ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN &&
HOÀNG VĂN ĐỊNH
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI NGHỀCHO NGƯỜI NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẠLONG”
Chuyên ngành : Quản lý đất đaiMã ngành: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - NĂM 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN &&
HOÀNG VĂN ĐỊNH
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI NGHỀCHO NGƯỜI NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẠLONG”
Chuyên ngành : Quản lý đất đaiMã ngành: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn
THÁI NGUYÊN - NĂM 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn nàyđã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồngốc./.
Tác giả luận văn
Hoàng Văn Định
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúpđỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thểvà cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn KhắcThái Sơn, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời giannghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các Thầygiáo, Cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông LâmThái Nguyên.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban chỉ đạo giải phóngmặt bằng tỉnh Quảng Ninh, Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh QuảngNinh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Phòng Tài nguyên vàMôi trường thành phố Hạ Long, Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên HướngNghiệp Hạ Hong; Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long, PhòngLao động thương binh và Xã hội thành phố Hạ Long, Phòng Quản lý đào tạosau đại học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡtôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đãgiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS TS Nguyễn Khắc Thái Sơn
TÁC GIẢ VIẾT LUẠN VĂN
Hoàng Văn Định
Trang 5DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóaDNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Dân số của các phường, thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013
32
Bảng 3.2: Lực lượng lao động của Hạ Long 33
Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hạ Long 34
Bảng 3.4: Tình hình thu hồi, bàn giao đất cho các chủ dự án tại Hạ Long
35Bảng 3.5 Các loại hình nghề nghiệp hiện có trong mô hình đào tạo học nghềcho lao động nông thôn tại thành phố Hạ Long 37
Bảng 3.6: Số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động từ 15 tuổi trở lên, năm2011 39
Bảng 3.7: Tỷ trọng lao động chia theo nhóm giờ làm việc trong tuần/ năm củaHạ Long năm 2011 40
Bảng 3.8: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong độ tuổi laođộng ở Hạ Long năm 2011 42
Bảng 3.9: Nghề nghiệp chính của lao động vùng thu hồi đất năm 2010 thànhphốHạ Long 44
Bảng 3.10: Việc làm của lao động sau khi thu hồi đất năm 2013
45Bảng 3.11: Thu hồi đất nông nghiệp và nhu cầu lao động giải quyết việc làmnăm 2012 - 2013 ở các xã, phường có nhiều đất nông nghiệp bị thu hồi tạithành phố Hạ Long 46
Bảng 3.12 Số lượng, quy mô các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địabàn thành phố Hạ Long 47
Bảng 3.13: Cơ cấu lao động trong tuổi lao động chia theo thành phần kinh tếnăm 2012 ở Hạ Long 48
Bảng 3.14 Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động ở nông thôn Hạ Long chiatheo ngành kinh tế - 2011 50
Bảng 3.15: Cách thức tìm việc/ xin việc của những người đang tìm việc trongtuổi lao động năm 2011 ở Hạ Long 59
Bảng 3.16: Cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động ở Hạ Long năm 2011 chiatheo vị thế làm việc 61
Trang 7nghiệp 67Bảng 3.18: Thực trạng hỗ trợ tìm việc làm 68
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ ranh giới các phường thành phố Hạ Long 28Hình 3.2 Vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp kiểu công nghiệp 73
Trang 9MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 1
2.1 Mục tiêu tổng quát của đề tài 1
2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài 2
3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 3
1.1.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020và những năm tiếp theo [20, tr.38] 3
1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 5
1.1.3 Cơ sở pháp lí của đề tài 6
1.2 Khái quát những vấn đề liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp và chuyển đổinghề cho người nông dân 10
10
10
bồi thường đối với đất nông nghiệp
10 11
1.3 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và đào tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp trên thế giới và việt nam 15
1.3.1 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp trên thế giới 15
1.3.2 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người nông dân bị
Trang 10thu hồi hết đất nông nghiệp tại một số địa phương trong nước 18
1.3.2.2 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
19
1.3.3 Bài học rút ra về việc chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp 20
Trang 11CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU22
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 22
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.2.1 Thời gian nghiên cứu: 22
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu: 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 23
2.4 Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1 Phương pháp thu thập, nghiên cứu số liệu, tài liệu thứ cấp 24
2.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 25
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu 26
2.4.4 Phương pháp biểu đạt kết quả 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Sở lược về tình hình cơ bản thành phố Hạ Long tác động đến người dân 28
3.1.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long
283.1.2 Sơ lược về điều kiện Kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long
313.1.3 Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hạ Long
333.2 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long 34
3.3 Thực trạng việc làm lao động nông thôn và nhu cầu chuyển đổi nghề, tạo việc làmcho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long 37
3.3.1 Thực trạng việc làm lao động nông thôn Hạ Long 38
3.3.2 Tình hình giải quyết việc làm và nhu cầu chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người nông dân sau thu hồi đất ở Hạ Long 44
3.3.3 Hiệu quả từ hoạt động đào tạo nghề 51
Trang 123.3.4 Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất ở Hạ Long trong thời gian vừa qua 543.3.4.1 Những kết quả đạt được về giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hạ Long 54
Trang 133.3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết việclàm cho nông dân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sau khi bị thu hồi
713.4.2 Giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ởHạLong
713.4.2.2 Giải pháp khác: 75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2 Đề nghị 78
2.1 Đối với UBND thành phố Hạ Long 78
2.2 Đối với UBND tỉnh và các ngành của tỉnh 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 14MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thốngnhất quản lí: Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình vàcác cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của phápluật Vì vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là nhiệm vụ của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đều tăng trưởng ởmức khá, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá đất nước ngày càng diễn ra mạnhmẽ Điều đó đã tạo sự chuyển đổi về cơ cấu, thành phần và tỷ lệ các loại đất.Việc phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp chủ yếu lấy vào đất nôngnghiệp, làm đất nông nghiệp bị giảm đi còn đất phi nông nghiệp tăng lên Hơnnữa, hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) thì tốc độ phát triển kinh tế, mức thu hút đầu tư từ nướcngoài ngày càng tăng Do đó, gây sức ép ngày càng lớn đối với đất nôngnghiệp Số lượng đất nông nghiệp phải chuyển sang đất phi nông nghiệp (xâydựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng,…) ngày càngnhiều.
Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp càngbị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nôngnghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm củangười dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ Vấn đề đặt ra ở đây làcơ cấu lao động và việc làm của người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồiđã chuyển đổi như thế nào? Người dân đã thực hiện những chiến lược sinh kếnhư thế nào để có thể thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện sống mới? Và Nhànước ta đã có những giải pháp, chính sách như thế nào để hỗ trợ, giúp đỡngười dân ổn định đời sống và sản xuất? Từ tính cấp thiết trên tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề cho ngườinông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long”.
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát của đề tài
Trang 16pháp tạo việc làm có thu nhập không thấp hơn và ổn định cho người nông dânsau khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, gópphần ổn định đời sống của người nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp.
2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Chỉ ra được tình hình cơ bản của thành phố Hạ Long tác động đếnngười nông dân như thế nào.
- Đánh giá được được thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại thành phốHạ Long theo các năm và theo loại dự án; đồng thời thấy được nhận xét củangười dân về việc thu hồi đất nông nghiệp.
- Đánh giá được được thực trạng việc làm lao động nông thôn và nhu cầuchuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệptại thành phố Hạ Long.
- Đưa ra được phương hướng và giải pháp giải quyết viêc làm cho ngườinông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long.
3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nắm vững được các Nghị định, Thông tư, Quyết định liên quan đếnviệc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói chung và hỗ trợ chuyển đổi nghề vàtạo việc làm nói riêng khi Nhà nước thu hồi đất của người nông dân.
+ Củng cố và hoàn thiện các kiến thức về Luật Đất đai.- Ý nghĩa trong thực tiễn:
Việc học tập và nghiên cứu đề tài, không những góp phần đề xuất cácgiải pháp nhằm thực hiện công tác chuyển đổi nghề và tạo việc làm một cáchphù hợp và hiệu quả mà còn giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hộivới lợi ích của những người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
Trang 17CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020 và những năm tiếp theo.
- Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trongnhững cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộđối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế venbiển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày cànglớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướngmạnh về xuất khẩu Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăngnhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dich vụ, đặc biệt là các ngành kinh tếgiữ vai trò chủ đạo của Tỉnh Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyếthài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên pháttriển du lịch, phải giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường Coi trọng hàng đầuviệc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốttiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010.
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, xoá đói giảmnghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội đặc biệt chu ý đến vùngnúi hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người trước hết là nâng cao dân trí vàmức sống vật chất tinh thần của nhân dân.
- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường bảođảm phát triển bền vững Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củngcố quốc phòng, an ninh; đặc biệt chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảovà thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc gia.
Trang 181.1.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020
Từ nay đến năm 2020, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động hộinhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trước năm 2020.- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 13% thời kỳ2011-2020 khoảng14,2% GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm 1994) đạt 950 USD, năm 2020 đạt trên 3.120 USD.
- Tỷ lệ tích luỹ đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75%nhu cầu vốn đầu tư phát triển.
- Thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm pháttriển y tế, giáo dục -đào tạo, văn hoá thể dục- thể thao v.v
Như đã nêu ở trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020 là đẩy mạnh phát triển tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp,Dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Định hướng tốc độ tăngtrưởng ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tới năm 2020 là bằng 0, ngànhCông nghiệp, xây dựng tới năm 2020 là 14,3%, ngành Dịch vụ là 14,7% Dovậy việc trong những năm tới việc Nhà thu hồi đất nông nghiệp để phục vụphát triển các ngành Công nghiệp, dịch vụ sẽ được đẩy mạnh, đặc biệt là trênđịa bàn các thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Ninh như: Hạ Long, MóngCái, Uông Bí, Cẩm Phả…Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dânsinh sống và canh tác nông nghiệp trong khu đô thị vì họ bị thu hồi hết tư liệusản xuất và bị trở thành người thất nghiệp Tuy nhiên mỗi người đều cần cómột nghề để nuôi sống bản thân và gia đình, người nông dân cũng vậy, họđang sống bằng nghề làm ruộng, khi bị Nhà nước thu hồi đất thì họ phảichuyển sang nghề khác, tuy nhiên việc chuyển sang nghề khác phù hợp vớimỗi người người nông dân là không dễ.
Trang 19Từ cơ sở lý luận nêu trên tôi nhận thấy việc nghiên cứu giải pháp chuyểnđổi nghề cho người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh nói chung và tại thành phố Hạ Long nói riêng là hết sức cần thiết.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.2.1 Định hướng chung phát triển kinh tế xã hội của tỉnh QuảngNinh đến năm 2020.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 làđẩy mạnh phát triển tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp, Dịch vụ và giảmdần tỷ trong ngành nông nghiệp Định hướng tốc độ tăng trưởng ngành Nông,lâm nghiệp, thuỷ sản tới năm 2020 là bằng 0, ngành Công nghiệp, xây dựngtới năm 2020 là 14,3%, ngành Dịch vụ là 14,7%.
Việc phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướngmạnh về xuất khẩu Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăngnhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dich vụ, giảm dần tỉ trọng ngànhnông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh sẽ dẫn đến có hàng nghìn người nông dânmất đất sản xuất, mất kế sinh nhai và bị thất nghiệp, đặc biệt là người nôngdân sinh sống và sản xuất nông nghiệp trong các khu đô thị Việc chuyển đồinghề cho người nông dân là hết sức khó khăn vì trình độ và năng lực của họkhác nhau rất nhiều, việc chuyển sang nghề khác phù hợp với mỗi ngườingười nông dân là không dễ vì thực tế tại thành phố Hạ Long:
* Đa phần đội tuổi của người nông dân sau khi bị thu hồi hết đất sản xuấtnông nghiệp là khá cao từ 36-50 tuổi (là độ tuổi mà người ta đã ổn định cuộcsống và không muốn có sự thay đổi trong công việc) nên tạo ra một tâm lý engại của người nông dân khi phải chuyển đổi sang các ngành nghề khác, bờihọ nghĩ rằng họ đã nhiều tuổi để bắt đầu một công việc mới từ đầu.
- Cơ cấu về tuổi:
+ Từ 35 tuổi trở xuống: 12,4 %+ Từ 36 – 43 tuổi: 40,7 %
Trang 20+ Từ 44 – 50 tuổi: 26,8 %+ Từ 51 tuổi trở lên: 20,1 %
* Đa phần người nông dân đều có trình độ học vấn không cao (thậm chínhiều người nông dân còn không biết chữ) vì vậy nên việc đào tạo chuyển đổinghề cho họ sẽ bị hạn chế rất nhiều.
- Trình độ học vấn:
+ Dưới THPT: 76,5%+ THPT: 15,3%+ Trên THPT: 8,2%
* Sự chuyển đổi phương thức sản xuất cũng là một khó khăn lớn bởingười nông dân thiếu những kỹ năng nghề nghiệp khác ngoài nông nghiệp.Việc chuyển đổi sang các ngành nghề khác như thủ công nghiệp, mỹ nghệ,nghề truyền thống khác khó khả thì vị họ đều không có kinh nghiệm và bíquyết làm nghề.
Khó khăn là như vây, tuy nhiên, thực tế cho thấy ở đâu có những giảipháp phù hợp thì ở đó người nông dân bị thu hồi đất sẽ sang làm nghề mới cóthu nhập ổn định và cao hơn Điều này đã được thấy tại thành phố Đà Nẵng
và huyện Từ Liêm mà tôi đã dẫn chứng cụ thể tại mục 1.3.2 của đề tài “1.3.2.Sơ lược về tình hình chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người nông dân bịthu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương tại Việt Nam”.
1.1.3 Cơ sở pháp lí của đề tài
+ Luật Đất đai 2003 (Luật Đất đai);
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướngdẫn thi hành Luật Đất đai 2003;
Trên cơ sở Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hànhNghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗtrợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất gồm 7 chương, 51 điều.
Trang 21Nghị định 197/2004 và Nghị định 22/1998 có bố cục về cơ bản thốngnhất với nhau, nhưng Nghị định 197 đã khắc phục được những tồn tại trongNghị định 22, trong đó quy định “giá đất để tính bồi thường là giá đất theomục đích đang sử dụng” do UBND tỉnh quy định.
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủvề sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành LuậtĐất đai.
Nghị Định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 đã thể hiện được tính khảthi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật.
Ngày 13/8/2009 Chính Phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quyđịnh về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 11/10/2009 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vàtrình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Tại Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định:
1 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thuhồi đất nông nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theomột trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sảnxuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau:
a) Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộdiện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quáhạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
b) Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặcmột suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp….
3 Trường hợp người được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này cónhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề vàđược miễn học phí đào tạo cho một khóa học đối với các đối tượng trong độtuổi lao động.
Trang 22Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, để thực hiện và áp dụng cho phùhợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, trong những nămqua UBND tỉnh Quảng Ninh cũng như thành phố Hạ Long đã ban hành các cơchế chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làmkhi thu hồi đất nông nghiệp cho khu vực nông thôn nói chung, lao động trongkhu vực thu hồi đất nông nghiệp nói riêng như sau:
+ Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 của UBND tỉnh
Quảng Ninh “Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là việc cụ thể hóa
Nghị định số Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004;
+ Quyết định số 4466/2005/QĐ-UBND ngày 01/12/2005 của UBND tỉnhQuảng Ninh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định “Về việc thựchiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàntỉnh Quảng Ninh, ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB ngày20/4/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh”.
+ Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/2/2010 của UBND tỉnhQuảng Ninh “Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là việc cụ thể hóaNghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ của UBND tỉnhQuảng Ninh Trong đó tại Điều 37 của Quyết định có quy định việc hỗ trợnghề và tạo việc
Trang 24a) Đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối: hỗ trợ bằng 2,5 lầngiá của loại đất đó;
b) Đối với các loại đất nông nghiệp còn lại: hỗ trợ bằng 2 lần giá củacác loại đất nông nghiệp đó.
c) Diện tích được hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều nàylà diện tích đất thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không quá hạn mức giao đấtnông nghiệp của địa phương.
2 Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nôngnghiệp được giao mà người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhâncó nhu cầu được học nghề thì được hỗ trợ 01 lần kinh phí để học một nghềbằng hình thức cấp thẻ học nghề (không chi trả trực tiếp bằng tiền cho ngườilao động).
Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo, chuyểnđổi nghề đồng thời cùng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Kinh phíhỗ trợ chuyển về quỹ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề của tỉnh (qua Sở Laođộng Thương binh và Xã hội) để được cấp thẻ học nghề cho người lao động.
* Chính sách dạy nghề, học nghề, giải quyết việc làm cho người dâncó đất nông nghiệp bị thu hồi của Trung ương
- Nghị quyết số 13/NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng caohiệu quả kinh tế tập thể và Nghị quyết số 15-NQ/TW về đẩy mạnh CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.
- Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chínhphủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “đào tạonghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Trang 251.2 Khái quát những vấn đề liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp và
chuyển đổi nghề cho người nông dân
Công tác GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợiích công cộng, mục đích phát triển kinh tế.
Theo Điều 4 Luật Đất đai 2003:
* Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trịquyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
* Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thuhồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để dichuyển đến địa điểm mới.
* TĐC là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinhsống và làm ăn TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khiNhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.
Pháp luật về đất đai hiện hành quy định hai hình thức tạo lập quỹ đấtthực hiện dự án đầu tư bao gồm: Hình thức Nhà nước thu hồi đất và hình thứcnhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất để có đất thực hiện dự án đầutư Trong hai hình thức trên, hình thức Nhà nước thu hồi đất được thực hiệntrong các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy địnhtại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 2 củaNghị định số 17/2006/NĐ-CP.
bồi thường đối với đất nông nghiệp.
Trang 26* Đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm: đất trồng cây hàng năm,đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủysản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Trang 27* Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã,phường, thị trấn không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích củaxã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
* Bồi thường đối với đất nông nghiệp do tổ chức đang sử dụng:
- Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đã nộptiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử dụng đất hợp pháp, màtiền sử dụng đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụngđất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được bồi thường khi Nhànước thu hồi đất.
- Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất nông nghiệp khôngphải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồngốc từ ngân sách nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nướcthu hồi đất; nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từngân sách nhà nước thì tiền chi phí đầu tư này được bồi thường.
Mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất đối với hộ gia đình, cánhân đang sử dụng đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/CP,Nghị định số 02/CP, Nghị định số 84/1999/NĐ-CP, Nghị định số163/1999/NĐ-CP và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP được tính bằng tiền
Trang 28tương đương 30kg gạo trong 01 tháng cho mỗi nhân khẩu theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất đối với tổ chức kinh tế,hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất, kinhdoanh được tính cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thunhập bình quân của ba năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận căncứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấpthuận thì việc xác định thu thập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuếdo đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.
* Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, aokhông được công nhận là đất ở.
- Đối tượng được hỗ trợ:
+ Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất cónhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, aotrong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhàở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông.
+ Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hànhchính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửađất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư.
- Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất cónhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở, đất vườn, aotrong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhàở dọc kênh mương, dọc tuyến đường giao thông: Mức hỗ trợ 30% - 70% giáđất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giaođất ở tại địa phương.
Trang 29+ Hộ gia đình, cá nhân bị thu thồi đất nông nghiệp trong địa giới hànhchính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửađất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư: Mức hỗtrợ bằng 20% - 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quyđịnh trong Bảng giá đất của địa phương; diện tích được hỗ trợ không quá 05lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.
* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định tạiNghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ
Điều 22:
1 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thuhồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị địnhnày mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiềnquy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này còn được hỗ trợ chuyển đổi nghềnghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ởhoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau:
a) Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộdiện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quáhạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;
b) Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặcmột suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Việc áp dụng theo hìnhthức này được thực hiện đối với các địa phương có điều kiện về quỹ đất ở,quỹ nhà ở và người được hỗ trợ có nhu cầu về đất ở hoặc căn hộ chung cưhoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà giá trị được hỗ trợ theo quyđịnh tại điểm a khoản này lớn hơn hoặc bằng giá trị đất ở hoặc căn hộ chungcư hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; phần giá trị chênh lệchđược hỗ trợ bằng tiền.
2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể hình thức hỗ trợ và mứchỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này cho phù hợp với thực tế của địa phương.
Trang 303 Trường hợp người được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này cónhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề vàđược miễn học phí đào tạo cho một khóa học đối với các đối tượng trong độtuổi lao động.
Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các đối tượng chuyển đổi nghề nằmtrong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phícủa dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện phương ánđào tạo nghề, tạo việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp.
Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời vớiphương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Trong quá trình lập phương ánđào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đốitượng chuyển đổi nghề.
4 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giảiquyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp theo quyđịnh tại Điều này.
* Hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày13/8/2009 của Chính phủ
Điều 23:
1 Ngoài việc hỗ trợ quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 và 22 Nghị địnhnày, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đờisống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủtướng Chính phủ quyết định.
2 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sốngchính từ sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đang sửdụng mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị
Trang 31định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các Điều 44, 45 và46
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trìnhtự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giảiquyết khiếu nại về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét hỗtrợ phù hợp với thực tế của địa phương.
1.3 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và đào tạo việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp trên thế giới và ở việt nam
1.3.1 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp ở Trung Quốc.
Trung Quốc là một nước nằm ngay cạnh Việt Nam, có nhiều đặc điểmtương đồng về văn hoá, con người và về quá trình CNH, HĐH đất nước đi lênchủ nghĩa xã hội Qúa trình ĐTH ở Trung Quốc đã được Uỷ ban kế hoạchphát triển nhà nước hết sức quan tâm Ngày 13/8/2001 Uỷ ban đã công bố chitiết một chương trình ĐTH, sao cho đến năm 2010 dân cư thành thị chiếmkhoảng 40 % dân số toàn quốc, đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 60 %.
Quá trình ĐTH, CNH và HĐH diễn ra nhanh làm diện tích đất canh tácnông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn tới hàng triệu lao động nông thônkhông có việc làm và thiếu việc làm ở mức nghiêm trọng Trước tình hình đó,chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác đào tạo nghề, dạy nghề phát triểnnguồn nhân lực cho nông thôn để tạo việc làm cho lao động nông thôn ngaytại địa phương Chính phủ có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạonghề, dạy nghề tích cực đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho khu vực
Trang 32ĐTH để tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển sang làm việc tại cácdoanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các cụm kinh tế
Trang 33mở,…Vì vậy đào tạo cho lao động nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử dụng laođộng trong các ngành mới ở các vùng ĐTH nhanh được chính phủ và chínhquyền các địa phương rất quan tâm.
Lực lượng lao động nông thôn dư thừa đã gây nhiều khó khăn trong côngtác giải quyết việc làm cho người lao động Trung Quốc đã tìm các biện phápnhằm giảm sức ép về việc làm đô thị, đó là:
- Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm, giảm sức ép đôthị Nhờ thúc đẩy phát triển các xí nghiệp (doanh nghiệp) địa phương nênTrung Quốc đã giải quyết một phần việc làm cho người lao động Các chínhsách khuyến khích đầu tư của nhà nước đã thúc đẩy sự phát triển của cácdoanh nghiệp địa phương, tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng laođộng ở nông thôn Khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp địa phương làmột trong những giải pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm giải quyết việclàm nông thôn góp phần giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp thuậnlợi.
- Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cưvào các thành phố lớn: Sự phát triển các đô thị nhỏ ở vùng nông thôn cùngvới CNH nông thôn là một giải pháp tốt để thu hút lao động dư thừa Các đôthị mới được thành lập sẽ thúc đẩy nhu cầu về phát triển công nghiệp nôngthôn Trong các đô thị nhỏ sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn bởi các đô thị nàycó dân số thấp Những ngành công nghiệp mới có khả năng thu hút nhiều laođộng Người nông dân có kỹ năng sẽ có cơ hội tham gia các ngành côngnghiệp và dịch vụ mà không phải tham gia sản xuất nông nghiệp Cho nên cácđô thị nhỏ dễ tìm được việc làm hơn so với đô thị lớn.
Tóm lại, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách trong quá trình ĐTHnhư: chính sách kiểm soát dòng di chuyển lao động đến các thành phố lớn;chính sách phát triển các loại đô thị vừa và nhỏ ở nông thôn để phát triển
Trang 34ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy đào tạo, dạy nghề cho người laođộng và chính sách khuyến khích doanh nghiệp nông thôn hợp tác với các
Trang 35doanh nghiệp nhà nước để đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhucầu đổi mớí lao động ;… nên đã đem lại hiệu quả tốt.
1.3.1.2 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp ở một số nước ASEAN.
Trong giai đoạn CNH, HĐH, ĐTH mạnh mẽ ở các nước ASEAN (1970-
1980) lao động dôi dư trong nông nghiệp rất lớn CNH, HĐH thúc đẩy pháttriển mạnh các ngành như công nghiệp điện tử, viễn thông, diệt may cao cấp,giầy da, chế biến nông sản xuất khẩu,… Để đáp ứng nhu cầu phát triển cácngành này, chính phủ các nước ASEAN đã chuyển sang chiến lược tăng tốccho giáo dục Một số nước đã mớ rộng giáo dục nghề, giáo dục kỹ thuật ngaytrong bậc trung
Ở Malaixia, chính phủ đã xây dựng quỹ phát triển nguồn nhân lực(HRDF) và dùng để trợ giúp đào tạo, dạy nghề đối với các ngành nghề có nhucầu lớn về lao động kỹ thuật, đào tạo lao động nông thôn để chuyển dịch từkhu vực nông nghiệp năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp vàdịch vụ có năng suất lao động cao hơn trong quá trình ĐTH và đầu tư nângcao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề Ngoài ra, chínhphủ khuyến khích hệ thống cơ sở đào tạo nghề tư nhân thu hút đào tạo nhânlực nông thôn phục vụ các chương trình phát triển các ngành nghề mới như:chế tạo, lắp ráp, sửa chữa ô tô, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, vậntải, quảng cáo,… Cho nên giáo dục đào tạo nâng cao dân trí và dạy nghề chongười lao động ở nông thôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Ở Singapo mặc dù là nước nhỏ, đa số lao động hoạt động trong ngànhdịch vụ nhưng chính phủ đã tích cực triển khai chương trình phát triển nguồnnhân lực, xây dựng quỹ phát triển kỹ năng (SDF) và chương trình tái phát
Trang 36triển kỹ năng (SRP) để đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động Đặcbiệt, người lao
Trang 37động nông thôn được nâng cao trình độ và nhận được chứng chỉ nghề, khi cầnthiết họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tìm việc trên thị trường lao động.
Một số nước ASEAN như Thái Lan, Singapo có dịch vụ du lịch rất pháttriển kể cả ở nông thôn (du lịch sinh thái, văn hoá, ), trong đó vai trò củacông ty du lịch rất quan trọng đối với đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao độngnông thôn, đảm bảo phát triển và thực hiện các dịch vụ này mang tính vănminh và hiệu quả Đối với một số vùng ngoại ô thủ đô của nhiều nướcASEAN, phần lớn lao động nông thôn đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ.
1.3.2 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp tại một số địa phương trong nước
1.3.2.1 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi hêt đất nông nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng biến đổi Đà Nẵng trở thành mộtthành phố trẻ, năng động với 7 quận, huyện chứa gần 800 ngàn dân, trong đó,86,2% cư dân đô thị sống trong các khu phố văn minh Một trong nhữngthành công lớn nhất của Đà Nẵng là đẩy mạnh hiện đại hóa, đô thị hóa gắnliền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có công tác hỗ trợ chuyểnđổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề,giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá thành phốĐà Nẵng là:
Thứ nhất, đi đôi với chính sách giải toả, đền bù, bố trí tái định cư thoả
đáng, hợp lý là chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làmcho lao động.
Thứ hai, chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làm
chỉ áp dụng vào nhóm lao động yếu thế, thật sự khó khăn trong chuyển đổingành nghề, tìm kiếm việc làm sau di dời giải toả.
Trang 38Thứ ba, tạo “vết dầu loang” trong giải quyết việc làm Thực ra, sức ép về
việc làm nói chung là lớn, nhưng riêng đối với lao động di dời, giải toả làkhông lớn Vấn đề đặt ra là chất lượng, cơ cấu của lao động bị mất đất, di dời,giải toả không đáp ứng yêu cầu của xã hội, thị trường lao động Xác định giảiquyết việc làm cho đối tượng này là giải quyết vấn đề xã hội chứ không phảikinh tế.
Thứ tư, tôn trọng nguyên tắc thị trường trong giải quyết việc làm cho số
lao động mất đất.
Thứ năm, lồng nghép đối tượng bị thu hồi đất, di dời, giải toả vào hầu hết
chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xãhội của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, các doanhnghiệp trên địa bàn thành phố trong từng thời kỳ.
Thứ sáu, có cơ chế quản lý mạnh, chặt chẽ nhưng không “cầm tay chỉ
Thứ bảy, nhiệm vụ hàng đầu mà chính quyền thành phố Đà Nẵng xác
định khi thu hồi đất là thực hiện công tác tái định cư cho dân Giải toả nơi ởcũ là có nơi ở mới ngay, “an cư” rồi mới “lạc nghiệp”.
Thứ tám, trong tất cả các giải pháp, biện pháp, chính sách hỗ trợ chuyển
đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động mất đất ở thành phố thì giảipháp về tín dụng được xem là hiệu quả nhất, tác động nhất.
1.3.2.2 Kinh nghiệm về chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, thành phố HàNội.
Từ Liêm là một huyện có tốc độ ĐTH vào loại nhanh nhất của Thủ đôHà Nội ĐTH đã và đang tạo ra sự chuyển biến rất sâu sắc về cơ cấu kinh tế,cơ cấu lao động và phát triển theo hướng tiến bộ Tuy nhiên, vấn đề ĐTH ởTừ Liêm đã dẫn đến một lượng lớn đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng cơ
Trang 39chỗ thất nghiệp và thiếu việc làm Trước tình hình này, huyện đã tích cực tìm
Trang 40nhiều biện pháp nhằm giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho ngườilao động Kinh nghiệm và bài học được rút ra như sau:
Một là: Gắn quy hoạch đô thị với chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước, của vùng và địa phương.
Hai là: Cụ thể hoá chương trình giải quyết việc làm cho những hộ nôngdân bị thu hồi đất do ĐTH.
Ba là: Công tác đào tạo nghề cho nông dân phải đi trước một bước, trướckhi thu hồi đất canh tác.
Bốn là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai, ưu đãi thuế,…khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việclàm cho người lao động và tạo điều kiện tốt trong chuyển đổi nghề nghiệp.
Năm là: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hỗ trợ thêm vốn phục vụ xuấtkhẩu lao động, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực tiếpvề địa phương tuyển dụng hoặc thông tin đầy đủ, kịp thời cho địa phương vềchỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển dụng.
Sáu là: Phát triển và mở rộng mạnh mẽ các hình thức dịch vụ giới thiệuviệc làm, đào tạo nghề… đưa thông tin nhanh nhất từ nhà tuyển dụng đếnngười lao động.
Bảy là: Hỗ trợ hơn nữa về vốn, miễn giảm thuế, tạo điều kiện về bằng đểmọi cơ sở có điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh Tạo sự tin cậy giữa cáccơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn không chỉbằng giáo dục, thuyết phục mà bằng các chính sách, biện pháp cụ thể.
1.3.3 Bài học rút ra về việc chuyển đổi nghề và tạo việc làm chongười nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
Từ kinh nghiệm thực tế về giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệpcho người lao động trong quá trình ĐTH một số nước và một số vùng địaphương ở nước ta có thể rút ra bài học chủ yếu để xem xét và vận dụng nhưsau: