0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Một số đề xuất về cách thức giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ từ góc

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NỘI DUNG GIẢNG DẠY HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ HIỆN NAY (Trang 111 -111 )

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Một số đề xuất về cách thức giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ từ góc

ngoại ngữ giúp ngƣời học rèn luyện đƣợc phản xạ nhanh trong giao tiếp cũng nhƣ dần dần làm quen với việc sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên nhƣ ngƣời bản ngữ. Đây có thể coi là một mục tiêu hoàn hảo mà bất cứ một ngƣời học ngoại ngữ nào cũng mong muốn hƣớng đến để đạt đƣợc. Ngƣời học tiếng Việt ở trình độ sơ cấp chỉ có thể nói: Tôi

xin lỗi khi phạm phải một sai lầm nào đó đối với đối tƣợng giao tiếp. Tuy nhiên, ở trình

độ cao hơn là trung cấp hoặc cao cấp, chủ thể giao tiếp sẽ dựa vào tình huống, dựa vào mức độ phạm lỗi để thực hiện hành động xin lỗi bằng những hành động ngôn từ khác nhau. Có thể là Mong anh thông cảm/ Tôi biết tôi sai rồi/ Thật là tôi không thể biết nói gì

hơn/ Mong anh bỏ quá cho/ Tôi không cố ý … .

3.2.2. Một số đề xuất về cách thức giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ từ góc độ hành động ngôn từ hành động ngôn từ

Nhƣ chúng tôi đã đề cập trong Chƣơng 2, hầu hết các giáo trình dạy tiếng Việt hiện nay dù ít hay nhiều đều chịu sự chi phối của ngôn ngữ học cấu trúc, trục cơ bản của các giáo trình vẫn là trục cấu trúc. Nghĩa là, các giáo trình ít hoặc thậm chí không chú ý nhiều đến ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm văn hóa ngƣời Việt. Giống nhƣ việc dạy đứa trẻ hành động ăn mà chỉ hƣớng dẫn nó cách cầm đũa (bởi đang đặt nó trong văn hóa ăn uống của các nƣớc phƣơng Đông), trong khi để thực hiện hành động ăn còn có thể sử dụng rất nhiều phƣơng tiện khác: thìa, dĩa, … (trong văn hóa ăn uống của các nƣớc phƣơng Tây).

Thêm nữa, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, số lƣợng các hành động ngôn từ đƣợc trình bày trong các giáo trình chƣa có hệ thống. Vì thế, nên chăng, các giáo trình cần xây dựng lại hệ thống cấu trúc ngữ pháp theo trục hành động ngôn từ. Từ kết quả

104

khảo sát, chúng tôi xin đề xuất cách thức giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ dƣới góc độ hành động ngôn từ.

a. Xác lập danh sách các hành động ngôn từ được giảng dạy trong từng cấp độ giáo trình.

Chúng tôi sẽ dựa vào kết quả khảo sát: tần số xuất hiện của các hành động ngôn từ và sự phân tích về nội dung giảng dạy các hành động ngôn từ trong các giáo trình (phù hợp hay không phù hợp) để xác lập danh sách các hành động ngôn từ đƣợc giảng dạy trong từng cấp độ giáo trình dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ.

Giáo trình sơ cấp: hành động trìnhbày, hỏi, chào, cảm ơn, xin lỗi, mời, yêu cầu –

đề nghị, mong muốn, khen – chê, khuyên, chúc mừng.

Ở trình độ sơ cấp, ngƣời học mới bắt đầu làm quen với ngôn ngữ mới nên chỉ cần xây dựng những hành động ngôn từ cơ bản để dẫn dắt ngƣời học đến với những cuộc giao tiếp đơn giản nhất. Mặt khác, ở trình độ sơ cấp, các hành động ngôn từ nên xuất hiện dƣới dạng biểu thức ngôn hành trực tiếp tƣờng minh hoặc nguyên cấp. Các giáo trình cần tạo ra nhiều những tình huống, ngữ cảnh giao tiếp khác nhau để ngƣời học có thể dễ dàng tiếp cận và có ý thức về mối quan hệ giữa hành động ngôn từ và tình huống sử dụng hành động ngôn từ đó.

Ví dụ, với hành động chào, ngoài những cấu trúc chung về hành động chào tƣờng minh (chào + đại từ nhân xưng/ Xin chào + đại từ nhân xưng, …), các giáo trình cần đƣa ra những tình huống cụ thể: chào khi lần đầu tiên gặp mặt, chào khi hai ngƣời quen tình cờ gặp nhau (kèm thái độ ngạc nhiên), chào qua điện thoại, … . Hay với hành động cảm ơn: cảm ơn khi muốn thể hiện thái độ lịch sự, cảm ơn vì đƣợc ai giúp đỡ, … .

Chúng tôi đƣa hành động mời ngay ở giáo trình sơ cấp, bởi đây là một hành động khá đƣợc chú trọng trong giao tiếp của ngƣời Việt. Nhƣng thực tế khảo sát các giáo trình sơ cấp cho thấy, tần số xuất hiện của hành động này không nhiều (4 lƣợt xuất hiện), nếu không muốn nói là quá ít.

105

Hành động xin lỗi trong các giáo trình sơ cấp mà chúng tôi khảo sát xuất hiện với 2 lần. Chúng tôi cho rằng, con số này là quá ít ỏi. Bởi, đây là hành động ngôn từ cơ bản và cần đƣợc dạy ngay từ giáo trình sơ cấp.

Giáo trình trung cấp: hành động trình bày, hỏi, chào, cảm ơn, xin lỗi, mời, yêu

cầu – đề nghị, mong muốn, khen – chê, khuyên, chúc mừng, hứa hẹn, cho – biếu – tặng.

Bắt đầu từ giáo trình trung cấp, hành động ngôn từ cần đƣợc đa dạng hóa không chỉ về số lƣợng, loại hành động và còn về các biểu thức ngôn hành đặc trƣng cho hành động đó.

Ví dụ, vẫn là hành động chào, nhƣng ở trình độ trung cấp, các giáo trình cần cung cấp cho ngƣời học các biểu thức ngôn hành gián tiếp. Sử dụng hành động hỏi để thực hiện hành động chào: Cụ đi tập dưỡng sinh về đấy à?/ Hà, em đi đâu mà sao vội vàng thế? … .

Hay một ví dụ khác. Cũng là hành động cảm ơn, nhƣng ngƣời Việt có rất nhiều cách nói khác nhau. Nếu ở trình độ sơ cấp, ngƣời học chỉ đƣợc cung cấp biểu thức ngôn hành là cấu trúc: cảm ơn/xin cảm ơn/ cảm ơn nhé/ cảm ơn nhiều … thì ở trình độ trung cấp, các giáo trình hoàn toàn có thể cung cấp thêm cho ngƣời học những cách nói khác trong những tình huống cụ thể:

Quý hóa quá! (cảm ơn khi ai đó đến nhà mình chơi)

Cô quá khen! (cảm ơn khi ai đó khen mình)

Anh vất vả quá!/ Không có anh thì tôi không biết phải làm sao/ Làm phiền anh

quá! … (cảm ơn khi ai đó giúp đỡ mình)

Giáo trình cao cấp: hành động trình bày, hỏi, khuyên, hứa hẹn, mong muốn, yêu cầu – đề nghị, đe dọa – cảnh báo, thề, xin lỗi, mời, cảm ơn, tuyên bố, chúc mừng – chia

106

Chúng tôi cho rằng, ở trình độ cao cấp, các giáo trình không chỉ đa dạng hóa về số lƣợng mà còn nên giảng dạy hành động ngôn từ dƣới biểu thức ngôn hành gián tiếp. Một thực tế trong quá trình khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng hành động gián tiếp xuất hiện không nhiều nếu không muốn nói là quá ít ỏi. Trong khi đó, ở trình độ cao, ngƣời học nếu cứ học đi học lại mãi các hành động ngôn từ sẽ cảm thấy nhàm chán. Chính bởi thếm để tạo đƣợc sự hứng thú cho ngƣời học thì cần phải tạo ra đƣợc cái mới bằng cách thực hiện các hành động ngôn từ theo biểu thức ngôn hành gián tiếp.

Ví dụ: thay vì thực hiện hành động khuyên trực tiếp: “Em nên đi ra ngoài nhiều thì sẽ học được nhiều điều” thì các giáo trình nên cung cấp cho sinh viên thực hiện hành động đe dọa – cảnh báo: “Nếu em cứ ở nhà mãi như thế thì em chẳng học được cái gì cả” để nhằm biểu thị hành động khuyên. Hay “Nếu con không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thì

cân nặng của con sẽ tăng lên rất nhiều đấy!” nhằm ngụ ý khuyên: “Con nên nghe theo sự

chỉ dẫn của bác sĩ”. Và ngƣời dạy cũng cần phải giải thích rõ cho các học viên rằng đây

là biểu thức ngôn hành của hành động này nhƣng đƣợc sử dụng để thể hiện hành động kia. Bên cạnh đó, cũng cần nhắc lại cho ngƣời học các biểu thức ngôn hành tƣờng minh và nguyên cấp của hành động. Ngƣời học sẽ tự nhận thấy đƣợc sự khác nhau ở các biểu thức ngôn hành (cùng đích ở lời) và thấy đƣợc sự thú vị khi sử dụng hành động ngôn từ gián tiếp.

b. Cung cấp thông tin về đặc điểm văn hóa của người Việt khi sử dụng các hành động ngôn từ/nhóm hành động ngôn từ.

Đây là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc dạy tiếng, bởi ngôn ngữ luôn luôn gắn liền với những đặc trƣng văn hóa dân tộc, “… mỗi dân tộc nói theo cách mà họ nghĩ và nghĩ theo cách mà họ nói” (Johann Gottfried Herder). Hay nhƣ Sapir (1949) đã từng nhận định: “Làm gì có chuyện tồn tại một sự tƣơng đồng hoàn toàn giữa hai ngôn ngữ trong việc tái hiện cùng một thực tế xã hội”. Và B.L.Whorf (1956) cũng cho rằng: “Ngôn ngữ không đơn thuần là một thứ công cụ đƣợc tạo ra với mục đích phát biểu ý kiến mà nó còn đƣợc dùng để định hình tƣ tƣởng. Chúng ta mổ xẻ, chia cắt thế giới tự nhiên thành nhiều

107

phần chính bằng thứ tiếng bản ngữ của mình”. Có lẽ, chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra cái tƣ tƣởng chung, mẫu số chung giữa các nhận định của các học giả trên, đó là: ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện giao tiếp, nó còn là công cụ của tƣ duy; các ngôn ngữ khác nhau sẽ phản ánh thế giới theo những cách thức khác nhau cho dù cái thế giới đƣợc nói đến ở đây chỉ là một. Hay nói cách khác, ngôn ngữ chính là tấm gƣơng phản ánh các đặc trƣng văn hóa dân tộc.

Vì thế, nếu chỉ học tiếng mà không biết đến đặc điểm văn hóa thì sẽ không thể giao tiếp thành công. Tuy nhiên, không cần chỉ hết các đặc điểm văn hóa cần có mà chỉ nên tập trung vào các đặc điểm cấm, kiêng kị hoặc có thể đe dọa đến thể diện của ngƣời nghe khi thực hiện hành động. Mặt khác, cũng cần dựa vào trình độ của ngƣời học để cung cấp thông tin về đặc điểm văn hóa khi sử dụng các hành động ngôn từ.

Ví dụ, trong văn hóa của ngƣời Việt, hành động mời khi bắt đầu ăn uống thƣờng rất đƣợc chú trọng, trong khi ở các nền văn hóa phƣơng Tây, ngƣời ta không chú trọng về hành động này nhiều. Trong văn hóa Việt, nếu khi bắt đầu ăn uống nếu bạn không thực hiện hành động mời: Cháu mời ông bà xơi cơm/ Con mời bố mẹ ăn cơm/ Các cháu ăn

cơm nhé!... thì bị coi là thiếu lịch sự trong giao tiếp. Hay nhƣ, khi muốn khen sự bụ bẫm,

hay ăn của trẻ nhỏ, ngƣời Việt thƣờng bắt đầu bằng “trộm vía”, ví dụ: Trộm vía, bé nhà

chị dạo này bụ bẫm quá! Nếu bạn không sử dụng trộm vía trƣớc hành động khen đối với

một em bé thì bố mẹ của em bé đó sẽ cảm thấy không thoải mái và vừa lòng với lời khen của bạn.

Hoặc, hành động hỏi đối với ngƣời Việt thƣờng đƣợc đánh giá là thể hiện sự quan tâm khi hỏi về tuổi tác, hỏi về gia đình, hỏi về sức khỏe, hỏi về thu nhập, … . Những lƣu ý nhƣ vậy là hết sức cần thiết cho việc thực hiện hành động ngôn từ khi học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ nói riêng.

c. Khái quát các kiểu cấu trúc được sử dụng khi thực hiện hành động ngôn từ.

Khi giảng dạy hành động ngôn từ, ngƣời dạy cần cung cấp cho ngƣời học thông tin về các kiểu cấu trúc đƣợc sử dụng khi thực hiện một hành động ngôn từ. Ví dụ:

108

Khi thực hiện hành động khuyên, có một số kiểu cấu trúc đặc trƣng nhƣ: Sp2 nên/không nên(làm gì)/ Tôi nghĩ là Sp2 nên/không nên (làm gì)/ Tôi khuyên Sp2 là … Hay khi thực hiện hành động yêu cầu – đề nghị, ngƣời học sẽ bắt gặp các cấu trúc cơ bản:

Sp2 + hãy + động từ + đi/ Sp2 + nhớ + động từ + nhé!/ Xin + Sp2 + động từ + giúp

Sp1, được không?/ Sp2 + làm ơn + động từ … .

Nội dung này, về cơ bản, có thể tận dụng nhiều những kết quả của nghiên cứu cấu trúc. Mà trong thực tế hầu hết các giáo trình đã ứng dụng kết quả này để đƣa ra các cấu trúc ngữ pháp nhằm giảng dạy hành động ngôn từ. Tuy nhiên, để việc giảng dạy tiếng dƣới góc độ hành động ngôn từ đƣợc thực thi có hiệu quả thì cần phải quy hoạch lại các kiểu cấu trúc này theo hƣớng phục vụ cho hành động ngôn từ chứ không theo hƣớng trình tự các cấu trúc (nhƣ hầu hết các giáo trình vẫn áp dụng). (Xin xem thêm ví dụ (35), (36), (37) ở phần 2.1.3). Bên cạnh những lƣu ý về ngữ nghĩa của cấu trúc nhƣ hiện có trong nhiều giáo trình, cần chú trọng nhiều hơn đến những lƣu ý mang tính ngữ dụng học nhƣ dùng với ai (lƣu ý về quan hệ liên nhân), trong hoàn cảnh nào (lƣu ý về môi trƣờng giao tiếp) … .

d. Tăng cường cung cấp các hành động ngôn từ gián tiếp.

Quả thực, việc cung cấp các hành động ngôn từ gián tiếp hầu nhƣ rất ít đƣợc chú ý đến trong các giáo trình dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ hiện nay. Nhƣ ở chƣơng 2 chúng tôi đã khảo sát, chỉ xuất hiện vài ba hành động ngôn từ gián tiếp. Chúng tôi cho rằng, đây là một thiếu sót của hầu hết các giáo trình. Bởi, hành động gián tiếp thể hiện rất rõ đặc trƣng về lối nói ẩn ý trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt. Không thể phủ nhận rằng việc xây dựng các hành động ngôn từ gián tiếp là vô cùng khó khăn, nhất là đối với ngƣời học ở giáo trình sơ cấp hoặc trung cấp. Tuy nhiên, ở trình độ cao cấp, ngƣời học nên và rất nên đƣợc cung cấp thêm nhiều hành động ngôn từ gián tiếp. Có nhƣ vậy, họ mới cảm thấy sự hứng thú trong việc tìm hiểu về tiếng Việt cũng nhƣ văn hóa Việt Nam. Có nhƣ thế, khi tiếp xúc với ngƣời bản ngữ, họ mới có khả năng lĩnh hội đƣợc tất cả mọi ý nghĩa đằng sau mỗi phát ngôn.

109

Ví dụ, khi dạy hành động mời, ngoài các cấu trúc chính danh nhƣ:

Tôi mời anh đi uống nước (biểu thức ngôn hành tƣờng minh)

Đi uống nước với tôi đi/ Đi uống nước với tôi nhé!... (biểu thức ngôn hành nguyên

cấp)

Ngƣời dạy còn có thể cung cấp kiến thức và cho học viên rèn luyện kĩ năng thực hiện hành động này một cách gián tiếp:

Anh có khát nước không?/ Anh có đi uống nước không?

e. Phối hợp sử dụng các hành động ngôn từ trong quá trình tạo lập diễn ngôn.

Bên cạnh những nội dung dạy học về từng loại hành động ngôn từ cụ thể, cũng cần có thêm những nội dung luyện tập cũng nhƣ hƣớng dẫn ngƣời học về sự phối hợp sử dụng các hành động ngôn từ trong quá trình tạo lập diễn ngôn. Ví dụ, sự phối hợp giữa các hành động trình bày với điều khiển, các hành động trình bày với cam kết, hành động hỏi với hành động khẳng định, … để học viên có khả năng xây dựng các diễn ngôn phức tạp. Tất nhiên, để thực hiện đƣợc điều này, học viên cần phải có những kiến thức cơ bản về các hành động ngôn từ cũng nhƣ đã nhuần nhuyễn trong việc sử dụng các hành động ngôn từ. Và đây là nội dung giảng dạy ở giai đoạn nâng cao, trong các giáo trình cao cấp.

3.3. Tiểu kết

Dựa vào những kết quả khảo sát ở Chƣơng 2, trong Chƣơng 3 này, chúng tôi đã đƣa ra những đánh giá chung nhất về nội dung giảng dạy hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay. Có thể thấy rằng, số lƣợng hành động ngôn từ xuất hiện trong các giáo trình tƣơng đối nhiều nhƣng phân bố không đồng đều ở các nhóm hành động. Nội dung giảng dạy hành động ngôn từ, nhìn chung, tuy phù hợp với trình độ của ngƣời học song vẫn nặng về cấu trúc ngữ pháp, phụ thuộc vào các cấu trúc ngữ pháp mà chƣa chú ý nhiều đến cảnh huống giao tiếp cụ thể. Các hành động ngôn từ chủ yếu xuất hiện ở biểu thức ngôn hành trực tiếp tƣờng minh hoặc biểu thức

110

ngôn hành trực tiếp nguyên cấp mà hầu nhƣ không có lối nói đầy ẩn ý của hành động ngôn từ gián tiếp.

Chính bởi những hạn chế đó của các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay, chúng tôi đã đề xuất cách thức giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ dƣới góc độ hành động ngôn từ.

Thứ nhất, dựa vào tần số xuất hiện của các hành động ngôn từ đã đƣợc thống kê ở Chƣơng 2, xác lập danh sách các hành động ngôn từ đƣợc giảng dạy trong từng cấp độ giáo trình.

Thứ hai, với mỗi hành động ngôn từ, cần cung cấp thêm thông tin về một vài đặc

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NỘI DUNG GIẢNG DẠY HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ HIỆN NAY (Trang 111 -111 )

×