1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945_7 doc

33 995 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 228,72 KB

Nội dung

Tình hình ấy cho phép “gắn khẩu hiệu đòi cơm áo, chống thu thóc, thu thuế với khẩu hiệu chính quyền cách mạng của nhân dân”, “chuyển qua những hình thức đấu tranh cao hơn: tổng biểu tình

Trang 1

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn

1930 đến 1945

Chỉ thị chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước

mạnh mẽ sẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”, thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho phù họp với thời

kì tiền khởi nghĩa Hình thức đấu tranh “có thể bao gồm từ hình thức bất họp tác, bãi công, bãi thị, phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình, thị uy, vũ trang du kích… và sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”

Tình hình ấy cho phép “gắn khẩu hiệu đòi cơm áo, chống thu thóc, thu thuế với khẩu hiệu chính quyền cách mạng của nhân dân”, “chuyển qua những hình thức đấu tranh cao hơn: tổng biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, mít tinh công khai, bãi khóa, bãi thị, bất họp tác với Nhật về mọi phương tiện”, “huy động đội tự vệ tước vũ khí của binh lính (Pháp) bại trận”, “phát động du kích ở những nơi có địa hình, địa thế”, “thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng ở các nhà máy, hầm mỏ, làng ấp, đường phố, trại lính…, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Việt Nam”

Chỉ thị nhận định: điều kiện Tổng khởi nghĩa đã có nhưng chưa thật

Trang 2

chín muồi Nhưng những cơ hội tốt giúp cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa sẽ chín muồi nhanh chống Đó là chính trị ngày càng khủng hoảng trầm trọng, phát xít Nhật không rảnh tay đối phó với cao trào cách mạng của nhân dân ta Nạn đói diễn ra từ cưối năm 1944 đang trầm trọng và sẽ gây ra nhiều tay họa khủng khiếp càng làm cho nhân dân ta căm thù giặc Nhật chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt, quân đồng minh sẽ vào Đông Dương đánh Nhật Đảng dự kiến hai trường hợp cho Tổng khởi nghĩa nổ ra Thứ nhất, khi quân đồng minh vào bám chắc địch ở Đông Dương, quân Nhật đem quân ra đánh đồng minh thì đấy là thời điểm phát động khổi nghĩa Thứ hai, cách mạng Nhật bùng nổ lập chính quyền cách mạng của nhân dân, hay giặc Nhật mất nước như Pháp hồi năm 1940, Nhật đầu hàng, quân đội của chúng ở Đông Dương mất tinh thần, khi ấy, dù cho quân đồng minh chưa vào Đông Dương, Đảng cũng phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền [7; 365- 367]

Chỉ thị của Đảng cũng nêu không chờ cả hai trường hợp ấy xuất hiện đồng thời rồi mới hành động Vì như thế là ỷ lại vào quân đồng minh và

tự bó tay mình trong khi tình thế chuyển biến thuận lợi Như vậy, dự kiến quân Nhật đầu hàng là trường hợp quan trọng hơn cả

Tư tưởng chủ động của Đảng trong chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết, nhanh chống, sáng tạo, củ động, táo bạo” Chỉ

Trang 3

thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, Việt Minh và nhân dân trong cao trào kháng Nhật và bọn tay sai

4.1 2 Khởi nghĩa từng phần

Sau Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng, chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và truyền đơn in khẩu hiệu của Việt Minh được phổ biến và chuyển tới nhiều vùng trong nước như Bắc Giang, Phổ Yên, Hiệp Hòa, Tiên Du, vào các tỉnh miền trung, Sài gòn, Nam bộ…, từ đó, cách mạng Việt Nam tiến lên cao trào kháng Nhật cứu nước, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành cính quyền từng bộ phận

Tại căn cứ Việt bắc, liên tình ủy Cao – Bắc – Lạng quyết định khỏi nghĩa giành chính quyền ở những nơi đã đủ điều kiện Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cứu quốc quân phối hợp với nhân dân nổi dậy hàng loạt các xã, tỉnh, châu thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, nhân dân đã giành được chính quyền

Ở Bắc Giang nhiều xã thuộc vùng Thượng Yên Thế, Hữu Lũng, Bố Hạ,

Trang 4

Hòa Hiệp…, quần chúng nổi dậy biểu tình thị uy, vũ trang, lập Ủy ban giải phóng Hàng ngàn quần chúng kéo đi tước vũ khí của lính đồn nhiều tri huyện, tri phủ bỏ chạy toàn bộ huyện Hiệp Hòa, một phần Yên Thế,Phú Bình được giải phóng

Tại Bắc Ninh, sau đêm Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng xã Trung Màu (Tiên Du) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng ở hai xã Trung Màu và Dương Hút Trong tình hình ấy, tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa phong trào quần

chúng tiến lên.vì vậy chỉ trong tháng 3 và tháng 4, số hội viện Việt Minh trong tỉnh đã tăng lên hàng vạn người

Tại Hưng Yên, đêm 11 - 3 – 1945, đội tự vệ chiến đấu địa phương đã đánh đồn Bần Yên Nhân thu toàn bộ vũ khí

Hàng ngàn đảng viên, cán bộ cách mạng khác đang bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò (Hà Nội), Buôn Ma Thuột, Hội An

(Quảng Nam)…nhân cơ hội Nhật – Pháp bắn nhau đã đấu tranh đòi tự

do, hoặc nổi dậy phá nhà giam , vượt ngục ra ngoài hoạt động đó là nguồn bổ sung cán bộ quan trọng cho cách mạng, là một trong những nhân tố thúc đẩy cao trào tiền khởi nghĩa

Trang 5

Các tỉnh miền Trung cũng tích cực chuẩn bị khởi nghĩa theo chủ trương của Đảng Nhưng ở vào thời điểm này, khởi nghĩa từng phần mới kịp thời ở Quãng Ngãi

Ở Quãng Ngãi, ngày 11 – 3 – 1945, những Đảng viên, cán bộ cách mạng đang bị giam trong trại tập trung Ba Tơ, khi nghe tin Nhật đỏa chính Pháp, đã phá trại giam, lấy súng địch diệt địch, thành lập đội du kích Ba

Tơ Đây là đội du kích đầu tiên của miền Trung do Đảng tổ chức, lãnh đạo, trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi và ở những tỉnh khác của miền Trung Nam Kì

Ở Nam Kì, trong tháng 3 và tháng 4, chỉ thị của Trung ương chưa đến được Nam Kì, nhưng một số địa phương có phong trào mạnh từ trước cũng có những hình thức đấu tranh chống những tên quận trưởng, tỉnh trưởng gian ác, như ở Mỹ Tho

4.1.3 Phong trào phá kho thóc cứu đói

Khi phong trào khởi nghĩa từng phần lên cao, cũng là lúc Bắc Kì, bắc Trung Kì, diễn ra nạn đói trầm trọng do chính sách vơ vét, tích trữ lương thực của Nhật – Pháp Để giải quyết nạn đói và thúc đẩy phong trào

Trang 6

cách mạng đi lên, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương tháng 3 – 1945

đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”

Khẩu hiệu này đưa ra giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang diễn ra ở Bắc

Kì và bắc Trung Kì,đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của quần chúng,

do đó, đã thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân, và phát động quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, “một khẩu hiệu sát đúng với tình hình

cụ thể có sức dấy lên cả một phong trào”

Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của

Nhật, Pháp; Hiệp Hòa, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, thu hàng ngàn tấn thóc chia cho dân ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, hàng chục kho thóc bị phá

Ở Phú Thọ trong một thời gian ngắn 14 kho thóc bị phá

Ở Ninh Bình, ngày 15 – 3 quần chúng các quyện Nho Quan, Gia Viễn đã phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia co dân nghèo

Ở Thái Bình, trong tháng 3 và tháng 4, nhân dân các huyện Phụ Dực, Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng đã thu 1.000 tấn thóc chia cho dân

Trang 7

Ở Hải Dương, nhân dân phá 39 kho thóc và lấy 43 thuyền gạo với 2.000 tấn Riêng các huyện phía nam tỉnh đã phá 26 kho thóc, thu 26 thuyền với hơn 1.000 tấn gạo

Ở Hưng Yên, Hòn Gai, Hà Đông, Sơn Tây nhân dân phá kho thóc, gạo của Nhật

Ở ngoại thành Hà Nội, nhân dân tiến hành phá các kho thóc, gạo của Nhật ở phố Bắc Ninh, phố Lê Lợi, Phà Đen thu hàng trăm tấn

Ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều cuộc phá kho thóc, cứu đói

Phong trào phá kho thóc, cứu đói dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa

4.1.4 Phong trào đấu tranh ở thành thị và các khu công nghiệp

Phong trào đấu tranh ở thành thị thu hút đông đảo công nhân, các tầng

Trang 8

lớp nhân dân lao động, thanh niên, học sinh …tham gia

Trong phong trào phá kho thóc, cứu đói, công nhân và dân nghèo Hà Nội cùng đi phá các kho thóc của Nhật công nhân bến cảng Hải Phòng

bí mật đốt phá các kho lương thực ở bến Sáu Kho, cho nhân dân vào lấy gạo Công nhân mỏ Đông Triều chặn bắt tàu thuyền chở gạo của Nhật, công nhân Sài gòn quyên góp gạo, tiền gửi ra bắc giúp đồng bào cứu đói

Phong trào công nhân đấu tranh tiến lên hình thức cao hơn, như phá hoại kế hoạch địch, chế tạo vũ khí ,lấy súng, đạn của địch cung cấp cho

bộ đội du kích ở các chiến khu Công nhân Hà Nội tổ chức lấy súng của Nhật ở phà đen, ngọc hà ở Quảng yên, công nhân khởi nghĩa chiếm mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch, Uông bí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, công nhân tuyên truyền gây thanh thế cho Việt Minh Những hoạt động treo cờ diễn thuyết ở chỗ đông người, các rạp hát, trường học, ngã 3 đường trên tàu điện diễn ra ở Hà Nội

Ở Hà Nội, học sinh thanh niên bất hợp tác với Nhật, không học tiếng của Nhật, tổ chức những cuộc mít tinh, tuyên truyền tinh thần yêu

nước tại Mễ Trì, chợ Canh, Láng

Trang 9

Thanh niên tổ chức tuyên truyền xung phong tại các trường Gia Long, kĩ nghệ thực hành Đông đảo giáo viên, học sinh đã hưởng ứng phong trào Việt Minh

Ở Sài gòn và các tỉnh Nam bộ , từ tháng 5- 1945 xuất hiện phong trào thanh niên tiền phong Dưới hình thức hoạt động công khgai hợp

Pháp,tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, cách mạng chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa Chỉ vài tháng sau, ở Sài gòn, Nam bộ,

có hàng cục vạn người tham gia tổ chức Thanh niên tiền phong Đến ngày 22 – 8 – 1945, Thanh niên tiền phong ra tuyên bố đứng trong mặt trận Việt Minh và trở thành một lực lượng quan trọng trong những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn và nam bộ

Ở Huế, tại trường Quốc học, thanh niên tiền tuyến, do chính phủ Trần Trọng Kim lập; những sinh viên yêu nước tham gia tổ chức Việt Minh để thu hút học sinh vào đoàn thể cứu quốc

Phong trào cách mạng ở thành thị, cuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi

nghĩa ở thành phố thắng lợi

4.1.5 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì

Trang 10

Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì Hội nghị họp từ ngày 15 đến 20 – 4 – 1945 tại huyện Hưng Hóa (Bắc Giang), do Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng chủ trì Tham dự Hội nghị có đại diện các chiến khu ở Việt Bắc, xứ ủy Bắc Kì

Hội nghị nhận định: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này”[ 7;391]

Chúng ta đang ở vào giai đoạn chiến lược “phát động du kích” để chuẩn

bị phát động Tổng khởi nghĩa

Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang và nữa vũ trang,

thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, xây dựng 7 chiến khu chống Nhật trong cả nước: chiến khu Lê lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (trung bộ) và Nguyễn Tri Phương (nam bộ)

Hội nghị cử ra Ủy ban quân sự cách mạng gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn Ủy ban này chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương, “đồng thời có nhiệm vụ giúp

đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự”[ 7;394]

Trang 11

Ngày 16 – 4 – 1945, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về viêc tổ chức ban dân tộc giải phóng các cấp, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và địa phương

Đến tháng 5 – 1945, Hồ Chí Minh quyết định về chiến khu Hoàng hoa Thám và chọn Tân Trào (Sơn Dương – Tuyên Quang) làm đại bản doanh chỉ đạo phong trào cả nước

Ngày 15 – 5 – 1945, lễ thành lập Việt Nam giải phóng quân được tổ chức tại Định Hóa – Thái Nguyên

Ngày 4 – 6 – 1945, tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị tuyên bố thành lập khu giải phóng, bao gồm các tỉnh Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái và một số vùng thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên Khu giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh Đó là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Ngoài các chiến khu do Trung ương và Xứ ủy chủ trương thành lập, nhiều tỉnh, huyện cũng xây dựng những khu căn cứ riêng của địa

phương, như Yên Thế (Bắc Giang), Lập Trạch (Vĩnh Yên), Bãi Sậy (Hưng Yên), Trầm Lộng (Hà Đông), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Tam Kì, Quốc Sơn,

Trang 12

Tiên Phước (Quảng Nam), Đá Trắng, Sông Quao (Ninh Thuận)…

4.2.Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến

Sau khi phát xít Đức đầu hàng (5 – 1945), quân đồng minh tiến hành phản công trên mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương Ngày 6 – 8 – 1945,

Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima Ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản Ngày 9 – 5, Mỹ ném quả bom nguyên

tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, làm chết hàng chục vạn dân

thường cũng trong ngày này, với một lực lượng hùng hậu, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tổng công kích vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc

Ngày 14 – 8 – 1945, nhận được tin Nhật đầu hàng (13/ 08 Nhật Hoàng tuyên bố trên các làn sóng phát thanh của Nhật)

Sự đầu hàng của Chính Phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang, dao động đến cực độ Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã Tin Nhật đầu

Trang 13

hàng đã nhanh chống lan truyền trong Nhân dân Khắp nơi trên đất nước ta , Việt Minh tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang, có tới hàng nghìn ngừơi tham gia Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng lên giành chính quyền Các tầng lớp trung gian đã ngã hẳn về phía cách mạng Nhiều lính trong quân đội phát xit và lính bảo an, cảnh sát các quan chức trong chính quyền bù nhìn ủng hộ Việt Minh giành độc lập thời cơ để nhân dân giành chính quyền đã tới

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi to lớn, cách mạng đứng trước những khó khăn không nhỏ Mặc dù chính phủ Nhật đã đầu hàng đồng minh nhưng mãi đến 21 – 8, quân Nhật ở Đông Dương mới được lệnh ngừng bắn vì thế quân Nhật ở Hà Nội vẫn đi tuần, canh gác nghiêm ngặt ngày 16 – 8, Nhật tuyên bố trao trả Nam Kì cho chính phủ bù nhìn

và ngày 18 – 8, bày trò “trao trả độc lập cho Việt Nam” Các tổ chức phản động cũng tìm cách cản phá phong trào cách mạng của nhân dân

ta

Trong khi đó, các thế lực đế quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa quốc dân Đảng cũng có mưu đồ riêng đối với Đông Dương Chính phủ Trùng Khánh ráo tiết chuẩn bị “Hoa quân nhập Việt” và ngày 9 – 8 – 1945, ra thông báo về việc sẽ đưa quân vào giải phóng quân đội Nhật ở Bắc

Đông Dương

Trang 14

Từ tháng 5 – 1945, thực dân Pháp đẩy mạnh việc thành lập đạo quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, tăng cường hoạt động ngaọi giao để Anh , Mỹ thừa nhận quyền trở lại Đông Dương của Pháp

Các đảng phái phản động lưu vong của Trung Quốc, như Việt Nam, Quốc dân đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội cũng chuẩn bị núp bóng quân đội Tưởng về nước cướp chính quyền

Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, ngày 12 – 8 – 1945, Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng ra mệnh lệnh khởi nghĩa Ngày 13 – 8, Trung ương đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Ủy ban gồm 5 người: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách Ủy ban

23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố quân lệnh số một, chính thức phát lệnh khởi nghĩa toàn quốc

“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập

Trang 15

của nước nhà!

Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng

Cuộc thắng lợi hoàn tất nhất định sẽ về ta”.[ 7;421-422]

Ngày 14 và 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) Tham dự hội ngị có các đảng bộ địa phương, đại biểu của khu giải phóng và các chiến khu

6 Toàn dân tộc đang sôi nổi chờ giờ khởi nghĩa,giành quyền độc lập

7 Những điều kiện khởi nghĩa như đã chín muồi”[ 7;424]

Trang 16

Hội nghị quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Anh, Trung Hoa Quốc dân đảng vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật và khi thực dân Pháp chưa kịp tập hợp tàn quân, điều lực lượng vào xâm lược nước ta một lần nữa Hội nghị đề ra 3 nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất, kịp thời và nêu phương châm hành động trong khởi nghĩa là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng không kể thành thị hay nông thôn, phải phối hợp chặt chẽ chính trị và quân sự, phải thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi đã giành quyền làm chủ

Hội nghị quyết định chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyến về đối nội, thi hành 10 chính sách của việt minh Về đối ngoại, chính sách ngoại giao đưa theo nguyên tắc “thêm bạn, bớt thù” đảm bảo giành và giữ nền độc lập; phải tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng đồng minh (Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nước ta và đặt chính phủ Đờ - Gôn hay một chính phủ bù nhìn khái trái với ý nguyện dân tộc, triệt để lợi dụng mâu thuẩn giữa hai khối đế quốc Anh – Pháp và Mỹ - Tưởng vào Đông Dương, hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc; tranh thủ

sự đồng tình của liên xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc và

Ngày đăng: 26/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w