1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 19301945

58 279 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 367 KB

Nội dung

+ Những năm 1929 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát triển gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao. + Trong khi đó, Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa và đang tiến hành tập thể hóa nông nghiệp. Quảng Châu công xã (Trung Quốc) thắng lợi. + Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.

Trang 1

MỤC LỤC

A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ 3

1 Về kiến thức 3

Học sinh nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản sau: 3

2 Về kỹ năng: 4

3 Về thái độ: 4

4 Định hướng các năng lực hình thành: 4

B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 5

PHẦN 1: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1931 6

I NỘI DUNG KIẾN THỨC 6

1 Phong trào cách mạng 1930- 1931 6

a Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào 6

b Diễn biến 7

c Xô viết Nghệ – Tĩnh 8

d Nhận xét, ý nghĩa và kinh nghiệmcủa phong trào 1930- 1931 9

2 Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) 10

II MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 11

1 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài tập 11

2 Một số câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã miêu tả và gợi ý trả lời 11

a Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và điền khuyết 11

b Dạng câu hỏi tự luận 13

PHẦN 2: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936- 1939 18

I NỘI DUNG KIẾN THỨC 18

1 Hoàn cảnh lịch sử 18

2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương 18

3 Những phong trào đấu tranh tiêu biểu 19

4 Nhận xét, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm phong trào dan chủ 1936- 1939 20

II MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 21

1 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài tập 21

2 Một số câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã miêu tả và gợi ý trả lời 22

a Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và điền khuyết 22

b Dạng câu hỏi tự luận 24

PHẦN 3: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939- 1945 VÀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 27

I NỘI DUNG KIẾN THỨC 27

Trang 2

1 Hoàn cảnh lịch sử 27

2 Chủ trương của Đảng 27

3 Chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 28

4 Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 31

a Khởi nghĩa từng phần (tháng 3/1945 đến giữa tháng 8/1945) 31

b Tổng khởi tháng Tám năm 1945 33

5 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (2/ 9/ 1945) 35

6 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học knh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 36

a Nguyên nhân thắng lợi 36

b Ý nghĩa lịch sử 36

c Bài học kinh nghiệm 37

II MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 38

1 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài tập 38

2 Một số câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã miêu tả và gợi ý trả lời 39

a Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và điền khuyết 39

b Dạng câu hỏi tự luận 41

C KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC CHUYÊN ĐỀ 52

1 Thiết lập ma trận đề kiểm tra 52

2 Nội dung đề kiểm tra 53

D.KẾT LUẬN 57

Trang 3

CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945

1 Tác giả:

2 Đối tượng: Học sinh lớp 12

3 Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 20 tiết

A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ

1 Về kiến thức

Học sinh nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản sau:

– Trình bày được tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế 1929- 1933

– Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, ý nghĩa lịch

sử và bài học kinh nghiệm của các phong trào cách mạng 1930- 1931 và 1939

1936-– Trình bày và nhận xét được nội dung các phong trào cách mạng

– Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng về tập hợp lựclượng cách mạng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10-

1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)

– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp

ở Đông Dương (9- 3- 1945)

Trang 4

– Tóm tắt được quá trình chuẩn bị lực lượng, đi từ khởi nghĩa từng phần tiếnlên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

– Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độclập (2-9- 1945)

– Phân tích được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinhnghiệm của cách mạng tháng Tám

2 Về kỹ năng:

- Rèn luyện được các kỹ năng bộ môn như sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh

ảnh lịch sử, phát triển kỹ năng phân tích tổng hợp, so sánh, đánh giá

- Nâng cao kỹ năng trình bày theo các đề thi đại học

Năng lực chuyên biệt:

- Thực hành bộ môn lịch sử: sử sụng bản đồ, lược đồ, khai thác kênh hình, sửdụng tài liệu tham khảo, sử dụng tư liệu gốc

- Năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử dân tộc, các phong trào cáchmạng 1930- 1931, 1936- 1936, 1939- 1945 và cách mạng tháng Tám

- So sánh, phân tích các phong trào cách mạng trong giai đoạn 1930- 1945,

so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị tháng 10/ 1930

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như tìm hiểuthông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử

Trang 5

B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

- Chuyên đề ôn thi đại học môn lịch sử giai đoạn 1930-1945 có cấu trúc như sau:

Phần 1: Phong trào cách mạng 1930-1931

Phần 2: Phong trào dân chủ 1936-1939

Phần 3: Phong trào cách mạng 1939-1945 và cách mạng tháng Tám

Trang 6

PHẦN 1: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1931.

I NỘI DUNG KIẾN THỨC

1 Phong trào cách mạng 1930- 1931

a.

Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào

– Do tác động của phong trào cách mạng thế giới:

+ Những năm 1929- 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh

tế trầm trọng trên quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm cho những mâuthuẫn trong lòng xã hội tư bản phát triển gay gắt Phong trào đấu tranh của côngnhân và quần chúng lao động dâng cao

+ Trong khi đó, Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoànthành công nghiệp hóa và đang tiến hành tập thể hóa nông nghiệp Quảng Châucông xã (Trung Quốc) thắng lợi

+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực đếncách mạng Việt Nam Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy phong trào đấutranh cách mạng ở Việt Nam

– Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và sai phát triển gay gắt

+ Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đối với ViệtNam là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động

+ Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnhđạo đã bị thất bại Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố dã mannhững người yêu nước

+ Tình hình kinh tế và chính trị trên đây làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộcViệt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt, làmbùng nổ các cuộc đấu tranh

– Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức chặt chẽ

và cương lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạngViệt Nam, quy tụ lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạonhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới

+ Đây là nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định, bởi vì nếu không

có sự lãnh đạo của Đảng thì tự bản thân những mâu thuẫn giai cấp, xã hội chỉ có

Trang 7

thể dẫn tới những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phongtrào tự giác trên quy mô rộng lớn được.

b Diễn biến

Từ tháng 2 đến tháng 4/1930 là bước khởi đầu của phong trào với ba

cuộc bãi công tiêu biểu của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4.000 côngnhân nhà máy sợi Nam Định và 400 công nhân nhà máy Cưa và nhà máy Diêm Bến Thuỷ

Tháng 5/1930, phong trào phát triển thành cao trào Ngày 1- 5- 1930

lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động Khắp nơi diễn racác hình thức đấu tranh để kỉ niệm như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãithị, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu… Tiêu biểu nhất là cuộcđấu tranh của 5000 công nhân và nông dân khu vực thành phố Vinh, đòi tăng tiềnlương, bớt giờ làm, chống sưu thuế…

Trong nửa sau năm 1930, phong trào tiếp tục nổ ra ở nhiều nơi:

+ Bãi công của công nhân nổ ra ở hầu khắp các cơ sở kinh tế của tư bảnPháp

+ Phong trào nông dân bùng nổ dữ dội chưa từng thấy Ở Bắc Kì có các cuộcbiểu tình của nông dân Tiền Hải (Thái Bình), Duy Tiên (Hà Nam) Ở Trung Kì, cócác cuộc đấu tranh của nông dân Đức Phổ, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) Ở Nam Kì, cócuộc đấu tranh ở Bà Chiểu (Sài Gòn – Chợ Lớn)…

+ Ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, phong trào nông dân tiếp tục lên caovới những cuộc biểu tình lớn có vũ trang tự vệ, kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảmsưu thuế, như nông dân các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng nguyên, Quỳnh Lưu,Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh…

+ Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng

Nguyên (Nghệ An) kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vậy lính khốxanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ

+ Chính quyền thực dân bị tê liệt, tan rã ở nhiều nơi Chính quyền cách

mạng được thành lập ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh- phong trào cách mạng 1930- 1931 đạt đến đỉnh cao.

Từ cuối năm 1930, khi chính quyền Xô viết ra đời, thực dân Pháp tập trunglực lượng đàn áp, kết hợp sử dụng bạo lực với những thủ đoạn lừa bịp về chính trị

Trang 8

Phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề Một số cuộc đấu tranh lẻ tẻ còn kéo dài

tự quản theo kiểu Xô viết

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930 Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thànhcuối năm 1930 đầu năm 1931

Hoạt động:

+ Về chính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhândân Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp Các đội tự vệ đỏ, tòa

án nhân dân được thành lập

+ Về kinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi

bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giaothông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất

+ Về văn hóa- xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xãhội, xây dựng nếp sống mới…

Nhận xét

Xô viết Nghệ – Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở ViệtNam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân Các Xô viết được thànhlập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnhcao của phong trào cách mạng 1930 – 1931

d Nhận xét, ý nghĩa và kinh nghiệmcủa phong trào 1930- 1931

Trang 9

thức đấu tranh phong phú và quyết liệt Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất

so với những phong trào yêu nước trước kia

+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Quốc

tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trựcthuộc quốc tế cộng sản

+ Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình pháttriển về sau của cách mạng Việt Nam Nếu không có phong trào cách mạng 1930 –

1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực cách mạng phithường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cách

mạng Tháng Tám > Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng

và quần chúng cho cách mạng tháng Tám sau này

Bài học kinh nghiệm:

Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác

tư tưởng, về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trậndân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

2 Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930)

Hoàn cảnh

- Thế giới: Khủng hoảng kinh tế tiếp tục diễn ra ảnh hưởng nghiêm trọng tớicác nước tư bản và thuộc địa, phong trào công nhân, phong trào yêu nước diễn rasôi nổi

Trang 10

- Trong nước: Phong trào cách mạng 1930- 1931 đang diễn ra quyết liệtTrong hoàn cảnh đó Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sảnViệt Nam họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng, Trung Quốc tháng 10/1930.

Nội dung Hội nghị

+ Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản ĐôngDương

+ Cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức, do Trần Phú làm Tổng Bí thư.+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng

Nội dung Luận cương chính trị tháng 10- 1930

– Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu

là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tưbản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

– Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đánh đổ phong kiếnvà đế quốc

có quan hệ khăng khít với nhau

– Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông dân

– Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộngsản

– Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cáchmạng Việt Nam và cách mạng thế giới

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống

đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địachủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai

II MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

1 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài tập.

thấp

Vận dụng cao

Trang 11

Phong trào

cách mạng

1930- 1931

- Trình bày đượchoàn cảnh lịch sử,nguyên nhân dẫnđến phong tràocách mạng 1930-1931

- Trình bày đượcdiễn biến chínhcủa phong tràocách mạng 1930-1931

- Giải thíchđược vì sao Xôviết Nghệ Tĩnh

là đỉnh cao củaphong tràocách mạng1930- 1931

- So sánh điểmgiống và khácnhau giữaCương lĩnhchính trị đầutiên và Luậncương chínhtrị

- Phân tíchđược nhữngbài học kinhnghiệm màphong tràocách mạng1930- 1931 đểlại

- Đánh giáđược ưu điểm,hạn chế củaCương lĩnhchính trị đầutiên và Luậncương chínhtrị

- Nhận xét,đánh giá vềphong tràocách mạng1930- 1931

- Rút ra bài

nghiệm

2 Một số câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã miêu tả và gợi ý trả lời

a Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và điền khuyết

Câu 1 Phong trào cách mạng 1930- 1931 đạt đến đỉnh cao vào thời gian

Câu 2 Điều kiện quyết định dẫn đến sự ra đời của chính quyền Xô viết

Nghệ Tĩnh là

A Bộ máy chính quyền thực dân phong kiến ở nhiều nơi bị tê liệt, tan rã

B Các cấp ủy Đảng hướng dẫn nhân dân đấu tranh

C Bọn thực dân, phong kiến trao trả chính quyền cho cách mạng quản lí

D.Yêu cầu cải thiện đời sống của nhân dân

Trang 12

Câu 3 Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh tồn tại khoảng

Câu 4 Ngày 12/9/1930 diễn ra

A Cuộc bãi công của công nhân Vinh- Bến Thủy và nông dân Thanh Chương

B Cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên

C Cuộc nổi dậy của nông dân huyện Hương Sơn

D Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng

Câu 5 Phong trào cách mạng 1930- 1931 khác với các phong trào ở giai

đoạn trước là

Câu 6 Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1930- 1931 là

A Chống đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc

B Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

C Chống đế quốc và phát xít, tay sai phản động

D Chống đế quốc, chống phong kiến, đòi cải thiện đời sống

Câu 7 Căn cứ để khẳng định Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào

cách mạng 1930- 1931 là

A Đã có sự liên kết công nhân và nông dân trong các vùng

B Địa bàn hoạt động rộng thu hút đông đảo quần chúng tham gia

C Do Đảng Cộng sản lãnh đạo

D Thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều địa phương

Trang 13

Câu 8 Điền tiếp những cụm từ còn thiếu vào chỗ ( ) cho phù hợp với nội

dung đoạn viết dưới đây

" Sang tháng 9/1930 phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh

và Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện , Nghệ An.Phong trào đấu tranh đã làm tê liệt, tan rã Trước tình hình đó nhiều ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân thành lập "

b Dạng câu hỏi tự luận

Câu 1 Trình bày bối cảnh lịch sử và những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931?

* Gợi ý trả lời

- Sơ lược tình hình thế giới và tình hình Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh

tế 1929-1933

+ Tác động của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam

+ Các thủ đoạn của thực dân Pháp nhằm trút gánh nặng của khủng hoảng lênvai nhân dân thuộc địa

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân giai đoạn này

- Do tác động của khủng hoảng các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam ngàycàng gay gắt…

- Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp càng làmcho các mâu thuẫn này sâu sắc hơn

=> Đây là bối cảnh , nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng1930-1931

Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời, hoạt động của Xô Viết Nghệ Tĩnh?Vì sao

Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân?

* Gợi ý trả lời:

- Hoàn cảnh:

+ Do tác động của khủng hoảng kinh tế 1929-1933, một phong trào cáchmạng mới nổ ra từ đầu 1930 đến tháng 9/1930 phong trào lên tới đỉnh cao mà điểnhình ở Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Trước khí thế cách mạng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều vùng nôngthôn bị tê liệt, tan rã Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đứng ra quản lý mọi

Trang 14

hoạt động ở địa phương, thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng theo kiểu

- Tuy mới thành lập ở một số xã và tồn tại trong 4-5 tháng nhưng Xô Viết NghệTĩnh đã thể hiện rõ bản chất cách mạng, tính ưu việt của mình Thể hiện tinh thầnđấu tranh và năng lực sáng tạo của nhân dân ta đây là chính quyền của dân, do dân

và vì dân

Câu 3.Nêu nội dung cơ bản của luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.

So sánh luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 với chính cương sách lược do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo

* Gợi ý trả lời:

- Nội dung luận cương

+ Xác định vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng

Giống nhau: Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt

là tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn TBCN tiến lên CNXH

+ Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng là chống đế quốc, chống phongkiến

Trang 15

+ Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiênphong.

+ Đều xác định vị trí của cách mạng VIệt Nam là một bộ phận của cáchmạng thế giới

Khác nhau:

+ Nhiệm vụ cách mạng: Luận cương chính trị nhấn mạnh về đấu tranh giaicấp và cách mạng ruộng đất Cương lĩnh chính trị đầu tiên nhấn mạnh về nhiệm vụdân tộc, độc lập tự do…

+ Lực lượng cách mạng: Luận cương chính trị không thấy được tính tích cựccủa tiểu tư sản, khả năng liên minh với tư sản dân tộc, phân hóa và lôi kéo một bộphận trung tiểu địa chủ Còn cương lĩnh chính trị đầu tiên có chủ trương đoàn kếtrộng rãi các tầng lớp nhân dân có tinh thần yêu nước

- Kết luận: Cương lĩnh chính trị đầu tiên là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn,sáng tạo phù hợp với tình hình Việt Nam

Câu 4 Nguyện vọng lớn nhất của giai cấp nông dân Việt Nam dưới chế độ thuộc địa là gì? Nguyện vọng đó được thể hiện như thế nào trong phong trào cách mạng 1930- 1931?

*Gợi ý trả lời

- Dưới chế độ thuộc địa, nguyện vọng lớn nhất của giai cấp nông dân ViệtNam là độc lập dân tộc, nguyện vọng đó đã kết hợp nhuần nhuyễn với nguyện vọngruộng đất dân cày

- Vì thế cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã bền bỉ diễn ra ngay từ khi Phápxâm lược, đến phong trào cách mạng 1930- 1931 nguyện vọng đó càng được thểhiên rõ nét

+ Mục tiêu ban đầu của nông dân là đòi cải thiện đời sống, giảm sưu, giảmthuế nhưng trong quá trình đấu tranh các khẩu hiệu chống đế quốc, đòi thả tù chínhtrị đã xuất hiện

+ Số lượng các phong trào đấu tranh của nông dân tăng lên: từ tháng 6 đếntháng 8/ 1930 có 95 cuộc đấu tranh sang tháng 9-10/ 1930 là 300 cuộc đấu tranh

Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện HưngNguyên(Nghệ An) với khẩu hiệu " đả đảo chủ nghĩa đế quốc", " đả đảo phong

Trang 16

kiến" đã thu hút 30000 người tham gia làm tê liệt hệ thống chính quyền thực dân,phong kiến dẫn đến dự thành lập chính quyền Xô viết.

+ Trong phong trào đấu tranh nông dân đã liên hệ mật thiết với công nhân,tạo thành liên minh công nông vững chắc

Câu 5: So sánh những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên với luận cương chính trị

- Sơ lược phong trào cách mạng 1930- 1931

- Giải thích: Đây là phong trào cách mạng đầu tiên Đảng ta lãnh đạo, tổ chứcđấu tranh, vì vậy đã:

+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạngcủa giai cấp công nhân Qua thực tiễn đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào

Trang 17

+ Phong trào với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh đã đem lại cho quần chúngnhân dân niềm tin sức mạnh của mình Lần đầu tiên quần chúng đã tạo ra 1 hệthống chính quyền mới, 1 mô hình xã hội mới ở nước ta.

+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Quốc

tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trựcthuộc quốc tế cộng sản

Vì vậy phong trào cách mạng 1930- 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên cho cáchmạng tháng Tám

Trang 18

PHẦN 2: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936- 1939.

I NỘI DUNG KIẾN THỨC

1 Hoàn cảnh lịch sử

Thế giới

Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thờithắng thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản Nguy cơ chiếntranh thế giới xuất hiện

Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định nhiệm vụ trước mắt củaphong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi

Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành những cảicách tiến bộ ở thuộc địa Chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viênsang điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu ở các nước thuộcđịa

Trong nước

Sau cuộc khủng khoảng kinh tế (1929 – 1933) Pháp tăng cường đầu tư khaithác thuộc địa để bù đắp thiệt hại Vì vậy kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triểntrong những năm 1936- 1939 nhưng chỉ ở một số lĩnh vực phục vụ cho lợi ích củaPháp, nhìn chung kinh tế vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp

Đời sống đa số nhân dân rất khó khăn, vì thế họ hăng hái tham gia đấu tranhđòi cải thiện đời sống, tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

Sau sự thắng thế của Mặt trận nhân dân Pháp ở chính quốc, thực dân Pháp ởĐông Dương buộc phải có những thay đổi trong chính sách cai trị như thả tù chínhtrị, nới lỏng quyền tự do báo chí tạo điều kiện thuận lợi cho các đảng phái chínhtrị hoạt động, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất

2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương

Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại ThượngHải (Trung Quốc) để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh Hội nghị xác định:

- Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và phong kiến

Trang 19

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộcđịa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòabình.

-Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợppháp và bất hợp pháp

- Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp năm 1937 và 1938 đã

bổ sung và phát triển nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936

3 Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

Phong trào đấu tranh tự do, đòi dân sinh, dân chủ

+ Từ giữa những năm 1936 được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn điều tratình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động các tầng lớp nhân dân hội họp,thảo ra bản “dân nguyện” để gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương đạihội vào tháng 8/1936

+ Lợi dụng sự kiện Gô-đa sang điều tra tình hình và Brêviê nhận chức toànquyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít-tinh, đón rước, biểu dương lựclượng, đưa yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ

+ Trong những năm 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dândiễn ra sôi nổi Nhiều hình thức tổ chức quần chúng ra đời như Hội cứu tế bình dân,Hội truyền bá Quốc ngữ, hội cấy, hội cày đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhândân tham gia

Đặc biệt là ngày 1/5/1938, lần đầu tiên trong ngày quốc tế lao động nhiềucuộc mít tinh được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, thu hút đông đảoquần chúng tham gia

Nhận xét

Phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ đã buộc thực dân Pháp phải giảiquyết một phần yêu sách của nhân dân như nới rộng quyền tự do báo chí, tự do đilại, thả một số tù chính trị Qua đấu tranh, đông đảo quần chúng được giác ngộ,Đảng thu được 1 số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo phong trào đấu tranh

Trang 20

công khai Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành, liên minh công nông ngàycàng vững chắc.

Phong trào đấu tranh nghị trường

Là lĩnh vực đấu tranh mới mẻ của Đảng Cộng sản Đông Dương

+ Đảng Cộng sản Đông Dương vận động đưa người của Mặt trận Dân chủĐông Dương ra ứng cử vào các cơ quan: Viện Dân biểu Trung Kì (1937), ViệnDân biểu Bắc Kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương (1938) và Hội đồng Quảnhạt Nam Kì (1939)

+ Mục đích: mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chínhsách phản động của thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của đa số quần chúngnhân dân

Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng

+ Trên lĩnh vực báo chí: Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản nhiều

tờ báo công khai bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp như Tiền phong, Dân chúng, Laođộng, Tin tức…, để tuyên truyền về chủ nghĩa Mác- Lê nin, Quốc tế Cộng sản , đểvận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ

+ Trên lĩnh vực văn học: nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán đượcxuất bản: Tắt đèn, Lều chõng (Ngô Tất Tố) Bước đường cùng(Nguyễn Công Hoan)Giông Tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), thơ cách mạng của Tố Hữu

+ Trên lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật, triết học : cuộc đấu tranh giữa hai phái

" nghệ thuật vị nghệ thuật" và " nghệ thuật vị nhân sinh" ; giữa phái " duy tâm" vàphái "duy vật" diễn ra sôi nổi đã làm cho một số văn nghệ sĩ và trí thức tỉnh ngộ,giúp họ đi đúng phương hướng

=>Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng giúp cho quần chúng nhândân được giác ngộ về đường lối cách mạng

4 Nhận xét, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm phong trào dan chủ 1936- 1939

Nhận xét: Là một phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương

lãnh đạo, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, vớinhững hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú; buộc chính quyền thực dân phảinhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ

Trang 21

Mặc dù khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), thế lựcphản động thuộc địa đàn áp cách mạng Cuộc vận động dân chủ kết thúc, nhưng

=>phong trào dân chủ 1936- 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai cho cáchmạng tháng Tám

Bài học kinh nghiệm: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 để lại nhiều bài học

về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; về kết hợp mục tiêu chiến lược với mụctiêu trước mắt, về sử dụng các hình thức đấu tranh, khẩu hiệu đấu tranh…

Qua thực tiễn đấu tranh, Đảng thấy được những hạn chế của mình trong côngtác mặt trận và vấn đề dân tộc

II MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

1 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài tập

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng

cao Phong trào

dân chủ

1936- 1939

- Trình bàyđược hoàncảnh lịch sử

phong tràodân chủ1936- 1939

- Nêu đượcnhững

phong tràođấu tranhchủ yếu

- Giải thích được vìsao Đảng có sự thayđổi về mục tiêu, hìnhthức đấu tranh trongphong trào dân chủ1936- 1939

- Lí giải được vì saophong trào cáchmạng 1936- 1939 làcuộc tập dượt lần thứhai cho cách mạngtháng Tám 1945

- Phân tích đượcnhững thay đổitrong tình hìnhthế giới và ViệtNam dẫn đếnnhững thay đổitrong chủ trươngcủa Đảng

- So sánh chủtrương, sách lược,hình thức đấutranh giữa thời kì

- Nhận xét,đánh giá vềphong tràocách mạng1936- 1939

- Rút rađược bàihọc kinhnghiệm

Trang 22

1936- 1939 vớithời kì 1930-1931.

2 Một số câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã miêu tả và gợi ý trả lời

a Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và điền khuyết

Câu 1 Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt cho cách

mạng Việt Nam trong những năm 1936- 1939 là

A Đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc

B Đánh đổ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày

C Chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai giành độc lập dân tộc

D Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình

Câu 2 Trong thời kì 1936- 1939 quần chúng nhân dân được tập hợp trong

A Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

B Hội phản đế đòng minh Đông Dương

C Mặt trận Việt Minh

D Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

Câu 3 Hình thức và phương pháp đấu tranh chủ yếu trong thời kì 1936-

1939 là

A Bí mật, bất hợp pháp

B Hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật

C Mít tinh, biểu tình kết hợp khởi nghĩa vũ trang

D Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang

Câu 4 Thực chất của phong trào '' Đông Dương đại hội" là

Trang 23

A Triệu tập hội nghị Đông Dương chống chủ nghĩa phát xít

B Đấu tranh về văn hóa tư tưởng

C Vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng

D Thu thập " dân nguyện" đưa yêu sách đòi tự do, dân sinh, dân chủ

Câu 5 Các hình thức đấu tranh mới trong phong trào 1936- 1939 là

A Đấu tranh nghị trường và đấu tranh văn hóa- tư tưởng

B Đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh

C Đấu tranh vũ trang

D Mít tinh, biểu tình, bãi công

Câu 6 Đại hội VII Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt

của nhân dân thế giới là

Câu 7 Điền tiếp những cụm từ còn thiếu vào chỗ ( ) cho phù hợp với nội

dung đoạn viết dưới đây

" Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là Từ đó quyết định tậm thời gác các khẩu hiệu và nêu những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương

là , chống chiến tranh, đòi tự do, , cơm áo "

Câu 8 Các phong trào đấu tranh sau thuộc giai đoạn nào? Hãy đánh dấu x vào cột thích

hợp

Bãi công của đồn điền Phú Riềng

Đấu tranh của nông dân Hưng

Trang 24

Mít tinh tại khu Đấu Xảo- Hà Nội

Tranh cử vào Viện dân biểu Bắc kì

Biểu tình của nông dân Nam Đàn,

Thanh Chương, Anh Sơn, Nghi

Lộc

b Dạng câu hỏi tự luận

Câu 1 Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939?

* Gợi ý trả lời

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Tình hình thế giới:

- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Đại hội VII quốc tế cộng sản ( tháng 7/1935)

- Ở Pháp mặt trận nhân dân thắng thế =>Ở Đông Dương Pháp thay toànquyền mới

- Về xã hội: Đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn

- Chủ trương của Đảng: Đứng trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trongnước đảng cộng sản Đông Dương đã kịp thời thay đổi chủ trương, nhiệm vụ đấutranh cho phù hợp

- Tháng 7/1936 hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng họp tại Thượng Trung Quốc đã đưa ra các vấn đề cơ bản

Trang 25

Hải-+ Nhiệm vụ trực tiếp, nhiệm vụ lâu dài

+ Mục tiêu: Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình

+ Khẩu hiệu: Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất

+ Mặt trận: Thành lập mặt trận thống nhất nhân dân, phản đế Đông Dương + Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợppháp và bất hợp pháp

=> Nhận xét: Sự thay đổi về chủ trương, hình thức đấu tranh chứng tỏ đảng đãtrưởng thành hơn trong việc chỉ đạo sách lược đấu tranh

Câu 2: Từ bảng niên biểu sau

Đấu tranh đòi tự do, dân

sinh, dân chủ

Dầu Một, Gia Định, BiênHòa, Hà Nội, Hải Dương,Bắc Ninh, Vĩnh Yên,Quảng Trị, Quảng Nam,Quảng Ngãi

Đấu tranh trên lĩnh vực

văn hóa- Tư tưởng

Trang 27

Câu 3: Tại sao nói phong trào CM 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho CM tháng Tám 1945?

*Gợi ý trả lời:

- Sơ lược hoàn cảnh bùng nổ ,diễn biến phong trào

- Phân tích kết quả,ý nghĩa,BHKN

> KL: đây là cuộc tập dượt lần 2 chuẩn bị cho CM tháng Tám

Câu 4 Hãy lập bảng so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng

và hình thức đấu tranh trong hai thời kì 1930 – 1931 và 1936- 1939 Từ đó giải thích vì sao có sự thay đổi này?

Câu 5: Trình bày các hình thức đấu tranh mới trong phong trào dân chủ 1936- 1939?

*Gợi ý trả lời:

- Sơ lược hoàn cảnh bùng nổ phong trào dân chủ 1936- 1939

- Các hình thức đấu tranh mới:

+ Đấu tranh nghị trường

+ Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng

Trang 28

PHẦN 3: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939- 1945 VÀ CÁCH

Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sátbiên giới Việt – Trung Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương

Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu cácquyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy” Khi Nhật vào ĐôngDương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dânĐông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức

Sự thống trị của Pháp- Nhật gây ra nạn đói khủng khiếp vào cuối 1944- đầu

1945 làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt Nhiệm vụ giảiphóng dân tộc được đặt ra cấp thiết

- binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa

+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sangđấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp,nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp

+ Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặttrận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc chống đế quốc

Trang 29

+ Ý nghĩa: Đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, giương cao ngọn cờ giảiphóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước, thểhiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng.

– Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941)

do Nguyễn Ái Quốc chủ trì:

+ Giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạngruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ

“bức thiết nhất”; tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ thực hiệnkhẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công

+ Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng ViệtNam độc lập đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, khôngphân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng

+ Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụtrung tâm của toàn Đảng toàn dân; chỉ rõ một cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ vàthắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đũng thời cơ; đi

từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa

+ Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi củaTổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

3 Chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Trên cơ sở lực lượng cách mạng được nuôi dưỡng từ trước, bước vào giaiđoạn trực tiếp vận động cứu nước 1939 – 1945, việc chuẩn bị lực lượng mọi mặtđược đẩy mạnh

Chuẩn bị lực lượng chính trị

+ Gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Việt Minh (bao gồm cácđoàn thể quần chúng mang tên “cứu quốc”) Chương trình của Việt Minh đáp ứng

Ngày đăng: 18/01/2019, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w