Bài tập lớn 9 điểm môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật: Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế ( Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 71999) năm 2021
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ SỐ HỌ TÊN : ĐẶNG THỊ HUYỀN LINH MSSV : 453620 LỚP : 36 Hà Nội, 2021 MỞ ĐẦU Nếu ví cả xã hội là một cái to, thì các mối quan hệ người với người giống cành, nhánh ngày càng vươn cao và phát triển, rậm rạp, đan xen, phức tạp với nhiều chiều hướng khác Bởi vậy, quan hệ xã hội rất cần được “uốn nắn”, được tác động, được điều chỉnh khuôn khổ chung nhất để phù hợp với cộng đồng Điều chỉnh hành vi người có nhiều cơng cụ khác nhau, đó, pháp luật và đạo đức là công cụ vô cùng quan trọng Những công cụ này đã điều chỉnh một cách hợp lí, tích cực các quan hệ xã hội phổ biến Abraham Lincoln nhận định: ‘’Pháp luật là đạo đức biển hiện bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong’’ Pháp luật là phương tiện không thể thiếu để đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành bình thường xã hợi nói chung lĩnh vực nói riêng Trong đó, pháp ḷt có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức Pháp luật và đạo đức đều là bộ phận hình thái ý thức xã hợi Giữa chúng có mới liên hệ mật thiết với nhau, thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn mặc dù bản thân chúng có đặc thù riêng biệt Mối quan hệ pháp luật và đạo đức là một đề tài rộng và phức tạp cần được xem xét từ nhiều góc đợ khác Nhận thấy được tính cấp thiết việc nghiên cứu về mối quan hệ đạo đức và pháp luật, em chọn đề bài số 7: “ Thông qua viết “Một số suy nghĩ mối quan hệ pháp luật đạo đức hệ thống điều chỉnh xã hội” tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nhà nước Pháp luât số 7/1999) để làm rõ số nội dung ” Dưới là phần trình bày em về đề tài Bài làm cịn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy để hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho bài tập sau Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI VIẾT Nghiên cứu đề tài mối quan hệ pháp luật và đạo đức, có thể được xem là mợt hướng nghiên cứu bản khoa học pháp lý Trong bài viết “Một số suy nghĩ về mối quan hệ pháp luật và đạo đức hệ thống điều chỉnh xã hội” tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nhà nước và Pháp lt sớ 7/1999) có nêu mợt sớ ý kiến sau: 1: Vị trí, vai trò pháp luật đạo đức hệ thống quy điều chỉnh xã hội Mọi xã hội chỉ có thể tờn tại và phát triển được sở sự trật tự và ổn định, được hình thành nên nhờ một hệ thống rất phong phú các quy phạm điều chỉnh xã hội Hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội ở nước ta hiện bao gồm: quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, tập quán, phong tục, luật tục, hương ước, quy ước các cộng đồng dân cư, quy phạm các tổ chức xã hội, và các tổ chức tôn giáo Trong đó, tác giả định nghĩa: Tập quán là thói quen xử sự, tác phong được lặp lặp lại thời gian ở cá nhân hay ở một cộng đồng ở toàn xã hội Những hành vi vi phạm tập quán bị áp dụng chế tài nhất định, là dư ḷn xã hợi Phong tục là thói quen lan rợng, đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số người chấp nhận và làm theo Phong tục có phạm vi điều chỉnh rợng Phong tục là mợt loại tập quán, có nhiều điểm khác với tập quán thông thường bởi tính chất, mức độ bắt buộc cao so với tập quán Luật tục là tập quán, phong tục tồn tại dạng truyền và thành văn, là hệ thống quy tắc xử sự điều chỉnh mặt đời sống cộng đồng Luật tục chỉ bao gồm phong tục, tập quán, quy lệ tác động đến hành vi cá nhân cộng đồng với quy tắc xử sự mang tính bắt buộc, gắn với hình thức xử phạt và khen thưởng Hương ước làng là mợt loại quy tắc xã hợi có vai trò rất quan trọng việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở làng, thôn Nội dung hương ước có nhiều điểm phù hợp với pháp luật, đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục dân tộc ta Trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội, tác giả khẳng định pháp luật và đạo đức giữ vị trí trung tâm, có vai trị quan trọng nhất, có phạm vi điều chỉnh rợng, bao quát tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội Dưới dạng phổ biến nhất, đạo đức là tổng thể nguyên tắc, quan niệm, chuẩn mực xã hội về điều thiện, điều ác, về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng, vinh, nhục… Ở đâu có người thì ở có đạo đức, có quan hệ đạo đức Xã hợi càng phát triển, càng hiện đại thì vai trị yếu tố đạo đức càng được đề cao Mọi hành vi người đều phải được đánh giá từ tiêu chí pháp luật và đạo đức Pháp ḷt tḥc tínhsức mạnh riêng có mình mà các loại quy phạm xã hợi khác khơng có được, có ảnh hưởng tích cực tới các quy phạm xã hội, chừng mực nhất định làm thay đởi nợi dung quy phạm xã hợi Khi cần thiết, pháp luật sẵn sàng hỗ trợ, bảo vệ các lợi ích khác mà các quy phạm xã hội khác điều chỉnh Mặc dù loại quy phạm xã hợi có vị trí, vai trị, đặc thì điều chỉnh riêng mình, song chúng phải nằm mợt thể thớng nhất, có mới quan hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung cho Cần sử dụng linh hoạt các quy phạm xã hội để phát huy hiệu quả, ưu thế, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực chúng 2: Sự thống nhất, khác biệt tác động qua lại pháp luật đạo đức 2.1: Sự thống pháp luật đạo đức Pháp luật và đạo đức đều có chức chung là điều chỉnh hành vi người và các mối quan hệ xã hội Pháp ḷt và đạo đức có mới quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi người Khác với hình thái ý thức xã hội khác, pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi người, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hành vi theo tiêu chí nhất định Tính thống nhất pháp luật và đạo đức được thể hiện quy định chúng đối với cái thiện và cái ác Các phạm trù đạo đức lẽ sống, hạnh phúc, lương tâm…có ý nghĩa quan trọng hoạt đợng xây dựng và áp dụng pháp luật các quan Nhà nước có thẩm qùn Ngoài ra, cịn được thể hiện ở thái độ, sự đánh giá, cảm nhận, cách xử lý đối với hành vi người và ở mối tương quan các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức 2.2: Sự khác biệt pháp luật đạo đức Về phạm vi điều chỉnh, pháp luật và đạo đức không hoàn toàn trùng hợp Có lĩnh vực quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh được lại không thuộc phạm vi điều chỉnh đạo đức, và ngược lại Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng, bản, ít nhiều mang ý nghĩa quốc gia Đạo đức có thể điều chỉnh quan hệ xã hội mà pháp luật không điều chỉnh tình bạn, tình yêu, tình hàng xóm… Đạo đức chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội trực tiếp thể hiện tính chất, hành vi người Đạo đức có phạm vi điều chỉnh rất rộng lớn, khác với pháp luật chỉ đưa quy tắc bắt buộc các cá nhân phải thực hiện giao tiếp với cá nhân khác( xã hợi) Về hình thức, mức độ thể hiện, pháp ḷt có mức đợ thể hiện cụ thể, chi tiết đạo đức Pháp luật tồn tại phổ biến dạng các văn bản quy phạm pháp luật : thể hiện một cách tập trung nhất ý chí nhà nước, đờng thời đảm bảo tính minh bạch, chính xác pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội; Đạo đức được thể hiện chủ yếu là dạng không thành văn và được truyền từ người này sang người khác, vùng này sang vùng khác, đời này sang đời khác Thông qua tục ngữ, ca dao, dân ca, hò, vè, lời răn dạy, phong tục tập quán, thói quen xử sự mợt cợng đờng dân cư, kinh thánh, học thuyết về đạo đức chính trị xã hội, Về tổng thể, đạo đức được thể hiện vơ cùng đa dạng và khơng có hình thức đặc thù cho riêng mình Về phương thức đảm bảo thực hiện, nếu đạo đức được đảm bảo thực hiện từ yêu tố kích thích nội tâm, lương tâm, từ thói quen xử sự và sức mạnh bên ngoài Thì pháp luật được đảm bảo thực hiện hoạt động tổ chức, thuyết phục và cưỡng chế Nhà nước, sự tự giác người Đạo đức và pháp luật đều dựa sức mạnh cưỡng chế, tính chất cưỡng chế, biện pháp thực hiện cưỡng chế lại có sự khác 2.3: Sự tác động qua lại pháp luật đạo đức Sự tác động qua lại này thể hiện ở vai trị pháp ḷt đới với đạo đức và ngược lại Pháp luật dựa một sở đạo đức nhất định, và là một hình thức khẳng định, ghi nhận, bảo vệ nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức thống trị xã hội, để biến chúng thành thói quen Pháp ḷt khơng tại bản thân các giá trị đạo đức Pháp luật ghi nhận đạo đức và là phương tiện đảm bảo cho đạo đức được thực hiện cuộc sống thông qua các biện pháp tác động Nhà nước Đạo đức là sở, là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật Những quan điểm, chuẩn mực được sử dụng để giải thích các quy phạm pháp luật, các vấn đề pháp lý cụ thể nảy sinh đời sống Đạo đức là phương tiện quan trọng bổ sung, hỗ trợ cho pháp ḷt Vai trị đạo đức khơng chỉ thể hiện quan hệ xã hợi khơng có pháp ḷt điều chỉnh, mà cả quan hệ xã hợi có pháp ḷt điều chỉnh Pháp ḷt và đạo đức có mới liên hệ mật thiết với nhau, phát huy tác dụng được bổ sung, hỗ trợ Quản lý xã hội pháp luật kết hợp với đạo đức là một tất yếu khách quan điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta II ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA TÁC GIẢ HOÀNG THỊ KIM QUẾ VỚI TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN NĂM TRONG BÀI VIẾT: “ NHẬN THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC” (TẠP CHÍ LUẬT HỌC, SỐ 4/2006) Điểm giống hai viết 1.1: Xét phương diện vị trí thống nhất, điểm giống pháp luật đạo đức Về vị trí, pháp luật và đạo đức là phương tiện điều chỉnh giữ vị trí trung tâm, có vai trị quan trọng bậc nhất đối với các quan hệ xã hội Về phạm vi tác động, pháp luật và đạo đức tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức xã hội, hầu hết các lĩnh vực đời sống Về mối quan hệ, pháp luật và đạo đức ln có sự phù hợp nhất định Chúng đều là công cụ để tổ chức, quản lý đời sống xã hội, giữ gìn trật tự xã hội, phù hợp với ý chí và lợi ích chung toàn xã hội 1.2: Xét phương diện điểm khác pháp luật đạo đức Về hình thức thể hiện, đạo đức được thể hiện mợt cách đa dạng, phổ quát và chủ yếu được tồn tại dạng bất thành văn Pháp luật ngày tồn tại phổ biến hình thức văn bản quy phạm pháp luật Về phạm vi điều chỉnh, có lĩnh vực quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh được lại không thuộc phạm vi điều chỉnh đạo đức, và ngược lại Nếu đứng phương diện xem đạo đức là một yếu tố tinh thần không thể tách rời khỏi hành vi người, đạo đức có phạm vi điều chỉnh rợng pháp luật 1.3: Xét phương diện tác động qua lại pháp luật đạo đức Cả hai tác giả đều nhận định pháp luật được xây dựng sở đạo đức Pháp luật hạn chế để loại bỏ quan điểm, chuẩn mực đạo đức tiêu cực, lạc hậu, trái thuần phong mĩ tục, nhằm bảo vệ, phát huy chuẩn mực đạo đức tốt đẹp Ghi nhận giá trị đạo đức phù hợp, cần thiết vào các quy phạm pháp ḷt Pháp ḷt và đạo đức có mới quan hệ tác động qua lại, bổ sung cho Điểm khác hai viết 2.1:Về cách đặt vấn đề Trong bài viết “Một số suy nghĩ về mối quan hệ pháp luật và đạo đức hệ thống điều chỉnh xã hội” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luât số 7/1999), tác giả Hoàng Thị Kim Quế đã thẳng vào đề tài mối quan hệ đạo đức và pháp luật Còn bài viết “ Nhận thức về mối quan hệ pháp luật và đạo đức” (Tạp chí Luật học số 4/2006), tác giả Nguyễn Văn Năm giải thích khái niệm đạo đức và pháp luật rồi vào mối quan hệ chúng 2.2: Về cách triển khai nội dụng ` Tác giả Hoàng Thị Kim Quế nêu vị trí, vai trị pháp ḷt và đạo đức hệ thớng các quy phạm điều chỉnh xã hội, rồi phân tích mối quan hệ đạo đức và pháp luật Trong phần phân tích điểm giống bản pháp luật và đạo đức, tác giả Nguyễn Văn Năm có đề cập thêm hai nợi dung là: ‘’Pháp ḷt và đạo đức đều thuộc phạm trù ý thức xã hợi; Trong xã hợi có giai cấp, pháp ḷt và đạo đức vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội.’’ III MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Thực tiễn đã chứng minh, đạo đức và pháp luật phát huy tới đa được vai trị, tác dụng mình chúng có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, tác động cùng chiều, hỗ trợ cho quản lý đời sống, nhất là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ta Tác động đạo đức với pháp luật Đạo đức xã hội không chỉ là sở để xây dựng pháp ḷt, cịn tạo điều kiện cho pháp luật được người tự giác thực hiện đầy đủ, nghiêm minh Thơng thường người nào có đạo đức tớt thì là người có ý thức thực hiện pháp ḷt tớt và ngược lại, người khơng có đạo đức tốt thì dễ vi phạm pháp luật Các chuẩn mực đạo đức, đặc biệt là đạo đức truyền thống đã ngấm sâu vào đời sống người Việt nam qua các thế hệ, có khả chi phới suy nghĩ và hành động các cá nhân, dư luận xã hội Ví dụ: Trong khoản 2, điều Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định qùn và nghĩa vụ con: “Có bởn phận u quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp gia đình.”, chính lịch sử từ xa xưa, cái phải yêu thương, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ mình, là chính là đạo đức, và chuẩn mực được đưa vào quy phạm pháp luật cụ thể Đạo đức hỗ trợ cho pháp việc quản lý xã hội, đặc biệt là ở lĩnh vực mà pháp luật không điều chỉnh lĩnh vực tình bạn tình yêu, tình đồng loại, Những quan điểm đạo đức phù hợp với ý chí Nhà nước thì được thừa nhận pháp luật Những quy tắc đạo đức trái với ý chí Nhà nước trở thành tiền đề để hình thành nên quy phạm thay thế chúng Tuy nhiên, đạo đức mang tác động tiêu cực đến pháp luật Những quan điểm đạo đức ngược với ý chí Nhà nước cản trở việc thực hiện pháp luật thực tế, khiến các quy phạm pháp luật khó vào đời sống nhân dân Tác động pháp luật với đạo đức Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, pháp ḷt có ảnh hưởng, tác đợng to lớn đến đời sớng xã hợi nói chung và đạo đức nói riêng Pháp luật là phương tiện thể hiện và thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách Nhà nước Cợng hịa xã hợi chủ nghĩa Việt Nam và Đảng cợng sản Việt Nam Nhờ có pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách Đảng và nhà nước có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả thực tế đời sớng Pháp luật là phương tiện hữu hiệu để bảo đảm và bảo vệ các quyền tự dân chủ, lợi ích các thành viên xã hội Pháp luật tạo môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao các quốc gia thế giới Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự băng hoại, xuống cấp về mặt đạo đức, hình thành nên quan điểm, quy tắc đạo đức tiến bộ phù hợp với xã hội văn minh Xuất phát từ lý trên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta có nhiều văn bản mà có các khoản là sự chuyển hóa trực tiếp từ các chuẩn mực đạo đức 10 KẾT LUẬN Giữa pháp luật và đạo đức ln có mới quan hệ tác đợng qua lại, cả hai đều có vai trị sự điều chỉnh hành vi người đời sống xã hợi Để phát huy tới đa vai trị pháp luật đồng thời phát huy tối đa các giá trị đạo đức tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần có mợt hệ thông pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm phát triển phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hợi chủ nghĩa Đó chính là điều kiện tiên quyết để xây dựng một đất nước phồng thịnh, kỉ cương, giàu mạnh 11 MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU NỢI DUNG I TĨM TẮT NỢI DUNG BÀI VIẾT 1: Vị trí, vai trị pháp luật đạo đức hệ thống quy điều chỉnh xã hội 2: Sự thống nhất, khác biệt tác động qua lại pháp luật đạo đức 2.1: Sự thống nhất pháp luật và đạo đức 2.2: Sự khác biệt pháp luật và đạo đức 2.3: Sự tác động qua lại pháp luật và đạo đức II ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA TÁC GIẢ HOÀNG THỊ KIM QUẾ VỚI TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN NAM TRONG BÀI VIẾT: “ NHẬN THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC” (TẠP CHÍ LUẬT HỌC, SỐ 4/2006) Điểm giống hai viết 1.1: Xét phương diện về vị trí và sự thống nhất, điểm giống bản pháp luật và đạo đức 1.2: Xét phương diện về điểm khác bản pháp luật và đạo đức 1.3: Xét phương diện về sự tác động qua lại pháp luật và đạo đức 2.Điểm khác hai viết 2.1:Về cách đặt vấn đề 2.2: Về cách triển khai nội dụng III MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12 1: Tác động đạo đức với pháp luật 2: Tác động pháp luật với đạo đức 10 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Một số suy nghĩ về mối quan hệ pháp luật và đạo đức hệ thống điều chỉnh xã hội”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Nguyễn Văn Năm (2006), “Nhận thức về mối quan hệ pháp luật với đạo đức”, Tạp chí Luật học, (4), tr.33-39 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), “Pháp luật hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hợi”, Giáo trình Lí luận chung Nhà nước pháp luật, Nxb Tư pháp, tr.229-247 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Khái quát về Luật Hiến pháp Việt Nam”, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Hội Luật gia Việt Nam, tr 8-30 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lí luận chung Nhà nước pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 15-55 14 ... GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA TÁC GIẢ HOÀNG THỊ KIM QUẾ VỚI TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN NAM TRONG BÀI VIẾT: “ NHẬN THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO... 7: “ Thông qua viết ? ?Một số suy nghĩ mối quan hệ pháp luật đạo đức hệ thống điều chỉnh xã hội? ?? tác giả Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Nhà nước Pháp luât số 7/1999) để làm rõ số nội dung ” Dưới là... NĂM TRONG BÀI VIẾT: “ NHẬN THỨC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC” (TẠP CHÍ LUẬT HỌC, SỐ 4/2006) Điểm giống hai viết 1.1: Xét phương diện vị trí thống nhất, điểm giống pháp luật đạo đức Về