MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÓ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM TỈNH CAO BẰNG HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 11 .... Điều này được thể hiện qua điều28.2 của Luật Giáo
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRIỆU THỊ HẰNG
ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH YẾU
KÉM LỚP 11 TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRIỆU THỊ HẰNG
ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH YẾU
KÉM LỚP 11 TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THỊ THÁI
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Triệu Thị Hằng
Xác nhậncủa trưởng khoa chuyên môn
Xác nhậncủa Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Vũ Thị Thái
Trang 4i
Trang 5h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CẢM ƠN
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm, Khoa Toán, Khoa Sau Đại học và Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi
tôi trong suốt quá trình học tập.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả
Triệu Thị Hằng
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Một số phương pháp dạy học tích cực 5
1.1.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học 5
1.1.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực ở trung học phổ thông 6
1.1.3 Một số quan điểm dạy học tích cực 8
1.2 Một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 17
1.2.1 Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực 17
1.2.2 Một số kỹ thuật dạy học tích cực 17
1.3 Một số đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong học tập môn Toán của học sinh vùng núi tỉnh Cao Bằng 39
1.3.1 Một số đặc điểm của học sinh THPT tỉnh Cao Bằng 39
1.3.2 Một số nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong học tập môn Toán của học sinh vùng núi tỉnh Cao Bằng 43
1.4 Đặc điểm nhu cầu học tập và thực trạng dạy – học môn Toán đối với học sinh yếu kém lớp 11 THPT ở Cao Bằng 45
1.4.1 Đặc điểm về nhu cầu học tập của HS lớp 11 THPT ở Cao Bằng 45
1.4.2 Thực trạng dạy – học môn Toán của học sinh yếu kém lớp 11 THPT ở Cao Bằng 46
1.5 Chương trình sách giáo khoa và mục tiêu dạy học môn Toán lớp 11 THPT 50
Trang 7h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.5.1 Đặc điểm sách giáo khoa môn Toán lớp 11 50
iii
Trang 81.5.2 Mục tiêu dạy học môn Toán 11 THPT .
52 Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÓ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM TỈNH CAO BẰNG HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 11 54
2.1 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp 54
2.1.1 Nguyên tắc 1 Bám sát nội dung, chương trình sách giáo khoa toán 11 54
2.1.2 Nguyên tắc 2 Phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh 54
2.1.3 Nguyên tắc 3 Đảm bảo tính thực tiễn
54 2.1.4 Nguyên tắc 4 Đảm bảo tính khả thi 54
2.2 Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp đỡ HSYK học tốt môn Toán lớp 11 55
2.2.1 Nhóm biện pháp 1 56
2.2.2 Nhóm biện pháp 2 71
2.2.3 Nhóm biện pháp 3 86
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 96
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 97
3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 97
3.2.1 Giáo án số 1 97
3.2.2 Giáo án số 2 103
3.2.3 Giáo án số 3 106
3.3 Tổ chức thực nghiệm 112
3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm 112
3.3.2 Tiến hành thực nghiệm 113
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 116
3.4.1 Đánh giá về mặt định tính 116
3.4.2 Đánh giá về mặt định lượng 117
KẾT LUẬN 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
Trang 9h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
H ? Câu hỏi gợi mở của giáo viên
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Kết quả học tập năm học lớp 10 của HS 46
Bảng 1.2 Kết quả điều tra về thực trạng học tập của học sinh 47
Bảng 2.1 Cách tính điểm kiểm tra 45 phút của HS 84
Bảng 2.2 Cách tính điểm cho các thành viên trong một nhóm 86
Bảng 3.1: Kết quả học tập môn Toán ở lớp 10 của học sinh hai lớp 11C3 và 11C4 trường THPT Hòa An 113
Bảng 3.2: Kết quả học tập của HS hai lớp 11C3 và 11C4 117
Bảng 3.3: Số liệu thông kê của lớp 11C3 118
Bảng 3.4: Số liệu thống kê của lớp 11C4 118
Bảng 3.5: Kết quả số liệu thống kê của hai lớp 11C3 và 11C4 119
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2013 Việt Nam chỉ đạt3,79/10 điểm về chất lượng lao động, điều này cho thấy sự tụt hậu về giáodục của nước ta Tụt hậu giáo dục sẽ đẩy một quốc gia vào ngõ hẹp khi chấtlượng lao động thấp chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động[35] Mặt khác, ở Việt Nam đại bộ phận thanh niên sau khi được đào tạothường tìm các cơ hội việc làm tại khu vực thành thị, mà không về nôngthôn Do đó chất lượng nhân lực ở nông thôn, vùng núi, vùng xa đã thấpcàng trở nên trầm trọng hơn
Về vấn đề chất lượng lao động tiến sĩ Dennis Berg, người đã có hơn 20năm làm cố vấn giáo dục tại Việt Nam cho rằng để một cá nhân có đủ điều kiện
để tồn tại và phát triển trên thị trường lao động thì có thành tích học tập tốt làchưa đủ Dựa trên một cuộc khảo sát dành cho người sử dụng lao động ở các đôthị, cho thấy người sử dụng lao động xác định các kỹ năng kỹ thuật liên quantrực tiếp đến công việc là kỹ năng quan trọng nhất Đồng thời, họ cũng tìmkiếm các kỹ năng nhận thức như kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phảnbiện; các kỹ năng hành vi như kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp.Việc định hướng lại hệ thống giáo dục để tập trung hơn vào các kỹ năng này sẽgiúp người lao động Việt Nam sẵn sàng cho tương lai vì những kỹ năng rấtquan trọng đối với hầu hết các ngành Tuy nhiên, trong một phỏng vấn cuốinăm 2013 ông Dennis Berg phát biểu “Cho tới bây giờ tôi vẫn e là nền giáo dụcViệt Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc trang bị toàn diện các kỹnăng sống và năng lực tư duy cần thiết cho người học”[36]
Để chất lượng lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động thì việc cung cấp, trang bị cho học sinh (HS) ngoài kiến thức cơ bản phảilưu ý đến việc phát triển năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết
Trang 13đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay Điều này được thể hiện qua điều
28.2 của Luật Giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Tỉ lệ học sinh yếu kém (HSYK) ở phổ thông (đặc biệt là khu vực miềnnúi, vùng sâu, vùng xa) còn rất cao Qua trao đổi về chất lượng thực tế của HStrong học tập môn Toán ở một số trường Trung học phổ thông (THPT) trongtỉnh Cao Bằng cho thấy có những lớp số HSYK tương đương với số HS đạt yêucầu Việc tháo gỡ tình trạng này đang được xã hội, các nhà giáo dục và cácthầy, cô giáo hết sức quan tâm
Chúng ta đều biết rằng mỗi HS có khả năng nhận thức khác nhau tronghọc tập: có HS tiếp thu bài học rất nhanh, có những em tiếp thu bài rất chậm vàthậm chí có những em không hiểu gì thông qua hoạt động trên lớp Chính vìvậy mà sau một năm học tập ở cấp THPT dù đã được làm quen với bạn bè mới,thầy cô giáo và khối kiến thức được coi là cơ sở của Toán học ở cấp THPTnhưng kết quả học tập cuối năm lớp 10 cho thấy nhiều em HS bị xếp loại yếukém môn Toán Mặt khác, để đối tượng HSYK theo kịp chương trình Toán 11đòi hỏi mỗi em cần phải có một khối lượng kiến thức nền tảng nhất định do đóviệc giúp đỡ đối tượng HS này bổ sung những “lỗ hổng”, lấy lại hứng thú họctập và cho các em cảm thấy không bị “bỏ rơi” trong các giờ học môn Toán làrất cần thiết, tạo điều kiện cho các em học lên các lớp học cao hơn và tự tinbước vào cuộc sống
Trang 14Việc vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) vào dạyhọc có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vàoquá trình dạy học, khích thích tư duy sáng tạo và sự cộng tác làm việc của
HS Áp dụng các KTDHTC trong hoạt động dạy học là một hướng đangnhận được sự quan tâm của các nhà giáo dục và nhiều các thầy cô giáo, tíchcực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục
và đào tạo phổ thông
Với những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Áp
dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc sử dụng nhữngKTDHTC, xây dựng một số biện pháp có áp dụng KTDHTC nhằm góp phầngiúp HSYK tỉnh Cao Bằng học tốt môn Toán lớp 11
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lý luận về Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực vàKTDHTC
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc khắc phục tình trạng HSYK môn Toán
- Điều tra, khảo sát về nguyên nhân dẫn đến Cao Bằng còn nhiều HSYK,nhu cầu và thực trạng của HS tỉnh Cao Bằng, thực trạng giúp đỡ HSYK mônToán của các trường vùng núi tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất một số biện pháp có sử dụng KTDHTC, góp phần giúp HSYKtỉnh Cao Bằng học tốt môn Toán lớp 11
- Thiết kế một số giáo án minh họa cho việc sử dụng những biện pháp
đã đề xuất
- Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Hòa An – Cao Bằng nhằm
Trang 15h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
4 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp sử dụng các KTDHTC trong việc giúp đỡ HSYK miền núihọc tốt môn Toán lớp 11 THPT
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu có liên quantới tâm lí HS trung học miền núi, tới đổi mới PPDH và KTDHTC
- Phương pháp điều tra, quan sát: Tổ chức và điều tra về nguyên nhân họcyếu kém, nhu cầu và thực trạng học tập của HS, thực trạng giúp đỡ HSYK mônToán và thực trạng sử dụng các KTDHTC ở một số trường THPT tỉnh CaoBằng
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Tiến hành theo dõi và phân tíchquá trình tiến bộ của một số trường hợp cụ thể, từ đó khẳng định tính hiệu quảcủa những biện pháp sư phạm đã đề xuất
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: dạy thử nghiệm trực tiếp trên lớp
và sử dụng phương pháp thống kê toán học để sử lí, đánh giá các số liệu thuđược trong điều tra và thực nghiệm sư phạm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu kém môn Toán của
HS và áp dụng hợp lí những KTDHTC thì sẽ nâng cao được chất lượng họctập môn Toán của HS
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luậnvăn gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Một số biện pháp áp dụng các KTDHTC trong việc giúp đỡHSYK tỉnh Cao Bằng học tốt môn Toán lớp 11
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số phương pháp dạy học tích cực
1.1.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Giáo dục được thực hiện trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể
và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Vì thế những yêu cầu củanền kinh tế - xã hội đối với giáo dục, đối với đội ngũ lao động là những cơ sởquan trọng cho việc xác định phương hướng phát triển giáo dục Sự phát triểnkinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục trên nhiều phương diện
Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quốc tế đặt ra nhữngyêu cầu mới cho giáo dục Việt Nam đang ở trong giai đoạn công nghiệp hoánền kinh tế và xã hội Toàn cầu hoá cũng đặt ra những cơ hội và thách thứclớn, đặc biệt là những yêu cầu mới đối với người lao động Thực hiện sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòihỏi đất nước cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng , có thể thựchiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượngcông việc với hiệu quả cao Để đáp ứng được nhu cầu trên, người lao độngphải năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng mang tính chuyên nghiệp,sẵn sàng gánh vác trách nhiệm Dám chịu trách nhiệm là một trong nhữngyếu tố quan trọng của người lao động và là mối quan tâm hàng đầu của các
tổ chức kinh doanh Yêu cầu đối với người lao động không chỉ đơn thuần làkiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề Cách giải quyết vấn đềlinh hoạt, sáng tạo trước các tình huống khó khăn phức tạp của cuộc sống và
sự dám chịu trách nhiệm không phải là những phẩm chất sẵn có ở mỗi conngười mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình giáo dục Như vậyđầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển Ngành giáo dục phải khôngngừng đổi mới trong đó cần quan tâm đến đổi mới PPDH để đào tạo nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội [5], [7]
Trang 17thông qua Nghị quyết Số 02-NQ/HNTW Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII:
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo
29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo:“
Học đi đ
Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi HS có được cảm giác thoải mái.Cảm giác thoải mái là cảm giác được như ở nhà, được quan tâm, cảm thấy antoàn, được thể hiện bản thân và cảm giác yên bình bên trong Cảm giác thoải
Trang 18mái là dấu hiệu thể hiện sự phát triển tâm lí tốt Cảm giác thoải mái tồn tại khitrẻ tự tin vào bản thân, nghĩa là có lòng tự tôn cao Biết rõ mình có thể mắc lỗi
là yếu tố quan trọng có thể mang lại sự tiến bộ và sự phát triển, giúp HS có thểđương đầu với khó khăn tốt hơn Sự phản hồi tích cực và mong đợi thực tế cầntrở thành một phần của cuộc sống trong nhà trường HS học tập hiệu quả nhấtkhi có một cộng đồng học tập gắn kết và có sự quan tâm lẫn nhau, một cộngđồng quan tâm lẫn nhau là nền tảng cho cảm giác thoải mái của HS Những GVdạy học có hiệu quả sẽ quan tâm đến từng HS với tư cách là những cá nhân độclập và với tư cách người học, biết được cuộc sống, những sở thích, nơi ở và giađình, nắm bắt được khó khăn trong học tập của HS Để tạo ra một môi trườnghọc tập gắn bó, các hoạt động học tập cần liên hệ với những kiến thức đã biếtcủa từng HS
“Sự tham gia” nói đến cường độ của hoạt động, sự tập trung, sự say mêvới mọi vật xung quanh để HS trở nên hăng hái, yêu thích khám phá và vượtqua những giới hạn của khả năng mỗi người Tất cả những tính cách đó cộnglại làm cho sự tham gia trở thành biểu hiện xuất sắc cho sự hoàn thiện của quátrình phát triển Sự tham gia cho thấy HS tận dụng và khai thác môi trường họctập và kiến thức như thế nào Khi quan sát, nếu thấy HS tập trung cao độ, miệtmài, say sưa giải quyết các nhiệm vụ học tập, bỏ qua yếu tố thời gian, có thểkhẳng định rằng quá trình học tập tích cực đang diễn ra, HS đang tiếp thu kiếnthức ở mức độ sâu
Dạy và học tích cực thực sự có hiệu quả khi GV thực hiện tốt 5 yếu tốtăng cường sự tham gia của HS:
- Không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm/ lớp
- Sự phù hợp với mức độ phát triển của HS
- Sự gần gũi với thực tế
- Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
- Phạm vi tự do sáng tạo
Trang 19h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn
cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục Điều đó có nghĩa là GVcần phải thiết kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảo mức độ tham gia cao
và tham gia tích cực của người học, tác động đến tình cảm, thái độ của ngườihọc và đem đến cho họ niềm vui và sự hứng thú trong học tập Những địnhhướng này sẽ làm thay đổi vai trò của người dạy và người học, trong đó GVchủ yếu giữ vai trò là người tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, đadạng, là người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tinphản hồi cần thiết, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng là ngườithể chế hóa kiến thức
1.1.3 Một số quan điểm dạy học tích cực
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo
trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 có nêu: “Giáo
dục phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ng ành
sống và học tập khác biệt, giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất tất cả mọi đối tượng Giáo dục phải chú trọng hơn đến cơ hội lựa chọn
chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình”
Như vậy, để đạt được những mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến cũngnhư đáp ứng được quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải
hướng tới cách dạy học phù hợp với đối tượng – Dạy học phân hóa [29].
1.1.3.1 Dạy học phân hóa
a Khái niệm: Có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học phân hóa
nhưng tất cả chúng đều đồng thuận rằng: Dạy học phân hóa không đơn thuần là
Trang 20phân loại người học theo năng lực nhận thức mà ở đây là PPDH phù hợp với từng đối tượng người học trên cơ sở am hiểu từng cá thể, GV tiếp cận người học ở tâm lí, năng khiếu, về mơ ước trong cuộc sống … Có thể nói trong PPDH
phân hóa GV phải “tìm để giảng dạy và hiểu để giáo dục” [24]
b Đặc điểm cơ bản của dạy học phân hóa:
- GV phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, đồng thời động viên, tạođộng lực thúc đẩy học tập cho HS
- Tạo môi trường để biến niềm đam mê, tò mò trong cuộc sống thànhđộng lực trong học tập
- Dạy học phân hóa có mối quan hệ hữu cơ với dạy học đồng loạt Tức
là, dạy học phân hóa trong dạy học đồng loạt và trong dạy học đồng loạt phảichú ý đến dạy học phân hóa
c Các hình thức của dạy học phân hóa:
- Phân hóa theo hứng thú
- Phân hóa theo sự nhận thức
- Phân hóa giờ học theo sức học
- Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học
d Quy trình dạy học phân hóa:
Trong dạy học phân hóa GV cần phải điều tra, khảo sát đối tượng HStrước khi giảng dạy; lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầucủa HS; trong giờ dạy, GV phải kết hợp nhiều PPDH, lựa chọn những hìnhthức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học; Kiểm tra, đánh giá sự tiến
bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy
* Nhiệm vụ của thầy và trò trước khi lên lớp
Nhiệm vụ của GV
- Phân hóa nhóm đối tượng HS;
Trang 21vụ ở mức độ nhận thức thấp: biết, hiểu và bước đầu vận dụng; nhóm HSTBđược yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ: hiểu và vận dụng; nhóm HSkhá – giỏi được yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao: phân t ích, đánhgiá, tổng hợp và sáng tạo;
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập: môi trường,phương tiện, điều kiện dạy học …
Nhiệm vụ của HS
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về nhà;
- Chuẩn bị đồ dùng học tập, phương tiện học tập cũng là một yếu tố quantrọng đảm bảo chất lượng giờ học trên lớp
* Tổ chức giờ học phân hóa trên lớp
- Tổ chức các pha dạy học đồng loạt: giao nhiệm vụ phù hợp với từng
đối tượng HS; khuyến khích HSYK khi họ tỏ ý muốn trả lời câu hỏi hoặc gợi ý
và sắp xếp gọi những HS này trả lời những câu hỏi gợi mở đơn giản của GV đểcác em không bị bỏ rơi trong quá trình học; HSTB và HS khá – giỏi trả lờinhững câu hỏi mang tính chất phức tạp hơn nhằm lôi cuốn đông đảo HS cótrình độ khác nhau chú ý vào bài học
- Điều khiển các pha phân hóa:
Cùng một nội dung học tập (cả kiến thức và kĩ năng), trong việc điềukhiển HS hoạt động trong các pha phân hóa GV có thể định ra các yêu cầu khácnhau về mức độ yêu cầu, mức độ hoạt động độc lập của HS, hướng dẫn nhiềuhơn cho đối tượng HS này, ít hoặc không gợi ý HS khác, tùy theo khả năng vàtrình độ của họ Như vậy, bằng cách này tất cả HS đều được tham gia học tập
Trang 22Trong dạy học phân hóa, không chỉ thực hiện các pha phân hóa trên lớp
mà ngay cả khi giao bài tập về nhà cho HS, người GV cũng có thể sử dụng cácbài tập phân hóa
- Phân hóa trong việc kiểm tra, đánh giá HS.
Hướng tới dạy học phân hóa cần phải có những PPDH phù hợp như PPDH theo nhóm, PPDH theo hợp đồng.
1.1.3.2 Dạy học theo nhóm
a Khái niệm: Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong
đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp [5].
b Các cách thành lập nhóm và tiến trình dạy học:
“Tùy theo mục đích dạy học hợp tác trong phạm vi một tiết học, mộtchương hay cả quá trình học tập mà GV có thể quyết định việc thành lập nhómhọc hợp tác cho phù hợp Có ba loại nhóm học hợp tác là nhóm chính thức,nhóm không chính thức và nhóm cơ sở” [28] Để phù hợp với đối tượng HS,chúng tôi xin trình bày hai cách thành lập nhóm được sử dụng trong luận văn:
+ Ưu, nhược điểm: HS có thể tự xác định mục tiêu của mình, tránhđược tình trạng ra bài đồng nhất làm HS khá - giỏi nhàm chán, tự bằng lòngvới những kết quả mình đã đạt được; còn HSTB và HSYK thì cảm thấy nản
Trang 23+ Tiến trình dạy học (có thể chia thành 5 giai đoạn cơ bản):
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV tổ chức, giao nhiệm vụ cho ba nhóm đối tượng HS tương ứng với banhiệm vụ khác nhau tùy theo khả năng, trình độ nhận thức của từng nhóm vàđặt ra mục đích yêu cầu một cách rõ ràng cho HS
Bước 2: Giải quyết nhiệm vụ: (Sử dụng các kĩ thuật dạy học)
o Từng cá nhân HS độc lập giải quyết nhiệm vụ (dưới sự quan sát,
hướng dẫn của GV).
o Trao đổi thảo luận giữa HS trong một nhóm với nhau
HS tham gia công việc của nhóm kế tiếp)
o Trao đổi thảo luận giữa HS các nhóm với nhau
Bước 3: Trình bày giải pháp: (GV tổ chức cho HS trình bày theo trình
tự độ khó tăng dần của các nhiệm vụ) HS đại diện mỗi nhóm hoặc do GV chỉ
định lên trình bày kết quả của nhóm mình
Bước 4: GV tổng kết, chốt lại kiến thức cần ghi nhớ
Bước 5: Giao bài tập phân hóa về nhà
Nhóm gồm những HS có học lực khác nhau (Nhóm cơ sở) - gọi tắt là
nhóm HLKN (Nhóm bao gồm cả HS khá - giỏi, HSTB và HSYK)
+ Cách phân chia: Dựa vào kết quả học tập và đánh giá của GV trongquá trình lên lớp GV sẽ phân chia lớp thành các nhóm học tập đảm bảo sao chocác nhóm có sự tương đồng về số lượng các HS khá - giỏi; HSTB và HSYK
Trang 24Với cách phân chia như vậy thì GV sẽ được các nhóm có số lượng HS khá –giỏi, HSTB, HSYK tương đương nhau.
+ Mục đích: Có thể tận dụng chỗ mạnh của HS khá - giỏi để điều chỉnh vềnhận thức ngay trong quá trình cùng làm việc trong nhóm cho những HSTB vàHSYK (HS khá – giỏi có thể giải thích, chỉ dẫn, giúp đỡ cho HSTB và HSYK)
+ Ưu, nhược điểm: Có tính thuyết phục, nêu gương, không có tính chất
áp đặt Tuy nhiên, với cách thành lập nhóm này HSYK thường có tâm lí trôngchờ, ỷ lại vào HS khá - giỏi, không chịu tự suy nghĩ
+ Tiến trình dạy học nhóm (có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản):Bước 1: GV làm việc chung với cả lớp
o Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
o Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm
o Hướng dẫn tiến trình hoạt động cho từng nhóm
Bước 2: HS làm việc theo nhóm
o Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên
o Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ được phân công
o Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm
o Cử đại diện để trình bày kết quả làm việc của nhóm
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
o Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
o Các nhóm trao đổi, thảo luận chung
o GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh và đưa ra kết luận cuối cùng
d Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm
- Ưu điểm:
+ Tăng cường sự tham gia tích cực của HS, HS được chủ động tham gia,được bày tỏ ý kiến quan điểm, được tôn trọng
Trang 25+ Tăng cường kết quả học tập.
+ Tăng cường đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm, nhờ đónăng lực đánh giá và tự đánh giá của HS được hình thành và phát triển
- Nhược điểm của dạy học nhóm:
+ Cần phải có không gian lớp học tương đối rộng, bàn ghế phải dễ dàng
di chuyển Với điều kiện hiện nay ở nước ta đặc biệt là ở những trường vùngsâu, vùng xa thì đây vẫn là một trở ngại lớn cho việc áp dụng hình thức dạy họcnày
+ Dạy học nhóm đòi hỏi thời gian nhiều Thời gian 45 phút của một tiếthọc cũng là một trở ngại trên con đường đạt được thành công cho công việcnhóm
+ Một số HS tính tự giác chưa cao
1.1.3.3 Dạy học theo hợp đồng
a Khái niệm: Dạy học theo hợp đồng là một hình thức dạy học trong
đó mỗi học sinh được giao một hợp đồng học tập bao gồm các nhiệm vụ, bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong khoảng thời gian nhất định Học sinh chủ động và độc lập về thứ tự thực hiện các nhiệm vụ, thời gian cho mỗi nhiệm
vụ và có lựa chọn hỗ trợ từ giáo viên hoặc bạn bè hay không [7].
b Đặc điểm:
- Học theo hợp đồng là một hình thức dạy học mang tính cá thể hóa, tạođiều kiện phân hóa trình độ của HS, khuyến khích HS phát triển tối đa năng lựchọc tập, năng lực xã hội và tự kiểm soát, tự đánh giá kết quả học tập của mình.Hình thức dạy học này tạo cơ hội học tập cho tất cả HS trong lớp theo trình độ,nhịp độ và theo năng lực
Trang 26- Khi yêu cầu HS thực hiện một số các nhiệm vụ, bài tập theo một thứ tự
cố định thì chỉ có thể gọi là hình thức làm việc độc lập chứ không phải là học
Trang 27b Quy trình thực hiện dạy theo hợp đồng:
- Chọn nội dung và thời gian thực hiện: GV cần lưu ý đến đặc trưng củadạy học theo hợp đồng là HS được quyết định thứ tự thực hiện các nhiệm vụ
được giao mà lựa chọn nội dung môn học có thể tổ chức theo phương pháp này Nhiệm vụ bắt buộc được xây dựng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học Nhiệm vụ tự chọn là những nhiệm vụ mang tính chất củng cố, mở rộng,
nâng cao hoặc liên hệ thực tế
- Thiết kế kế hoạch bài học:
+ Xác định mục tiêu của bài học;
+ Xác định phương pháp dạy học chủ yếu;
+ Chuẩn bị của GV và HS: GV phải chuẩn bị được một bản hợp đồng;
chuẩn bị các tài liệu, phiếu bài tập, phiếu hỗ trợ, các thiết bị cần thiết HS cầnchuẩn bị những tài liệu mà GV yêu cầu;
+ Thiết kế văn bản hợp đồng (xem phụ lục 2);
+ Thiết kế các dạng bài tập, nhiệm vụ: Thiết kế các nhiệm vụ bắt buộc
và tự chọn; Thiết kế bài tập/ nhiệm vụ có tính chất giải trí ; Thiết kế bài tập/nhiệm vụ vá nhân kết hợp với bài tập/ nhiệm vụ hợp tác theo nhóm; Thiết kếcác nhiệm vụ/ bài tập độc lập và nhiệm vụ/ bài tập được hướng dẫn với mức
độ hỗ trợ khác nhau: HS thực hiện nhiệm vụ và tự xác định nhu cầu có sự hỗtrợ hay không, nếu cần thì lựa chọn phiếu hỗ trợ ở mức độ nào, ít hay nhiều;Thiết kế các hoạt động dạy học: Kí hợp đồng, thực hiện hợp đồng và nghiệmthu hợp đồng
Trang 28+ Giai đoạn nghiệm thu: Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng.
c Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo hợp đồng:
- Ưu điểm:
+ Giáo viên nắm được năng lực học tập của từng HS, từ đó có hướng
điều chỉnh, giúp đỡ phù hợp đối với HSYK và phát huy năng lực học tập của
HS khá - giỏi
+ Cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ của HS.
+ Rèn luyện khả năng làm việc độc lập của HS.
+ Tạo điều kiện cho HS được hỗ trợ cá nhân: phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của HS khá - giỏi và tạo điều kiện để HSYK có cơ hội pháttriển, hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn
+ Hoạt động học tập của HS đa dạng phong phú hơn;
+ Tạo điều kiện cho HS được lựa chọn phù hợp với năng lực;
+ Tăng cường trách nhiệm học tập đối với HS;
+ Tăng cường sự tương tác giữa HS với giáo viên, giữa HS với HS;
+ Tạo cơ hội cho HS tham gia vào quá trình đánh giá;
+ Tăng cường cảm giác thoải mái và dấn thân của HS;
- Nhược điểm:
+ Cần thời gian nhất định để làm quen với hình thức;
+ Không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức dạy học theo hợp đồng;
Trang 29+ Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị.
1.2 Một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 1.2.1 Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực
- Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn
luyện phương pháp tự học
- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp tác
- Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học,
nhu cầu và lợi ích của xã hội
- Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi Kinh nghiệm cho thấy đây là
một trong những cách để người học tìm lời giải đáp cho các vấn đề đặt ra, vềphía người dạy cần có sự hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người họcđạt kết quả tốt
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò [7].
có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát
huy tính tích cực của HS Các nhà nghiên cứu đã đề xuất khá nhiều KTDHTC.
Dưới đây chúng tôi chỉ trình bày các kỹ thuật được sử dụng trong luận văn cụ
thể là kĩ thuật KWL, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật lược đồ tư
duy, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi [5], [7], [26].
Trang 301.2.2.1 Kĩ thuật KWL (Trong đó K (Know) - Những điều đã biết; W (Want toknow) - Những điều muốn biết; L (Learned) - Những điều đã học được)
- Mục tiêu: HS xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập và tự đánh giá
kết quả học tập sau nội dung bài học thông qua việc xác định những hiểu biết,kinh nghiệm và kiến thức mới và đánh giá kết quả của mình sau bài học Việcnày sẽ tăng cường tính độc lập của học sinh, phát triển mô hình có sự tương tácgiữa HS với HS Trên cơ sở kết quả thu được, GV có thể đánh giá được kết quảcủa giờ học thông qua tự đánh giá, thu hoạch của HS Trên cơ sở đó điều chỉnhcách dạy của mình cho phù hợp
K(Những điều đã biết)
W(Những điều muốn biết)
L(Những điều đã học được
sau bài học)-
-
-
-
-Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bàihọc hoặc chủ đề Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dungbài học hoặc chủ đề Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột Lcủa phiếu những gì đã học được Lúc này, HS xác nhận những điều các em đãhọc được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá đượckết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học
Trang 31h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
19
Ví dụ 1.1: Sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy "§5 Khái niệm về phép dời
hình và hai hình bằng nhau" Ta có thể tiến hành như sau:
- Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài, GV phát phiếu họctập (KWL)
- Yêu cầu HS điền các thông tin vào phiếu trên và:
+ Viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học
+ Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học.K
(Những điều đã biết)
W(Những điều muốn biết)
L(Những điều đã học được
- Các tính chất của phépdời hình
- Khái niệm hai hình bằngnhau
- Định nghĩa: Phép dờihình là phép biến hình bảotoàn khoảng cách giữa haiđiểm bất kì
- Nhận xét: Các phép đốixứng trục, đối xứng tâm,phép tịnh tiến, phép quayđều là những phép dờihình và khi thực hiện liêntiếp hai phép dời hình tađược một phép dời hình
- Các tính chất của phépdời hình
- Định nghĩa: hai hìnhđược gọi là bằng nhau nếu
có một phép dời hình biếnhình này thành hình kia.+ Sau khi kết thúc bài học, HS điền vào cột L của phiếu những gì đã học được
Trang 32Chúng ta còn có thể sử dụng kĩ thuật KWL vào các tiết dạy lý thuyếtkhác hoặc tiết ôn tập chương của chương trình toán lớp 11 nói riêng và toánTHPT nói chung.
1.2.2.2 Kĩ thuật XYZ
X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phútdành cho mỗi người (con số gán cho X-Y-Z có thể thay đổi)
- Cách thức tiến hành: Trong vòng Z phút
+ Mỗi nhóm X người, mỗi người viết ra Y ý kiến về cách giải quyết vấn
đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh
+ Nếu mọi người trong nhóm chưa viết ra đủ Y ý kiến thì có thể có thểlặp lại vòng khác tiếp tục lấy ý kiến mỗi người cho đến khi tất cả mọi ngườiđều viết ý kiến của mình
+ Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá và thống nhấtcác ý kiến
- Ưu điểm:
Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luậnnhóm vì có yêu cầu cụ thể về số lượng ý kiến nên bắt buộc các thành viên trongnhóm phải tự làm việc, phát huy được năng lực tự học của HS
- Nhược điểm:
Cần nhiều thời gian cho việc hoạt động nhóm nhất là phần tổng hợp ýkiến và đánh giá ý kiến
Ví dụ 1.2: Sử dụng kỹ thuật 635 để giải quyết bài toán:
uuur uuur uuur uuur
Cho tứ diện ABCD Chứng minh: AC + BD = AD + BC (ví dụ 1 – SGK - 86)
Ví dụ trên đã được giải quyết trong SGK tuy nhiên nếu chỉ để HS biết một cách biến đổi trong SGK thì ta sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh Hơn nữa, đây là một ví dụ không quá khó khăn với HSYK, HS có thể dựa vào cách giải trong SGK sẽ dễ dàng tìm ra được những cách tương tự từ đó ta
Trang 33Cách thực hiện như sau:
- Lớp chia thành 6 nhóm HLKN, mỗi nhóm 6 HS, trong vòng 5 phút viết
ra 3 cách chứng minh bài toán trên
- Sau khi thu thập các ý kiến thì tiến hành thảo luận chọn ra ý kiếnchung, giáo viên đánh giá các ý kiến chung
- Qua việc đánh giá cách nhóm, GV có thể chốt lại: có rất nhiều cách biến đổi để thu được kết quả cần chứng minh Tuy nhiên, lưu ý khi biến đổiphải áp dụng đúng các quy tắc đã học
uuur uuur uuurCách 1 : Theo quy tắc ba điểm ta có AC = AD + DC do đó
uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur
1.2.2.3 Kĩ thuật khăn phủ bàn
- Mục tiêu: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS; tăng cường
tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; phát triển mô hình có sự tương tácgiữa HS với HS
- Cách thức tiến hành:
Trang 34+ Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.
Trang 35+ Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phầnxung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ
nhóm 4 người) Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh
Viết ý kiến cá nhân
1 Viết
ý kiến 4 cá
nhân
Ý kiến chung của cả nhóm
Viết ý
2 kiến
cá nhân 3
Viết ý kiến cá nhân
Hình 1.1: Kĩ thuật “khăn phủ bàn”
+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian do GV quy định
và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0
+ Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thốngnhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “Khăn phủ bàn”
- Ưu điểm:
+ Giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi HS không ỷ lại vàocác bạn học khá, giỏi
+ Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Ví dụ 1.3: Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn khi dạy phần II - Quy tắc nhân
- §1 Quy tắc đếm – chương II, cách thực hiện như sau:
- GV chia lớp thành 6 nhóm HLKN
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 (hoặc dùng bảng phụ), trên đó chia thành 6 phần xung quanh và phần chính giữa được chia làm 2 ô để trả lời cho 2câu hỏi của GV
- GV chiếu trên màn hình (hoặc treo bảng phụ) phiếu hỏi 1 như sau:
Trang 36Phiếu hỏi 1: Bạn Ánh có hai quần màu đen, trắng và ba áo màu xanh, hồng,vàng Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Liệt kê hoặc biểu diễn bằng sơ đồ về các bộ quần áo mà Ánh có thể kết hợp?
- Ánh có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo?
- Để chọn một bộ quần áo gồm bao nhiêu hành động?
- Không cần liệt kê những bộ quần áo của Ánh ta có thể tìm được số bộ quần áo mà Ánh có thể kết hợp được hay không?
- Yêu cầu HS trong vòng 3 phút viết ra cách giải quyết của cá nhân mình ở câu 1 Hết 3 phút, yêu cầu HS thảo luận trong vòng 2 phút, thống nhất ý kiến vàviết vào phần chính giữa về ý kiến chung của cả nhóm Trong thời gian HSthực hiện nhiệm vụ GV quan sát các cá nhân làm việc và kết quả của các nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình (nếu các nhóm có kếtquả giống nhau thì chỉ cần yêu cầu 1 nhóm trình bày – trên cơ sở GV đã quansát các nhóm; nếu các nhóm có những ý kiến khác nhau thì cho các nhóm trìnhbày và chốt lại đáp án đúng và giải thích những sai lầm hoặc thiếu xót củanhững nhóm bị sai)
- GV nêu quy tắc nhân
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện phiếu hỏi 2:
Phiếu hỏi 2: Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ B đến C có 2con đường, từ C đến D có 4 con đường Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến D(từ A đến D phải qua B và C)?
- Kí hiệu a, b, c là tên 3 con đường đi từ A đến B; α,β là tên 2 con đường
đi từ B tới C; kí hiệu 1, 2, 3, 4 là tên 4 con đường đi từ C tới D Hãy liệt kê cáccách đi từ A tới D
- Hãy mở rộng quy tắc nhân cho một công việc mà được hoàn thành bởi
nhiều hành động liên tiếp (giả sử k hành động, k ³ 2
)
Trang 37h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
24
Với câu hỏi 2 là một câu hỏi khái quát hóa, để không mất nhiều thời gian
GV nên yêu cầu HS thảo luận nhóm và đưa ra đáp án chung cho cả nhóm chứ không cần phải sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn như câu hỏi 1.
- GV nêu chú ý về quy tắc nhân mở rộng cho nhiều hành động liên tiếp
Ví dụ 1.4: Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn khi dạy phần 2 - Định lí về
giới hạn hữu hạn - §2 Giới hạn của hàm số, để luyện tập củng cố nội dung định
lí ta có thể tiến hành hoạt động sau:
- Sau khi GV nêu định lí 1 – SGK, GV yêu cầu HS làm VD áp dụng định
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm HLKN
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 (hoặc dùng bảng phụ), trên đó chiathành sáu phần xung quanh và một phần chính giữa
- Yêu cầu HS trong vòng 8 phút viết ra cách giải quyết của cá nhânmình Hết 8 phút, yêu cầu HS thảo luận trong vòng 7 phút, thống nhất ý kiến vàviết vào phần chính giữa về ý kiến chung của cả nhóm Trong thời gian HSthực hiện nhiệm vụ GV quan sát các cá nhân làm việc và kết quả của các nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
- GV chốt lại đáp án đúng và giải thích những sai lầm hoặc thiếu xót củanhững nhóm bị sai
Câu trả lời mong đợi của HS:
1.lim(x2 + 1)= lim x2 + lim1= lim x.lim x + 1=3.3+1=10
x® 3 x® 3 x® 3 x® 3 x® 3
2.lim 2
Trang 38x = lim 2.lim x = 2 lim x =2 3
x® 3 x® 3 x® 3 x® 3
Trang 393.lim(x2 + 1)= 10
= 5
x® 3 2 x 2 3 34.lim(x2 + x -
x® 1 2) = 05.lim(x -
x® 1 1) = 06.lim x + x - 2 = (x - 1)(x + 2)
1.2.2.4 Kĩ thuật lược đồ tư duy
- Mục tiêu: Sử dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư
duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, HS hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớdưới dạng thuộc lòng
- Cách tiến hành:
+ Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một
ý tưởng hay khái niệm/ chủ đề/ nội dung chính
Trang 40+ Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểuchủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét).