Khái niệm thanh niên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 35)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm thanh niên

Thanh niên là một khái niệm có thể đƣợc hiểu và định nghĩa theo nhiều cách tùy thuộc vào nội dung tiếp cận và góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá. Trong tâm lý học lứa tuổi, ngƣời ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn.

Theo quan niệm quốc tế, trẻ em (Child) là ngƣời dƣới 18 tuổi (Theo Điều 1, Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989), ngƣời chƣa thành niên (Juvenile) là ngƣời từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là ngƣời từ 15 đến 24 tuổi, ngƣời trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, ngƣời chƣa thành niên và thanh niên. Theo Báo Pháp luật của Bộ Tƣ pháp ra ngày 23/12/1997 thì hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 14 hoặc 15. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt. Có nƣớc quy định là 25 tuổi, có nƣớc quy định là 30 và cũng có nƣớc quy định là 40. Nhƣng xu hƣớng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên, chẳng hạn ở Malaysia độ tuổi thanh niên là 15-40. Ở Việt Nam, độ tuổi ngƣời chƣa thành niên đƣợc xác định thống nhất trong tất cả các văn bản pháp luật là dƣới 18 tuổi. Khái niệm ngƣời chƣa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi”. Theo Điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 quy định thì thanh niên là “công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.” [39]. Luật Thanh niên đƣợc

Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI nêu: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi”. Đây là thời kỳ sung sức nhất của mỗi con ngƣời về thể chất, có sự phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, có nhiều ƣớc mơ, hoài bão. Thanh niên nƣớc ta là một tầng lớp xã hội rộng lớn, luôn có những đóng quan trọng trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nƣớc. Theo khảo sát của Trung ƣơng đoàn, hiện cả nƣớc có trên 25,3 triệu thanh niên từ 16 đến 30 tuổi. Hiện nay thanh niên Việt Nam chiếm 28,9% dân số cả nƣớc và chiếm 36,4% lực lƣợng lao động của toàn xã hội, là nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Độ tuổi thấp nhất của thanh niên xác định là đủ mƣời sáu tuổi đƣợc căn cứ vào quy định Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo đó, trẻ em đƣợc xác định là công dân Việt Nam dƣới mƣời sáu tuổi. Độ tuổi cao nhất của thanh niên đƣợc xác định là đến đủ ba mƣơi tuổi đƣợc căn cứ từ sự phân tích về phát triển thể chất, tâm lý sinh lý, sự phát triển về mặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ, của thanh niên và từ thực tiễn của nƣớc ta, việc quy định này căn cứ vào độ tuổi cao nhất của Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Thanh niên có biên độ về tuổi khá lớn. Do đó, cần xem xét thanh niên theo 3 nhóm: thanh niên mới lớn (từ 16 đến dƣới 18 tuổi) là độ tuổi chƣa thành niên nên thay đổi rất nhanh về thể chất, muốn thể hiện mình là ngƣời lớn, rất thích tham gia vui chơi tập thể và bắt đầu muốn chọn bạn khác giới; từ 18 đến 25 là tuổi vẫn tiếp tục lớn. Họ rất hăng hái, dũng cảm, khẳng định trách nhiệm công dân, định hƣớng nghề nghiệp rõ ràng; từ 26 tuổi đến 30 tuổi, phần lớn họ đã có việc làm, lập nghiệp, có học vấn rộng và tƣ duy sáng tạo, có cuộc sống gia đình riêng, có bản lĩnh, nhân cách công dân và có nhu cầu văn hoá, nếp sống văn minh cao. Nhìn chung, thanh niên là lứa tuổi đang

phát triển, định hƣớng và trƣởng thành về mọi mặt: thể chất và tinh thần, về nhu cầu tình cảm và tâm lý, về khả năng và nhân cách.Thanh niên chiếm số đông trong dân số cả nƣớc, có mặt ở cả giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các tầng lớp khác trong xã hội; thanh niên có mặt ở tất cả các địa phƣơng, các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nƣớc. Thanh niên đang là lực lƣợng xã hội to lớn của hiện tại và là chủ thể sáng tạo của tƣơng lai, họ không chỉ là một lực lƣợng quan trọng của xã hội mà họ là ngày mai của xã hội.

Từ sự phân tích trên cho thấy, thanh niên Việt Nam là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, đƣợc phân chia theo độ tuổi, từ đủ 16 đến 30 tuổi, đƣợc phân bố rộng khắp trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các ngành nghề kinh tế - xã hội của đất nƣớc, với những đặc điểm tâm lý sinh lý đặc thù của lứa tuổi này, là lứa tuổi đang phát triển, định hƣớng và trƣởng thành về mọi mặt: thể chất và tinh thần, về nhu cầu tình cảm và tâm lý, về khả năng và nhân cách, về lý tƣởng và lối sống...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)