Câu 1: Nêu đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Kinh tế. Lấy ví dụ 1 quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật đó.Câu 2: Tự lấy 1 ví dụ về vi phạm hành chính và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính đó.Câu 3: Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức.Câu 4: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng. Bà B có tài sản riêng 180 triệu đồng. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005, bà B chết. Bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu đồng, cho quỹ từ thiện 200 triệu đồng. Hãy chia thừa kế khi bà B chết.Câu 5: Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên với công ty cổ phần.Câu 6: Hãy nêu các hành vi tham nhũng, tác hại của tham nhũng, vấn đề công khai minh bạch tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.Câu 7: Trình bày quan điểm và nội dung dân chủ ở cơ sở
Trang 124
THẢO LUẬN LẦN 2 Câu 1: Nêu đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Kinh tế Lấy ví dụ
1 quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật đó
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính:
Nhóm 1: Những QHXH phát sinh trong quá trình các cơ quan HCNN thực hiện hoạt động
chấp hành – điều hành Ví dụ anh A và chị B đến UBND phường để làm các thủ tục đăng ký kết hôn Hoặc quan hệ giữa Chính phủ với UBND các tỉnh; Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ…
Nhóm 2: Những QHXH mang tính chấp hành – điều hành phát sinh khi cơ quan nhà nước
ổn định công tác nội bộ Ví dụ Chánh án TANDTC bổ nhiệm Chánh án TAND các cấp; thành lập, giải thể, chia/tách cơ quan; bổ nhiệm chức vụ, chức danh; tuyển dụng, luân chuyển, phân công công tác; lương, thưởng…
Nhóm 3: Những QHXH phát sinh khi cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện QLHCNN trong một số trường hợp cụ thể Ví dụ khi tàu biển rời cảng thì thuyền trưởng có quyền tạm giữa người gây rối trật tự công cộng theo thủ tục hành chính
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:
Các cá nhân, tổ chức dựa trên quan hệ tài sản hoạt nhân thân Ví dụ vào siêu thị mua thức ăn (quan hệ tài sản); ca sĩ mua bản quyền một bài nhạc từ một tác giả (nhân thân)
Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế:
Những quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh và các bên liên quan phát sinh trực tiếp từ các hoạt động kinh doanh, thương mại Ví dụ Công ty sản xuất xe máy A ký hợp đồng mua vỏ ruột xe máy từ công ty B để phục vụ hoạt động sản xuất cho công ty A
Những quan hệ phát sinh giữa chủ thể kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ví
dụ Công ty A đến Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM để đăng ký kinh doanh mặt hàng nước uống đóng chai nhãn hiệu X
Câu 2: Tự lấy 1 ví dụ về vi phạm hành chính và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính đó
VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định về quản lý nhà nước
mà không là tội phạm
Ví dụ: A, 20 tuổi, tình trạng sức khỏe bình thường, chưa từng có tiền án tiền sự trước đây, vì thua cá độ đá banh nên đã lẻn vào nhà ông B lấy đi 1 triệu đồng tiền mặt Phân tích VPHC:
• Chủ thể VPPL: A, có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý (20 tuổi, sức khỏe bình thường)
• Khách thể VPPL: Quyền sở hữu tài sản của ông B
• Mặt khách quan:
✓ Hành vi trái pháp luật: trộm cắp tài sản là hành vi pháp luật cấm, số tiền đánh cắp là 1 triệu đồng, chưa đến mức bị xử lý hình sự
✓ Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản cho ông B
✓ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả
• Mặt chủ quan:
✓ Lỗi: lỗi được xác định vì A có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật
✓ Động cơ: Trả tiền thua cá độ đá banh
✓ Mục đích: Số tiền của ông B
Trang 326
Câu 3: Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức
Sự hình
thành
Được bầu hoặc phê chuẩn bổ nhiệm để giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch;
chức vụ; chức danh
Tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc
Tên gọi,
vị trí, việc
làm
Chức vụ Chức danh
Ngạch Chức vụ Chức danh
Chức danh nghề nghiệp
Nơi làm
việc
Từ cấp huyện trở lên:
các cơ quan Đảng; Các
cơ quan nhà nước; Các TCCT-XH
Từ cấp huyện trở lên: Cơ quan Đảng;
Cơ quan nhà nước; TCCT-XH;
QĐND (trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng); CAND (trừ sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp); trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập
Hưởng
lương
Từ ngân sách nhà nước Từ ngân sách nhà nước (công chức
thuộc ĐVSN công lập hưởng lương từ quỹ lương đơn vị)
Quỹ lương của ĐVSN công lập
Tính chất
công việc
Thể hiện, nhân danh và
sử dụng quyền lực nhà nước
Thể hiện, nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước
Mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ
Đánh giá
xếp loại
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm
vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm
vụ Hoàn thành nhiệm vụ
Xử lý kỷ
luật
Khiển trách, cảnh cáo Cách chức
Bãi nhiệm
Khiển trách, cảnh cáo Cách chức
Buộc thôi việc
Khiển trách, cảnh cáo Cách chức
Buộc thôi việc
Câu 4: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng Bà B có tài sản riêng 180 triệu đồng Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi) Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động) Năm 2005, bà B chết
Bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu đồng, cho quỹ từ thiện 200 triệu đồng Hãy chia thừa kế khi bà B chết
Bước 1 Tính di sản của bà B Di sản = 300tr + 180tr = 480tr
Xác định tính pháp lý di chúc: Di chúc có hiệu lực theo pháp luật Bước 2 Chia theo di chúc:
M=100tr và quỹ từ thiện =200tr
Trang 4Di sản chưa được định đoạt: 480 – 100 – 200 = 180tr Phần di sản này được chia cho A=C=D=E=180/4=45tr (1)
Bước 3: Xác định kỷ phần bắt buộc
A, C, D thuộc diện được hưởng kỷ phần bắt buộc (ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật) A=C=D=2/3*(480/4)=80tr (2)
Vi (2) > (1) nên A=C=D sẽ được hưởng 80tr cho mỗi người Phần di sản đã chia xong: 45tr + (80x3)=285tr
Di sản còn lại: 480-285=195tr sẽ thuộc về M và quỹ từ thiện theo như tỷ lệ trong di chúc:
M=195*1/3=65tr Quỹ từ thiện = 195*2/3=130tr Vậy………
Trang 528
Câu 5: Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên với công ty cổ phần
Đặc điểm Doanh nghiệp
tư nhân
Cty TNHH một thành viên
Công ty cổ phần Cty TNHH nhiều thành
viên
Cty hợp danh
tư
Một cá nhân; tổ chức
Chia thành các phần bằng nhau (cổ phần/cổ phiếu)
Chia thành các phần không bằng nhau, không trao đổi
tự do trên thị trường Thành viên Cá nhân (chủ
doanh nghiệp)
Một cá nhân; tổ chức (chủ sở hữu)
Tổ chức, cá nhân (cổ đông): tối thiểu là 3
Cá nhân, tổ chức: 2 – 50 thành viên
Ít nhất 2 thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn
hợp danh Hữu hạn: Thành viên góp vốn
Phát hành
chứng khoán
Không Không được phát
hành cổ phần, được phát hành trái phiếu
phần, được phát hành trái phiếu
Không nhưng huy động vốn bằng cách kết nạp thành viên góp vốn
Tư cách pháp
nhân
Câu 6: Hãy nêu các hành vi tham nhũng, tác hại của tham nhũng, vấn đề công khai minh bạch tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
Các hành vi tham nhũng: Điều 3, Luật phòng, chống tham nhũng quy định các hành vi tham nhũng gồm:
1 Tham ô tài sản
2 Nhận hối lộ
3 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
5 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
6 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi
7 Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
8 Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi
Trang 69 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi
10 Nhũng nhiễu vì vụ lợi
11 Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
12 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Trang 730
Tác hại của tham nhũng
Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở những điểm chính sau:
1 Tác hại về chính trị: Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và
làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân Tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng
Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh vô cùng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh:
“Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục khẳng định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”
2 Tác hại về kinh tế: Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập
thể và của công dân
Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình
3 Tác hại về xã hội: Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn
mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Vấn đề công khai minh bạch tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trang 8Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định: Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ;
Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước
và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ
Hình thức công khai quy định ở Điều 12 Luật này gồm: Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; Phát hành ấn phẩm; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đưa lên trang thông tin điện tử; Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Ngoài những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một
số hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này
Liên quan đến công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, Điều 13 nêu, việc mua sắm công và xây dựng cơ bản phải được công khai theo quy định của pháp luật
Trường hợp mua sắm công và xây dựng cơ bản mà pháp luật quy định phải đấu thầu thì nội dung công khai bao gồm: Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu; Danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu; Thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc chủ dự án, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý hoặc đối tượng khác vi phạm pháp luật về đấu thầu; thông tin về nhà thầu bị cấm tham gia và thông tin về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, hệ thống thông tin dữ liệu về đấu thầu; Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu trên phạm vi toàn quốc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo tổng kết công tác đấu thầu của
bộ, ngành, địa phương và cơ sở; Thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu
Câu 7: Trình bày quan điểm và nội dung dân chủ ở cơ sở
Dân chủ là một hình thức chính trị - nhà nước của xã hội Như vậy, có thể hiểu dân chủ
là chính quyền thuộc về nhân dân Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước Nhà nước dân chủ
là nhà nước thừa nhận và bảo đảm các quyền tự do và bình đẳng của công dân
Cơ sở là thành tố, là đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc của một hệ thống các sự vật, hiện tượng Theo nghĩa rộng, cơ sở là các đơn vị xã hội nhỏ nhất mà nhân dân tổ chức nên Con người
là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nên có thể coi gia đình là một tế bào nhỏ nhất của xã hội
Đó là cơ sở của xã hội Các cộng đồng dân cư với số lượng người, số lượng gia đình nhiều ít khác nhau cùng sống trên một phạm vi lãnh thổ nhất định có các tên gọi khác nhau như: buôn, làng, xóm, ấp, thôn, bản được coi là tổ chức cơ sở của xã hội Các cấp cuối cùng, nhỏ nhất của một hệ thống cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đều được coi là tổ chức cơ sở Theo nghĩa rộng của từ này, có thể hiểu các tổ chức, cơ quan, đơn vị nhất định nào Theo nghĩa hẹp, cơ sở là cấp chính quyền cuối cùng trong hệ thống chính quyền nhà nước, các pháp nhân công quyền, các pháp nhân kinh tế, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu
Cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất Đặc biệt, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) là nền tảng của nền hành chính, sát dân, gần
Trang 932
dân nhất Cấp chính quyền này ở ngay trong lòng dân, là địa chỉ quan trọng nhất của đường lối, chính sách và pháp luật
Dân chủ cơ sở không phải là hình thức dân chủ mà là cấp độ thực hiện dân chủ, thông qua hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp Thực hiện dân chủ ở cơ sở là việc thừa nhận và thực hiện thường xuyên các quyền làm chủ của công dân; tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân
ở cơ sở
Quan điểm thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội XI của Đô đã chỉ rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế ở là mục
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở là một quá trình hoàn thiện, từ thấp lên cao, từ chưa được cụ thể hóa đến cụ thể hóa toàn diện, đầy đủ
và thể chế hóa thành pháp luật Để việc thực hiện dân chủ cơ sở trở - thành phương thức, nguyên tắc tổ chức xã hội và để quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trở thành hiện thực, dân chủ cơ sở cần phải được quy định trong pháp luật Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng quy chế dân chủ cơ sở đã được Đảng ta chỉ rõ trong Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-2-1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Các điểm đó là:
Một là, đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở cơ chế tổng thể của hệ
thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” Coi trọng cả ba mặt nêu trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác
Hai là, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt
động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình
Ba là, phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí,
tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả
Bốn là, nội dung và các quy chế dân chủ cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật,
thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật
Năm là, gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành
chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính còn không phù hợp
Nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở
Các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức cơ sở phải có trách nhiệm thực hiện và tổ chức cho nhân dân thực hiện các quyền dân chủ Nội dung dân chủ cơ sở còn bao hàm cả hình thức, thủ tục, trình tự thực hiện việc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra
Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-2-1998 của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng ta đã chỉ ra định hướng về mở rộng nội dung dân chủ cơ sở như sau:
Thứ nhất, quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về chính sách, pháp
luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày
Trang 10của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của nhân dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế
độ thu và sử dụng học phí, viện phí
Thứ hai, có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn
bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ, v,v của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định
Thứ ba, có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại
việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn (như chủ trương huy động sức dân dê Xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi, các khoản đóng góp và lập các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật); chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo
ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân
Thứ tư, hoàn thiện cơ chế để nhân dân, công dân, cán bộ công chức ở cơ sở trực tiếp và
thông qua Mặt trận, các đoàn thể ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc
Thứ năm, mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công
chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những việc mang tính xã hội hóa, có sự
hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương tước, quy ước làng văn hóa, xây dựng tổ hòa giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, vv.)
Thứ sáu, xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình Nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo
Thứ bảy, xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ
sở định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức
để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức góp ý kiến, đánh giá phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó
Trên đây là những nội dung cơ bản, khái quát nhất của dân chủ cơ sở của các loại hình
cơ sở) mà Đảng ta đã đề ra Đó là cơ Sở để xây dựng quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng hoàn thiện pháp luật dân chủ cơ sở ở nước ta