NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 61)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.4.1.Tác động của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và các thể chế có liên quan chƣa hoàn thiện

Kinh tế thị trƣờng vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội. Kinh tế thị trƣờng và các thể có liên quan càng hoàn thiện thì càng tạo nên tác động tích cực và hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực của nó và ngƣợc lại. Bởi vì, bản chất của kinh tế thị trƣờng đƣợc quy định bởi quy

luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lƣu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh, lợi nhuận là trên hết. Kinh tế thị trƣờng có xu hƣớng dẫn đến chủ nghĩa lợi kỷ cực đoan, chủ nghĩa cá nhân phản đạo đức; tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần và đạo đức dẫn đến chủ nghĩa thực dụng; làm gia tăng tệ nạn xã hội, phá vỡ môi trƣờng phát triển tinh thần, đạo đức truyền thống. Khi kinh tế thị trƣờng và các thể chế có liên quan phát triển ở trình độ cao, những ảnh hƣởng tiêu cực của kinh tế thị trƣờng sẽ đƣợc hạn chế. Ngƣợc lại, trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trƣờng và các thể chế có liên quan vừa hình thành, đang trong quá trình hoàn thiện nhƣ ở Việt Nam hiện nay, mặt trái của kinh tế thị trƣờng tác động mạnh mẽ đến đạo đức xã hội làm suy thoái những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, cổ vũ cho lối sống ích kỷ, thực dụng, không quan tâm đến ngƣời khác.

Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới đƣợc xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX, trên nền tảng kinh tế thấp kém, chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và định hƣớng đi lên chủ nghĩa xã hội cho nền kinh tế chƣa có tiền lệ, đang trong tình trạng vừa xây dựng vừa tổng kết rút kinh nghiệm nên chƣa thể hoàn thiện do đó mà gây ra hàng loạt những hiện tƣợng tiêu cực đối với đạo đức và tiến bộ xã hội. Đó là sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, nhiều tệ nạn xã hội nhƣ tham nhũng hám lợi, làm xuất hiện thêm nhiều loại tội phạm mới, tình trạng bạo lực gia tăng…Chính sự giàu có từ những việc làm phi pháp mà không bị trừng trị thích đáng đã tạo điều kiện cho lối sống sa đọa, buông thả, đi ngƣợc lại truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội và hệ thống pháp luật ở nƣớc ta vẫn chƣa đủ mạnh, chƣa chủ động, sáng tạo và cũng chƣa đƣợc quan tâm tạo điều kiện về pháp lý, thể chế để tham gia tích cực hơn vào việc giáo dục thanh niên trong điều kiện mới. Hiện nay, một số điều kiện đảm bảo về kinh tế, văn hóa - xã hội cho việc xây dựng đạo đức cho

thanh niên trong nền kinh tế thị trƣờng vẫn chƣa đƣợc quan tâm nhƣ: dịch vụ giúp cha mẹ quản lý con trong thời gian đi làm chƣa phát triển; các dịch vụ văn hóa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên, sân chơi lành mạnh cho thanh niên còn thiếu; việc tuyên truyền phƣơng pháp dạy con cho cha mẹ, cho những cặp vợ chồng sắp có con còn chƣa đƣợc chú trọng; định hƣớng, giáo dục giới tính, tình yêu, hạnh phúc gia đình cho thanh niên còn chƣa theo kịp nhằm hạn chế những ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng. Sự thiếu thốn, yếu kém đó một phần lớn là do các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội chƣa đủ mạnh, chƣa chủ động, sáng tạo và cũng chƣa đƣợc quan tâm tạo điều kiện về pháp lý, thể chế để tham gia vào việc giáo dục thanh niên trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (full) (Trang 61)