Nếu như trướcđây hai chủ thể đóng vai trò chính trong việc mua bán nợ là DATC và AMCsau một thời gian dài hoạt động nhưng mục đích làm giảm tỷ lệ nợ xấu chưađạt được đáng kể do bất cập t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-NGUYỄN THỊ TÚ
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Tú
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Những dòng đầu tiên trong luận văn của mình tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giảng viên tại Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, là những người đã truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt khoá học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Lê Thị Thu Thuỷ, người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp những nguồn tư liệu quý giá, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên
và cổ vũ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tú
Trang 4MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt i
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ xấu của NHTM 7
1.1.1 Khái niệm, phân loại nợ xấu của NHTM 7
1.1.2 Đặc điểm nợ xấu của NHTM 14
1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng thương mại .16
1.3 Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại .20
1.4 Sự cần thiết phải mua bán nợ xấu của NHTM 25
1.5 Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ xấu của NHTM 27
1.6 Khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM 29 1.6.1 Khái niệm pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM 29
1.6.2 Đặc điểm pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM 32
1.6.3 Nội dung pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM 33
Kết luận Chương 1 35
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 36
2.1 Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 37
2.1.1.Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam bởi Công
Trang 52.1.2 Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam bởi các tổchức, cá nhân khác 422.2 Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 46
2.3 Hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt
Nam 55
Trang 62.3.1 Khái niệm và phân loại hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ởViệt Nam 552.3.2 Hình thức của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 592.3.3 Nội dung của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 592.3.4 Hiệu lực của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 642.4 Xử lý TSBĐ trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 67
2.5 Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán nợ xấu của
NHTM ở Việt Nam 742.5.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam
74
2.5.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán
nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 79Kết luận Chương 2 85Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM 863.1 Phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu
củaNHTM ở Việt Nam 863.1.1 Hoàn thiện pháp luật phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng
và Nhà nước về phát triển hệ thống ngân hàng 863.1.2 Hoàn thiện pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế về xử lý nợ xấu 863.1.3 Khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành về hoạt độngmua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 873.2 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu
củaNHTM ở Việt Nam 91
Trang 73.2.2 Về chủ thể của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 92
Trang 83.2.3 Về hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 93
3.2.4 Về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 94
3.2.5 Về việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 97
Kết luận Chương 3 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 10MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngân hàng kể từ khi hình thành đã được xem như hệ tuần hoàn lưuthông máu cho toàn bộ nền kinh tế hoạt động và phát triển Các ngân hàng làtrung tâm của hệ thống tài chính, có chức năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tưthông qua các hoạt động tín dụng, thanh toán, huy động vốn… Tại Việt Nam,
hệ thống ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô cùng với các sản phẩm dịch
vụ đa dạng, khẳng định vai trò không thể thay thế của mình Tuy nhiên tronghoạt động các ngân hàng không thể tránh khỏi một vấn đề cốt yếu đó là nợxấu Hai năm gần đây, nợ xấu xuất hiện như một điểm nóng trong bức tranhngành ngân hàng nước ta với những con số liên tục tăng (đạt mức 8,6 -10%năm 2012 theo công bố của NHNN) [32] Nếu như xem hệ thống ngân hàng
là hệ tuần hoàn thì nợ xấu như những “cục máu đông” trong mạng lưới đó Sựgia tăng của nợ xấu một mặt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngânhàng, mặt khác có tác động tiêu cực đến nhiều chủ thể khác mà rộng hơn lànền kinh tế Vì vậy, giải quyết nợ xấu luôn là một trong những ưu tiên hàngđầu của các nhà quản trị vĩ mô
Tại Việt Nam những giải pháp đưa ra nhằm giải quyết thực trạng nợxấu trở lên nóng bỏng hơn bao giờ hết Một trong những cách thức xử lý nợxấu là mua bán nợ đang được chú trọng triển khai và phát triển Tuy nhiênthực tiễn cho thấy phương thức này còn chưa phát huy được tối đa hiệu quảcủa nó vì nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn nằm ở hệ thống pháp luật.Điều chỉnh về vấn đề mua bán nợ xấu ở Việt Nam hiện nay có các văn bảnpháp luật như: Bộ luật dân sự 2005, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luậtđất đai, Luật nhà ở, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giaodịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ
Trang 11sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP… đây là các văn bản phápluật điều chỉnh mang tính định hướng chung cho hoạt động mua bán nợ xấu,
là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật chuyên ngành đồng thời được ápdụng điều chỉnh các vấn đề luật chuyên ngành chưa quy định Bên cạnh đóphải kể đến các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Nghị định số53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức vàhoạt động của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam,Quy chế mua bán nợ của TCTD được ban hành kèm theo Quyết định số59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Ngân hàng Nhànước về việc ban hành quy định về hoạt động của công ty quản lý nợ và khaithác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại, Thông tư số 33/2010/TT-BTCngày 11/03/2010 của Bộ tài chính về ban hành điều lệ, tổ chức và hoạt độngcủa Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Thông tư số19/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 06/09/2013 quyđịnh về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổchức tín dụng Việt Nam… Hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo rakhung pháp lý tương đối vững chắc cho hoạt động mua bán nợ xấu Tuynhiên, với thực trạng nợ xấu gia tăng mạnh trong những năm gần đây, nhu cầumua bán nợ xấu tăng nhanh thì nhiều quy định của pháp luật trước đây đã trởnên lỗi thời, chưa giải quyết hết những vướng mắc, bất cập phát sinh trongthực tế, đặc biệt là vấn đề xử lý TSBĐ khi mua bán nợ xấu Nếu như trướcđây hai chủ thể đóng vai trò chính trong việc mua bán nợ là DATC và AMCsau một thời gian dài hoạt động nhưng mục đích làm giảm tỷ lệ nợ xấu chưađạt được đáng kể do bất cập trong quy định liên quan đến TSBĐ, BĐS, quyềnđược tiếp cận thông tin của bên đi mua nợ với ngân hàng và con nợ, việc huyđộng vốn và xử lý tài sản của công ty mua bán nợ… thì hiện nay, để đáp ứng
Trang 12nhu cầu xử lý nợ xấu, Chính phủ đã thành lập một chủ thể mua bán nợ xấukhác là VAMC VAMC đã đi vào hoạt động được một thời gian và ít nhiềuđạt được kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên một số quy định liên quan đến hoạtđộng của VAMC như: đối tượng nợ xấu VAMC sẽ mua, VAMC sẽ bán nợxấu như thế nào khi Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích các nhà đầu
tư nước ngoài… hiện nay cũng đang nhận được những ý kiến trái chiều
Góp phần phát huy tối đa các ưu điểm của hoạt động mua bán nợ xấucủa các tổ chức tín dụng, việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động muabán nợ xấu ở nước ta từ đó xây dựng khung pháp luật phù hợp trong điều kiệnnước ta hiện nay là điều vô cùng cần thiết Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về mua bán nợ xấu của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam” với mong muốn là hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở lý
luận từ đó đi vào phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấucủa các NHTM, từ đó chỉ rõ tồn tại trong hoạt động mua bán nợ xấu của cácNHTM và lý giải nguyên nhân vấn đề Cuối cùng luận văn sẽ nêu ra các giảipháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở ViệtNam và giải toả khó khăn, tạo hiệu quả cho hoạt động mua bán nợ xấu củacác NHTM ở Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luậtbảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và xử lý nợ xấu nóiriêng Cụ thể như:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vaytrong hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội”, của PhạmHùng Thắng, Luận văn thạc sỹ luật học, 2007 Công trình này đã trình bàynhững vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt
Trang 13động cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó tác giả đãđưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệuquả áp dụng pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
“Pháp luật về mua bán nợ ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Thuỳ, Khoáluận tốt nghiệp, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 Khoá luận đi sâunghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng mô hình công ty mua bán nợđược nhìn nhận như một biện pháp hữu hiệu cho công tác xử lý nợ tồn đọngtại các NHTM Trên cơ sở những bất cập đã chỉ ra trong phần thực trạng, tácgiả đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty mua bán nợ
Bên cạnh đó có rất nhiều bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí trongnước xung quanh vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng như: “Xử lý
nợ xấu cần lợi dụng xu thế lãi suất thấp” của TS Nguyễn Đại Lai; “Trao đổi
về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”của Tiến sỹ Lê Quốc Lý - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; “Vấn đề xử lý nợ xấu củacủa tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp” của Tiến sỹ Nguyễn Đình Tài -Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương… Các bài viết này đã khảo sát,nghiên cứu về mặt lý luận và đưa ra các giải pháp mang tính chuyên ngànhkinh tế tài chính, chưa đi sâu về các khía cạnh pháp luật nhằm nâng cao hiệuquả mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu trên
sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu và là cơ sở lý luận giúp cho việc tiếpcận vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ xấu hiệuquả ở Việt Nam hiện nay
Phương thức xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ không còn
là khái niệm mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, hoạt độngnày đã diễn ra được một thời gian và ngày càng được chú trọng Tuy nhiên,những bất cập, vướng mắc trong hệ thống pháp luật hiện nay đã tạo ra nhiều
Trang 14thách thức cho hoạt động mua bán nợ Chính vì vậy, việc đưa ra một hướng đichính thống để hoạt động mua bán nợ xấu trở lên thực sự hiệu quả, giải quyếtđược vấn đề của các NHTM cũng như của các doanh nghiệp hiện nay là điềucần thiết ở Việt Nam Xuất phát từ nhu cầu thực tế và tính cấp thiết của việcgiải quyết nợ xấu, đề tài mong muốn đóng góp những ý kiến hoàn thiện hơn
về pháp luật mua bán nợ xấu trên cơ sở phân tích tồn tại thực tế và thiếu xótcủa pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy địnhnày trong thời gian tới
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần hoàn thiện lýluận và thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam
Phục vụ cho mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ
xấu của NHTM ở Việt Nam
Thứ hai, Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu
của NHTM ở Việt Nam, từ đó nêu ra các bất cập và một số kiến nghị nhằm bổsung và hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này
4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định hiện hành của pháp luậtđiều chỉnh hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam trong đó baogồm các quy định pháp luật về quy trình mua nợ cũng như xử lý nợ xấu củabên đi mua nợ và sự tác động của các quy định tới thực tiễn hoạt động muabán nợ xấu của các NHTM
Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu tất cả vấn đề về xử lý nợ tồnđọng của NHTM mà chỉ tập trung vào các quy định liên quan đến việc mua
Trang 15bán nợ xấu của NHTM và đánh giá thực trạng, nguyên nhân dẫn đến yếu kémtrong thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.Đặc biệt, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ này, tác giả tập trungnghiên cứu sâu hơn về hoạt động mua bán nợ của một trong những chủ thểmua nợ xấu của NHTM phổ biến hiện nay là Công ty quản lý nợ và khai tháctài sản trực thuộc NHTM (AMC) Trên cơ sở đó luận văn đưa ra kiến nghịnhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM
ở Việt Nam và các AMC trực thuộc NHTM
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trênnền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận vănđưa ra một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ thống hoá, phân tích,
so sánh, đối chiếu, phương pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá vấn đề và một sốphương pháp nghiên cứu khác
6 Kết cấu của luận văn:
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu thamkhảo, Luận văn được thiết kế gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mua bán nợ xấu và pháp luật vềmua bán nợ xấu của NHTM
Chương 2: Thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về muabán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam
Trang 16Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ xấu của NHTM
Thuật ngữ “nợ xấu” (viết tắt là NPL - Non performing loans) hay còngọi là nợ khó đòi hay các khoản vay có vấn đề, được sử dụng phổ biến nhằm
ám chỉ các khoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc mất khả năng thu hồi.Hiện nay quan điểm và cách phân loại nợ xấu đã được tiếp cận và giải quyếtdưới nhiều góc độ khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam,quy định về nợ xấu, phân loại nợ đã được ban hành và liên tục hoàn thiện.Những quy định này về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc phân loại nợ củanhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc…
1.1.1 Khái niệm, phân loại nợ xấu của NHTM
Nợ xấu theo quan niệm Quốc tế
Nhóm chuyên gia tư vấn (AEG) của Liên hợp quốc cho rằng: “Về cơbản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và /hoặc gốc trên 90ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấpvốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quáhạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoảnvay sẽ được thanh toán đầy đủ” Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác địnhdựa trên hai yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ Đâyđược coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được ápdụng phổ biến hiện hành trên thế giới [39]
Trong Hướng dẫn để tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại cácquốc gia (FSIs), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra định nghĩa về nợ xấu nhưsau: “Một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi
Trang 17được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanhtoán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng chothấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ như người vay phásản) Sau khi các khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hay bất kỳkhoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thờiđiểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồiđược khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation Guideon Financial SoundnessIndicators, 2004).
Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) xác định, việc khoản nợ
bị coi là không có khả năng hoàn trả (a default) khi có một trong hai hoặc cảhai điều kiện sau xảy ra: i) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả
nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi ii)người đi vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel committee on BankingSupervision, 2002)
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng thường đề cập cáckhoản nợ bị giảm giá trị (impaired) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu(nonperforming) Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả củakhoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn.Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phươngpháp phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay củakhách hàng Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết nhưng việc
áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn Vì vậy, nó đang được Uỷ ban Chuẩnmực Kế toán quốc tế chỉnh sửa lại
Nợ xấu theo pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, quan niệm về nợ xấu hình thành tương đối sớm Cùngvới đòi hỏi thực tiễn cũng như theo xu hướng hội nhập, thì việc phân loại nợ,
Trang 18khái niệm nợ xấu cũng như cơ chế xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM đã cónhững thay đổi rõ nét Cụ thể:
Quan niệm về nợ xấu của Ngân hàng trước năm 2000
Trước năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chưa có quy định cụ thể về
nợ xấu mà chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do cácnguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của cácNHTM…Thời điểm này quan niệm về nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn,
nợ khó đòi và việc phân loại nợ xấu được xác định theo thời gian quá hạn, baogồm: nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quáhạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên 360ngày được gọi là nợ khó đòi Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, các tổ chức tín dụng chỉ có thể chuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ hạntrả nợ bị quá hạn, không được chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn.Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ cụ thể được căn cứ vào nguyên nhânkhách quan hoặc chủ quan dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi không thu hồiđược
Quan niệm về nợ xấu từ năm 2000 đến năm 2005
Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số149/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM,tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọngphát sinh trước thời điểm 31/12/2000 của các NHTM
Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể
về nợ xấu nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản
nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả
nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hànhnhưng vẫn không thu hồi được nợ Trong quá trình triển khai thực hiện Quyếtđinh này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đã
Trang 19cho phép đưa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưaquá hạn trước thời điểm 31/12/2000 nhưng NHTM có đủ căn cứ để xác địnhkhả năng khó thu hồi nợ.
Như vậy, khác với giai đoạn trước, các NHTM phân loại các khoản nợxấu tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tínhchất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay(có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lýkhách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành
03 nhóm nợ tương ứng với các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau bao gồm: i)
Nợ xấu tồn đọng có tài sản đảm bảo (nợ xấu tồn đọng nhóm 1); ii) Nợ xấu tồnđọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn đọngnhóm 2) và iii) Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đangcòn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3)
Quan niệm về nợ xấu từ năm 2005 đến nay
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc banhành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyếtđịnh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì việc xác định, phân loại nợxấu của các tổ chức tín dụng đã bước đầu theo sát với thông lệ Quốc tế (phânloại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quáhạn của khoản cấp tín dụng) Đồng thời các tổ chức tín dụng có thể thực hiệnxác định, phân loại các khoản nợ thành 05 nhóm nợ dựa trên phương phápphân loại nợ định lượng hoặc định tính
Trang 20Phân loại nợ theo phương pháp định lượng:
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổchức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúngthời hạn còn lại; Các khoản nợ quá hạn được phân loại vào nhóm 1 khi kháchhàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quáhạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu
06 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn, và tổ chứctín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng cókhả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ được phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợgốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 06tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắnhạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại,
và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá làkhách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơcấu lại còn lại
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngàyđến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với kháchhàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giákhách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điềuchỉnh lần đầu); Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừcác
Trang 21khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên; Cáckhoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm3.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngàyđến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới
90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lầnthứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản
nợ khác được phân loại vào nhóm 5
Cũng theo quy định của NHNN, các tổ chức tín dụng có đủ khả năng vàđiều kiện thì thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính như sau:
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được đánh giá là cókhả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảmkhả năng trả nợ
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đánh giá là không
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ nàyđược đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn
Trang 22Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ đánh giá làkhông còn khả năng thu hồi mất vốn.
Theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
của NHNN: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới
tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).”
Ngày 21/01/2013 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháptrích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạtđộng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Trên cơ sở quanniệm các nhóm nợ là nợ xấu như Quyết định 493/QĐ-NHNN, thì Thông tư số02/2013/TT-NHNN cũng bổ sung thêm các trường hợp được xem là nợ xấutại nhóm 3 Bao gồm: i) Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cánhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàikhông được cấp tín dụng theo quy định ii) Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếucủa chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiềnvay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổchức tín dụng cho vay nhận tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu của chính tổ chứctín dụng nhận vốn góp iii) Nợ không có bảo đảm được cấp với điều kiện ưuđãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tíndụng theo quy định của pháp luật iv) Nợ cấp cho công ty con, công ty liên kếtcủa tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểmsoát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật v) Nợ cógiá trị vượt quá giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạntheo quy định của pháp luật vi) Nợ vi phạm các quy định của pháp luật vềcấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ đảm bảo an toàn với tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vii) Nợ vi phạm các quy định nội bộ
Trang 23về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của các tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tóm lại: Trên cơ sở các quan niệm về nợ xấu đã đề cập ở trên có thểthấy định nghĩa nợ xấu hiện nay rất khác nhau Tại Việt Nam, nợ xấu được xácđịnh bằng cả hai phương pháp định lượng và định tính và đã có sự phù hợp vớitiêu chuẩn và thông lệ quốc tế Theo đó, tiêu chí định tính dựa vào tình trạngcủa khoản nợ, hay là lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng nên phươngpháp này được dùng để phân loại khi các khoản vay đã được giải ngân Mộtđiểm cần lưu ý là mặc dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể, tổ chức tíndụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vàocác nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khảnăng trả nợ của khách hàng suy giảm Tiêu chí trong phương pháp định lượngđược sử dụng ngay từ khi phê duyệt hồ sơ, bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính, 40 chỉtiêu phi tài chính, mỗi chỉ tiêu lại có trọng số khác nhau ứng với từng lĩnh vực
và ngành nghề kinh doanh Do đó, các tiêu chí định tính phát huy hiệu quả caohơn, giúp các TCTD có đầy đủ cơ sở để đánh giá tiềm lực và khả năng thanhtoán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn Tuy nhiên tại ViệtNam có một thực tế là NHNN vẫn còn quy định khá chung, chưa có hướng dẫn
rõ ràng về việc áp dụng phương pháp định tính Đồng thời việc phân loại theo
cả hai phương pháp sẽ có thể đẩy mức nợ xấu hiện nay lên cao hơn, dẫn đếncác TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn Vì vậy, ít TCTD thực hiệnviệc phân loại nợ theo phương pháp định tính hoặc cả hai phương pháp mặc dùđây là tiêu chí khá toàn diện
1.1.2 Đặc điểm nợ xấu của NHTM
Hiện nay mặc dù có nhiều quan niệm về nợ xấu nhưng hầu hết đều thừanhận rằng nợ xấu là những khoản nợ khó hoặc mất khả năng thu hồi Ở mức
Trang 24Thứ nhất, Nợ xấu của NHTM chỉ phát sinh trong hoạt động cho vay
của NHTM và thông thường có giá trị lớn Hoạt động này được diễn ra dướihình thức giao dịch giữa hai bên chủ thể, trong đó một bên là các NHTM vàmột bên là các cá nhân, tổ chức khác Đây là điểm khác biệt của nợ xấu so vớicác khoản nợ phát sinh trong giao dịch dân sự khác, giữa hai chủ thể là các cánhân, tổ chức, không có sự tham gia của các NHTM Các khoản vay trongtrường hợp này thường là những khoản vay có giá trị lớn, được bảo đảm thựchiện bằng tài sản là động sản, bất động sản
Thứ hai, Nợ xấu là những khoản nợ dưới chuẩn Theo quan niệm của
nhiều quốc gia trên thế giới thì nợ dưới chuẩn được hiểu là nợ đã quá hạn trên
90 ngày mà con nợ vẫn không có dấu hiệu trả được nợ Như vậy, nhữngkhoản nợ quá hạn đến 90 ngày và con nợ không có dấu hiệu nghi ngờ về khảnăng trả nợ thì vẫn chưa được xem là nợ xấu của ngân hàng
Thứ ba, Nợ xấu phải là những khoản nợ có bằng chứng nghi ngờ khả
năng trả nợ của con nợ như: Con nợ trong quá trình kinh doanh bị thua lỗ dẫnđến nguy cơ phá sản, con nợ tẩu tán tài sản, con nợ bất thường chậm trễ vàkhông có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch
đã thoả thuận…
Như vậy, thời hạn trả nợ cũng như tình trạng của con nợ là hai yếu tố
cơ bản xác định khoản nợ có phải là nợ xấu hay không Hai yếu tố trêncũng cho thấy nợ xấu là những khoản nợ khó có khả năng thu hồi hơn sovới các khoản nợ phát sinh trong giao dịch dân sự Vì nợ xấu thông thường
có giá trị lớn, khó thu hồi nên việc xử lý nợ xấu không đơn thuần là việc trảlại cả gốc và lãi bằng tiền, tài sản như khoản nợ phát sinh trong giao dịchdân sự mà phải sử dụng rất nhiều phương thức như cơ cấu lại nợ, mua bánnợ… để thu hồi
Trang 251.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng thương mại
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu Dưới đây tác giảtổng hợp một số nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng này Có thể chianhững nguyên nhân đó thành nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhânchủ quan
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu
Các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ranhững tác động tiêu cực, thị trường hàng hoá bị thu hẹp, tỷ lệ thất nghiệp cao,
tỷ trọng hàng tồn kho lớn Việc thị trường bất động sản đóng băng dài hạn đểlại nhiều hệ lụy cho các ngành sản xuất thép, vật liệu xây dựng… và cũng lànguyên nhân trực tiếp làm cho nợ quá hạn tại các NHTM ngày một lớn Điểnhình là cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước Đông Nam Á năm 1997 đã
để lại hậu quả hàng loạt các tổ chức tài chính, các ngân hàng rơi vào tìnhtrạng phá sản Bên cạnh đó do cuộc khủng hoảng xảy ra đột ngột, các doanhnghiệp rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời nên chưa thể hoàn trả cáckhoản nợ và các ngân hàng phải chuyển thành nợ quá hạn, từ đó dẫn đến tỷ lệ
nợ xấu tăng cao
Thứ hai, Do năng lực thanh tra, giám sát của các cơ quan có thẩm
quyền còn hạn chế
Công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền có nhiềubất cập cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao Điểnhình như ở Việt Nam, việc xung đột về lợi ích, hiệu quả và hiệu lực giám sátchưa cao do các cơ quan có chức năng giám sát như: NHNN, Uỷ ban chứngkhoán nhà nước vừa ban hành cơ chế - chính sách, vừa thực hiện chức năng
Trang 26hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế chính sách và kiêm nhiệm luôn vai tròkiểm tra, giám sát các định chế tài chính Bên cạnh đó, nội dung của việcgiám sát an toàn vĩ mô còn yếu kém, chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ Giámsát rủi ro sở hữu chéo còn yếu do thiếu tính minh bạch, công khai, đặcbiệt thiếu tính kết hợp, liên thông trong giám sát tài chính Hiệu quả của việcthanh tra, giám sát còn hạn chế dẫn tới những hậu quả tất yếu, trong đó khôngthể không kể đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao do NHNN không nắm bắt kịp thời sựthay đổi trong hoạt động của các ngân hàng để có những sự điều tiết thích hợp.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Do năng lực điều hành, quản trị rủi ro yếu kém của ngân hàng
Ngân hàng là các chủ thể trực tiếp có trách nhiệm đối với các khoản vaycủa các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp Một khi các ngân hàng buônglỏng kỷ cương, kỷ luật trong kiểm soát rủi ro khi cho vay, cho vay không có tàisản đảm bảo hoặc cho vay tràn lan đối với các khoản mục đầu tư vào chứngkhoán, bất động sản mà không có kiểm soát rủi ro đối với các dự án đầu tưnày… thì hậu quả tất yếu là các chủ thể này dễ trở thành con nợ lâu dài củangân hàng, đồng nghĩa với đó là nợ xấu sẽ phát sinh và gia tăng trong tươnglai
Thứ hai, Do đạo đức nghề nghiệp của người lãnh đạo ngân hàng
Hiện nay, đạo đức của người cán bộ ngân hàng là một trong những vấn
đề đáng chú ý, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việc các cổđông lớn, lãnh đạo của ngân hàng sử dụng tiền huy động để cho các công tycon của mình vay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Nguyên nhân là hầu hết các khoảnvay này không được kiểm soát theo quy trình cấp tín dụng để phòng ngừa rủi
ro Các khoản tiền có được một các dễ dàng thường được đầu tư một cáchmạo hiểm như bất động sản, chứng khoán, vàng… Do vậy, một khi nền kinh
tế suy yếu và tình hình tài chính khó khăn sẽ đẩy các khoản vay này có nguy
Trang 27cơ biến thành nợ xấu Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà nó đãdiễn ra ở rất nhiều nền kinh tế như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan… Thực
tế, các nhà làm chính sách cũng thấy được nguy cơ này và đã đưa ra các quyđịnh khắt khe trong việc tỷ lệ sở hữu cá nhân, tổ chức đối với một ngân hàng;
tỷ lệ cho vay của nhóm cổ đông lớn tại ngân hàng Tuy nhiên, điều này khôngthể khắc phục được việc lạm quyền của lãnh đạo ngân hàng hay cổ đông lớntrong thực tiễn
Nguyên nhân của hiện tượng cổ đông lớn hoặc ban lãnh đạo của ngânhàng có thể cho vay một cách thiếu kiểm soát được chỉ ra là do tình trạng rủi
ro đạo đức và bất cân xứng thông tin trên thị trường gây nên Chủ ngân hàngsẵn sàng bỏ qua hiệu quả hoạt động ngân hàng, những cổ đông nhỏ lẻ thậmchí cả rủi ro đối với người gửi tiền để cho các doanh nghiệp sân sau vay bấtchấp rủi ro của việc sử dụng vốn cao Việc này diễn ra trong thời gian dài, vàtình trạng thu hồi vốn càng trở nên khó khăn khi bối cảnh kinh tế vĩ mô còn u
ám Đáng chú ý là tình trạng đó đã kéo dài hàng chục năm và đang để lại mộthậu quả nặng nề cho nền kinh tế lẫn hệ thống tài chính Bong bóng bất độngsản, thị trường chứng khoán trước đây một một phần do việc cấp tín dụng dễdãi của ngân hàng và thiếu sự kiểm soát của nhà nước gây nên Thực trạng nợxấu và sự khốn khó của nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng là mộtđiều tất yếu không thể tránh khỏi bởi hiện tượng bất cập kéo dài kể trên
Thứ ba, Do tình trạng sở hữu chéo và quan hệ phi chính thức trong hệ
thống ngân hàng
Thực tế hiện nay nhiều ngân hàng cổ phần tồn tại tình trạng sở hữuchéo chằng chịt Chuyện một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ởnhiều ngân hàng; ngân hàng này sở hữu ngân hàng kia; các tập đoàn, doanhnghiệp sở hữu ngân hàng, thành lập các mô hình công ty cổ phần đầu tư tài
Trang 28chính để làm "sân sau" cho ngân hàng rất phổ biến, gây ra một loạt các hệlụy Hậu quả là rất nhiều khoản nợ kể trên đã trở thành nợ xấu vì “sân sau”không thể trả, thậm chí có nhiều khoản nợ xấu ngân hàng cũng không ráo riếtthu hồi vì người vay là những người thuộc diện đặc biệt Tình trạng sở hữuchéo của các ngân hàng còn làm rối loạn giá trị thực của nợ xấu bởi lẽ một khicần phải giải quyết nợ xấu, làm sạch bảng cân đối kế toán, các ngân hàng cóthể chuyển các khoản nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng kia Bằng cáchnày, ngân hàng không những không phải giải quyết nợ xấu mà còn khôngphải trích lập dự phòng rủi ro.
Thứ tư, Do khách hàng vay vốn
Khách hàng vay vốn của các ngân hàng có thể là cá nhân, hộ gia đình
và các doanh nghiệp Do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao dẫn đến rất nhiều doanhnghiệp với khả năng quản trị yếu kém (quản trị nguồn vốn, quản trị kinhdoanh, quản trị rủi ro…), thiếu kiến thức, kinh nghiệm đã không có khảnăng chịu đựng được những tác động khách quan dẫn đến hậu quả là ghánhchịu rủi ro về tài chính nặng nề Từ đó dẫn đến việc không có khả năng trả nợvốn vay cho ngân hàng Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu cao của Trung Quốc và các nềnkinh tế chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các doanhnghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả Thua lỗkéo dài dẫn đến việc không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là cáckhoản nợ vay ngân hàng Đây là loại nợ khó xử lý nhất và nó bị tồn đọngtrong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với cáckhoản nợ này Đây cũng chính là nguyên nhân chính trong việc phát sinh nợxấu ở các nước kém phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi Các khoản nợnày thường tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đối tượngdoanh nghiệp
Trang 29được Chính phủ ưu tiên Bên cạnh đó, những tác động chung của cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến một số hệ lụy như: chi phí đầu vào cao, nhiềulĩnh vực sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ (bất động sản, chứng khoán…) nhiềucông trình có nguồn vốn ngân sách bị đình chỉ, hoãn, giãn tiến độ theo chủtrương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ dẫn đến doanh nghiệp xây dựng,kinh doanh bất động sản gặp khó khăn do đã vay vốn ngân hàng để thi công
mà không thu hồi được vốn… đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong nền kinh tế
1.3 Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
Về nguyên tắc, biện pháp xử lý nợ xấu cần được áp dụng từ nhiều phía,trong đó có biện pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước nhưng trách nhiệmchính trong việc thu hồi nợ xấu là chủ nợ (ngân hàng thương mại) và con nợ(tổ chức, cá nhân vay vốn) Bởi lẽ, nợ xấu là vấn đề không chỉ của chủ thểkinh doanh đặc thù là NHTM mà còn là vấn đề của nhiều chủ thể khác nhautrong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp Về phía các doanh nghiệp -con nợ, giải quyết các khoản nợ xấu thương mại là nghĩa vụ hiển nhiên Vìvậy, các con nợ này phải tìm mọi nguồn có thể để trả nợ; thương lượng vớicác chủ nợ để cơ cấu lại nợ; rà soát các dự án để điều chỉnh kế hoạch sản xuấtkinh doanh, tập trung vào các hoạt động có hiệu quả nhất, giảm thiểu chi phí
và sự lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, tăng khả năng quản trị rủi ro, khảnăng tự đổi mới và phản ứng thị trường của mình…
Tiếp cận trên phương diện các cách thức xử lý nợ xấu của NHTM, tácgiả tập trung vào các biện pháp xử lý nợ của các NHTM, bao gồm:
Thứ nhất, Phương thức trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Việc kinh doanh tiền tệ luôn gặp phải những rủi ro bất ngờ, do đó Ngânhàng Nhà nước đã ban hành quy định về trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng
Trang 30rủi ro để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM Theo quy định củapháp luật hiện hành thì:
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do kháchhàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những
tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiệnnghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạchtoán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng Dự phòng rủi ro bao gồm:
Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung
Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để
bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ
Trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu được xem là một thông lệ tốttrên thế giới trong hoạt động ngân hàng Tại Việt Nam, phương thức này sửdụng như một biện pháp tích cực nhằm hạn chế mức độ rủi ro trong hoạt độngtín dụng của ngân hàng Theo đó, sau khi thực hiện việc phân loại nợ theotừng nhóm nợ theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN củaThống đốc NHNN, các NHTM phải thực hiện việc trích lập đầy đủ quỹ dựphòng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho cả hệ thống Một khi có nợxấu phát sinh, các NHTM sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho cáckhoản nợ xấu theo đúng quy định pháp luật Việc trích lập dự phòng rủi ro tíndụng ít hay nhiều sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếpđến quyền lợi của cổ đông trong việc hưởng lợi nhuận cuối cùng của ngânhàng Song các NHTM không thể chỉ biết có lãi để chia cho các cổ đông mà
Trang 31bỏ qua việc tuân thủ thực hiện quy chế đảm bảo an toàn trong kinh doanhngân hàng.
Thứ hai, Phương thức thu hồi trực tiếp và thông qua bán phát mãi tài
sản bảo đảm nợ vay
Hiện nay, một trong những biện pháp được các NHTM sử dụng để thuhồi nợ chủ yếu là thu hồi trực tiếp và phát mãi tài sản bảo đảm nợ vay Tuynhiên, trên thực tế việc thực hiện xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5, thông quaviệc xử lý tài sản đảm bảo nợ gặp không ít khó khăn, tiến trình xử lý mất rấtnhiều thời gian và thủ tục, giá trị thu hồi thấp do nhiều nguyên nhân Tìnhtrạng phổ biến hiện nay là nhiều giá trị tài sản đảm bảo nợ đã giảm rất mạnh
so với thời điểm vay vốn, ví dụ như giá trị các cổ phiếu, giá trị bất động sảngiảm mạnh hoặc là những tài sản trên đất như nhà xưởng, dây chuyền máymóc tại các khu công nghiệp Điều này khiến các ngân hàng rất khó xử lý tàisản đảm bảo nợ, nếu xử lý thì chỉ thu hồi được một phần nợ Ngoài ra, một khókhăn khác mà ngân hàng thường gặp phải là khi tài sản đảm bảo được thanh lýthì số tiền thu được lại được ưu tiên chi trả trước cho những khoản nợ theophân chia theo thứ tự ưu tiên Điều này dẫn đến việc thực hiện xử lý nợ xấuthông qua xử lý tài sản đảm bảo nợ thường kéo dài, tốn kém về tài chính
Thứ ba, Phương thức mua bán nợ
Mua bán nợ là một hoạt động còn mới ở Việt Nam trong những nămgần đây Bên bán nợ thường là các chủ nợ, bên mua nợ là các tổ chức muabán nợ chuyên nghiệp và đối tượng của hoạt động này là các khoản nợ Việcbán nợ này cũng được xem là phương án xử lý nợ nhanh nhất, giúp chủ nợ thuhồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinhdoanh mới nhằm cải thiện tình hình tài chính Tuy nhiên, việc ra đời và hoạtđộng của Công ty mua bán nợ cũng không đơn giản Các cơ quan có thẩm
Trang 32quyền phải định rõ cơ chế pháp lý hoạt động của công ty, định giá đúng cáckhoản nợ xấu hợp lý để nó thực sự đạt được mục tiêu hình thành.
Thứ tư, Phương thức xử lý nợ thông qua con đường khởi kiện tại Toà án
hoặc trọng tài
Đây là biện pháp mà các NHTM áp dụng cuối cùng Sau khi các biệnpháp khác đã được áp dụng nhưng không có hiệu quả trong việc thu hồi nợ, cầnthiết có sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật như Toà án, cơ quan thi hành ánnhằm giúp ngân hàng thu hồi nợ vay Việc đưa các doanh nghiệp ra Toà án,phát mãi tài sản sẽ tốn nhiều chi phí phát sinh, mất nhiều thời gian, rườm rà vềthủ tục và lợi ích thu về chưa chắc đã đạt được như mong muốn Chính vì vậycác ngân hàng không còn cách thức nào nữa mới sử dụng phương thức này
Thứ năm, Phương thức xử lý nợ bằng biện pháp cơ cấu lại nợ, xoá nợ
Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạntrả nợ nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngânhàng theo lịch trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sảnxuất kinh doanh Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạntrả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàntoàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn NHTM cần chủ động phốihợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ và xem xétgiảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời,
có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực và được đánh giá là cókhả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại
Xóa nợ là việc xóa bỏ các khoản nợ có vấn đề ra khỏi bảng cân đối dựtoán, nhằm loại bỏ các khoản nợ tồn đọng tại ngân hàng thương mại Biệnpháp này được áp dụng khi cơ cấu lại nợ không có hiệu quả Biện pháp xóa nợchỉ áp dụng đối với khách hàng thuộc các đối tượng (i) Thành phần kinh
tế gặp
Trang 33nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, cháy nổ… dẫnđến không có khả năng trả nợ ngân hàng (ii) Doanh nghiệp nhà nước đã cóquyết định phá sản của tòa án hoặc quyết định giải thể, không còn khả năngtrả nợ ngân hàng (iii) Khách hàng là cá nhân bị tòa án tuyên bố là đã chếttheo quy định tại điều 91 Bộ luật dân sự 2005 hoặc tuyên bố mất tích tại điều
98 Bộ luật dân sự mà không còn người thừa kế theo quy định của pháp luật
Thứ sáu, Phương pháp xử lý nợ xấu bằng biện pháp giảm, miễn lãi
Biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính chokhách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinhdoanh, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ nợ xấu còn lạicủa ngân hàng Hầu hết các ngân hàng khi nhận thấy các doanh nghiệp còn cóphương án sản xuất kinh doanh để có tiền trả nợ thường sẽ hỗ trợ doanhnghiệp để khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất Đây là cách thức giúp con nợphục hồi trở lại, phát triển và trả nợ dần trong tương lai
Thứ bảy, Một số biện pháp khác
Bên cạnh những biện pháp xử lý nợ xấu quen thuộc trên đây, hiện naycũng có rất nhiều những biện pháp xử lý nợ khác mà rất nhiều quốc gia trênthế giới đã và đang áp dụng Có thể kể đến các phương pháp như: chuyển nợvay thành vốn góp cổ phần vào doanh nghiệp; Các doanh nghiệp giảm giáhàng bán, tăng cường các hoạt động bán hàng, kết hợp sự hỗ trợ từ cơ quannhà nước, ngân hàng để doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh nhất từ đógiải quyết các khoản nợ đối với ngân hàng…
Tại Việt Nam, giải quyết nợ xấu của các NHTM là công việc thườngxuyên, lâu dài và cần các NHTM quan tâm đặc biệt Để đạt được mục tiêu tỷ
lệ nợ xấu luôn kiềm chế ở mức thấp nhất thì các NHTM Việt Nam cần cónhững chính sách kiểm soát sự gia tăng của nợ xấu bên cạnh việc áp dụng giảipháp, học hỏi những kinh ngiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới để áp
Trang 34dụng có chọn lọc theo điều kiện đặc thù ở Việt Nam Tuỳ thuộc vào điều kiệnthực tế, mỗi ngân hàng có thể chọn cho mình một hoặc kết hợp các biện pháp
xử lý nợ xấu sao cho có hiệu quả cao nhất trong việc xoá bỏ các khoản nợxấu, làm trong sạch bảng cân đối kế toán, tăng năng lực tài chính cho cácngân hàng và năng lực cạnh tranh trong xu hướng mở cửa ngày càng sâu rộngthị trường dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập WTO
1.4 Sự cần thiết phải mua bán nợ xấu của NHTM
Một trong những vấn đề nan giải hiện nay của nền kinh tế là tỷ lệ nợxấu của NHTM đang ngày càng gia tăng Nợ xấu được xem như “cục máuđông” trong mạch máu của nền kinh tế Giải quyết tốt vấn đề nợ xấu thì mới
có thể khai thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúcđẩy sự phục hồi tăng trưởng Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy muabán nợ chính là một trong những biện pháp hữu hiệu giải quyết tốt vấn nạn nợxấu hiện nay ở nước ta Như một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường,cùng với sự phát triển đa dạng hoá về hàng hoá thì các loại thị trường cũng sẽhình thành và phát triển theo Bởi vậy, sự hình thành và phát triển thị trườngmua bán nợ là tất yếu ở Việt Nam Hiện nay, thị trường này đang được chútrọng đầu tư phát triển vì tầm quan trọng của nó
Việc xử lý nợ xấu là cần thiết, dựa trên những lý do sau:
Thứ nhất, nợ xấu đại diện cho một lượng vốn nằm “chết” trong nền
kinh tế Lương vôn “chêt” khiên vong quay tiên tê châm lai Như vậy dòngtiền trong nền kinh tế không lưu thông được và hệ thống ngân hàng sẽ gặpkhó khăn về thanh khoản chi phí phát sinh do nợ xấu là rất lớn
Thứ hai, tình trạng nợ xấu ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn đầu tư từ ngoài vào
Khi nguôn lưc đa không đươc sư dung đung cach va hiêu qua thi môi trương đâu tư cua quôc gia đo kho co thê đươc goi la hâp dân Chính vì vậy sẽ không
Trang 35thu hút được nguôn vôn đâu tư tư bên ngoai, dẫn đến quôc gia không co đu sô vôn cân thiêt đâu tư cho hoat đông san xuât kinh doanh , xây dưng cơ sơ ha tâng kinh tê va xa hội Trong bối cảnh cac nươc trên thê giơi đang tiên nhanh tơi toan câu hoa , hôi nhâp kinh tê thì một quốc gia với nên kinh tê bi thu hep vào nội bộ của nước mình sẽ rất bất lợi.
Thứ ba, nơ xấu la môt nguyên nhân cơ ban dân đên viêc ngân hang mât
khả năng thanh toán, có nguy cơ rủi ro gây đổ vơ ngân hàng Hoạt động ngân hàng thực chất là việc sử dụng nguồn vốn tiền gửi của dân cư và nguồn đi vay
để tiến hành cho vay , tái đầu tư trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh Khi viêc cho vay, đâu tư cua ngân hang không con hiêu qua , các khoản nợ tồn đong ngay cang nhiêu, khả năng thanh toán của ngân hàng bị hạn chế , đến lúcnào đó ngân hàng không còn khả năng đáp ứng được việc rút vốn ồ ạt trong dân cư, dân đên nguy cơ pha san
Thứ tư, trong điêu kiên môi ngân hang đêu co quan hê giao dich , trao
đôi vơi ngân hang khac , môi ngân hang đêu giư vai tro nhât đinh trong ca bô máy thì chỉ cần một ngân hàng bị phá sản sẽ gây ả nh hương đên toan hê thông, thâm chi la khung hoang tai chinh
Mặc dù có rất nhiều phương thức được sử dụng để xử lý nợ xấu, tuynhiên mua bán nợ xấu là một trong những phương thức phát huy hiệu quả caotrong việc làm giảm thiểu tình trạng nợ xấu trong nền kinh tế hiện nay Ưuđiểm của phương thức này được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, Việc chuyển giao một khoản nợ xấu khi được mua, bán được
tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bênliên quan đến khoản nợ kể cả các quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản
nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ Điều này đồng nghĩa với việc bên mua nợđược trao cho những quyền hạn đặc biệt khi xúc tiến xử lý và thu hồi các
Trang 36nợ cho vay (mà không thể thực hiện được khi chủ thể là ngân hàng) Từ đótăng cường khả năng thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp.
Thứ hai, Thông thường việc mua bán một khoản nợ xấu không chỉ đơn
thuần là chuyển đổi khoản nợ từ chủ thể này sang một chủ thể mới mà bênmua nợ sau khi mua còn bằng nhiều biện pháp trực tiếp và gián tiếp tham giavào hoạt động điều hành quản lý doanh nghiệp, nhằm xử lý triệt để nợ xấu.Việc này làm cho hoạt động của doanh nghiệp thêm lành mạnh, hạn chế tốtnhất nguyên nhân gây ra nợ xấu
1.5 Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ xấu của NHTM
Để đảm bảo cho một giao dịch mua bán nợ xấu an toàn, có hiệu quả thìviệc mua, bán nợ xấu cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định
Trước hết, việc mua bán nợ xấu được thực hiện như các giao dịchthông thường thông qua hợp đồng mua bán nợ Vì vậy, việc ký kết hợp đồngmua bán nợ cũng phải thực hiện dựa trên các nguyên tắc ký kết hợp đồng nóichung, cụ thể là:
Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện
Theo nguyên tắc này, một hợp đồng được hình thành phải hoàn toàndựa trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các chủ thể (tự do ý chí) không do
sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào Mọi sự tác động làm mất tính
tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lựccủa hợp đồng
Thứ hai, nguyên tắc cùng có lợi
Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồngđều xuất phát từ lợi ích riêng của mình Khi ký kết hợp đồng, các bên cùng
Trang 37nhau thỏa thuận nhưng điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối, chèn ép nhau.
Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau vềquyền và nghĩa vụ Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tươngxứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Điềunày thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa
ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hay không chấp nhậnyêu cầu của bên kia, không bên nào có quyền ép buộc bên nào Giao dịch chỉhình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng
Thứ tư, nguyên tắc không trái pháp luật
Trong quan hệ hợp đồng, các bên tham gia ký kết hợp đồng nói chunghay hợp đồng mua bán nợ xấu nói riêng có quyền tự do thỏa thuận các điềukhoản của hợp đồng và ý chí của các bên được tôn trọng nếu phù hợp vớipháp luật và không trái với các quy tắc đạo đức xã hội Điều đó có nghĩa làcác bên có quyền thỏa thuận nhưng mọi sự thỏa thuận trong hợp đồng phảitrong khuôn khổ nhất định
Thứ năm, nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản
Khi tham gia quan hệ hợp đồng, các bên phải dùng chính tài sản củamình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng Các bên có thể dùng tàisản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản đểđảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việcđảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng
Trên cơ sở những nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự năm 2005, hoạtđộng mua bán nợ xấu của NHTM cũng cần được chú trọng tiến hành theo
Trang 38nguyên tắc đặc thù được quy định tại Điều 5, Quy chế mua bán nợ của Tổ chứctín dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNNngày
21/12/2006 của Thống đốc NHNN Cụ thể: i) Đảm bảo an toàn cho hoạt độngcủa các TCTD ii) Việc mua, bán nợ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữabên mua nợ và bên bán nợ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bêntham gia mua, bán nợ iii) Việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiếnhành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên cóliên quan đến khoản nợ (kể cả quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ)
từ bên bán nợ sang bên mua nợ iv) Việc mua, bán nợ có liên quan tới các tổchức, cá nhân nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ, các bên mua, bán nợphải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối vàcác quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam v) Một khoản nợ có thểđược bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể mua, bánnhiều lần
Ngoài các nguyên tắc nêu trên, để đảm bảo tăng trách nhiệm của cácbên tham gia mua, bán khoản nợ, dự thảo thông tư thay thế Quy chế mua bán
nợ của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo Quyết định số NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN đang được lấy ý kiến đã bổsung nguyên tắc “Các bên liên quan đến giao dịch mua, bán nợ phải đảm bảonhận thức đầy đủ các rủi ro khi tham gia giao dịch mua, bán nợ và tự chịutrách nhiệm trong các quyết định liên quan đến giao dịch mua, bán nợ”
59/2006/QĐ-1.6 Khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM
1.6.1 Khái niệm pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM
Trước khi đưa ra khái niệm về pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM,tác giả đi vào phân tích khái niệm thế nào là hoạt động mua bán nợ xấu của
Trang 39NHTM với vai trò là một trong những cơ sở giúp hiểu hơn về pháp luật muabán nợ xấu của NHTM.
Trang 40Khái niệm về hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM
Như trên đã phân tích, mua bán nợ xấu là một trong những biện pháp
xử lý nợ xấu được nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng
áp dụng nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng hiện nay Thực
tế cho thấy, tại Việt Nam việc mua bán nợ hiện nay diễn ra còn rất dè dặt trênthị trường Nguyên nhân của hiện tượng này là do bị giới hạn bởi một số yếu tố: i) ngân hang phai giai quyêt tôt cac mâu thu ẫn như vừa muốn bán với giá tôi ưu (thu hôi đươc gia tri lơn nhât co thê tư mon cho vay ) vưa muôn tăng sư
an toan (giảm dư nợ xấu ); ii) viêc ban khoan cho vay thương đi kem vơi chuyên giao thông tin vê khach hang ma ngân hàng không có đủ , và vừa phải
có nghĩa vụ bảo mật những thông tin đó Những nguyên nhân này dẫn đếnhiệu quả của hoạt động mua bán nợ xấu còn hạn chế, chưa giải quyết tốt khối
nợ xấu đang tồn tại
Mua bán nợ là hoạt động mà trong đó bên bán chuyển giao quyền đòi
nợ cho bên mua nợ để sớm thu hồi vốn của mình Theo Quyết định số
59/2006/QĐ-NHNN thì “Mua bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo
đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ”.
Xét về mặt ban chât , mua ban nơ la việc chuyên giao quyên sở hữu đối với khoản nợ từ bên bán sang bên mua nợ Trong đó, quyền sở hữu khoản nợ
là quyền đòi nợ (quyền tài sản đặc biệt) và các quyền liên quan như quyềnphát mại tài sản bảo đảm, quyền giám sát hoạt động và mục đích sử dụng vốn,quyền đình chỉ khoản nợ Đối với các khoản nợ có bảo đảm, không chỉ dừnglại ở việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với một khoản tiền nhất định, mà cònchuyển giao toàn bộ quyền, lợi ích gắn với việc bảo đảm cho khoản nợ (quyềnphát mại tài sản bảo đảm, quyền yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay )