1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

139 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy nghề của nhà trường thìquản lý hoạt động đào tạo là nội dung cốt lõi của công tác quản lý tại nhà trường.Qua tổng quan các nghiên cứu về hoạt động đà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO

ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

,

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO

ĐỘNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Th Tình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Tình, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi

suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và Hội đồng khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tham gia giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo và các đồng nghiệp Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc tới gia đình và người thân đã ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy

cô, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Xuân Trường

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Tình.

Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.

Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Trường

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn CBQL Cán bộ quản lý

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Việt Nam 8

1.2 Hoạt động đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề 9

1.2.1 Trường cao đẳng nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 9 1.2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo ở trường cao đẳng nghề 12

1.3 Quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 18

1.3.1 Khái niệm về quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

18 1.3.2 Những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động 26

1.3.3 Nội dung quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 29

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề 33

1.4.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về nguồn lực con người phục vụ CNH-HĐH đất nước 33

Trang 7

1.4.2 Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trong

việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội .

34 1.4.3 Các yếu tố của cơ sở đào tạo nghề 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 38

2.1 Khái quát về trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội 38

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường 40

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 42

2.2.1 Mục đích nghiên cứu 42

2.2.2 Nội dung nghiên cứu 42

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.4 Địa bàn và khách thể khảo sát 42

2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng 42

2.3.1 Thực trạng về hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 42

2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

47 2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 71

2.4.1 Những thành tựu 71

2.4.2 Những tồn tại 72

2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

Trang 8

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 75 3.1 Yêu cầu quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội 75 3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 79

3.2.1 Đảm bảo tính mục đích 79

3.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn 79 3.2.3 Đảm bảo tính kế thừa 79 3.2.4 Đảm bảo tính khả thi 79

3.3 Các biện pháp quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 80

3.3.1 Xác định nhu cầu nhân lực của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động 80 3.3.2 Tổ chức đổi mới quy trình công tác tuyển sinh 82

3.3.3 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo gắn theo nhu cầu của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương 84

3.3.4 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo hiện nay 87 3.3.5 Tăng cường hợp tác đào tạo với các cơ sở sản xuất để tổ chức cho giáo viên và học sinh - sinh viên tham gia sản xuất tiếp cận với thực tiễn 89

3.3.6 Thực hiện “dân chủ hóa, xã hội hóa” trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo 91 3.3.7 Chỉ đạo củng cố và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo 93

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 95 3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 97

Trang 9

3.5.1 Các bước tiến hành khảo nghiệm 97

3.5.2 Kết quả khảo nghiệm 98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

1 Kết luận 105

2 Khuyến nghị 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC

Trang 10

1

Trang 11

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Hoạt động đào tạo nghề là một trong những chủ trương quan trọng nhằm cungcâp cho thị trường lao động nguồn lực qua đào tạo, chất lượng cao Trong giai đoạnhiện nay lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta được Đảng và nhà nước đặc biệt coi trọng.Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng vàphát triển đất nước, Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ XI chỉ rõ: “Phát triển, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trongnhững yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước Đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới nộidung chương trình, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đàotạo”

Quán triệt và thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo, ngành giáodục đã giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục trong đào tạo nhằm đáp ứng nhucầu của xã hội Vì vậy, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục phụ thuộc vàonhiều yếu tố từ khâu tuyển sinh, quá trình đào tạo và kết quả đào tạo nhằm đáp ứngnhu cầu xã hội Trong đó, yếu tố quan trọng có tính chất quan trọng là quản lý hoạtđộng đào tạo nhằm đảm bảo cho hoạt động này thống nhất và hiệu quả, theo nềnnếp và có những quy trình

Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội, là trường đào tạo đa dạng về trình độchuyên môn kỹ thuật và đa dạng về ngành nghề Với chức năng nhiệm vụ đào tạođội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức kỷ luậtv.v Trên thực tế trong những năm qua và hiện nay Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện

Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý và đặt được nhiều thành tựu tolớn, nguồn nhân lực lao động nhà trường đào tạo đã tăng cả về số lượng, chất lượngtừng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cung cấp cho các doanhnghiệp và thị trường lao động Tuy nhiên, công tác đào tạo còn tồn tại một số vấn đềnhư: Quá trình quản lý đào tạo nghề chưa đồng bộ về mục tiêu, nội dung chươngtrình, đội ngũ giáo viên, số lượng tuyển sinh hằng năm chưa đạt kế hoạch được giao,điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nguồn nhân lựclao động còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thịtrường, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội Trong các

Trang 12

nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện HàNội chưa như mong muốn thì công tác quản lý hoạt động đào tạo là một hạn chế cầnkhắc phục và đổi mới Để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy nghề của nhà trường thìquản lý hoạt động đào tạo là nội dung cốt lõi của công tác quản lý tại nhà trường.Qua tổng quan các nghiên cứu về hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đàotạo, ít có công trình nghiên cứu quản lý hoạt động đào tạo của một trường cao đẳngdạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Vì vậy, phải có những nghiêncứu để làm rõ tính đặc thù của trường cao đẳng nghề trong quá trình tham gia đàotạo thợ lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh và thịtrường lao động trong và ngoài nước.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lí đào tạo ở trường Caođẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, từ đó đề xuất cácbiện pháp quản lí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Caođẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các Trường cao đẳngnghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

3.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ở Trường Caođẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạonghề ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung và biện pháp quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện HàNội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục

Trang 13

nói chung, vận dụng vào quản lý đào tạo nghề Nghiên cứu, đánh giá thực trạngcông tác quản lý đào tạo, thực trạng các biện pháp quản lý đào tạo, từ đó đề ra một

số biện pháp quản lý đào tạo chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề tại trườngCao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội

Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Cao

đẳng

Nghề Cơ điện Hà Nội Khảo sát nhu cầu thị trường lao động ở Thành phố HàNội

Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, khảo sát, minh chứng được sử dụng

trong luận văn trong khoảng 5 năm trở lại đây (2011 - 2016)

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý hoạt động đào tạo là yếu tố quan trọng Nếu các

chủ thể quản lý và các lực lượng sư phạm của nhà trường thực hiện có hiệu quả cácbiện pháp quản lý như: Nắm chắc nhu cầu nhân lực của các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động; đổi mới quy trình công tác tuyểnsinh; xây dựng nội dung chương trình đào tạo gắn theo nhu cầu của thị trường Laođộng và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phát triển đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý theo hướng hiện đại; tăng cường hợp tác đào tạo với các cơ sở sảnxuất để tổ chức tham gia sản xuất cho giáo viên và sinh viên tiếp cận với thực tiễn;thực hiện “dân chủ hóa, xã hội hóa” trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng đào

tạo thì chất lượng hoạt động đào tạo nghề của trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà

Nội, sẽ nâng cao và đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, nhucầu sử dụng của thị trường lao động ở địa phương và các vùng lân cận

6 Phương pháp nghiên cứu

+ Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, so sánh, khái quát hóa, đánh giá tổng hợp các thông tin, tài liệu đểxác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho vấn đề nghiên cứu

+ Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra viết: Là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu trưng

cầu ý kiến với hệ thống câu hỏi Phương pháp này dùng để thu thập thông tin vềthực trạng quản lý đào tạo của trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội, nhu cầu sửdụng lao động tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất từ đó làm cơ sở cho việc

Trang 14

đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo.

Phương pháp quan sát: Là phương pháp trực tiếp tìm hiểu thực trạng hoạt

động quản lý đào tạo của trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội, thực trạng về nhucầu thị trường lao động ở Thành phố Hà Nội Theo dõi, tìm hiểu những học sinh -sinh viên sau khi tốt nghiệp đã và đang làm việc tại các cơ sở sản xuất, thông qua đóthu thập những thông tin từ phía người sử dụng lao động

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý đào tạo

của Ban giám hiệu Trường từ khi thành lập đến nay, kinh nghiệm quản lý của cáctrường dạy nghề khác trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến với các lãnh đạo, giáo viên,

học sinh và sinh viên nhà trường để có ý kiến trực tiếp hỗ trợ cho người nghiên cứutrong quá trình thực hiện đề tài

Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý đào tạo

nói chung, quản lý đào tạo nghề nói riêng nhằm xem xét đánh giá, khảo nghiệm tínhkhả thi của đề tài

+ Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Phương pháp thống kê: Sử dụng các công thức toán học để thống kê, xử lý sốliệu thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Nghề

Cơ điện Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

- Chương 3:Biện pháp quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện

Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay

Trang 15

Các nước phát triển trên thế giới luôn chú trọng đến lĩnh vực dạy nghề, có địnhhướng và phân luồng học sinh ngay từ khi còn học phổ thông giúp học sinh pháttriển đúng hướng như ở Đức, Mỹ, Nhật, Hàn quốc… Trong đào tạo nghề, việc đàotạo phải gắn với nhu cầu lao động mà trước hết là gắn với người sử dụng lao động(các doanh nghiệp) Ở nhiều nước như Nhật, Hàn Quốc…việc đào tạo nghề được tiếnhành trong công ty, xí nghiệp và đã chứng tỏ rất hiệu quả Để đào tạo gắn với thịtrường lao động, phải có định hướng về sự phát triển của các ngành nghề trong xãhội Nhà nước phải xây dựng hệ thống thông tin về hướng phát triển của các ngànhnghề, dự báo về nguồn nhân lực và thị trường lao động Ở các nước phát triển nhưPháp, Thụy Điển, Đan Mạch…, hệ thống thông tin và dự báo này hoạt động khá tốt(có cơ quan của Nhà nước đảm trách công việc này) Ngoài ra, người dân còn đượccung cấp những phần mềm tin học, những trang Web miễn phí…về lĩnh vực nghềnghiệp.

Singapore

Từ khi nhà nước tự trị Singapore được thành lập vào năm 1959, chính phủ đãhết sức quan tâm tới giáo dục, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc khôiphục và phát triển nền kinh tế Là một nước nhỏ, nghèo tài nguyên và điều kiệnthiên nhiên không thuận lợi, Singapore sớm nhận thức được nguồn vốn dồi dào nhất

và quan trọng nhất của đất nước chính là nguồn vốn con người Trên cơ sở nhậnthức đúng đắn đó, Singapore đã coi giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng hàngđầu để phát triển đất nước

Trang 16

Quan điểm coi nguồn nhân lực là nguồn vốn quý giá nhất của Singapore đượcthể hiện trong tuyên ngôn của ngành giáo dục nước này: “Xây dựng nguồn nhân lực

sẽ quyết định việc xây dựng tương lai của quốc gia”

Hệ thống ĐTN của Singapore tương đương cấp giáo dục trung học trở lên,được thực hiện bởi một hệ thống các trường, viện dạy nghề, trong đó quan trọngnhất là “Viện Giáo dục công nghệ và bách khoa Quốc gia” Các trường và viện nàycung cấp những chương trình học rất phong phú từ chính quy tập trung đến bán tậptrung cho nhiều đối tượng, nhiều trình độ Các trường công lập chiếm đa số trong hệthống trường dạy nghề nhưng vẫn có một số trường tự hoạt động trong lĩnh vực này

Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia Đông Bắc Á Từ đầu thập kỷ 60 của thế kỉ XXkhi chính phủ Hàn Quốc đưa ra những chính sách phát triển mới về giáo dục vàđặc biệt quan tâm tới việc phát triển các trường trung học chuyên nghiệp và dạynghề Chính sách đúng đắn này đã đem lại thành công cho sự phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước này trong gần 4 thập kỉ sau đó, như tiến sỹ Kisung Lee Giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục và ĐTN Hàn Quốc nhận định “Lực lượnglao động đóng một vai trò quan trọng tối thượng đối với những thành công trongphát triển kinh tế Hàn Quốc”

-Để thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn vốn con người đặc biệt là hoạtđộng đào tạo nghề, Bộ giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc đã đưa ranhững đề xuất giải pháp như sau:

1 Tổ chức lại việc giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học

2 Hình thành và phát triển các trường trung học toàn diện

3 Thông qua việc thành lập các trường trung học chuyên nghiệp

4 Tăng cường chương trình học về kiến thức nghề nghiệp cơ bản và năng lựctổng hợp

5 Tăng cường mối liên hệ giữa các trường trung học dạy nghề, cao đẳng vàđại học dạy nghề cũng như giữa các trường này với nền công nghiệp nhằm nâng caokhả năng định hướng nghề nghiệp và mở rộng cơ hội học cao

Trang 17

6 Tăng cường công tác đào tạo giáo viên dạy nghề.

7 Khuyến khích việc thuê các chuyên gia hoạt động như các giáo viên thực hành

8 Cải thiện môi trường giáo dục tại các trường ĐTN

9 Cho phép các viện dạy nghề linh hoạt trong việc thiết lập các chương trình học, cải tổ hệ thống hoạt động hay linh hoạt, chủ động trong tuyển giáo viên…

Australia đã và đang tiến hành những cải cách, đổi mới với hệ thống ĐTNnhằm đem lại những thay đổi tích cực cho hệ thống, đáp ứng được những yêu cầumới của sự phát triển kinh tế - xã hội Những chính sách đổi mới ĐTN của Australiabao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tăng cường sự hợp tác, hội nhập giữa giáo dục cơ bản và đào tạo nghề

- Tập trung vào hiệu quả đầu ra của quá trình đào tạo

- Gia tăng số lượng, tỷ lệ tham gia đào tạo nghề

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo nghề

- Mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo và mở rộng cơ hội tham gia đào tạo chongười lao động, đặc biệt là các nhóm xã hội yếu (phụ nữ, thanh niên nông thôn,người tàn tật, người bản xứ…)

Với những nỗ lực đổi mới đó, hệ thống đào tạo nghề của Australia hiện nayđược coi như một trong những hệ thống nhiều đổi mới tích cực và được thừa nhậnrộng rãi trên thế giới Hoạt động đào tạo nghề tại Australia và những đặc điểm nổibật của hệ thống này mà chúng ta có thể xem như một bài học kinh nghiệm

(Nguồn Tamnhin.net)

Trang 18

Tóm lại, mặc dù mỗi quốc gia, mỗi điều kiện phát triển khác nhau có nhữngchiến lược phát triển riêng trong hoạt động ĐTN, mỗi chiến lược có thể cung cấpcho chúng ta những kinh nghiệm quí báu khác nhau Nhưng từ bài học của 3 nước

kể trên chúng ta có thể rút ra một số điểm sau:

- Mở rộng và phát triển ĐTN là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia nếu muốnduy trì và phát triển vị trí của mình trong nền kinh tế toàn cầu

- Trọng tâm của hệ thống ĐTN là đào tạo lớp trẻ, cung cấp những kỹ năngnghề cần thiết từ cơ bản đến chuyên sâu

- Cần xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn hướng nghiệp rộng rãi tới cáctrường trung học phổ thông, các trường dạy nghề

- Hệ thống ĐTN Quốc gia cần được tổ chức với nhiều phương thức đa dạng vàphong phú

- Hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình đào tạo là

xu hướng phát triển hợp lý và hiệu quả

1.1.2 Việt Nam

Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạo nghềcũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi đó còn Tổngcục dạy nghề Lúc đó, một số các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghềnghiệp, tâm lý học lao động (ví dụ như Nguyễn Ngọc Đường Đặng Danh Ánh,Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Bá Dương, ) đã chủ động nghiên cứu những khía cạnhkhác nhau về sự hình thành nghề và công tác dạy nghề Đặc biệt, một số nhà nghiêncứu khác như Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, đã đi sâu nghiêncứu về quản lí giáo dục, quản lí nhà trường Tuy nhiên, sau đó những nghiên cứu vềđào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạo nghề ở nước ta bị lắng xuống, ít được chútrọng Chỉ đến những năm gần đây vấn đề đào tạo nghề tiếp tục được quan tâmnghiên cứu trở lại

Trong vài năm gần đây, kinh tế - xã hội Việt Nam có những bước phát triểnmạnh, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xãhội đã làm nảy sinh nhu cầu của người lao động Thực trạng về lao động và việc

Trang 19

làm, về chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta đã đặt ra những yêu cầu mới về đàotạo nghề Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của nước nhà, nhất là lĩnh vực đào tạo nghề.

- Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo côngnhân kỹ thuật ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Tiến sĩ của tác giả Hoàng Ngọc Trí,

2005 Đề cập đến mối quan hệ giữa trường nghề và các đơn vị sản xuất

- Đề tài “Tăng cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với các doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh bắc Giang nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề”, Luận văn thạc

sĩ của tác giả Đào thị Phương Nga

- Đề tài “Một số biện pháp tăng cường quản lý đào tạo nghề ở trường Đại họccông nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn văn Tuấn, 2006

Ngoài ra còn nhiều luận văn đề cập nghiên cứu nhiều khía cạnh của quản lýtrong các trường dạy nghề

Các đề tài nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng một số nội dung công tácquản lý đào tạo của lãnh đạo, của nhà trường từng địa phương, đồng thời đề ra một

số biện pháp quản lý hợp lý nhằm giải quyết những vướng mắc ở từng cơ sở đào tạo

cụ thể Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề trong công tác quản lý đào tạo ở trường Caođẳng nghề Cơ điện Hà Nội với thị trường lao động hiện nay Vì vậy tác giả lựa chọnvấn đề này để nghiên cứu

1.2 Hoạt động đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề

1.2.1 Trường cao đẳng nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

1.2.1.1 Sứ mệnh đào tạo của cao đẳng nghề

Trường cao đẳng nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dânđược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và có sứ mệnh như sau:Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các bậc đàotạo ở các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; có đạođức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏephù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìmviệc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặ c tiếp tục

Trang 20

học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng;

Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trìnhđộ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao độngcủa thị trường

1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ trường cao đẳng nghề

Trường cao đẳng nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dânđược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và có chức năng, nhiệm vụsau:

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở cáctrình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người họcnăng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đứclương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ

có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn,đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệudạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấpbằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về

số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định củapháp luật

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao côngnghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy địnhcủa pháp luật

- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề

- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp

Trang 21

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghềtrong hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia cáchoạt động xã hội

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liênquan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của ViệtNam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làmviệc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theoquy định của pháp luật

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Hiện nay vấn đề đào tạo nghề là rất quan trọng vì lực lượng lao động lànhnghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc giadựa trên sự phát triển của sản xuất Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sựthay đổi diễn ra từng ngày, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thúcđẩy sản xuất phát triển Vô số các công nghệ, kỹ thuật mới, các loại vật liệu mớiđược ứng dụng vào sản xuất đòi hỏi người lao động phải được đào tạo ở những trình

độ lành nghề nhất định, tay nghề cao Hiện nay, các trường dạy nghề đang thực hiệnđào tạo nghề cho người lao động với quy mô tương đối lớn như đào tạo từ trình độ

sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và cơ cấu ngành nghề phong phú vớicác nghề mà hiện nay được ứng dụng nhiều trong đời sống cũng như trong cácngành công nghiệp như nghề điện, cơ khí, điện tử, tin học, kế toán… vì vậy vấn đềcung cấp nguồn lao động kỹ thuật cho thị trường lao động hiện nay của các trườngdạy nghề

Trang 22

1.2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo ở trường cao đẳng nghề

Nghề theo Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như ý chủ biên, Nxb Văn hoá thông tin

- 1998) định nghĩa: “Nghề: Công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”;còn “Nghề nghiệp là nghề nói chung”.[45] Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên,Nxb Khoa học xã hội - 1991) thì định nghĩa: “Nghề là công việc hàng ngày làm đểsinh nhai [37]

Tác giả E.A.Klimov viết: Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao độngvật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sựphân công lao động xã hội mà có) Nó tạo cho con người khả năng sử dụng laođộng của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển

Theo tác giả Nguyễn Hùng trong "Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề"

thì:”Những chuyên môn có những đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thànhmột nhóm chuyên môn và được gọi là nghề Nghề là tập hợp của một nhóm chuyênmôn cùng loại, gần giống nhau Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua

đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác độngvào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụmục đích, yêu cầu và lợi ích của con người ” [30;11]

Vậy, nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo,

con người có được tri thức, kỹ năng, thái độ để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

+ Nghề đào tạo

Mỗi nghề được đặc trưng bởi nội dung lao động của nó, đó là những kiến thứcchuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo thực hành nhất định Mỗi nghề có một lượng côngviệc nhất định, độ phức tạp nhất định

Trang 23

Nghề đào tạo là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệpđúng đắn mà người học nghề phải đạt được thông qua một quá trình đào tạo và khitham gia lao động phải đạt được những yêu cầu nhất định.

+ Phân loại nghề

Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2.000 nghề với hàng chục nghìn chuyênmôn Ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ trước đây, người ta đã thống kê được15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000

Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức đào tạo nghề, tuynhiên xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau nên phânloại nghề khá phức tạp và phong phú Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ laođộng, E.A.Klimov đã phân thành 5 nhóm nghề chủ yếu sau:

- Nhóm nghề: Người - Thiên nhiên: Đối tượng làm việc của nhóm nghề nàychủ yếu liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi

- Nhóm nghề: Người - Người: Đối tượng làm việc của nhóm nghề này liênquan đến các nhóm người, con người như nghề giáo, nghề bán hàng, người quản lý

- Nhóm nghề: Người - Kỹ thuật: Đối tượng làm việc của nhóm nghề này liênquan đến các thiết bị kỹ thuật như nghề điện, cơ khí, thợ xây…

- Nhóm nghề: Người - Tín hiệu: Đối tượng làm việc của nhóm nghề này liênquan đến các con số, ký hiệu như nghề kế toán, tin học, bưu chính viễn thông…

- Nhóm nghề: Người - Nghệ thuật: Đối tượng làm việc của nhóm nghề nàyliên quan đến các loại hình văn hóa - nghệ thuật như nhạc họa, nhà văn, phim…

Để đáp ứng tối đa nhu cầu xã hội về nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay và xuhướng phát triển trong những năm tới để tổ chức đào tạo trình độ trung cấp nghề,trình độ cao đẳng nghề Cấu trúc nghề đào tạo chủ yếu theo diện rộng (trong mộtnhóm nghề) để đảm bảo tính linh hoạt, thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thịtrường và có khả năng tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm của người lao động.Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 ban hành Bảngdanh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề như sau:

Trang 24

- Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

- Lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý

- Lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin

Nhóm nghề đào tạo là các ngành nghề đào tạo có sử dụng chung một sốchương trình môn học kỹ thuật cơ sở Những môn học trong nhóm này không nhấtthiết phải chung toàn bộ chương trình, nhưng cũng phải chiếm phần lớn chương trình

+ Khái niệm đào tạo nghề

Hiện nay, đang tồn tại nhiều định nghĩa về đào tạo nghề (Dạy nghề) Một sốnhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số khái niệm:

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “Dạy nghề là cung cấp cho ngườihọc những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới côngviệc nghề nghiệp được giao”

Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11.Trong đó viết: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng

và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làmhoặc từ tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [ 41; 02]

Trang 25

Vậy, đào tạo nghề là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức

nhất định trong nghề đào tạo và tư duy con người, các kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nhận thức để hình thành nhân cách nghề nghiệp, quá trình này được thực hiện thông qua việc giảng dạy theo các nghề đào tạo.

+ Nguyên tắc đào tạo nghề

Đào tạo nghề là khâu quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người laođộng, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhưng nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuận lợicho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc Dạy nghề giúp cho người laođộng có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thểxin làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, hoặc có thể tự tạo ra công việc sảnxuất cho bản thân Vậy công tác đào tạo nghề thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và Nhà nước

Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung chương trình, giáo trình đào tạo phải thựchiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải được xâydựng phát triển theo quy trình đổi mới và phát triển của đất nước

- Đảm bảo đào tạo theo nhu cầu: Đào tạo phải thực hiện trên nhu cầu của xãhội, nhu cầu thực tiễn của sản xuất Có thể nói rằng, các cơ sở đào tạo cần dạy chongười học những nghề mà thị trường cần, chứ không phải dạy cho người học nhữngnghề mà cơ sở đào tạo có

- Đào tạo gắn với thực hành và thực tiễn: Nguyên tắc này đòi hỏi nội dungchương trình, giáo trình, trang thiết bị thực hành phải gắn với thực tiễn Đào tạo lấythực hành, thực tập kỹ năng nghề, khả năng vận dụng vào thực tiễn làm chính; coitrọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tácphong công nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện để sau khi tốtnghiệp người học có thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội

- Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này phải đảm bảo chất lượng và hiệuquả, đảm bảo thực hiện tốt các khâu như xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch,thực hiện, đánh giá kết quả đào tạo

Trang 26

+ Quá trình đào tạo nghề

Quá trình đào tạo nghề bao gồm xác định mục tiêu đào tạo, nội dung chươngtrình đào tạo, kế hoạch đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp đào tạo,kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, chất lượng đào tạo

- Mục tiêu đào tạo nghề: là kết quả cần đạt được sau khi kết thúc quá trình đào

tạo, thể hiện ở những yêu cầu về phát triển nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năngnghề cho người học Mục tiêu đào tạo quy định nội dung và phương pháp đào tạo,đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của quá trình đàotạo Nếu mục tiêu đào tạo sát với thực tế và yêu cấu của xã hội thì người học sau khikết thúc khóa học sẽ có khả năng làm việc, đáp ứng được yêu cầu của người sửdụng lao động, tức là hiệu quả đào tạo cao

- Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo: Nội dung và chương trình đào

tạo nghề là một thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng của từng môn học được liênkết với nhau một cách logic từ đó vận dụng các kiến thức chuyên môn để hình thành

tư duy kỹ thuật, thực tiễn và sáng tạo Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạophải tuân theo các nguyên tắc sư phạm, đảm bảo tính hiệu quả, đạt mục tiêu đào tạo

và phải có tính mềm dẻo, linh hoạt tạo được khả năng liên thông dọc và ngang,thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ và thị trường lao động

- Hình thức tổ chức đào tạo: Hình thức tổ chức đào tạo là sự kết hợp các hoạt

động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nội dung đào tạo Có nhiều hìnhthức tổ chức như tự học, thực hành, tham quan, thực tập…

- Phương pháp đào tạo: Phương pháp đào tạo là sự tác động qua lại với nhau

giữa nhà trường, giáo viên, học sinh nhằm chuyển biến nhân cách, chuyên môn củahọc sinh theo mục tiêu và nội dung đã xác định Ví dụ như phương pháp dạy - học,phương pháp giáo dục,rèn luyện học sinh về phẩm chất đạo đức…

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo: Trang thiết bị, máy móc, nhà

xưởng, nguyên vật liệu và các cơ sở vất chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, cácđiều kiện phục vụ nhu cầu cần thiết cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.Công tác phục vụ đào tạo tốt sẽ đảm bảo, nâng cao chất lượng cho quá trình đào tạonghề

Trang 27

- Xã hội hóa công tác đào tạo nghề: Cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị dạy nghề của nhà nước và các tổ chức xã hội, sự đóng góp của gia đình họcsinh, phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để tạo điều kiện cho ngườihọc tiếp cận nhanh với thực tế, giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp

- Chất lượng đào tạo: Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các

cơ sở đào tạo Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đàotạo đã đề ra

Chất lượng đào tạo được phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục

và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo đến kết thúc quátrình đó

Mỗi cơ sở đào tạo đều có một nhiệm vụ, điều này chi phối hoạt động của nhàtrường Từ nhiệm vụ này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình saocho phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội để đạt được chất lượng bênngoài, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mụctiêu đó, đạt chất lượng bên trong

Sơ đồ 1.1 Quan niệm về chất lượng đào tạo

Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu

sử dụng ( đạt chất lượng ngoài) Nhu cầu xã hội

Kết quả đào tạo

Mục tiêu đào tạo

Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào tạo ( đạt chất lượng trong)

Trang 28

1.3 Quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

1.3.1 Khái niệm về quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

1.3.1.1 Quản lý

Quản lý hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện, phát triển của xã hộiloài người Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan, được ra đời một cách tấtyếu do nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi thời đại Laođộng quản lý là một lĩnh vực lao động trí tuệ và thực tiễn phức tạp nhất của conngười, nhằm điều khiển lao động thúc đẩy xã hội phát triển trên tất cả các bình diện.Khoa học quản lý cũng như nhiều khoa học xã hội - nhân văn khác gắn với tiếntrình phát triển của xã hội loài người, nó luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp, tínhdân tộc, tính thời đại Ngày nay quản lý đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật,một nghề phức tạp nhất trong xã hội hiện đại có nhiều cách giải thích thuật ngữquản lý tuỳ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau Có quan niệm cho rằng quản lý làđiều hành, điều khiển, chỉ huy Có quan niệm lại cho rằng quản lý là một nghệthuật, một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằmđạt được mục đích của nhóm Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môitrường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc,vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Ở góc độ thực hành thì quản lý là một nghệthuật, còn ở góc độ kiến thức thì quản lý lại là một khoa học

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì quản lý xã hội một cách khoa học

là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ những hệ thống khácnhau của xã hội trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật và xu hướng kháchquan vốn có, nhằm đảm bảo hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra.Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh) là Management đặc trưng cho quá trình điềukhiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế,thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật

tư, trí thực và giá trị vô hình)

Trang 29

Tác giả Nguyễn Phúc Châu lại cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục, có

tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý(những người bị quản lý) bằng việc sử dụng các phương tiện quản lý nhằm làm cho

tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý” [7]

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo “Quản lý là

sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra” [ 28,12]

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồnlực (nhân lực, vật lực, tài lực…) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạtmục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [31;15]

Tác giả Nguyễn Đức Trí cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động có địnhhướng (có chủ định), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có dựatrên các thông tin về tình trạng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đốitượng ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định.” [40]

Theo Harold Koontz, Cyri O‟donnell và Heinz Weihrich thì "Quản lí là mộthoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đượccác mục tiêu của tổ chức" [34;33]

Các Ông Thomas J Robins và Wayned Morrison lại cho rằng: Quản lí là mộtnghề nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học

Do vậy, quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh, tồn tại và phát triển trong quá trình con người hoạt động tập thể, là sự tác động một cách có mục đích,

có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức.

Trang 30

Sơ đồ 1.2: Mô hình về quản lý

Trang 31

CHỦ THỂ

QUẢN LÝ

Công cụquản lý

KHÁCH THỂ QUẢN LÝ MỤC TIÊU

QUẢN LÝ

Phương phápquản lý

1.3.1.2 Quản lý giáo dục

+ Khái niệm

Trong thời đại ngày nay giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định, động lựcthúc đẩy sự phát triển xã hội, vì chỉ có giáo dục mới đào tạo được nguồn nhân lựcđáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội Giáo dục đã trở thành mục tiêu phát triểnhàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới Giáo dục có vị trí quan trọng như vậynên quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau phụ thuộc vào cách tiếpcận khác nhau

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội, nhằm thúc đẩy công tác đào tạothế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”.[1]

Tác giả Trần Kiểm lại quan niệm: "Quản lý giáo dục thực chất là những tácđộng của công tác quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi giáo viên vàhọc sinh với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và pháttriển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường" [31, 246]Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục nhưng đều thốngnhất cách hiểu đó là quá trình tác động có định hướng của người quản lý giáo dụctrong việc vận dụng những nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản

lý vào lĩnh vực giáo dục, nhằm đạt mục tiêu mà giáo dục đã đề ra Khoa học quản lýgiáo dục giống như khoa học quản lý nói chung, có đầy đủ các chức năng chung của

Trang 32

khoa học quản lý, song vì sản phẩm đặc thù của giáo dục là nhân cách con người, vìvậy trong quá trình tác động, các chủ thể quản lý giáo dục tác động đến đối tượng làtình cảm, tâm lý con người (giáo viên, học sinh), đến các cơ sở giáo dục và các lựclượng khác trong xã hội.

Như vậy, quản lý giáo dục có thể được hiểu là: Quản lý giáo dục là hoạt động

thiết yếu nảy sinh, tồn tại và phát triển khi hoạt động giáo dục diễn ra, là sự tác động một cách có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức, hệ thống giáo dục.

+ Mục tiêu quản lý giáo dục

Là tạo ra sự chuyển biến về hiệu quả, chất lượng giáo dục, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Qua công tác quản lý để nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ cho chủ thể quản lý (nhà quản lý) và đối tượng được quản lý (giáo viên

và các thành phần liên quan

+ Các phương pháp quản lý giáo dục

Phương pháp quản lý giáo dục: Là cách thức, con đường mà chủ thể quản lýtác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích quản lý để đạt mục tiêunhất định của quản lý giáo dục

Có nhiều cách phân loại phương pháp quản lý giáo dục theo những tiêu chíkhác nhau Theo nội dung và cơ chế của hoạt động quản lý: Phương pháp hànhchính-tổ chức, phương pháp tâm lý- xã hội, phương pháp kinh tế

- Phương pháp hành chính-tổ chức: Là phương pháp mà chủ thể quản lý dùngquyền lực trực tiếp đề ra các mục tiêu nhiệm vụ, các yêu cầu để đối tượng quản lýthực hiện

Để quản lý bộ máy, nhà quản lý cần tạo cho bộ máy một khung hành vi để mọithành viên hoạt động trong khuôn khổ khung hành vi đó và có cơ sở cho nhà quản

lý điều chỉnh hành vi của mọi thành viên, bằng cách thông qua các mệnh lệnh, vănbản, chỉ thị, nghị quyết từ cấp trên xuống, các quy chế, quy định của chủ thể quản lýđến các cá nhân, tập thể

Trang 33

- Phương pháp tâm lý- xã hội: Là phương pháp mà chủ thể quản lý vận dụngcác quy luật tâm lý-xã hội tác động vào đối tượng quản lý nhằm tạo nên môi trườngtâm lý-xã hội tích cực.

Phương pháp này được tiến hành thông qua các sinh hoạt giao tiếp chung củađơn vị trong nhà trường, các hình thức thi đua, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thể dụcthể thao tạo không khí gắn bó, đoàn kết, thoải mái cho giáo viên, học sinh

- Phương pháp kinh tế: Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động vào lợiích kinh tế của đối tượng quản lý nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động tối ưu

Phương pháp này được tiến hành qua hình thức khen thưởng hoặc kỷ luậtthông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết quả của các phong trào thi đua từ đó tạođộng lực phát triển cho giáo viên, học sinh

- Hoạt động quản lý của chủ thể quản lý trong nhà trường đối với các hoạtđộng của nhà trường như: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý trang thiết bịdạy học, quản lý quá trình đào tạo, quản lý tài chính,…vv

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối củaĐảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục,với thế hệ trẻ và từng học sinh

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý dạy

và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, đểdần tới mục tiêu giáo dục

Theo GS Nguyễn Ngọc Quang:" Quản lí nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận

Trang 34

hành theo nguyên lí giáo dục, để tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [41;61].

Theo PGS-TS Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vịtrí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định các chức năng, quyền hạn,nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhàtrường với tư cách là một tổ chức xã hội” [ 31; 259]

Như vậy, quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha

mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

1.3.1.4 Quản lý đào tạo

Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy

và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một

cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạtđộng được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quảđào tạo, cũng như về thời gian và đối tượng đào tạo cụ thể

Đào tạo, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, là quá trình tác động đến một conngười nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩxảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống vàkhả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việcphát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người

Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu: Quản lý đào

tạo là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và từng giáo viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giáo viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.3.1.5 Quản lý đào tạo nghề và quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề

Trang 35

+ Khái niệm

Theo cách tiếp cận về quản lý, quản lý giáo dục như đã trình bày ở trên, quản

lý đào tạo nghề có thể được hiểu như sau:

Quản lý đào tạo nghề là một hoạt động thiết yếu nảy sinh, tồn tại và phát triển trong quá trình hoạt động đào tạo nghề diễn ra, là sự tác động một cách có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất

là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung về giáo dục nghề nghiệp.

Quản lí quá trình đào tạo nghề thực chất là quản lí các yếu tố sau theo mộttrình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường,đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta dần dần chuyển nền kinh tế từ kếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường của nước ta từngbước được hình thành và phát triển, song sự phát triển còn thiếu đồng bộ và cònthấp so với các nước phát triển Một trong những thị trường được hình thành đó làthị trường lao động (thị trường sức lao động) Cho đến nay vẫn còn chưa có nhậnthức rõ và thống nhất về thị trường lao động Trong điều kiện hiên nay, việc thừanhận nó là tất yếu Hiện nay có rất nhiều các tên gọi như “thị trường lao động”, “thịtrường sức lao động”, “thị trường nguồn nhân lực” Bản chất của chúng có gì đặcbiệt và chúng khác nhau ở điểm nào? Dựa trên quan điểm của Các Mác về hànghoá sức lao động, Đại từ điển kinh tế thị trường cho rằng: Thị trường lao động lànơi mua bán sức lao động của người lao động

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trườngtrong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác địnhmức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công” Khái niệm này nhấnmạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.Theo quan điểm của Đảng đề ra trong đại hội Đảng IX thì: Thị trường laođộng là nơi mua bán các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bán sứclao động trong một phạm vi nhất định

Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam khái niệm này còn đa dạng và phongphú hơn nhiều: “Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập

Trang 36

trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhấtnhư thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranhchấp lao động ), ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người laođộng tự do và một bên là người sử dụng lao động “Thị trường lao động (hoặc thịtrường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức laođộng (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức laođộng), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và cácđiều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằngmiệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác” “Thị trường “sứclao động” là nơi thể hiện quan hệ xã hội giữa người lao động làm thuê và ngườithuê mướn lao động thông qua sự điều chỉnh giá cả tiền công” “Thị trường laođộng biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia làngười sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem

ra trao đổi và mức thù lao tương ứng”

Vậy, thị trường theo cách hiểu thông thường là nơi trao đổi mua bán hàng

hóa; theo nghĩa đó thị trường sức lao động cũng là nơi trao đổi mua bán hàng hoá

sức lao động Tuy nhiên, từ đặc trưng của hàng hoá sức lao động mà thị trường sức

lao động cũng có những đặc trưng riêng của nó Trên thị trường có chủng hoại hànghóa đa dạng thì thị trường sức lao động cũng có chủng loại hàng hoá đa dạng Điều

đó được thể hiện ở chỗ sức lao động được bán trên thị trường cũng hết sức đa dạngphong phú, nhiều chủng loại khác nhau, chẳng hạn về thể chất sức khỏe, trình độchuyên môn, ngành nghề, tính chất công việc, kinh nghiệm kỹ năng Chẳng hạn khithông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp yêu cầu tính chất trình độ của từng loạingành nghề, thậm chí có cơ quan doanh nghiệp còn yêu cầu cụ thể ngành nghề nàyphải được đào tạo ở hệ nào, bậc nào, ngành nào…

Vậy theo cách tiếp cận về quản lý đào tạo nghề, thị trường sức lao động ở trên,thì quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao

động ta có thể hiểu như sau: Quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng

nhu cầu thị trường lao động là một hoạt động tồn tại và phát triển trong quá trình hoạt động đào tạo nghề diễn ra, là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đến

Trang 37

người học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức,

kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong

đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu các đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu bản thân người học nghề Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là quá trình cần quan tâm đến các nội dung cơ bản như đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhân lực qua ĐTN, cơ cấu trình độ đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thị trường lao động, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực cho thị trường lao động, đẩy mạnh mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sử dụng lao động.

1.3.2 Những đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động

- Lao động không thể tách rời khỏi người cung cấp, người lao động Đối vớicác loại hàng hóa thông thường, mối quan hệ giữa người bán và người mua sẽ kếtthúc khi thỏa thuận xong việc mua bán, người mua sẽ kết thúc khi thỏa thuận xongviệc mua bán, và quyền của người bán đối với hàng hóa của mình chấm dứt sau khinhận được thanh toán sòng phẳng Nhưng đối với hàng hóa sức lao động của mình

mà người làm thuê phải tham gia tích cực, và chủ động trong quá trình khai thác và

sử dụng sức lao động của mình, để tạo ra sản phẩm hàng hóa- dịch vụ với số lượng

và chất lượng ngày càng tốt hơn Đây là nét đặc trưng cơ bản, khác với thị trườngkhác của kinh tế thị trường

- Người lao động là người giữ quyền kiểm soát số lượng và chất lượng sức laođộng, cho nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ khá lâu dài Để nâng cao năngsuất và hiệu quả của quá trình lao động thì việc giữ vững và phát triển các mối quan

hệ lao động là rất cần thiết Do đó người sử dụng lao động phải xây dựng một cơchế khuyến khích, tạo động lực đối với người lao động một cách phù hợp Ngoàikhuyến khích về tiền công, tiền thưởng, phúc lợi thì cần kích thích người lao động

cả về mặt tinh thần

- Chất lượng lao động của người lao động không đồng nhât Nó phụ thuộc vàogiới tính, tuổi tác, thể lực, trí thông minh về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm,vv… Vì vậy việc đánh giá chất lao động của người lao động trong quá trình tuyển

Trang 38

dụng, trả công phù hợp với từng người gặp khó khăn, phức tạp.

- Lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quy định số lượng vàchất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra Cho nên, các chính sách, cácquy định về tuyển dụng, tiền lương, bảo hiểm vv… vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của các đơn vị, vừa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như giá cả, việclàm

- Thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lý theo cung về chuyên môn theongành, nghề Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sự liên kết giữa các thịtrường

được phân đoạn theo các dấu hiệu (tiêu thức) khác nhau giữa các vùng, các nghề…

- Thị trường lao động cũng giống như các loại thị trường khác trong hệ thốngthị trường đều chịu sự tác động của pháp luật Các thể chế, quy chế được luật hóa vàcác quy định thành văn bản có tác động đến hành vi và điều kiện của 2 chủ thể laođộng và người sử dụng lao động trong quá trình thỏa thuận các điều kiện và giá cảcủa dịch vụ lao động hay TTLĐ chịu sự điều tiết của Chính Phủ thông qua quy chế,hình thức luật, mức tiền lương tối thiểu…

1.3.2.1 Những yêu cầu của thị trường lao động đối với các trường cao đẳng nghề

Hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự đổi mới của Đảng

và nhà nước, nhu cầu phát triển sản xuất và chất lượng của sản phẩm trong nước,đầu tư nước ngoài vào Việt nam phát triển một cách mạnh mẽ xu thế CNH hiện nay

là đi vào chuyên môn sâu, thay thế dần lao động phổ thông bằng lao động tri thức,

áp dụng tự động hóa vào sản xuất Hầu hết các cơ sở sản xuất đều có quy mô lớn,chính xác cao về sản phẩm, tiến độ sản xuất, trình độ công nghệ cao, phần lớn làbán tự động hoặc tự động, máy móc thay thế con người Từ những đặc điểm trêndẫn đến các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động đều có những yêu cầu đốivới người lao động như phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng làmviệc thành thạo trong vị trí lao động được phân công, có kỷ luật làm viêc tốt, có khảnăng tiếp cận, làm chủ máy móc hiện đại công nghệ mới

Để đáp ứng được những nhu cầu trên, các cơ sở đào tạo phải có quy trình dạyhọc tương xứng đó là:

Trường nghề cần liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động trong

Trang 39

việc cung ứng lao động, cung cấp thông tin đào tạo bám sát vào nhu cầu thực tế củacác doanh nghiệp Nhà trường và doanh nghiệp đều cần có một hệ thống thông tin vềthị trường lao động, những nhận định đánh giá định kỳ về cơ cấu đào tạo, nhu cầuviệc làm và những chính sách của nhà nước đối với học sinh học nghề nhằm khuyếnkhích và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở Đa số các doanhnghiệp đều muốn cho học sinh nghề được thực hành thực tế tại doanh nghiệp.

Cần xác định được khung chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượng phùhợp với nhu cầu công việc xã hội và các cơ sở sử dụng lao động Hạn chế việc đàotạo tự phát không đảm bảo chất lượng gây tình trạng thừa thiếu lao động và gia tăngthất nghiệp Có sự đồng bộ giữa hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thựchành với nhu cầu sử dụng lao động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các cơ sở sửdụng lao động cũng như nhà trường

Chương trình học sẽ được phát triển bởi sự hợp tác giữa nhà trường và doanhnghiệp vì nhu cầu kiến thức kỹ năng của người lao động trong các doanh nghiệpluôn thay đổi do những thay đổi công nghệ sản xuất Nhà trường gửi học viên đithực tập tại doanh nghiệp trong giai đoạn gần tốt nghiệp, giáo viên chính là nhữngthợ bậc cao, những kỹ sư lành nghề trong doanh nghiệp kèm cặp hướng dẫn họcviên trên những thiết bị máy móc của doanh nghiệp Học viên sẽ đảm trách nhữngcông việc từ đơn giản đến trung bình

1.3.2.2 Mối quan hệ giữa đào tạo của trường cao đẳng nghề với nhu cầu thị trường lao động hiện nay

Ở Việt Nam, mức độ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với thị trường laođộng là rất yếu Các trường chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu nhà nước giao, theo mụctiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nói cách khác là đào tạotheo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có), chưa quan tâm đến nhu cầuthực sự của thị trường lao động Về phía các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chưa

ý thức được về trách nhiệm với đào tạo nghề, cứ tuyển dụng lao động khi có nhucầu mà không cần trao đổi, hợp tác với các cơ sở đào tạo nên phần lớn lao độngđược tuyển dụng phải đào tạo lại do không phù hợp Vì vậy khi có sự liên kết giữacác trường nghề và doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thì mục tiêu, nội dung chương

Trang 40

trình được xây dựng sát hơn với yêu cầu thực tiễn của những người sử dụng laođộng, tận dụng được thế mạnh của cả phía nhà trường và doanh nghiệp, đội ngũgiáo viên cho đào tạo nghề được tăng lên cả về qui mô và chất lượng, đặc biệt là độingũ giáo viên thực hành, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo là một trong những yếu tố cơ bảnđảm bảo chất lượng đào tạo nghề Liên kết đào tạo với doanh nghiệp thì cơ sở vậtchất phục vụ đào tạo sẽ tăng lên, thiết bị phục vụ đào tạo được cập nhật, tăng lên về

số lượng cũng như chất lượng Đồng thời giúp học viên tiếp cận với thực tế thiết bịhiện đại đang vận hành, dây chuyền sản xuất hiện đại

Khắc phục tình trạng thất nghiệp của những học viên học nghề Học viên đượcđào tạo sẽ có địa chỉ sự dụng hoặc tối thiểu là được đào tạo theo “cầu” của thịtrường lao động Từ đó giúp người học an tâm học tập, nâng cao chất lượng đào tạo

và giảm lãng phí cho xã hội

1.3.3 Nội dung quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

1.3.3.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo

Luật Dạy nghề năm 2006, tại điều 4 có nêu: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạonhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghềtương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật,tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khitốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ’’ [41;1]

- Quản lý mục tiêu đào tạo nghề: Ban giám hiệu phải xác định mục tiêu cụ thể

của từng nghề đào tạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghề tương ứng với trình độ đàotạo, căn cứ vào sự đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, mức độ thíchứng của người tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại nơi làm việc của người học saukhi kết thúc quá trình đào tạo nghề Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xác định mục tiêu

cụ thể với những ngành, nghề nhà trường đào tạo Mỗi nghề đào tạo cần thể hiện rõcác mục tiêu sau:

- Yêu cầu đầu vào khi tuyển sinh: Sức khỏe, trình độ văn hóa, đối tượng

Ngày đăng: 21/01/2019, 03:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo ( 2005), Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo – Giáo trình cao học quản lý giáo dục – Khoa Sư phạm- ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo
2. Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên), (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý - Một sốlý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
3. Bộ giáo dục và Ðào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Tác giả: Bộ giáo dục và Ðào tạo
Năm: 2012
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ- BLĐTBXH về Quy hoạch phát triển mạng lưới trường dạy nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH về Quy hoạch phát triển mạng lưới trường dạy nghề
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2006
5. Hoàng Văn Châu (2009) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số (38) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhậpkinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”, "Tạp chí Kinh tế đối ngoại
6. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: NxbĐHQG
Năm: 2002
7. .Nguyễn Phúc Châu (2012), Quản lý nhà trường, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2012
8. Nguyễn Đức Chính (2004), Quản lý chất lượng đào tạo, Chương trình huấn luyện kỹ năng và lãnh đạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng đào tạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2004
10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1983
11. Vũ Đình Cường (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng đào tạo TCCN của các trường Trung cấp chuyên nghiệp Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố (Mã số 01X05/01-2002-Z), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng đàotạo TCCN của các trường Trung cấp chuyên nghiệp Hà Nội
Tác giả: Vũ Đình Cường
Năm: 2005
12. J.Deslors (1996), Học tập - Kho báu tiềm ẩn, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập - Kho báu tiềm ẩn
Tác giả: J.Deslors
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1996
13. M.Develay (1999), Một số vấn đề về đào tạo giáo viên, Nxb giáo dục, Hà Nội 14. Nguyễn Thị Doan (Chủ biên 1996), Các học thuyết quản lý, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về đào tạo giáo viên", Nxb giáo dục, Hà Nội14. Nguyễn Thị Doan (Chủ biên 1996), "Các học thuyết quản lý
Tác giả: M.Develay
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1999
15. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khoá IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
19. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hànhTrung ương Đảng khoá XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2013
20. Trần Khánh Đức (2002), giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kỹ thuật nghề nghiệp
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2002
21. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2004
22. Trần Khánh Đức (2010), giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21, Nxb giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb giáo dục Việt Nam
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w