Về hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 49)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.2. Về hành vi đạo đức

Phần lớn thanh niên tích cực học tập, lao động, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ vƣơn lên trong cuộc sống, có ý chí phấn đấu bền bỉ, luôn biết vƣợt qua mọi thách thức để làm giàu cho bản thân, gia đình và cống hiến cho đất nƣớc. Trong thực tiễn đã và đang xuất hiện một lớp thanh niên tiên tiến trong học tập, lao động và công tác. Hàng năm có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học của thanh niên trong các giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, giải thƣởng “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - Vifotec”. Trong các doanh nghiệp, có rất nhiều giám đốc, cán bộ quản lý ở độ tuổi thanh niên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, đầy trách nhiệm trong công việc, nhiệt huyết, sáng tạo và quyết đoán. Những sáng kiến với hàm lƣợng trí tuệ cao cùng ý chí vƣợt qua khó khăn sẵn sàng cống hiến sức trẻ của họ đã đem lại hiệu quả kinh tế cao làm giàu cho đất nƣớc.

Trong nhiều năm qua, phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ cả nƣớc đã đem lại những kết quả thiết thực và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng nhân dân cả nƣớc. Năm 2014 đƣợc gọi là năm thanh niên tình nguyện. Đƣợc biết, hƣởng ứng Chiến dịch 2014, tuổi trẻ cả nƣớc đã có những hoạt động hƣởng ứng nhƣ: đƣa thanh niên, sinh viên tình nguyện ra các đảo đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Đề án Đảo Thanh niên; xây dựng hệ thống cột cờ chủ quyền tại 6 đảo tiền tiêu của Tổ quốc; đồng hành ngƣ dân trẻ ra khơi, hỗ trợ trang bị các tàu cá vỏ thép, xây dựng các Đội thanh niên xung kích ra khơi đánh bắt hải sản ở vùng biển Trƣờng Sa, Hoàng Sa; tổ chức hành trình Tuổi trẻ vì chủ quyền biển, đảo Việt Nam…Ngoài ra còn có các hoạt

động khác nhƣ: giúp đỡ gia đình thƣơng binh liệt sĩ, ngƣời có công với cách mạng, những ngƣời tàn tật, khó khăn, tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, ôn tập, bồi dƣỡng kiến thức văn hóa cho học sinh yếu, động viên học sinh trở lại trƣờng góp phần hạn chế tình trạng bỏ học; tham gia giữ gìn trật tự giao thông, hƣớng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham gia xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, tình thƣơng, công trình giao thông thủy lợi; phổ biến chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, tuyên truyền, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; phổ cập tin học, sử dụng internet để ứng dụng vào học tập lao động, sản xuất.

Bên cạnh phần lớn thanh niên có hành vi đạo đức tích cực thì một bộ phận không nhỏ thanh niên có những hành vi vi phạm đạo đức, có lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa trái với thuần phong mỹ tục. Hành vi vi phạm

đạo đức thể hiện từ việc sao nhãng học tập, không trung thực, cải vã với cha mẹ, đánh nhau với bạn, vô lễ với thầy cô, thích thể hiện bản thân một cách thái quá, không quan tâm đến ngƣời khác, gian lận trong học tập và thi cử [xem bảng phụ lục 1.2] đến thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội. Biểu hiện cụ thể là:

Trong gia đình thì những giá trị truyền thống tốt đẹp như: kính trên nhường dưới, chị ngã em nâng, gọi dạ bảo vâng đứng trước nguy cở băng hoại. Nếu nhƣ trƣớc đây con cái hiếu thảo với cha mẹ bao nhiêu thì ngày nay

con cái lại vô tâm, thờ ơ với cha mẹ bấy nhiêu, biểu hiện rõ nét nhất là lối sống hƣởng thụ, lƣời lao động, sống bám vào cha mẹ, suốt ngày chỉ biết ngửa tay xin tiền để tiêu xài vào những việc vô bổ. Nhiều sinh viên viện cớ nộp học phí không ngừng gọi điện thoại về than vãn nài nỉ cha mẹ để xin tiền tiêu xài phung phí, họ đâu biết đó là mồ hôi, nƣớc mắt, là sự chắt chiu dành dụm của cha mẹ mà dẫu có biết họ vẫn tỏ ra thờ ơ, vô tâm. Bên cạnh đó nhiều thanh niên có hành vi vô lễ với ông bà cha mẹ, trộm tiền của cha mẹ đi chơi game.

Lại có những sinh viên viện cớ ngồi học, không phụ giúp bố mẹ, suốt ngày mở facebook để đăng những hình ảnh không đâu, thậm chí có những dòng tâm sự nhƣ thế này của một nam sinh trƣờng đại học Ngoại thƣơng Hà Nội khi chàng trai này dùng những từ ngữ khá phản cảm để chê bai mẹ nấu ăn không ngon. Trích dẫn trên báo Phunutoday ngày 18/2/2014. Theo đó, đoạn

status của nam sinh viên có nickname L.T.H có nội dung:

“Nấu với nướng gì mà như … í. Mẹ với cả mung. Sao đời mình giống Rapunzel (công chúa tóc mây) trong Tangled thế. Rau thì già như gì xin lỗi như rau lợn í, tôm thì cắt nát bét ra. Thôi thì có gì ăn vậy cho no cái bụng, mình đâu soi siếc gì đâu. Đàn ông con trai ai lại săm xía vào chuyện bếp núc. Sao cái đời mình lại gặp phải bà mẹ như thế này huhu. Có ai vào tâm sự với buồn quá.”

Xin tiền cha mẹ già không đƣợc lấy dao uy hiếp cha mẹ. Trích dẫn sau đây trên báo Pháp luật ngày 29/7/2014. Bắt nghịch tử “xin tiền” mẹ bằng dao.

Ngày 24/7/2014 báo mới đưa tin, Nguyễn Văn Thành (30 tuổi, ở quận Phú Nhuận). Sau khi ăn cơm trưa, Thành xin bà Nguyễn Thị Mười (63 tuổi) mẹ ruột của Thành 500.000 đồng để đi chơi nhưng bà M. không cho.Tức tối, Thành chửi bà Mười rồi rút trong túi quần ra một con dao xếp chĩa vào ngực mẹ và hăm dọa bà, nếu không đưa tiền thì sẽ đâm. Do hoảng sợ, bà Mười đưa cho Thành 300 ngàn đồng, nhưng Thành không chịu mà nhất quyết đòi bà phải đưa thêm 200 ngàn đồng. Thấy Thành quá hung hãn, bà Mười phải đưa thêm tiền cho Thành.Những người dân cùng xóm chứng kiến sự việc quá bất bình đã gọi điện thoại báo Công an phường 17, quận Phú Nhuận. Khuya 24/7, khi Thành về nhà tiếp tục đe dọa xin tiền mẹ thì bị công an phường tạm giữ chuyển giao Công an quận Phú Nhuận xử lý. Tại trụ sở, Thành thừa nhận hành vi như nêu trên.

thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong đa số thanh thiếu niên hiện nay, là một hồi chuông báo động về thực trạng đạo đức trong gia đình.

Ở trường học tình trạng lười học tập, lao động, rèn luyện và phấn đấu của một bộ phận thanh niên. Riêng đối với đội ngũ thanh niên sinh viên, bệnh

lƣời học, lƣời nghiên cứu khoa học, bệnh “trung bình chủ nghĩa” đã trở thành những bóng đen u ám học đƣờng các trƣờng đại học, cao đẳng. Từ lâu, một “khẩu hiệu” dƣờng nhƣ đã trở nên phổ biến trong giới sinh viên từ Bắc đến Nam, phản ánh rõ một lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm: “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trƣơng, học tập bình thƣờng, yêu đƣơng là chính”. Tình trạng lƣời biếng của sinh viên từng đƣợc cảnh báo mạnh mẽ trên một số diễn đàn.Theo báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam thì trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên có kết quả học tập trung bình và yếu kém vẫn còn rất cao (66,15% trung bình, 10,85% yếu kém), trong khi tỷ lệ sinh viên giỏi và xuất sắc chỉ chiếm 4,69%. [76;319]. Ngay cả phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, một phong trào tiêu biểu nhất cho tính năng động, sáng tạo của sinh viên, cũng chỉ thu hút đƣợc chƣa tới 10% tổng số sinh viên tham gia. Tình trạng thanh niên Việt Nam kém ngoại ngữ, yếu kỹ năng và năng lực thực hành thì càng trầm trọng hơn, do kết quả của một lối sống, học tập lƣời biếng, buông thả. Những hiện tƣợng nhƣ gây gổ, đánh nhau của sinh viên ngay trên giảng đƣờng cũng đang là những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Bởi nó đã phản ánh tình trạng xuống cấp về đạo đức,lối sống trong sinh viên.

Bên ngoài xã hội một bộ phận thanh niên có lối sống buông thả. Theo ý

kiến của PGS.TS Phạm Hồng Tung thì:“Buông thả bản thân không có nghĩa là con ngƣời đạt tới trạng thái “tự do ,tự tại” mà là khi con ngƣời bất chấp bản thân mình, tự coi mình nhƣ một cá thể vô giá trị, là đồ bỏ đi, bị văng ra ngoài lề xã hội hoặc tự đặt mình ra khỏi hệthống xã hội hiện tồn, từ chối đảm nhận bất kỳ vai trò (role) nào trong xã hội. Và do đó, những ngƣời này sống hằng

ngày theo thói quen, dục vọng, bản năng của mình, không cần biết đến tƣơng lai, gia đình, xã hội. Họ có thể sa vào bất kỳ tệ nạn xã hội nào, thậm chí phạm bất kỳ tội ác nào”[66;300]. Ở cấp độ nhẹ của lối sống buông thả thể hiện ra bên ngoài là lƣời học tập, lƣời lao động, chán nản. Ở cấp độ cao hơn là sa vào các tệ nạn xã hội nhƣ nghiện ma túy, nghiện internet, nghiện game, mại dâm và lây nhiễm HIV/AIDS từ say rƣợu, lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện khác, nghiện internet đến mức hoang tƣởng, đi bụi, nghiện vũ trƣờng vv. Ở mức độ nguy hiểm hơn là vi phạm pháp luật, tập trung nhậu nhẹt, tổ chức đua xe, tổ chức cá độ, gần đây có rất nhiều bài báo đƣa tin hàng loạt vụ hành hung gây thƣơng tích, giết ngƣời cƣớp của ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Chẳng hạn vụ cƣớp tiệm vàng Ngọc Bích của Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, Nguyễn Văn Hiếu (1987), quê ở Nha Trang giết ngƣời yêu tại nhà nghỉ rồi uống thuốc tự tử, Huỳnh Quang Đức 21 tuổi, sinh viên trƣờng Đại Học Kinh tế Đà Nẵng giết ngƣời yêu rồi nhảy lầu tự tử…thậm chí thành lập nhóm côn đồ đi đánh nhau. Trích dẫn sau đây trên báo Pháp luật ngày 27/8/2014.

Trưa 22/8/2014, nhóm thanh niên cầm kiếm, mã tấu rượt đuổi, đâm chém khiến một người thiệt mạng. Tại hiện trường, cảnh sát thu kiếm và khẩu súng ngắn.12h30, Trần Kim Tài (21 tuổi) đang ở trong nhà tại hẻm 58 Tôn Thất Thuyết, quận 4 thì bị khoảng 6-7 người đi xe máy cầm mã tấu ập vào truy sát. Chạy ra khỏi nhà chừng 20m, anh Tài cùng một người bạn nhặt gạch đá ném trả và bị nhóm này vây đánh. Anh Tài bị chúng đâm, chạy vào con hẻm cách nhà khoảng 50 m thì gục xuống vũng máu và tử vong. Người bạn của anh chạy thoát khi luồn lách vào các con hẻm. Sự việc diễn ra như phim hành động. Nhóm hung thủ cầm kiếm, mã tấu từ hai đầu hẻm ập vào căn nhà, truy sát hai người đàn ông

Vụ sát thủ đất Cảng đăng trên báo Pháp luật ngày 12/6/2014.

điều một thanh niên chở Liên đến địa chỉ người nợ tiền Tuấn để “dằn mặt” con nợ. Tuấn và Đại ngồi tại quán nước, còn Liên lên xe do thanh niên lạ mặt được điều đến đi tìm người nợ tiền Tuấn. Người này đang ngồi uống bia với một số thanh niên trong nhà. Chiếc xe chở Liên đỗ xịch trước cửa nhà. Được chỉ mặt, Liên vẫn ngồi sau xe của gã thanh niên kia, ngay lập tức rút súng nhằm thẳng vào “con nợ” của Tuấn nổ liền 3 phát đạn. Sau đó, xe chở Liên quay về chỗ Tuấn và Đại đang ngồi chờ. Liên nói với Tuấn: “Em vừa bắn nó xong”.Đối tượng tên là Giang Thanh Liên, sinh 1993, ở tổ Quỳnh Cư 1, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

Có thể khẳng định rằng, đạo đức ở thanh niên hiện nay đang bị biến dạng, suy thoái. Điều đáng nói là ngay cả sinh viên, tầng lớp trí thức lại có những hành vi vi phạm đạo đức trầm trọng dẫn đến vi phạm pháp luật. Cho dù xu hƣớng lối sống, thế ứng xử này chỉ đặc trƣng cho một bộ phận nhỏ thanh niên chăng nữa thì tác động của nó đối với xã hội và phản ứng của công luận đối với lối sống và thế ứng xử đó đều rất mạnh mẽ. Sự tồn tại những hành vi vi phạm đạo đức trên cũng là hồi chuông báo động để chúng ta có biện pháp ngăn chặn, nếu không hậu quả sẽ khôn lƣờng.

2.2.3.Về quan hệ đạo đức

Hiện nay quan hệ xã hội trở nên rộng mở, đa dạng, phong phú hơn do đó, quan hệ đạo đức của thanh niên cũng biến đổi theo hƣớng ngày càng rộng mở và phong phú hơn. Nó bao gồm quan hệ với cha mẹ, chị em, họ hàng, với bạn học, bạn chat, với ngƣời yêu, với đồng nghiệp, đồng chí, với đối tác kinh doanh, với thành viên của các tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia và các mối quan hệ xã hội khác. Quan hệ ông bà cháu, cha mẹ con, anh em, vợ chồng, họ hàng mang tính tự chủ, bình đẳng hơn thể hiện ở sự gần gũi, chia sẻ về nhu cầu, sở thích, công việc trong cuộc sống, ít có sự áp đặt, của ngƣời trên đối với ngƣời dƣới, của chồng đối với vợ. Mối quan hệ giữa với đồng nghiệp,

đồng chí, với đối tác kinh doanh, với thành viên của các tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia ngày càng gắn bó trên cơ sở vì yêu cầu hiệu quả công việc, lợi ích chung và lợi ích của mỗi ngƣời. Tuy nhiên, các mối quan hệ của thanh niên với gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng cũng có xu hƣớng không gắn bó chặt chẽ nhƣ trong thời kỳ trƣớc. Các quan hệ xã hội, quan hệ đạo đức của thanh niên trở nên lỏng lẻo, kém sâu sắc, sai lệch.

Quan hệ giữa con cái với cha mẹ thiếu tính trung thực, con cái thƣờng hay nói dối cha mẹ, mối quan hệ giữa thầy trò thiếu lễ nghĩa, học trò vô lễ với thầy cô, đánh thầy, mối quan hệ giữa bạn bè thiếu sự tín nhiệm, thƣờng hay gây gỗ, đánh nhau với bạn, các mối quan hệ trong xã hội ngày càng tệ hại, tình trạng hiếp dâm, giết ngƣời, cƣớp của ngày càng tăng là biểu hiện của sự suy thoái quan hệ đạo đức của thanh niên ngày nay. Một loạt hành vi vô đạo đức đối với thầy cô giáo trong thời gian qua nhƣ hồi chuông báo động về sự mai một truyền thống “tôn sƣ, trọng đạo”, suy yếu quan hệ đạo đức cao đẹp giữa thầy và trò của thanh niên. Nhiều trƣờng hợp học sinh hành hung giáo viên, chém nhau trong trƣờng học, trƣớc cổng trƣờng, đánh đập và làm nhục bạn. Nghiêm trọng hơn, nhiều trƣờng hợp thanh thiếu niên vì tiền, vì đua đòi vật chất mà giết ngƣời, cƣớp của. Trong những trƣờng hợp trên, các mối quan hệ của thanh niên không dựa trên cơ sở bổn phận, lƣơng tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích chung mà chỉ vì lợi ích vật chất, vì thỏa mãn những dục vọng thấp hèn của bản thân. Đó là do sự tác động từ mặt trái của quy luật thị trƣờng, từ ma lực của đồng tiền, của hàng hóa, của các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ internet, điện thoại di động, máy nghe nhạc nén, của phim sex, thuốc lắc, ma túy.

Mặc dù, tình trạng đó không phải là phổ biến ở đa số thanh niên nhƣng cũng thể hiện sự biến đổi quan hệ đạo đức của thanh niên theo chiều hƣớng xấu cần đƣợc ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt, quan niệm về đạo đức trong quan

hệ nam nữ, quan hệ trong tình yêu có sự thay đổi lớn. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên có quan niệm dễ dãi trong quan hệ tình dục nam nữ, gắn với sự chung sống tạm bợ, không tính đến chuyện hôn nhân nghiêm túc và lâu dài. Đó là những biểu hiện của lối sống bắt chƣớc phƣơng Tây: Nam nữ ăn ở với nhau, chán thì chia tay; nếu nữ có thai thì đi nạo, phá thai, hay có con thì tự nuôi… Chủ nghĩa độc thân cũng phát triển trong nam nữ thanh niên nƣớc ta hiện nay. Sống độc thân nhƣng khi cần vẫn có quan hệ tình dục với nam hay nữ, vì họ không coi trọng quan hệ tình dục nam nữ phải gắn với hôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)