Bên cạnh cuộc vận động Đông Dương Đại hội, các tầng lớp nhân dân đã tổ chức những cuộc đáu tranh đòi quyền lợi ở khắp nơi trong cả nước.. Điều đó, thể hiện rõ trình độ giác ngộ, ý thức t
Trang 1Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn
Ngày 15 – 9 – 1936, Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương cho phép dùng mọi biện pháp thích đáng
để ngăn chặn cuộc vận động sau khi có lệnh cấm Đông Dương Đại hội, các cuộc khám xét, bắt bớ càng được thục dân đẩy mạnh Tuy nhiên, các Ủy ban hành động vẫn tiếp tục thành lập từ ngày 18 đến 29 – 9 có
130 Ủy ban hành động mới ra đời
Từ tháng 2 – 1937, các Ủy ban hành động ngày càng công khai hóa hoạt động sau khi biết Ủy ban điều tra của Quốc hội Pháp không sang Đông Dương, các Ủy ban hành động lần lượt giải tán Tuy nhiên, các lực
Trang 2lượng này, nhân cơ hội đón đặc phái viên của Chính phủ Pháp Justin Godart và toàn quyền Brevie sang nhận chức ở Đông Dương thời gian sau đó, tiếp tục động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh
Ở Bắc Kì, những người cộng sản ở Hà Nội đã sử dụng tờ báo Hồn Trẻ làm công cụ tuyên truyền cho cuộc vận động Đông Dương Đại hội theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương Ủy ban lâm thời chi nhánh Đông Dương Đại hội được thành lập Ủy ban hành động xuất hiện ở nhiều tỉnh, như Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Ninh Bình, Phúc Yên, Thái Bình
Sau đó, các Ủy ban hành động ngừng hoạt động vì bị bọn phản động đàn áp
Ở Trung Kỳ, phong trào hưởng ứng Đông Dương đại hội chậm hơn các nơi khác, phong trào hạn chế vì bị chings quyền thực dân và bọn phản động phá hoại tuy vậy, Ủy ban lâm thời chi nhánh Trung Kỳ và Ủy ban hành động các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi,Đà Nẵng vẫn được thành lập ngày 21-9-1936, có lệnh cấm Đông Dương Đại hội toàn Trung Kì, phong trào quần chúng đáu tranh hợp pháp chưa được một tháng thì bị chặn đứng
Ở nước ngoài, Việt kiều ở các nước như Pháp, Trung Quốc cũng sôi nổi
Trang 3hưởng ứng Đông Dương Đại hội Họ cũng lập ra các ủy ban hành động
và tiến hành thu thập nguyện vọng của nhân dân
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, chính quyền thực dân Pháp phải ra nghị định ngày 11-10-1936 ban hành một số quyền lợi cho công nhân, như một ngày làm việc không quá 10 giờ ( tính từ ngày 1-11-1936), từ ngày 1-1-1937, không được làm việc quá 9 giờ một ngày và từ ngày 1-1-1938, công nhân được nghỉ việc ngày chủ nhật và nghỉ phép năm được hưởng lương, cấm bắt phụ nữ và trẻ em là việc ban đêm Ngày 30-12-1936, chính quyền Pháp ở Đông Dương quy định thêm một số chế độ lao động, như tiền lương tối thiểu, chế đọ học nghề, chế độ nghỉ sinh, cho con bú của nữ công nhân trong lúc làm việc
Chính quyền thực dân còn phải trả tự do cho tù chính trị Ngày
5-1-1936, chúng đã trả tự do cho hai đại biểu cộng sản trong Ủy ban lâm thời Đông Dương Đại hội đến tháng 10-1937 có 1532 tù chính trị được trả tự do, phần lớn là đảng viên cộng sản
Cuộc vận động Động Dương Đại hội là kết quả tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị,xã hội Việt Nam và sự tác động của hoàn cảnh quốc tế vào Việt Nam những năm 30 những điều kiện thuận lợi khách quan được tận dụng và phát huy qua yếu tố chủ quan là lực
Trang 4lượng cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương Đại hội đánh dấu bước phục hồi mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam
Bên cạnh cuộc vận động Đông Dương Đại hội, các tầng lớp nhân dân đã
tổ chức những cuộc đáu tranh đòi quyền lợi ở khắp nơi trong cả nước Công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chóng cúp
phạt,đánh đập đòi tự do nghiệp đoàn Nông dân đồi giảm sưu thuế, đòi cải cách hương thôn Tiểu thương, tiểu chủ bãi thị,đòi giảm thuế chợ, thuế hàng; công chức đòi tăng lương v.v…
Sáu tháng cuối năm 1936 có 361 cuộc đấu tranh, trong đó có 236 cuộc đấu tranh của công nhân Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) và cuộc bãi công của công nhân mỏ Hồng Gai
- Cẩm Phả trong tháng 11-1936 Ngà 23-11-1936, trên 20 ngàn công nhân mỏ Hồng Gai – Cẩm Phả, Mông Dương, Hà Tu, Hà Lầm, Cọc Năm bãi công đòi tăng 25% lương Cuộc đấu tranh thắng lợi bọn tư sản Pháp phải nhượng bộ
Năm 1937, phong trào đấu tranh tiếp tục dâng cao, có khoảng 400 cuộc bãi công của công nhân ở khắp các ngành sản xuất tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy tơ Hải Phòng, dệt Nam Định, xưởng Ba
Trang 5Son, mỏ than Uông Bí, đặc biệt là cuộc bãi công của công nhân xe lửa Nam Đông Dương ngày 3-7-1937; cuộc bãi công của công nhân mỏ than Vàng Danh (Uông Bí) ngày (28-9-1937)
Trong năm1937, còn có hơn 150 cuộc đáu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức, khất thuế…
Ngoài ra, tiểu thương ở Hà Nội, HẢi Phòng, Sài Gòn và những thành phố, thị xã cũng bài thị dòi giảm thuế chợ,thuế hàng hóa
Những tháng đầu năm 1937 đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào Trong dịp Justin Gardard, phái viên cuả chính phủ Pháp, sang điều tra tình hình Đông Dương và toàn quyền Đông Dương Brévíé sang nhận chức ở Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh,biểu tình lớn diễn
ra suốt từ Nam đến Bắc Kì Đó là cuộc biểu dương lực lượng to
lớn,đánh dấu bước phát triển mới của phong trào
Tháng 3 và tháng 9 – 1937, Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương họp, bàn về công tác quần chúng Qua thực tế, phong trào lộ rõ nhược điểm là các tổ chức chưa theo kịp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Do đó, Đảng quyết đinh thành lập Đoàn Thanh Niên phản đế Đông Dương thay Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội cứu tế bình dân thay
Trang 6Hội cứu tế đỏ Ở nông thôn lập các hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội chèo, nhóm học chữ quốc ngữ…, những hình thức tổ chức mang tính chất kinh tế, văn hóa xã hội; các hội quần chúng công khai, nửa công khai như hội ái hữu, tương tế, thể thao, âm nhạc đã tận dụng các khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp, tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia phong trào
Bằng những hình thức tổ chức phong phú nói trên, đường lối chính trị của Đảng không ngừng lan rộng, phong trào đấu tranh mang tính chất quần chúng rộng rãi ngày càng phát triển
Năm 1938, tính từ 1-1 đến 31-12 có 131 cuộc bãi công của công nhân, trong đó có 4 cuộc đấu tranh không tính được số người tham gia 84 cuộc đấu tranh thu hút được 15484 công nhân tham gia Như vậy, số cuộc bãi công và số người tham gia đáu tranh năm1938 chỉ bằng1/3 năm trước Tuy nhiên trình độ giác ngộ của quần chúng cao hơn, trình
độ tổ chức của các cơ sở Đảng vững vàng hơn, khẩu hiệu đấu tranh sát hợp với tình hình hơn, sự phối hợp đáu tranh giữa các ngành, các địa phương chặt chẽ và sâu rộng hơn
Cuối năm 1938, nông dân ở miền Nam biểu tình do xảy ra nạn đối Tiêu biểu là cuộc biểu tình của hơn 1000 nông dân Cà Mau trong tháng 10-
1938
Trang 7Phong trào đáu tranh của học sinh, của tiểu thương cũng diễn ra nhiều nơi
Trong ngày quốc tế lao động 1-5-1938, các cuộc mit tinh công khai
được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn Điều đó, thể hiện rõ trình độ giác ngộ,
ý thức tổ chức, đoàn kết đấu tranh của quần chúng và chính sách đúng đắng của Đảng Cộng sản Đông Dương về Mặt trận dân chủ
Sang năm 1939, phong trào đấu tranh gặp nhiều khó khăn do chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp Nhờ có kinh nghiệm và được rèn luyện trong phong trào đấu tranh của những năm trước, phong trào đấu tranh của công nhân vẫn diển ra liên tục và quyết liệt Trong ba tháng đầu năm 1939, phong trào có giảm sút, nhưng từ tháng tư,
phong trào lại lên dần và đạt đỉnh cao trong tháng 6 Các cuộc đấu
tranh diễn ra ở các khu công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Chợ Lớn
Đấu tranh nghị trường
Trong thời kì1936-1939, Đảng cộng sản Đông Dương đã triển khai một hình thức đấu tranh mới: đấu tranh nghị trường Tháng 8-1937, Đảng quyết định tham gia cuộc vận động bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kì Cán bộ của Đảng vận đọng những người tiến bộ trong hàng ngũ trí
thức, phong kiến tư sản dân tộc, địa chủ cấp tiến ra ứng cử Hầu hết
Trang 8ứng viên của Mặt trân dân chủ đều trúng cử, do tuyên truyền, cổ động tốt Các chức viện trưởng, phó viện trưởng,chánh thư kí đều là người của mặt trận hay là những người có cảm tình với mặt trận Trong kì họp tháng 6-1938, dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, các nghị niện dân biểu đều bác bỏ dự án thuế đinh, thuế điền của chính phủ
Năm 1938, các ứng cử viên của mặt trận dân chủ thu được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử Hội đòng Dân biểu Bắc Kì và hội đồng thành phố
Hà Nội
Trong cuộc tranh cử Hội đồng Quản hạt Nam kì (Hội đồng thuộc địa) ngày 16-4 - 1939, mặt trận dân chủ lại bị thất bại do thủ đoạn thâm độc của bạn phản động thuộc địa và do những sai lầm của Mặt trận dân chủ
Những người cộng sản quyết định tham gia đấu tranh công khai ở nghị trường nhằm mục đích mở rộng lực lương của Mặt trận Dân chủ Xung quanh những cuộc bầu cử và thảo luận ở nghị trường, Đảng Cộng Sản Đông Dương nắm thời cơ vận động quần chúng, vạch trần chính sách vận động của thực dân Pháp, bênh vực quyền lợi cho nhân dân Từ Đông Dương Đại hội, qua những cuộc tuyển cử của hội đồng thành phố Sài Gòn, của Viện Dân biểu Trung Kì, Bắc Kì, Mặt trận dân chủ dần dần hình thành Hình thức kết hợp mặt trận phong phú, đa dạng, mỗi nơi,
Trang 9mỗi khác Ở Nam Kì, nhóm Tin Tức (cộng sản công khai) chi nhánh Đảng Cộng Sản Pháp ở Hà Nội, nhóm Ngày nay (trí thức tiểu tư sản, tư sản có khuynh hướng cải lương) liên hiệp thành mặt trận Ở Nam kì, nhóm Dân chúng(cộng sản công khai), chi nhánh Đảng xã hội và một số thành phần tiến bộ liên kết với nhau Ở Trung Kì Mặt trận chỉ biểu hiện ở danh sách ứng cử viên trong cuộc tranh cử vào Viện Dân biểu
Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo chí công khai,
truyền đơn làm vũ khí đấu tranh cách mạng, tuyền truyền đường lối, quan điểm, tập hợp, hường dẩn phong trào đấu tranh cũa quần chúng
Những đản viên cộng sản làm công tác báo chí dược tổ chức làm hai nhóm bí mật và công khai Họ tìm đủ mọi cách để ra báo, như xuất bản báo chữ Pháp để tránh kiểm duyệt; thuê, mượn, mua lại báo của người
đã có giấy phép xuất bản…Tờ báo này bị đống cữa lại làm tiết tờ báo khác, chỉ thay tên báo Các nhà báo cộng sản đã vận động những nhà báo tiến bộ ngả theo quan điểm của Đảng từ năm 1937, báo chí Đảng Cộng sản Đông Dương lảnh đạo phát triển nhanh chóng
Cuộc đấu tranh diển ra sôi nổi nhất Bất Kì Ở đây có nhiều đảng viên
Trang 10cộng sản mớitham gia hoạt động, như Trần Huy Liệu, Hải Triều, Trường Chinh, Khuất Duy Tiến…các tờ báo tiến Việt được xuất bản là Hồn trẻ, Tân xã hội, Thời báo, Thời thế, Hà thành thời báo, Tin tức, Đời nay…Báo tiến Pháp có Le Travail (Lao động ), Rassemblement (Tập hợp), En Avant (Tiến lên), Notre Voix (Tiến nói của chúng ta)…
Ở Trung Kì có các tờ Nhành Lúa, Dân, Sông Hương tục bản, Kinh tế Tân văn.Nhành lúa là tờ báo chuyên nghành công nông, nhưng viết toàn chính trị, tuyên truyền cho phong trào đòi dân sinh, dân chủ
Từ năm 1933, những người cộng sản ở Nam Kì đã cộng tác với nhóm Tơrôtkit ra tờ báoLa Lutte (Tranh Đấu) báo này về sau bị nhóm Tơrôtkit thao túng Đến tháng 6-1937, những người cộng sản mới xuất bản được các tờ L’Avant Garde (Tiền Phong),Le Peuple (Nhân Dân), Phổ Thông, Dân Chúng, Mới…
Báo chí cách mạng mang tính chiến đấu mạnh mẽ, tuyên truyền, giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng Sản Đông Dương, Liên Xô,
Quốc tế cộng sản, Mặt trận Nhân dân Pháp, Mặt trận chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha, Trung Quốc…
Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích sắc bén trong những phong
Trang 11trào lớn của cuộc vận động dân chủ,dân sinh thời kì 1936-1939
Trong thời gian này, nhiều sách lí luận, chính trị được công khai xuất bản ở trong nước hoặc từ ngoài nước đưa về Những tác phẩm văn hiện thực phê phán xuất hiện nhiều Tiêu biểu là “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Tắt đèn” , “lều chõng” của Ngô Tất Tố; “Giông tố”, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng; thơ của Tố Hữu; các vỡ kịch “Kiếm tiền” của Vi Huyền Đắc; “Đời cô Lựu” của Trần Hữu Trang
Cuối năm 1937, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào
truyền bá chữ Quốc ngữ nhằm giúp quần chúng lao động đọc sách báo, nâng cao hiểu biết về chính trị, về cách mạng
- Đấu tranh chống Tờ - rôt -kit
Bọn Tờ- rôt- kit ở Việt Nam là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng Chúng mang chiêu bài cách mạng để lừa bịp quần chúng, chia rẽ hàng ngũ công nhân và Mặt trận dân tộc thống nhất, phá hoại tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Thủ đoạn thường dùng của bọn chúng là đề ra những khẩu hiệu quá cao để dẫn phong trào đến chỗ thất bại Chúng hô hào làm cách mạng vô sản để đối lập với chủ trương chống phát xít, chống chiến tranh Chúng lập Đoàn Thanh niên Cộng sản thay cho Đoàn
Trang 12Thanh niên Dân chủ, Hội Cứu tế đỏ thay cho Tổ chức Cứu tế bình dân…
Tháng 3 – 1938, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra nghị quyết
về phòng thủ Đông Dương, thì bọn Tơrotkit đưa ra khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, vu cáo Đảng Cộng sản Đông Dương rời bỏ lập trường dân tộc, đi theo đế quốc Pháp
Trong cuộc đấu trtanh chống Tờ-rôt-kit, được sự chỉ dẫn sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc: “ Đối với bọn Tơ-rot-kit, không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt được chúng về chính trị”, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đấu tranh kiên quyết với bọn này Đảng phê bình nghiêm khắc nhận thức mơ hồ của một số đảng viên đã hợp tác vô nguyên tắc với chúng trong báo La Lutte (Tranh Đấu) Cuộc đấu tranh của Đảng giúp quần chúng nhận rõ bộ mặt thật của bọn Tơ-rot-kit, kịp thời ngăn chặn âm mưu phá hoại của bọn chúng
2.2 Tính chất, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm
Cuộc vận động dân chủ thời kì 1936 – 1939 đề ra mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình Tuy khẩu hiệu đấu tranh chứa
Trang 13đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính sách cai trị, luật pháp của chính quyền thực dân, nhưng phong trào không hoàn toàn có tính chất cải lương Đây là phông trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức,
do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo Nó hoàn toàn khác với phong trào cải lương do một nhóm địa chủ, tư sản khởi xướng nhằm mục đích xin chính quyền thực dân ban cho một vài quyền lợi kinh tế hàng ngày
và xem đó là mục tiêu cuối cùng Phong trào dân chủ 1936 – 1939, bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ những yêu sách cụ thể, trước mắt Trên cơ sở đó và trong điều kiện thuận lợi mới, sẽ tiếp tục đưa phong trào lên cao hơn, triệt để hơn, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng Đó thật sự là một phong trào cách mạng Trong điều kiện thế giới và trong nước lúc này, dưới ách thống trị của chính quyền thực dân không có tự do dân chủ, những cuộc đấu tranh của quần chúng đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình là một hình thức đấu tranh cách mạng trong giai đoạn cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở nước ta
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, nó thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia Phong trào lan rộng cả thành thị và nông thôn trong phạm vi cả nước Hình thức đấu tranh
Trang 14phong phú, rất hiếm có ở một nước thuộc địa, bao gồm hoạt động hợp pháp, bất hợp pháp với những cuộc bãi công, biểu tình, đưa kiến nghị, đấu tranh trên các lĩnh vực báo chí, nghị trường, với các tổ chức linh hoạt là các hội quần chúng, hội thể thao, hội học chữ Quốc ngữ, hội cấy, hội gặt…
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 thể hiện vai trò tiên phong của giai cấp công nhân, trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng Những cuộc bãi công nổ ra từ nhỏ đến lớn, từ từng xí nghiệp đến toàn ngành, toàn khu vực và đến tổng bãi công Sự phát triển về quy mô trong phong trào 1936 – 1939 thể hiện sự trưởng thành của công nhân về tổ chức, về kỉ luật và về ý thức giai cấp Giai cấp công nhân và nông dân đã thực hiện được liên minh công nông trong đấu tranh Công nhân ở các khu công nghiệp đã hỗ trợ các cuộc đấu tranh của nông dân ở nông thôn và ngược lại Hàng chục vạn nông dân được các đại biểu của giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo đã từ nông thôn tiến về thành phố, cùng với công nhân biểu tình, mít - tinh, đưa yêu sách Sự liên minh của công nhân và nông dân là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết toàn dân theo cương lĩnh Mặt trận Dân chủ
Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
Trang 15liên minh với các đảng, các lực lượng chính trị trong Mặt trận Dân chủ Khẩu hiệu đòi dân chủ, tự do, cơm áo, hòa bình do Đảng đua ra trong một chừng mực nhất định phù hợp với yêu cầu của các tầng lớp trí thức tiến bộ, tiểu tư sản, trung, tiểu địa chủ và một bộ phận tư sản dân tộc Tuy nhiên, Đảng cũng xác định sự liên minh đó là tạm thời ở một số lĩnh vực nhất định và thời gian nhất định, đây là sách lược tạm thờ nhằm phục vụ cho mục tiêu cách mạng
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là một bộ phận của phong trào vô sản thế giới, đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh Cùng mục tiêu chung với nhân dân thế giới, Đảng Cộng sản Đông Dương tạm thời rút khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc Pháp xâm lược, thay bằng khẩu hiệu đánh
đổ bọn phản động thuộc địa Pháp ở Đông Dương, kết hợp đấu tranh giải quyết yêu cầu trước mắt của nhân dân Đông Dương với cuộc đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh của nhân dân thế giới, ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp Cách mạng Việt Nam được sự chỉ đạo của
Quốc tế Cộng sản, sự giúp đỡ và ủng hộ của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp
Phong trào đấu tranh giành dân chủ 1936 – 1939 đã thu được những thắng lợi cụ thể trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng Chính quyền thực dân đã có một số nhượng bộ, như thả nhiều chính trị
Trang 16phạm, ban hành luật báo chí, cải thiện một phần điều kiện lao động, lương bổng cho công nhân, viên chức Nhưng thắng lợi to lớn nhất là phong trào đấu tranh, quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác – Lênin; cán bộ, đảng viên được thử thách, toi luyện, được đào tạo trong thực tiễn cách mạng Đảng tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm, như xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đinh ra các hình thức tổ chức, phương pháp đấu tranh, phương thức hoạt động Đảng cũng rút được kinh nghiệm từ những thiếu sót, thất bại, như chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp để phát huy tinh thần dân tộc trong khuôn khổ đấu tranh giành dân chủ, hoặc đôi lúc, đôi nơi chưa cảng giác với bọn Tơ-rot-kit
Qua phong trào đấu tranh, đội quân chính trị quần chúng đã được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục và phát huy được sức mạnh; uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương sâu rộng trong quần chúng
nhân dân
Đó là kinh nghiệm quí báu nhất, đồng thời là thắng lợi to lớn nhất của phong trào đấu tranh công khai giành dân chủ 1936 – 1939 là biết đề ra đường lối, quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, biết triệt để lợi dụng những khả năng hợp pháp để động viên, giáo dục và tổ chức đội quân chính trị quần chúng, đấu tranh trong một mặt trận dân chủ rộng rãi Qua báo chí, sách xuất bản và những cuộc mit tinh, biểu tình,