1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

154 131 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 10,44 MB

Nội dung

Với những vấn đề đặt ra nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nướcđối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam" để nghiên cứu nhằm đánh

Trang 1

PHAN THỊ HOÀI THƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG

NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2018

Trang 2

PHAN THỊ HOÀI THƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3

5 Câu hỏi nghiên cứu 6

6 Bố cục đề tài 6

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH 12

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH 12

1.1.1 Khái niệm QLNN đối với vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách .12

1.1.2 Đặc điểm QLNN đối với vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 14 1.1.3 Vai trò QLNN đối với vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 14

1.1.4 Nguyên tắc QLNN đối với vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách .15

1.2 NỘI DUNG QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH 16

1.2.1 Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 16

1.2.2 Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình 21

1.2.3 Đấu thầu 23

1.2.4 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 25

1.2.5 Quyết toán dự án hoàn thành 27

1.2.6 Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách 29

Trang 5

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

1.3.3 Môi trường pháp lý cho quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 31

1.3.4 Chất lượng nguồn nhân lực quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 32

1.3.5 Sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong quản lý vốn đầu tư XDCB 33

1.4 KINH NGHIỆM QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC 34

1.4.1 Kinh nghiệm của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 34

1.4.2 Kinh nghiệm của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 35

1.4.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách của các địa phương khác 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 39

2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 39

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39

2.1.2 Đặc điểm kinh tế 40

2.1.3 Đặc điểm xã hội 44

2.1.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016 48

Trang 6

vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 52

2.2.2 Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình 60

2.2.3 Thực trạng công tác đấu thầu 66

2.2.4 Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 72

2.2.5 Thực trạng công tác quyết toán dự án hoàn thành 78

2.2.6 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 83

2.3 NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN QUA 88

2.3.1 Thành công 88

2.3.2 Hạn chế 89

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 94

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 95

3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 95

3.1.1 Các dự báo 95

3.1.2 Các văn bản pháp luật 96

3.1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Điện Bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 99

Trang 7

VỚI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TẠI THỊ XÃ

ĐIỆN BÀN 101

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 101

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình 102

3.2.3 Hoàn thiện công tác đấu thầu 103

3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 104

3.2.5 Đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành 105

3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách 107

3.2.7 Một số giải pháp khác 109

3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 111

3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành 111

3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Nam 112

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 113

KẾT LUẬN 114 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 8

1 BQLDA Ban quản lý dự án

2 CCN Cụm công nghiệp

3 CĐT Chủ đầu tư

4 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

5 CN-XD Công nghiệp - Xây dựng

Trang 9

2.1 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã 41

Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

2.2 Thu chi ngân sách của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 43

2.9 Tình tình cắt giảm, hoãn, dãn tiến độ VĐTTNS của thị xã 56

Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

2.10 Tình hình điều chỉnh kế hoạch VĐTTNS của thị xã Điện 58

Bàn giai đoạn 2012 - 2016

2.11 Thống kê mô tả các khảo sát về công tác lập, thẩm định, 59

phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn

2.12 Kết quả thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công 62

Trang 10

Thống kê mô tả các khảo sát về công tác lập, thẩm định,

2.13 phê duyệt dự toán xây dựng công trình sử dụng nguồn 63

ngân sách tại thị xã Điện Bàn

2.14 Tổng hợp kết quả đấu thầu của thị xã Điện Bàn giai đoạn 68

2012 - 2016

Thống kê mô tả các khảo sát về công tác đấu thầu đối với

2.15 các công trình xây dựng sử dụng nguồn ngân sách tại 70

2.18 Thống kê mô tả các khảo sát về công tác kiểm soát thanh 76

toán VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn

2.19 Tình hình thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn 79

thành của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

2.20 Thống kê mô tả các khảo sát về công tác quyết toán dự án 80

hoàn thành sử dụng nguồn ngân sách tại Điện Bàn

2.21 Tình hình thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS 84

của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

2.22 Thống kê mô tả các khảo sát về công tác thanh tra, kiểm 86

tra quá trình sử dụng VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn

Trang 11

hình vẽ

2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của nền kinh tế thị xã 42

Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

2.2 Cơ cấu VĐTTNS theo từng lĩnh vực của thị xã Điện Bàn 52

giai đoạn 2012 - 2016

2.3 Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch 53

VĐTTNS của thị xã Điện Bàn

2.4 Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng 61

công trình của thị xã Điện Bàn

2.5 Quy trình đấu thầu của thị xã Điện Bàn 672.6 Quy trình kiểm soát thanh toán VĐTTNS của thị xã Điện 72

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách (sau đây gọi tắt là vốnđầu tư từ ngân sách, viết tắt là VĐTTNS) là một nguồn lực hết sức cần thiếtđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của từng địaphương Nguồn vốn này không những giữ vai trò quyết định trong việc tạo rakết cấu hạ tầng cho đất nước, mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triểnkinh tế theo hướng CNH-HĐH, góp phần không nhỏ vào việc thực hiệnnhững vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, Do có vai trò quan trọng như vậynên công tác quản lý nhà nước đối với VĐTTNS (sau đây gọi tắt là quản lýVĐTTNS) luôn được chú trọng đặc biệt

Thời gian qua, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã tăng cường đầu tưXDCB từ nguồn ngân sách Giai đoạn 2012 - 2016, Điện Bàn chi 1.446 tỷđồng cho đầu tư XDCB Nhờ đó, hệ thống giao thông của địa phương dầnhoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông giữa các vùng trên địa bànThị xã; 43 trường học được kiên cố hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy vàhọc; hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu củangười dân Như vậy, VĐTTNS đã có những đóng góp to lớn trong sự pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần và vật chấtcủa người dân Tuy nhiên bên cạnh nhưng kết quả đạt được, hiệu quả sử dụngVĐTTNS chưa cao và việc quản lý VĐTTNS của địa phương tồn tại nhiềuvấn đề như: Phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý, tình trạng nợ đọng XDCB lớn(nợ XDCB năm 2014 khoản 302 tỷ đồng là mức cao nhất), tỷ lệ tiết kiệm quacông tác đấu thầu rất thấp (nhỏ hơn 3% giá gói thầu), tỷ lệ giải ngân nguồnvốn hàng năm không cao (chỉ đạt khoản 70% - 80% tổng vốn bố trí), nhiềucông trình không phát huy hiệu quả dẫn đến lãng phí, chất lượng công trình

Trang 13

xây dựng đôi lúc chưa đảm bảo, Chính vì vậy, tăng cường quản lýVĐTTNS là một yêu cầu cấp thiết đối với địa phương Nhưng đến nay, chưa

có tác giả nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề quản lý VĐTTNS tại thị xãĐiện Bàn, tỉnh Quảng Nam để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả công tác quản lý VĐTTNS

Với những vấn đề đặt ra nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nướcđối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam" để nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giảipháp hoàn thiện công tác quản lý VĐTTNS trên địa bàn Thị xã, đồng thời cónhững kiến nghị để điều chỉnh thể chế, chính sách về quản lý VĐTTNS chophù hợp với thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu toàn diện về vấn đề quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lýVĐTTNS tại địa phương

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý VĐTTNS vận dụng vào điều kiện cụ thể của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Trang 14

b Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Các hoạt động quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn,

tỉnh Quảng Nam Nguồn ngân sách gồm có: (1) Các nguồn vốn đầu tư trongcân đối ngân sách Thị xã như: Nguồn vốn tập trung, nguồn vốn quỹ đất; (2)Các nguồn bổ sung có mục tiêu của Trung ương và Tỉnh cho Thị xã

- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 5 năm (từ

năm 2012 đến năm 2016) Dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trongkhoảng thời gian tháng 9, 10 năm 2017 Tầm xa của các giải pháp đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Về nội dung: Chỉ nghiên cứu các hoạt động quản lý VĐTTNS liên quan

đến những dự án do thị xã Điện Bàn làm chủ đầu tư Các giải pháp đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý VĐTTNS ở góc độ cơ quan nhà nước cấp huyện

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

a Cách tiếp cận của đề tài

- Cách tiếp cận duy vật lịch sử: Với cách tiếp cận này, công tác quản lý

VĐTTNS được đặt trong bối cảnh, điều kiện cụ thể của thị xã Điện Bàn ởtừng thời kỳ nhằm phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp sát với thực tiễn địaphương Các xu hướng được nghiên cứu trong quá khứ sử dụng cho việc địnhhướng các chính sách về VĐTTNS trong tương lai

- Cách tiếp cận duy vật biện chứng: Coi công tác quản lý VĐTTNS

trong trạng thái luôn phát triển và nghiên cứu nó trong mối quan hệ với cácyếu tố khác, từ đó tìm ra mối quan hệ nguyên nhân - kết quả trong quản lýVĐTTNS Nhờ vậy ta có cái nhìn toàn diện, tổng thể từng khía cạnh của côngtác quản lý VĐTTNS, trên cơ sở đó có sự đánh giá khách quan, chính xác,đồng thời xử lý hiệu quả các vấn đề tồn tại trong thực tiễn

Trang 15

b Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua phương pháp nghiên cứu tại bàn

giấy, tác giả trực tiếp thu thập dữ liệu, tài liệu có sẵn để đọc và nghiên cứu.Việc nghiên cứu tại bàn sẽ cung cấp cho tác giả một bức tranh tổng thể về vấn

đề nghiên cứu, những hiểu biết cốt lõi tại địa bàn nghiên cứu Tác giả lấy dữliệu thứ cấp từ các văn bản, chính sách về VĐTTNS do Trung ương và địaphương ban hành, từ niên giám thống kê do Chi cục Thống kê thị xã Điện Bàncông bố, từ các báo cáo về VĐTTNS do UBND thị xã Điện Bàn và các phòngban của Thị xã tổng kết Đồng thời, đề tài còn sử dụng các kết quả đã công bốtại các luận văn, bài báo, tạp chí, giáo trình của các tác giả trong và ngoàinước để phục vụ cho nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đối tượng điều tra là các chủ đầu tư, đơn vị

thi công, đơn vị thụ hưởng công trình và các cơ quan nhà nước quản lýVĐTTNS Nội dung điều tra tập trung vào các khâu của quá trình quản lýVĐTTNS và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý VĐTTNS Tác giảthu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra, tổng số phiếu điều tra là 150phiếu Phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert (Chitiết theo Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo)

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Sau khi thu thập được các thông tin, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếpthông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng để đưa vào sử dụng trongnghiên cứu đề tài Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trìnhSPSS trên máy tính Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần

Trang 16

thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu,

đồ thị

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp so sánh: Từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa

trong việc đánh giá một vấn đề Chính vì vậy, phương pháp so sánh được tácgiả sử dụng nhiều khi phân tích thực trạng công tác quản lý VĐTTNS Cácdạng so sánh được sự dụng trong luận văn là:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Dựa trên hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ phân tích

và chỉ tiêu kỳ gốc để thấy sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu.+ So sánh bằng số tương đối: Dựa trên tỷ lệ (%) giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để biết mức độ hoàn thành

- Phương pháp phân tích thống kê: Thông qua các biểu hiện về lượng,

phương pháp phân tích thống kê nêu lên một cách tổng hợp bản chất của cáchiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể Nhưvậy, phân tích thống kê giúp ta thấy rõ bản chất, quy luật phát triển của hiệntượng trong quá khứ, hiện tại, từ đó tiên đoán được các mức độ của hiệntượng trong tương lai Đồng thời, nó còn chỉ rõ mối liên hệ, tác động qua lạigiữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan Trên cơ sở đó,giúp ta có nhận thức đúng đắn về hiện tượng, tìm các biện pháp thích hợpthúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng tốt nhất, phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện tại Trong luận văn, tác giả sử dụng cácphương pháp phân tích thống kê như phân tổ thống kê, số tuyệt đối, tươngđối, số bình quân, bảng biểu thống kê, đồ thị thống kê, chỉ số Các phươngpháp này chủ yếu dùng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản

lý VĐTTNS và từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị

Trang 17

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn có những thành công vàhạn chế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý VĐTTNS tại thị xãĐiện Bàn?

- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn trong thời gian tới là gì?

6 Bố cục đề tài

Luận văn được trình bày theo lối truyền thống, ngoài phần mở đầu, kếtluận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của luận văn được trìnhbày trong 3 chương với tên gọi như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN đối với vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Chương 2: Thực trạng công tác QLNN đối với vốn đầu tư XDCB từnguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với vốn đầu tưXDCB từ nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Để hoàn thiện luận văn này, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứutrong và ngoài nước được công bố chính thức trên các sách, báo, tạp chí liênquan đến lĩnh vực quản lý VĐTTNS, tiêu biểu là:

Era Babla - Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills và Chris

Pagageorgiou (2011), Investing in Public Investment An Index of Public Investment Efficiency, IMF, Hoa Kỳ Công trình nghiên cứu này đã đề xuất

một số chỉ số mới bao quát toàn bộ quá trình quản lý đầu tư công qua 04 giaiđoạn: Thẩm định dự án, lựa chọn dự án, thực hiện đầu tư và đánh giá đầu tư.Công trình nghiên cứu dựa trên sự khảo sát của 71 nước, trong đó có 40 nước

Trang 18

có thu nhập thấp, 31 nước có thu nhập trung bình Những chỉ số này cho phépđánh giá, so sánh các khu vực, các quốc gia có chính sách tương tự nhau, đặcbiệt là những nơi mà nỗ lực cải cách trong đầu tư công được ưu tiên Tuynhiên, nghiên cứu này cho phép ứng dụng khảo sát và đánh giá trên phạm vitoàn quốc gia, còn trong phạm vi đầu tư công ở một bộ, ngành và địa phươngchỉ ứng dụng được một số chỉ tiêu được đề cập trong nghiên cứu.

Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Natliya Biletska và Jim Brumby (2010),

A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management, WB,

Hoa Kỳ Công trình nghiên cứu về khung, tiêu chuẩn đánh giá từng giai đoạncủa quá trình quản lý vốn nhà nước trong đầu tư công Công trình đã đưa ra 8đặc trưng cơ bản của một hệ thống đầu tư công hiệu quả: (1) Hướng dẫn đầutư; (2) Thẩm định dự án; (3) Rà soát đánh giá độc lập; (4) Lựa chọn dự án vàlập ngân sách; (5) Thực hiện dự án; (6) Điều chỉnh dự án; (7) Tạo điều kiệnthuận lợi cho các hoạt động của dự án; (8) Đánh giá dự án Ngoài ra, côngtrình còn đưa ra những rủi ro chính trong việc đánh giá quản lý đầu tư công,

từ đó có thể tập trung cải cách quá trình quản lý đầu tư XDCB

Hiroshi Isohata (2009), Nghiên cứu lịch sử phát triển đối với quản lý xây dựng hệ thống đấu thầu ở Nhật Bản, Trường Cao đẳng Công nghệ Công

nghiệp - Đại học Nihon, Nhật Bản Bài viết đã làm rõ những vấn đề cơ bản về

hệ thống đấu thầu xây dựng của Nhật Bản ở các giai đoạn phát triển, chỉ ratiến bộ của công tác quản lý đấu thầu xây dựng là ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác lựa chọn nhà thầu, trong ký kết thực hiện hợp đồng và trongquản lý dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại Nhật Bản

Khoa Kinh tế (2016), Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế, Tài liệu lưu

hành nội bộ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Bài giảng

hệ thống những lý luận cơ bản về việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốcdân Để quản lý hiệu quả, Nhà nước sử dụng tổng hợp các phương thức

Trang 19

và công cụ quản lý khác nhau, bao gồm: phương thức cưỡng chế, kích thích,thuyết phục và công cụ pháp luật, kế hoạch, chính sách, vật chất.

Bùi Tiến Hanh, Phạm Thanh Hà (2015), Giáo trình Quản lý chi phí dự

án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội Trên cơ sở cập nhật, tổng hợp các chính sách và chế độ củaNhà nước, các luận cứ khoa học và thực tiễn, giáo trình hệ thống hóa nhữngvấn đề lý thuyết và thực tiễn về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộcnguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Nộidung quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN là lập vàquản lý tổng mức đầu tư, dự toán công trình xây dựng; thanh toán và quyếttoán chi phí dự án đầu tư xây dựng

Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Tuyết Dung, Nguyễn Thị Mai (2010), Giáo trình Kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội Giáo trình đưa ra

những khái niệm cơ bản về hoạt động xây dựng và quản lý chi phí xây dựng,đồng thời làm rõ đặc điểm, vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốcdân Qua giáo trình, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quá trìnhđầu tư xây dựng, sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp xác định và quản lý chi phítrong đầu tư xây dựng

Lê Bảo (2015), Bài giảng Kinh tế đầu tư, Tài liệu lưu hành nội bộ,

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Tài liệu đã đưa ra cáckhái niệm về đầu tư, vốn đầu tư và chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của vốn đầu

tư trong hoạt động đầu tư Ngoài ra, bài giảng cũng làm rõ phương pháp xâydựng kế hoạch đầu tư, quản lý đầu tư, lập dự án đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu

tư, thẩm định dự án đầu tư và các vấn đề cơ bản của công tác đấu thầu

Vũ Thành Tự Anh (2012), Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công: Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Tài liệu lưu hành nội bộ,

Trường Fulbright, Hồ Chí Minh Cách tiếp cận của bài viết này là so sánh

Trang 20

thực trạng của quản lý đầu tư công ở Việt Nam với chuẩn mực quản lý đầu tưcông lý tưởng (được tổng kết từ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế), để từ đótìm ra những hạn chế trong quản lý đầu tư công ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa

ra các khuyến nghị chính sách thích hợp

Cấn Quang Tuấn (2009), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành phố Hà Nội quản lý,

Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội Luận án tổng hợp một

số lý thuyết về vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN,đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN

do thành phố Hà Nội quản lý Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp,kiến nghị có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư XDCB tập trung từ NSNN tại thành phố Hà Nội Tuy nhiên, các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà đề tài nghiên cứu đưa ra còn chưa đầy đủ,chỉ bao gồm chỉ tiêu: thời gian thu hồi vốn, hệ số hoàn vốn, vốn đầu tư/GDP

Lê Văn Tuấn (2016), Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế

- Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội Từ việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận

về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN và phân tích thực trạng công tác quản

lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại tỉnh Lai Châu, tác giả đề xuất 5 nhóm giảipháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở tỉnh Lai Châutrong bối cảnh thâm hụt ngân sách kéo dài, nợ công tăng cao nghiêm trọng

Đó là: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN, (2) Nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN, (3) Đổi mới công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từNSNN trên địa bàn tỉnh, (4) Đẩy nhanh việc quyết toán vốn đầu tư XDCBhoàn thành, (5) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tưXDCB từ NSNN

Trang 21

Nguyễn Công Nghiệp (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Bộ Tài chính, Hà Nội Tác

giả khẳng định để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Namthì cần phải chú ý đến những vấn đề sau: (1) Đảm bảo quy hoạch đầu tư nhằmxác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư; (2) Thực hiện nghiêm cácbước trong quản lý dự án đầu tư: Lập dự án, Thẩm định dự án, Giám sát dự

án, Nghiệm thu dự án hoàn thành; (3) Thực hiện tốt khâu giám sát đầu tư.Nguyễn Văn Tuấn (2013), “Về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà

nước”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 12 Tác giả đã chỉ ra thực trạng công tác

quản lý vốn đầu tư từ NSNN hiện nay còn quá phức tạp, rườm rà, có quánhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý Đây cũng chính là rào cản lớn đốivới hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam

Vũ Cương (2014), “Tăng cường hiệu lực của hệ thống quản lý đầu tư

công theo tinh thần Luật Đầu tư công tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 206 Bài viết sử dụng Khung chẩn đoán đánh giá quản lý đầu tư công

của Ngân hàng thế giới để phân tích những bất cập trong công tác quản lý đầu

tư công tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu lực hệthống quản lý đầu tư công

Nguyễn Thanh Bình (2013), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước

cho đầu tư kết cấu hạ tầng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 15 Tác giả chỉ ra

những mặt hạn chế trong việc sử dụng nguồn vốn nhà nước cho đầu tư kết cấu

hạ tầng và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cụ thể: (1)Cần ban hành bộ chỉ số đánh giá tính hiệu quả, (2) Giảm chồng chéo giữa cácvăn bản luật, (3) Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, (4) Tăng cường vaitrò thẩm định các dự án đầu tư, (5) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Trang 22

Khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, tác giả nhận thấy hầu hết cáccông trình nghiên cứu đều thừa nhận tầm quan trọng của công tác quản lýVĐTTNS, đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lýVĐTTNS Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn chung chung, chưa cụ thể, vàkhông gian nghiên cứu của mỗi tài liệu ở những địa phương khác nhau Đặcthù của mỗi tỉnh, huyện khác nhau nên việc áp dụng những nghiên cứu trêncho một địa phương khác sẽ không phù hợp Thị xã Điện Bàn là một đô thịtrẻ, tiềm lực phát triển kinh tế rất mạnh, hoạt động đầu tư nói chung và đầu tưXDCB từ nguồn ngân sách nói riêng diễn ra ngày càng nhiều Nhưng đến nay,Thị xã vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện và sâu sắc đếnviệc quản lý, sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Luận văn

là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháphoàn thiện công tác quản lý VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn - một địa phươngtrọng điểm về kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Nam

Trang 23

a Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động

nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lailớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiênnhiên, là sức lao động và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêmcác tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực [24]

Xây dựng cơ bản là các hoạt động cụ thể để tạo ra sản phẩm là những

công trình xây dựng có quy mô, trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hoặcnăng lực phục vụ nhất định [19]

Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc

bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giảnđơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dânthông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, nângcấp hay khôi phục tài sản cố định [6]

b Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu

tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư,chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phíkhác được ghi trong tổng dự toán [15]

Trang 24

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự

toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củaNhà nước [31]

Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách là một phần của ngân sách nhà nước, được hình thành từ sự huy

động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng, phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội

c Khái niệm quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách

Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng

của chủ thể quản lý lên một đối tượng quản lý để điều chỉnh các quá trình xãhội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đốitượng quản lý theo những mục tiêu đã định [2]

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền

lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi củacon người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộmáy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người,duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [2]

Vậy ta có: Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách là việc các cơ quan nhà nước tác động có tổ chức và định

hướng vào quá trình cấp phát và sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư XDCBnhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn ngân sách

Trang 25

1.1.2 Đặc điểm QLNN đối với vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

- Đối tượng của quản lý VĐTTNS là vốn ngân sách chi cho đầu tư

XDCB Nguồn vốn này được cấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất

chặt chẽ gồm nhiều khâu Vì vậy, quản lý VĐTTNS không chỉ là một nộidung của quản lý đầu tư XDCB mà còn là nội dung của quản lý thu chiNSNN

- Chủ thể quản lý VĐTTNS là các cơ quan nhà nước được phân cấp quản lý VĐTTNS Mỗi cơ quan đảm nhiệm từng khâu trong quy trình quản lý

vốn Vì vậy, khi thực hiện quản lý VĐTTNS, cần có sự phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan, các ngành, các cấp; bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý

- Mục tiêu quản lý VĐTTNS không phải vì lợi nhuận mà vì hiệu quả kinh

tế - xã hội của địa phương và quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường Đây là một trong những điểm khác biệt cơ bản

giữa mục tiêu hoạt động của cơ quan nhà nước so với một doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất kinh doanh [2]

- Công tác quản lý VĐTTNS rất phức tạp và có nhiều biến động Phức

tạp vì nó liên quan đến nhiều ngành, diễn ra không những ở phạm vi một địaphương mà ở nhiều địa phương khác nhau Có nhiều biến động vì thời giantiến hành đầu tư XDCB và quản lý VĐTTNS trải qua nhiều năm với nhiềuthay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

1.1.3 Vai trò QLNN đối với vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

- Đảm bảo sự tập trung, thống nhất trong việc QLNN nói chung và quản

lý VĐTTNS nói riêng ở nhiều cấp, nhiều địa phương, từ đó tăng tính quyềnlực của Nhà nước

Trang 26

- Phát huy tối đa vai trò của VĐTTNS như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, góp phần thựchiện các mục tiêu phát triển KT-XH, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo anninh, quốc phòng.

- Đảm bảo VĐTTNS được sử dụng đúng mục tiêu, hợp lý, tiết kiệm.Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng VĐTTNS bằng cách chống đầu tư dàn trải, chống lãng phí, chống tham nhũng trong quá trình đầu tư XDCB

- Tạo lập môi trường, điều kiện để các dự án đầu tư XDCB được thựchiện một cách thuận lợi Tao dựng lòng tin đối với các đối tác quốc tế, gópphần xây dựng hình ảnh đẹp cho Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó thu hútcác nguồn vốn đầu tư có chất lượng vào Việt Nam

1.1.4 Nguyên tắc QLNN đối với vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý NSNN nói chung và quản lý VĐTTNS nói riêng Việc quản lý VĐTTNS rất phức tạp, bị chi phối

bởi nhiều văn bản pháp luật như: Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, LuậtXây dựng số 50/2014/QH13, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Luật Ngânsách nhà nước số 83/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn luật

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước và địa phương Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH ở

những thời kỳ khác nhau thì có những mục tiêu phát triển khác nhau Vì vậy,việc đầu tư XDCB và thứ tự, tỷ trọng vốn bố trí cho các lĩnh vực cũng sẽ thayđổi cho phù hợp

- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý VĐTTNS Công tác quản lý

VĐTTNS gồm nhiều nội dung, mỗi nội dung có thể do một hay nhiều cơquan, tổ chức, cá nhân thực hiện Vì vậy, để công tác quản lý VĐTTNS có

Trang 27

hiệu quả cao thì các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý VĐTTNS phải phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn theo Luật định.

- Bảo đảm việc chi VĐTTNS phải tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

Đây là mục tiêu lớn nhất và cũng là nguyên tắc cốt lõi cần đảm bảo trong suốtquá trình quản lý VĐTTNS

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện VĐTTNS.

Công khai nghĩa là mọi hoạt động liên quan đến VĐTTNS phải được công bố,truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho mọi tổ chức, cánhân có thể tiếp cận các thông tin này một cách dễ dàng Minh bạch nghĩa làkhông những phải công khai mà còn phải trong sáng, không khuất tất, khôngrắc rối, không gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong tiếp cận thông tin

về VĐTTNS Phải đảm bảo công khai, minh bạch từ giai đoạn ban hành phápluật, xây dựng chính sách về quản lý VĐTTNS đến giai đoạn thực hiện cácnội dung quản lý VĐTTNS

1.2 NỘI DUNG QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH

Quản lý VĐTTNS có nhiều nội dung, nhưng ở cấp huyện thì công tácnày có một số nội dung chính sau:

1.2.1 Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB

và triển khai thực hiện [28]

Trang 28

Theo thời hạn kế hoạch thì kế hoạch VĐTTNS có 2 loại:

- Kế hoạch VĐTTNS trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợpvới kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm

- Kế hoạch VĐTTNS hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạchVĐTTNS trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH hằngnăm và cân đối vốn đầu tư từ NS hằng năm [28]

Nội dung kế hoạch VĐTTNS trung hạn gồm: (1) Tình hình triển khai vàkết quả thực hiện kế hoạch VĐTTNS giai đoạn trước; (2) Mục tiêu phát triểnKT-XH; mục tiêu, định hướng đầu tư trong trung hạn; (3) Khả năng huy động

và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng mức đầu tư để thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ phát triển KT-XH, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốnchuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả cáckhoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; (4) Nguyên tắc, tiêuchí phân bổ kế hoạch VĐTTNS trung hạn; (5) Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựachọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạnphù hợp với khả năng cân đối vốn và khả năng huy động các nguồn vốn khác

để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch phát triển

KT-XH 05 năm; (6) Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được [28]

Nội dung kế hoạch VĐTTNS hằng năm gồm: (1) Tình hình thực hiện kếhoạch VĐTTNS năm trước; (2) Định hướng đầu tư trong năm kế hoạch; (3)Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch;

(4) Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phùhợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch VĐTTNS trung hạn và khả năng cânđối nguồn vốn kế hoạch hằng năm; (5) Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện

và dự kiến kết quả đạt được [28]

Trang 29

b Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển KT-XH, kếhoạch phát triển KT-XH 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh

vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt

- Phù hợp với khả năng cân đối VĐTTNS và thu hút các nguồn vốn đầu

tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợcông

- Việc phân bổ VĐTTNS phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực theo mục tiêu và định hướngphát triển của từng thời kỳ

- Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng

- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách;thực hiện phân cấp trong quản lý VĐTTNS, tạo quyền chủ động cho ngành vàđịa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư

- Kế hoạch VĐTTNS hằng năm phải phù hợp với kế hoạch VĐTTNStrung hạn đã được phê duyệt [28]

c Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

Đối với kế hoạch VĐTTNS trung hạn

- Cơ quan chuyên môn quản lý vốn cấp huyện lập kế hoạch VĐTTNStrung hạn giai đoạn sau UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và hoàn chỉnh

dự kiến lần thứ nhất kế hoạch VĐTTNS trung hạn giai đoạn sau, trình HĐNDhoặc Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến trước ngày 15 tháng 9 năm thứ

tư của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước

Trang 30

- Căn cứ ý kiến của HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp, trướcngày 15 tháng 10 năm thứ tư của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước, UBNDcấp huyện hoàn chỉnh và gửi UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch vàĐầu tư kế hoạch VĐTTNS trung hạn do cấp mình quản lý.

- Căn cứ ý kiến thẩm định của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện hoànchỉnh dự thảo kế hoạch VĐTTNS trung hạn giai đoạn sau, trình cấp có thẩmquyền cho ý kiến, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo thời gianquy định

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liênquan Sau đó, UBND cấp huyện hoàn chỉnh dự kiến lần thứ hai kế hoạchVĐTTNS trung hạn của cấp mình, báo cáo HĐND hoặc Thường trực HĐNDcùng cấp cho ý kiến, gửi UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tàichính trước ngày 31 tháng 5 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạntrước;

- Trước ngày 10 tháng 11 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạntrước, UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp kế hoạch VĐTTNS trung hạn

- Trước ngày 25 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạntrước, HĐND cấp huyện quyết định kế hoạch VĐTTNS trung hạn của cấp mình

- Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạntrước, UBND cấp huyện giao kế hoạch VĐTTNS trung hạn cho các đơn vị thực hiện [11], [28]

Đối với kế hoạch VĐTTNS hằng năm

- Cơ quan chuyên môn quản lý vốn cấp huyện lập kế hoạch VĐTTNSnăm sau UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và hoàn chỉnh dự kiến lần thứnhất kế hoạch VĐTTNS năm sau, trình HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến

Trang 31

- Căn cứ ý kiến của HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp, UBNDcấp huyện hoàn thiện dự kiến lần thứ nhất kế hoạch VĐTTNS năm sau do cấpmình quản lý; gửi UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

- Căn cứ ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyệnhoàn chỉnh dự thảo kế hoạch VĐTTNS năm sau, trình cấp có thẩm quyền cho

ý kiến, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo thời gian quy định

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liênquan Sau đó, UBND cấp huyện hoàn chỉnh dự kiến lần thứ hai kế hoạchVĐTTNS năm sau của cấp mình, báo cáo HĐND hoặc Thường trực HĐNDcùng cấp cho ý kiến và gửi UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tàichính theo thời gian quy định

- Trước ngày 20 tháng 11 hằng năm, UBND cấp huyện trình HĐNDcùng cấp kế hoạch VĐTTNS năm sau

- Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, HĐND cấp huyện quyết định kế hoạch VĐTTNS năm sau của cấp mình

- Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao kế hoạch VĐTTNS năm sau cho các đơn vị thực hiện [11], [28]

d Tiêu chí đánh giá công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Tỷ lệ |tổng mức đầu tư điều chỉnh - tổng mức đầu tư ban đầu|/ tổngmức đầu tư ban đầu (không tính những dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư donguyên nhân khách quan như: thiên tai, thay đổi chế độ chính sách, ) Tỷ lệnày thấp chứng tỏ việc xây dựng kế hoạch VĐTTNS của địa phương tốt, sátđúng với tình hình thực tế

- Phân bổ vốn trong kế hoạch VĐTTNS đáp ứng được phân kỳ đầu tưtheo phê duyệt dự án ban đầu, không gây nợ đọng XDCB Nếu tiêu chí này

Trang 32

đảm bảo có nghĩa công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạchVĐTTNS đang được thực hiện tốt.

1.2.2 Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

a Khái niệm và nội dung dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựngcông trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹthuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện củacông trình [9]

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phíthiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác vàchi phí dự phòng [9]

Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở xác định giá góithầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xâydựng trong trường hợp chỉ định thầu, nếu có [9]

b Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tínhtoán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêucầu công việc phải thực hiện của công trình và định mức xây dựng, giá xâydựng của công trình

- Dự toán xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, côngtrình, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặtbằng giá thị trường tại thời điểm xác định dự toán và khu vực xây dựng côngtrình

- Quản lý dự toán xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu đầu tư,hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng và nguồn vốn sử dụng [9]

Trang 33

c Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

- Chủ đầu tư lập dự toán xây dựng công trình theo đúng các nội dungquy định, nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thì thuê đơn vị tư vấn lập, sau đó trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự toán đồng thời vớiviệc thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công Cơ quan chuyênmôn về xây dựng cấp huyện là Phòng quản lý đô thị, Phòng Kinh tế Thờigian thẩm định không quá 20 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Nộidung thẩm định dự toán xây dựng công trình gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và sốlượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bịtính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ

+ Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức

dự toán, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việcxác định các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình

+ Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định và kiếnnghị giá trị dự toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đánhgiá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định

- Sau khi dự toán được thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựngtrình người quyết định đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng công trình [9],[10], [32]

d Tiêu chí đánh giá công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

Dự toán được lập, thẩm định và phê duyệt phù hợp với thiết kế và tổng mức đầu tư được duyệt Nếu tiêu chí này đảm bảo có nghĩa công tác lập, thẩm

Trang 34

định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình tại địa phương đang được thựchiện tốt.

1.2.3 Đấu thầu

a Khái niệm đấu thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồngcung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp trên

cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế [30]

Đấu thầu là một nội dung rất quan trọng trong quản lý VĐTTNS Nếucông tác đấu thầu được thực hiện tốt, đảm bảo công bằng, minh bạch thì sẽlựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng

và tiến độ quy định, đồng thời có giá dự thầu thấp nhất, qua đó tiết kiệmnguồn vốn đầu tư dự án

Theo quy định Luật Đấu thầu năm 2013 có 6 hình thức và 4 phương thứclựa chọn nhà thầu gồm:

- Các hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện

- Các phương thức đấu thầu: Một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ

b Nguyên tắc đấu thầu

- Nguyên tắc hiệu quả về tài chính và hiệu quả về thời gian được coi là

mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu thầu

- Nguyên tắc cạnh tranh là đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, khách

quan giữa các nhà thầu trong hoạt động đấu thầu

- Nguyên tắc công bằng là đảm bảo đối xử như nhau đối với các nhà thầu

tham gia dự thầu

- Nguyên tắc minh bạch đảm bảo các hoạt động trong quá trình đấu thầu

được công khai, không gây nghi ngờ cho các nhà thầu, bên mời thầu và cơ

Trang 35

quan quản lý Đây là nguyên tắc quan trọng nhất nhưng khó thực hiện và khó kiểm tra nhất.

c Quy trình đấu thầu

Trình tự tổ chức đấu thầu nói chung theo các bước như sau:

1 Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, gồm có:

1.1 Lựa chọn danh sách ngắn (nếu Bên mời thầu

cần thiết)

1.2 Lập hồ sơ mời thầu Bên mời thầu hoặc thuê đơn vị tư vấn1.3 Thẩm định hồ sơ mời thầu Cơ quan chuyên môn thuộc CĐT1.4 Phê duyệt hồ sơ mời thầu Chủ đầu tư

2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu, gồm có:

2.1 Mời thầu Bên mời thầu

2.2 Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Bên mời thầu

2.3 Mở thầu Bên mời thầu, các nhà thầu và các

bên liên quan

3 Đánh giá hồ sơ dự thầu Bên mời thầu, tổ chuyên gia

4 Thương thảo hợp đồng Bên mời thầu

5 Thẩm định kết quả lựa chọn Cơ quan chuyên môn thuộc CĐTnhà thầu

6 Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà Chủ đầu tư

thầu

7 Hoàn thiện, ký kết hợp đồng Bên mời thầu

d Tiêu chí đánh giá công tác đấu thầu

- Quy trình đấu thầu đảm bảo theo các bước Luật định

- Tỷ lệ giảm thầu càng cao thể hiện công tác đấu thầu càng công khai, minh bạch và hiệu quả

Trang 36

1.2.4 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

a Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

Thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách là Nhà nước cấp vốncho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặcthanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng

[18]

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách là việc kiểmtra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước đểxuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thựchiện dự án, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy địnhhiện hành [39]

b Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Tất cả các khoản VĐTTNS phải được kiểm tra, kiểm soát trong quátrình chi trả, thanh toán Các khoản thanh toán phải có trong dự toán NSNNđược giao; đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả; đúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởngđơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi

- Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanhtoán của chủ đầu tư và căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy địnhtrong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán

và điều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư

- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc

“Thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “Kiểm soáttrước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng

Trang 37

- Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm vềđơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanhtoán; Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về nội dung này [3], [9],[36]

c Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Sau khi nhận hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ, cán bộ kiểm soát chi củaKBNN kiểm tra hồ sơ, xem xét tính lôgic về thời gian và sự phù hợp với quyđịnh hiện hành về quản lý tài chính đầu tư XDCB

- Trưởng bộ phận Kiểm soát chi kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạoKBNN và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu

tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư; sau đó chuyển hồ sơ lại cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN

- Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi xem xét, ký duyệt tờ trình của

Bộ phận Kiểm soát chi và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; sau đó chuyểntrả hồ sơ cho Bộ phận Kiểm soát chi

- Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho Bộ phận Kế toán bao gồm:Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu

tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư

- Kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạchtoán; sau đó ký trên chứng từ giấy để trình cho Kế toán trưởng, đồng thờinhập giao dịch trên hệ thống và trình Kế toán trưởng phê duyệt trên hệ thốngTABMIS Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, phê duyệt giao dịchtrên TABMIS, sau đó chuyển chứng từ lại cho Kế toán viên để trình lãnh đạo KBNN

- Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có),

Trang 38

Giấy rút vốn đầu tư; sau đó chuyển trả hồ sơ cho Kế toán viên để làm thủ tụcchuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng theo quy định Trường hợp Lãnh đạoKBNN phụ trách kế toán không đồng ý ký duyệt, trả lại hồ sơ, Kế toán viênnhận lại hồ sơ và có trách nhiệm báo cáo Kế toán trưởng để xử lý.

d Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

từ nguồn ngân sách

- Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch VĐTTNS hằng năm cao, đạt trên 95%

- Thời gian kiểm soát thanh toán VĐTTNS nhanh chóng, kịp thời như quy trình đã đề ra

1.2.5 Quyết toán dự án hoàn thành

a Khái niệm quyết toán dự án hoàn thành

Quyết toán dự án hoàn thành là đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xácđịnh năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại [4]

Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá việc thực hiện cácquy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõtrách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soátthanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan Thông qua công tácquyết toán dự án hoàn thành, các cơ quan quản lý nhà nước rút kinh nghiệm,hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản

lý VĐTTNS [4]

b Nguyên tắc quyết toán dự án hoàn thành

- Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiệntrong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sửdụng Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi

dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điềuchỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền Đối với các dự

Trang 39

án sử dụng vốn NSNN, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh [9]

- Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án phải đảm bảo đúng mục đích,đúng đối tượng, rõ ràng, đầy đủ và chính xác; phải chấp hành đúng chế độquản lý tài chính - đầu tư - xây dựng của Nhà nước

c Quy trình quyết toán dự án hoàn thành

- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựngcông trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt (chậm nhất 3 tháng đốivới dự án nhóm C và 6 tháng đối với dự án nhóm B tính từ ngày công trìnhhoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng)

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm tra quyết toán thực hiệnthẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo những nội dung như sau: (1) Thẩmtra hồ sơ pháp lý; (2) Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án; (3) Thẩm tra chiphí đầu tư; (4) Thẩm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản; (5) Thẩmtra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; (6) Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư,thiết bị tồn đọng; (7) Xem xét kết quả điều tra của các cơ quan thanh tra, kiểmtra, Kiểm toán Nhà nước và việc chấp hành của chủ đầu tư, các đơn vị liênquan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan này (nếu có) Cơ quan thẩm traquyết toán dự án hoàn thành cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch Thờigian thẩm tra quyết toán là 1 tháng đối với dự án nhóm C và 2 tháng đối với

dự án nhóm B tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Sau khi thẩm tra quyết toán, cơ quan thẩm tra quyết toán trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

- Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự

án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại KBNN [4], [9]

Trang 40

d Tiêu chí đánh giá công tác quyết toán dự án hoàn thành

- Thời gian quyết toán dự án hoàn thành đảm bảo đúng hạn

- Công tác quyết toán dự án hoàn thành góp phần hạn chế thất thoát lãngphí trong đầu tư, thể hiện qua số tiền bị cắt giảm khi thẩm tra phê duyệt quyếttoán

1.2.6 Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách

a Khái niệm thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB

từ nguồn ngân sách

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngânsách là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục của cơ quannhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm

vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình sử dụng,quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách [27]

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS nhằm phát hiện sơ hởtrong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý VĐTTNS để kiến nghị với cơquan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và

xử lý hành vi vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng; giúp cơ quan, tổchức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tíchcực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý VĐTTNS

b Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB

Ngày đăng: 19/01/2019, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w