Trong hội thảo “Mô hình tổ chức, quản lý chợ truyền thống trong đô thị ở Việt Nam” tổ chức ngày 22-6-2012, đại diện Vụ thị trường Bộ thương mạicho rằng cần phát triển chợ truyền thống th
Trang 1NGÔ ANH TUẤN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Bùi Quang Bình
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Anh Tuấn
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục luận văn 3
6 Tổng quan nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG 7
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG 7
1.1.1 Khái niệm về chợ truyền thống 7
1.1.2 Phân loại chợ truyền thống 8
1.1.3 Vai trò của chợ truyền thống 11
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG 15
1.2.1 Phát triển về quy mô chợ truyền thống 15
1.2.2 Gia tăng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ 17
1.2.3 Thực hiện hoạt động liên kết của chợ truyền thống 18
1.2.4 Tổ chức quản lý hoạt động chợ 19
1.2.5 Tăng kết quả và hiệu quả của chợ truyền thống 20
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH CHỢ 21
1.3.1 Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng xã hội 21
1.3.2 Hệ thống chính sách pháp luật về chợ và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 22
1.3.3 Sự xuất hiện và phát triển của các trung tâm thương mại lớn 22
Trang 41.4.1 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở thành phố Hồ Chí Minh: tư
nhân quản lý chợ 26
1.4.2 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Hợp tác xã quản lý chợ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 31
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG 31
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội 31
2.1.2 Sự phát triển của các trung tâm thương mại lớn 34
2.1.3 Khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống với siêu thị 36
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐÀ NẴNG 39
2.2.1 Tình hình phát triển về quy mô chợ truyền thống 39
2.2.2 Thực trạng phân bố ngành hàng và chất lượng sản phẩm của các chợ truyền thống 47
2.2.3 Tình hình liên kết hoạt động chợ truyền thống và các loại hình trong hệ thống phân phối 49
2.2.4 Tình hình quản lý hoạt động chợ 52
2.2.5 Tình hình kết quả và hiệu quả chợ truyền thống 55
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 60
2.3.1 Những kết quả đạt được 60
2.3.2 Những tồn tại hạn chế 61
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 62
Trang 53.1 CĂN CỨ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 64
3.1.1 Mục tiêu phát triển 64
3.1.2 Phương hướng phát triển chợ 66
3.2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 68
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch 68
3.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 70
3.2.3 Giải pháp khai thác các nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ 72
3.2.4 Giải pháp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý chợ 75
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý chợ 75
3.2.6 Giải pháp về nâng cao chất lượng phục vụ, văn minh thương mại và an toàn vệ sinh thực phẩm 76
3.2.7 Giải pháp về phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông 78
3.2.8 Giải pháp về tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả 79
KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GI ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 6Số hiệu Tên bảng Trangbảng
2.1 Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại tại Đà
2.8 Bảng tổng số thu phí các chợ trên địa bàn quận Cẩm
Trang 7MỞ ĐẦU
1 ý do chọn đề tài
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 60 chợ và khoảng 15.000
hộ kinh doanh (số liệu Sở Công Thương Đà Nẵng) phần lớn lượng hàng hóaluân chuyển qua kênh phân phối này, đây thực sự là kênh phân phối hữu hiệucho hàng Việt cũng như để phát triển sâu rộng cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Là một thị trường đầy tiềm năng với
những ưu thế vốn có của mình chợ truyền thống 2 đã đáp ứng nhu cầu mua
sắm của đông đảo người dân từ bao đời nay, cung cấp hàng hóa đa dạng vềchủng loại lẫn giá cả, đặt biệt chợ truyền thống là nơi thuận bán vừa mua,không những thế đây là nơi các tiểu thương lấy hàng sản lượng lớn với giá
ưu đãi,
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế như nước tahiện nay thì chợ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Đặcbiệt khi mà đời sống người dân đang từng bước được cải thiện thì nhu cầutiêu dùng hàng hóa ngày càng nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, Chợ đã xuất hiện từ rấtlâu và đã ăn sâu vào tiềm thức mua bán của người dân Thông qua việc sinh
hoạt chợ và các loại hình tổ chức thương mại cho thấy được sự phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của một vùng, một địa phương
Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, sức cạnhtranh so với siêu thị còn nhiều hạn chế như: giá cả không được niêm yết, giáhàng hóa nhiều lúc còn cao, thậm chí cao hơn giá trong các siêu thị, mẫu mãhàng hóa không đẹp Mặt khác, phong cách phục vụ tại các chợ truyền thốngcùng với chất lượng sản phẩm, cũng như việc đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm,… vì vậy vấn đề đặt ra làvới xu hướng hiện nay trong khi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những năm
Trang 8qua có rất nhiều các siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện đại văn minh nổi lên vớiphong cánh phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo và có nhiều ưu đãi đối vớikhách hàng,… Liệu những điều này có khiến người dân đang dần dần quaylưng với chợ truyền thống?
Thực tế hệ thống chợ truyền thống ở nước ta còn tồn tại nhiều yếu kém:
cơ sở vật chất nhìn chung còn rất nghèo, lạc hậu Việc đầu tư xây dựng còn thiếu
sự chỉ đạo thống nhất, việc xây dựng chợ còn vội vàng thiếu sự tính toán điều trakhảo sát vào nhu cầu thực tế Công tác quy hoạch chợ còn chưa đồng nhất vàchưa phù hợp với sự phát triển của từng vùng từng địa phương Nhiều chợ saukhi xây dựng đã đi vào hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả
Măt khác Việt Nam đang trên con đường hội nhập về kinh tế đòi hỏihoạt động thương mại ngày càng phải diễn ra mạnh mẽ hơn, hệ thống chợphải hoạt động có hiệu quả hơn, hiện đại hơn nhằm đẩy mạnh hoạt động muabán tại các chợ
Xuất phát từ các lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp pháttriển chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sỹnhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại ở các chợ truyền thống hiệnnay
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển chợ truyềnthống
- Phân tích thực trạng phát triển chợ truyền thống tại Đà Nẵng ;
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu trong việc khai thác, quản lý chợ hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về Phát triển chợ và phát triển chợ truyền thống
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương phápsau:
- Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
- Và các phương pháp khác,…
5 Bố cục luận văn
Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận chung về phát triển chợ truyền thống
Chương 2 Thực trạng phát triển và quản lý chợ tại thành phố Đà NẵngChương 3 Phương hướng, giải pháp phát triển chợ truyền thống tại Đà
Nẵng
6 Tổng quan nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về chợ truyển thống và phát triển chợtruyền thống ở Việt Nam Mỗi nghiên cứu tùy theo mục tiêu và chủ đề quantâm mà tập trung vào giải quyết chúng Dưới đây xin đưa ra một số nghiêncứu làm cơ sở cho đề tài
Trong nghiên cứu của Lê Thị Mai (2002) về Chợ nông thôn Châu thổ
sông Hồng trong quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội thời kỳ đổi mới đã
khẳng định vai trò của chợ truyền thống không chỉ là nhân tố tác động tới phát
Trang 10triển kinh tế xã hội ở nông thôn mà còn tạo ra những chuyển biến xã hội Tácgiả cũng đã khẳng định cần phải duy trì và phát triển loại hình này nhưng cần
có lộ trình và các giải pháp thích hợp với từng vùng nhất là khu vực nôngthôn Tuy chỉ đề cập tới chợ nông thôn nhưng nghiên cứu này cũng hữu íchcho nghiên cứu phát triển chợ truyền thống ở khu vực nông thôn của địaphương
Thao Hà Anh (2013) trong bài viết “Chợ truyền thống: Nâng cấp, nânghiệu quả” đã khẳng định vai trò và sự cần thiết phải phát triển loại hìnhthương mại này trong điều kiện Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam theo tác giảvới vai trò là kênh phân phối khoảng 40% lượng hàng hóa, nâng cấp chợtruyền thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa tại thị trườngnội địa Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ năm 2003 đến cuối năm
2012, cả nước đã cải tạo nâng cấp được 2.984 chợ các loại; Xây mới 2.006chợ, nâng tổng số chợ cả nước lên 8.547 Số chợ đạt hiệu quả chiếm khoảng97% Ngoài hiệu quả kinh tế, chợ truyền thống còn là nơi giải quyết công ănviệc làm cho một lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động nông thôn Cũngtheo thống kê của Bộ Công Thương, chợ truyền thống hiện đang tạo công ănviệc làm cho khoảng hai triệu thương nhân buôn bán tại chợ Riêng các chợ
ở khu vực nông thôn, số lượng người bán thường xuyên cố định chiếm khoảng 47%
Tác giả đã chỉ ra những vấn đề của chợ truyền thống hiện nay đó là (i)tình trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng với 28% số chợ vẫn ở trong tình trạnglều lán, tạm bợ; thậm chí có tới 15% số chợ còn họp ngoài trời; (ii) Nạn hàngnhái, hàng giả, mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một đặc điểm khá nhứcnhối đã tồn tại khá lâu trong các khu chợ truyền thống; (iii) Tình trạng tự phátkhông tuân thủ quy hoạch gây ra không ít khó khăn trong quản lý
Để phát triển theo tác giả (i) Thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch
Trang 11phát triển chợ, Các khu chợ nằm trong quy hoạch nhưng không mang lại hiệuquả sẽ được đánh giá lại, chuyển đổi để có hướng đi thích hợp với từng vùng
và địa phương; (ii) Việc nâng cấp và phát triển chợ sẽ tiếp tục được thực hiệnbằng hình thức kêu gọi xã hội hóa, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân;(iii) Các địa phương cũng cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa cho các dự án chợcủa nhà đầu tư tư nhân
Theo Báo Hà nội mới (2012) muốn phát triển chợ truyền thống thì cần(i) Nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng tại chợ phù hợp, bảo đảm sự đi lại thôngthoáng, mua bán thuận tiện; (ii) Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát vệsinh an toàn thực phẩm; xây dựng văn hóa kinh doanh văn minh, lịch sự (iii)cần nâng cao năng lực của ban quản lý chợ hiện có và có hướng chuyển đổisang mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý nhằm nângcao chất lượng hoạt động
Trong hội thảo “Mô hình tổ chức, quản lý chợ truyền thống trong đô thị
ở Việt Nam” tổ chức ngày 22-6-2012, đại diện Vụ thị trường Bộ thương mạicho rằng cần phát triển chợ truyền thống theo mô hình doanh nghiệp kinhdoanh, quản lý chợ vì những lý do (i) Năng động hơn, có khả năng huy độngđược nhiều nguồn lực để phát triển và quản lý chợ (kể cả nguồn lực tài chính
để xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ); (ii) Quản lý và kinh doanh chợ có hiệuquả hơn do có cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động kinh doanh và đội ngũcán bộ nhân viên nhìn chung có trình độ nghiệp vụ và quản lý cao hơn so vớinhân viên của các Ban quản lý chợ do phần lớn được đào tạo qua trường lớp
và có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động kinh doanh; (iii) Giảm bớtđược gánh nặng cho Nhà nước vì không phải tăng biên chế, quỹ lương cholực lượng cán bộ tham gia quản lý chợ; qua hoạt động kinh doanh, nguồn thucủa doanh nghiệp cao hơn, có khả năng tích lũy, tái đầu tư vào con người vàcác công trình phục vụ chợ cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước; (iv)
Trang 12Có điều kiện thực hiện tốt hơn công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và văn minhthương mại Với những ưu thể như vậy việc lựa chọn và phát triển mô hìnhnày sẽ rất phù hợp với Việt Nam
Theo Xuân Huy (2014) để phát triển hệ thống thương mại nói chung và
hệ thống chợ truyền thống cần phải đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vật chất
kỹ thuật cho thương mại trong nước Kết hợp hài hòa giữa hệ thống chợtruyền thống và chợ hiện đại Phát triển các trung tâm thu thập, dự báo vàcung ứng dịch vụ thông tin thương mại Mở rộng áp dụng hình thức hợp táccông tư (PPP) trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuậttrong lĩnh vực thương mại
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG
1.1.1 Khái niệm về chợ truyền thống
a Khái niệm về chợ
Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành:
"Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặcnhững buổi nhất định"
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)(2) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155)
"Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thựcphẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)
Theo khái niệm thường dùng trong lĩnh vực thương mại: chợ là loạihình thương nghiệp phát triển khá phổ biến ở nước ta; chợ là hiện thân củahoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất
là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở cácvùng đô thị các thành phố lớn
b Khái niệm về chợ truyền thống
Theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ vềphát triển và quản lý chợ :
Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mangtính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhucầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.Phạm vi chợ: là khu vực kinh doanh dành cho hoạt động chợ, bao gồmdiện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho
Trang 14hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanhchợ.
Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu, thu hút, tập trung lượng hànghóa từ các nguồn, sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngànhhàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác
Chợ kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên
Như vậy chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
1.1.2 Phân loại chợ truyền thống
- Phân loại chợ theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ: Theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về
phát triển và quản lý chợ, có các loại chợ như sau :
- Loại 1: là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựngkiên cố, hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tếthương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngànhhàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức thường xuyên; có mặt bằng phạm
vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụtại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo
Trang 15lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
- Loại 2: là chợ có trên 200 điểm kinh doanh (*), được đầu tư xây dựngkiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm giao lưu kinh
tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức cácdịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hànghóa, dịch vụ đo lường
- Loại 3: là các chợ dưới 200 điểm kinh doanh (*) hoặc các chợ chưađược đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; chủ yếu phục vụ nhu cầumua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa điểm phụ cận
- Phân loại chợ theo tính chất mua bán:
Dựa theo tiêu thức này người ta có thể chia chợ ra làm hai loại là chợbán buôn và chợ bán lẻ
Chợ bán buôn : Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng caotrên 60-70%, đồng thời vẫn có bán lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ Thường tập trungbán buôn ở các chợ cấp vùng và cấp thành phố, thị xã, thị trấn, có phạm vihoạt động lớn tập trung khối lượng hàng hoá lớn, hoạt động mua bán chủ yếu
là thu gom hàng hoá và phân luồng hang hoá các nơi Các chợ này thường lànơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, cho chợ bán lẻ và ngoài khuvực, nhiều chợ là nơi thu gom hàng xuất khẩu
Chợ bán lẻ: là những chợ thuộc cấp xã, phường (liên xã, liên phường),cụm dân cư hàng hoá qua chợ chủ yếu là bán lẻ, bán chủ yếu cho người tiêudùng trực tiếp hàng ngày
- Phân loại theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh: Có chợ tổng hợp
và chợ chuyên doanh.
Chợ tổng hợp: Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều
Trang 16ngành khác nhau Trong chợ, tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng(quần áo, giày, dép, các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng ),công cụ lao động nông nghiệp (cuốc, xẻng, liềm, búa ), cây trồng, vật nuôi chợ đáp ứng nhu cầu toàn bộ của khách hàng.Hình thức chợ tổng hợp này thểhiện những đặc trưng của chợ truyền thống, ở nước ta hiện nay loại hình nàyvẫn chiếm ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển.
Chợ chuyên doanh: là chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu,mặt hàng này thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời có bán một số mặthàng khác, các loại hàng khác có doanh số dưới 40% tổng doanh thu Nhiềuchợ chỉ chuyên doanh một hoặc một nhóm mặt hàng nhất định, như chợ hoatươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ cá biển, chợ rau quả, chợ cây cảnh, chợ tôm,chợ giống, chợ bò sữa…
- Theo địa giới hành chính:
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chọ đô thị và chợ nông thôn Chợ
đô thị: Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn Do ở
đây, đời sống văn hóa có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên cácchợ ở thành phố có tốc độ đô thị hóa cao hơn ở nông thôn, văn minh thươngmại cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường bổ xung
và hoàn chỉnh Phương tiện để phục vụ mua bán, hệ thống truyền thông vàdịch vụ ở chợ này thường tốt hơn các chợ ở nông thôn Tuy nhiên, như thếđồng nghĩa với việc các chợ ở đô thị sẽ mang tính hiện đại của một loại hìnhthương mại mới và tính truyền thông trong chợ sẽ dần dần bị mai một
Chợ nông thôn: là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâmcụm xã Hình thức mua bán đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núingười dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), cácquầy, sạp có quy mô nhỏ, lẻ, manh mún Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện
Trang 17đậm đà bản sắc truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, các vùng lãnh thổkhác nhau.
- Phân loại theo tính chất và quy mô xây dựng:
Theo tiêu thức này có ba loại chợ là: chợ kiên cố, bán kiên cố và chợ tạm.Chợ kiên cố: là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tốcủa một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao Chợ kiên cố thường làchợ loại I có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại II có diện tích đất 6.000
m2 đến 9.000 m2 Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh thành phố lớn,các huyện lỵ, thị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và
là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn
Chợ bán kiên cố: là chợ chưa hoàn chỉnh, bên cạnh những hạn mục xâydựng kiên cố (cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạn mục xây dựng tạm nhưlán, quầy bán hàng độ bền sử dụng không cao và thiếu tiện nghi Chợ bánkiên cố thường là chợ loại III, có diện tích đất 3.000m2 – 5.000m2 Chợ nàychủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi, chợ liên xã, liênvùng, các khu vực ngoài thành phố lớn
Chợ tạm: là chợ mà những quầy sạp bán hàng là những lều quán đượclàm có tính chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanhchóng và ít tốn kém Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã,các thôn, có chợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định(như tết, lễ hội )
1.1.3 Vai trò của chợ truyền thống
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, chức năng chính củachợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóakhác nhau Ngày nay rất nhiều cửa hàng, siêu thị phát triển, chợ điện tử cũng
đã hoạt động mạnh mẽ, nhưng chợ truyền thống vẫn là kênh chính trao đổi,chuyển hóa giữa sản xuất và tiêu thụ, giải quyết nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Trang 18Đồng thời đây cũng là nơi giao lưu mua bán với các mặt hàng đa dạng, làkênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống, đặc biệtđóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng nghèo.
- Đối với sản xuất
Chợ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Chợ phản ảnhnhu cầu tiêu dùng hàng hóa của từng địa phương về số lượng, chất lượng,chủng loại hàng hóa để nhà sản xuất điều chỉnh sản xuất sao cho phù hợp vớinhu cầu tiêu dùng xã hội, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường Thôngqua kênh phân phối chợ giúp cho nhà sản xuất đưa hàng đến tay người tiêudùng và ngược lại thông qua chợ người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọnhàng hóa để thỏa mãn nhu cầu mua sắm
- Đối với phát triển thương mại
Chợ đã góp phần tăng giá trị ngành thương mại trên địa bàn và gópphần tăng thu ngân sách Theo thống kê, tỷ trọng hàng hóa dịch vụ bán lẻ qua
hệ thống chợ chiếm khoảng 60% tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ toàn xãhội, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, thể hiệnvai trò quan trọng trong việc tham gia bình ổn thị trường, đáp ứng kịp thờinhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân Hoạt động mua bán quamạng lưới chợ là một kênh quan trọng tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy, hải sản
và sản phẩm các làng nghề, cung ứng vật tư cho sản xuất địa phương đối vớichợ nông thôn và phục vụ đời sống sinh hoạt dân cư trong khu vực Chợ pháttriển tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tạothuận lợi cho trao đổi và mua bán hàng hóa của các cư dân trên địa bàn, gópphần cải thiện đời sống cho các tiểu thương tham gia chợ và tiêu thụ các sảnphẩm nông nghiệp nhà vườn
- Đối với phát triển xã hội và giải quyết việc làm
Các thương nhân kinh doanh tại chợ đa số là người buôn bán nhỏ lẻ,
Trang 19nơi đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thông qua chợ đặc biệt các mặthàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản của địa phương và sự giao lưu tập quántiêu dùng, văn hóa vùng miền được truyền bá khắp mọi miền tổ quốc.
Chợ là nơi giải quyết việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt lànhững người lao động phổ thông không có trình độ học vấn cao, khó hoặckhông thể xin việc tại các doanh nghiêp đòi hỏi có trình độ về tri thức Chỉ vớiphép tính đơn giản sau; nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2người giúp việc, những nhân viên bán hàng, người phục vụ tổ chức nguồnhàng để đưa về chợ thì số người lao động tại chợ sẽ tăng lên đến 2 hoặc 3lần so với số lượng người chỉ buôn bán trực tiếp ở chợ Chính vì điều nàychợ đã giải quyết được một số lượng công việc lớn cho người lao động, đồngthời giải quyết một lượng lao động không thường xuyên tham gia các dịch vụ
hỗ trợ hoạt động chợ như vận chuyển, bốc xếp, sơ chế, đóng gói bao bì….Ngoài những người tham gia buôn bán trực tiêp tai chợ chúng ta còn phải nóiđên một số lượng Cán bộ công nhân viên phục vụ tại các chợ đê đảm về mặt
an ninh chợ và công tác quản lý chợ
- Về việc giữ gìn bản sắc dân tộc và đối với người dân
Có thể nói, chợ là bộ mặt kinh tế xã hội của một địa phương và là nơiphản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của một vùngdân cư Tính văn hóa của chợ được thể hiện rõ nhất là các chợ ở miền núi,vùng cao, vùng sâu, vùng xa hơn là các chợ tại các đô thị lớn hay ở thành phố.Ngoài mục tiêu mua bán còn đến chợ là nơi giao tiếp, trao đổi công việc
Chợ còn là nơi hò hẹn của các đôi trai gái, vì vậy người dân miền núithường gọi là đi “chơi chợ” thay cho từ đi chợ mua sắm như người dướixuôi thường gọi Các phiên chợ này nó tồn tại từ lâu đời và nó là những bảnsắc văn hóa vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta
Ở miền núi vùng cao, vùng sâu vùng xa, chợ là điểm duy nhất hội tụ
Trang 20đông người Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, nhiều thôn bản và nhiều cácdân tộc người thiểu số Vì thế đã từ lâu chính quyền địa phương đã biết lấychợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luậtcủa nhà nước.
* Đặc điểm chợ truyền thống
Chợ là một địa điểm công cộng mà tại đó việc mua bán, trao đổi hànghoá, dịch vụ của dân cư, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt củamọi người Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể thực hiện mua bán, trao đổi hànghóa mình mong muốn
- Sự hình thành của chợ do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổihàng hoá, dịch vụ của con người Chợ có thể hình thành một cách tự phát hoặc quá trình nhận thức sự tự giác của con người
- Các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thườngdiễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian nhất định có thể theo ngày, buổiphiên Thời gian và chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá,dịch vụ cũng đồng nghĩa với việc thói quen, tập quán mua bán hàng hóa đãđược hình thành và duy trì trong một thời gian dài qua nhiều năm; tính ổnđịnh và thuận tiện trong phục vụ nhu cầu mua sắm của dân cư trong khu vực
cơ bản được khẳng định; khả năng thâm nhập, tiếp cận sâu tới người tiêudùng là rất cao
- Chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam, thể hiện tronggiao dịch và trong văn hóa của chợ, các mặt hàng mang tính truyền thống đặctrưng của từng vùng, miền hầu hết đều được bán tại chợ, người tiêu dùng khiđến chợ của một địa phương nào thường muốn mua hàng truyền thống củađịa phương đó Việc đưa những mặt hàng truyền thống, đặc trưng của vùng,miền vào chợ truyền thống sẽ biến nơi đây thành một kênh quảng bá, tiêu thụhàng Việt rất hiệu quả
Trang 21- Hàng hóa ở chợ có ưu điểm thường là tươi mới, đa dạng, phong phú vànổi tiếng với một số thực phẩm tươi sống (gà, vịt và thuỷ hải sản, rau, củ ), cácloại hoa tươi và trái cây tươi, đặc biệt là những gian hàng mắm (mắm dưa, mắm
cà, mắm tôm ) du khách thường thích mua về làm quà – các
món ăn rất đặc trưng cho từng vùng miền và có giá rẻ, gần gũi với người dân,
kẻ bán, người mua vui vẻ đã tạo cảm giác thân thiện, tin tưởng dễ chịu chongười tiêu dùng và du khách
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG
Phát triển chợ truyền thống là quá trình duy trì, mở rộng và hoàn thiệncác hoạt động thương mại mang tính truyền thống trên cơ sở quy hoạch pháttriển và đáp đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầutiêu dùng của khu vực dân cư Quá trình này có các nội dung sau:
1.2.1 Phát triển về quy mô chợ truyền thống
Phát triển về quy mô chợ truyền thống có thể hiểu là quá trình duy trì
và mở rộng thêm quy mô hoạt động của chợ truyền thống, là quá trình nângcấp, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng của chợ truyền thống bảo đảm yêucầu thực hiện tốt hơn chức năng hoạt động thương mại của chợ truyền thốngtrong đáp đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầutiêu dùng của khu vực dân cư
Phát triển về quy mô chợ truyền thống thể hiện qua việc xây dựng lại,cải tạo và hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho hệ thống chợ truyền thống cũ Hạ tầng
cơ sở gồm nhà trung tâm với các khu chức năng, hệ thống cấp thoát nước,kho chứa hàng, đượng giao thông nội bộ, cung cấp điện, hệ thống phòng cháychữa cháy, nhà xe,…, Hệ thống chợ này sẽ được bổ sung thêm các chợ đầumối làm chức năng cung cấp đầu vào - bán buôn cho các chợ bán lẻ Quá trìnhnày diễn ra không chỉ ở những trung tâm thành thị, vùng đồng bằng mà cả cácchợ ở vùng nông thôn Phát triển về quy mô không chỉ đơn thuần tập
Trang 22trung vào hạ tầng cơ sở.
Phát triển về quy mô sẽ là quá trình tiếp tục duy trì và khai thát hiệuquả các chợ truyền thống hiện có, thực hiện quy hoạch phát triển mạng lướichợ trên địa bàn hài hoà với các loại hình thương mại khác, quy hoạch mộtcách hợp lý, có trọng điểm, phù hợp với qui hoạch kinh tế - xã hội của địaphương và của các ngành, lĩnh vực khác, thích ứng với yêu cầu phát triển mộtkhu vực thị trường đô thị, một trung tâm kinh tế Miền Trung, đồng thời phùhợp với tâm lý và tập quán tiêu dùng của dân cư Nâng cấp và mở rộng cácchợ bán buôn, bán lẻ quy mô lớn (hạng I), cải thiện cơ sở hạ tầng chợ dânsinh, phát triển theo hướng chợ chuyên doanh thực phẩm tươi sống Tại khuvực nông thôn (đồng bằng, miền núi): phát triển các chợ dân sinh quy mô nhỏ(hạng III) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chợ hiện có đảm bảo tốt các điềukiện về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường
Yêu cầu phát triển quy mô chợ truyền thống phải bảo đảm tuân thủ quyhoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hay quy hoạch phát triển hạtầng thương mại của địa phương, đặc điểm của địa phương và các quy địnhkhác của pháp luật liên quan tới hoạt động thương mại
Phát triển về quy mô chợ được thực hiện qua việc huy động các nguồnlực cho chợ truyền thống như vốn, lao động, công nghệ và trình độ quản lý
Cụ thể:
Huy động vốn cho phát triển chợ truyền thống Đây là yếu tố quyết
định cho sự phát triển nhất là bối cảnh cạnh tranh của các siêu thị, và các hìnhthức kinh doanh thương mại khác Vốn chủ yếu để thực hiện cải tạo, nâng cấphay xây mới cơ sở hạ tầng cho chợ Nguồn vốn có thể từ nhiều nguồn nhưngchủ yếu xã hội hóa trừ chợ nông thôn nhà nước sẽ phải đầu tư
Lao động cho chợ truyền thống Về số lượng không quan trọng bằng chất
lượng lao động trong các chợ Tiểu thương và người tham gia kinh doanh
Trang 23phần lớn theo kinh nghiệm là chính, họ thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết nhưgiao tiếp, marketing, quản trị cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể.
Công nghệ - tổ chức hoạt động thương mại khoa học Bảo đảm chohoạt động hệ thống cung cấp hành hóa dịch vụ hoạt động theo những tiêuchuẩn nhất định trên nền những quy tắc và thói quen truyền thống mua bán tốtcần duy trì Để chợ truyền thống không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
mà còn bảo đảm công ăn việc làm và đầu ra cho sản xuất
Các tiêu chí phản ánh
- Diện tích chợ được cải tạo, nâng cấp và xây mới;
- Tỷ lệ các chợ đạt tiêu chuẩn quy định về mọi mặt
- Phân bố chợ trên đơn vị hành chính hay 10000 dân;
- Tỷ lệ các chợ đầu mối/ chợ bán lẻ
- Số lao động tăng thêm
1.2.2 Gia tăng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ
Phát triển chợ truyền thống còn bao hàm cả việc không ngừng mở rộng
và nâng cao chất lượng dịch vụ của chợ Mở rộng dịch vụ là quá trình các chủthể của chợ tăng thêm số lượng hay kéo dài danh mục các dịch vụ bằng cảitiến, nâng cấp các dịch vụ cũ để hình thành dịch vụ mới, đưa ra dịch vụ mới,
…ví dụ bán hàng thực phẩm kèm theo dịch vụ chuyên chở về cho khách…Nâng cao chất lượng dịch vụ là cải thiện, hoàn thiện hay nâng cao các tiện íchhay mức độ thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng Ví dụ người bán hàng thựcphẩm sử dụng bao bì và có ghi rõ hơn nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa cùngvới các chỉ dẫn sử dụng…
Ngành hàng mặt hàng tại các chợ đảm bảo phong phú, đa dạng, nhiềuchủng loại hàng hóa đảm bảo chất lượng, nhãn hiệu, xuất xứ rõ ràng phân bốsắp xếp bố trí nơi kinh doanh có khoa học phù hợp với từng ngành hàng, mặthàng, giá bán phù hợp với mức quy định chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng
Trang 24cao của khách hàng.
Nâng cao chất lượng dich vụ tại chợ, như dịch vụ ăn uống, bốc xếphàng hóa, dịch vụ giao hàng tận nhà, chăm sóc khách hàng, trông giữ hànghóa, phương tiện vận chuyển, cho thuê kho bãi bảo quản hàng hóa, cung cấpthông tin thị trường, hỗ trợ vốn kinh doanh, các hoạt động dịch vụ vui chơigiải trí,…
Nâng cao kỹ năng bán hàng đối với các hộ kinh doanh
Các tiêu chí phản ánh
- Số lượng và chủng loại hàng hóa- dịch vụ:
-Tỷ trọng các dịch vụ cao cấp
- Tỷ lệ khách hàng hài lòng với dịch vụ của chợ truyền thống
1.2.3 Thực hiện hoạt động liên kết của chợ truyền thống
Chợ truyền thống chỉ là một loại hình thương mại cung cấp hàng hóadịch vụ trên thị trường Sự phát triển của nó không thể tách rời riêng biệt, bảnthân loại hình này cũng có sự liên kết trong nội bộ và với các loại hình khác
Liên kết hoạt động của chợ truyền thống là hoạt động của các chủ thểtrong hệ thống đó phối hợp cũng thực hiện một hay nhiều chức năng haynhững chức năng kế tiếp và bổ sung cho nhau trong cùng một chuỗi giá trịhàng hóa dịch vụ
Liên kết hoạt động của chợ truyền thống có thể có hai hình thức (i) liênkết ngang; (ii) liên kết dọc Liên kết ngang là liên kết của các chủ thể để thựchiện trong việc cung cấp cùng một hay một số dịch vụ cùng loại nhằm tạo ramạnh lưới rộng Ví dụ như liên kết của những chủ thể cung cấp hàng rau quả
ở các chợ với nay Liên kết dọc là liên kết giữa các chủ thể nhằm thực hiệntừng công đoạn trong cung cấp dịch vụ ví dụ chợ bán sỉ và bán lẻ Hai loạiliên kết này vừa diễn ra trong nội bộ hệ thống chợ truyền thống lại vừa diễn ravới các loại hình khác
Trang 25Ngoài ra, liên kết hoạt động của chợ truyền thống có thể diễn ra giữacác chủ thể của chợ truyền thống với các nhà cung cấp các dịch vụ bổ sungcho hoạt động của họ ví dụ vận tải, kho bãi, tài chính, bảo hiểm…
Như vậy để bảo đảm tồn tại và phát triển của chợ truyền thống cho dùloại hình này phải cạnh tranh quyết liệt với các loại hình khác như siêu thịchẳng hạn thì liên kết vẫn là tất yếu
Liên kết hoạt động của chợ truyền thống chỉ có thể thực hiện với điềukiện (i) các chủ thể nhận được lợi ích từ tham gia; (ii) họ phải tự nguyện thamgia; (iii) Có được hệ thống các quy định hay thể chế chính thức và phi chínhthức hiệu quả
Các tiêu chí:
- Các chuỗi liên kết cung cấp hàng hóa dịch vụ;
- Tỷ lệ số các hộ kinh doanh tham gia chuỗi cung ứng một hay một sốloại sản phẩm;
- Tỷ lệ các hộ kinh doanh sử dụng các dịch vụ bổ sung cho mình
1.2.4 Tổ chức quản lý hoạt động chợ
Thành lập tổ quản lý, Ban quản lý chợ thành đơn vị sự nghiệp có thu,
tự trang trải các chi phí hoạt động, thực hiện chức năng quản lý hoạt động tạichợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vị được giao
Quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của chợ theo Nội quy chợ
do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của phápluật
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường, xã trong việc quản lý sắpxếp hộ kinh doanh trong phạm vi chợ phù hợp với yêu cầu về văn minhthương mại, theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt
Phổ biến hướng dẫn kiểm tra đôn đốc những đối tượng mua bán tạichợ thực hiện đúng, đầy đủ theo nội quy chợ và Nhà nước về hoạt động chợ
Trang 26Bảo quản duy tu thường xuyên các cơ sở vật chất của chợ, đề xuất Ủyban nhân dân xét duyệt và tổ chức thực hiện các công trình sửa chữa lớn đểđảm bảo hoạt động chợ được an toàn, văn minh, hiệu quả.
Việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa chợ, công tác bố trí cán bộ quản lý, quyđịnh chế độ thu chi của chợ đều phải theo chỉ tiêu giao của cơ quan chủ quản
Thực hiện giao thầu quản lý khai thác chợ cho các doanh nghiệp, Hợptác xã kinh doanh, quản lý và khai thác theo các quy định của pháp luật vềchợ như: Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của chính phủ về pháttriển và quản lý chợ, Thông tư 67/2003/TT-BTC ngày 1/7/2003 của Bộ tàichính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệpkhai thác và quản lý chợ
Các tiêu chí phản ánh
- Tỷ lệ hộ hài lòng với hoạt động của ban quản lý
- Tỷ lệ ban quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ;
1.2.5 Tăng kết quả và hiệu quả của chợ truyền thống
Chợ truyền thống bản thân nó là hoạt động kinh tế đảm nhiệm mộtkhâu trong quá trình tái sản xuất xã hội Sự phát triển của nó có không chỉ thểhiện ở kết quả và hiệu quả của bản thân nó mà còn cả nền kinh tế
Tăng kết quả hoạt động của chợ truyền thống thể hiện sự gia tăng kếtquả hoạt động của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này và được phản ánhbằng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ của họ theo thời gian Chỉ tiêu này làchỉ tiêu tổng hợp thể hiện rõ năng lực kinh doanh của chợ truyền thống Trênkhía cạnh quá trình tái sản xuất thì tăng kết quả này còn hàm ý tăng nhanh quátrình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sảnxuất
Hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống phản ánh mối quan hệ giữakết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong hoạt động của nó Tuy nhiên có thể
Trang 27chỉ tiêu này được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như giảm chi phí lưuthông của hàng hóa, giảm chi phí / 1 đồng doanh thu…Trên góc độ nền kinh
tế thì tăng hiệu quả hoạt động của chợ còn thể hiện ở mức giảm chi phí xã hội
để tiêu dùng dịch vụ hay số việc làm được tạo ra nhờ phát triển chợ
Các tiêu chí
- Mức và tỷ lệ tăng doanh thu của chợ truyền thống
- Mức và tỷ lệ tăng doanh thu bình quân /hộ chợ truyền thống
- Lợi nhuận /hộ của chợ truyền thống
- Số việc làm tăng thêm nhờ hoạt động của chợ
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH CHỢ
1.3.1 Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngàycàng cao, cùng với sự phát triển của trình độ khoa học công nghệ, năng suấtlao động ngày càng được nâng lên, sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều vàchất lượng đảm bảo, khi đó nhu cầu giao lưu trao đổi mua bán xảy ra kèmtheo đó là sự phát triển chuyên môn hóa về sản xuất, mỗi người, mỗi đơn vịsản xuất chỉ sản xuất ra một loại hàng hóa hiệu quả, mà tiêu dùng của conngười ngày càng tăng do đó nhu cầu trao đổi càng tăng lên Và khi đó, nơinào là trung tâm, đảm bảo các điều kiện thuận tiện (là trung tâm người mua,trung tâm của người bán, thuận tiện trong việc đi lại vận chuyển ) nó sẽ trởthành địa điểm trao đổi mua bán và được hình thành tồn tại với sự chấp nhậncủa người bán cũng như người mua
Qua nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng hiện nay có xu hướng cắtgiảm việc mua sắm ở các kênh hiện đại (Siêu thị, đại siệu thị, cửa hàng tiệnlợi…) trong việc tiêu dùng hằng ngày và chuyển sang chợ là kênh bán hàng
có giá thấp hơn, dễ dàng trong việc trao đổi mua bán, trong đó chợ truyềnthống là một kênh mua sắm được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, thực tế
Trang 28hiện nay do tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam, chỗ nào thuận bánthuận mua là có thể hình thành nên chợ Vì vậy, công tác quy hoạch phát triểnchợ phải được nghiên cứu hợp lý đảm bảo thuận lợi cho người bán cũng nhưngười mua nhằm tránh trường hợp chợ tự phát không đảm bảo các điều kiện
về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và cảnh quan đô thị
1.3.2 Hệ thống chính sách pháp luật về chợ và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Chợ được hợp pháp hóa khi có đủ điều kiện mà pháp luật đề ra Tuynhiên đối với các chợ truyền thống đã tồn tại từ lâu đời thì hầu như đã đượcpháp luật đương thời, cũng như trong quá khứ chợ đã đủ điều kiện tồn tại vàphát triển Khi có một chợ nào đó xuất hiện làm đảo lộn trật tự địa phương,
an ninh xã hội làm ảnh hưởng tới các công trình phúc lợi, cũng như ảnhhưởng tới mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới việc quy hoạch tổng thể của các địaphương, quận huyện, thành phố và không phù hợp với mục tiêu đường lốicủa các chính sách kinh tế xã hội đối với từng vùng từng địa phương, khôngđúng pháp luật thì sẽ bị loại bỏ Còn những chợ phù hợp và thỏa mãn nhữngđiều kiện bức thiết mà dân cư mong muốn sẽ được nhà nước và địa phươngđầu tư xây dựng chỉnh trang cải tạo, phát triển
1.3.3 Sự xuất hiện và phát triển của các trung tâm thương mại lớn
Mặc dù với xu hướng chung là người tiêu dùng luôn ưu tiên mua sắmhàng hóa tại các chợ truyền thống vì chợ truyền thống có nhiều mặt thuận lợihơn trong việc mua sắm hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa tiêu dùng hằng ngày.Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trường trong nước, hơnmột thập niên trở lại đây, các thành phố lớn rầm rộ với sự tăng lên một cáchmạnh mẽ về số lượng các trung tâm thương mại (đặc biệt là siêu thị, sau đó làcác hội chợ thương mại, cửa hàng bán lẻ, các doanh nghiệp, công ty thươngmại ) Siêu thị là một trong những loại hình thương mại mới, nó đang
Trang 29được người dân thành thị tiếp nhận một cách nhanh chóng và số lượng ngàycàng tăng, càng ngày siêu thị càng phát triển về số lượng cũng như quy mô,chất lượng các loại mặt hàng, dịch vụ phục vụ Ta có thể thấy được nhữngnét đặc trưng cơ bản của siêu thị là:
- Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ:
Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ, bán hàng hóa trực tiếp cho ngườitiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại Đây là mộtkênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanhdưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chấthiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấpphép hoạt động
- Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ:
Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụngtrong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếucủa xã hội văn minh giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phânbiệt
Tự chọn: Khách hàng sau khi chọn mua được hàng hóa sẽ đến chỗ
người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ,hướng dẫn của người bán
Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe
đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào Người bán vắngbóng trong quá trình mua hàng
- Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hóa:
Qua nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửahàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từnggian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng Do người bánkhông có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng
Trang 30cáo", lôi cuốn người mua Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyêntắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủthuật Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vịtrí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liênquan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mãi phải thu hút khách hàngbằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ởbên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho kháchhàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy
- Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hộitrong bán hàng ) hơn hẳn các chợ hiện đang tồn tại
Tuy nhiên, tại sao các chợ truyền thống vẫn tồn tại, phát triển và có mộtthị phần lớn ở nước ta hiện nay Để hiểu thêm về vấn đề này, ta có thể xemxét một số nét của siêu thị và chợ truyền thống:
Đối với siêu thị:
- Điểm mạnh: Hàng hóa trong siêu thị thường là các hàng hóa có rõnguồn gốc xuất xứ, giá cả được niêm yết rõ ràng, hợp lý (giá cả trong siêu thịthường chỉ đăt hơn 2% so với giá bán ở các đại lý bán lẻ), măt bằng xây dựng
có thể tuy theo diện tích có, không gian chiếm ít phù hợp với tình trạng thiếuthốn đất như ở các thành phố lớn Hơn nữa, vệ sinh môi trường ở các siêu thịrất tốt, khách hàng thoải mái lựa chọn hàng hóa mà không bị bắt phải muanhư ở một số chợ, sự bố trí hàng hóa mang tính khoa học dễ tìm kiếm và lựachọn măt hàng mà khách hàng muốn
- Điểm yếu: Chi phí cho đầu tư xây dựng ban đầu là lớn và rất tốn kém,các khách hàng đến siêu thị mua hàng thường là các khách hàng có thu nhập caotrong khi đó ở nước đa số người dân có mức thu nhập trung bình và thấp Vìthế,sự phát triển của siêu thị thường là các đô thị lớn của thành phố Trong
Trang 31khi đó phần lớn người dân của nước ta lại chưa có thói quen mua sắm tại cácsiêu thị và nó chưa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng có mức thu nhậptrung bình và thấp.
Đối với chợ:
- Điểm mạnh: Số lượng hàng hóa đa dạng nhiều chủng loại, giá cả, phục
vụ cho nhiều đối tượng khách hàng mà đa số là người dân lao động với mức thunhập trung bình và thấp, nhóm khách hàng bình dân phù hợp với mức thu nhập
và tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay Đặc trưng
của mô hình này là nhóm các nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày Thậm chí,
đó còn là nơi người dân ra ngồi để bán những thứ "của nhà trồng được" Hơnnữa cung cách buôn bán của tiểu thương, tâm lý mua sắm của người dânkhác rất nhiều so với trung tâm thương mại nó là một loại hình truyền thống
ăn sâu vào tiềm thức của người dân, sự giao lưu mua bán thuận tiện
- Điểm yếu: Hạ tầng cơ sở không đảm bảo, phàn lớn các chợ đã đầu tư
từ nhiều năm trước không được duy tu bão dưỡng, nâng cấp nên xuống cấp,không đảm bảo các điều kiện cho hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng tới vệsinh môi trường, hàng hóa ở chợ nhiều sản phẩm hàng hóa tự sản, tự tiêu củangười dân nên chưa đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninhlộn xộn, tranh cãi lấn chiếm, hoat động kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, hànghóa thì không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả bất thường không chính xác
Việc trưng bày hàng hóa bày bán trong chợ thường lộn xộn khôngphân định rõ ràng về địa điểm bày bán các loại hàng hóa khác nhau
Để chợ truyền thống luôn là kênh tiêu dùng ưa tiên lựa chọn của ngườitiêu dùng đòi hỏi các thương nhân kinh doanh tại các chợ truyền thống phảikhông ngừng nâng cao chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chủng loạihàng hóa đa dạng, giá cả hợp lý nhất và đặc biệt là việc phải đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, đối với các cơ quan quản lý phải thường xuyên cải tạo
Trang 32nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở tại chợ để đảm bảo thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán.
1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆ TR NG CÔNG TÁC QUẢN Ý CHỢ Ở ỘT
SỐ ĐỊ PHƯƠNG TẠI VIỆT N
Trong bối cảnh chợ phải đối đầu cạnh tranh gay gắt với các kênh bán lẻkhác như siêu thị, cửa hàng và các đội quân bán hàng di động, nếu khôngtheo kịp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, mô hình chợ sẽ bị thu hẹp dần Đểvực dậy hoạt động chợ, chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ là biện phápkhả thi mà một số nơi đang tiến hành
1.4.1 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở thành phố Hồ Chí Minh:
tư nhân quản lý chợ
Mặc dù chợ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùngthiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của người người dân, nhưng nhắcđến chợ nhiều người tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môitrường, lối đi thì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thương nóithách, cân thiếu và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Tình trạng chợ dơ bẩn,nhếch nhác có thể nói là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc Do vậy,người dân thường chọn cách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhưngmua sắm thoải mái và sạch sẽ
Nhiều chợ không có bãi giữ xe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đường,gây kẹt xe, mất trật tự trên địa bàn Ngoài ra Ban quản lý chợ năng lực cònhạn chế nên không tổ chức quản lý tốt và không đảm bảo được tính văn minhthương mại trong chợ
Trong bối cảnh đó thì tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 nămnay, có tới gần 50 siêu thị, chưa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ - minimart đã
ra đời, thu hút dần lượng khách của các chợ Trước đây, siêu thị được đánhgiá là nơi mua sắm dành cho những người có thu nhập cao, nhưng hiện tại
Trang 33theo thăm dò và thống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thường xuyêncủa siêu thị là những người có thu nhập trung bình và khá.
Trước tình hình cạnh tranh găy gắt giữa các kênh bán lẻ truyền thống
và hiện đại, tiểu thương nhiều chợ đã lâm vào cảnh ế ẩm Ở một số Quận, vớinhững chợ do Nhà nước quản lý, ngay cả chợ mới tôn tạo, phía Nhà nướccũng phải luôn bù lỗ huồng gì nói tới việc thu nộp ngân sách
Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùngtrong dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết Chính
vì vậy, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọithành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác chợ Trước mặt tưnhân mới chỉ đấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nước xây dựng, làm chủ đầutư), chứ chưa bỏ tiền để xây dựng toàn bộ chợ
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thương Mại thành phố
đã thí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấuthầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18chợ được đấu thầu toàn phần
Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một
số quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữađều do Ngân sách Nhà nước bỏ ra Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng sốthu nộp ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước
Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp),được tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001 Người trúng thầu là một cá nhân.Trước khi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng,nhưng hiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng Ngoài ra, các chi phí sửachữa, tân trang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sáchcấp
Còn đối với chọ Tân Hương (quận Tân Bình) đơn vị trúng thầu là Hợp
Trang 34tác xã Tân Tiến Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phường, việc thu chi cũngkhông cân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợxuống cấp, tiểu thương và dân cư kêu ca Đến nay, ngoài việc nộp ngân sáchNhà nước mỗi năm chợ bỏ ra từ 50-60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầysạp.
Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tàichính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và
hỗ trợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp Một khi tư nhân tự
bỏ vốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất đểthu được lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản
Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng cháy chữacháy, an ninh trật tự… cũng được quản lý sâu sát hơn Theo Sở Thương mạiThành phố Hồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên dophường, quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năngkhác nhau và phải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện mộtcách lỏng lẻo Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên được cải thiện hơn so vớichợ do Nhà nước trực tiếp trực tiếp quản lý Ngoài ra các quầy sạp cũng được
bố trí ngăn nắp, gọn gàng hơn nên số tiểu thương tăng đáng kể
Sau thời gian thí điểm đạt hiệu quả, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh đã ban hành quy chế đấu thầu chợ (có hiệu lực từ ngày 30/09/2004).Trên cơ sở đó, Sở Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu nhiều chợ tiếptheo trong thời gian tới
Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng ngânsách Nhà nước, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản
lý chợ Tuy nhiên, từ nay, các cá nhân không còn được tham gia đấu thầu màphải là các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước,Hợp tác xã…, trừ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Một tổ
Trang 35chức hay doanh nghiệp sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn cá nhân, hơn nữa,
để trúng thầu còn phải có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín trong kinh doanh
Sở Thương mại sẽ chọn lọc những đối tượng dự thầu đầy đủ năng lực quản lý
và tổ chức đấu thầu minh bạch, công khai
Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút cáctiểu thương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt) Nếu hoạt độngcủa chợ văn minh lịch sự thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ gắn bó với chợ, vìchợ vốn là nét văn hoá độc đáo của dân tộc
1.4.2 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu ong: Hợp tác xã quản lý chợ
Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% làchợ loại 3 Nhiều chợ xã, phường, thị trấn tương đối kiên cố nhưng không ítnơi còn nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản lý, sắp xếp ngành Nguồnphí chợ thu được ít địa phương trích lại một phần cho tái đầu tư phát triểnchợ Bên cạnh đó, các Ban quản lý chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chu yếu
lo tập trung vào thu lệ phí… chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thịtrường, định kế hoạch phát triển khai thác chợ sao cho người bán thì mongmuốn có một chỗ trong chợ để buôn bán thuận lợi, còn người mua thì khi cónhu cầu cũng nghĩ ngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đotrung thực" Đây là hiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ Do đó đểthúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư,việc thay đổi hình thức tổ chức quản lý đã được tiến hành Uỷ ban nhân dânThành phố Cân Thơ đã giao 17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng,khai thác kinh doanh Mặc dù đến nay mới chỉ có một số chợ do Công tyThương mại Tổng hợp Thành phố Cần Thơ khai thác được, số còn lại bịvướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng nhưng các chợ khai thác được đềukinh doanh rất tốt, nộp ngân sách tăng nhanh
Trang 36Đến nay, Liên minh Hợp tác xã Thành phố Cần Thơ đã phối hợp với SởThương mại khảo sát mạng lưới chợ, chủ yếu là các chợ loại 3 trên toànthành phố, tiến hành các bước vận động tổ chức thí điểm Hợp tác quản lý chợ
ở một số chợ thuộc quận Ninh Kiều
Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có Hợp tác xãBình Tây từ một Hợp tác xã Nông nghiệp chuyển sang "đa ngành nghề" đãthực hiện mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổnđịnh cho các xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú Hợp tác xãBình Tây không chỉ quan tâm tạo ra một cái chợ sầm uất mà còn làm đầu mốigiao thương với các vùng lân cận Hàng năm ngoài việc nộp ngân sách Nhànước, Hợp tác xã còn đầu tư 30-40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa,duy tu các quầy sạp trong chợ
Hợp tác xã chợ - nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là bước cải tiếnmang tính đột phá về công tác quản lý, hiệu quả đầu tư, thu hút mạnh vốntrong dân, đẩy mạnh giao thương, kích cầu tiêu dùng và tăng nguồn thu chongân sách Nhà nước
Trang 37CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trongVùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý - kinh tế thuận lợi chophát triển thương mại, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễnthông, vận tải
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trongnhững cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông quaHành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa Nằmngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế,thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triểnnhanh chóng và bền vững
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó,các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếmdiện tích 1.041,91 km2
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độcao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậumiền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phíaNam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 vàmùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông
Trang 38nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng
6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ18-230C Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trungbình khoảng 200C
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11,trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ76,67-77,33%
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưacao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhấtvào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vàotháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12,trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núicao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài
ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độdốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệmôi trường sinh thái của thành phố
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc vàtỉnh Quảng Nam
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễmmặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân
sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố
Về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua kinh tếthành phố Đà Nẵng có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá, cơ cấu
Trang 39chuyển dịch theo đúng hướng, Đà Nẵng luôn kiên trì chủ trương đẩy mạnhphát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho phát triển kinh tế với nhiều dự ánđược triển khai và đưa vào sử dụng như: Khu đô thị Thạc Gián-Vĩnh Trung,khu đô thị mới Bạch Đằng Đông, Quốc lộ 1A, đường Liên Chiểu-ThuậnPhước,đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, nút giao thông Hoà Cầm,đường Trường Sa, Dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường, Trung tâm Hộichợ triển lãm, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng… và các dự án thương mại như:Indochina, Vinacapital, Viễn Đông Meridan, Coopmart tạo cho Đà Nẵng bộmặt đô thị mới ngày một khang trang, hiện đại, đây là những công trình làmthành phố thay da đổi thịt, tạo dấu ấn rõ nét được ghi nhận đánh giá khôngchỉ trong nước mà còn ngoài nước Bên cạnh đó những con đường từ thànhphố tỏa về các vùng nông thôn, lên miền núi cũng được nâng cấp, mở rộng.
Hệ thống hạ tầng thương mại được tập trung đầu tư phát triển đa dạng,mạng lưới rộng khắp; với nhiều đại lý của các nhà phân phối, siêu thị lớn; cácHội chợ quốc gia, khu vực và quốc tế Các thành phần kinh tế phát triển khá,đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tếthành phố
Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn 3 năm 2011-2013 tăng 10%/năm Cơcấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng dịch vụ 55,4%, côngnghiệp 42,2%, nông nghiệp 2,4% Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt5-6,3 triệu đồng, tương đương 2.686 USD,bằng 1,35 lần năm 2011 và cao hơn1,6 lần mức bình quân cả nước năm 2013 Thu ngân sách vượt 105% Kết cấu
hạ tầng kinh tế-xã hội và đô thị tiếp tục được đầu tư khá mạnh
Tính đến hết quý 1 năm 2014 tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (giá sosánh 2010) ước đạt 9.407 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cúng kỳ năm 2013 (GDPcùng kỳ năm 2013 tăng 7,09%) Trong đó, lĩnh vực thương mại dịch vụ tăngtrưởng khá Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 235 triệu USD
Trang 40bằng 20,3% kế hoạch tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2013 Tình hình thịtrường, giá cả được kiểm soát ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014 tăng0,75% so với đầu năm Sản xuất công nghiệp tăng khá, chỉ số phát triển sảnxuất công nghiệp quý 1 năm 2014 tăng 10,47% cao hơn mức tăng 8,29% củacùng kỳ năm trước Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 9.100 tỷ đồng, bằng21,5% kế hoạch Hoạt động du lịch khá sôi nổi thu hút nhiều khách đến vớithành phố trong các dịp lễ, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 2000 tỷ.Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 2.644,9 tỷ đồng, bằng 22,6% dựtoán góp phần đáp ứng vốn cho các công trình trọng điểm và thực hiện chínhsách an sinh xã hội.
2.1.2 Sự phát triển của các trung tâm thương mại lớn
Với vai trò là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố Đà Nẵngtrong những năm qua trở thành vùng phát triển năng động, tạo việc làm, nângcao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư, từng bước đầu tưxây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố biển - Trungtâm của miền Trung có quy mô dân số khoảng gần 2 triệu người vào năm
2020, là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ lớn của miềnTrung Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, trongnhững năm qua các trung tâm thương mại, siêu thị tại Đà Nẵng phát triểnnhanh chóng về số lượng và quy mô, đến nay trên địa bàn thành phố có tổngcộng 34 siêu thị và 5 trung tâm thương mại với mô hình kinh doanh thươngmại văn minh, hiện đại góp phần mở rộng giao lưu hàng hóa, phục vụ tốt nhucầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân