Câu 1: Phân tích mục tiêu chung của Chiến lược bảo vệ tổ quốc Câu 2: Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Chiến lược bảo vệ tổ quốc Câu 3: Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. Câu 4: Phân tích tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ trong Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Câu 5: Phân tích mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ trong đường lối, chính sách đối ngoại hiện nay của Đảng. Câu hỏi thi..
Trang 1CÂU HỎI THẢO LUẬN HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VỀ CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI PHẦN: QUỐC PHÒNG – AN NINH – ĐỐI NGOẠI
Câu 1: Phân tích mục tiêu chung của Chiến lược bảo vệ tổ quốc
1 Khái niệm:
Chiến lược bảo vệ tổ quốc là kế sách của Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp khả thi, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lơi đường lối, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc
2 Căn cứ để hoạch định chiến lược bảo vệ tổ quốc là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn:
Học thuyết Mác-Lênin; Tư tưởng HCM về bảo vệ tổ quốc XHCN
Đường lối, quan điểm của Đảng CSVN về xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Kinh nghiệm truyền thống giữ nước của dân tộc và kinh nghiệm trong quá trình đổi mới đất nước
Xác định đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam
Dự báo: tình hình thế giới, khu vực, trong nước và các tình huống phức tạp có thể xảy ra đối với đất nước ta
Một là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ vì:
Vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là vấn đề thiêng liêng của dân tộc ta Lãnh thổ VN ta có được như hiện nay do cha ông ta đã hy sinh biết bao xương máu để giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ qua lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, chiến đấu với những thế lực ngoại xâm hung hãn Bác Hồ đã từng nói “Các vua hùng….” phải bảo vệ vững chắc…
Hiện nay sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe dọa bởi các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, như diễn biến tranh chấp lãnh thổ trên Biển đông trong thời gian qua
Nội dung: Nội dung mục tiêu nghĩa là chúng ta phải bảo đảm vùng trời, vùng đất, vùng biển không bị xâm hại Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng
đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt
Nam Thứ hai là bảo đảm đất nước không bị chia tách (thống nhất…) Bảo vệ sự thống
nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng
Trang 2phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân
Liên hệ: Địa phương làm gì để tham gia bảo vệ lãnh thổ? Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân/cán bộ về chủ quyền lãnh thổ Tham gia đóng góp bảo vệ chủ quyền như Góp đá xây Trường sa; Vì biển đảo quê hương; Khám bệnh cho dân vùng đảo; Nghĩa vụ quân sự
Hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Lý do: Trong Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân là những vấn đề cơ bản về mặt chính trị - xã hội, quy định bản chất của Tổ quốc: ĐCSVN là lực lượng cầm quyền, nhà nước là của dân, do dân, vì dân, chế độ XHCN là sự lựa chọn của nhân dân, nhân dân là chủ thể của đất nước Nhà nước XHCNVN là NN của nhân dân, do nd và vì nd Chế độ XHCN là sự lựa chọn của chúng ta và nhân dân là chủ thể
Thách thức: Nội bộ Đảng và NN có một bộ phận ko nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái đạo đức, tư tưởng…, đe dọa đến lòng tin của người dân đối với Đảng, NN Đây là nguy cơ đ/v Đảng, tự diễn biến, tự chuyển hóa (trong những năm qua có 490 tổ chức đảng viên và hàng nghìn đảng viên vi phạm, trong những cán bộ diện TW quản lý 2 năm gần đây có 59 người bị kỷ luật, trong có 14 ủy viên TW và nguyên ủy viên TW, khai trừ đảng 01 Ủy viên Trung ương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.) Thứ hai là sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN
Nội dung: Đó là bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đ, pháp luật của NN; (ii) Bảo vệ đội ngũ Đảng viên, khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức lối sống.; (iii) Bảo vệ nhân dân – đảm bảo cho cuộc sống người dân được an toàn, yên ổn
Liên hệ: Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng
và NN Đây là vấn đề yếu của chúng ta, thường bị áp xuống mà không tuyên truyền giải thích Cơ quan tổ chức các buổi học tập chuyên đề làm theo tấm gương tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, để từ đó mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự thấm nhuần và làm theo Luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng Thứ 2 là việc bảo vệ chính trị nội bộ, vấn đề được xem trọng trong thời gian gần đây
Ba là, bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì từ khi ta tiến hành đổi mới CNH-HĐH đất nc ta đã đã đạt dc những thành quả Trang thiết bị csvc được hiện đại…Tuy nhiên sự nghiệp ….đứng trc những thách thức lớn: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nc trong khu vực và thế giới; một số lực lượng thù địch tìm cách cản trở sự phát triển đất nc ta
Nội dung: Đây thực chất là bảo vệ đường lối phát triển và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới và những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của nhân dân ta Bảo vệ các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội , bảo
Trang 3vệ thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta thực hiện: Xây dựng cơ sở hạ tầng, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Cơ chế, cơ cấu thực hiện Điều này còn có nghĩa là phải làm cho sự nghiệp ấy phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế
Liên hệ: Nâng cao chất lượng nguồn lực (cử đi học, giao lưu…)
Bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.
Lý do: Tương tự mục tiêu 1, nhưng rộng hơn Lợi ích trên tất cả các lĩnh vực Thách thức: chủ quyền; kinh tế…
Nội dung: bảo vệ lợi ích trên tất cả các lĩnh vực; không chỉ trong nc mà còn ngoài
nc
Vì lợi ích quốc gia dân tộc là vấn đề thiêng liêng, nó được biểu hiện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng – an ninh Lợi ích quốc gia dân tộc là toàn bộ lợi ích mà nhân dân ta có được, giành được, phát triển và giữ gìn trong quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước Trong bối cảnh mới, nội hàm lợi ích quốc gia, dân tộc đã được mở rộng, bao gồm cả lợi ích của ta ở trong nước và ở ngoài nước, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại Nó bao gồm cả lợi ích tổng thể của quốc gia, đất nước và lợi ích cụ thể của các doanh nghiệp, của các cá nhân là người Việt Nam; lợi ích của chúng ta trong các doanh nghiệp nước ngoài có quan
hệ hợp tác, đầu tư ở Việt Nam, với Việt Nam; quyền lợi, lợi ích của nước ta trong các tổ chức quốc tế và khu vực, trong các hiệp ước, cam kết quốc tế đa phương, song phương
mà chúng ta tham gia, v.v Nội dung rộng lớn và toàn diện đó hợp thành chỉnh thể lợi ích quốc gia, dân tộc, phải kiên quyết bảo vệ, giữ gìn Yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc đòi hỏi rất cao ý thức, trách nhiệm công dân, của các chủ thể, các lực lượng, đặc biệt
là các lực lượng trực tiếp quan hệ, hợp tác với nước ngoài; kiên quyết ngăn chặn những biểu hiện chỉ vì lợi ích cục bộ, địa phương, lợi ích riêng làm ảnh hưởng, vi phạm, phương hại đến lợi ích quốc gia dân tộc
Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa, sự giàu mạnh, hùng cường của đất nước, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân; bảo đảm cho lợi ích quốc gia, dân tộc luôn được giữ vững Bảo vệ trên tất cả các lĩnh vực, trong nước cũng như nước ngoài Độc lập chủ quyền không chỉ là vấn đề lãnh thổ với không gian, địa lý xác định, mà cần nhấn mạnh đó còn là độc lập chủ quyền trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
Trang 4quân sự Trước hết, là độc lập về chính trị, sự tự chủ về chính trị, tự quyết định vận mệnh tương lai, con đường phát triển của dân tộc mình Quyền quyết định đó của Đảng
và nhân dân ta không ai có thể xâm phạm; mất quyền quyết định đó thì cũng có nghĩa không còn độc lập, chủ quyền Trong điều kiện mới, sự thống nhất và toàn vẹn cần được hiểu rộng hơn, đó là sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc, của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và sự thống nhất giữa cộng đồng người Việt Nam trong nước với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Sự thống nhất ấy được dựa trên cơ sở cùng nhau hướng tới và phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Sự thống nhất về địa lý lãnh thổ và chính trị - xã hội quan hệ chặt chẽ, hòa quyện với nhau, tạo nên chỉnh thể thống nhất toàn vẹn của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phải bảo vệ bằng mọi giá
Liên hệ:
Năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc
Lý do: An ninh ct có dc giữ vững, trật tự an toàn xã hội có dc đảm bảo, nền vh VN
có phát triển đúng định hướng thì đất nc ta mới phát triển bền vững dc
Thứ hai hiện nay về ANCT vẫn còn những phần tử cơ hội, chống đối, hoạt động trong các tổ chức pản động, tìm cách chống pá là bất ổn chính trị ví dụ tổ chức Việt tân, Đảng dân chủ, Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng miền nam, Triều đại Việt… Hiện nay tình hình an ninh chính trị đang gặp phải sự chống phá của các thế lực thù địch, lợi dụng những thiếu sót trong đời sống xã hội để công kích Đảng và Nhà nước ta, gây bạo loạn nhằm lật đổ Đảng Cộng sản, xóa bỏ Nhà nước và chế độ XHCN mà nhân dân ta xây dựng
Về trật tự an toàn xh, tội phạm xuất hiện nhiều tội phạm mới, tội phạm nguy hiểm,
có tổ chức, đặc biệt tội phạm chưa thành niên, tội phạm trẻ hóa, xuất hiện tội phạm mới: công nghệ cao, có tính quốc tế
Về VH, có một số biểu hiện lệch chuẩn và thương mại hóa hđ VH Nền văn hóa có nhiều thành tựu nhưng cũng bị tác động bởi văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng, ích kỷ,
bị sự chống phá của các thế lực thù địch làm cho văn hóa chúng ta hiện nay có biểu hiện lệch chuẩn
Nội dung: Bảo đảm ANCT, phát hiện sớm, kịp thời các hoạt động chống phá của các lực lượng….để đảm bảo ổn định chính trị trong nc Về trật tự ATXH thì tập trung trấn áp các loại tội phạm Về VH, bảo tồn và phát huy bản sắc VH truyền thống, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại Ra sức xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; không ngừng quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới, góp phần gia tăng “sức mạnh mềm” cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước
Liên hệ:
Trang 5Sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng XHCN
Lý do: Có ổn định CT, môi trường xung quanh hòa bình thì đất nc mới phát triển bền vững Đây là nội dung rất quan trọng của mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời, là yếu tố rất cơ bản bảo đảm thắng lợi của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Vì có ổn định chính trị, có môi trường hòa bình thì ta mới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN Thứ hai là hiện nay trong nc dù có ổn định chính trị về
cơ bản nhưng bên ngoài có những khó khăn thách thức đó là sự cạnh tranh của các nc lớn
đe dọa đến hòa bình, an ninh của khu vực như usa, TQ cho nên chúng ta mới đặt ra mục tiêu này
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp Toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước,
cơ bản nhất là ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh
Nội dung: (i) Đảm bảo ổn định chính trị trong nc; (ii) về bên ngoài thực hiện tốt đường, lối chính sách đối ngoại của Đ và NN đó là đường lối độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, thêm bạn bớt thù, vừa hợp tác vừa đấu tranh…Vấn đề biên giới với Cam còn nhiều khó khăn do đang bị các nước xâu xé và là nc đa đảng
Câu 2: Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Chiến lược bảo vệ tổ quốc
1 Khái niệm, căn cứ như câu 1:
Chiến lược bảo vệ tổ quốc là mưu lược, kế sách của Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp khả thi, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lơi đường lối, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc
2 Căn cứ để hoạch định chiến lược bảo vệ tổ quốc là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn:
Cơ sở lý luận:
Học thuyết Mác-Lênin; Tư tưởng HCM về bảo vệ tổ quốc XHCN
Đường lối, quan điểm của Đảng CSVN về xây dựng đất nước và tăng cường QP-AN bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Kinh nghiệm truyền thống giữ nước của dân tộc và tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc
Xác định đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam
Trang 6 Dự báo tình hình thế giới, khu vực trong nước và các tình huống phức tạp
có thể xảy ra đối với đất nước ta
Cơ sở thực tiễn:
Tình hình thế giới: Hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng
sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị còn tiếp tục gia tăng Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn Khu vực châu Á – TBD, trong đó có khu vực Đông – Nam Á vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt
Tình hình trong nước: Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu
“diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,
“nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta
3 Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc:
Một là giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với
sự nghiệp bảo vệ TQ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ TQ.
Quan điểm này có 2 nội dung, nội dung thứ nhất của quan điểm này chỉ ra rằng nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh dù diễn ra ở đâu, trong thời điểm nào đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh từ trung ương đến cơ sở, mọi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh diễn ra ở đâu, thời điểm nào đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nội dung thứ 2 hai là chúng ta xác định có 3 yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải xây dựng, củng cố 3 yếu tố này vững mạnh,
đó là xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Hai là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước Đồng thời, luôn nêu cao cảnh giác, đánh bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Quan điểm này có 3 nội dung, nội dung thứ nhất là trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào chúng ta cũng không thay đổi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, hay nói cách khác bảo vệ tổ quốc luôn đi liền với bảo vệ chế độ XHCN
Nội dung thứ 2 là xác định lợi ích cao nhất của đất nước làm đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, như vậy đòi hỏi chúng ta toàn đảng, toàn quân, toàn dân phải hướng đến, phục vụ cho lợi ích này
Trang 7Nội dung thứ 3 là luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác để chủ động phát hiện và ngăn chặn từ sớm, từ xa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch
Ba là kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc TQ Phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để bảo
vệ TQ Phát huy nguồn lực đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi từ bên ngoài, nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với củng cố, tăng cường QP, AN, ĐN.
Quan điểm này có 4 nội dung Nội dung thứ nhất là chúng ta xác định hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng VN luôn có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, khi ta thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng CNXH thì nó sẽ tạo nền tảng để ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và ngược lại khi thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc thì nó sẽ tạo điều kiện để xây dựng CNXH
Nội dung thứ 2 là phân tích sức mạnh dân tộc mà chúng ta cần phát huy, đó là sức mạnh được kết tinh trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
Nội dung thứ 3 là phát huy nội lực, đây chính là phát huy những yếu tố từ bên trong của đất nước Để có nội lực thì cần phải xây dựng đất nước mạnh về mọi mặt Trong xây dựng đất nước thì chúng ta chú trọng đến 3 nhiệm vụ: kinh tế là trung tâm vì kinh tế quyết định mọi mặt đời sống XH, quốc phòng an ninh tùy thuộc vào sự phát triển của kinh tế; xây dựng Đảng là then chốt vì Đảng lãnh đạo, Đảng mạnh thì đường lối chủ trương chính sách phù hợp; văn hóa là nền tảng tinh thần vì văn hóa động viên ý thức, trách nhiệm của người dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Bên cạnh nội lực thì bảo vệ
TQ trong điều kiện hiện nay cần tranh thủ các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, những gì thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ TQ chúng ta thì chúng ta cần tranh thủ, trân trọng như là
sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước, của dư luận tiến bộ ủng hộ chúng ta
Nội dung thứ 4 là các nhiệm vụ kinh tế XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Khi KTXH phát triển thì quốc phòng AN ĐN sẽ được củng cố, tăng cường Ngược lại khi QPAN được củng cố, tăng cường thì nó sẽ tác động tích cực đối với sự phát triển của KTXH
Bốn là xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, TT, kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh xây dựng thế trận QPTD, thế trận ANND phù hợp với hoàn cảnh mới.
Quan điểm này có 3 nội dung, nội dung thứ nhất là quan điểm bảo vệ TQ trong giai đoạn hiện nay bằng sức mạng tổng hợp các lĩnh vực vì mỗi lĩnh vực đều có sự đóng góp tích cực đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
Trang 8Nội dung thứ 2 là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc mà chúng ta phát huy gồm những yếu tố đó là sự đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp XH, sự đoàn kết quả 54 dân tộc anh em, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết giữa người VN trong nước và nước ngoài Bên cạnh
đó thì ta cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nghĩa là phát huy sức mạnh của Đảng, NN, MTTQ và các tổ chức CTXH Và để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết thì cần thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, NN quản lý và lực lượng vũ trang làm nòng cốt
Nội dung thứ 3 là tiềm lực QPAN mà chúng ta cần tăng cường, xây dựng gồm có
4 khía cạnh: tiềm lực chính trị tinh thần; tiềm lực kinh tế XH; tiềm lực KHCN và tiềm lực quân sự an ninh Bên cạnh xây dựng tiềm lực thì cần có
Năm là quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, thêm bạn bớt thù, gia tăng hợp tác, vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
Quan điểm này có 3 nội dung, thứ nhất là chúng ta tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại chúng ta là độc lập tự chủ, có nghĩa là đường lối đấy do ta tự quyết định không
bị lệ thuộc bất cứ nước nào
Sáu là chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong
có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.
Quốc phòng và an ninh phải có đủ sức mạnh để “ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân
tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”, để đất nước “không bị động, bất ngờ”; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn
bè quốc tế trong hợp tác với Việt Nam Đại hội XII chỉ rõ: phải “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh,
an toàn thông tin, an ninh mạng Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước”
3 Liên hệ bản thân:
Câu 3: Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.
1 Khái niệm
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong
Trang 9quá trình sống Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường
Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội… nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước
An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội Đối với Việt Nam, bảo vệ an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của cả hệ thống chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt; bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là sự gắn kết giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh trong một thể thống nhất nhằm bổ sung, tạo điều kiện, thúc đẩy cùng nhau phát triển nhịp nhàng phát triển với hiệu quả kinh tếxã hội cao, kinh tế phát triển, quốc phòng, an ninh vững mạnh góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, nếu chiến tranh xảy ra thì đánh thắng
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh (QP, AN):
Cơ sở lý luận: Có hai cơ sở, thứ nhất là học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ giữa kinh tế và quốc phòng – an ninh luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định, quốc phòng – an ninh chịu sự chi phối
và phụ thuộc vào kinh tế nhưng cũng có tác động tích cực trở lại đối với kinh tế, bảo vệ
và thúc đẩy kinh tế phát triển Cơ sở thứ 2 là quan điểm của ĐCSVN: kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN về thực chất là cụ thể hóa việc quán triệt và thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN: xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc TQ XHCN
Cơ sở thực tiễn: Thứ nhất là phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh
đã trở thành quy luật phổ biến ở mọi quốc gia, dân tộc có chủ quyền Thứ hai, ở nước ta phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng – an ninh là một tất yếu khách quan, có tính quy luật, là một truyền thống trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Như vậy, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng –
an ninh là một tất yếu khách quan Mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia
và ngược lại Tuy nhiên, việc kết hợp cần phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hoà
Trang 10Mục tiêu:
Làm cho kinh tế xã hội và QP, AN phát triển cân đối, hài hòa, vững chắc
Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNH, HĐH xây dựng nền CN, QP, AN từng bước hiện đại
Góp phần tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia
Yêu cầu:
Góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm AN quốc gia – trật tự an toàn xã hội
Góp phần bảo đảm cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng XHCN
Góp phần đáp ứng yêu cầu làm cho QP AN được tăng cường vững chắc
Chủ trương:
Phát triển kinh tế xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP AN; QP AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, phát triển kinh tế xã hội và trên từng địa bàn
Quan điểm chiến lược trong chỉ đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại: (SGK trang 371)
Một là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương Toàn diện nghĩa là kết hợp KTXH với QPAN phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, trong tất cả các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH và trên tất cả các vùng miền của đất nước Cơ bản, lâu dài nghĩa là việc kết hợp này phải được tính toán và sử dụng ở tương lai, tránh trường hợp thực hiện công trình KTXH mà có gắn kết với QPAN mà vài ba năm lại thay đổi thì sẽ hao phí nguồn lực
Hai là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh phải tập trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng, địa bàn chiến lược trọng yếu, những ngành, những lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước Tập trung có trọng điểm nghĩa là ưu tiên nguồn lực cho những khu vực: địa bàn chiến lược trọng yếu, đó là các vùng rừng núi biên giới Tại các vùng này thì chúng ta tập trung phát triển KTXH gắn với QPAN ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ vì đây là những vùng có vị trí quan trọng về chiến lược QPAN, là những vùng nhạy cảm Vùng thứ 2 là vùng biển đảo là tập trung đầu từ vào những đảo trong tuyến đầu đất nước trong chiến lược phòng thủ
Ba là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh kết hợp
từ trong thời bình nhưng phải có phương án, kế hoạch sẵn sàng điều chỉnh, thích ứng với thời chiến, đối phó thắng lợi với mọi tình huống bất trắc, hạn chế thấp nhất tổn thất do