Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tác phẩm đặc sắc thể hiện cái nhìn chân thực về cuộc sống đời thường đi tìm chất ngọc ẩn sâu trong những người lam lũ vất vả... là tác phẩm tiêu biểu của chương trình lớp 12 và là kiến thức trọng tâm ôn luyện cho học sinh thi THPT Quốc gia.
Trang 1CHUYÊN ĐỀ ÔN LUYỆN THPT QUỐC GIA
TÁC PHẨM: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
"Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu - tác phẩm đặc sắc thể hiện cái
nhìn chân thực về cuộc sống đời thường đi tìm chất ngọc ẩn sâu trong những người
lam lũ vất vả là tác phẩm tiêu biểu của chương trình lớp 12 và là kiến thức trọng
tâm ôn luyện cho học sinh thi THPT Quốc gia
D Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa; hệ thống các câu hỏi, các bài tập nângcao, các đề thi Đại học, THPT Quốc gia những năm gần đây
E Cấu trúc đặc trưng của chuyên đề
- Minh họa bằng các câu hỏi, các dạng đề tương ứng với mức điểm trong matrận - Hướng dẫn học sinh phát hiện những nét cơ bản sau đó giáo viên hệ thốngtóm tắt trả lời các câu hỏi
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, tìm dẫn chứng, giáo viên chọnphương án thích hợp với loại câu hỏi phần làm văn (phần vận dụng)
G Dự kiến số tiết bồi dưỡng, ôn luyện: 8 tiết
I MỤC TIÊU
1 Nội dung:
- Cảm nhận những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệthuật Phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện: nghệ thuật chânchính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời
- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, cáchtriển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bútbản lĩnh và tài hoa
2 Kĩ năng
- Kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại
- Kĩ năng sống
Trang 2+ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảmhứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại,qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân
+ Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề vàgiải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm
3 Thái độ :
- Ý thức đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt trong
cuộc sống
- Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn
H NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta.”
Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, NguyễnMinh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâukhám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự Tâm điểm những khám phánghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằnkiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách…
Tác phẩm chính : Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành , Bến quê , phiên chợ Giát , Chiếc thuyền ngoài xa ,
2 TÁC PHẨM
a Xuất xứ
Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” in đậm phong cách tự sự - triết lí của
Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự củanhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai Truyện ra đời trong hoàn cảnh đất nước tađang dần đổi mới , cuộc sống kinh tế có nhiều mặt trái , nhiều tồn tại khiến người taphải băn khoăn.Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau đượcnhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987)
b.Tóm tắt
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý,trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnhvới cảnh biển buổi sáng có sương mù Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiếnđấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng
là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm,Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích Nhưng chính từ chiếc
Trang 3thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài , lão đànông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình Thằng Phác,con lão che chở người mẹ đáng thương Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của chamình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnhlão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùnglàm vũ khí để bảo vệ mẹ Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác.Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà ánhuyện Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảmthông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên Anh hiểu :không thể đơn giản và sơ lược khi nhìnnhận mọi hiện tượng của cuộc đời.
c Chủ đề :
Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bứcảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cáchnhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện rabản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
d Giá trị nội dung và nghệ thuật :
* Nội dung: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời
sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn
về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều,phát hiện ra bản chất sự thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
+ Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư phù hợp với nhận thức
+ Ngôn ngữ giản dị đằm thắm mà đầy dư vị
Hệ thống các câu hỏi và các dạng đề minh họa cụ thể:
I Ph n ầ đọc hiểu: (3,0 đi m ể )
Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời
cổ Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha
Trang 4đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau :
1 Nêu những ý chính của văn bản?
2 Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản ?
3 Câu văn Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa
có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ sử dụng biệp pháp tu từ gì? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
4 Các tính từ láy loè nhoè, hồng hồng, phăng phắc, khum khum đạt hiệu quả nghệ
thuật như thế nào trong việc thể hiện bức tranh chiếc thuyền ngoài xa?
5 Từ văn bản, viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quan niệm: cái đẹp chính
là đạo đức.
*Gợi ý trả lời :
Câu 1: Những ý chính của văn bản:
Văn bản tả lại một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện
trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu
vào…Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện, làm
dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gộtrửa, thanh lọc
Câu 2 : Các phương thức biểu đạt trong văn bản : tự sự, miêu tả và biểu cảm
Trang 5Câu 3 : Câu văn Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ sử dụng biệp pháp tu từ so sánh: trắng như sữa, im phăng phắc như tượng
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh đó là: làm đậm thêm chấttạo hình của bức tranh chiếc thuyền ngoài xa khi tiến vào bờ
Câu 4 :Các tính từ láy loè nhoè, hồng hồng, phăng phắc, khum khum đạt hiệu quả
nghệ thuật trong việc thể hiện bức tranh chiếc thuyền ngoài xa: làm tăng cườngthêm độ huyền ảo, như hư như thực của bức tranh vào buổi sớm mai
Câu 5 Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quan niệm: cái đẹp chính là đạo đức
đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tâm trạng của nhân vật tôi khi phát hiện vẻ đẹp toàn bích củachiếc thuyền ngoài xa
- Cái đẹp là gì? Đạo đức là gì ? Tại sao cái đẹp chính là đạo đức?
- Ý nghĩa tác dụng của cái đẹp trong việc thanh lọc tâm hồn, hình thành nhâncách con người
- Bài học nhận thức và hành động?
Đề 2:
Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau :
1 Nêu những ý chính của văn bản?
2 Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?
3 Xác định phép ẩn dụ, phép so sánh trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật củachúng
Trang 64 Câu văn Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông có ý nghĩa gì?
5 Từ văn bản, viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệthuật và cuộc sống?
*Gợi ý trả lời :
Câu 1: Những ý chính của văn bản:
-Văn bản tả tấm ảnh làm lịch năm ấy của nhân vật Phùng
- Cảm xúc của nhiếp ảnh Phùng khi mỗi lần ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm
ảnh , anh thấy người đàn bà miền biển bước ra từ tấm ảnh với tất cả sự nhọc nhằn,lam lũ, khổ đau
Câu 2 :Văn bản trên được viết theo phương thức tự sự là chính
Câu 3 :- Phép ẩn dụ : cái màu hồng hồng của ánh sương mai, bãi xe tăng hỏng,một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch …
- Phép đối lập: tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ và đối lập : màu hồng hồnggợi chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật
Hình ảnh “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” gợi là hiện thân của
những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời Từ đó, nhà văn muốn gửi gắm quanniệm: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống Nghệ thuậtchính là cuộc đời và phải vì cuộc đời
Câu 4 : Câu văn Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông có ý nghĩa: diễn tả cái dáng miền biển ở nhân vật
của người đàn bà hàng chài Bởi, tả dáng đi của gã chồng vũ phu, Nguyễn Minh
Châu cũng dùng chữ này: “Lão đi chữ bát, bước từng bước chắc chắn” Như thế,
dáng bước chắc chắn hòa vào đám đông của mụ không phải là tín hiệu của niềm lạcquan, trái lại, thể hiện niềm lo âu của tác giả Bởi nó chính là khái quát cuối cùng:tình trạng khốn khổ này không hề cá biệt, cả đám đông kia, ai cũng là một ngườiđàn bà như thế Câu văn canh cánh một niềm lo âu không chỉ thể hiện tình thươngyêu đối với những kiếp lầm than, cay cực mà còn là tiếng kêu giải phóng con ngườikhỏi đói nghèo, tăm tối, lạc hậu, để có thể xóa bỏ được cái xấu cái ác, làm cho conngười được sống xứng đáng với con người Muốn vậy, không còn giải pháp nàokhác ngoài con đường cách mạng Ấy là một cuộc cách mạng diệt trừ cái xấu cái
ác, xóa bỏ các thứ bạo lực để con người ngày càng hoàn thiện, đất nước ngày càngđẹp tươi Cuộc cách mạng ấy đã và đang về, chứ không còn là dự cảm, là kì vọng
Trang 7đau đáu của một nhà văn suốt đời không ngừng trăn trở về số phận nhân dân vàtrách nhiệm của người cầm bút – Nguyễn Minh Châu.
Câu 5 Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về về mối quan hệ giữa nghệ thuật vàcuộc sống đảm bảo các ý: Nghệ thuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài,nhất là cái vẻ đẹp tuyệt vời thơ mộng, mà còn phải nhìn thấy bề sâu, bề sau củacuộc đời , mà tâm điểm chính là con người với số phận đa đoan, với mọi nhọc nhằn
và cả khổ đau, không hiếm những ngang trái bi kịch Cuộc đời đâu phải chỉ toànmàu hồng, cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí.Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn : đẹp – xấu, thiện –ác Nhà văn nhắc nhở người cầm bút phải vất bỏ thói quen mỹ lệ hóa hiện thực đờisống, tránh dễ dãi về cách nhìn và phô bày đời sống một cách đơn giản Nghệ thuậtchỉ bằng lòng với việc "chụp ảnh” từ "ngoài xa”, từ bên ngoài là thứ nghệ thuật hời
hợt, giả dối, vô trách nhiệm, phi đạo đức
II Phần làm văn ( 7 điểm)
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập “ Bếnquê “, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tuyển tập truyện ngắn của mình, innăm 1987 Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được mộttình hưống truyện vô cùng đặc sắc
2 Thân bài
a Định nghĩa tình huống truyện:
Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó,cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắcnét nhất
b Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toà án huyện
Trang 8- Ở ngoài bãi biển
+ Nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho trên một vẻ đẹp mờsương, mặt biển mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần:hình ảnh chiếc thuyền lướt vó nhạt nhoà trong làn sương mù màu trắng buổi bìnhminh… Phát hiện ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh phúc, tưởngtâm hồn mình được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp các tận Thiện, tậnMĩ
+ Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực trớ trêu vàđầy nghịch lí như trò đùa quái ác của cuộc sống Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyềnngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và camchịu, một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợ như một phươngcách giải toả những ấm ức khổ đau Phùng cay đắng nhận thấy: hoá ra đằng sau cái
vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương lại là một sựthực tàn nhẫn của bi kịch gia đình Đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của cuộcđời Cái vẻ đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa ta như vậy
- Trong toà án huyện là nghịch lí: người đàn bà hang chài van xin để toà cho chịđược sống cùng người chồng vũ phu Câu chuyện về cuộc đời chị đã giúp cho nghệ
sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra được những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc đời
c.Ý nghĩa tình huống truyện:
- Giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật: cái bên ngoàichưa hẳn là bản chất thật bên trong, nhiều khi còn đối lập với phẩm chất bên trong,không phải bao giờ cái Đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, vì thế, cần phải có cáinhìn đa chiều sâu sắc, cảm thông với cuộc sống và con người Thể hiện tuyên ngônnghệ thuật về trách nhiệm người nghệ sĩ: Không nên tách rời nghệ thuật với cuộcđời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật; nghệ sĩ khôngđược nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm,
và biết trăn trở về con người
- Thể hiện một cách rõ nét nhất khả năng ứng xử, phẩm chất, tính cách của cácnhân vật:
* Người đàn bà:
+ Chịu nhiều thua thiệt, éo le của số phận, cuộc đời chất chồng những cay đắng khổđau: vất vả trong công cuộc mưu sinh, thường xuyên bị hành hạ về thân xác, đaukhổ dằn vặt về tinh thần
+ Nhưng ở chị vẫn ngời lên chất ngọc lấm láp từ cuộc sống còn nhiều vất vả đắngcay: nhẫn nhịn, chịu đựng hi sinh vì con, là người đàn bà từng trải sâu sắc, thấu
Trang 9hiểu các lẽ đời, vị tha, nhân hậu, bao dung, biết chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ đểlàm nên ý nghĩa cuộc đời.
*Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu
+ Là những người chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu vì sự sống của dân tộc, trở
về với cuộc sống đời thường, vẫn say mê khám phá cái đẹp, đấu tranh với cái ác.+ Hiện thực trớ trêu, đầy nghịch lí của cuộc đời đã giúp cho họ nhận thức đượcnhững chân lí, những lẽ đời sâu sắc
- Tình huống truyện góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.+ Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tớinạn bạo hành gia đình Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải quabao hi sinh gian khổ nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con ngườicòn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của cách mạng, của cộng đồng
+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủinhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội Lên án, đấu tranhvới cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình Phát hiện, ngợi ca nhữngphẩm chất tốt đẹp của người lao động
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Giới thiệu nội dung trọng tâm bài viết : người đàn bà hàng chài
2 Thân bài :
a Ngoại hình:
- Thân hình cao lớn, thô kệch, rỗ mặt; khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt ; tấm lưng
áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng
- Hiện thân của cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn
b Số phận lam lũ, nhọc nhằn :
- Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ
Trang 10- Nạn nhân của nạn bạo hành gia đình.
c Phẩm chất :
* Bề ngoài cam chịu nhẫn nhục nhưng có một tâm hồn sâu sắc thấu hiểu lẽ đời:
- Bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, vẫn cắn răng chịu đựng
- Phản ứng của thằng con chị chỉ biết “chắp tay vái lấy vái để”
- Không hề cam chịu một cách vô lí, không hề ngờ nghệch, đó là sự lựa chọn bấtđắc có tính toán kĩ lưỡng từ trước để bảo vệ hạnh phúc gia đình
- Chị kiên quyết không bỏ chồng, từ chối sự giúp đỡ của chánh án Đẩu, với ba lí dothiết thực : cần có người đàn ông để chèo chống khi phong ba biển động, để cùngnuôi dạy các con, “trên thuyền cũng có lúc gia đình chị sống hòa thuận hạnh phúc”
- Hiểu sâu sắc về cuộc đời : dạy cho chánh án Đẩu, nghệ sĩ phùng, cách nhìn nhận
về con người và cuộc đời “Các chú đâu có phải là người làm ăn …”; “ Các chúkhông phải là đàn bà,”;
* Có tấm lòng bao dung, tận tâm bao bọc, hi sinh vì con :
- Cái nhìn bao dung với người đàn ông (thấu hiểu anh ta cũng là nạn nhân của hoàncảnh sống)
- Hi sinh vì con: chấp nhận bị chồng đánh, xin được đánh ở trên bờ để khỏi tổnthương các con
- Không khóc khi chồng đánh mà khóc khi con chứng kiến hoàn cảnh của chị vìhoàn cảnh của chị đã làm tổn thương các con
* Biết chắt chiu những niềm hạnh phúc bình dị đời thường, sống âm thầm kín đáo:
- Nâng niu, trân trọng những giây phút hạnh phúc “cũng có lúc vợ chồng con cáichúng tôi sống hoà thuận vui vẻ”, “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng được
ăn no”
-Tình thương và nỗi đau “cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽđời” chị “chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”
d Nghệ thuật:
- Tạo hình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
- Nghệ thuật trần thuật khách quan, gần gũi, chân thực (kể qua lời nhân vật trongtác phẩm)
- Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư phù hợp với nhận thức
3 Kết bài :
Trang 11- Đánh giá khái quát về người đàn bà hàng chài : Thấp thoáng trong ngườiđàn bà hàng chài ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu,bao dung, giầu lòng vị tha, đức hi sinh.
- Khái quát về tác phẩm
Đề 3: Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
* Gợi ý trả lời:
- Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm, kết cấu bài viết chặt chẽ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp
- Yêu cầu về kiến thức;
Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cầnphải thể hiện được yêu cầu của đề: Hình tượng người nghệ sĩ, bức ảnh nghệ thuật,hiện thực cuộc sống trên chiếc thuyền ngoài xa, biển mù sương biểu hiện rõ quanđiểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
1 Mở bài.
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm
-Nêu vấn đề
2 Thân bài
a Bản chất của cái đẹp trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu:
+ Trong tác phẩm: đối tượng biểu hiện, hình thức, ý tưởng đều hướng tới cái đẹp.Là
sự đồng nhất giữa hai phạm trù: cái đẹp- đạo đức
+ Bức ảnh: là sự gắn kết hài hòa của cuộc sống , của con người, thiên nhiên và cuộcsống sinh tồn trên chiếc thuyền lặng phắc trước bình minh
+ Khoảnh khắc tuyệt vời của nghệ thuật vẫn chưa là tất cả Cuộc truy tìm chân lí,
sự thật, cái đẹp vẫn chưa kết thúc.Bức ảnh không phải là nhầm lẫn ngộ nhận, sự dốilừa, nhưng cái thế giới ẩn sau nó là điều bí ẩn của người nghệ sĩ.Để hiểu nó, ngườinghệ sĩ phải tiếp tục khám phá sự thật ẩn sau cái khoảnh khắc ấy…
b Thế giới nhân sinh đầy nghịch lí và bi kịch ẩn chứ sau khoảnh khắc đột khởi của cái đẹp trong bức tranh:
+ Sự thật phơi bày ngay sau khoảnh khắc ấy, không phải là sự đối nghịch mà là sựsoi tỏ bản chất của khoảnh khắc kì lạ
+ Khoảnh khắc lặng yên và bùng nổ xung đột bi kịch, chứa đựng năng lượng tiềmtàng lớn của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.Sự nhìn thấy ở bãi cát là sự bùng
nổ, sự phát lộ toàn bộ những xung đột.Bi kịch làm cho người nghệ sĩ phẫn nộ