Một bộ phận thanh niên thiế uý thức rèn luyện đạo đức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 65)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.3. Một bộ phận thanh niên thiế uý thức rèn luyện đạo đức

Tự giáo dục, rèn luyện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc hình thành đạo đức của thanh niên. Một số không ít thanh niên thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, chƣa xác định đƣợc lý tƣởng sống đúng đắn, thụ động, thờ ơ và trông chờ ỷ lại gia đình, nhà trƣờng, xã hội. Những thanh niên này thƣờng có tâm trạng buồn chán, dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động không lành mạnh, sai trái. Với tâm trạng buồn chán, sống không có lý tƣởng, không có hoài bão và mục đích sống cao đẹp, thanh niên rất dễ bị ảnh hƣởng bởi những tiêu cực của xã hội nhƣ chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hƣởng lạc, chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, sa vào tệ nạn xã hội, đánh mất nhân cách. Nếu họ không tự khắc phục tâm trạng chán nản, tự ý thức, tự giáo dục, tự tu dƣỡng rèn luyện bản thân thì mọi nỗ lực tác động bên ngoài dù tốt đến đâu cũng vô ích.

Hiện nay, một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện bản thân, lƣời lao động, lƣời học tập, ngại khó, ngại khổ, chƣa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình, địa phƣơng, đơn vị; không có ý chí vƣơn lên

làm giàu cho bản thân và xã hội, có những thanh niên có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên còn lệch lạc, đề cao hƣởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần tƣợng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những ngƣời xung quanh. Một bộ phận thanh thiếu niên không tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội, các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trƣờng, địa phƣơng tổ chức; không dám đấu tranh với sai trái, tiêu cực, thờ ơ, vô cảm trƣớc nỗi đau của ngƣời khác, ích kỷ, bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến tình hình đất nƣớc; một số thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Đó là những biểu hiện đáng lo ngại về việc thiếu ý thức, thiếu sự tự rèn luyện đạo đức bản thân.

Trong quá trình tự giáo dục, rèn luyện, điều kiện và ảnh hƣởng bên ngoài là tất yếu, không thể thiếu, nhƣng rốt cuộc nó có hiệu quả nhƣ thế nào đƣợc quyết định bởi sự tự giác của cá nhân. Sự tự giác trong rèn luyện đạo đức không phải đƣợc sinh ra mà là từng bƣớc bồi dƣỡng mà có. Xuất phát từ những biểu hiện mang tính đặc thù về tâm lý lứa tuổi và về đạo đức của thanh niên, việc tự giáo dục, rèn luyện của thanh niên cần đƣợc khích lệ, đề cao. Gia đình, nhà trƣờng và xã hội là môi trƣờng, điều kiện để hỗ trợ thanh niên bồi dƣỡng sự tự giác rèn luyện đạo đức. .

Nhƣ vậy, thanh niên là lứa tuổi đang ở giai đoạn trung gian chuyển tiếp giữa trẻ em và ngƣời lớn, trình độ nhận thức, đánh giá về đạo đức cao hơn so với thiếu nhi và thiếu niên nhƣng chƣa thật rõ rệt, chƣa hoàn thiện nên bên cạnh sự tự giác của thanh niên, việc tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi giúp thanh niên tự giáo dục, rèn luyện đạo đức là hết sức cần thiết. Trong đó, bản thân thanh niên phải tự tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức của mình để trở thành nƣời vừa có tài vừa có đức, bởi lẽ “có tài mà không có đức cũng trở thành ngƣời vô dụng” nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói.

Tiểu kết chƣơng 2

Thanh niên là công dân đủ từ 16 đến 30 tuổi, là độ tuổi quá độ từ trẻ con sang ngƣời lớn. Ở giai đoạn này về thể chất phát tiển đạt đến đỉnh cao nên thƣờng năng động, nhiệt huyết,về tâm lý đƣợc định hình và ổn định một cách tƣơng đối cho nên cần có những định hƣớng đúng đắn để giúp họ phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. Trong bất kì dòng chảy lịch sử nào thì thanh niên cũng có vai trò to lớn đối với đất nƣớc, bên cạnh tài năng thì đạo đức cũng là nhân tố hết sức quan trọng nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Bên cạnh những thanh niên có lý tƣởng, hoài bão cao đẹp, siêng năng học hỏi, năng động, sáng tạo, tích cực làm việc làm giàu cho bản thân và tích cực tham gia vào các hoạt tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội thì một bộ phận thanh niên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tƣởng, chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tƣơng lai của bản thân và đất nƣớc. Nguyên nhân của thực trạng đạo đức của thanh niên hiện nay không đơn giản chỉ do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trƣờng mà còn do thể chế kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc pháp quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chƣa hoàn thiện mà bên cạnh đó gia đình, nhà trƣờng cũng có tác động không nhỏ. Gia đình, nhà trƣờng chƣa thật sự làm tốt vai trò giáo dục đạo đức của mình. Bản thân thanh niên có liên quan trực tiếp đến những hành vi đạo đức của mình nhƣng lại thiếu ý thức về việc tự rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức bản thân nêndẫn đến có những hành vi vi phạm đạo đức và nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật. Sự phân tích những nguyên nhân thực trạng đạo đức của thanh niên tạo cơ sở để đề xuất những định hƣớng đúng đắn và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng đạo đức của thanh niên ngày càng tốt hơn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)