1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

96 145 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Trong nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để đánh giá và kiểm định mức ảnh hưởng của các yếu tố: tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát và t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHI LONG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHI LONG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 3

TÓM TẮT

Rủi ro tín dụng là vấn đề hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều gặp phải Việc đánh giá cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạt động của mình Chính vì thế bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu dựa những cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây để xây dựng mô hình, kiểm định mô hình thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng vào bài nghiên cứu giúp làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng cũng như đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Trong nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính bội được

sử dụng để đánh giá và kiểm định mức ảnh hưởng của các yếu tố: tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp đến rủi ro tín dụng đại diện là tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả mô hình thu được các yếu tố được xem xét đều có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với các mức độ khác nhau và mối tương quan giữa các yếu tố với rủi ro tín dụng Từ việc phân tích đánh giá kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đề ra những kiến nghị giúp hạn chế ảnh hưởng không tốt của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Phi Long là học viên lớp CH17B3, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn

nguồn đầy đủ trong luận văn

TP HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Phi Long

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang trị cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập tại trường Trong suốt quá trình tôi

có thêm cơ hội để tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề thuộc vĩnh vực tài chính – ngân hàng Xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô phòng Đào tạo sau đại học với sự hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn toàn tốt luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Trần Phúc với sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của thầy, sự nhiệt huyết của thầy đã giúp tôi có thêm kiến thức cũng như sự tâm quyết dành cho luận văn này để luận văn được hoàn thành một cách tốt nhất

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại đơn vị đã

hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình theo học và hoàn thành luận văn Cũng gửi lời tri ân đến gia đình và bạn bè đã động viên, ủng hộ tinh thần tôi vượt qua những khó trong quá trình được đào tạo tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

TP HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Phi Long

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu 1

1.3 Mục tiêu của nghiên cứu 2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Nội dung nghiên cứu 5

1.8 Đóng góp của nghiên cứu 5

1.9 Bố cục của nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

2.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 8

2.1.1 Sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại 8

2.1.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 10

2.1.3 Các tiêu chí đánh giá tín dụng 11

2.1.3.1 Nợ quá hạn 11

2.1.3.2 Nợ xấu 11

2.1.3.3 Tăng trưởng tín dụng 12

2.1.3.4 Thu nhập lãi cận biên 13

2.1.3.5 Dự phòng rủi ro tín dụng 13

2.1.3.6 Tỷ trọng dư nợ tín dụng 14

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 14

Trang 7

2.2.1 Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô 14

2.2.1.1 Tăng trưởng GDP 14

2.2.1.2 Lạm phát 15

2.2.1.3 Thất nghiệp 16

2.2.2 Nhóm yếu tố thuộc về ngân hàng 16

2.2.2.1 Tăng trưởng tín dụng 16

2.2.2.2 Quy mô ngân hàng 17

2.3 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 17

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 21

3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 21

3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 21

3.2.1 Xác định các biến số nghiên cứu 22

3.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu 22

3.2.1.2 Tăng trưởng tín dụng 23

3.2.1.3 Quy mô ngân hàng 23

3.2.1.4 Tăng trưởng GDP 24

3.2.1.5 Lạm phát 25

3.2.1.6 Tỷ lệ thất nghiệp 25

3.2.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu 26

3.2.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 27

3.2.4 Dữ liệu nghiên cứu 28

3.2.5 Phương pháp hồi quy mô hình 29

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 31

Trang 8

4.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại Việt Nam 31

4.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 33

4.2.1 Dư nợ cấp tín dụng 33

4.2.2 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 35

4.3 Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 36

4.3.1 Tỷ lệ nợ xấu 36

4.3.2 Tăng trưởng tín dụng 38

4.3.3 Dự phòng rủi ro tín dụng 40

4.4 Ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 40

4.4.1 Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng 41

4.4.2 Quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng 43

4.4.3 Tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng 44

4.4.4 Lạm phát và rủi ro tín dụng 46

4.4.5 Thất nghiệp và rủi ro tín dụng 48

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng 50

4.5.1 Thống kê mô tả các biến quan sát 50

4.5.2 Ma trận hệ số tương quan 51

4.5.3 Kiểm định đa cộng tuyến 52

4.5.4 Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM, REM 52

4.5.5 Kiểm định khuyết tật của mô hình 54

4.5.6 Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan 55

4.5.7 Phân tích kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp GLS 56

CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 62

5.1 Kiến nghị kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 62

5.1.1 Kiến nghị cho yếu tố tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp 62

Trang 9

5.1.2 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại 63

5.1.2.1 Kiến nghị cho tăng trưởng tín dụng 63

5.1.2.2 Kiến nghị cho quy mô ngân hàng 64

5.1.3 Kiến nghị đối với khách hàng 64

5.2 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 65

5.2.1 Hạn chế 65

5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 74

Trang 10

VAMC Viet Nam Asset Management

NPL Non-Performing Loan Tỷ lệ nợ xấu

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

UEP Unemployment Rate Tỷ lệ thất nghiệp

OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ

nhất FEM Fixed Effects Model Mô hình các ảnh hưởng cố định

REM Random Effects Model Mô hình các ảnh hưởng ngẫu

nhiên GLS Generalized Least Square Phương pháp bình phương nhỏ

nhất tổng quan

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tổng hợp các yếu tố nghiên cứu và dấu kỳ vọng

Bảng 4.1 Quy mô vốn điều lệ bình quân tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Bảng 4.2 Dư nợ tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Bảng 4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Bảng 4.4 Tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Bảng 4.5 Tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn

2007-2016

Bảng 4.6 Dự phòng rủi ro tín dụng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-

2016

Bảng 4.7 Bảng thống kê mô tả các biến quan sát

Bảng 4.8 Kết quả tương quan chi tiết giữa các biến

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4.10 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng theo Pooled OLS, FEM, REM

Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả kiểm định

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín dụng Hình 4.2 Mối tương quan giữa quy mô ngân hàng với rủi ro tín dụng Hình 4.3 Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP với rủi ro tín dụng Hình 4.4 Mối tương quan giữa lạm phát với rủi ro tín dụng

Hình 4.5 Mối tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp với rủi ro tín dụng

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

đa dạng và phong phú hơn rất nhiều Hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM Hầu hết các cuộc khủng hoảng ngân hàng đều có nguyên nhân trực tiếp từ việc quản lý rủi ro tín dụng chưa được hợp lý (Wahlen, J.M., 1994) Như vậy có thể thấy việc dự báo và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là vô cùng quan trọng

1.2 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Do tính chất quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh

tế, nên hoạt động này cũng đồng thời chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và đã cho nhiều kết quả thực nghiệm có ý nghĩa như: nghiên cứu của Clair (1992) tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu; nghiên cứu của Lis và các cộng sự (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP đến nợ xấu; nghiên cứu của Hu và các cộng sự (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng đến nợ xấu; nghiên cứu của Louzis và các cộng sự (2012) nghiên cứu các yếu tố GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực ảnh hưởng đến nợ xấu;… Những nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng theo nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, kết quả tác động của các yếu tố có thể giống hoặc khác nhau tùy theo vị trí địa lý, đất nước và đặc điểm ngân hàng Nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước khẳng định mạnh mẽ tính đúng đắn hơn trong các lập luận định tính về các yếu tố tác động đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và cho thấy hoạt động tín dụng là một vấn đề lớn cần

Trang 14

được quan tâm nghiên cứu ở bất kỳ nền kinh tế nào Tại Việt Nam, vấn đề nợ xấu tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro tại các NHTM trong những năm qua cũng được thường xuyên đề cập đến và nghiên cứu khá nhiều nhằm mục tiêu nhận diện nó và đưa ra các gợi ý chính sách nhằm cải thiện tình hình

Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM nhưng chủ yếu các nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thường phân tích diễn biến nợ xấu và đề xuất các giải pháp, một số nghiên cứu có phân tích nguyên nhân dẫn đến đến nợ xấu dựa trên các bảng biểu, số liệu thống kê và đề ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng Nghiên cứu này được thực hiện sẽ bổ sung thêm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam theo phương pháp định lượng Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây rằng từ những công trình nghiên cứu khoa học, từ những lý thuyết đã được công bố trên thế giới chúng ta có thể vận dụng nghiên cứu thực nghiệm để xem xét tại Việt Nam hay không và liệu rằng kết quả có hỗ trợ cho những suy luận mang tính chất định tính mà bấy lâu nay chúng ta thực hiện hay không Các nghiên cứu trên thế giới đa số thực hiện tại các quốc gia

Châu Âu với các nền kinh tế phát triển Do đó bài nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” này đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm vào các công trình

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và định hướng cho các nghiên cứu định lượng sau này, thực hiện bổ sung thêm vào hệ thống các công trình nghiên cứu tại các nền kinh tế đang phát triển

1.3 Mục tiêu của nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý hoặc kiến nghị đối với các NHTM Việt Nam trong việc kiểm soát hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Từ đó xác định mục tiêu cụ thể của nghiên cứu: (i) phân tích thực trạng rủi

ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, (ii) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, (iii) đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Trang 15

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện theo mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu lần lượt trả lời những câu hỏi tương ứng:

(i) Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào?

(ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào?

(iii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín

dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2016 Bài nghiên cứu sử dụng số liệu của 23 NHTM tại Việt Nam, tác giả chọn 23 ngân hàng thương mại vì các ngân hàng được chọn có số liệu tương đối chính xác, có quy mô từ nhỏ đến lớn chiếm tỷ trọng 66% trên tổng số NHTM Việt Nam gần như đại diện được cho tổng thể Các ngân hàng còn lại không thu thập được vì số liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên không rõ ràng, việc thu nhập số liệu những ngân hàng này rất khó khăn trong khoảng giai đoạn 2007-2016

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống

kê, mô tả số liệu của các yếu tố nghiên cứu và thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam Từ đó có cái nhìn tổng quan về xu hướng ảnh hưởng của các yếu

tố nghiên cứu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Trang 16

- Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) cân Việc sử dụng dữ liệu bảng giúp tạo nhiều hơn số quan sát của mẫu, phần nào khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, chứa đựng nhiều thông tin và nghiên cứu được động thái thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các NHTM từ năm 2007 đến năm 2016 Dữ liệu phân tích lấy theo năm, số liệu được trích lọc, tận dụng các biến số vĩ mô và các biến nội tại của các NHTM Các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp được tổng hợp từ website của Tổng cục thống kê Việt Nam trong giai đoạn phân tích Số liệu các biến nội tại về nợ xấu, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên tại các NHTM

- Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội, được kiểm định lần lượt theo ba phương pháp: bình phương bé nhất (OLS), ảnh hưởng cố định (FEM)

và ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM); cuối cùng sẽ chọn ra phương pháp cho kết quả kiểm định tối ưu nhất Trong mô hình tác giả xác định có 6 biến, trong đó có 1 biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPL) và 5 biến còn lại là biến độc lập gồm (i) tăng trưởng tín dụng (CREDGR), (ii) quy mô ngân hàng (SIZE), (iii) tăng trưởng GDP (GDPGR), (iv) lạm phát (CPI), (v) tỷ lệ thất nghiệp (UEP) Cơ sở để lựa chọn các biến vĩ mô trong mô hình chủ yếu dựa trên công trình nghiên cứu của Louzis và các cộng sự (2012) kết hợp đa dạng các yếu tố vĩ mô (GDP, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lãi suất vay, nợ công) và các giả thuyết mô tả ảnh hưởng của tác động từ phía hoạt động ngân hàng đến nợ xấu Các nghiên cứu trước đây của các tác giả Clair (1992), Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan (2003), Hu và cộng sự (2004), Ahlem Selma, Massai và Fathi Jouini (2013) là các tiền đề cơ bản để hình thành nên các biến độc lập về đặc điểm nội tại NHTM Qua các bài nghiên cứu trước đây có tính kế thừa,

mô hình bài nghiên cứu được xây dựng với việc kết hợp các biến độc lập sẽ phù hợp hơn đối với các NHTM tại Việt Nam vì các yếu tố độc lập được tác giả chọn tác động nhiều đến biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu

Trang 17

1.7 Nội dung nghiên cứu

Nội dung bài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu đề ra

- Khảo lược lý thuyết về rủi ro tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và các nghiêu cứu trước nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam nhằm thể hiện mối tương quan giữa rủi ro tín dụng với các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

- Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu

- Phân tích lựa chọn phương pháp ước lượng

- Phân tích kết quả ước lượng

- Đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

1.8 Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố (đặc điểm ngân hàng và các biến vĩ mô) và rủi ro tín dụng tại các NHTM

Cụ thể, thông qua mô hình, với việc xem tỷ lệ nợ xấu đại diện cho rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM, bài nghiên cứu xác định mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng các NHTM ở Việt Nam đồng thời cho thấy bất

cứ sự biến động nào của nền kinh tế vĩ mô và các đặc điểm ngân hàng cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động NHTM Điều này chẳng những giúp cho hệ thống NHTM Việt Nam chủ động đối phó những tình huống vĩ mô xấu nhất mà còn có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trước sự biến động của nền kinh tế vĩ mô Ngoài ra, bài nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý ngân hàng nhận diện sớm tác động tiêu cực của các yếu tố đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng, giúp kiểm soát tốt các tác động từ việc đẩy mạnh cho vay tăng trưởng tín dụng cũng như tăng trưởng quy mô NHTM

1.9 Bố cục của nghiên cứu

Bố cục của bài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:

Trang 18

Chương 1: Giới thiệu

Mục tiêu chương 1 là giới thiệu tổng quát về vấn đề nghiên cứu của luận văn

làm cơ sở phương pháp thực hiện bài nghiên cứu Nội dung của chương gồm: lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài nghiên cứu và đóng góp của bài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan các lý thuyết và các nghiên cứu trước về các yếu

tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Mục tiêu của chương 2 sẽ khái quát phần lý thuyết về rủi ro tín dụng, các yếu

tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM làm cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu Nội dung chương 2 sẽ thể hiện cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá đo lường rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, Thông qua lược khảo các nghiên cứu trước đây xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như: tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục tiêu của chương 3 sẽ trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra

Chương 4: Thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi

ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục tiêu chương 4 sẽ trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu “Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào? ; Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào? ; Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào?” Trong chương này phương pháp định tính được sử dụng để thể hiện thực trạng rủi ro tín dụng làm rõ mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam Nội dung chương này sẽ thể hiện thực trạng hoạt động tín dụng tại các

Trang 19

NHTM Việt Nam như: dư nợ cấp tín dụng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, ; đánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như: nợ xấu, tăng trưởng tín dụng, Phương pháp thống kê mô tả số liệu được sử dụng để tìm mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát và thấp nghiệp với rủi ro tín dụng Các mối tương quan trên sẽ được kiểm định lại thông qua hồi quy

mô hình và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam dựa trên kiểm định các giả thuyết đặt ra ở chương 3

Chương 5: Kiến nghị về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục tiêu của chương 5 từ những thảo luận kết quả phân tích định tính và định lượng thu được ở chương 4 để đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam dựa trên các yếu tố ảnh hưởng được kiểm định

Trang 20

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến ngân hàng thương mại, chủ yếu nhấn mạnh đến các lý thuyết về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM

2.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

2.1.1 Sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại

Cho vay

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng chuyển giao cho khách hàng quyền sử dụng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả có nợ gốc và lãi

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư

Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các NHTM càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, hiện nay có nhiều hình thức cho vay khác nhau: thấu chi, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp,

Chiết khấu

Chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ cấp tín dụng, theo đó NHTM thỏa thuận mua lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng Hay nói cách khác, chiết khấu là loại hình tín dụng gián tiếp, trong đó NHTM sẽ thanh toán cho các giấy tờ có giá khi chưa đến hạn, với điều kiện người xin chiết khấu phải chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho ngân hàng

Giấy tờ có giá được chiết khầu phải thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng

đề nghị chiết khấu, thời hạn chiết khấu nằm trong thời hạn còn hiệu lực của giấy tờ

có giá, giấy tờ có giá phải được phép giao dịch mua bán, tặng cho, chuyển đổi,

Trang 21

chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh hay các giao dịch hợp pháp khác và được thanh toán vốn và lãi theo quy định của tổ chức phát hành

Căn cứ theo tính chất rủi ro, chiết khấu được chia làm hai loại: chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi Căn cứ theo thời hạn, chiết khấu được chia thành chiết khấu không hoàn lại và chiết khấu có hoàn lại

Bảo lãnh

Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, NHTM không phải cung ứng vốn cho khách hàng mà chỉ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai Do được NHTM bảo lãnh mà trong nhiều trường hợp, khách hàng không phải xuất vốn, mà vẫn được ngân hàng bảo đảm trong nghĩa vụ liên quan đến thời gian thanh toán, nhận hàng, chất lượng hàng, nghĩa vụ nộp thuế, Chính vì vậy, bào lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển

Bảo lãnh thường có ba bên: Bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh, và bên bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh, còn người nhận bảo lãnh là bên thứ ba

Phân chia bảo lãnh theo mục tiêu làm nhiều loại: Bảo lãnh bảo đảm tham gia

dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay, bảo lãnh bảo đảm thanh toán,

Cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính của ngân hàng thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn Ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn khoảng 80% - 90% đời sống kinh tế của tài sản) Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản

đó

Trang 22

Cho thuê tài chính giống như một khoản cho vay thông thường ở chỗ ngân hàng phải cấp tiền ra trước với kỳ vọng thu về cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định, khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kỳ Ngân hàng cũng phải đối đầu với rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Tuy nhiên, cho thuê tài chính có nhiều điểm khác biệt so với cho vay như tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng vì vậy không ghi vào bảng cân đối của người vay, không làm tăng cơ cấu nợ của người vay, ngân hàng có quyền thu hồi nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng, đồng thời ngân hàng cũng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho khách hàng và phải bảo đảm về chất lượng

2.1.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Theo Jorion (2009), rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng được ký kết giữa các bên liên quan

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dễ nhận thấy nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh của NHTM Rủi ro tín dụng cũng phát sinh trong nhiều loại hoạt động ngân hàng, kể cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục đầu tư, các NHTM đại lý, các đối tác kinh doanh sản phẩm phái sinh hay các đối tác ngoại hối Rủi ro tín dụng cũng có thể phát sinh từ rủi ro quốc gia, cũng như phát sinh một cách gián tiếp thông qua hoạt động bảo lãnh Rủi ro tín dụng tồn tại trên cả nội bảng và ngoại bảng cân đối của NHTM (NHNN, 2005)

Như vậy, rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NHTM do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết, có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro tín dụng nhưng có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có hai cấp độ: Khách hàng trả nợ không đúng hạn và khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng

Trang 23

2.1.3 Các tiêu chí đánh giá tín dụng

2.1.3.1 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi khi đến hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn với nguyên nhân hợp lý Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư

nợ, điều này chứa đựng rủi ro cho ngân hàng, thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện sự thâm hụt vốn tự có càng nhiều do chất lượng tín dụng bị giảm sút Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng giảm

để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng trả

nợ nghi ngờ

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn Các tổ chức tín dụng được yêu cầu phân loại nợ theo phương pháp định lượng, trong đó các khoản nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn từ 91

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu

x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

Trang 24

ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện, hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ

Tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ (%) gia tăng lượng tiền cho vay của hệ thống các NHTM của kỳ này so với cùng kỳ năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định đến rủi ro của ngân hàng (Saurina J., 2006) Nếu các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tiêu chuẩn lỏng lẻo thì với một

tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn đồng nghĩa các khoản vay cũng có nhiều rủi ro hơn (Ahlem Selma et al., 2013)

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng là tác động trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực Khi tăng trưởng tín dụng tăng, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ giảm Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu, do đó rủi ro cũng giảm Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng tăng cao quá mức và các dòng vốn tín dụng này không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại chảy vào các dòng tiền đầu cơ trong bất động sản, vàng, ngoại tệ…thì sẽ gây ra những bất ổn trong nền kinh tế và nguy cơ

nợ xấu tăng cao Do đó, rủi ro tín dụng sẽ tăng cao

Trang 25

2.1.3.4 Thu nhập lãi cận biên

Thu nhập lãi cận biên = Thu nhập lãi – Chi phí lãi x 100%

Tổng tài sản có sinh lời Thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản có sinh lời Tổng tài sản có sinh lời được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư Thông qua

tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất

Thu nhập lãi ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro cao và họ phải trích lập dự phòng nhiều, điều này buộc họ phải tính toán lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có mối tương quan dương

2.1.3.5 Dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD trích lập x 100%

Tổng dư nợ tín dụng Theo Ashour M.O (2011), dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm bù đắp tổn thất phát sinh từ các khoản vay không thu hồi được Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước chính của ngân hàng (Laeven, L and Majnoni, G., 2003)

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), “Dự phòng rủi ro là là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất

có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”

Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Ashour M.O, 2011)

Trang 26

Như vậy, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng nhận diện

và đánh giá rủi ro của khoản vay từ đó ước lượng khả năng tổn thất tài sản của ngân hàng Khi một khoản nợ của khách hàng được xác định có khả năng rủi ro không thu hồi được một phần hay toàn bộ, ngân hàng tạo ra nguồn dự trữ để trang trải cho những tổn thất tín dụng Nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao

2.1.3.6 Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng

Tỷ trọng dư nợ tín dụng = Tổng dư nợ x 100%

Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tổng tài sản

có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận càng lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng cao

Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành ba nhóm:

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng Thông thường, đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của

Trang 27

hưởng của chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế là sự biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế gây ra bởi các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế Thông thường, chu kỳ kinh tế được đo lường bằng cách xem xét sự biến động của tăng trưởng GDP thực (hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế) xoay quanh xu hướng dài hạn của chính nó Trong điều kiện không có các cú sốc, tăng trưởng kinh tế sẽ trùng với đường dài hạn này Các cú sốc, ví dụ như cú sốc cầu đầu tư, cú sốc cầu hàng hoá xuất khẩu, cú sốc về giá nguyên vật liệu đầu vào, tiến bộ công nghệ, thiên tai, sẽ làm cho tăng trưởng của nền kinh tế cao hơn hoặc thấp hơn so với đường

xu hướng dài hạn Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi nên dễ thu hồi nợ vay và rủi ro tín dụng xảy ra là thấp Ngược lại, vào thời

kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên các khoản vay dễ xảy ra rủi ro đặc biệt là những khoản vay trung dài hạn

Nghiên cứu của Chaibi & Ftiti (2014) cho rằng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và rủi ro rín dụng của các ngân hàng phụ thuộc vào các giai đoạn của chu kỳ kinh tế Cụ thể trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế các doanh nghiệp, cá nhân có đầy đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên trong giai đoạn suy thoái khả năng trả nợ bị sụt giảm Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu

2.2.1.2 Lạm phát

Khi lạm phát tăng cao dẫn đến hệ quả kéo theo là lãi suất tăng lên, thị trường mua bán bị giảm sút do giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao so với giá trị thực, thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân vay vốn giảm, các khoản vay có vấn đề tăng Ngược lại, khi lạm phát được kiểm soát, giá cả thị trường hàng hóa ở mức hợp lý Doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ vay của mình làm nợ xấu giảm xuống (Fofack & Hippolyte, 2005)

Tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng còn thể hiện qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của ngân hàng bị thu hẹp (do

hệ số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi

Trang 28

suất tăng, bao gồm lãi suất vay Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tăng cao hơn Ngược lại nếu lạm phát hạ thấp, Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tăng khả năng tạo tiền, cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm Khách hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho ngân hàng, xác suất xảy ra rủi ro tín dụng giảm

2.2.1.3 Thất nghiệp

Kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp, rủi ro tín dụng gia tăng Ngược lại, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện đáng kể, tín dụng tăng trưởng mạnh, nợ xấu có xu hướng giảm, rủi ro tín dụng có xu hướng giảm

Nghiên cứu Ahlem Selma, Messai & Fathi Jouini (2013) áp dụng phương pháp dữ liệu bảng để phát hiện các yếu tố quyết định nợ xấu với số liệu của 85 ngân hàng tại 3 quốc gia là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha từ năm 2004 đến 2008 đều cho thấy yếu tố tỷ lệ thất nghiệp tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng

2.2.2 Nhóm yếu tố thuộc về ngân hàng

2.2.2.1 Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị các khoản vay qua các năm Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng (Kohler, 2012) Bikker và các cộng sự (2005) đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng tín dụng lên rủi ro tín dụng Khi tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm Các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh hiệu quả, đến hạn thanh toán các khoản nợ ngân hàng doanh nghiệp sẽ dễ thanh toán hơn dẫn đến tỷ lệ

nợ xấu sẽ giảm Nếu tăng trưởng tín dụng tăng cao quá mức và các dòng vốn tín dụng này không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chảy vào các dòng tiền đầu cơ như bất động sản, vàng, ngoại tệ, sẽ gây ra những bất ổn thị trường trong nền kinh tế và sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng do doanh nghiệp không có khả năng chi trả những khoản nợ đến hạn dẫn đến rủi ro tín dụng sẽ tăng lên

Trang 29

2.2.2.2 Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố được nhiều nghiên cứu trước đây lựa chọn và đưa vào mô hình Tổng tài sản của ngân hàng có thể thể hiện được quy mô ngân hàng Về mặt lý thuyết, các ngân hàng có quy mô lớn có nhiều cơ hội

đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng cho thị trường, do đó có thể giảm các rủi ro

từ hoạt động của ngân hàng trong đó có rủi ro tín dụng Khi nói về quy mô ngân hàng có thể xem xét đến lý thuyết “Too big to fail” Lý thuyết đề cập việc tổ chức

có quy mô hoạt động rộng lớn và liên kết với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia, một khi có sự đổ vỡ hay phá sản xảy ra dù vì lý do gì, chính phủ nước đó sẽ không để tổ chức đó sụp đổ bằng những biện pháp như hỗ trợ vốn, trả nợ, sáp nhập hoặc chính nhà nước sẽ mua lại tổ

đó nhằm bảo đảm hoạt động của tổ chức được duy trì một cách bình thường Điều này có thể hiển việc tăng quy mô ngân hàng đến mức có ảnh hưởng lớn đến nhiều thành phần trong nền kinh tế sẽ giảm và vượt qua những hậu quả nghiêm trọng từ rủi ro tín dụng tăng cao quá mức bằng những biện pháp hỗ trợ của chính phủ

Nghiên cứu của Somandevi Thiagarajan và các cộng sự (2011) về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Ấn Độ trong giai đoạn 2001-2010

đã chỉ ra có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng

2.3 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Phần lớn các nghiên cứu trước đây trên đều sử dụng biến nợ xấu là biến phụ thuộc trong mô hình để nói về rủi ro tín dụng, tác giả cũng nhận thấy tỷ lệ nợ xấu có đầy đủ các tố chất cần thiết và đặc trưng hơn hẳn các chỉ tiêu đo lường còn lại, điều

đó phù hợp với các đối tượng của các bài nghiên cứu trước đây Do đó, phần lược khảo sau đây ngoài việc tồng hợp các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi

ro tín dụng, có đề cập thêm các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu, nhằm làm dẫn chứng thêm cho việc lựa chọn các biến của mô hình trong chương 3

Trang 30

- Đối với yếu tố tăng trưởng tín dụng tác động đến rủi ro tín dụng ở kết quả nghiên cứu của Clair (1992) cho thấy ban đầu tăng trưởng tín dụng sẽ tác động làm cho rủi ro tín dụng giảm nhưng sẽ làm tăng rủi ro tín dụng sau một độ trễ nhất định Nghiên cứu của Clair (1992) thực hiện hồi quy biến phụ thuộc lần lượt là tỷ lệ nợ xóa sổ và tỷ lệ nợ xấu Nghiên cứu của Clair không xem xét tác động của các yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô Mô hình hồi quy có dạng mô hình trễ phân phối với biến tăng trưởng tín dụng lấy 3 biến ở 3 độ trễ liên tiếp Tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng được thu thập thông tin từ các Ngân hàng ở Texas từ năm

1984 đến năm 1990, với số lượng quan sát lớn (11.903 quan sát) để chạy mô hình Nghiên cứu của Lis và cộng sự (2001) cho thấy tác động cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro tín dụng Mô hình trong nghiên cứu của Lis và cộng

sự (2001) là mô hình động ở dạng tự hồi quy và phân phối trễ với độ trễ là 2 và 3 năm đối với một số biến độc lập Dữ liệu nghiên cứu thu thập được trong thời gian

10 năm từ năm 1988 đến 1997, số lượng quan sát tác giả thu thập được để thực hiện ước lượng mô hình lên đến 934 quan sát Mức độ tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng cũng thể hiện trong nghiên cứu của Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Tác động ngược chiều của quy mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng có thể thấy trong kết quả nghiên cứu của Hu và cộng sự, (2004) Tác giả đã sử dụng dữ liệu của 40 NHTM Đài Loan trong giai đoạn 1996 - 1999 Mô hình được đưa vào bài nghiên cứu là mô hình phi tuyến tính ở dạng bậc 2 Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu của các NHTM, biến độc lập bao gồm tỷ lệ sở hữu nhà nước, quy mô ngân hàng, chỉ số đa dạng hóa Với phương pháp chạy dữ liệu là phương bình phương tối thiểu OLS, phương pháp hiệu ứng cố định FE và phương pháp tác động ngẫu nhiên RE Một số thử nghiệm thống kê được thực hiện để lựa chọn phương pháp tốt nhất để thực hiện phân tích thực nghiệm

- Đối với yếu tố tăng trưởng GDP tác động đến rủi ro tín dụng ở kết quả nghiên cứu của Lis và cộng sự (2001); Bofondi và Ropele (2011); Louzis và các cộng sự (2012) tác động ngược chiều đối với rủi ro tín dụng Ở nghiên cứu

Trang 31

Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007) cho thấy tác động của tăng trưởng GPD đến rủi ro tín dụng Riêng kết quả nghiên cứu của Ahlem Selma, Messai và Fathi Jouini (2013) tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng

- Lạm phát có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng trong kết quả nghiên cứu của Bofondi và Ropele (2011)- nghiên cứu kiểm tra những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro khoản vay của ngân hàng ở Italia giai đoạn quý 1 năm 1990 đến quý 2 năm 2010 Nghiên cứu này sử dụng phương trình hồi quy đơn chuỗi dữ liệu theo thời gian; nghiên cứu Louzis và các cộng sự (2012); Ahlem Selma, Messai

và Fathi Jouini (2013)

- Trong kết quả nghiên cứu của Bofondi và Ropele (2011); Louzis và các cộng sự (2012) sử dụng dữ liệu bảng với số liệu thu thập theo quý trong khoảng thời gian từ quý I năm 2003 đến quý III năm 2009, số lượng ngân hàng thu thập chỉ được 9 NHTM ở Hy Lạp; Ahlem Selma, Messai và Fathi Jouini (2013) áp dụng phương pháp dữ liệu bảng để phát hiện các yếu tố quyết định nợ xấu với số liệu của

85 ngân hàng tại 3 quốc gia là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha từ năm 2004 đến 2008 đều cho thấy yếu tố tỷ lệ thất nghiệp tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng

Kết luận chương 2

Trong chương 2, nghiên cứu đã trình bày tổng quan lý thuyết về tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHTM Trong thực tế, các NHTM sử dụng nhiều chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rủi ro tín dụng, chứng tỏ được mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng về loại rủi ro này Từ đó thấy được, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế, một phần cũng bởi vì nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng và đa dạng trong khi hậu quả của nó để lại cũng tác động sâu rộng đến hầu hết các đối tượng trong nền kinh tế Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã lược khảo một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM Các nghiên cứu

đã chỉ ra được mối tương quan giữa các yếu tố như tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp với rủi ro tín dụng Các nghiên cứu này sẽ là cơ sở để nghiên cứu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các

Trang 32

NHTM Việt Nam ở chương 4, xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương 3 và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam thông quan thảo luận các kết quả hồi quy mô hình ở chương 4

Trang 33

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VIỆT NAM

Trong chương này sẽ trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đển rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp định tính chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả số liệu được thu thập từ NHNN công bố từ năm 2007-2016 nhằm cho thấy thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam Nghiên cứu sẽ phân tích các chỉ số tại các NHTM Việt Nam như sau: vốn điều lệ bình quân, tổng dư nợ tín dụng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ thu nhập lại cận biên, tỷ

lệ nợ xấu Sau đó nghiên cứu sẽ phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam Cụ thể mối tương quan giữa các yếu tố tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp với rủi ro tín dụng đại diện là tỷ lệ nợ xấu Từ đó có thể thấy được xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam Việc nghiên cứu định tính về các yếu tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam được thực hiện cụ thể chi tiết ở chương 4

3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mục tiêu trả lời cho hai câu hỏi “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào? ; Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như thế nào?” sẽ được trình bày cụ thể chi tiết qua việc thảo luận kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ở chương 4

Từ việc khảo lược tìm hiểu về các mô hình, các phương pháp ước lượng mà các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã thực hiện và xác định các yếu ảnh hưởng rui ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đã được thực hiện ở chương 2 Dựa trên cơ

sở thực tiễn dữ liệu có thể thu thập được tại các NHTM Việt Nam nghiên cứu sẽ

Trang 34

tiến hành nêu ra các giả thuyết nghiên cứu phù hợp, hệ thống biến quan sát và đưa

ra mô hình nghiên cứu cơ bản để thực hiện nghiên cứu kiểm định giả thuyết tại mẫu các NHTM Việt Nam Từ kết quả hồi quy mô hình có được, nghiên cứu sẽ tiến hành thảo luận các kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

3.2.1 Xác định các biến số nghiên cứu

Dựa vào khảo lược các nghiên cứu đã đưa ra trong chương 2 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM, tác giả chọn ra 6 biến, trong đó

có 1 biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu và 5 biến còn lại là biến giải thích (biến độc lập) Các biến độc lập gồm 2 nhóm yếu tố, nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô và nhóm yếu tố bên trong ngân hàng Cơ sở để lựa chọn các biến vĩ mô trong mô hình chủ yếu dựa trên công trình nghiên cứu của Louzis và các cộng sự (2012) kết hợp đa dạng các yếu tố vĩ mô (GDP, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lãi suất vay, nợ công) và các giả thuyết mô tả ảnh hưởng của tác động từ phía hoạt động ngân hàng đến nợ xấu Các nghiên cứu trước đây của các tác giả Clair (1992), Ranjan và Dhal (2003), Hu et al (2004) là các tiền đề cơ bản để hình thành nên các biến độc lập về đặc điểm ngân hàng

3.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu

Nghiên cứu chọn biến tỷ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc và là biến đại diện cho rủi ro tín dụng Trong khi Hasan & Wall (2004), Ahlem Selma & cộng sự (2013) đều đo lường tỷ lệ nợ xấu bằng nợ xấu trên tổng tài sản thì các nghiên cứu khác đo lường bằng nợ xấu trên dư nợ cho vay Tỷ số nợ xấu trên dư nợ cho vay phản ánh chất lượng khoản mục cho vay, còn tỷ số nợ xấu trên tổng tài sản cho phép đánh giá chất lượng tổng tài sản Nghiên cứu đo lường biến tỷ lệ nợ xấu theo cách:

Tổng dư nợ tín dụng

Trang 35

3.2.1.2 Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng được chọn làm biến độc lập trong mô hình Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm Đây là biến được nhiều nghiên cứu tìm thấy có mối quan hệ với tỷ lệ nợ xấu

Nghiên cứu của Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu Tác giả cho rằng các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và chi phí tiếp cận vốn vay thấp, người đi vay làm ăn có lãi, hoạt động kinh doanh tốt, khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán

nợ vay dễ dàng hơn nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống

Theo Cavallo và Majnoni (2002), tăng trưởng tín dụng có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu Đồng quan điểm, Packer & cộng sự (2012) cũng tìm thấy ảnh hưởng trái chiều của tăng trưởng tín dụng lên tỷ lệ nợ xấu Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng thấp khi tăng trưởng tín dụng tăng

3.2.1.3 Quy mô ngân hàng

Bên cạnh yếu tố tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng cũng được quan tâm chọn làm biến độc lập khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu ở nhiều khu vực trên thế giới Quy mô của ngân hàng được thể hiện qua tổng tài sản của một ngân hàng Về mặt lí thuyết, các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng hóa, và do đó có thể làm giảm nguy cơ rủi ro tổng thể tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ không có nhiều cơ hội để đa dạng hóa danh mục cho vay

Saunders & cộng sự (1990), Chen & cộng sự (1998), Cebenoyan & cộng sự (1999), và Megginson (2005) tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu Các nhà nghiên cứu trên đều tìm ra kết quả quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu Nguyên nhân là các ngân hàng lớn thường có hệ thống quản lí rủi ro tốt và đương nhiên họ có nhiều cơ hội để nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất

Theo Chen & cộng sự (1998), Megginson (2005) quy mô ngân hàng được đo bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản Quy mô tài sản của ngân hàng thường

Trang 36

lớn và tại Việt Nam có sự khác biệt đáng kể giữa các ngân hàng, do vậy chọn biến quy mô bằng Ln(tổng tài sản) nhằm giảm sự phân tán thông qua xem xét một phần trăm thay đổi của tổng tài sản tác động đến tỷ lệ nợ xấu

3.2.1.4 Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP được chọn là biến độc lập tiếp theo trong mô hình Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đo lường sức khỏe của nền kinh tế một quốc gia Tổng sản phẩm quốc nội là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm

vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Khi nền kinh tế tăng trưởng thể hiện thông qua GDP tăng, điều đó cho thấy các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra có thị trường tiêu thụ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động, tái sản xuất và đầu tư, từ đó gia tăng lợi nhuận, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp được nâng cao Các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, tỷ lệ nợ xấu thấp nên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thể hiện thông qua GDP giảm, điều đó cho thấy các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không bán được hàng hóa, các khoản nợ vay trước đó ở các ngân hàng khó có khả năng trả đúng hạn, từ đó tỷ lệ nợ xấu tăng lên và trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng lên

Có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu trong nhiều bài nghiên cứu trước như Salas và Suarina (2002); Rajan & Dhal (2003); Jimenez và Saurina (2005); Fofack (2005); Dash và Kabra (2010); Clair (1992)

Clair (1992) đã có bằng chứng tại Texas chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng thông qua các khoản vay của khách hàng mới hoặc hiện hữu thì ban đầu sẽ tác động tích cực đến chất lượng tín dụng nhưng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng sau một độ trễ nhất định

Dash and Kabra (2010) thực hiện nghiên cứu một số biến kinh tế vĩ mô và nhóm các yếu tố bên trong của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu Tác

Trang 37

giả dựa trên dữ liệu của hệ thống ngân hàng Ấn Độ từ năm 1998-2009, nghiên cứu

đã đưa ra bằng chứng cho thấy rằng có mối tương quan âm cao giữa GDP và tỷ lệ

nợ xấu và thêm vào đó là những ngân hàng có lãi suất cao hơn kèm theo tỷ lệ nợ xấu cao hơn

Inekwe Murumba (2013) với tựa đề “Mối quan hệ giữa GDP và nợ xấu: Bằng chứng từ Nigeria (1995-2009)” Dựa trên hệ số tương quan Pearson r, chuỗi thời gian phân tích Kết quả của bài này là tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa và cùng chiều giữa GDP thực tế và nợ xấu trong ngành ngân hàng Nigeria Điều này trái với những phát hiện của những nghiên cứu trước đây

3.2.1.5 Lạm phát

Lạm phát là biến độc lập được chọn trong mô hình Trong nghiên cứu của Fofack & Hippolyte (2005), các tác giả đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ lạm phát và nợ xấu

Lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính tín dụng Bên cạnh đó, lạm phát tăng sẽ kéo theo các hệ lụy lãi suất tăng, đồng tiền bị mất giá dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản, nguy cơ vỡ nợ cao Cơ sở lý thuyết này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về mối tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nợ xấu với tỷ lệ lạm phát của các tác giả Hoggarth và cộng sự (2005), Baboucek và Jancar (2005)

3.2.1.6 Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là biến độc lập được chọn vào mô hình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng đến tỷ lệ nơ xấu Trong nghiên cứu Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) sử dụng số liệu hàng quý của các ngân hàng Anh từ 1988 đến 2004 đánh giá mối quan hệ giữa nợ xấu và các yếu tố vĩ mô cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng sau khi tỷ lệ thất nghiệp tăng Tương tự, Baboucek và Jancar (2005)

Trang 38

lượng hoá tác động của các cú sốc bên ngoài lên chất lượng cho vay của các ngân hàng Czech giai đoạn từ 1993 đến 2006 và tìm thấy bằng chứng về mối tương quan

thuận chiều giữa nợ xấu với tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát giá hàng tiêu dùng

3.2.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi

ro tín dụng của ngân hàng hầu hết đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính Điều đó

có thể thấy rằng mô hình hồi quy tuyến tính cho kết quả khá tốt trong nghiên cứu về ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Dữ liệu bảng cân được sử dụng trong nghiên cứu Từ những nghiên cứu trên có thể xây dựng phương trình cho tỷ lệ các khoản nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 như sau:

NPL= β 0 + β 1 CREDGR + β 2 SIZE + β 3 GDPGR + β 4 CPI + β 5 UEP +ε

 Biến phụ thuộc:

NPL : Tỷ lệ nợ xấu

 Biến độc lập:

- CREDGR: Tăng trưởng tín dụng

- SIZE: Quy mô ngân hàng

Trang 39

(2004) Các nghiên cứu đa phần thu thập số liệu từ một lượng lớn các ngân hàng trong thời gian dài

Bảng 3.1 Tổng hợp các yếu tố nghiên cứu và dấu kỳ vọng

vọng

Bằng chứng thƣc nghiệm

Tăng

trưởng

tín dụng

CREDGR = (Tổng dư nợ năm t - Tổng dư nợ

năm (t-1))/ Tổng dư nợ năm (t-1)

-

Clair (1992); Lis et al (2001); Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007) Quy mô

Louzis et al (2012); Ahlem Selma, Messai

& Fathi Jouini (2013)

& Fathi Jouini (2013)

3.2.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các giả thuyết đưa ra từ các công trình nghiên cứu đã nghiên cứu trước đây mà tác giả đã tham khảo và các kết quả mà họ nhận được về mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu và các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố xuất phát từ phía hoạt động ngân hàng, trong giới hạn về nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả lựa chọn các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng mà tác giả có khả năng xác định và tính toán để xây dựng và đo lường biến độc lập và biến phụ thuộc, để từ đó hình thành

mô hình nghiên cứu với các giả thuyết như sau:

Trang 40

Giả thuyết H1 : Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ

lệ nợ xấu Giả thuyết trên được dựa trên việc tham khảo kết quả của nghiên cứu Clair (1992); Lis et al (2001); Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

Giả thuyết H2 : Có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ

nợ xấu Giả thuyết trên được dựa trên việc tham khảo kết quả của nghiên cứu Hu et

al (2004)

Giả thuyết H3 : Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ

nợ xấu Giả thuyết trên được dựa trên việc tham khảo kết quả của nghiên cứu Lis et

al (2001); Bofondi & Ropele (2011); Louzis et al (2012)

Giả thuyết H4 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu Giả thuyết trên được dựa trên việc tham khảo kết quả của nghiên cứu Bofondi và Ropele (2011); Louzis et al (2012); Ahlem Selma, Messai & Fathi Jouini (2013)

Giả thuyết H5 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu Giả thuyết trên được dựa trên việc tham khảo kết quả của nghiên cứu Bofondi & Ropele (2011); Louzis et al (2012); Ahlem Selma, Messai & Fathi Jouini (2013)

3.2.4 Dữ liệu nghiên cứu

Kích thước mẫu nghiên cứu là vấn đề quan tâm trong nghiên cứu này Trong phân tích hồi quy bội, kích thước mẫu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: mức

ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định và số lượng biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 2007) Có nhiều kỹ thuật để chọn kích thước mẫu đại diện cho mẫu tổng thể Một trong những kỹ thuật xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm của Green (1991)

Tác giả khuyến nghị công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu như sau:

n ≥ 50 + 8m Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình Giả sử áp dụng kinh nghiệm chọn mẫu của Green (1991), với số biến độc lập là 5, vậy kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu bằng 90 số quan sát Ngoài ra, Tabachnick và Fidell (2007) cho rằng, kích thước mẫu cần đủ lớn để kết quả hồi quy được thuyết phục hơn Các tác giả cũng đề xuất một công thức xác định

cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm như sau:

Ngày đăng: 30/01/2019, 13:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Abhiman Das và Saibal Ghosh, 2007. Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation. Published in: Economic Issues , Vol. 12, No. 2 (September 2007): pp. 48-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation
3. Ahlem Selma, Messai và Fathi Jouini (2013) “Micro and macro determinants of Non-performing Loans”. International Journal of Economics and Financial Issues, Vol. 3, No.4, 2013, pp. 852-860 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Micro and macro determinants of Non-performing Loans
6. Baboucek and Jancar (2005), “A var analysis of the effects of macroeconomic shocks to the quality of the aggregate Loan portfolio of the Czech banking sector”, Czech national bank. Working Paper series 1/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A var analysis of the effects of macroeconomic shocks to the quality of the aggregate Loan portfolio of the Czech banking sector
Tác giả: Baboucek and Jancar
Năm: 2005
19. Jimenez,G., Saurina J.(2006),“Credit cycles, credit risk, and prudential regulation”. International Journal of Central Banking, 2(2), 65-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Credit cycles, credit risk, and prudential regulation
Tác giả: Jimenez,G., Saurina J
Năm: 2006
20. Jorion, P. (2009). Financial risk manager handbook. Introduction to credit risk. Wiley finance Laeven, L. and Majnoni, G., 2003. Loan Loss Provisioning and Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to credit risk
Tác giả: Jorion, P
Năm: 2009
25. Megginson, W. (2005). The economics of bank privatization. Journal of Banking Finance, 29, 1931-1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Banking Finance
Tác giả: Megginson, W
Năm: 2005
26. Mendoza, E. G., & Terrones, M. E. (2008). An anatomy of credit booms: evidence from macro aggregates and micro data. IMF Working Paper, 226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IMF Working Paper
Tác giả: Mendoza, E. G., & Terrones, M. E
Năm: 2008
37. Wahlen, J. M. (1994), “The Nature of Information in Commercial Bank Loan Loss Disclosures”, The Accounting Review, No 69, July, 455–478 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Nature of Information in Commercial Bank Loan Loss Disclosures
Tác giả: Wahlen, J. M
Năm: 1994
4. Blog Nghiên cứu khoa học, 2013. Mô hình dữ liệu bảng: Fixed effects vs random effects. [Online] Available at: http://hd-nckh.blogspot.com/2014/03/mo-hinh-du-lieu-bang-panel-data-model.html Link
1. Báo cáo điều tra số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam giai đoạn 2007-2016 Khác
3. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 23 ngân hàng thương mại: ACB, Eximbank, Sacombank, Vietcombank, Vietinbank, Maritime, Techcombank, VPB, BIDV, SeABank, MBB, Kiên Long, An Bình, Nam Á, OCB, HDB, SHB, Viet A, VIB, NCB, PGB, SGB, SCB Khác
5. Chính phủ, 2012. Quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 (gọi tắt là Đề án 254) Khác
6. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Khác
7. Nguyễn Đăng Dờn, 2012. Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương: Nhà xuất bản Phương Đông Khác
8. Lý Hoàng Ánh, Lê Thị Mận, 2013. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Khác
9. Lý Hoàng Ánh và cộng sự, 2013. Tiền tệ và ngân hàng: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Khác
10. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại: Nhà xuất bản Thống kê Khác
11. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng: Nhà xuất bản Thống kê Khác
12. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng: Nhà xuất bản Thống kê Khác
13. Trần Huy Hoàng, 2013. Khủng hoảng kinh tế, Quản trị Ngân hàng và vấn đề nợ xấu. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 84 , pp.4-9.Danh mục tài liệu tiếng Anh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w