sở Công Thương và Phòng Thanh tra Sở tỉnh Lang Sơn lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu thực tiễn cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Phương đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế quá trình thực thi pháp luật cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo,nhà trường, các nhà khoa học và quý bạn đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam đã từng bướcđược củng cố và tăng cường nhằm tạo lập một khung pháp lý cơ bản phục vụ cho sựphát triển bền vững của đất nước Trong đó, pháp luật ngành nghề kinh doanh có điềukiện nói chung và về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng nói riêng được coi là nhữnglĩnh vực khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan đến pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và cáclĩnh vực được nói riêng, Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đềbức xúc mà thực tiễn đặt ra, đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh khí hóa lỏng giúp phần hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện

Phần đầu giới thiệu các khái niệm cơ bản, quy định của pháp luật hiện hành vềngành nghề kinh doanh có điều kiện và kinh doanh khí hóa lỏng để có một cái nhìntổng quát về vấn đề nghiên cứu, đồng thời tiến hành đánh giá khái quát về các quyđịnh điều chỉnh lĩnh vực chuyên môn

Phần còn lại của đề tài tiếp tục đi sâu phân tích các quy định của pháp luật điềuchỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng gắn với việc tìm hiểu thực trạng thực thipháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng để tìm ra các hạn chế củapháp luật cũng như việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp, sau đó tổng kết lại quátrình nghiên cứu đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệuquả của việc thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kinh doanhkhí hóa lỏng

Cuối cùng là một số kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu và hướng phát triểncho đề tài

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại, và sự

đồng ý của Cô giáo hướng dẫn TS Trần Thị Thu Phương tôi đã thực hiện đề tài “Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng”.

Để hoàn thành khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tậntình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ởTrường Đại học Thương Mại

Xin gửi tới Sở Công Thương và Phòng Thanh tra Sở tỉnh Lang Sơn lời cảm tạsâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu thực tiễn cũng nhưnhững tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn TS Trần Thị Thu Phương đã tận tình,chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do buổi đầumới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế quá trình thực thipháp luật cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong được sự góp ýcủa quý Thầy, Cô giáo,nhà trường, các nhà khoa học và quý bạn đọc để khóa luậnđược hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các đơn vị và cánhân đã giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

5 Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Kết cấu của luận văn 6

Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG 7

1.1 Khái quát chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 7

1.1.1 Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện 7

1.1.2 Các điều kiện 8

1.1.2.1 Giấy phép kinh doanh 8

1.1.2.2 Chứng chỉ hành nghề 11

1.1.2.3 Yêu cầu về vốn pháp định 12

1.1.2.4 Các yêu cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 13

1.2 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng 14

1.2.1 Khái niệm: 14

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh doanh LPG 15

1.2.3 Các điều kiện và căn cứ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh khí đốt hóa lỏng (LPG) 15

Trang 4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÍ HÓA

LỎNG 20

2.1 Tổng quan tình hình thực thi pháp luật về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 20

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh 20

2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 22

2.1.3 Các vấn đề đặt ra 23

2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng 24

2.2.1 Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng 24

2.2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng 27

2.3 Thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng 30

2.3.1 Hệ thống cung ứng, số lượng cơ sở tham gia kinh doanh: 30

2.3.2 Thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng 31

2.4 Kết luận và phát hiện qua phân tích 35

2.4.1 Những tồn tại của các quy định pháp luật về kinh doanh khí hóa lỏng 35

2.4.2 Những tồn tại cơ bản của các cơ sở kinh doanh: 35

2.4.3 Nguyên nhân 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG 38

3.1 Quan điểm và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước 38

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 39

3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh doanh LPG 39

3.3.1 Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh LPG 39

Trang 5

3.3.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG 40 3.3.3 Các giải pháp khắc phục thực trạng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng 42 3.4 Các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu 43 KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam của chúng ta đang trên con đường đổi mới nền kinh tế, phát triển vàhội nhập Nền kinh tế thị trường đang vận động theo những qui luật vốn có của nó Sự

đa dạng của nền kinh tế tạo điều kiện cạnh tranh, thúc đẩy ngày một phát triển

Tuy nhiên chính sự đa dạng đó cũng tạo nên khó khăn, bất cập trong quản lý Muốn phát triển nền kinh tế thị trường ổn định, thuận lợi trong các thủ tục hành chínhphải tổ chức điều chỉnh các quan hệ kinh tế bằng pháp luật, tiếp tục hoàn thiện môitrường pháp lý kinh doanh, tạo ra sự thông thoáng trong các thủ tục hành chính, bảođảm quyền tự do kinh doanh, tránh sự rườm rà, phức tạp, tốn kém trong đăng ký kinhdoanh, mở rộng qui mô đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh Pháp luật, dù hoàn thiệnnhư thế nào đi nữa mà không được thực hiện có hiệu quả thì không thể đem lại những

gì tốt đẹp mà chủ thể ban hành mong muốn, không đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí

là ngược lại Thực hiện pháp luật là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, Vì vậy, bên cạnhviệc hoàn thiện pháp luật, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện pháp luậttrong đó có thực hiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc thực hiện pháp luật về ngành nhề kinhdoanh có điều kiện đã có những bước phát triển đáng kể xong chưa được triệt để và cómột phần nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết từ phía chủ thể thi hành pháp luật Yêucầu đặt ra là việc phổ biến các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đếncác chủ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn, nâng cao hiểu biết của chủ thể kinh doanh từ

đó nâng cao hiệu quả pháp luật quy định đối với lĩnh vực chuyên môn, tạo sự phối hợpđồng đều từ phía cơ quan chức năng đối với chủ thể thi hành.Trong danh mục cáchàng hóa thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khí dầu mỏ hóa lỏng là loạihàng hóa đặc biệt, với những tiêu chuẩn về kỹ thuật khắt khe và có nhiều vấn đề phátsinh trong quá trình thực thi pháp luật, việc tiến hành nghiên cứu và đưa ra các giảipháp khắc phục là thực sự cần thiết Để được kinh doanh mặt hàng này theo qui định,thương nhân phải đạt các điều kiện: về chủ thể kinh doanh; về cơ sở vật chất kỹ thuật

và trang thiết bị; về trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên; về sức khoẻ; về bảo

vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là mặt hàng thiết yếu có vai trò quan trọng trong việcbảo đảm an ninh năng lượng Đây là hàng hoá thuộc diện kinh doanh có điều kiện, ảnhhưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nên hoạt động kinh doanh và sửdụng LPG phải được đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm

Về mặt thể chế, thị trường LPG thiếu một hành lang pháp lý thống nhất, minh bạch,các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động kinh doanh LPG ở Việt Nam trong thời

Trang 9

gian qua thường thiếu và không kịp thời, làm cho công tác kiểm tra, xử phạt đối vớinhững vụ vi phạm trong kinh doanh LPG của các cơ quan chức năng của nhà nước rấtkhó xử lý, mặt khác các gian lận thương mại trên thị trường LPG ngày càng gia tăng

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Pháp luật và thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một vấn

đề khá mới mẻ vẫn còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm để hoàn chỉnh dần Kinhnghiệm lập pháp cũng như thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nênđang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Cho đến nay, đã có những côngtrình nghiên cứu đề cấp đến vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật có liên quan đếnngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như:

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, Báo Lao Động điện tử (http://laodong.com.vn), số 50/2014 của Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Theo T.S Nguyễn Đình Cung việc sửa đổi Luật doanh nghiệp hướng tới giảm

điều kiện, thủ tục đối với doanh nghiệp khi gia nhập thị trường Theo đó, hồ sơ và nộidung được giảm và đơn giản hóa hơn trước đây, bởi lẽ việc đăng ký ngành nghề kinhdoanh đem lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Rủi ro thứ nhất là doanh nghiệp kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ không có trong giấy ĐKKD sẽ là vi phạm và xử lý hànhchính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù doanh nghiệp được phépkinh doanh những gì pháp luật không cấm.Rủi ro tiếp thuộc về phía đối tác, nếu hợpđồng hợp tác được ký mà doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh thì rất dễ bị tuyên

vô hiệu khi xảy ra tranh chấp

Ngoài ra, trong thực tế triển khai nhiều ngành nghề kinh doanh không có trongdanh mục của cơ quan quản lý nhà nước dẫn tới việc doanh nghiệp phải xin ý kiến bộngành liên quan mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để có thể đăng ký Thậm chí có doanhnghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh không đúng với thực tế hoạt động

Việc sửa đổi Luật doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa, thông thoáng hơncũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi Một số đánh giá lo ngại sự thông thoáng trongĐKKD tạo thuận lợi cho một số đối tượng lợi dụng, thành lập doanh nghiệp nhằm mụcđích lừa đảo, trốn thuế, mua bán khống hóa đơn

Cuộc đối đầu giữa " Luật không cấm" và " Luật cho phép" của Luật sư Lê Minh Toàn

Trong bài viết của mình luật sư Lê Minh Toàn có đề cập đến câu chuyện về

“Luật không cấm” và “Luật cho phép” , tác giả đi sâu về việc tìm hiểu các câu hỏi vềnhững vấn đề còn gặp bất cập và đưa ra câu trả lời phù hợp để giải quyết vấn đề, theo

Trang 10

Thực tiễn thành lập và ĐKKD đã xảy ra sự “đối đầu” của hai nguyên tắc là: “Có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm” một trong những nguyên tắc cơ bản của

nhà nước pháp quyền mà theo đó, mọi công dân và doanh nghiệp có thể làm tất cảnhững gì một khi điều đó không bị pháp luật cấm Như vậy, pháp luật chỉ quy địnhnhững điều cấm mà không quy định danh mục những hành vi cho phép Nguyên tắcnày giúp phát huy mọi sáng tạo của các chủ thể phục vụ lợi ích của xã hội, của Nhànước và của công dân Tuy nhiên, đối với các cơ quan nhà nước, các cán bộ - công

chức (CBCC) lại phải áp dụng nguyên tắc “Chỉ được làm những gì mà luật cho phép”,

nhằm tránh những hành vi tuỳ tiện, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của côngdân

Chẳng hạn, sau khi Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, có nhà đầu tư muốnthành lập doanh nghiệp để kinh doanh ngành nghề “vận tải đa phương thức”, nhưng dopháp luật chưa quy định vấn đề này nên Phòng ĐKKD từ chối cấp giấy phép (dokhông có theo danh mục ngành nghề kinh doanh nên không biết thuộc trường hợp cấmhay bị hạn chế kinh doanh với điều kiện kèm theo)

Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam của Tiến sỹ Lý Ngọc Minh.

Luận án đã khảo sát thực trạng sử dụng LPG ở Việt Nam (với giới hạn khu vựcnghiên cứu là Tp.Hồ Chí Minh), nêu và phân tích đặc điểm, đề xuất một số kịch bản sự

cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam; đề xuất quy trình đánh giá sự cố môi trường trong

sử dụng LPG ở Việt Nam trên cơ sở xây dựng, hoàn thiện các cơ sở lý thuyết phù hợpvới đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam

Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận vấn đề liên quan đếnviệc thực hiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở những phạm vi vàmức độ khác nhau, cho đến nay chưa một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu mộtcách có hệ thống, đồng bộ, gắn với việc khảo sát thực tiễn

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Trước tình hình còn nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu pháp luật của chủ thể thựcthi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những tồn tại còn gặp phải củacác chủ thể kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tôi quyết định lựa chọn đề tài:

“Quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để kiến

nghị và hoàn thiện giúp cho các quy định của pháp luật phù hợp hơn với thực tiễn hoạtđộng kinh doanh của các chủ thể

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến là các quy định của pháp luật vềngành nghề kinh doanh có điều kiện, về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vàthực trạng việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng(LPG), từ đó đề xuất vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, đưa ra các giải pháp, kiến nghị đốivới các chủ thể thực thi pháp luật

Về nội dung: Nghiên cứu nội dung các quy định pháp luật về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện, về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng, từ đó phân tích các quyđịnh của pháp luật về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng gắn với việc khảo sát thựctiễn việc thực thi pháp luật của các chủ thể trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đưa ra các kiếnnghị và giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các quy định pháp luật

5 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan đến pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và cáclĩnh vực được nói riêng, Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đềbức xúc mà thực tiễn đặt ra, đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh khí hóa lỏng giúp phần hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:

-Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện và đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực khí hóa lỏng (LPG) thuộc danh mục hàng hóakinh doanh có điều kiện

- Nghiên cứu được thực trạng thực thi pháp luật của một hoặc nhiều lĩnh vực cụthể thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiến hành phân tích, đánh giákhách quan, khoa học về thực hiện pháp luật đối với các chủ thể thuộc ngành nghềkinh doanh có điều kiện, từ đó tìm ra các khó khăn, vướng mắc cần khắc phục

- Nêu được những quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về ngành nghề

Trang 12

khí hóa lỏng (LPG); qua đó đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm thựcthi một cách có hiệu quả pháp luật điều chỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

- Đề xuất được những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện và hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng (LPG)

6 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng và phápluật của Nhà nước về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, áp dụng các phương phápluận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, gắn lý luận với thực tiễn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam.Ngoài ra còn áp dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổnghợp, nghiên cứu thực tiễn(thu thập số liệu)… để giải quyết những vấn đề mà đề tàinghiên cứu

- Thu thập các tài liệu, số liệu về hoạt động kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnhLạng Sơn trong thời gian qua (từ năm 2005 đến nay)

- Tổng hợp, thống kê và phân tích kết quả số liệu để đánh giá thực trạng tình hìnhkinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh

- Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Dựa trên nền tảng các số liệu và tài liệu thực tiễn thu thập được, tiến hành tổnghợp các kết quả đánh giá từ các nguồn tài liệu, tổng hợp thực trạng thực thi pháp luậtcủa các doanh nghiệp, qua đó phân tích rút kinh nghiệm, nêu xu hướng hoàn thiệnpháp luật

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thànhnhững bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, pháthiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểuđược đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từnhững yếu tố bộ phận ấy

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đượcnhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậymuốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia

nó theo cấp bậc

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thôngqua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:

+ Xác định tiêu thức để phân chia

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu

Trang 13

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp Tổng hợp là quá trình ngược với quátrình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái kháiquát

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ,đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiêncứu

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sungcho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luậtcủa bản thân sự vật Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phânloại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rấtquan trọng Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kếtcác kết quả cụ thể( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quátnắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm bachương với kết cấu như sau:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh ngành nghề kinh doanh

có điều kiện và hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng

Chương 2: Phân tích thực trạng thực thi pháp luật và thực tiễn việc thực hiện tại

các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng

Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về

ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng

Trang 14

Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNHNGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH KHÍ HÓA LỎNG 1.1 Khái quát chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

1.1.1 Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà pháp luật về đầu tư vàpháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinhdoanh các ngành nghề đó khi có đủ điều kiện

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 (quy định chitiết Luật Thương Mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh vàkinh doanh có điều kiện) quy định về Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinhdoanh có điều kiện như sau:

a) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;b) Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;c) Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quytrình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ

sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa,dịch vụ kinh doanh có điều kiện;

d) Cán bộ quản lý, cán bộ ký thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa,nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ,chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;

đ) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanhtrong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh

Như vậy khi đăng ký kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định điều kiệnkinh doanh thì các thương nhân phải có đầy đủ các điều kiện đã được quy định trênđây

Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006

Như chúng ta đều biết, mọi thương nhân đều có quyền đăng ký hoạt động kinhdoanh ngành, nghề mà mình lựa chọn nhưng phải là các ngành, nghề mà pháp luậtkhông cấm (khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp, khoản 1 Điều 6 Luật HTX) Tuy nhiêntại Điều 2 Luật doanh nghiệp có quy định: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu

tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinhdoanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định” Như vậy, chỉ có HTX làđược phép lựa chọn ngành, nghề để tiến hành hoạt động kinh doanh, miễn là ngành,

Trang 15

nghề đó không bị pháp luật cấm Còn các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các

tổ chức, cá nhân khác muốn hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thìphải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định

“Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiệnkhi kinh doanh ngành, nghề cụ thể” (Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp)

“Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:

a) Giấy phép kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

c) Chứng chỉ hành nghề;

d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

đ) Xác nhận vốn pháp định;

e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới đượcquyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳhình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” (Khoản 2 Điều 8 Nghị định102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp).Các quy định này giúp thực hiện các yêu cầu quản lý nhà nước: quản lý hoạtđộng kinh tế một cách tốt hơn và hiệu quả hơn, nhà nước đã phân chia ra các nhómngành nghề kinh doanh, tạo lập nên một khung pháp lý để các chủ thể kinh doanh cóquyền tự do kinh doanh trong đó Hơn nữa thông qua pháp luật về ngành nghề kinhdoanh nhà nước điều tiết được hoạt động sản xuất giữ được sự phát triển ổn định vàbền vững cho nền kinh tế bằng cách nhà nước đề ra các chính sách có thể tạo điều kiện

ưư đãi để ngành nghề đó phát triển hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nghề đó

1.1.2 Các điều kiện

Đối với một số ngành nghề Nhà nước cần hạn chế hoặc đặc biệt hạn chế kinhdoanh do có liên quan đến vấn đề môi trường, vấn đề trật tự an toàn xã hội hoặc phảituân theo những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ pháp luật không cấm kinh doanh nhưngkiểm soát chủ thể kinh doanh bằng việc buộc họ phải đáp ứng đủ các điều kiện kinhdoanh cần thiết Quá trình này được thực hiện thông qua thủ tục xin cấp giấy phépkinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục cam kết thực hiệnđầy đủ các điều kiện kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

1.1.2.1 Giấy phép kinh doanh

a.Khái niệm: Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinhdoanh nhất định

Trang 16

+ Giấy phép kinh doanh tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau như: giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận, giấy phê duyệt,quyết định phê duyệt, thông báo chấp nhận về bản chất, tất cả những loại giấy tờ trênđều được coi là giấy phép kinh doanh vì ngoài thủ tục chung là đăng ký kinh doanh,doanh nghiệp sẽ không được tiến hành những hoạt động kinh doanh nếu không cónhững loại giấy phép này.

+ Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định: Doanh nghiệp có quyền hoạtđộng kinh doanh kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh Đối với nhữngngành nghề kinh doanh điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngànhnghề đó kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.+ Giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàkhông phải là loại giấy phép phải có trong tất cả các trường hợp Bởi vì giấy phép kinhdoanh (hay còn gọi là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) là văn bản cho phépthực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được cơquan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điềukiện kinh doanh cần thiết

b Đặc điểm giấy phép kinh doanh

+ Phạm vi áp dụng: Giấy phép kinh doanh không được áp dụng phổ biến đối vớitất cả ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

+ Đối tượng áp dụng: giấy phép kinh doanh được cấp cho các chủ thể kinhdoanh, bao gồm cả các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có thể có đăng

ký kinh doanh Trường hợp chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp (công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh…), đối tượng được cấp giấy phép kinhdoanh là doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã đầu tư để thành lậpdoanh nghiệp đó

+ Ý nghĩa pháp lý của giấy phép kinh doanh thể hiện sự xác nhận của Nhà nước

về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định

+ Thời điểm cấp: giấy phép kinh doanh được cấp khi chủ thể kinh doanh đã đượcthành lập hợp pháp… tức là tổ chức cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh có điều kiện

+ Thẩm quyền cấp: mục đích của các quy định về giấy phép kinh doanh là nhằmbảo đảm quản lý Nhà nước phù hợp với từng ngành lĩnh vực Chính vì vậy giấy phépkinh doanh không do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơ quan quản lý Nhànước trong từng ngành, lĩnh vực cấp

c Các loại giấy phép kinh doanh, thẩm quyền cấp và thủ tục cấp

Trang 17

* Giấy phép kinh doanh luôn gắn với ngành nghề kinh doanh, do các bộ ngànhcấp sau khi đã thẩm định kiểm tra các điều kiện kinh doanh mà người kinh doanh bắtbuộc phải đáp ứng Xuất phát từ đặc điểm này, có thể xác định giấy phép kinh doanhđược cấp theo từng ngành, lĩnh vực.

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành thương mại, ví dụ: Giấy phép kinh doanhthuốc lá, giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăngdầu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng, giấy chứng nhận kinhdoanh cửa hàng miễn thuế…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành văn hóa thông tin, ví dụ giấy phép thựchiện quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke vũ trường, giấy phép hoạt động ngành

in, giấy phép cung cấp thông tin lên mạng internet…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành tài chính, ngân hàng ví dụ giấy phép thànhlập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấyphép hoạt động kinh doanh chứng khoán; giấy phép thành lập và hoạt động của công

ty tài chính cổ phần, giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính,giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế, giấy phép sản xuất vàng miếng, giấyphép hoạt động ngoại hồi…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công nghiệp ví dụ như giấy phép khảo sát,khai thác, chế biến khoáng sản; giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, quyếtđịnh cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…

+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công an: giấy xác nhận đủ điều kiện về anninh trật tự Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ

+ Và nhiều giấy phép kinh doanh thuộc các ngành kinh tế khác

* Thẩm quyền cấp:

Xuất phát từ phân ngành để quản lý và căn cứ vào tính phức tạp của hoạt độngkinh doanh, giấy phép kinh doanh có thể do cơ quan cấp bộ, cấp sở, cấp huyện hoặcmột số cơ quan khác… cấp cho người kinh doanh Một số quy định cụ thể như:

+ Bộ công an (cục quản lý hành chính về trật tự xã hội) có thẩm quyền cấp giấyxác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

+ Bộ công thương (hoặc sở thương mại được Bộ công thương ủy quyền) có thẩmquyền cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân mua thuốc lá từ các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh thuốc lá để tổ chức lưu thông thuốc lá trên địa bàn

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép sản xuất vàng miếng xuất nhậpkhẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3kg trở lên, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu,vàng miếng

Trang 18

+ Sở thương mại có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu giấy phép buônbán, bán lẻ thuốc lá trong phạm vi tỉnh/thành phố giấy phép kinh doanh xăng dầu, khíđốt chất lỏng…

* Về thủ tục cấp

Thủ tục giấy phép kinh doanh, do được quy định trong nhiều văn bản khác nhau,thủ tục cơ bản mà các chủ thể kinh doanh phải tiến hành bao gồm 2 bước: xin phép vàcho phép

Xin phép: người kinh doanh phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ gửi đến cơ quan Nhànước có thẩm quyền

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Và các giấy tờ khác như điều kiện về địa điểm kinh doanh điều kiện về ngườiquản lý kinh doanh…

Cho phép: sau khi làm song thủ tục xin phép, thương nhân phải đợi sự cho phép

từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

1.1.2.2 Chứng chỉ hành nghề

a Khái niệm: Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩmquyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinhnghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định

+ Ý nghĩa pháp lý: chứng chỉ hành nghề là một loại giấy tờ cần phải có trong hồ

sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà phápluật đòi hỏi có chứng chỉ hành nghề Vì vậy chứng chỉ hành nghề có tính chất là điềukiện thành lập doanh nghiệp (điều kiện đăng ký kinh doanh) hơn là một điều kiện đểhoạt động kinh doanh trên thực tế bởi vì ở thời điểm được cấp chứng chỉ hành nghề,chủ thể kinh doanh chưa ra đời và người được cấp văn bản này mới chỉ được Nhànước cho phép hành nghề mà chưa thể hoạt động kinh doanh trên cơ sở chứng chỉhành nghề đó

Trang 19

c Các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

Theo quy định hiện hành thì những ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉhành nghề bao gồm:

- Kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh dịch vụ pháp lý

- Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm

- Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y

- Mua bán di vật, cổ vật quốc gia

- Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình

- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

- Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán

- Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

- Kinh doanh dịch vụ kế toán

- Sản xuất, gia công, sang chai đang gói, mau bàn thuốc bảo vệ thực vật

- Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng

Doanh nghiệp không phải là đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề nhưng nếulựa chọn kinh doanh những dịch vụ nói trên, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh nếu giám đốc (hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân,giám đốc) hoặc tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tất cảthành viên hợp danh và các cá nhân khác theo quy định của pháp luật… phải có chứngchỉ hành nghề

1.1.2.3 Yêu cầu về vốn pháp định

a Khái niệm và đặc điểm

* Khái niệm: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để có thể thành lập một doanhnghiệp do pháp luật quy định

* Đặc điểm:

- Về phạm vi áp dụng: vốn pháp định không áp dụng phổ biến đối với tất cả cácngành nghề kinh doanh trong danh mục ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân mà chỉquy định cho một số ngành nghề liên quan đến hoạt động tài chính như chứng khoán,bảo hiểm, kinh doanh vàng, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ kinh doanh đòi nợ…

- Về đối tượng áp dụng: vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh, baogồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… trường hợpchủ thể kinh doanh đó là doanh nghiệp đối tượng xác nhận vốn pháp định là doanhnghiệp chứ không phải là các cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanhnghiệp

Trang 20

- Ý nghĩa pháp lý: xác nhận vốn pháp định, thể hiện sự xác nhận của Nhà nước

về đáp ứng đủ số vốn mà pháp luật quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốhoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được, đề phòng những rủi ro

- Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệpcấp giấy phép thành lập và hoạt động giấy xác nhận vốn là điều kiện, là một nội dungcủa hồ sơ xin phép được thành lập và hoạt động của quá trình đăng ký kinh doanh củadoanh nghiệp

- Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh Vốngóp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định

b Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cần có vốn pháp định

Theo pháp luật hiện hành, chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đếntài chính mới có quy định về vốn pháp định

- Kinh doanh chứng khoán

- Kinh doanh bảo hiểm

- Kinh doanh vàng

- Kinh doanh tiền tệ

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

- Kinh doanh nữ hành

- Kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm

1.1.2.4 Các yêu cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

* Điều kiện kinh doanh không cần giấy phép là các điều kiện mà thương nhânphải đáp ứng khi kinh doanh một hoặc một số ngành nghề nhất định do pháp luật quyđịnh và không thông qua cơ chế cấp giấy phép kinh doanh

* Ý nghĩa việc áp dụng "điều kiện kinh doanh không cần giấy phép" có ý nghĩalàm tăng tính chịu trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động kinh doanh, bởi vì vớiphương thức quản lý kinh doanh này, Nhà nước chỉ ghi nhận chứ không chịu tráchnhiệm về các điều kiện kinh doanh do đó thương nhân kê khai Thương nhân phải cótrách nhiệm cao và thường xuyên về những cam kết kinh doanh đã đăng ký Cơ quanNhà nước có vai trò giám sát thực hiện và tạo ra cơ chế giám sát thực hiện hoạt độngkinh doanh một cách khoa học và hiệu quả

* Cơ quan có thẩm quyền ban hành

Điều kiện kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép thường do các bộ ngànhquy định cụ thể Trong ngành thương mại, quyết định số 1363/2000/QĐ-BTM quyđịnh 4 ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép Ngoài

Trang 21

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương nhân phải cam kết thực hiện một số điềukiện nhất định.

a Kinh doanh đá quý: cần phải có cửa hàng, trung tâm kinh doanh đá quý, có cácphương tiện đo lường đã qua kiểm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, phải cócán bộ, thợ chuyên môn đá quý

b Kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến

Phải có địa điểm kinh doanh ổn định, phù hợp, xa khu vệ sinh công cộng bãichứa rác thải, xa nơi sản xuất có nhiều bụi, bệnh viện ít nhất 50m có hệ thống thoátnước thải hợp vệ sinh, có thùng, sọt có nắp đạy để đựng rác, chất thải, người chế biến,người bán hàng không mắc bệnh truyền nhiễm, phương tiện vận chuyển đảm bảo vệsinh an toàn chất lượng

c Kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Phải có cửa hàng ổn định, địa chỉ rõ ràng, có kho cất giữ, bảo quản hàng hóa

d Kinh doanh nhà hàng ăn uống

Phải có địa điểm kinh doanh ổn định, phù hợp, xa khu vệ sinh công cộng bãichứa rác thải, xa nơi sản xuất có nhiều bụi, bệnh viện ít nhất 100m, cơ sở vật chất,trang thiết bị hợp vệ sinh, an toàn…

* Trong giai đoạn hiện nay, việc ban hành điều kiện kinh doanh không cần giấyphép thể hiện bước chuyển đổi trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.Nếu như cơ chế cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

có thể xuất hiện tình trạng không minh bạch thì việc áp dụng điều kiện kinh doanhkhông cần giấy phép có ưu điểm vượt trội về tính công khai, minh bạch giảm đượcnhiều chi phí quản lý Nhà nước, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh

1.2 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

1.2.1 Khái niệm:

- Khí dầu mỏ hóa lỏng là hỗn hợp chủ yếu của Propane (công thức hóa học:

C3H8) và Butane (công thức hóa học: C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh:Liquefied Petroleum gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thểkhí và khi được nén đến một áp suất, nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng,được tồn chứa tại các bồn bể cố định, xe bồn, hoặc tầu thủy chuyên dụng hoặc đườngống, còn gọi là LPG rời (sau đây gọi chung là LPG), dùng làm chất đốt, nhiên liệuđộng cơ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, dân sinh

Là sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, LPG có đặc tính ưu việt là một loại nhiênliệu sạch, tồn chứa dưới dạng lỏng, sử dụng dưới dạng hơi, vận chuyển dễ dàng, nhiệttrị cao Ứng dụng của LPG là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (hoá chất,

Trang 22

mỹ phẩm, thực phẩm) và nông nghiệp; sử dụng cho quá trình đốt sinh nhiệt và làm nhiênliệu

- Kinh doanh LPG là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt

động trong chuỗi kinh doanh LPG: sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn chứa,nạp, phân phối, tạm nhập tái xuất, cho thuê kho, cảng, giao nhận và vận chuyển nhằmmục đích sinh lời

- Thương nhân phân phối LPG cấp I là thương nhân mua LPG của thương nhân

xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến LPG để phân phối cho tổngđại lý, đại lý kinh doanh LPG

- Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối bao gồm: thương nhân xuất khẩu, nhập

khẩu, thương nhân sản xuất, chế biến và thương nhân phân phối LPG cấp I

1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh doanh LPG

Việc tiến hành kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) của các chủ thể kinh doanh chịu

sự quản lý của Nhà nước theo tinh thần Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999hướng dẫn kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG); Nghị định số 107/2009/NĐ-CPngày 26/11/2009 của Chính phủ và thông tư 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 banhành quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) Nghị định 105/2011/NĐ-

CP ngày 16/11/2011 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh LPG.Căn cứ vào các quy định hiện hành cơ quan chức năng triển khai việc thẩm địnhcấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các cơ sở kinh doanh LPG theo phân cấp Nhiềucửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng đã được thẩm định và cấp giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh theo đúng trình tự quy định của pháp luật

Thông qua kiểm tra, kiểm soát đã giúp cho thương nhân thực hiện ngày càng tốthơn các quy đinh của nhà nước, đưa hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG)

- Luật Thương mại Số: 36/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm2005

Trang 23

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11năm 2005

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiếtLuật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinhdoanh có điều kiện;

- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanhkhí dầu mỏ hóa lỏng;

- Nghị định số 105/2011/NĐ-CP ngày 16/11/2011 của Chính phủ Quy định xửphạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;

- Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 Quy định điều kiện về

an ninh, trật tự đối với một số ngành,nghề kinh doanh có điều kiện;

- Quyết định số 28/2006/QĐ-BCN ngày 16/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp về Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về giao nhận, vận chuyển khídầu mỏ hóa lỏng bằng bồn chứa;

- Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp về Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vàochai;

- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6223-2011: Yêu cầu chung về an toàn cửa hàngkinh doanh khí hóa lỏng

- Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương về việcban hành quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng

- Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương về việcban hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;

- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Côngnghệ hướng dẫn về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí dầu mỏ hóalỏng và một số văn bản khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũngnhư quản lý kinh doanh mặt hàng khác đã được ban hành nhằm tuyên truyền, hướngdẫn các cơ sở kinh doanh hoạt động đúng theo quy định của pháp luật

b, Điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng

Dựa trên các căn cứ pháp lý quy định về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng ta cócác điều kiện đối với chủ thể kinh doanh khí hóa lỏng như sau:

- Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG

Thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được xuất khẩu LPG, nhập khẩuLPG:

1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký xuất khẩu, nhập

Trang 24

2 Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sởhữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, được xây dựng theo quy hoạch bảođảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu một năm

để tiếp nhận tầu chở LPG; có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu với tổng dung tích các bồnchứa tối thiểu 3.000 m3 (ba nghìn mét khối) để tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tầu hoặcphương tiện vận chuyển khác

3 Có tối thiểu 300.000 (ba trăm nghìn) chai LPG các loại (trừ chai LPG mini)thuộc sở hữu của thương nhân; các chai LPG này phải phù hợp với nhãn hàng hóa vàthương hiệu đã được đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan chức năng cóthẩm quyền

4 Có trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạpLPG vào chai theo quy định tại Điều 17 Nghị định này

5 Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: doanh nghiệp thành viên, chi nhánhdoanh nghiệp, cửa hàng hoặc trạm nạp LPG vào ô tô hoặc trạm cấp LPG và có tốithiểu 40 (bốn mươi) đại lý kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đápứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này

- Điều kiện sản xuất, chế biến LPG

Thương nhân đáp ứng đủ điều kiện sau đây được sản xuất, chế biến LPG:

1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký sản xuất, chếbiến LPG

2 Có cơ sở sản xuất, chế biến LPG (sau đây gọi tắt là nhà máy sản xuất LPG)theo đúng quy hoạch, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xâydựng,

3 Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG

4 Có phòng thử nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượngLPG theo quy định hiện hành

5 Có kho LPG (ngoài sức chứa kho đã được phê duyệt trong dự án đầu tư) vớitổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) được xây dựngtheo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để tiếp nhận LPG nhập khẩu từtầu hoặc phương tiện vận chuyển khác

- Điều kiện đại lý kinh doanh LPG

1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký đại lý kinhdoanh LPG

2 Có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô được cơ quan Công an

có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xácnhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật

Trang 25

3 Có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lýđáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp đồng đại lý tối thiểu: 01(một) năm, còn hiệu lực thi hành.

- Điều kiện cửa hàng bán LPG chai

Cửa hàng bán LPG chai đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây được cấp Giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh LPG:

1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG chai

2 Có hợp đồng mua LPG chai với đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinhdoanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợpđồng tối thiểu là 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành

3 Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủđiều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định củapháp luật

- Điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự

1 Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đạidiện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải

có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tạiĐiều 3 Nghị định này

2 Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiếnhành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp

3 Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu.Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinhdoanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn

4 Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tựkhông nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật

- Yêu cầu phòng cháy chữa cháy

1 Nhân viên cửa hàng phải được huấn luyện về PCCC và được cấp giấy chứngchỉ về PCCC

2 Cửa hàng phải có biển “CẤM LỬA”, “CẤM HÚT THUỐC”, tiêu lệnh, nội

quy PCCC dễ thấy, dễ đọc.3 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng phải được trang bị các

thiết bị chữa cháy sau:

- 01 bình chữa cháy CO2, loại 5 kg;

- 02 bình chữa cháy bằng bột loại 8 kg;

- 02 bao tải gai hoặc chăn chiên;

Trang 26

- 01 chậu nước xà phòng 2 L.

4 Tất cả thiết bị chữa cháy phải để ở nơi thuận tiện gần cửa ra vào hoặc tại vị trí

an toàn trên các đường giữa các chồng chai LPG để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết

5 Phát hiện và xử lý chai LPG khi bị rò rỉ

- Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện rò rỉ Khi phát hiện mùi gas, hoặc thiết

bị báo động phát tín hiệu, phải nhanh chóng xác định nơi bị rò rỉ Dùng nước xà phòngbôi lên những nơi nghi rò rỉ để xác định có bị rò rỉ hay không Tuyệt đối không đượcdùng ngọn lửa để tìm chỗ rò rỉ;

- Đánh dấu chai bị rò rỉ và chỗ rò rỉ;

- Phải loại trừ ngay bất kỳ nguồn gây cháy nào gần khu vực chai LPG;

- Bịt chặt chỗ rò rỉ lại và kịp thời di chuyển chai bị rò rỉ ra ngoài, đặt xa nguồnlửa và nơi đông người;

- Phải thông báo cấm hút thuốc và các nguồn gây cháy;

- Không được tháo bỏ hoặc sửa van chai đã bị hư hỏng, mà chuyển cho cơ sở nạp

xử lý;

- Khoanh vùng xếp đặt các chai bị rò rỉ, có treo biển cấm người qua lại và thôngbáo ngay sự cố cho người cung cấp hàng

6 Cấm tiến hành việc sửa chữa, bảo dưỡng chai LPG tại cửa hàng Các chai hư

hỏng cần sửa chữa phải được chuyển đến bộ phận có chức năng

7 Cấm mọi hình thức sang chiết nạp chai LPG tại các cửa hàng.

8 Cấm bán chai LPG mini nạp lại (đối với chai LPG mini chỉ sử dụng một lần

không được phép nạp lại)

- Chịu sự Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền

1 Thương nhân kinh doanh LPG phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quanchức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kinh doanh LPG

2 Việc thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh LPG của thương nhân phải thực hiệnđúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra

3 Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, tổchức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh LPG trong việc tuân thủ các điều kiệnquy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanhLPG; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm bảo đảm an toàn, ổn định thịtrường giá cả

Trang 27

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÍ

HÓA LỎNG 2.1 Tổng quan tình hình thực thi pháp luật về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh.

- Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam;

cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh CaoBằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía namgiáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn.Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ bắc; chiều đông – tây 106o06 - 107021’ kinhđông, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế(cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốcgia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thànhđiểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước vớiTrung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu

- Điều kiện về kinh tế

+ Dân số, lao động – việc làm: Theo kết quả tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lạng

Sơn năm 2012 của Cục Thống kê tỉnh, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng

745 nghìn người Trong đó nam là 372 nghìn người, chiếm 49,95% tổng dân số cảtỉnh; nữ là 373 nghìn người chiếm 50,05 % Dân số khu vực thành thị 143,3 nghìnngười chiếm 19,22 % tổng dân số; dân số khu vực nông thôn 602,1 nghìn người chiếm80,7%, đây sẽ là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội củađịa phương

Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào Lực lượng laođộng từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 490,6 nghìn người tăng 2,38 % so với năm 2011;trong đó lao động nam chiếm 50,16%, nữ chiếm 49,84% Cơ cấu lao động trong khuvực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 78,05%; khu vực công nghiệp - xây dựngchiếm 4,65 %; khu vực dịch vụ chiếm 17,3%

Các ngành và địa phương đã triển khai nhiều chương trình dạy nghề cho laođộng nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và cung cấp lao động cho các khuvực công nghiệp

Trang 28

+ Giao thông vận tải: Lạng Sơn là một trong các tỉnh miền núi phía bắc có mạng

lưới giao thông phân bố tương đối đều có thể sử dụng cả đường sắt, đường bộ vàđường thủy

Đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội đến Đồng Đăng - Lạng Sơn và cửa khẩubiên giới Việt Trung với chiều dài 165 km là một trong những lợi thế của Lạng Sơn.Đường bộ Lạng Sơn phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài là2.828 km, mật độ 0,35km/km2, trong đó có các quốc lộ: 1A (nối Lạng Sơn – Hà Nội

154 km); 1B (Đồng Đăng – Thái Nguyên 105 km, chạy qua các huyện Văn Quan,Bình Gia, Bắc Sơn, nối tiếp với Bắc Cạn và thành phố Thái Nguyên)…

- Đường thủy: Một số đoạn của sông Kỳ Cùng, từ khu vực Lộc Bình qua thànhphố tới Văn Lãng và Tràng Định Khối lượng vận chuyển hàng hóa còn nhỏ

+ Về hạ tầng thương mại: Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống, những năm gần

đây hệ thống TTTM, siêu thị được hình thành và phát triển nhanh cả về quy mô và sốlượng; hình thức phục vụ theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với xu thế phát triểnkinh tế xã hội Tuy vậy, các trung tâm thương mại, siêu thị đạt tiêu chuẩn theo quyđịnh còn hết sức hạn chế mới chỉ đáp ứng là cửa hàng tự chọn và tiện ích

- Điều kiện xã hội – văn hóa

+ Dân tộc: Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân

tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh) Là nơi chung sống củanhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, ngườiKinh chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5 %,dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %

+ Giáo dục: Đến nay Lạng Sơn đã củng cố, phát triển được hệ thống giáo dục

đào tạo hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến phổ thông trung học, từ giáo dục từ xađến trung học chuyên nghiệp, hướng nghiệp dạy nghề, tiểu học bán trú đến phổ thôngdân tộc nội trú; từ trường công lập, dân lập đến trường tư thục

+ Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo đúng quy luật thị trường, với

sự tăng trưởng nhanh về số lượng cũng như tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài nhànước, nhất là trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng ngàycàng tăng trưởng mạnh

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ theo hướng giảm sự chênh lệch giữa các vùng, đặcbiệt là giữa đô thị và nông thôn; nhiều loại hình dịch vụ mới được ra đời và phát triểnlàm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn miền núi Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp,Hợp tác xã thương mại dịch vụ tổng hợp được hình thành và phát triển, góp phần quantrọng vào phát triển kinh tế trên địa bàn

Trang 29

2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tại tỉnh Lạng Sơn, việc sử dụng khí đốt hóa lỏng thay thế cho các loại chất đốttruyền thống cũng đã trở thành phổ biến Trên địa bàn thành phố: 85 - 90 % chất đốtđược sử dụng là khí đốt hóa lỏng; Còn tại các trung tâm huyện ở mức: 5 -15% tuỳ từnghuyện Lượng tiêu thụ trung bình đạt 1200 - 1300 tấn Gas/năm và sẽ tiếp tục gia tăngtrong những năm tới, đến 2010 ước đạt 2300 - 2500 tấn/năm Toàn tỉnh năm 1999 cóvài cửa hàng đến nay có 49 cửa hàng kinh doanh mặt hàng khí đốt hóa lỏng

Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp vớicác cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vitoàn quốc trong việc tuân thủ quy định về an toàn, thiết lập hệ thống phân phối theoquy định, vệ sinh lao động; kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh cửa hàng bán LPG chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai, Giấychứng nhận đủ điều kiện cấp LPG và Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô

do Sở Công Thương cấp theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP Chủtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn về trạmnạp LPG vào chai, trạm cấp LPG; tiêu chí, điều kiện đối với trạm kiểm định chai LPG

và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các trạm kiểm định chai LPG;cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.Thanh tra Sở tỉnh Lạng Sơn với chức năng Thanh tra về kinh tế đối với hoạt độngthương mại trong địa bàn tỉnh Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạtđộng của Sở Công Thương đã tiến hành Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyênngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Trước những yêu cầu đặt ra vềphát triển hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng không chỉ trên phương diện số lượng, địađiểm xây dựng các cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng mà còn trên phương diện đảm bảocác tiêu chuẩn về kỹ thuật, về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàngiao thông, Thanh tra Sở tỉnh Lạng Sơn đã thành lập các đoàn kiểm tra phối hợp vớicác lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra việc thực thi các quy định pháp luật đốivới các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Trong kinh doanh, sử dụng khí đốt hóa lỏng tại tỉnh Lạng Sơn đã bộc lộ nhiều bấtcập, nguy cơ tiềm ẩn nảy sinh như: nhiều mặt hàng khí đốt hóa lỏng không được kiểmsoát; cơ sở vật chất của thương nhân không đảm bảo theo qui định; cán bộ, nhân viêntham gia kinh doanh chưa được đào tạo nghiệp vụ, huấn luyện PCCC; cơ chế quản lýkhông theo kịp tình hình thực tế; phát sinh kinh doanh trái phép; quyền lợi của ngườitiêu dùng bị xâm hại…

Trang 30

Lạng Sơn đã xảy ra cháy nổ khí đốt hóa lỏng tại một cơ sở sản xuất và một vụcháy nổ tại cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiệnkinh doanh Thực trạng về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của Thươngnhân là những vấn đề bức xúc, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinhdoanh khí đốt hóa lỏng phải được tăng cường nhằm tổ chức lại hoạt động kinh doanhGas trên địa bàn Tỉnh.

ời, bị thương 31 người, thiệt hại tài sản gần 09 tỉ đồng Theo thống kê của PhòngPCCC - Công an thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2004 và 02 tháng đầu năm 2005trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 15 vụ cháy nổ gas làm chết 04 người, bị thương 22người, thiệt hại về tài sản là 1,8 tỉ đồng Tại thành phố Hà Nội, trong hai năm 2003 và

2004, mỗi năm trung bình xảy ra 15 vụ cháy nổ gas, làm chết 05 người, bị thương 31người, thiệt hại gần 03 tỉ đồng Các địa phương khác như: Quảng Ninh, Quảng Nam,Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương… cũng phát sinh nhiều vụ cháy nổ trong kinh doanhkhí đốt hóa lỏng, gây thiệt hại nhiều về tài sản và làm bị thương nhiều người

- Với tỉnh Lạng Sơn: Trong năm 2005 và năm 2006 đã xảy ra 02 vụ cháy, nổ dokhí đốt hóa lỏng Trong đó, 01 vụ cháy nổ ở Công ty TNHH sản xuất thương mạiCường Hiền cháy khí đốt hóa lỏng dùng cho sản xuất bật lửa, hậu quả thiệt hại về tàisản 5,4 tỷ đồng, do thời điểm xảy ra cháy vào ban đêm nên không có thiệt hại vềngười; 01 vụ cháy, nổ ở Đại lý gas, bếp gas An Khang, hậu quả thiệt hại về tài sảnkhoảng 10 triệu đồng, 01 người bị thương Đại lý gas, bếp gas An Khang tham giakinh doanh, trong khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, Giấychứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Ngày 12 tháng 9 năm 2006, lực lượng công an PCCC đã phát hiện cửa hàngHoàng Phương kinh doanh gas trái phép, có cất dấu 17 bình gas để tiêu thụ trên thịtrường Kết quả xử lý: Đình chỉ kinh doanh gas, phạt tiền 1,5 triệu đồng;

Ngoài ra, lực lượng công an PCCC cũng đã đình chỉ hoạt động các kho chứa khíđốt hóa lỏng của Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất Dũng Hương; Hộkinh doanh cá thể Bùi Bích Hồng

Từ thực tế phát sinh cháy nổ trong kinh doanh khí đốt hóa lỏng trên phạm vi toànquốc và của tỉnh Lạng Sơn có thể kết luận nguyên nhân cháy nổ trong kinh doanh khí

Trang 31

đốt hóa lỏng là do: đa số các cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng và kho chứa đềunằm trong các khu dân cư, nếu không thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn cháy nổ, khicháy nổ xảy ra sẽ có những hậu quả hết sức nặng nề:

+ Về mặt trật tự an toàn xã hội, an ninh tại khu dân cư không đảm bảo, người dânkhông được yên tâm trong sản xuất và đời sống

+ Gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của doanh nghiệp và cộng đồng xã hội vàđời sống của nhân dân

+ Giảm sút lòng tin của nhân dân với các cơ quan quản lý nhà nước trong việcquản lý và điều hành trật tự an toàn xã hội, pháp luật trong tổ chức sản xuất kinhdoanh

+ Tạo tiền lệ xấu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong tổ chức,phát triển sản xuất – kinh doanh

+ Thể hiện sự yếu kém và thiếu đồng bộ trong quản lý và điều hành của các cơquan chức năng

Bài học kinh nghiệm từ các thành phố lớn ( Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh …)

là những tồn tại, bất cập trong hoạt động kinh doanh gas không được nhìn nhận kịpthời để chủ động phòng ngừa sớm dẫn đến các các vụ việc cháy nổ đã xảy ra gây thiệthại lớn về người và tài sản Do vậy, việc đánh giá đúng tình hình và đưa ra các giảipháp hữu hiệu đã trở thành vấn đề cấp bách cần được làm sớm

2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng.

2.2.1 Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng

Khí đốt hóa lỏng là một mặt hàng nhạy cảm, thiết yếu cho đời sống kinh tế hiệnnay và liên quan tới nhiều ngành Do vậy việc có một Nghị định riêng, bao quát toàn

bộ thị trường gas là điều mà các nhà quản lý cũng như người tiêu dùng mong đợi Trước thực trạng đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường khíđốt hóa lỏng, thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh doanh khí đốt hóalỏng, ngày 26/11/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quyđịnh về hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và điều kiện để kinh doanhLPG trên thị trường

Theo Nghị định, thương nhân kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) phải tổchức kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh LPG thuộc mình quản lý tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; an ninh trật tự; an toàn lao động,

vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng Thương nhân kinh doanhLPG đầu mối phải thực hiện phân phối LPG và LPG chai trên thị trường thông qua hệ

Trang 32

kinh doanh LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, cửahàng bán LPG, tổng đại lý và đại lý.

Chai LPG trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện việc kiểm định kỹ thuật antoàn, đã đăng ký sử dụng, đăng ký nhãn hàng hóa, thương hiệu theo quy định của phápluật; chai LPG đã qua sử dụng phải thực hiện tái kiểm định kỹ thuật an toàn; các chaiLPG phải có đầy đủ hồ sơ được lưu trữ theo quy định tại cơ sở kinh doanh của thươngnhân chủ sở hữu chai LPG Thương nhân chủ sở hữu chai LPG được quyền cho kýcược chai LPG thuộc sở hữu và được phép quy định “Phiếu ký cược chai LPG”, ápdụng thống nhất trong hệ thống phân phối và khách hàng tiêu thụ thuộc thương nhânquản lý; được quyền kiểm tra hồ sơ ký cược chai LPG tại bất kỳ cơ sở nào có tồnchứa, sử dụng chai LPG của mình Thương nhân chủ sở hữu cơ sở kinh doanh LPG bịsáp nhập hoặc bị giải thể hoặc chuyển đổi ngành nghề không kinh doanh LPG hoặcngừng hoạt động kinh doanh lâu dài phải thu hồi toàn bộ số chai LPG thuộc sở hữucủa mình để bán hoặc nhượng lại cho thương nhân khác kèm theo đầy đủ hồ sơ quyđịnh; thương nhân nào sở hữu các chai LPG này phải đăng ký lại nhãn hàng hóa,thương hiệu tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Giá bán LPG áp dụng theo cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước

do thương nhân kinh doanh LPG quyết định sau khi dã nộp đầy đủ thuế

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2010 Các cơ sở kinh doanhLPG của thương nhân đang hoạt động không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tạiNghị định này được phép tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30/9/2010, sau thời điểmnày phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định

Với các quy định được coi là khá chặt chẽ này thị trường khí đốt hóa lỏng sẽđược siết chặt và rất nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ sẽ phải chấm dứt hoạt động kinhdoanh đối với mặt hàng này, ngay cả nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, kinhdoanh phân phối cũng sẽ phải ngừng hoạt động vì không đáp ứng được các điều kiệnđặt ra

Trong quá trình phát triển, quá trình chọn lọc là tất yếu khách quan, việc chấmdứt, dừng hoạt động của các cơ sở kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện cũng làmột điều cần thiết và cần phải thực hiện để có thể xây dựng một thị trường khí đốt hóalỏng lành mạnh và phát triển bền vững hơn Vấn đề đặt ra ở thời điểm này là các cơquan chức năng phải thực sự vào cuộc, có các biện pháp quyết liệt và đồng bộ để đưacác quy định trên vào cuộc sống nhưng cũng cần quan tâm đến các vấn đề mang tính

xã hội đối với các cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng không thể đáp ứng các điều kiệnkinh doanh và phải buộc ngừng kinh doanh

Một số quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh của cửa hàng bán LPG chai:

Trang 33

Theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh LPG dưới hình thứcgiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG được cấp cho các cửa hàng bán LPGtheo Điều 30 ta có:

Điều 30 Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán LPG chai

1 Sở Công Thương thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanhcho từng cửa hàng bán LPG chai đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều này; hồ sơ đềnghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG chai, gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG của thươngnhân chủ sở hữu cửa hàng bán LPG chai theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theoNghị định này;

b) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán LPG chai;

c) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đủ điềukiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơquan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định này;d) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đào tạo,huấn luyện nghiệp vụ cấp cho từng nhân viên làm việc tại cửa hàng bán LPG chai quyđịnh tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này

2 Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; SởCông Thương xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanhLPG cho từng cửa hàng bán LPG chai theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghịđịnh này, có thời hạn hiệu lực trong 05 (năm) năm kể từ ngày cấp; khi hết thời hạnhiệu lực thương nhân phải làm thủ tục theo quy định để được chứng nhận thời giantiếp theo; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để thươngnhân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo quy định để được cấp Giấy chứng nhận đủ điềukiện kinh doanh LPG

3 Cửa hàng bán LPG chai được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanhLPG chai phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính

Nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp với hoạt động kinh doanh của các cửahàng bán LPG, quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cửa hàng bán LPGđược ban hành giúp các chủ thể hoạt động ổn định hơn với sự điều chỉnh của phápluật

Điều 31 Quyền của cửa hàng bán LPG chai

1 Lựa chọn, ký hợp đồng bán LPG chai cho tối đa 03 (ba) thương nhân kinh

Trang 34

2 Không mua, bán LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất

Điều 32 Nghĩa vụ của cửa hàng bán LPG chai

1 Chỉ treo biển hiện, lo go của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà thươngnhân chủ sở hữu cửa hàng ký hợp đồng đại lý; biển hiệu phải ghi đầy đủ, rõ ràng theoquy định của pháp luật, trong đó có ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhchủ sở hữu cửa hàng

2 Niêm yết giá bán và bán đúng giá LPG chai do bên giao đại lý quy định (đại lýhoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối); chịu sự quản lý, kiểmtra, giám sát của thương nhân đó và cơ quan chức năng có thẩm quyền

3 Chỉ bán các loại LPG chai đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quyđịnh tại Điều 21 Nghị định này; không bán LPG chai của thương nhân khác ngoài hợpđồng; nghiêm cấm bán LPG chai mini nạp lại (đối với chai mini chỉ sử dụng một lần,không được phép nạp lại)

4 Chỉ bán LPG chai cho thương nhân kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quyđịnh mà cửa hàng ký hợp đồng làm đại lý.”

2.2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng

Các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG đã góp phần đi đầutrong việc xây dựng thể chế thị trường, điều tiết hoạt động kinh doanh LPG theo cơ chế thịtrường có sự điều tiết của nhà nước Cùng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và ảnhhưởng tới an ninh năng lượng như xăng dầu nhưng LPG được áp dụng cơ chế giá theo thịtrường sớm hơn rất nhiều so với hoạt động kinh doanh xăng dầu Điều này cho thấy, vai tròđiều tiết của nhà nước vẫn được đảm bảo khi quy định các điều kiện kinh doanh hợp lý

mà không cần phải cấm hay hạn chế quyền tự do kinh doanh Sự bình ổn thị trường LPGtrước những biến động và khủng hoảng kinh tế thới giới trong thời gian qua là minh chứngcho những quy định phù hợp của điều kiện kinh doanh LPG

- Những hạn chế, tồn tại của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

+ Thiếu hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trạm cấp LPG (hệ thống trạm cấp cấp LPG trung tâm)

Các bộ tiêu chuẩn chính thức cho việc xây dựng hệ thống trạm cung cấp LPG cho ô tôchưa được ban hành Việc này khiến cho doanh nghiệp phải vừa làm vừa "mò mẫm",

tự xây dựng đề án rồi trình, rồi sửa lại vì cơ quan chức năng chưa chấp nhận Mặt khác, các

Ngày đăng: 31/01/2019, 01:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w