Gia Lộc là một huyện nằm phía tây nam của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 111 km² và dân số 137.586 người (năm 2008). Địa hình Gia Lộc là đồng bằng, đất nông nghiệp chiếm 67% diện tích. Về giao thông, đường 17 chạy qua địa phận huyện và đường thuỷ trên sông Thái Bình. Trước đây, huyện mang tên Gia Lộc. Gia Lộc nhập với huyện Tứ Kỳ, thành huyện Tứ Lộc vào những năm 1979 - 1996, thuộc tỉnh Hải Hưng. Từ ngày 27 tháng 1 năm 1996, hai huyện lại được tách ra và mang tên trước đó.Mục lục 1 Hành chính 2 Kinh tế 3 Di tích lịch sử 4 Viễn thông 5 Giáo dục Hành chính Huyện có một thị trấn Gia Lộc, 22 xã là Liên Hồng, Thống Nhất, Trùng Khánh, Yết Kiêu, Gia Hoà, Lê Lợi, Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Hồng Hưng, Hoàng Diệu, Tân Tiến, Gia Xuyên, Gia Tân, Gia Lương, Gia Khánh, Thống Kênh, Đồng Quang, Đức Xương, Quang Minh, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng. Kinh tế Gia Lộc hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa, các loại rau, khoai tây, tỏi, ớt, hoa đào v.v. với nguồn nước phong phú. Rau quả, táo, dưa hấu Gia Lộc được tiêu thụ cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía nam[cần dẫn nguồn]. Trung tâm mua bán, trao đổi các sản phẩm nông nghiệp tập trung ở Quán Nghiên(thuộc khu vực xã Gia Xuyên). Tại xã Liên Hồng có Viện cây lương thực Lương Đình Của của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Di tích lịch sử Huyện có đền thờ Yết Kiêu tại xã Yết Kiêu, là quê hương Yết Kiêu. Ngoài ra còn có đền thờ Nguyễn Chế Nghĩa. Viễn thông Số máy điện thoại: 6.110 chiếc (bình quân: 100 dân 4 cái) Giáo dục Trường mẫu giáo: 26 trường Trường phổ thông: 54 trường Trường THCS Lê Thanh Nghị là một trường có chất lượng đào tạo tốt, có nhiều người con ưu tú được hoc tập từ nơi đây. Tiền thân của trường là Phổ thông năng khiếu. Năm 1998, đổi tên thành PTCS Lê Thanh Nghị. Có 4 trường THPT là: Gia Lộc, Đoàn Thượng, Bán Công, Trung Tâm GD Thường Xuyên. Trường có tất cả 12 lớp, gồm 2 ca sáng - chiều. Tùy theo học lực, trường phân ra 3 loại lớp: A1, A2, A3. Trường đã đào tạo được những thế hệ học sinh đoạt giải cấp huyện, tỉnh, thành phố và quốc gia . Tiến, Gia Xuyên, Gia Tân, Gia Lương, Gia Khánh, Thống Kênh, Đồng Quang, Đức Xương, Quang Minh, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng. Kinh tế Gia Lộc hoạt động. tỉnh Hải Hưng. Từ ngày 27 tháng 1 năm 1996, hai huyện lại được tách ra và mang tên trước đó.Mục lục 1 Hành chính 2 Kinh tế 3 Di tích lịch sử 4 Viễn thông