Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX (trong lĩnh vực khoa học cơ bản, công cụ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, công nghệ sinh học, thông tin liên lạc). Phân tích được những tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách mạng khoa học – kĩ thuật đem lại (năng suất lao động, mức sống của con người, xu thế toàn cầu hoá, tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại bệnh dịch, tai nạn giao thông, mức độ huỷ diệt của các loại vũ khí hiện đại…) Trình bày và nhận xét được những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá từ đầu thập niên 80 của thế kỉ XX. Phân tích được toàn cầu hoá là cơ hội to lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT ………
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG
NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
Giáo viên: ………
Tổ: Văn - Sử - GDCD Trường: ……….
Trang 2- Phân tích được những tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cáchmạng khoa học – kĩ thuật đem lại (năng suất lao động, mức sống của con người, xuthế toàn cầu hoá, tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại bệnh dịch, tai nạn giaothông, mức độ huỷ diệt của các loại vũ khí hiện đại…)
- Trình bày và nhận xét được những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá từ đầuthập niên 80 của thế kỉ XX Phân tích được toàn cầu hoá là cơ hội to lớn nhưngcũng là thách thức không nhỏ, nhất là đối với các nước đang phát triển
2 Về kĩ năng:
Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá và tổng hợp
Rèn kĩ năng tư duy, trả lời câu hỏi
3 Về thái độ, tư tưởng:
- Thấy được sự vươn lên không ngừng và sự phát triển không giới hạn của trítuệ con người trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ Đồng thời, giúp các emthấy rõ những mặt trái của nó để có ý thức, trách nhiệm trong xây dựng đất nướchiện nay
- Học sinh cần hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trong những nămcuối thế kỉ XX là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ
Trang 3* Chuyên đề gồm có 3 phần chính:
A MỤC TIÊU
B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1 Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
1.1 Khái niệm
1.2 Thời gian của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong lịch sử 1.3 Nguồn gốc, đặc điểm và nội dung của cách mạng khoa học – kĩ thuật 1.4 Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2
1.5 Những tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
2 Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
2.1 Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa
2.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa
C HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
* Dự tính dạy chuyên đề trong 3 tiết.
Trang 41 Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
1.1 Khái niệm
Cách mạng khoa học - kĩ thuật, còn được gọi là Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, Cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX, Cách mạng khoa học
- kĩ thuật lần thứ hai, Cách mạng thông tin là một khái niệm nói về những phát
triển mang tính vượt bậc và bước ngoặt của khoa học và kĩ thuật diễn ra từ nhữngnăm 40 của thế kỉ XX
- Mối quan hệ giữa khoa học và kĩ thuật: Trước đây khoa học và kĩ thuật
tách rời nhau nhưng ngày nay khoa học kĩ thuật kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ramột sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cả khoa học và kỹ thuật cùng phát triển
- Công nghệ: Công nghệ là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quátrình sản xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội và con người Haynói cách khác, công nghệ là sự ứng dụng của khoa học để giải quyết các vấn đềthực tiễn trong hoạt động của con người
1.2 Thời gian của các cuộc cách mạng kĩ thuật trong lịch sử
1.2.1 Cuộc cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự
thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kĩ thuật, xuất phát từnước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới Trong thời kì này, nền kinh tế giản đơn,quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạomáy móc quy mô lớn
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ giữa thế kỉ XVIII đến hết thế kỉXIX Gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: gọi là Cách mạng công nghiệp - diến ra từ giữa thế kỷ
XVIII đến giữa thế kỷ XIX là thời kì chuyển từ sản xuất thủ công sang cơ khí (cơkhí hóa)
+ Giai đoạn 2: nửa sau thế kỷ XIX, gọi là Cách mạng công nghiệp lần hai
- là giai đoạn chuyển từ sản xuất cơ khí hóa sang sản xuất điện khí hóa, tự động hóacục bộ
Trang 51.2.2 Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (cách mạng công nghệ)
Diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: diễn ra từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế
kỷ XX với đặc trưng cơ bản là:
+ Sự phát triển của nguồn năng lượng mới
+ Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mớitrong đó có tên lửa cực mạnh mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ
+ cuộc cách mạng sinh học
+ Máy tính có thể làm hàng triệu phép tính trong một giây
- Giai đoạn 2: diễn ra từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đến nay:
giai đoạn này, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ, yếu tố công nghệ
được nâng lên hàng đầu với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới, được sửdụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, vật liệu mới… Cuộc cáchmạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạnnày đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ
1.3 Nguồn gốc, đặc điểm và nội dung của cách mạng khoa học - công nghệ
1.3.1 Nguồn gốc:
* Nguyên nhân sâu xa: bắt nguồn từ nhu cầu duy trì sự tồn tại và phát triển
của con người
Con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải để tồn tại và phát triển.Muốn sản xuất ra nhiều của cải thì không chỉ dựa vào sức lao động của bản thâncon người mà còn phải tìm mọi cách không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sáng tạonhững phương tiện sản xuất như công cụ, máy móc, vật liệu…mà thường gọi là kĩthuật
Bên cạnh đó, kĩ thuật muốn tiến bộ thì phải dựa vào sự phát triển của khoahọc cơ bản như Toán, lý, hóa, sinh
Đây là nguồn gốc, là động lực của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
* Nguyên nhân trực tiếp
Trang 6- Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạngkhoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sảnxuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
- Bước sang thời hiện đại, con người phải đối mặt với những khó khăn, tháchthức: tình hình bùng nổ dân số thế giới, sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tàinguyên thiên nhiên, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai
- Cuộc sống của con người gắn bó chặt chẽ với những hiện tượng tự nhiênnhư bão, lũ, động đất, sóng thần… Để lợi dụng những thuận lợi, khắc phục hoặchạn chế những tác hại của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống, con người buộcphải nghiên cứu tìm hiểu những hiện tượng của tự nhiên
- Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đềubuộc phải nghĩ đến việc giải quyết tính cơ động của bộ đội, các phương tiện thôngtin liên lạc, những vũ khí có khả năng sát thương lớn Vì thế các bên tham chiếnđều đi sâu vào nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
- Từ 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng đã nổ ra dẫn đến hàngloạt vấn đề bức thiết được đặt ra Vì vậy, các nước phải quan tâm và đi sâu hơn nữavào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, ưu tiên kĩ thuật công nghệ, nhằm phát triểnkinh tế theo chiều sâu
- Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những tiền đềthúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
1.3.2 Đặc điểm
- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là Khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ
XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuậtđều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất Khoa học đã tham giatrực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật vàcông nghệ
Trang 7- Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất và thời gianđổi mới công nghệ ngày càng rút ngắn
Ví dụ: từ khi đề ra nguyên lý máy ảnh cho đến khi xuất hiện chiếc máy ảnhđầu tiên phải mất hơn 100 năm (1829-1939), Điện thoại là 50 năm (1820-1876) –trong cuộc cách mạng KHKT lần 1
Hiện nay, thời gian ứng dụng được rút ngắn: phát minh lade mất hai năm(1960-1962), đổi mới quy trình công nghệ trước cần 10-12 năm thì nay chỉ cần 2-3năm
- Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học Việcđầu tư cho khoa học có lãi hơn so với đầu tư vào cách lĩnh vực khác
1.3.3 Nội dung của cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai
- Cuộc cách mạng KHKT lần 2 có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớnhơn nhiều
+ Diễn ra trong mọi lĩnh vực khoa học cơ bản: toán, lý, hóa, sinh…
+ Ngoài ra còn diễn ra trong các ngành khoa học mới: khoa học du hành vũtrụ, điều khiển học…
- Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng KHKT lần 2 là tự động hóa cao độbằng cách sử dụng máy tính điện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở nhữngphát minh khoa học mới nhất, đi vào nghiên cứu thế giới ở tầm vĩ mô và vi mô
1.4 Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2
Trải qua hơn nửa thế kỷ, nhất là từ giữa thập niên 70, cuộc cách mạng khoahọc kĩ thuật đã thu được những thành tựu to lớn và kì diệu trên nhiều lĩnh vực
1.4.1 Trong lĩnh vực khoa học cơ bản
- Loài người đã thu được những thành tựu nhảy vọt ở các ngành toán học, vật
lý, hóa học, sinh học Từ đó đã ứng dụng vào cải tiến kĩ thuật và sản xuất phục vụcuộc sống của con người: tháng 3/1997 các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đôli,tháng 4/2003 các nhà khoa học đã giải mã được bản đồ gien…
1.4.2 Trong lĩnh vực công nghệ:
Trang 8- Tạo ra những công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ
thống máy tự động, đặc biệt là người máy (rô bốt)…
- Tìm ra nguồn năng lượng mới, phong phú, vô tận: năng lượng mặt trời, gió,
nguyên tử, thủy triều, nhiệt hạch…
- Chế tạo ra những vật liệu mới thay cho vật liệu tự nhiên đang vơi cạn với
những đặc điểm mà vật liệu tự nhiên không có: siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn…trong đó quan trọng nhất là chất dẻo polime
- Công nghệ sinh học có bước đột phá trong công nghệ di truyền, trong tế
bào, trong vi sinh …
- Nhiều tiến bộ trong giao thông vận tải: cáp quang, máy bay siêu âm khổng
lồ, tàu hỏa tốc độ cao…
- Trong những thập niên gần đây, với những tiến bộ của kĩ thuật điện tử, tin
học và viễn thông, Công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ
trên phạm vi toàn cầu
- Đạt thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ nhằm phục vụ cuộc
sống con người: phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, thám hiểm mặt trăng, thunhận được thông tin từ sao hỏa, sao kim, sao mộc…
1.5 Những tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao độ và đang hình thànhmột thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa bao gồm tất cả các nước có chế độchính trị khác nhau
+ Cách mạng khoa học công nghệ làm thay đổi tương quan lực lượng giữacác nước: những nước đi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật thì có cơ hội phát triển
Trang 9kinh tế - xã hội tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; phát huy vai trò của mìnhtrong nền kinh tế thế giới Những nước không đầu tư cho khoa học kỹ thuật cónguy cơ tụt hậu, mất vai trò vị trí của mình dẫn tới phụ thuộc vào các nước khác.
+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật này đã và đang đặt ra những đòi hỏimới, yêu cầu nâng cao sự nghiệp giáo dục và đạo tạo con người Mọi sự sáng tạođều bắt nguồn từ con người nên nhiều quốc gia rất coi trọng sự nghiệp giáo dục đàotạo và đây là vấn đề chiến lược hàng đầu của mỗi quốc gia
1.5.2 Tiêu cực
Gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được như: tình trạng ônhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh dịch, các loại vũ khí hủy diệt…Tuynhiên, có tiêu cực này là do động cơ, mục đích, thái độ của con người khi sử dụngnhững phát minh khoa học kĩ thuật vào cuộc sống
2 Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
- Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh,
trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hoá.
* Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,
những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, cácquốc gia, các dân tộc trên thế giới
2.1 Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, giá trị trao đổi thương mại trênphạm vi quốc tế đã tăng 12 lần Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tếcủa các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóacủa nền kinh tế thế giới tăng
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểmsoát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tươngđương ¾ giá trị thương mại toàn cầu
Trang 10+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là cáccông tu khoa học - kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trườngtrong và ngoài nước
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế vàkhu vực
Đó là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chứcthương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU)… Các tổ chức này có vai tròngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới
và khu vực
2.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa
2.2.1 Tác động:
- Tích cực:
+ Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao
+ Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh của việc phát triển và xã hội hóa lực lượngsản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao
+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng
để năng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế…
+ Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệuquả của nền kinh tế
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia
=> Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là tháchthức đối với mỗi quốc gia, dân tộc
Trang 11C HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Giải thích được thế nào
là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với cuộc sống con người
Giải thích được cuộc Cách mạng khoa học công nghệ đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới
- Phân tích được thời
cơ và thách thức của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với các nước đang phát triển.
- Vai trò của cách mạng khoa học - công nghệ đối với công cuộc CNH - HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay.
Phân tích được thời
cơ và thách thức của
xu thế toàn cầu hóa đối với các quốc gia.
2 Hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời
Câu 1: Nêu nguồn gốc, đặc điểm và thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?
GỢI Ý TRẢ LỜI
Nguồn gốc:
* Nguyên nhân sâu xa: bắt nguồn từ nhu cầu duy trì sự tồn tại và phát triển
của con người
Con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải để tồn tại và phát triển.Muốn sản xuất ra nhiều của cải thì không chỉ dựa vào sức lao động của bản thâncon người mà còn phải tìm mọi cách không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sáng tạonhững phương tiện sản xuất như công cụ, máy móc, vật liệu…mà thường gọi là kĩthuật
Trang 12Bên cạnh đó, kĩ thuật muốn tiến bộ thì phải dựa vào sự phát triển của khoahọc cơ bản như Toán, lý, hóa, sinh
Đây là nguồn gốc, là động lực của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
* Nguyên nhân trực tiếp
- Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạngkhoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sảnxuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
- Bước sang thời hiện đại, con người phải đối mặt với những khó khăn, tháchthức: tình hình bùng nổ dân số thế giới, sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tàinguyên thiên nhiên, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai
- Cuộc sống của con người gắn bó chặt chẽ với những hiện tượng tự nhiênnhư bão, lũ, động đất, sóng thần… Để lợi dụng những thuận lợi, khắc phục hoặchạn chế những tác hại của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống, con người buộcphải nghiên cứu tìm hiểu những hiện tượng của tự nhiên
- Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đềubuộc phải nghĩ đến việc giải quyết tính cơ động của bộ đội, các phương tiện thôngtin liên lạc, những vũ khí có khả năng sát thương lớn Vì thế các bên tham chiếnđều đi sâu vào nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
- Từ 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng đã nổ ra dẫn đến hàngloạt vấn đề bức thiết được đặt ra Vì vậy, các nước phải quan tâm và đi sâu hơn nữavào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, ưu tiên kĩ thuật công nghệ, nhằm phát triểnkinh tế theo chiều sâu
- Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những tiền đềthúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
Đặc điểm
- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là Khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ
XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuậtđều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học