MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG MÔN TOÁN LỚP 2, 3 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM VNEN .... DANH MỤC CÁC BẢNG2.1 Hứng thú trong giờ học môn toán của học sin
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ SON
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
Ở LỚP 2, 3 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
VIỆT NAM (VNEN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn sựquan tâm, động viên, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và lớn lao của các thầy (cô)giáo, bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến thầy giáoPGS.TS Đỗ Tiến Đạt, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ bảo,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Bạn Giám hiệu, Hội đồng khoa học, PhòngSau Đại học, tập thể các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên Trường Đạihọc Sư Phạm Hà Nội 2, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn sự hợp tác của thầy cô giáo và các em học sinh cáctrường Tiểu học Phú Lâm 2, xã Phú lâm, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh;Trường Tiểu học Phú Lâm 1, xã Phú lâm, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, đãtạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra thực trạng và thựcnghiệm sư phạm
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng chắcchắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong nhận được
sự chỉ bảo của các thầy (cô) giáo cũng như ý kiến đóng góp của các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Son
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác trước đây
Hà Nôi, tháng 11 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Son
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Giới thiệu mô hình trường học mới Việt Nam VNEN 5
1.1.2 Giới thiệu về tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học mới VNEN 6
1.1.3 Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN 8
1.1.4 Phương tiện dạy học theo mô hình trường học mới VNEN 11
1.1.5 Đánh giá trong dạy học theo mô hình trường học mới VNEN 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 13
Trang 51.2.1 Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 2, 3 theo mô hình
VNEN 13
1.2.2 Quy trình và kỹ thuật tiến hành dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3 theo mô hình VNEN 14
1.3 Thực trạng dạy học môn toán theo mô hình trường học mới VNEN
18 1.3.1 Tổ chức đánh giá thực trạng .
18 1.3.2 Kết quả đánh giá thực trạng .
19 Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG MÔN TOÁN LỚP 2, 3 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM VNEN 27
2.1 Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhận biết các đại lượng và đơn vị đo đại lượng 27
2.1.1 Mục đích của biện pháp 27
2.1.2 Cách thực hiện 27
2.1.3 Ví dụ minh họa 36
2.2 Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động sử dụng các công cụ đo đại lượng
39 2.2.1 Mục đích của biện pháp .
42 2.2.2 Cách thực hiện 42
2.2.3 Ví dụ minh họa 48
2.3 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giải quyết tình huống thực tiễn liên quan đến đại lượng và đo đại lượng
50 2.3.1 Mục đích của biện pháp 50
2.3.2 Cách thực hiện 50
2.3.3 Ví du minh họa 52
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 56
Trang 63.1 Mô tả thực nghiệm .56
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 56
3.1.2 Nội dung thực nghiệm 56
Trang 73.1.3 Đối tượng thực nghiệm 57
3.1.4 Phương pháp thực nghiệm 57
3.2 Kết quả thực nghiệm 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Hứng thú trong giờ học môn toán của học sinh
2.2 Biểu hiện tính tích cực của học sinh trong giờ học toán
2.3 Mức độ hiểu bài của học sinh trong tiết học Toán
2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực học
tập
của học sinh
2.5 Kết quả thu được
2.6 Mức độ chuẩn bị cho việc tổ chức tiết học đại lượng và đo
đại lượng theo mô hình VNEN
2.7 Những khó khăn khi dạy học đại lượng và đo đại lượng
lớp 2, 3 theo phương pháp V NEN
3.1 Các lớp thực nghiệm và đối chứng
3.2 Kết quả kiểm tra HS trước thực nghiệm
3.3 Kết quả kiểm tra HS sau thực nghiệm
Trang 101
Trang 111 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Do đó, tất cả các ngành nghề hiện nay đều có sự đổi mới để phùhợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội Trong đó, giáo dục với sản phẩmđặc biệt là con người thì càng phải đổi mới để tạo ra những con người laođộng có trình độ cao, học vấn cao, có năng lực, có bản lĩnh đáp ứng đượcmọi nhu cầu của cuộc sống hiện đại Đổi mới trong giáo dục được hiểu làđổi mới toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học
Vấn đề đổi mới giáo dục được đưa vào nghị quyết của các Đại hộiĐảng IX, X, XI Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 8, khóa XI đã thôngqua Nghị quyết 29 “ Về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Một trong những đổi mới trong giai đoạn hiện nay là triển khai môhình trường học mới (VNEN) vào các trường Tiểu học trên toàn quốc Đây làmột mô hình dạy học hiện đại được nhiều nước tiên tiến trên thế giới ápdụng từ lâu và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục
Mô hình này hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của đổi mới hìnhthức dạy học Vì thế người giáo viên phải thực sự là người tổ chức hướngdẫn hoạt động của học sinh theo năng lực cá nhân, phù hợp vừa sức với từngđối tượng giúp học sinh hứng thú, tự tin say sưa học toán ở Tiểu học, hiệnnay cần tập trung vào dạy cách học tức là giúp học sinh biết cách học theokhả năng cá nhân hoặc hợp tác với thầy cô, với bạn bè để tăng năng lựctheo tốc độ học tập để đạt hiệu quả cao
Trang 12Toán lớp 2, 3 có vị trí đặc biệt quan trong trong chương trình mônToán Tiểu học Đại lượng và đo đại lượng là một trong năm mạch kiến thứcquan trọng trong chương trình Toán lớp 2, 3 là mạch kiến thức có thể liên kếtcác mạch kiến thức còn lại của môn Toán Đây là mạch kiến thức có dunglượng khá phức tạp và khó dạy hơn nữa lại được trình bày không liêntục, liền mạch Điều này tạo cho giáo viên và học sinh nhiều khó khăn trong
cả quá trình dạy và học Đặt ra một yêu cầu đó là phải tìm ra được phươngpháp học tập phù hợp để đạt được kết quả cao hơn trong học tập
Từ những lý do thực tế trên qua nghiên cứu về dạy học môn Toán lớp
2, 3 theo mô hình VNEN ở bậc Tiểu học, kết hợp với những hiểu biết đã có
và những điều mới mẻ lĩnh hội được từ các bài giảng về “ Phương pháp dạyhọc Toán ở Tiểu học” của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2trong khuôn khổ cho phép của một đề tài luận văn thạc sĩ, tôi chọn nghiên
cứu đề tài: “Dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng ở lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới Việt Nam ( VNEN)”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượngmôn Toán lớp 2, 3 theo mô hình VNEN Xây dựng một số biện pháp dạy họcđại lượng và đo đại lượng trong môn Toán lớp 2, 3 theo mô hình trường họcmới Việt Nam VNEN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng mônToán lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học chủ đề đại lượng và đo đạilượng môn Toán lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
4 Giả thuyết khoa học
Nếu dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng Toán ở các lớp 2, 3 theo
mô hình VNEN được tiến hành theo quy trình và kỹ thuật một các hợp lý thì
Trang 13có thể sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập, nắm vững kiến thức, nhờ đó mànâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học chủ đề đại lượng và
đo đại lượng môn Toán lớp 2, 3
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Nhằm tìm hiểu thực trạng về dạy họcđại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
- Phương pháp điểu tra: Thực hiện tại 2 trường Tiểu học thuộc địa bàntỉnh Bắc Ninh Để thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng dạy vàhọc đại lượng và đo đại lượng theo mô hình VNEN của giáo viên và họcsinh hiện nay Trong thực trạng đó đặc biệt quan tâm đến việc phân tích dạyhọc chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những chuyên gia cókinh nghiệm về dạy học Toán nói chung và dạy học chủ đề đại lượng và đođại lượng theo mô hình VNEN nói riêng để nhận định và đánh giá thực trạng
và nghiên cứu đổi mới dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3theo mô hình VNEN hiện nay
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm thu thập thông tin traođổi thảo luận về dạy học trong tổ chuyên môn, nghiên cứu những sản phẩmcủa giáo viên và học sinh
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi củaquy trình và kỹ thuật tiến hành dạy học chủ đề đại lượng và đo đại môn Toánlớp 2, 3 theo mô hình VNEN mà đề tài đề xuất
Trang 146 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận.
Tìm hiểu mô hình trường học mới và xác định về phương pháp dạyhọc, phương pháp dạy học theo mô hình VNEN Nghiên cứu về phương tiệndạy học và đánh giá dạy học theo mô hình VNEN
6.2 Xác định cơ sở thực tiễn.
Xác định nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 2, 3 theo
mô hình VNEN Tìm hiểu quy trình và kỹ thuật dạy học đại lượng và đo đạilượng Đánh giá thực trạng sử dụng dạy học chủ đề đại lượng và đo đạilượng môn toán lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
6.3 Xây dựng một số biện pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng trong mônToán lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).
- Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhận biết các đại lượng và đơn vị
đo đại lượng
- Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động sử dụng các công cụ đo đạilượng
- Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giải quyết tình huống thực tiễnliên quan đến đại lượng và đo đại lượng
6.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm
- Xác định mục tiêu, quy mô, địa bàn, nội dung, phương pháp và kỹthuật thực nghiệm
- Phân tích kết quả thực nghiệm
- Đánh giá kết quả thực nghiệm
Trang 161.1 Cơ sở lí luận
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1
1 1 G i ớ i thiệu mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận từ Quỹ hỗ trợ toàn cầu về giáo dục củaLiên hợp quốc tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam 84,6 triệu đôla đầu tư chogiáo dục Tiểu học, xây dựng dự án mô hình trường học mới Việt Nam(VNEN) Đây là mô hình thành công được UNICEF và UNESCO, ngân hàng thếgiới ủng hộ và đánh giá cao, tập trung chuyển đổi hình thức giảng dạy truyềnthụ từ phía GV sang việc để cho HS tự học là chính
Dự án được bắt đầu triển khai từ tháng 7 năm 2012 Theo đó, 63 tỉnh,thành phố sẽ triển khai thí điểm tại 1447 trường Tiểu học, ưu tiên vùng khókhăn, trong đó 20 tỉnh khó khăn nhất sẽ được tư vấn, tập huấn cho GV,hướng dẫn cho HS cách tiếp cận với chương trình đạo tạo mới và được
hỗ trợ về SGK, tài liệu học tập 19 tỉnh ít khó khăn hơn sẽ được hỗ trợ bồidưỡng GV ở cấp huyện và được hưởng lợi về nội dung sư phạm, các tỉnhđồng bằng, thành phố sẽ được bồi dưỡng GV cốt cán cấp tỉnh và đượchưởng lợi một phần về nội dung sư phạm
VNEN là dự án thuộc lĩnh vực chuyên môn, chủ yếu tác động vào thayđổi cách tổ chức lớp học, thay đổi quá trình sư phạm của GV theophương pháp đổi mới con đường dạy học truyền thống (dạy học thông báo -chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều) sang dạy học hiện đại (dạy tươngtác tích cực
- chủ yếu thiết kế, tư vấn, thúc đẩy) nhằm phát huy tính tự giác, lòng tự trọng và óc sáng tạo của mỗi HS với tư cách là chủ thể của quá trình học tập
Phòng học VNEN được tổ chức lại: Bố trí lại bàn ghế để HS có thểngồi học theo nhóm (4 HS là tốt nhất) Trang trí lại lớp học thân thiện hơn: Bốtrí các góc học tập, góc thư viện, góc cộng đồng nhằm phục vụ cho các hoạt
Trang 17động dạy học, giáo dục của cả thầy và trò - Tổ chức lớp học VNEN nhằmgiúp học sinh có cơ hội tham gia vào các công việc chung của lớp - Đây làtiền đề để xây dựng xã hội dân chủ theo mục tiêu Đại hội lần thứ XI đã đề ra.
Mô hình đã góp phần đem lại diện mạo mới cho hệ thống giáo dục Tiểuhọc từ mỗi lớp học đến mỗi nhà trường khi tham gia dự án
1
1 2 G i ớ i thiệu về tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học mới VNEN
Từ khi mô hình trường học mới ở Việt Nam ra đời có nhiều bài báo viết
về tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học mới VNEN điển hình như: “Mô hình trường học mới Escuela Nueva ở Colombia và khả năng vận
dụng trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam của tác giả Đỗ Tiến Đạt - Viện khoa
học Giáo dục Việt Nam Đăng trên Tạp chí Giáo dục , số 250, kì 2, tháng
11/2010 a) Tài liệu hướng dẫn học tập
Tài liệu hướng dẫn học tập được thiết kế để thực hiện cả 3 chức năng (tàiliệu
3 trong 1) của SGK, Vở bài tập và Sách hướng dẫn GV
- Đối với HS : Đây là tài liệu có tính tương tác cao, thuận tiện cho việc
học tập cá nhân cũng như học theo nhóm Tài liệu bao gồm một chuỗicác hoạt động được thiết kế nhằm giúp HS tự học, phù hợp với đặc điểm,trình độ của từng đối tượng
- Đối với GV : Tài liệu thuận tiện cho GV khi tổ chức dạy học theo nhóm,
đặc biệt là ở các lớp ghép có nhiều trình độ Tài liệu tạo thuận lợi cho GVtrong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, không mất nhiều thờigian soạn giáo án Dựa vào tài liệu, GV có thể soạn bài bổ sung cho phùhợp với đối tượng HS lớp mình, có quyền điều chỉnh nội dung dạy học sátvới đặc điểm cụ thể ở địa phương
- Với phụ huynh HS : Tài liệu có chú trọng đến các hoạt động học tập
được thực hiện ở nhà của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ HS và cộng
Trang 18đồng tham gia vào quá trình học tập của các em thông qua việc giúpđỡ,
Trang 19hướng dẫn HS học tập, bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ.
b) Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn học tập
Một bài trong tài liệu hướng dẫn học tập thường có các phần sau :
(1) Mở đầu của một bài học là tên bài, thông thường là một câu hỏi liên
quan đến chủ đề sẽ học
(2) Các hoạt động cơ bản, bao gồm :
- Một hoạt động nhằm kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS vềchủ đề sắp học Hoạt động này rất đa dạng, có thể là một ví dụ, một bứctranh minh họa, một câu hỏi, một câu chuyện, một tình huống,… thườngbắt đầu với những kiến thức HS đã biết hoặc bắt đầu từ kinh nghiệm của bảnthân HS
- Hoạt động khám phá và trao đổi kiến thức, thông tin ở trong nhóm HSchia sẻ kiến thức hoặc kinh nghiệm liên quan đến chủ đề trong câu hỏi đặt ra
- Phần xây dựng kiến thức: đây là bước trung tâm, bao gồm một loạt hoạtđộng được thiết kế có xem xét đến tình hình thực tế, môi trường gần gũi,quen thuộc với HS; các hoạt động này đơn giản, cụ thể và là một phần trongđời sống hằng ngày Đây là các hoạt động giúp HS xây dựng kiến thức mới vàchiếm lĩnh kiến thức thông qua quan sát, phân tích, thảo luận, tiếp xúc vớicác văn bản, qua trao đổi với các HS khác và với GV
- Phần tăng cường, củng cố có thể được thực hiện thông qua câu chuyệnhoặc trò chơi Một loạt hoạt động mở rộng cũng có thể được sử dụng trongphần này nhằm phục vụ việc học ở các lớp lớn hơn và kích thích sự phát triển
của trẻ.
(3) Các hoạt động thực hành : được thiết kế nhằm củng cố kết quả học
tập thông qua hoạt động thực hành của HS Các bài tập hỗ trợ có yêu cầu kếthợp giữa lí thuyết và thực hành giúp GV kiểm chứng xem HS có tiếp thuđược
Trang 20kiến thức, kĩ năng mới hay không Sau phần thực hành, HS trình bày để GVđánh giá, nhận xét.
(4) Các hoạt động áp dụng : nhằm xem xét HS có thể áp dụng kiến
thức, kĩ năng đã học vào các tình huống cụ thể hàng ngày được haykhông, bao gồm các tình huống trong gia đình và trong cộng đồng Điều nàyđem lại ý nghĩa cho giáo dục, lợi ích cho gia đình và cộng đồng Các hoạtđộng áp dụng và mở rộng đã khuyến khích HS tích luỹ kiến thức thông quacác nguồn khác nhau (thư viện, hàng xóm, gia đình,…) nhằm giải quyết cácvấn đề, các tình huống khó khăn của chính bản thân các em Ví dụ: xây dựngcác bài tập dưới dạng các dự án đơn giản nhằm khám phá môi trường,những nghiên cứu quy mô nhỏ, phỏng vấn, đối thoại
1
1 3 P hương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN
Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là cách dạy hướng tới việchọc tập chủ động Mô hình VNEN đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả ngườidạy và người học Thực chất phương pháp này đòi hỏi người dạy phảiphát huy tính tich cực chủ động của người học
a Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh
Trong mô hình VNEN, học sinh - chủ thể của hoạt động học tập do giáoviên tổ chức và chỉ đạo thông qua tự lực khám phá những điều mình chưabiết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp xếp sẵn
Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ cá nhân, từ đó nắm được kiến thức kiến thức mới, kĩ năng vừa được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình
Dạy học theo mô hình VNEN xem việc rèn luyện phương pháp học tậpcho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn
là một mục tiêu dạy học Trong xã hội đang biến đổi nhanh với sự bùngnổ
Trang 21thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc dạy phươngpháp học phải được quan tâm ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc cao hơncàng được coi trọng.
Đây là bước hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kế tục thích ứng vớihọc tập, trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục, suốt đời
b Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong học tập hợp tác và có giao tiếp thầy - trò nhưng nổi lên mốiquan hệ trò - trò Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, bác
bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụngđược vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp
Trong học tập, không phải mỗi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hìnhthành bằng những hoạt động thuần túy cá nhân Lớp học là môi trường giaotiếp thầy - trò, trò - trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trêncon đường đi tới những tri thức mới
Việc học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp nhưng được sửdụng phổ biến nhất trong dạy học là hợp tác nhóm nhỏ 4 đến 6 người
Hoạt động tập thể nhóm, tập thể lớp sẽ làm cho từng thành viên quendần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tănglên nhất là phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phốihợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ xác định
Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhómnhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, trong nhómnhỏ mỗi cá nhân đều phải nỗ lực không thể ỷ lại cho người khác, toàn nhómphải phối hợp với nhau để cuối cùng đạt mục tiêu chung
Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽtạo một không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kếtquả chung của bài học
Trang 22c Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong mô hình VNEN, việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bịcho HS khả năng học tập liên tục, suốt đời được xem như một mục tiêu giáodục thì GV phải hướng dẫn HS phát triển khả năng tự đánh giá để tự điềuchỉnh cách học
Liên quan tới điều này, giáo viên phải tạo điều kiện để HS tham giađánh giá lẫn nhau Việc HS tham gia tự đánh giá lẫn nhau sẽ có tác dụng tíchcực để HS tự học và điều chỉnh bản thân
Theo hướng phát triển của mô hình VNEN là để đào tạo những conngười năng động, sớm thích ứng được với đời sống xã hội, hòa nhập và gópphần phát triển cộng đồng thì việc kiểm tra phải khuyến khích trí thôngminh, sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của HStrước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng; rèn luyệncho các em khả năng phát hiện và vận dụng giải quyết các vấn đề nảy sinhtrong các tình huống thực tế Việc đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ có tác dụngthúc đẩy sự đổi mới PPDH
Tóm lại, trong PPDH theo mô hình VNEN, người được giáo dục trởthành người tự giáo dục, là nhân vật tự giác, chủ động có ý thức về sựgiáo dục bản thân mình Trong dạy học thì cốt lõi là phương pháp tự học.Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học Nếurèn luyện cho học sinh có được những phương pháp , kĩ năng, thói quen tựhọc, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào những tình huống mới,biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thựctiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của các
em Vì những lẽ đó, mô hình VNEN nhấn mạnh dạy phương pháp học trongquá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tựhọc chủ động
Trang 231.1.4 Phương tiện dạy học theo mô hình trường học mới VNEN
Nhận rõ vai trò quan trọng của phương tiện, thiết bị dạy học trong tổchức hoạt động tự học của HS, kế thừa kinh nghiệm triển khai chươngtrình và SGK tiểu học hiện hành, khi bắt đầu triển khai nghiên cứu thửnghiệm mô hình"Trường tiểu học mới", Bộ Giáo dục và Đào tạo chú ý hướngdẫn GV dạy thử nghiệm khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học,trước hết là các phương tiện, thiết bị dạy học chủ chốt đã được cung cấptrong “Bộ đồ dùng học tập của HS” và “Bộ đồ dùng biểu diễn của GV”(đã nêu trong “Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn toán” của Bộ) Đồngthời khuyến khích GV, HS và cha mẹ HS tự làm các đồ dùng dạy học bằng cácvật liệu rẻ tiền, dễ kiếm tại địa phương
Đối với lớp 2 "Trường tiểu học mới" bộ đồ dùng dạy học toán có thểbao gồm:
- Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 2 (theo Chương trình tiểu học hiệnhành) nêu trong thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạyhọc tối thiểu cấp tiểu học
- Giấy A4, giấy bìa, bút màu, kéo cắt, hồ dán, các phiếu học tập, cácthẻ phục vụ việc tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động cá nhân, theocặp, theo nhóm, hoạt động cả lớp hoặc hoạt động ứng dụng trong nhữngtình huống thực tiễn gắn với đời sống thực tế của HS
Có thể liệt kê một số thiết bị dạy học đại lượng và đo đại lượng dùngcho HS lớp 2:
- Đại lượng và đo đại lượng gồm có: Bộ thước thẳng dạy học về mm,
cm, dm, m; Bộ chai 1 lít, ca lít và phễu; Cân đĩa và quả cân 1 kg; Mô hìnhđồng hồ quay được kim giờ và kim phút, mặt đồng hồ có hai vòng số
Ở mô hình "Trường tiểu học mới", để hỗ trợ tích cực các hoạt động tựhọc hiệu quả của HS, trong mỗi lớp học thường bố trí góc thư viện và góc học
Trang 24tập Góc thư viện với nhiều tài liệu tham khảo cũng chính là nguồn bổ sungphương tiện và đồ dùng dạy học Tuy nhiên góc thư viện thường lưu giữ cácphương tiện, đồ dùng dạy học "tĩnh", có thể được sử dụng trong nhiềubài học, nhiều tiết học với các môn học khác nhau.
Góc học tập cho các môn học như môn Toán, Tiếng Việt , Tự nhiên và
Xã hội thường có phương tiện, mô hình học tập và những đồ dùng , vật liệugiúp HS thao tác, sử dụng phục vụ cho việc học của từng bài học, từng tiếthọc (như các mô hình hình học với kích thước thích hợp dùng cho hoạt độngnhóm, các sợi dây để đo độ dài, mô hình cân đĩa để học bài ki-lô-gam ).Phương tiện, đồ dùng trong góc học tập không chỉ đơn thuần lànhững phương tiện, thiết bị được cấp phát theo danh mục của Bộ, mà phầnlớn là những đồ dùng tự làm của HS, của GV hoặc của cha mẹ HS Do lànhững đồ dùng tự làm nên số lượng đủ dùng cho tất cả mọi HS trong lớp,phong phú, đa dạng về chất liệu, thể loại, gần gũi với đời sống thực tế của HS
và là sản phẩm của chính mình nên được các em HS giữ gìn, bảo quản
1.1.5 Đánh giá trong dạy học theo mô hình trường học mới VNEN
• Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ củaHS/nhóm HS theo tiến trình dạy học
• Nếu có nhận xét đặc biệt, GV ghi vào phiếu, vở, sản phẩm học tập
• Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS
• Khuyến khích và hướng dẫn HS tự đánh giá và tham gia nhận xét lẫnnhau
• HS tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ hoàn thành môn học
• Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với GV, nhà trường độngviên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện
Trang 251.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 2, 3 theo mô hình
VNEN
1.2.1.1 Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng khi dạy học chủ đề đại lượng và
đo đại lượng ở lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
- Biết 1kg = 1000g và biết đo khối lượng với đơn vị kg và g
- Đo thời gian và các đơn vị đo thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng,năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian
- Nhận biết tiền Việt Nam 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng,
2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng và mối quan hệ giữa chúng Biết sử dụng tiền Việt Nam từ ( 100 đồng đến 100 000 đồng) trong sinh hoạt hằng ngày
Trang 26- Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình; biết cm2 là đơn vị đodiện tích.
1.2.1.2 Đặc điểm nội dung về chủ đề đại lượng và đo đại lượng trong
chương trình môn Toán ở lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
Các kiến thức về đại lượng và phép đo đại lượng ở bậc Tiểu học trongchương trình Toán được trình bày dưới dạng hình thành khái niệm phép đotrước sau đó hình thành khái niệm đại lượng Cách trình bày như thếtuy không tuân theo sự phát triển lôgic của khái niệm nhưng thuận lợi vềmặt sư phạm nó phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
Cũng như trong chương trình công nghệ giáo dục, các kiến thức về đạilượng và đo đại lượng được bố trí theo sự mở rộng dần các vòng số Vídụ: Hệ thống đơn vị đo độ dài được mở rộng dần dựa trên cơ sở mở rộng cácvòng số ( xăng-ti-mét gắn với các số trong phạm vi 10; mét gắn với các sốtrong phạm vi 100; ki-lô-mét và mi-li-mét gắn với các số trong phạm vi 1000)
Mặt khác, cấu trúc mạch kiến thức về đại lượng cũng được sắp xếp gắn
bó chặt chẽ với các mạch kiến thức khác (như số học và hình học) để tạo nên
sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau Ví dụ: Khi dạy học quan hệ giữa các đơn vị đo độdài (1m = 10dm, 1m = 100cm, 1km = 1000m) sẽ củng cố kiến thức về hệ ghi
số thập phân và ngược lại việc củng cố này có tác dụng giúp nhận thức rõhơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài Các phép tính số học làm cơ sởcho việc dạy học các phép tính trên số đo đại lượng, và ngược lại việc dạyhọc các phép tính trên số đo đại lượng sẽ cho phép củng cố, mở rộng kĩ thuậttính trên các số Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại lượng cũng gópphần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng
1.2.2 Quy trình và kỹ thuật tiến hành dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3 theo mô hình VNEN
Trang 27Quy trình dạy học nội dung về chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 2,
3 theo mô hình VNEN diễn ra theo 5 bước như sau:
( 1 ) Gọi động cơ, tạo hứng thú => ( 2 ) Trải nghiệm => ( 3 ) Phân tích,khám phá, rút ra bài học =>( 4 ) Thực hành => ( 5 ) Vận dụng
Bước 1 Gợi động cơ, tạo hứng thú cho HS
- Kết quả cần đạt: Kích thích sựtò mò, khơi gợi hứng thú của học sinh
vềchủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi vớimình Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi thích thú
- Cách làm: Đặt câu hỏi; đốvui; kể chuyện; đặt một tình huống; tổ chức
trò chơi, Thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc từng cá nhân học sinh
Bước 2 Tổ chức cho HS trải nghiệm
- Kết quả cần đạt: Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của
họcsinh để chuẩn bị học bài mới Học sinh trải qua tình huống có vấn đềtrong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, thao tác kỹ năng làm nảy sinhkiến thức mới
- Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh.
Nếulà tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi vớihọc sinh có thể thực hiện vói toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân học sinh
Bước 3 Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới
- Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích,đánh giá để
giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học Có thể sử dụng cáchình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sángtạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá pháthiện
Trang 28của HS Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tíchthuận lợi và hiệu quả Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp,nhóm nhỏ hoặc cá nhân từng HS.
+ Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù họp với khả năngcủa HS GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các
em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cáchlàm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên
+ Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theonhóm, theo cặp đồi, theo bàn, theo tổ
+ Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới
- Cách làm:
Trang 29+ HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học.
+ GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, từ
đó khắc sâu kiến thức đã học
+ Khuyến khích HS diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em.+ Khuyến khích HS tập phát biểu, tập diễn đạt, bước đầu có lí lẽ, có lập
Trang 30Học sinh học tập theo VNEN thực hiện 10 bước học tập như sau:
Bước 1 Chúng em làm việc nhóm Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ
dùng học tập cho cả nhóm
Bước 2 Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào Vở ô li ( lưu ý
không viết vào sách)
Bước 3 Em đọc mục tiêu của bài học.
Bước 4 Em bắt đầu hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân
hay theo nhóm)
Bước 5 Kết thúc hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo
cáo những gì em đã làm được để thầy, cô ghi vào bảng đo tiến độ
Bước 6 Em thực hiện hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làmcòn sai sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhauđọc (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)
Bước 7 Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.
Bước 8 Em thực hiện hoạt động ứng dụng (với sự giúp đỡ của gia
đình, của người lớn)
Trang 31Bước 9 Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi
viết và lưu ý về đánh giá của thầy/ cô giáo)
Bước 10 Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.
1.3 Thực trạng dạy học môn toán theo mô hình trường học mới VNEN
Thực trạng dạy học môn toán nói chung và thực trang dạy họcđại lượng và đo đại lượng nói riêng
1.3.1 Tổ chức đánh giá thực trạng
1.3.1.1 Mục đích và quy mô đánh giá
- Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đánh giá xác định
quy trình và kỹ thuật dạy học theo mô hìnhVNEN trong việc dạy môn Toánlớp 2, 3 nói chung và dạy học đại lượng, đo đại lượng lớp 2, 3 nói riêng
- Quy mô đánh giá: 10 giáo viên dạy lớp 2, 3 cùng 11 giáo viên kháccủa các lớp dạy theo mô hình VNEN và 225 học sinh lớp 2, 3 trong trườngtiểu học Phú Lâm mà đề tài nghiên cứu
1.3.1.2 Nội dung đánh giá
- Thực trạng về tính tích cực học tập của HS trong học tập môn Toán
theo chương trình VNEN
- Thực trạng sử dụng dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3theo mô hình VNEN của giáo viên trường tiểu học Phú Lâm – Tiên Du – BắcNinh
1.3.1.3 Phương pháp và kỹ thuật đánh giá
- Quan sát hoạt động dạy và học hên lớp của GV và HS.
- Điều tra bằng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về vấn đềnghiên cứu của GV và HS
- Phỏng vấn, trao đổi với các GV về việc tiến hành 5 bước dạy, 10 bướchọc tập của học sinh và tính tích cực học tập của HS
Trang 32Bảng 2.1: Hứng thú trong giờ học môn toán của học sinh
Tìm hiểu mức độ tích cực của học sinh lớp 3, đề tài tiếp tục tìm hiểumức độ tập trung chú ý trong giờ học Toán theo VNEN Kết quảthu được nhưbảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Biểu hiện tính tích cực của học sinh trong giờ học toán
1 Tích cực thảo luận nhóm, làm việc cặp đôi 89,7% 1
3 Chăm chú nghiên cứu sách khi làm việc cá nhân 66,7% 2
Trang 334 Đặt câu hỏi về vấn đề liên quan đến bài học 30,7% 4
5 Trao đổi với thầy cô về vấn đề chưa hiểu 23,6% 5
Nhận xét chung: Trong giờ học Toán đa số các em tích cực thảo luậnnhóm (89,7% ), chăm chú nghiên cứu sách khi làm cá nhân (66,7%) Tuynhiên rất ít học sinh đặt câu hỏi liên quan đến bài học khi gặp khó khăn(30,7%), ít học sinh trao đổi với thầy cô về những điều chưa hiểu (23,6 %)
Đề tài tiếp tục tìm hiểu về mức độ hiểu bài của học sinh thu đượckết quả như bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Mức độ hiểu bài của học sinh trong tiết học Toán
1 Hiểu bài và giải được các bài tập ứng dụng 68,9% 2
Nhận xét chung: Đa số học sinh sau mỗi tiết có khả năng hiểu bài vànhớ một ý chính (70,2%), các em hiểu bài và giải được các bài tập ứng dụng(68,9%) Vẫn còn một số học sinh không hiểu bài (23,1%)
Kết hợp với quan sát và phỏng vấn chúng tôi thấy đa số học sinh hiểubài và giải được các bài tập ứng dụng là những học sinh khá giỏi và năngđộng Còn một số học sinh hiểu bài nhưng không nhớ thì thụ động, ít tích cựctrao đổi, trải nghiệm, những em này cũng học trung bình khá nhưng do thụđộng không tích cực trao đổi nên kiến thức nắm được còn lơ mơ do đó ítnhớ bài Những học sinh trung bình, yếu, kém thì hầu như không hiểu bài,một số em ngồi chơi khi cô yêu cầu làm việc nhóm, cặp đồi hay cá nhân Một
số em ngồi nói chuyện riêng khi không có giáo viên quản lý
Trang 34Khi tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học sinh chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích
cực học tập của học sinh
3 Chưa có kỹ năng tự học, thảo luận nhóm, báo cáo
kết quả thảo luận,…
159 70,6
4 Giáo viên ít quan tâm, hướng dẫn từng cá nhân, cặp
đôi, nhóm trong khi học tập
110 48,9
Nhận xét chung: Đa số học sinh cho rằng các em chưa tích cực học tập
là do chưa có kỹ năng tự học, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả học tập, (70,6%), do giáo viên ít quan tâm (48,9%) Một số ít học sinh cho rằng các
em chưa tích cực học tập là do các em học yếu từ lớp dưới (31,1 % ), dochương trình theo VNEN khó đối với em (20 %)
Khi học theo chương trình VNEN các em HS lớp 2, 3 học tập theo 10bước học tập Các em được trải nghiệm với các hình thức học tập: cánhân, cặp đôi, nhóm, lớp Một số kĩ năng như thảo luận, tự học, phân tích,tóm tắt, báo cáo kết quả học tập của các em chưa tốt Điều này thể hiện việccác em chưa tích cực học tập do chưa có phương pháp học tập Chính vìthế, đa số các em cho rằng giáo viên cần giúp đỡ thường xuyên để hìnhthành và rèn cho các em một số kỹ năng học tập theo phương pháp mới Nộidung học tập theo
Trang 35VNEN đã được giảm tải nhiều so với chương trình thường nên rất ít học sinhcho rằng nội dung Toán lớp 2, 3 khó đối với mình Qua quan sát và phỏng vấntác giả thấy sở dĩ một số em vẫn cho rằng nội dung Toán lớp 2, 3 khó vớimình nên ít tích cực học tập vì việc nhận thức nội dung đó thông qua trảinghiệm các em còn gặp nhiều khó khăn Nếu giáo viên giúp đỡ kịp thời trongquá trình trải nghiệm thì các em sẽ tích cực hơn.Vẫn còn nhiều lý do kháckhiến các em ít tích cực trong học tập như do thiếu sách học tập, kỹ năng tựhọc còn kém do khả năng đọc và viết Tiếng Việt còn chậm.
1.3.2.2 Thực trạng sử dụng dạy học VNEN trong dạy học chủ đề đại lượng và
đo đại lượng lớp 2, 3
Để đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo VNEN
đề tài tiến hành khảo sát về mức độ nhận thức của giáo viên tại trườngtiểu học mà đề tài nghiên cứu Kết quả thu được như bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Kết quả thu được
Trang 36Nhận xét chung: Đa số các giáo viên đều cho rằng dạy học chủ đề đạilượng và đo đại lượng theo phương pháp VNEN có tác dụng phát huy tíchcực hoạt động, chủ động, sáng tạo của học sinh, hình thành và phát triển kĩnăng giao tiếp (87,5 %) Học sinh nhớ bài lâu hơn (93,8%), HS tiếp thu bài tốthơn (81,3%), tạo sự đoàn kết trong các thành viên trong nhóm (81,3%).
Đa số giáo viên được khảo sát đều khẳng định học bằng phương phápVNEN giúp HS có kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng tự học, tạo mối quan hệ thânthiết Tuy nhiên để phát triển những kỹ năng này thì giáo viên cần có
kế hoạch rèn kỹ năng này thông qua việc tổ chức hoạt động nhận thức choHS
Sách giáo khoa toán lớp 2, 3 theo chương trình VNEN được thiết kếbao gồm cả sách giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh Sách cũng thiết kế theohướng giúp giáo viên tổ chức hoạt động học tập cho HS Tuy nhiên việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và dự kiến kế hoạch tổ chức, giám sát vẫn cần thiếtcho tiết học hiệu quả Tìm hiểu về việc chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt độngcho HS khi dạy học một tiết học đại lượng và đo đại lượng theo mô hình VNEN đề tài thu được kết quả như bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6: Mức độ chuẩn bị cho việc tổ chức tiết học đại lượng
và đo đại lượng theo mô hình VNEN
2 Dự kiến điều chỉnh nội sung, các hoạt động cho phù
hợp với lớp, trường, địa phương
Trang 37TT Nội dung Kết quả
2 Thực hiện đồng thời 5 bước dạy và 10 bước 15 93,8 1
5 Dự kiến cách thức chính xác hóa các kiến thức cơ bản
của bài cho học sinh
6 37,5
6 Thực hiện đầy đủ 5 bước dạy học theo mô hình VNEN 7 43,8
Nhận xét chung: Đa số giáo viên đều chuẩn bị trước đồ dùng dạy học(87,5% ) Số giáo viên điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với lớp,trường có 50% Số giáo viên thực hiện đầy đủ năm bước dạy học chỉ có43,8% Việc dự kiến tổ chức cho học sinh trải nghiệm, học sinh hoạt động cánhân, cặp đôi, nhóm, dự kiến việc chính xác hóa kiến thức đều có rất ít giáoviên thực hiện (dưới 25 %)
Qua quan sát chúng tôi thấy giáo viên lên lớp hầu như chưa quản lý tốtcác hoạt động cá nhân, nhóm, cặp đôi Một số giáo viên giao nhiệm vụ xongkhông giúp đỡ kịp thời từng cá nhân hay cặp đôi, nhóm nên không biết làm
gì dẫn đến một số em chăm chỉ học tập còn một số em không biết phải làm
gì, ngồi chơi, nói chuyện riêng Do đó, chỉ có một số học sinh giỏi và năngđộng thì tích cực học tập, thảo luận Còn một số học sinh học trung bình yếu,thụ động thì ỷ lại một số bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ Số học sinhnày ít hiểu bài, nhớ bài, chưa tích cực học tập
Để hiểu rõ hơn về những khó khăn khi giáo viên dạy học đại lượng và
đo đại lượng lớp 2, 3theo chương trình VNEN chúng tôi đã tiến hành khảosát ý kiến của giáo viên Kết quả thu được như bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Nhũng khó khăn khi dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3
theo phương pháp VNEN
Trang 385 Lúng túng khi sử dụng công nghệ thong tin
sao cho hiệu quả
6 Chưa có kỹ năng bao quát lớp khi học sinh
thảo luận nhóm và làm việc cá nhân
7 Khả năng về ngôn ngữ Tiếng Việt còn yếu
nên việc tự học còn chưa hiệu quả
10 Thiếu sách giáo khoa cho học sinh thảo luận 11 68,8 5
Nhận xét chung: Đa số giáo viên đồng ý với những khó khăn mà đề tàiđưa ra Khó khăn đứng ở vị trí số 1 là chưa có quy trình và kỹ thuật chi tiết đểthực hiện việc dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3 (93,8 % ) Khó khănđứng thứ 2 là việc điều chỉnh nội dung và phưcmg pháp tổ chức hoạtđộng giáo viên còn lúng túng (87,5% ) Khó khăn về việc xác định trọngtâm ít được giáo viên đồng ý nhất (37,5 % ), học sinh lười nghiên cứu tài liệu,nói chuyện cũng ít giáo viên đồng ý, xếp vị trí thứ 9 (43,8% )
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động hỗ trợgiữa thầy và trò, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy trong quátrình dạy học, nhằm đạt được mục đích dạy học
Phương pháp dạy học theo mô hình mới chỉ ra quy trình và kỹthuật dạy học môn toán Tiểu học nói chung và dạy học đại lượng và đo đạilượng nói riêng nhằm kiến tạo kiến thức toán cho học sinh Mỗi HS VNENđến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động họctập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên
Qua việc tìm hiểu thực trạng dạy học tính tích cực của học tậpđại lượng và đo đại lượng lớp 2, 3 của HS và việc sử dụng phương pháp dạyhọc theo VNEN của GV trường Tiểu học Phú Lâm Đề tài rút ra một số kếtluận như sau:
- Học sinh lớp 2, 3 trong các trường trên địa bàn nghiên cứu rấtthích học theo chương trình VNEN nhưng chưa tích cực trong giờ toán.Nguyên nhân chủ yếu do HS chưa có kỹ năng tự học, thảo luận, kỹ năng báocáo, đánh giá nhận xét sau khi trải nghiệm, thảo luận, giáo viên chưa có
kỹ năng tổ chức và giúp đỡ khi học sinh hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm,
- Đa số giáo viên cho rằng dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượngtheo mô hình VNEN phát huy tính tích cực học tập của học sinh, học sinhhứng thú học tập, trải nghiệm tự rút ra kết luận nên nhớ bài lâu hơn Hầuhết giáo viên tiến hành dạy học theo mô hình VNEN thực hiện các hoạtđộng lôgô, thực hiện 10 bước học tập của học sinh Tuy nhiên, giáo viên
ít chú trọng đến 5 bước dạy Việc chuẩn bị các dự kiến tổ chức hoạt độngcho học sinh, giám sát giúp đỡ học sinh, chính xác hóa kiến thức còn chưathường xuyên Nguyên nhân do chưa có một quy trình chi tiết và thống nhấtcác bước dạy và học
Trang 40Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG
VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG MÔN TOÁN LỚP 2, 3 THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
Xuất phát từ thực trạng đã nêu ở chương 1, trong khuôn khổ luận vănnày, chương 2 chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để hướng dẫn
GV tổ chức dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng ở lớp 2, 3 theo mô hìnhtrường học mới (VNEN) một cách hiệu quả nhất Qua đó GV sẽ phát triểnđược kỹ năng dạy học của mình nhằm cải thiện tình hình dạy học hiệnnay, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy
Luận văn đề xuất 3 biện pháp Nội dung của các biện pháp được lí giải,
cụ thể hóa cách thức tiến hành, thực hiện biện pháp và các yêu cầu cần đạt
về dạy học đại lượng và đo đại lượng theo mô hình trường học mới (VNEN)
2.1 Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhận biết các đại lượng và đơn
vị đo đại lượng
2.1.1 Mục đích của biện pháp
- Giúp học sinh nắm chắc được tên gọi, cách viết tên, các kí hiệu vềtừng đơn vị đo thông dụng được học Nắm được quan hệ giữa các đơn vị đocùng một đại lượng
2.1.2 Cách thực hiện
1 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm cảm nhận trực tiếp về đại lượng
và đo đại lượng
Hoạt động của giáo viên
- Đặt câu hỏi, đố vui, kể chuyện, đưa ra tình huống, tổ chức trò chơitùy thuộc vào điều kiện thực tiễn và nội dung kiến thức Giáo viên có thể sửdụng hoạt động trong tài liệu hướng dẫn học hoặc tự xây dựng Có thểthực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân học sinh